Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump

Phần 4: Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump
"(Ảnh: Flickr)
Đã có thời một chính quyền Trung Quốc đầy âm mưu, thủ đoạn đã tận dụng, tranh giành và mặc cả được rất nhiều "đặc ân” từ tự do thương mại và toàn cầu hóa để tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump sẽ chứng minh cho thế giới thấy rằng “cái giá của tự do không phải lúc nào cũng là quyết đấu một trận chiến quân sự”; và với “ván bài lật ngửa” mở đầu bằng thương chiến Mỹ-Trung, đến giờ này hẳn ông Tập phải thốt lên: “Trời đã sinh Tập... sao còn sinh Trump!”
Mặc dù cuộc đua hướng đến vị trí “quốc gia hàng đầu thế giới” chưa đến hồi kết thúc, bức chân dung thật sự về một chính quyền Trung Quốc đầy toan tính, thâm hiểm khó lường đã lộ rõ. Tuy vậy, trong nhiều năm qua, các nền kinh tế thế giới, kể cả Hoa Kỳ, vẫn luôn mong muốn đi đến một thỏa thuận thương mại tốt với Trung Quốc. Tiến sĩ Diana Zhang - chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng thế giới “đang giao dịch với một con quỷ. Đó là lý do tại sao tất cả các cuộc đàm phán sẽ lãng phí thời gian”.
Với tất cả những gì “phơi bày” ra trước thế giới, chính quyền Trung Quốc đã lộ rõ bản chất của “quỷ dữ”; từ việc “ngang nhiên” che giấu tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán, tạo thành đại dịch nghiêm trọng nhất thời cận đại này; cho đến việc tìm cách “hủy hoại” nền dân chủ Hong Kong, nhằm sử dụng địa khu này như một “cửa sổ” để “hút USD và công nghệ cao từ phương Tây”; và cho đến cả vô số các chiêu trò, thủ đoạn phi nhân tính khác như đàn áp tôn giáo, chính tín, diệt chủng lạnh Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ...
Nhưng Trung Quốc đã không thể mãi đắc ý. Tổng thống Donald Trump, với tư cách là đại diện nước Mỹ, là nhà lãnh đạo thế giới, đã nhận lấy trách nhiệm “chiến đấu với mối đe dọa lớn nhất đối với tự do - ĐCSTQ”. “Đây không phải là cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Đây không phải là cuộc chiến giữa các chủng tộc. Đây là cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa nền tự do và sự toàn trị”, tiến sĩ Zhang nói.
Sau 5 năm “cầm quyền”, Tổng thống Trump đang dần “hiện thực hóa” tuyên bố của mình: “Tôi biết cách làm cho nước Mỹ giàu có trở lại”; và “Tôi luôn luôn chiến thắng…”
1. Dùng thương chiến để vô hiệu hóa sự lạm dụng của Trung Quốc về thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ và hàng hóa giá rẻ...
Kể từ khi “tiếp quản” chính quyền Trung Quốc vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã định hướng đưa Trung Quốc tiến đến ngôi vị “bá chủ thế giới” với các mục tiêu chiến lược đi kèm như Sáng kiến Vành đai - Con đường, kế hoạch Made in China 2025… và ông Tập đã vận dụng đến “ưu điểm” nổi bật nhất của nền kinh tế Trung Quốc là... sản xuất hàng giá rẻ. Lý do là vì chính quyền này có khả năng bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc tàn phá môi trường, hủy hoại sinh thái, và cả sinh mệnh của con người, nhằm bằng mọi giá đưa nền kinh tế… tiến lên lên phía trước, hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. Trong khi đó, phần lớn các quốc gia khác vẫn chú trọng đến môi trường sinh thái và an nguy của người dân, do đó, hàng hóa được sản xuất phải kèm theo các chi phí cơ bản về môi trường, sức khỏe cộng đồng… và giá cả sản xuất đương nhiên không thể “cạnh tranh” được với Trung Quốc.
mục tiêu của ĐCSTQ là nền kinh tế Mỹ
Làm tiêu hao và suy yếu nền kinh tế Mỹ là muc tiêu chiến lược dài hạn của Trung Quốc. (Ảnh: Pixabay)
Tại sao ngay từ chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã thể hiện quan điểm rất quyết liệt trong chính sách thuế quan đối với Trung Quốc? Đơn giản vì ông biết quá rõ “ưu điểm” của nền kinh tế này. Đáng lưu ý là Tổng thống Trump rất kiên định và đã sử dụng công cụ thuế quan vô cùng hiệu quả trong cân bằng lợi ích của Trung Quốc, dồn Trung Quốc vào địa thế hiểm yếu về kinh tế... Trump đã không hề có ý định giảm nhiệt thương chiến dù đối thủ chính trị của ông có đả kích nặng nề đến đâu và đại dịch viêm phổi Vũ Hán “can thiệp” phức tạp thế nào...
Chỉ gần 3 năm thương chiến, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng tồi tệ nhất trong lịch sử cầm quyền của họ, chưa kể bong bóng giá bất động sản chực chờ đổ vỡ, khối nợ xấu khổng lồ trong các ngân hàng, làn sóng phá sản doanh nghiệp và vỡ nợ trái phiếu quốc tế... Thậm chí các bằng chứng kinh tế đã chỉ ra rằng để che dấu thất bại trước chính quyền Trump, rất có thể chính quyền Trung Quốc buộc phải phát tán Coronavirus "một cách có tính toán". Ngược lại với Trung Quốc, Tổng thống Trump lèo lái con tàu kinh tế Mỹ một cách vững chãi, bất chấp việc virus Corona Vũ Hán tàn phá nền kinh tế Mỹ và thế giới, niềm tin kinh doanh, đầu tư và số liệu thất nghiệp của Mỹ vẫn tốt đến mức đáng kinh ngạc với các chuyên gia tài chính phố Wall.
Tờ BBC cho biết, đến cuối năm 2018, Hoa Kỳ đã áp dụng ba vòng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, với tổng trị giá hơn 250 tỷ USD. Bắc Kinh đã “đánh trả”, và cáo buộc rằng Hoa Kỳ khơi mào "cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế", đồng thời áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá 110 tỷ USD. Kênh thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc lên tiếng “mỉa mai”: “Hoa Kỳ nên học cách cư xử như một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm và ngừng hành động như một kẻ bắt nạt”. Trớ trêu cho Trung Quốc, Nhà Trắng đã khẳng định rằng ông Trump sẽ “không có suy nghĩ thứ hai” về cuộc thương chiến này. Tại cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế châu Á vào tháng 11/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho biết ông đã chuẩn bị "nhiều hơn gấp đôi" mức thuế áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc.
Mỹ kiên định leo thang thương chiến. Theo The Guardian, kể từ tháng 9/2019, chính quyền Trump đã bắt đầu áp mức thuế quan 15% đối với hơn 125 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm loa thông minh, tai nghe Bluetooth và nhiều loại giày dép... có hiệu lực vào tháng 12/2019. Vị tổng thống này cũng đã tuyên bố rằng mức thuế 25% (hiện đang áp dụng đối với một nhóm riêng) 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 30% vào ngày 1/10/2019. Như vậy, chỉ tới tháng 12/2019, gần như toàn bộ hàng xuất khẩu trị giá 540 tỷ USD của Trung Quốc sang Hoa Kỳ sẽ phải chịu thuế, và mức thuế này áp dụng cho gần 6.000 mặt hàng, khiến chúng trở thành vòng thuế quan thương mại lớn nhất đối với Trung Quốc từ Hoa Kỳ.
Mặc dù những chuyên gia kinh tế và chính trị gia ủng hộ Trung Quốc cho rằng chính sách này sẽ khiến Hoa Kỳ hứng chịu ảnh hưởng từ mức “thuế quan trả đũa”, nền kinh tế Trung Quốc mới thực sự là đối tượng phải “chịu đòn” trong một cuộc chiến thuế quan toàn diện. Trong đó, GDP của Mỹ có thể giảm khoảng 10,8 tỷ USD và GDP của Trung Quốc giảm khoảng 34,6 tỷ USD, theo New America. Theo The New York Times, trong một sự kiện giới thiệu sản phẩm “Made in America” tại Nhà Trắng vào tháng 7/2019, ông Trump nói với các phóng viên rằng mặc dù Trung Quốc đã “lấy” 16 tỷ USD bằng cách ngừng mua sản phẩm nông nghiệp Mỹ, Hoa Kỳ đã nhận lại hàng chục tỷ USD tiền thuế quan từ Trung Quốc. “Chúng ta sẽ nhận được nhiều, nhiều hơn, nhiều lần hơn nữa với thuế quan này”, ông nói.
Đây thực chất là thứ “vũ khí lợi hại” của chính quyền Trump, được xem là “rào cản thương mại”, “hàng phòng thủ chiến tuyến”, thuộc một phần trong chính sách kinh tế "Nước Mỹ trước tiên", nhằm giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ, và giúp lấy lại sự cân bằng trong cán cân thương mại đối với các giao dịch song phương; đồng thời, thu hút các công ty Hoa Kỳ quay trở về và phục hồi việc sản xuất trong nước, theo investopia. 
Không chỉ dùng chiến dịch thuế quan để “đánh” nền kinh tế Trung Quốc, tổng thống Trump còn muốn cảnh tỉnh người dân Hoa Kỳ và thế giới. Ông Trump cho biết ông muốn ngăn chặn việc "chuyển giao không công bằng về công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ cho Trung Quốc và bảo vệ công ăn việc làm của người dân trong nước”, đòi lại quyền “cạnh tranh công bằng” cho Hoa Kỳ. Nói một cách đơn giản, điều này làm cho sản phẩm nước ngoài trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ, do đó khuyến khích người tiêu dùng mua hàng Mỹ. Ý tưởng là điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương và hỗ trợ nền kinh tế quốc gia, theo bbc.
