Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Bên trong toà Bạch Cung: Những điều ít biết về Tổng thống Donald Trump


Trong suốt gần một tháng ở nhà theo dõi tình hình hiện nay, tôi nhận ra một vấn đề mà trước giờ ít để ý tới: đó là những bài viết về TT Trump hầu như đều là chê trách, đổ lỗi, rất khó tìm đọc được một bài viết nào có quan điểm tích cực về ông. Ngồi xem live (truyền hình trực tiếp) các buổi họp báo từ Nhà Trắng, tôi ngạc nhiên khi nhiều nhà báo đặt những câu hỏi gài bẫy, chờ Tổng thống lỡ miệng chỗ nào đó để làm mồi cho truyền thông nhảy vào xâu xé. Ngập tràn trên YouTube, Facebook là những câu hỏi, những câu trả lời được cắt ghép cho những bài viết và video bình luận tiêu cực đã được lên ý đồ sẵn để định hướng người xem.
Thắc mắc với câu hỏi tại sao truyền thông ghét TT Trump như vậy? Sao nhiều người chửi ông? Ông ấy đã làm những gì? Tôi tìm được một phần lớn câu trả lời cho mình qua quyển sách dài của Doug Wead: Inside Trump’s White House (tạm dịch: Bên trong toà Bạch Cung của Trump). Sách vừa được xuất bản tháng 11 năm 2019.
Cuốn sách của Doug Wead: Bên trong toà Bạch Cung của Trump
Doug Wead đã viết hơn ba mươi quyển sách và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Ông Wead đã phỏng vấn trực tiếp với sáu đời Tổng thống Mỹ (TT Trump là người thứ 6). Ông cùng là tác giả xuất bản chung một quyển sách với cựu TT George Bush. Ông từng là thành viên cố vấn cấp cao của Nhà Trắng. Ông là một trong rất ít những nhà sử học hiện tại còn sống cùng viết về 44 đời Tổng Thống Mỹ. Đây là quyển sách ông viết về những gì TT Trump đã làm được trong ba năm qua. Với một tiểu sử sự nghiệp nổi bật như vậy, TT Trump đã thật sự đặc biệt như thế nào để nhà sử học Wead viết hẳn một đầu sách về mình?
Tác giả Wead được TT Trump đồng ý để ông ấy ghi âm lại tất cả những cuộc phỏng vấn giữa ông và Tổng thống cũng như với tất cả thành viên gia đình Trump và các nhà tư vấn cấp cao khác. Đây là một yếu tố quan trọng giúp ông Wead tiếp cận nguồn thông tin và viết chính xác nhất những gì đang diễn ra.
Lịch sử mà chúng ta đã đọc về Washington, Lincoln, Roosevelt, hay Kennedy… đã được ghi lại xác thực ra sao thì giờ đây với Wead, ông cần làm gì để thế hệ sau có thể tiếp cận được nguồn tư liệu đúng nhất về TT Trump? Tất cả sẽ nhờ vào những gì được ghi ngay lúc này và ông muốn mình phải ghi lại sự thật một cách công tâm nhất.
Lý do gì mà một tỷ phú rất thành đạt trong cả hai lĩnh vực bất động sản và show truyền hình như Trump lại quyết định ra tranh cử Tổng thống? Trump đã gây dựng lên một thương hiệu nổi bật cho chính mình, rõ ràng ông ấy không cần phải làm Tổng thống để được nổi tiếng hay để giàu hơn.
Khi Wead phỏng vấn các con của Trump: Ivanka, Eric và Don Jr., ông không ngạc nhiên khi họ kể về những lần nhìn thấy cha họ bực tức xé toạc bài báo khi biết chính phủ Mỹ vừa ký kết một hiệp định nào đó gây bất lợi cho Mỹ. Ông Trump bực tức khi nhìn thấy hàng trăm ngàn công việc ở Mỹ được mang đi nơi khác. Ông nhìn thấy cái hố mà nước Mỹ đang từ từ lún xuống vì những hợp đồng ký kết từ các đời Tổng thống trước mà ông thẳng thắn chỉ trích là cực kỳ nguy hại. Đó là những ký kết chỉ đem lại lợi ích cho các nước khác từ Trung Quốc cho đến Tây Âu, và càng đè gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu Mỹ khi phải cõng những lợi ích đó qua cái gọi là THUẾ.
Vì sao ông Wead không ngạc nhiên? Vì ông đã từng là thành viên tư vấn cấp cao ở Nhà Trắng, ông hiểu rõ cơ chế đằng sau những ký kết đó, hiểu rõ những nhóm lợi ích đứng sau giật dây, hiểu rõ truyền thông đã bị mua chuộc như phương tiện tuyệt vời để đánh lạc hướng dư luận hay nói nặng hơn: tẩy não dư luận.