“Trung Quốc đang ‘phải nuốt’ thuế nhập khẩu. Hàng tỷ USD đang đổ về Mỹ. Những Nông dân Ái quốc của chúng ta bị họ nhắm tới đang nhận được khoản tiền khổng lồ từ tiền thuế thu về! Con số việc làm tuyệt vời, Không có lạm phát (vì Fed). Trung Quốc đang có một năm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đàm phán đang tiếp tục, tất cả đều tốt!” ông Trump viết trên Twitter vào tháng 9/2019.
2. Chuẩn mực hóa các quy định quốc tế - dẹp bỏ ‘luật rừng’ của Trung Quốc
Kể từ khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới, chính quyền Trung Quốc không ngần ngại dùng “luật rừng” trong các giao dịch thương mại, lợi dụng tiêu chuẩn của các nền kinh tế tự do nhằm phóng túng “chủ nghĩa con buôn” với mục tiêu thống trị toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế. Cố vấn Nhà Trắng Navarro đã không ngần ngại “chỉ thẳng” vào sự thật khi phát biểu rằng: “Trong khi Obama thế chấp tương lai của chúng ta cho các ngân hàng Trung Quốc, ông ta không hiểu được rằng chương trình tạo việc làm tốt nhất cho nước Mỹ là cải cách thương mại toàn diện với Trung Quốc”.
Khác hẳn với phong cách “nhún nhường” của chính quyền Obama, vốn thiên về đối thoại và tránh va chạm, chính quyền Trump thẳng thắn đối mặt với các vấn đề. "Về cơ bản, Trung Quốc đã không thay đổi các hành vi không công bằng, vô lý và làm sai lệch thị trường", đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Robert Lighthizer nói trong một tuyên bố. Vì thế, Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại sử dụng chiến thuật “tăng cường giám sát” và “ra đòn thương mại”.
Trung Quốc đuối sức trong thương chiến
Với chiến lược áp đảo toàn diện và mạnh mẽ dựa vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Mỹ, Trung Quốc đã tỏ ra bị động và đuối sức trong cuộc chiến thương mại. (Ảnh minh họa).
Đã 10 năm nay, Ủy bán Chứng khoán Mỹ (SEC) vẫn “loay hoay” trong việc tìm cách thuyết phục chính phủ Trung Quốc cho phép kiểm tra việc kiểm toán các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ nhưng vẫn không “được phép”. Lý do Bắc Kinh đưa ra là những sổ sách này có chứa “cơ mật quốc gia” không thể được chia sẻ với các bên khác. Tuy nhiên, ngay khi chính quyền Trump quyết định “dội bom” vào các doanh nghiệp “mờ ám” của Trung Quốc tại Hoa Kỳ bằng một “đòn giáng” 1,2 nghìn tỷ USD, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ đã kịp thời có động thái sẵn sàng thắt chặt các tiêu chuẩn niêm yết đối với các doanh nghiệp Trung Quốc huy động vốn trên sàn này. Trong số 155 công ty niêm yết tại Nasdaq từ năm 2000, 40 công ty có giá trị IPO gộp lại không quá 25 triệu USD, theo như dữ liệu của Refinitiv. Các quy định mới của Nasdaq sẽ bắt buộc các công ty từ các nước như Trung Quốc phải huy động 25 triệu USD qua IPO hay ít nhất 1/4 giá trị vốn hóa sau niêm yết của họ, nguồn tin cho biết.
Chính sách trợ cấp phá giá chính là một trong những “chiêu trò” quen thuộc của chính quyền Trung Quốc. Theo Viện Sắt thép Hoa Kỳ, các nhà máy thép của Mỹ đã phải sa thải 13.500 nhân viên vì Trung Quốc có thể bán thép với giá thấp hơn thị trường dựa vào trợ cấp của chính phủ. Do đó, chính quyền Trump đã áp dụng hai loại thuế quan đặc biệt khác nhau đối với thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng kết hợp để “đương đầu” 8,6% hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc vào năm 2018.
Ngoài ra, theo EHS Today, các nhóm vận động nhân quyền đã kêu gọi người Mỹ ngừng mua iPhone và iPad mới, và cho biết rằng hơn 1 triệu công nhân tại các nhà máy của nhà cung cấp Apple ở Trung Quốc có nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại trên dây chuyền lắp ráp. Một nghiên cứu năm 2010 trên Tạp chí Sức khỏe Môi trường và Y tế Dự phòng tuyên bố từ năm 1991 đến 2008; đã có 42.890 vụ ngộ độc tại các công xưởng Trung Quốc với tỷ lệ tử vong là 16,5%; cho thấy tình hình an toàn lao động ở Trung Quốc ở mức rất đáng báo động. Điều tồi tệ nữa là, trong năm 2009, Trung Quốc phải nhận tất cả 58% số cảnh báo an toàn sản phẩm từ các nhà hành pháp châu Âu; đến năm 2010, Trung Quốc lại lần nữa “vượt qua chính mình”, nâng số cảnh báo an toàn lên mức 61%, theo Cố vấn Nhà trắng Navarro cho biết.
Ông Navarro từng mô tả Trung Quốc là một “kẻ ám sát hành tinh có hiệu quả nhất, hành động thâm hụt thương mại là một mối đe dọa hiện hữu đối với việc làm và an ninh quốc gia của Mỹ”. Trung Quốc chiếm phần lớn nhất trong thâm hụt thương mại của Mỹ với con số lên đến 419,2 tỷ USD mỗi năm. “Nó giải thích sự rỗng tuếch trong sản xuất của Mỹ”, ông Trump nói.
Do đó, vào tháng 8/2019, Tổng thống Trump đã chính thức yêu cầu cho các công ty của Hoa Kỳ ngừng kinh doanh với Trung Quốc, cáo buộc nước này giết 100.000 người Mỹ mỗi năm bằng fentanyl (một loại thuốc giảm đau) nhập khẩu. Theo Ủy ban trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ, Trung Quốc đã đánh cắp khoảng 600 tỷ USD tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump cho biết một biện pháp khả thi để đưa các công ty về lại Mỹ là thông qua các rào cản thương mại. Ông Trump tuyên bố: "Nếu các công ty không muốn trả thuế quan, hãy xây dựng ở Hoa Kỳ. Nếu không, hãy làm cho đất nước chúng ta giàu có hơn bao giờ hết!"
3. Vô hiệu hóa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - Chặt đứt ‘vòi bạch tuộc’ hút vốn, công nghệ và tri thức của Trung Quốc tại tổ chức này 
Khi Trung Quốc được chấp nhận vào WTO năm 2001, các tổng thống Mỹ Clinton, Bush, và Obama, cũng như nhiều nhà lãnh đạo chính sách công khác, dự đoán rằng điều này sẽ cải thiện cán cân thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc và sẽ khuyến khích chính quyền này gia nhập vào nền kinh tế thị trường tự do. Kinh tế tăng trưởng có thể khuyến khích hoặc buộc Trung Quốc tăng cường dân chủ theo mô hình phương Tây. Cả hai việc này đều tốt cho thế giới và có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta có thể nói rằng không có dự đoán nào trong số đó trở thành sự thật. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã tăng từ 83 tỷ USD năm 2000 lên tới 366 tỷ USD năm 2015. Dự tính tổng số thâm hụt của Hoa Kỳ với Trung Quốc lên tới 3,6 nghìn tỷ USD. Trong cùng thời gian này, Hoa Kỳ đã mất 5 triệu việc làm sản xuất, theo Industryweek.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã dựa vào các chuẩn mực của WTO để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, chính quyền này hoạt động kinh tế dựa trên chiến lược của chủ nghĩa con buôn và “chơi ván bài” của mình mà không theo bất kỳ quy tắc nào của WTO. Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống khuôn khổ của tự do thương mại, thậm chí còn liên tục xâm chiếm thị trường Mỹ dưới cái vỏ bọc WTO. Trong khi tổ chức này được thành lập là để khuyến khích nền thương mại tự do thực sự và mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc Peter Zeihan đã trả lời phỏng vấn của kênh Fox News: “Hoa Kỳ đã quá mệt mỏi phải duy trì trật tự này, và Trung Quốc thì không thể tồn tại nếu không có nó”.
WTO ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu và được ca ngợi hết lời như một “sân chơi không thể không tham gia” của các quốc gia đã và đang phát triển, như là một cơ hội không thể tốt hơn nếu các quốc gia đang phát triển muốn có công nghệ, dòng tiền đầu tư và xuất khẩu. Tuy nhiên, hai tác phẩm của nhà kinh tế Mỹ đã đạt giải Nobel về Kinh tế học - Joseph Stiglitz - là “Fair trade for all. How trade can promote development” viết cùng với Andrew Charlton [2005], và “Making globalization work” [2006] đã chỉ ra rằng, về cơ bản, thứ mà WTO mang lại là công nghệ cũ dịch chuyển từ các nước phát triển sang các quốc gia chưa phát triển, là tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, là môi trường bị hủy hoại và một thị trường tiêu dùng mở toang cho các nền kinh tế lớn trong WTO. Các nền kinh tế đang phát triển vốn yếu ớt lại càng không thể bảo vệ nổi hàng hóa, thương hiệu, sản xuất của bản thân mình khi tham gia vào WTO.
Do đó, WTO có thể trở thành “cái bẫy” cho các quốc gia đang phát triển khiến, không một quốc gia nào có thể công nghiệp hóa thành công sau khi gia nhập, trừ… Trung Quốc. Theo industryweek, chính vì những “lỗ hỏng” này mà chính quyền Trung Quốc đã dùng nhiều “chiêu trò” nhằm thoát khỏi các quy định của WTO. Trung Quốc thao túng tiền tệ của mình để các công ty Trung Quốc có lợi thế chi phí từ 30% đến 40%, và xem đó như là hình thức trợ cấp xuất khẩu trực tiếp. Chính quyền này cũng sở hữu và trợ cấp cho nhiều doanh nghiệp nhà nước, bán phá giá hàng hóa, trộm cắp tài sản trí tuệ... Năm 2014, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong các sản phẩm công nghệ tiên tiến là 123 tỷ USD.
Tờ The New York Times cho rằng bây giờ là thời gian tốt nhất để buộc Trung Quốc thay đổi các hoạt động giao dịch mà họ đã làm “tổn thương” các công ty Mỹ. Chính quyền Trump đã “đánh” trực tiếp vào “công cụ của Trung Quốc”, khi không ngần ngại bóc “lớp vỏ ngụy trang” của WTO, chỉ trích tổ chức này là không công bằng, coi thường thẩm quyền của mình, tiếp sức cho “vòi bạch tuộc” của chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, tờ US News cho biết các nghiên cứu mới của Quỹ Sáng tạo và Công nghệ thông tin ở Washington, D.C vào tháng 1/2020 cho thấy rằng các hoạt động thương mại “không công bằng” đã khiến Trung Quốc trở thành kẻ thù của việc đổi mới toàn cầu, gây hại cho tiến bộ công nghệ, trong đó các nước Bắc Mỹ và Châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất.
“Đó là do chính phủ Trung Quốc trợ cấp rất nhiều cho các công ty trong nước, thao túng mức tiền tệ để có được lợi thế giá cả không công bằng ở các nền kinh tế nước ngoài và sử dụng tài sản trí tuệ mà không phải trả tiền”, báo cáo cho biết.
Cuối năm 2019, chính quyền Trump tuyên bố sẽ tiến thêm một bước và phá hủy hệ thống của tổ chức này để thực thi các quy tắc về thương mại theo cách của Hoa Kỳ, theo Indepence.
Tổng thống Trump tuyên bố WTO đã để cho Trung Quốc lạm dụng nhằm hưởng các ưu đãi bất công bằng về thuế, tiếp cận thị trường và cưỡng chế chuyển giao công nghệ. Ông Trump thậm chí còn có bước đi quyết liệt hơn trong việc vô hiệu hóa WTO, từ chối bổ nhiệm mới và tái bổ nhiệm thành viên cơ quan phúc thẩm của WTO, “não bộ” WTO chính thức bị vô hiệu hóa từ ngày 11/12/2019…
Trong bài phát biểu ngày 22/3/2018 khi ký văn kiện nhằm chống lại “sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc”, Tổng thống Trump cho rằng: “Chúng ta đã chi rất nhiều tiền kể từ khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này thực sự là một thảm họa cho chúng ta. Tổ chức này rất không công bằng với chúng ta. Các vụ việc được giải quyết rất không công bằng. Phán quyết rất không công bằng. Và như đã biết, chúng ta luôn là thiểu số ở đó và điều đó là không công bằng”.
Do đó, nhà nghiên cứu Trần. H.M. Minh cho biết, việc vô hiệu hóa Cơ quan Phúc thẩm (AB) của WTO cũng có thể là một biện pháp được chính quyền Trump sử dụng để chống lại các vụ kiện mà Trung Quốc khởi kiện Mỹ kế từ khi Chiến tranh thương mại giữa hai nước bùng nổ năm 2018.
4. Thoát Trung - dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc
Ông Gordon Chang, tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China) cho biết, nhờ đại dịch mà người dân Mỹ đã rất sốc khi biết rằng tới 90% đơn thuốc trong tủ thuốc của họ được lấp đầy bởi các loại thuốc sản xuất tại Trung Quốc. Chính quyền Trump đã yêu cầu các ngành dược phẩm, vật tư y tế, cũng như ngành công nghệ, điện tử và viễn thông nên “nối gót” nhau rời khỏi Trung Quốc. “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác cả. Trung Quốc đã tuyên bố mình là kẻ thù của Hoa Kỳ, và chúng ta cần phải đáp trả”, ông Chang nói.
Vào cuối năm 2019, Tổng thống Trump đã triển khai hai vòng hỗ trợ tài chính cho nông dân bị tổn hại trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung, với mức tài trợ lên đến 28 tỷ USD. Đây chính là cơ hội cho ngành nông nghiệp Mỹ tự vực dậy và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Nhiều công ty đã công bố những thay đổi trong chuỗi cung ứng của họ, Nintendo đã đẩy nhanh việc chuyển giao việc sản xuất bảng điều khiển Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam; GoPro, Hasbro và các công ty khác dịch chuyển chuỗi cung ứng của họ để giảm tiếp xúc với Trung Quốc, theo The New York Times.
Càng ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì đã che giấu dịch bệnh. (Ảnh: Flick)
Càng ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới kêu gọi “thoát Trung” (Ảnh: Flick)
Chính quyền Trump cũng đưa ra các “đòn bẩy” của chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ. Vào tháng 7/2019, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu 95% thép và sắt cung cấp cho các dự án được tài trợ bởi các hợp đồng liên bang phải do người Mỹ sản xuất. Một đơn đặt hàng khác vào tháng 1/2019 đã khuyến khích các công ty sử dụng sắt, thép, nhôm, xi măng và các sản phẩm khác của Mỹ ở mức độ thực tế. Điều này cho thấy chính quyền Trump hiểu rõ hơn ai hết rằng nền tảng sản xuất và chế tạo trở nên cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Mỹ.
Thực ra, cứ mỗi một USD của sản phẩm đầu ra từ sản xuất và chế tạo, nước Mỹ sẽ tạo ra khoảng 1,5 USD trong các dịch vụ liên quan như xây dựng, tài chính, bán lẻ và vận tải.  Không phải tự nhiên khi mà các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm, cơ sở y tế, khách sạn, và nhà hàng ở bên cạnh nhà máy cũng “chết” theo. Sự thật thì các nhà máy sản xuất và chế tạo có cơ sở ở Mỹ đóng góp hai phần ba về nghiên cứu và phát triển tư nhân của Mỹ. Khi những nhà máy sản xuất và chế tạo này chuyển đến Trung Quốc, họ đã mang theo các nghiên cứu và phát triển, và kéo đi luôn cả năng lực cải tiến của nước Mỹ.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Kudlow cũng chia sẻ với Fox Business vào ngày 9/4 về kế hoạch Hoa Kỳ hỗ trợ các doanh nghiệp: “Nhà máy, trang thiết bị, cấu trúc sở hữu trí tuệ, sự cải tiến - nói cách khác, nếu chúng ta ngay lập tức bù đắp 100% những chi phí này, chúng ta sẽ có thể trả được chi phí để các công ty Mỹ chuyển từ Trung Quốc trở về Mỹ”.
Theo The New York Post, “thanh gươm sắc” thuế quan của Tổng thống Trump sẽ quay trở lại nếu Trung Quốc không giữ lời hứa sẽ mua 250 tỷ USD các sản phẩm do Mỹ sản xuất trước thời điểm cuối năm 2021. Trong năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải hứng chịu hàng loạt “nhát cắt”: chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị phá vỡ và chuyển dịch đến các nước khác, các nhà máy chuyển sang các quốc gia tự do hơn, người tiêu dùng trên khắp thế giới từ chối hàng hóa Trung Quốc.
Trang New York Post nhận định mạnh mẽ: “Một nhát cắt không thể dẫn đến tử vong. Nhưng với nhiều nhát cắt cùng lúc, chúng sẽ làm khô máu nền kinh tế Trung Quốc. Hy vọng rằng chúng có thể làm lung lay nền tảng thâm căn cố đế của ĐCSTQ - một thể chế cực kỳ tham nhũng và bất tài”.
Song song với các sự kiện ngoài mong muốn tác động tiêu cực lên nền kinh tế Mỹ (dịch viêm phổi Vũ Hán, bạo loạn… ), Tổng thống Donald Trump vẫn kiên định chiến dịch “chống Trung” toàn diện, gạt bỏ doanh nghiệp “thiếu minh bạch” và “có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư Mỹ” khỏi thị trường chứng khoán của Mỹ, siết chặt trừng phạt với các doanh nghiệp Trung Quốc không đáng tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ “thoát Trung”, tăng thuế, leo thang thương chiến với Trung Quốc thành chiến tranh tiền tệ…
Mặc dù các động thái chính sách này được cho là có thể gây tổn thương cho nền kinh tế Mỹ, điều bất ngờ là, đi ngược lại với dự báo của giới chuyên gia, thị trường chứng khoán Mỹ đã có sự hồi phục mạnh mẽ hình chữ “V” kể từ khi rớt đáy vào cuối tháng 3/2020. Chỉ số “nỗi sợ hãi Phố Wall” (VIX) giảm mạnh, xuống còn 25,55 điểm sau khi sự hoảng loạn leo lên mức đáng báo động, đạt đỉnh 83,14 điểm hồi tháng 3 năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng gây sốc cho các nhà kinh tế ở Phố Wall, khi giảm xuống còn 13,3% trong tháng 5/2020.
"Chúng ta có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới", Tổng thống Trump tuyên bố mạnh mẽ.
5. Chặn dòng tiền chảy vào Trung Quốc từ các doanh nghiệp, quỹ hưu trí của Mỹ và Ngân hàng thế giới
Vào ngày 11/5, Nhà Trắng đã yêu cầu quỹ đầu tư hưu trí liên bang, một quỹ hưu trí chính phủ, phải bán ra 4 tỷ USD cổ phiếu đã đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Chính quyền và Quốc hội Mỹ đang xem xét thêm các giải pháp khác nhằm chống lại Bắc Kinh.