Dù từng là cố vấn cấp cao của hai đời Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, ông Wead nhận định thẳng thắng rằng Tổng thống Mỹ ở cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ít nhiều đều bị chi phối bởi các thế lực ngầm đứng sau: những thế lực có thể ôm trọn truyền thông và bắt nó hoạt động theo ý mình. Nhưng ông Trump lại khác, ông ấy đã là tỷ phú, ông không cần tiền của những thế lực đó làm bàn đệm, ông ấy cũng không cần phải lấy lòng những thế lực đó để dọn đường cho cuộc sống hưởng thụ an nhàn sau khi rời nhiệm kỳ.
Wead cho rằng là một doanh nhân thành đạt chưa từng bước vào con đường chính trị, ông Trump không bị dẫm vào lối nghĩ gò bó rập khuôn, không bị chui vào những cái hộp được đóng sẵn như các chính trị gia trước đây. Sự giải phóng này giúp ông nhìn rõ “bệnh tình” của nước Mỹ theo một hướng khác và rõ ràng đã có những kế hoạch phù hợp hơn. Tuy nhiên việc TT Trump từng bước phá vỡ những luật bất thành văn trong giới chính trị, gây đe dọa đến những lợi ích nhóm đứng sau, đã khiến ông giống như một con sói đầu đàn đơn độc bị cả đàn vây hãm tấn công trong suốt thời gian qua.
Tôi tưởng TT Trump bị truyền thông và giới chính trị gia đánh tơi tả từ khi ông trúng cử, nhưng thật sự thì ông đã bị “ném bom” từ khi mở lời ra tranh cử. Tìm đọc lại những nguồn thông tin từ Wead ghi trong sách, tôi phải thật sự nể phục sự phớt lờ của ông Trump với cánh truyền thông, khi bất kể phát ngôn nào của mình cũng bị truyền thông moi móc.
Khi Trump nói ông có kế hoạch sẽ mang việc làm về Mỹ, sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng trưởng, làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại… lập tức cánh nhà báo giật tít mỉa mai, chính trị gia ở cả 2 đảng cười nhạo như “Heo thì làm sao biết bay”; “Hắn có cây phép thuật à?”; “Bí mật ở các kế hoạch của hắn là hắn chả có kế hoạch nào cả”; “Trump đang mơ đấy”… Cả Hollywood, giới tỷ phú, giới nghiên cứu học thuật đều chống lại Trump.
Bỏ ngoài tai tất cả những châm biếm, tấn công từ truyền thông, sự chống đối từ đảng đối lập và ngay cả những chính trị gia cùng đảng Cộng Hòa, thậm chí cả 5 đời cựu tổng thống Mỹ thời điểm đó đều không chọn Trump, nhưng cuối cùng ông đã thắng trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Đó có phải là sự may mắn?
Wead đã viết lại rất chi tiết về hành trình tranh cử đầy đơn độc và khó khăn của ông Trump. Nhờ đó, người đọc sẽ biết được sự thật TT Trump cùng các con của mình đã tiếp xúc với các cử tri như thế nào, sẽ biết được sự thật đảng đối lập đã dùng truyền thông đưa sai thông số dự báo về tỷ lệ bầu chọn để làm nhụt chí những người ủng hộ tin rằng ông Trump sẽ thua ra sao.
Lý do gì bang Wisconsin trong suốt 32 năm chỉ bầu cho ứng viên đảng Dân Chủ, đã quay qua bỏ phiếu cho ông Trump? Ông đã thắng ở Ohio – 1 tiểu bang trong suốt 44 đời Tổng thống qua hễ ứng viên nào chiếm được phiếu bầu thì người đó sẽ thắng cử – như thế nào? Tại sao có những cử tri tự nhận rằng họ đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ cả đời mà giờ lại thay đổi như lần bầu cử này?
Làm thế nào ông Trump giành được phiếu bầu những nơi mà nhà Clinton còn không thèm đến vận động vì tin chắc phần thắng thuộc về mình? Tại sao bang Florida gần như nắm chắc phần phiếu về cho Hillary Clinton nhưng cuối cùng đã làm cho đảng Dân Chủ ngỡ ngàng ở phút cuối? Rõ ràng, đó không phải là may mắn.
Nếu ông Wead không viết quyển sách này, có lẽ chúng ta sẽ không biết rằng thật sự Mỹ đã gần như có chiến tranh với Triều Tiên ra sao. Khi cựu Tổng thống Obama rời nhiệm kỳ, ông thừa nhận rằng Kim Jong-un sẽ là vấn đề lớn nhất mà ông Trump sẽ phải đối mặt. Thật thú vị khi đọc đoạn đối thoại của TT Trump và Kim qua cách kể lại từ ông Wead.
TT Trump đã nhận ra ở Kim rằng, những tên độc tài thường uy hiếp kẻ yếu, không phải kẻ mạnh hơn. Tuy nhiên ông đã rất cẩn trọng và đã thành công trong việc đàm phán lần thứ nhất với Kim tại Singapore. Chấm dứt việc thử vũ khí hạt nhân, đưa con tin bị bắt giữ, đưa hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên từ cuộc chiến Nam Hàn về Mỹ, một kết quả tuyệt vời mà ông Wead cho biết phải mất 11 đời Tổng thống để thực hiện được.