Tổng thống Trump có động thái “thẳng thừng” muốn cắt đứt quan hệ đầu tư giữa các quỹ hưu trí liên bang Hoa Kỳ với chứng khoán Trung Quốc, theo tin từ Fox Business. Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien và Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Eugene Scalia, nói rằng Nhà Trắng không muốn Thrift Savings Plan - một quỹ hưu trí của nhân viên liên bang, đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc. Bức thư kết luận bằng cách cho biết việc thoái vốn ra khỏi quỹ đầu tư được đề cập ở trên là "theo chỉ đạo của Tổng thống Trump".
Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đang “vô tình” tiếp tay cho những hoạt động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Gần đây, một khoản vay 50 triệu USD của WB dành cho Tổ chức phát triển quốc tế tại Trung Quốc vào năm 2015 đã bị kiểm tra gắt gao, khi dự án này bị nghi ngờ không phải là một dự án dành cho giáo dục, mà nguồn tiền vay đã được sử dụng để tài trợ cho việc phát triển các trại giam người Duy Ngô Nhĩ.
Chính quyền Trump đã có một đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc và thúc đẩy WB giảm cho chính quyền này vay tiền. Theo The New York Times, vào thời điểm cuối năm 2019, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã nói với các nhà lập pháp trong Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện rằng Hoa Kỳ phản đối khuôn khổ “cho vay 5 năm” mới của WB đối với các dự án của chính quyền Trung Quốc. Mặc dù mức cho vay của WB đối với Trung Quốc đã giảm từ khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2017 xuống còn khoảng 1,3 tỷ USD trong năm 2019, ông Mnuchin cho rằng mức độ đó cần giảm hơn nữa. Thượng nghị sĩ Grassley cho biết ông đang đưa ra một sửa đổi cho một dự luật nhằm ngăn WB cho Trung Quốc vay.
“Tôi nghĩ rằng nhiều người Mỹ sẽ đặt câu hỏi tại sao rất nhiều tiền thuế của Mỹ sẽ dùng để hỗ trợ cho các khoản vay lãi suất thấp của Trung Quốc. Tại sao một quốc gia như Trung Quốc vẫn đang vay tiền, khi nền kinh tế của họ đã vượt xa ngưỡng để nhận nguồn tài trợ từ WB?”, ông Grassley lên tiếng.
6. Tước đặc quyền dành cho Hong Kong - chặt đứt vòi bạch tuộc hút vốn, công nghệ của Trung Quốc
Trên thực tế, Hong Kong có vị thế đặc biệt đối với Mỹ và phương Tây, những vị thế mà đại lục chưa bao giờ có. Điều này khiến Hong Kong trở thành nơi lý tưởng để chính quyền Trung Quốc đặt các “vòi bạch tuộc” hút dòng vốn quốc tế, xuất khẩu thương mại, nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao… nhằm thực thi “Giấc mộng Trung Hoa” của mình. Nhưng các vị thế này đã bị Tổng thống Trump hoàn toàn tước bỏ trước chiến lược đàn áp dân chủ đẫm máu và tàn khốc của Trung Quốc tại lãnh thổ này, các vị thế đó gồm:
(i) Hong Kong duy trì vị thế là một hải cảng tự do hấp dẫn các công ty trên khắp thế giới thành lập trung tâm giao dịch khu vực ở đó. Thành phố này duy trì hệ thống tài chính mở của riêng mình với đồng bản tệ neo vào đô la Mỹ và không có các kiểm soát vốn - điều càng hấp dẫn hơn nữa đối với các công ty nước ngoài. Hong Kong duy trì việc kiểm soát biên giới của riêng mình, và các công dân của họ mang những hộ chiếu khác với của người đại lục - điều này cho phép họ có được nhiều thỏa thuận về visa thoải mái hơn với Mỹ và các quốc gia khác.
(ii) Xuất khẩu hàng Trung Quốc từ Hong Kong có mức thuế ưu đãi rất nhiều: “Thuế quan đối với hàng hoá sản xuất tại Hong Kong lại khác nhiều”, Mark William - chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics - cho biết. Mỹ chiếm khoảng 8% hàng hoá xuất cảng của thành phố trong năm 2019, trong đó 77% là tái xuất khẩu từ Trung Quốc, theo Morgan Stanley.
(iii) Hong Kong đã được sử dụng là nơi để nhập khẩu những công nghệ mà Trung Quốc không thể nhập trực tiếp. Nigel Inkster, trợ lý trưởng và giám đốc điều hành của cơ quan tình báo Anh cho biết: hàng ngàn công ty đại lục đã hiện diện tại Hong Kong để được hưởng lợi từ đặc quyền của thành phố trong việc tiếp cận với các công nghệ của Mỹ và các nước. “Hong Kong đã được sử dụng là nơi để nhập khẩu những công nghệ mà Trung Quốc không thể nhập trực tiếp”, theo ông Inkster, giờ là cộng tác viên của công ty nghiên cứu Enodo Economics.
(iv) Hong Kong từng là trung tâm tài chính toàn cầu, nơi Trung Quốc đặt các vòi bạch tuộc hút vốn quốc tế. Sự trừng phạt của Tổng thống Trump đối với Hong Kong sẽ cắt đứt dòng vốn huy động quốc tế nhờ đặc quyền của Hong Kong. Dựa trên tổng giá trị phát hành cổ phiếu và trái phiếu bằng đô-la, khoảng 2/3 vốn huy động qua biên giới của Trung Quốc được thực hiện tại Hong Kong.
Bằng việc tước các đặc quyền dành cho Hong Kong và không thừa nhận Hong Kong khác biệt với Trung Quốc đại lục, Tổng thống Trump đã chặt đứt các vòi bạch tuộc hút tiền, hút công nghệ, đẩy hàng hóa xuất khẩu thuế quan thấp… này của Trung Quốc. Nhưng vì sao Tổng thống Trump phải làm vậy nếu không phải vì chính Bắc Kinh đã "lấy đá ghè chân mình"!?
7. Các đòn hiểm khác đánh vào công nghệ và tiền tệ: khi chính Tổng thống Trump chứ không phải Chủ tịch Tập mới là người nắm giữ hệ sinh thái công nghệ và tiền tệ
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã được đẩy lên đỉnh điểm bằng cuộc chiến công nghệ, khi mà các hãng công nghệ Mỹ, Anh, Nhật Bản từ chối hợp tác với Huawei - hãng công nghệ viễn thông số 1 Trung Quốc. Tổng thống Trump làm được điều đó không chỉ bằng các cảnh báo lỗ hổng an ninh của Huawei, loại Huawei khỏi thị trường của Mỹ mà còn đánh thẳng vào năng lực sản xuất của Huawei khi cấm các hãng sản xuất chip sử dụng phần mềm và nền tảng công nghệ, thiết bị của Mỹ sản xuất chip cho Huawei. Lệnh cấm nhắm vào Huawei của Tổng thống Trump được cho là đòn sấm sét có thể đánh quỵ được gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, với lượng chip tồn kho có trong tay, Huawei dường như chỉ có thể gắng gượng đến Quý 4/2020 mà thôi.
Không chỉ vậy, các quan chức Ngân hàng nhân dân Trung ương Mỹ cũng lo ngại về khả năng Trump sẽ loại bỏ hoàn toàn doanh nghiệp, tổ chức tài chính của Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán đồng đô la Mỹ. Chính các quan chức Trung Quốc "lo lắng" khẳng định rằng đòn trừng phạt - nếu có trên diện rộng của ông Trump - sẽ là "lựa chọn hạt nhân" phá hủy hoàn toàn hệ thống tài chính Trung Quốc. Tại sao các quan chức Trung Quốc lại có lo lắng như vậy?
Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài gần 3 năm qua đã leo thang thành cuộc chiến tài chính - tiền tệ với chính sách trừng phạt ngày một mạnh mẽ từ phía Mỹ. Các động thái chính sách của chính quyền Trump cho thấy Mỹ đã và đang thực thi sách lược cắt đứt mọi nguồn tài chính đổ vào Trung Quốc. Nhưng là cường quốc nắm trong tay nhiều công cụ tài chính - tiền tệ đến mức có thể làm chủ cuộc chơi, Mỹ hẳn sẽ không dừng lại ở việc ngăn chặn dòng tài chính của Mỹ và các nước đồng minh chảy vào Trung Quốc. Điều gì sẽ xảy ra đối với hệ thống tài chính - tiền tệ của Trung Quốc, với kho dự trữ ngoại tệ của nước này... nếu Mỹ loại các công ty của Trung Quốc và hệ thống tài chính của Bắc Kinh ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD?
Các quan chức và nhà phân tích cho biết nếu Washington cắt đứt hệ thống tài chính và doanh nghiệp của Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng USD, được củng cố bởi cơ sở hạ tầng như hệ thống nhắn tin thanh toán quốc tế Swift và Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Clearing House (Chips), thì nó có thể gây ra một cơn sóng thần tài chính mà sẽ đẩy hệ thống tài chính toàn cầu vào trạng thái chưa từng có.
Đây rõ ràng là một lựa chọn hạt nhân của Hoa Kỳ”, một quan chức Trung Quốc tiết lộ sau khi được thông báo về các cuộc thảo luận nội bộ về cách đối phó của Bắc Kinh trước phản ứng có thể của Mỹ đối với luật an ninh quốc gia ở Hong Kong. “Nó sẽ làm tổn thương Trung Quốc”, quan chức này - người từ chối tiết lộ danh tính - cho biết là ở Bắc Kinh, kịch bản này vẫn được coi như là một sự kiện có xác suất thấp, và là phương sách cuối cùng. “Một hành động như vậy sẽ gần với một cuộc chiến tranh nóng hơn là chiến tranh lạnh”, theo South China Morning Post dẫn nguồn tin nội bộ. Tác động tới các lợi ích là quá lớn vì nó có thể làm thay đổi nghiêm trọng bối cảnh kinh tế của thế giới trong nhiều năm tới.
Sau trận thương chiến Mỹ - Trung “khốc liệt” và dai dẳng, vị thế của mỗi bên đã ngày một định hình rõ nét. Trung Quốc với một nền kinh tế vốn có quá nhiều lỗ hổng, bất cân đối và thiếu nền tảng phát triển bền vững nay đã bộc lộ hết điểm yếu, cũng như cho thấy dấu hiệu “đuối sức”. Tổng thống Trump, người khơi ngòi cuộc chiến, rốt cuộc là người được nước Mỹ lựa chọn để thực thi chiến lược nhắm vào Trung Quốc. Đây nhất định là con đường mà nước Mỹ sẽ phải trải qua, bởi sứ mệnh của Tổng thống Trump là “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đó cũng là quyền lợi, là trách nhiệm của Mỹ trong bản đồ kinh tế - chính trị toàn cầu.
Tâm An / NTD

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quân át chủ bài có thể hạ gục chính quyền Trung Quốc


Trong lịch sử cầm quyền của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ phải đối diện với khủng hoảng to lớn như hiện nay.
Trước bốn bề phản đối và truy cứu trách nhiệm, tấm khiên chắn cuối cùng cũng đang bị gỡ bỏ, những gì ĐCSTQ còn nợ sẽ phải thanh toán một lần, và thứ họ nợ chính là máu.
Tuy vậy những biện pháp đang được một số cá nhân, tổ chức và quốc gia lựa chọn có thể không thật sự khả thi để bắt ĐCSTQ trả giá. Nhưng ĐCSTQ có một tử huyệt, mà nếu thế giới nhắm tới, ngày tàn của họ có thể sẽ không xa.
Một trận đại dịch đã lột trần bản chất
Sau thiệt hại bất ngờ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các nước phương Tây đã thức tỉnh, hàng loạt các đòi hỏi và kiện cáo truy cứu trách nhiệm cho ĐCSTQ được đề xuất và bắt đầu thực thi. Giáo sư Luật quốc tế thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, James Krasnka đã nhấn mạnh: “Họ (ĐCSTQ) có máu trên tay”, khi nói về vi phạm Quy chế Y tế Quốc tế của chính thể này.
Dư luận quốc tế hầu như đều đã thống nhất: ĐCSTQ phớt lờ việc báo cáo về ca bệnh được cho là đầu tiên trong nhiều tuần liền; đàn áp những người tố giác; tiêu hủy mẫu bệnh phẩm; không ngăn chặn người dân đi khắp nơi trên thế giới mang theo mầm bệnh và nói dối với thế giới về tình hình nghiêm trọng như thế nào.
Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Southampton vào tháng 3 cho thấy, nếu Trung Quốc hành động kịp thời ba tuần trước đó, đại dịch toàn cầu có thể giảm 95%.
Sau khi tiếp tay làm bùng phát đại dịch ra toàn thế giới, ĐCSTQ thu gom vật tư y tế cho phòng chống dịch, gây ra tình trạng khan hiếm mặt hàng này khiến nhiều quốc gia khốn đốn. Đi kèm với đó là chính sách “ngoại giao chiến lang (sói chiến)” thoái thác trách nhiệm, đổ vấy cho nước khác, lớn tiếng đòi chấn chỉnh tự do ngôn luận bên ngoài đại lục, quy kết thế giới kỳ thị… cùng với “ngoại giao khẩu trang” trục lợi, không chút chân thành.
Những gì ĐCSTQ thể hiện qua một trận đại dịch, cho thế giới thấy rõ ràng rằng, thể chế này chỉ luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết thảy, sẵn sàng chà đạp lợi ích của quốc gia khác và nhân dân của chính mình. Bằng sự lừa dối độc hại và đàn áp tàn bạo, ĐCSTQ đã đi qua 70 năm cầm quyền bằng máu của người Trung Hoa và tiền bạc của người phương Tây.
Thế giới nếu muốn ĐCSTQ phải trả giá vì đại dịch, vì sự suy yếu của các quốc gia làm ăn với Trung Quốc, thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm làm bùng phát virus, còn có một quân át chủ bài khiến ĐCSTQ run sợ che đậy trong hơn 20 năm qua. Một khi được sử dụng, đây sẽ là nhát kiếm kết liễu ĐCSTQ, bởi tội ác mà nó gây ra đã được quy là tội ác chống lại loài người, kết cục sẽ không khác gì Đức Quốc xã.
Tội ác phản nhân loại
“Trong hơn một thập kỷ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bị chỉ trích công khai vì hành vi tàn bạo, độc ác không khác gì những kẻ tra tấn và hành quyết thời Trung Cổ. Nếu những lời buộc tội này là sự thật, hàng nghìn người vô tội đã bị giết chết theo đơn đặt hàng, và cơ thể của họ bị mổ xẻ trong khi họ còn sống, gan, thận, tim, phổi, giác mạc hay da của họ đã bị lấy đi và được biến thành những món hàng mua bán”.
Tòa án Trung Quốc
Đó là lời mở đầu trong phán quyết cuối cùng của Tòa án Trung Quốc, một tổ chức độc lập thành lập năm 2018 tại London để điều tra, luận tội ĐCSTQ vì mổ cướp nội tạng chính người dân của mình.
Cũng như các nhà điều tra độc lập khác trên thế giới nhiều năm tìm hiểu thông tin về nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ, tòa án này đã dựa vào 2 trong số những câu hỏi chính để làm rõ vấn đề: (1) Vì sao số lượng các ca ghép tạng được thực hiện tại Trung Quốc lại cao hơn số lượng tự nguyện hiến tạng rất nhiều lần? (2) Vì sao nội tạng phù hợp có thể được tìm thấy trong một thời gian ngắn đến đáng kinh ngạc như vậy?
Dựa trên chứng cứ thu thập được, tòa án đã tuyên bố rằng “cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã diễn ra tại nhiều nơi khắp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong nhiều lần, kéo dài ít nhất 20 năm trở lại đây và vẫn còn tiếp diễn cho đến hôm nay”.
Đồng thời, tòa án “không chút hoài nghi rằng các hành vi được thực hiện là biểu hiện của tội ác diệt chủng”, đặc biệt nhắm vào người tập Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ.
Ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) cũng đã công bố kết luận điều tra: “ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”. Sau đó, tin này được xác thực vào ngày 24/6 trong cuộc điện đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, Trương Cao Lệ.
Ông Uông Chí Viễn, phát ngôn viên của WOIPFG nói: “Báo cáo điều tra lần này đã phân tích vấn đề mang tính hệ thống, giúp nhận diện rõ đây là hoạt động mang tầm quốc gia do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân cầm đầu. Báo cáo tạo được sự liên kết hoàn chỉnh giữa các chứng cứ khiến cho bất kỳ ai có chút kinh nghiệm về tố tụng hình sự khi đọc sẽ nhận thấy rõ: Tập đoàn Giang Trạch Dân đã phạm tội ác diệt chủng chống lại loài người”.
Ông Ethan Gutmman, một chuyên gia người Mỹ đã cho công bố cuốn sách The Slaughter (Cuộc tàn sát) vào 12/8/2014, cho thấy hàng loạt chứng cứ mới chứng minh tội ác cưỡng ép mổ sống người lấy nội tạng của ĐCSTQ. Đặc biệt là trong năm 1999 sau đợt ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, chương trình giết mổ các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng quy mô lớn đã bắt đầu và tiếp diễn cho tới ngày nay.
Lôi kéo toàn dân thành tòng phạm
Đàn áp tôn giáo hay những nhóm người nào đó ở Trung Quốc là một câu chuyện không hề mới mẻ và cũng chẳng phải vô duyên vô cớ. Nó thể hiện bản chất và cách thức thổi phồng nỗi sợ hãi, kích động hận thù để cai trị của ĐCSTQ trong toàn bộ quá trình tồn tại của mình. Không những cứ 10 năm ĐCSTQ lại phát động một cuộc thanh lọc, đàn áp nhóm dân chúng nào đó để thủ tiêu tinh thần tự do của người dân, mà trước một cộng đồng người tập Pháp Luân Công ngày càng lớn mạnh do lợi ích đối với cả tâm lẫn thân của môn tập này, người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân cảm thấy lo sợ.
Để phát động một cuộc chiến tổng lực tấn công Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã đưa ra 3 chính sách tàn khốc, mất nhân tính thế này: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.
Tất cả các kênh truyền thông ở Trung Quốc lúc bấy giờ đều cho phát cường độ cao các thông tin vu khống, nói dối trắng trợn về Pháp Luân Công. Đó là bôi nhọ thanh danh. Dưới áp lực của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể đều không dám nhận và giữ nhân viên có tập luyện Pháp Luân Công. Thậm chí Phòng 610 sau này còn trấn lột cướp đồ của người tập Pháp Luân Công. Đó là vắt kiệt tài chính. Bắt bớ vô cớ, giam cầm không xét xử, tra tấn tàn bạo, thậm chí mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. Đó là hủy hoại thân thể.
Dưới tuyên truyền rợp Trời của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc đã hiểu lầm và thù ghét Pháp Luân Công, đến tận bây giờ vẫn còn nhiều người hiểu sai môn tập. Sự thù hằn này đã cấp cho ĐCSTQ một tấm bình phong che đậy tội ác diệt chủng hàng chục năm. Vì người dân không cảm thông, rung động trước tội ác mà còn cho rằng vì Pháp Luân Công thế nào thì mới bị chính quyền nói và tiêu diệt vậy. Với lòng thù hận bị kích động của mình, người dân Trung Quốc đã bị lừa dối và trở thành kẻ đồng lõa với tội ác.
Cũng chiêu bài dối trá và hứa hẹn về lợi ích kinh tế, ĐCSTQ đã từng khiến phương Tây làm ngơ trước các tội lỗi của mình, từ Thiên An Môn, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ cho đến Pháp Luân Công, Hồng Kông. Nhưng ngay khi phải trải nghiệm sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch, phương Tây đã nhận ra bản chất của ĐCSTQ và ý nghĩa của việc bắt chính quyền này phải bồi hoàn.
Trả giá
Hiện nay danh sách các thực thể đệ đơn hoặc có ý định kiện ĐCSTQ do làm bùng phát đại dịch ngày càng dài. Danh sách gồm Tổng Chưởng lý bang Missouri của Hoa Kỳ, một công ty luật ở Florida, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Larry Klayman, Hội Henry Jackson của Anh Quốc, xã hội dân sự Ý, luật sư Ai Cập Mohamed Talaat, Hiệp hội Luật sư Ấn Độ…
Và mới đây, 23/4, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã cho biết Úc sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về đại dịch Vũ Hán tại cuộc họp thường niên vào tháng tới của Hội đồng Y tế Thế giới (cơ quan quan trọng của WHO), theo Taipeitimes.
Tuy nhiên Giáo sư luật John Yoo và Tiến sĩ luật Ivana Stradner khi đề xuất biện pháp pháp lý để buộc ĐCSTQ phải đền bù thiệt hại do đại dịch Vũ Hán đã cho rằng, các tổ chức quốc tế không thiết lập được phương thức nào có ý nghĩa, để buộc Trung Quốc phải khắc phục tổn hại mà họ đã gây ra. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, được cho là cơ quan lập pháp và hành pháp tối cao trong luật pháp quốc tế, không thể buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì Trung Quốc và Nga sẽ thực hiện quyền phủ quyết của ủy viên thường trực, đối với bất kỳ nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an.
Mỹ và các đồng minh “cũng có thể cố gắng kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế, như Tòa án Công lý Quốc tế, mặc dù cho đến nay chưa có quốc gia nào bị kiện vì vi phạm các hiệp ước về bệnh truyền nhiễm”, hai ông cho biết.
Nếu muốn, các thực thể có thể kiện ĐCSTQ vì vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR). Nhưng muốn trừng phạt ĐCSTQ, sẽ không có cách nào khả thi nếu muốn dựa vào các tổ chức quyền lực bậc nhất thế giới.
Hai học giả đã đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế, văn hóa, nhưng nó chưa đủ khiến ĐCSTQ phải trả giá cho tội ác chồng chất của mình.
Nhưng vẫn còn một cách khác. Từ năm 2017, cựu Nghị sỹ và Ngoại trưởng Canada phụ trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương, ông David Kilgour đã từng đề xuất Tổng thống Trump hãy gây áp lực để khiến ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng, mổ cướp nội tạng.
“Trong lịch sử của thế giới, không một chính phủ nào khác trên trái đất từng gây ra tội ác này, ngoại trừ Trung Quốc”.
David Kilgour

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thất bại của Nhà Trần bài học xương máu từ lịch sử



Nói đến Nhà Trần (1225-1400) ai cũng nghĩ tới võ công hiển hách với 3 lần đánh tan quân Nguyên mông một đế quốc hung hãn nhất của loài người lúc bấy giờ nhưng ít người biết đến những thất bại đau xót nhất trong lịch sử dân tộc đó là việc nước Chiêm thành của Chế bồng Nga đã bốn lần đánh bại Đại việt chiếm giữ và tàn phá Thăng long(Ha nội) vua tôi Nhà Trần phải tháo chạy nhục nhã Đó là :
Tháng3 năm Tân hợi (1371) thủy quân Chiêm thành dưới sự chỉ huy của Chế bồng Nga đánh chiếm cửa biển Đại An (nam định) rồi thẳng tiến vào Thăng long vua Trần Nghệ Tông và xa giá phải chạy sang Cổ pháp (bắc ninh) lánh nạn quân giặc vào kinh đô như vào chỗ ko người tha hố đốt phá cướp bóc bắt đàn bà con gái rút về mà ko vấp phải sự kháng cự nào
Trận Đồ bàn(binhf định)năm 1377 quân Trần đại bại khi vượt hải đạo đánh Chiêm mười phần chết mất bảy tám phần cả vua Duệ tông cũng tử trận thân vương Trần Húc hàng giăc Hồ quý Ly tháo chay...rieng danh tướng Đỗ tử Bình trước đó dối vua biển thủ 10 mâm vàng của Bồng Nga mới nên cơ sự ấy
Tháng6 năm Đinh tỵ quân Chiêm đánh từ cửa Thần phù (nay thuộc Tam điêp Ninh bình) thẳng tiến T.hăng long.Quân Trần hoảng loạn bỏ chạy.giăcj chiếm kinh đô lần hai
Tháng 5 năm Mậu ngọ(1378) quân Chiêm đánh chiếm Nghệ an.huy động thủy bộ hành tiến Thăng long.vua tôi nhà Trần khiếp sợ chỉ lo chạy trốn và cất giấu của cải(len tận hang núi ở Lạng sơn) quân Chiêm tràn vào Thăng long đốt cháy cung điện vơ vét của cải bắt gái đẹp mang về đó là lần thứ 3
Lần thứ 4 năm quý hợi(1383) Chế bồng Nga tiến đánh Đại việt giặc tràn lên vùng Băc bộ vào Kinh thành Thăng long khi cả vua và quan quân nhà Trần tháo chạy sang lánh nạn ở ĐÔNg ngàn(băc ninh) lần nữa vua Phế Đế và thủ hạ chỉ lo gia quyến của cải bỏ mặc bách tính điêu linh dân tình loạn lạc quân Chiêm lại tàn phá thiêu đốt và cướp bóc kinh đô Đại việt rồi mới rút về..
Vì sao một quốc gia hùng mạnh hơn Chiêm thành nổi tiếng với nhũng chiến công hiển hách dưới thời Trần nhân Tông Trần hưng Đạo Trần quốc Toản Phạm ngũ Lão...laij thất bại thảm hại Chiêm thành?vi sao cái tên Chế bồng Nga trở thành nỗi khiếp đảm của nhà Trần khi ấy?
Mãi đến khi danh tướng Trần khát Chân nhờ sự chỉ điểm của hàng binh diệt được họ Chế thì Đại việt mới thở phào nhẹ nhỏm vì sao vây?vif lòng người khi đã mất niềm tin thì ly tán một cơ thể bệnh hoạn ko thể đề kháng bài học lịch sử đau xót ít nhắc tới ấy âu cũng để chúng ta suy ngẫm về niềm tin và khối đại đoàn kết dân tộc mà sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đặc biệt khi Người nói phải giữ gìn nó như con ngươi của mắt mình...
Ảnh:tuong Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Bên trong toà Bạch Cung: Những điều ít biết về Tổng thống Donald Trump


Trong suốt gần một tháng ở nhà theo dõi tình hình hiện nay, tôi nhận ra một vấn đề mà trước giờ ít để ý tới: đó là những bài viết về TT Trump hầu như đều là chê trách, đổ lỗi, rất khó tìm đọc được một bài viết nào có quan điểm tích cực về ông. Ngồi xem live (truyền hình trực tiếp) các buổi họp báo từ Nhà Trắng, tôi ngạc nhiên khi nhiều nhà báo đặt những câu hỏi gài bẫy, chờ Tổng thống lỡ miệng chỗ nào đó để làm mồi cho truyền thông nhảy vào xâu xé. Ngập tràn trên YouTube, Facebook là những câu hỏi, những câu trả lời được cắt ghép cho những bài viết và video bình luận tiêu cực đã được lên ý đồ sẵn để định hướng người xem.
Thắc mắc với câu hỏi tại sao truyền thông ghét TT Trump như vậy? Sao nhiều người chửi ông? Ông ấy đã làm những gì? Tôi tìm được một phần lớn câu trả lời cho mình qua quyển sách dài của Doug Wead: Inside Trump’s White House (tạm dịch: Bên trong toà Bạch Cung của Trump). Sách vừa được xuất bản tháng 11 năm 2019.
Cuốn sách của Doug Wead: Bên trong toà Bạch Cung của Trump
Doug Wead đã viết hơn ba mươi quyển sách và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Ông Wead đã phỏng vấn trực tiếp với sáu đời Tổng thống Mỹ (TT Trump là người thứ 6). Ông cùng là tác giả xuất bản chung một quyển sách với cựu TT George Bush. Ông từng là thành viên cố vấn cấp cao của Nhà Trắng. Ông là một trong rất ít những nhà sử học hiện tại còn sống cùng viết về 44 đời Tổng Thống Mỹ. Đây là quyển sách ông viết về những gì TT Trump đã làm được trong ba năm qua. Với một tiểu sử sự nghiệp nổi bật như vậy, TT Trump đã thật sự đặc biệt như thế nào để nhà sử học Wead viết hẳn một đầu sách về mình?
Tác giả Wead được TT Trump đồng ý để ông ấy ghi âm lại tất cả những cuộc phỏng vấn giữa ông và Tổng thống cũng như với tất cả thành viên gia đình Trump và các nhà tư vấn cấp cao khác. Đây là một yếu tố quan trọng giúp ông Wead tiếp cận nguồn thông tin và viết chính xác nhất những gì đang diễn ra.
Lịch sử mà chúng ta đã đọc về Washington, Lincoln, Roosevelt, hay Kennedy… đã được ghi lại xác thực ra sao thì giờ đây với Wead, ông cần làm gì để thế hệ sau có thể tiếp cận được nguồn tư liệu đúng nhất về TT Trump? Tất cả sẽ nhờ vào những gì được ghi ngay lúc này và ông muốn mình phải ghi lại sự thật một cách công tâm nhất.
Lý do gì mà một tỷ phú rất thành đạt trong cả hai lĩnh vực bất động sản và show truyền hình như Trump lại quyết định ra tranh cử Tổng thống? Trump đã gây dựng lên một thương hiệu nổi bật cho chính mình, rõ ràng ông ấy không cần phải làm Tổng thống để được nổi tiếng hay để giàu hơn.
Khi Wead phỏng vấn các con của Trump: Ivanka, Eric và Don Jr., ông không ngạc nhiên khi họ kể về những lần nhìn thấy cha họ bực tức xé toạc bài báo khi biết chính phủ Mỹ vừa ký kết một hiệp định nào đó gây bất lợi cho Mỹ. Ông Trump bực tức khi nhìn thấy hàng trăm ngàn công việc ở Mỹ được mang đi nơi khác. Ông nhìn thấy cái hố mà nước Mỹ đang từ từ lún xuống vì những hợp đồng ký kết từ các đời Tổng thống trước mà ông thẳng thắn chỉ trích là cực kỳ nguy hại. Đó là những ký kết chỉ đem lại lợi ích cho các nước khác từ Trung Quốc cho đến Tây Âu, và càng đè gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu Mỹ khi phải cõng những lợi ích đó qua cái gọi là THUẾ.
Vì sao ông Wead không ngạc nhiên? Vì ông đã từng là thành viên tư vấn cấp cao ở Nhà Trắng, ông hiểu rõ cơ chế đằng sau những ký kết đó, hiểu rõ những nhóm lợi ích đứng sau giật dây, hiểu rõ truyền thông đã bị mua chuộc như phương tiện tuyệt vời để đánh lạc hướng dư luận hay nói nặng hơn: tẩy não dư luận.
Dù từng là cố vấn cấp cao của hai đời Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, ông Wead nhận định thẳng thắng rằng Tổng thống Mỹ ở cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ít nhiều đều bị chi phối bởi các thế lực ngầm đứng sau: những thế lực có thể ôm trọn truyền thông và bắt nó hoạt động theo ý mình. Nhưng ông Trump lại khác, ông ấy đã là tỷ phú, ông không cần tiền của những thế lực đó làm bàn đệm, ông ấy cũng không cần phải lấy lòng những thế lực đó để dọn đường cho cuộc sống hưởng thụ an nhàn sau khi rời nhiệm kỳ.
Wead cho rằng là một doanh nhân thành đạt chưa từng bước vào con đường chính trị, ông Trump không bị dẫm vào lối nghĩ gò bó rập khuôn, không bị chui vào những cái hộp được đóng sẵn như các chính trị gia trước đây. Sự giải phóng này giúp ông nhìn rõ “bệnh tình” của nước Mỹ theo một hướng khác và rõ ràng đã có những kế hoạch phù hợp hơn. Tuy nhiên việc TT Trump từng bước phá vỡ những luật bất thành văn trong giới chính trị, gây đe dọa đến những lợi ích nhóm đứng sau, đã khiến ông giống như một con sói đầu đàn đơn độc bị cả đàn vây hãm tấn công trong suốt thời gian qua.
Tôi tưởng TT Trump bị truyền thông và giới chính trị gia đánh tơi tả từ khi ông trúng cử, nhưng thật sự thì ông đã bị “ném bom” từ khi mở lời ra tranh cử. Tìm đọc lại những nguồn thông tin từ Wead ghi trong sách, tôi phải thật sự nể phục sự phớt lờ của ông Trump với cánh truyền thông, khi bất kể phát ngôn nào của mình cũng bị truyền thông moi móc.
Khi Trump nói ông có kế hoạch sẽ mang việc làm về Mỹ, sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng trưởng, làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại… lập tức cánh nhà báo giật tít mỉa mai, chính trị gia ở cả 2 đảng cười nhạo như “Heo thì làm sao biết bay”; “Hắn có cây phép thuật à?”; “Bí mật ở các kế hoạch của hắn là hắn chả có kế hoạch nào cả”; “Trump đang mơ đấy”… Cả Hollywood, giới tỷ phú, giới nghiên cứu học thuật đều chống lại Trump.
Bỏ ngoài tai tất cả những châm biếm, tấn công từ truyền thông, sự chống đối từ đảng đối lập và ngay cả những chính trị gia cùng đảng Cộng Hòa, thậm chí cả 5 đời cựu tổng thống Mỹ thời điểm đó đều không chọn Trump, nhưng cuối cùng ông đã thắng trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Đó có phải là sự may mắn?
Wead đã viết lại rất chi tiết về hành trình tranh cử đầy đơn độc và khó khăn của ông Trump. Nhờ đó, người đọc sẽ biết được sự thật TT Trump cùng các con của mình đã tiếp xúc với các cử tri như thế nào, sẽ biết được sự thật đảng đối lập đã dùng truyền thông đưa sai thông số dự báo về tỷ lệ bầu chọn để làm nhụt chí những người ủng hộ tin rằng ông Trump sẽ thua ra sao.
Lý do gì bang Wisconsin trong suốt 32 năm chỉ bầu cho ứng viên đảng Dân Chủ, đã quay qua bỏ phiếu cho ông Trump? Ông đã thắng ở Ohio – 1 tiểu bang trong suốt 44 đời Tổng thống qua hễ ứng viên nào chiếm được phiếu bầu thì người đó sẽ thắng cử – như thế nào? Tại sao có những cử tri tự nhận rằng họ đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ cả đời mà giờ lại thay đổi như lần bầu cử này?
Làm thế nào ông Trump giành được phiếu bầu những nơi mà nhà Clinton còn không thèm đến vận động vì tin chắc phần thắng thuộc về mình? Tại sao bang Florida gần như nắm chắc phần phiếu về cho Hillary Clinton nhưng cuối cùng đã làm cho đảng Dân Chủ ngỡ ngàng ở phút cuối? Rõ ràng, đó không phải là may mắn.
Nếu ông Wead không viết quyển sách này, có lẽ chúng ta sẽ không biết rằng thật sự Mỹ đã gần như có chiến tranh với Triều Tiên ra sao. Khi cựu Tổng thống Obama rời nhiệm kỳ, ông thừa nhận rằng Kim Jong-un sẽ là vấn đề lớn nhất mà ông Trump sẽ phải đối mặt. Thật thú vị khi đọc đoạn đối thoại của TT Trump và Kim qua cách kể lại từ ông Wead.
TT Trump đã nhận ra ở Kim rằng, những tên độc tài thường uy hiếp kẻ yếu, không phải kẻ mạnh hơn. Tuy nhiên ông đã rất cẩn trọng và đã thành công trong việc đàm phán lần thứ nhất với Kim tại Singapore. Chấm dứt việc thử vũ khí hạt nhân, đưa con tin bị bắt giữ, đưa hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên từ cuộc chiến Nam Hàn về Mỹ, một kết quả tuyệt vời mà ông Wead cho biết phải mất 11 đời Tổng thống để thực hiện được.
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam lẽ ra có thể đạt kết quả tốt đẹp nếu như truyền thông Mỹ không cố tình ‘vạch áo cho người xem lưng’. Tại sao ngay thời điểm quan trọng của cuộc đàm phán, kênh truyền hình trên màn ảnh tivi được chia ra làm đôi với 1 bên là hình ảnh trực tiếp hội nghị Mỹ-Triều, 1 bên là hình ảnh Hạ viện Mỹ đưa ra những cáo buộc khác về ông Trump? Đó chẳng phải là một thông điệp cho cả thế giới biết nội bộ Mỹ đang bị chia cắt sao?
Bằng cách nào đó, Kim rõ ràng đã nhận ra thông điệp ấy. Ông Trump muốn duy trì hòa bình thế giới ư, hãy quay về giải quyết xung đột nội bộ trong nước trước đi! Đó là kết quả vì sao ở lần đàm phán thứ 2, Tổng thống đã không đạt được một thỏa thuận nào với Kim. Ông Wead nhìn nhận rằng thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.
Ông Wead viết, khi TT Trump tuyên bố Mỹ rút lui khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris, giới hoạt động môi trường, truyền thông, đảng đối lập phản đối la ó. Dân chúng phần lớn cũng chửi ông mà không hiểu rõ cái Hiệp định đó là về gì. Vâng, cái Hiệp định ấy là để Mỹ phải tham gia bỏ tiền, đầu tư công nghệ, máy móc để dọn dẹp việc ô nhiễm môi trường của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ , Nam Phi… Tiền từ đâu, từ tiền thuế dân Mỹ mà ra cả. Những người chửi ông Trump liệu khi biết tiền thuế của mình trước giờ phải cõng luôn cái việc dọn dẹp vệ sinh cho những nước chuyên gây ô nhiễm đó thì có còn muốn la làng lên nữa không?
Khi cựu TT Obama ký tham gia Hiệp định Paris 2016, truyền thông đã không hề nêu rõ nội dung về nó cho dân Mỹ biết, tất cả chỉ được viết ngắn gọn rằng nó tốt cho việc bảo vệ môi trường. Nhờ truyền thông che đậy, ông Obama lại được thêm lòng dân qua phong cách quý ông lịch lãm biết yêu môi trường. Nhưng sự thật thì ông Obama đã vi phạm điều lệ Byrd-Hagel Resolution năm 1997 quy định rằng Mỹ không được ký kết bất cứ hiệp định nào về việc làm sạch môi trường ở các nước đã nêu trên mà không kèm theo những quy định bắt buộc những nước đó phải có biện pháp hạn chế việc gây ô nhiễm tại chính nước của mình. Vậy nhưng khi ông Trump rút lui khỏi Hiệp định, nước Mỹ gào lên chửi. Ông Wead châm biếm, dường như truyền thông đã nhào nặn thành công một hình tượng Obama bóng láng không tì vết trong lòng hơn một nửa dân chúng Mỹ.
Vì mang danh là anh cả của thế giới, Mỹ phải đang ‘è cổ’ bao bọc quân sự miễn phí cho các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả rập, khối NATO… cho tới khi TT Trump đem bàn cân ra đặt lại. Ông cho rằng thật vô lý khi Mỹ phải bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim để tạo nên những đầu đạn, tên lửa, vũ khí và tặng không cho các nước đang được coi là siêu cường của thế giới.
Giới ngoại giao, báo chí, tướng tá lại nhao lên lo sợ Mỹ sẽ làm mất lòng các đồng minh Á – Âu. Ông Trump đã thẳng thắn gọi đó là mối quan hệ lợi dụng và giữ vững lập trường của mình. Thông điệp của ông rất rõ: vâng, đồng minh quan trọng nhưng Mỹ vẫn quan trọng hơn. Mỹ không thể bị bòn rút như vậy nữa. Đức, Nhật không còn là những nước lụi bại sau chiến tranh, rõ ràng hiện nay họ đã là siêu cường. Hãy nhìn nền kinh tế và sự phát triển của Nam Hàn, Ả Rập xem, đó là những nước nghèo yếu cần bảo vệ miễn phí sao?
Với tài thương lượng của mình, ông lại thành công trong việc bớt đi một gánh nặng trên lưng tầng lớp trung lưu Mỹ. Không những thế, nhờ ông Trump mà hệ thống phòng ngự NATO đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Về kinh tế, ông Wead thừa nhận rằng trong vài chục năm qua chưa có đời Tổng thống nào đưa Mỹ đạt được mức tăng trưởng kinh tế tới 4,3% như ông Trump vào thời điểm Wead kết thúc quyển sách. TT Trump đã làm gì để thay đổi những luật lệ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước từ thời Clinton, Bush và Obama, khiến cho các hãng xưởng dần bốc hơi qua bên kia bán cầu? Ông đã làm gì để mang các hãng xưởng về lại Mỹ? Là một nhà kinh doanh, ông Trump hiểu rõ cái gọi là thương mại tự do hoàn toàn ko mang lại lợi ích bằng nhau cho đôi bên, mà đó là cái bẫy bên được bên mất. Hãy tưởng tượng với 1 hãng xưởng được mở ra tại Trung Quốc từ doanh nghiệp Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc 1 hãng xưởng tại Mỹ bị đóng đi. Khi dân Trung Quốc có việc làm, dân Mỹ sẽ bị mất việc.
Chúng ta tin rằng việc mang việc làm sang những nước có giá nhân công thấp để đổi lại được mua sản phẩm rẻ hơn là điều có lợi cho đôi bên, nhưng thật sự đó là cái bẫy. Ngay lúc này, cái bẫy mà không riêng gì Mỹ mà cả thế giới đang mắc phải đã lộ rõ qua việc thiếu hụt đồ y tế do phụ thuộc vào khâu sản xuất từ Trung Quốc. Thật tiếc khi TT Trump chưa kịp dẹp hết cái bẫy này thì lại đang bị chỉ trích từ nhiều phía về tình hình hiện tại.
Vì sao giới học thuật, các trường đại học Mỹ thường ủng hộ cho Dân Chủ? Vì sao các ứng viên của đảng này luôn mang những vấn đề về súng, về việc xóa hết nợ cho sinh viên, về y tế, về dân nhập cư, về đường lối ngoại giao song phương mềm mỏng… để làm chủ đề chính cho những cuộc vận động tranh cử? Liệu những vấn đề đó có thật sự tốt như nó được hứa từ các ứng viên? Liệu nó giúp Mỹ đứng vững hay suy yếu thêm trên đấu trường thế giới? Đối tượng tầng lớp nào họ đang hướng đến để kiếm được sự ủng hộ?
Tại sao lại trì hoãn ngăn chặn dân nhập cư bất hợp pháp? Tại sao đảng Dân Chủ đưa ra ý kiến đồng thuận việc cấp bảo hiểm y tế cho dân nhập cư lậu trong cuộc bầu cử sắp tới? Liệu có phải di dân lậu từ các nước Nam Mỹ thông qua cửa ngõ Mexico là một nguồn lợi nhuận dồi dào mà chỉ có dân chính trị gia, lợi ích nhóm ngầm thỏa hiệp với nhau mới hiểu rõ?… Hãy đọc và tìm câu trả lời qua lối viết lôi cuốn rõ ràng từ tác gia Wead.
Có nhiều những thành tựu khác mà TT Trump đã đạt được chỉ trong hai năm đầu nhiệm kỳ mà ông Wead phải thừa nhận rằng chưa có đời Tổng thống gần đây nào đạt được như vậy. Từ kinh tế, quân sự, đàm phán ngoại giao cho đến giải thoát con tin Mỹ, tiêu diệt khủng bố… ông Trump đều hoàn thành nhanh gọn. Nhưng phần lớn truyền thông và đảng đối lập sẽ không dễ dàng thừa nhận những thành tựu đó.
TT Trump đang là cái gai đã gây tổn thất quá nhiều cho lợi ích nhóm mà họ sẽ phải dùng mọi thủ đoạn để nhổ bỏ đi. Đó là lý do tại sao phải tạo ra giả thuyết tố cáo Trump đã bắt tay với Nga gian lận trong bầu cử (tốn 40 triệu USD để điều tra từ tiền thuế dân!) Khi không tìm được chứng cớ, thì họ lại tạo ra phiên tòa luận tội vô lý. Chắc chắn ông Trump sẽ còn chịu nhiều chống đối khác cho đến khi đảng đối lập và các nhóm lợi ích đạt được mục đích của họ.
Kết thúc quyển sách của mình, ông Wead để người đọc tự tìm ra câu trả lời cho tương lai của nước Mỹ qua những con số xác thực, những vấn đề quan trọng ông đã đưa ra phân tích. Liệu những thành quả mà TT Trump đạt được sẽ được người sau tiếp nối hay dẹp bỏ? Ông Wead cho rằng sẽ sớm thôi khi những cuộc tranh cử theo lối mòn cũ trở lại khi ông Trump ra đi, khi các ứng viên Tổng thống được đo ni đóng gót khác trong guồng máy chính trị được đưa lên, khi Mỹ lại dẫm vào những cái bẫy kinh tế ngoại giao khác, khi Mỹ đánh mất vị trí số 1 của mình, dân Mỹ sẽ tỉnh giấc nhìn ra sự thật về những việc TT Trump đã làm luôn hướng đến “America First” (Nước Mỹ trên hết) như thế nào. Nhưng thật tệ là lúc đó đã quá muộn!’
Ann Nguyen / Trithucvn
(Trí thức VN biên tập lại và đăng với sự đồng ý của tác giả)
Lời tựa tác giả: Tôi viết bài này để truyền tải lại một phần nội dung và giới thiệu quyển sách tác giả Doug Wead đã viết. Xin phép không tranh luận vấn đề yêu hay ghét, đúng hay sai của ông Trump. Nếu thấy phù hợp, bạn hãy tìm đọc và chia sẻ bài viết để nhiều người biết đến cuốn sách, vì chắc chắn sách sẽ không làm bạn thất vọng. Chúa phù hộ cho nước Mỹ!
Nguồn: Wead, Doug. Inside Trump’s White House. New York: Center Street, 2019.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Dự báo thời tiết 12/6, miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối mưa vài nơi

Các tỉnh miền Bắc ban ngày trời nắng nóng, có nơi trên 38 độ; tới chiều tối xuất hiện mưa rào và giông vài nơi.

Hôm nay (12/6), phía Tây Bắc Bộ ngày nắng nóng 34-37 độ, Hoà Bình có nắng nóng gay gắt 36-38 độ; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, khu Tây Bắc có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Phía Đông Bắc Bộ nhiệt độ phổ biến 35-38 độ, trời nắng nóng, có nơi gay gắt trên 38 độ. Mưa rào và giông vài nơi xuất hiện về chiều tối và đêm. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết 12/6, miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối mưa vài nơi
Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối vài nơi có mưa 
Thời tiết Hà Nội nắng nóng 35-37 độ, có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ. Tới chiều tối có mưa rào và giông rải rác; trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế nhiệt độ cao nhất 36-39 độ, trời nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt trên 39 độ. Chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi.
Đà Nẵng đến Bình Thuận nắng nóng 35-38 độ, phía Bắc ở mức gay gắt trên 38 độ. Mưa rào và giông vài nơi xuất hiện về chiều tối và đêm.
Tây Nguyên nhiệt độ ban ngày từ 31-34 độ, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác. Ban đêm nền nhiệt giảm thấp nhất còn 21-24 độ.
Khu vực Nam Bộ nhiệt độ phổ biến 32-35 độ; chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Tại TP.HCM là 35 độ và Cần Thơ 32 độ.
 
Về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần Biển Đông, dự báo trong những giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Đến 19h hôm nay, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Philippines) khoảng 130km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến tối mai, vị trí tâm bão ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách HongKong khoảng 330km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.

Phần nhận xét hiển thị trên trang