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam lẽ ra có thể đạt kết quả tốt đẹp nếu như truyền thông Mỹ không cố tình ‘vạch áo cho người xem lưng’. Tại sao ngay thời điểm quan trọng của cuộc đàm phán, kênh truyền hình trên màn ảnh tivi được chia ra làm đôi với 1 bên là hình ảnh trực tiếp hội nghị Mỹ-Triều, 1 bên là hình ảnh Hạ viện Mỹ đưa ra những cáo buộc khác về ông Trump? Đó chẳng phải là một thông điệp cho cả thế giới biết nội bộ Mỹ đang bị chia cắt sao?
Bằng cách nào đó, Kim rõ ràng đã nhận ra thông điệp ấy. Ông Trump muốn duy trì hòa bình thế giới ư, hãy quay về giải quyết xung đột nội bộ trong nước trước đi! Đó là kết quả vì sao ở lần đàm phán thứ 2, Tổng thống đã không đạt được một thỏa thuận nào với Kim. Ông Wead nhìn nhận rằng thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.
Ông Wead viết, khi TT Trump tuyên bố Mỹ rút lui khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris, giới hoạt động môi trường, truyền thông, đảng đối lập phản đối la ó. Dân chúng phần lớn cũng chửi ông mà không hiểu rõ cái Hiệp định đó là về gì. Vâng, cái Hiệp định ấy là để Mỹ phải tham gia bỏ tiền, đầu tư công nghệ, máy móc để dọn dẹp việc ô nhiễm môi trường của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ , Nam Phi… Tiền từ đâu, từ tiền thuế dân Mỹ mà ra cả. Những người chửi ông Trump liệu khi biết tiền thuế của mình trước giờ phải cõng luôn cái việc dọn dẹp vệ sinh cho những nước chuyên gây ô nhiễm đó thì có còn muốn la làng lên nữa không?
Khi cựu TT Obama ký tham gia Hiệp định Paris 2016, truyền thông đã không hề nêu rõ nội dung về nó cho dân Mỹ biết, tất cả chỉ được viết ngắn gọn rằng nó tốt cho việc bảo vệ môi trường. Nhờ truyền thông che đậy, ông Obama lại được thêm lòng dân qua phong cách quý ông lịch lãm biết yêu môi trường. Nhưng sự thật thì ông Obama đã vi phạm điều lệ Byrd-Hagel Resolution năm 1997 quy định rằng Mỹ không được ký kết bất cứ hiệp định nào về việc làm sạch môi trường ở các nước đã nêu trên mà không kèm theo những quy định bắt buộc những nước đó phải có biện pháp hạn chế việc gây ô nhiễm tại chính nước của mình. Vậy nhưng khi ông Trump rút lui khỏi Hiệp định, nước Mỹ gào lên chửi. Ông Wead châm biếm, dường như truyền thông đã nhào nặn thành công một hình tượng Obama bóng láng không tì vết trong lòng hơn một nửa dân chúng Mỹ.
Vì mang danh là anh cả của thế giới, Mỹ phải đang ‘è cổ’ bao bọc quân sự miễn phí cho các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả rập, khối NATO… cho tới khi TT Trump đem bàn cân ra đặt lại. Ông cho rằng thật vô lý khi Mỹ phải bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim để tạo nên những đầu đạn, tên lửa, vũ khí và tặng không cho các nước đang được coi là siêu cường của thế giới.
Giới ngoại giao, báo chí, tướng tá lại nhao lên lo sợ Mỹ sẽ làm mất lòng các đồng minh Á – Âu. Ông Trump đã thẳng thắn gọi đó là mối quan hệ lợi dụng và giữ vững lập trường của mình. Thông điệp của ông rất rõ: vâng, đồng minh quan trọng nhưng Mỹ vẫn quan trọng hơn. Mỹ không thể bị bòn rút như vậy nữa. Đức, Nhật không còn là những nước lụi bại sau chiến tranh, rõ ràng hiện nay họ đã là siêu cường. Hãy nhìn nền kinh tế và sự phát triển của Nam Hàn, Ả Rập xem, đó là những nước nghèo yếu cần bảo vệ miễn phí sao?
Với tài thương lượng của mình, ông lại thành công trong việc bớt đi một gánh nặng trên lưng tầng lớp trung lưu Mỹ. Không những thế, nhờ ông Trump mà hệ thống phòng ngự NATO đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Về kinh tế, ông Wead thừa nhận rằng trong vài chục năm qua chưa có đời Tổng thống nào đưa Mỹ đạt được mức tăng trưởng kinh tế tới 4,3% như ông Trump vào thời điểm Wead kết thúc quyển sách. TT Trump đã làm gì để thay đổi những luật lệ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước từ thời Clinton, Bush và Obama, khiến cho các hãng xưởng dần bốc hơi qua bên kia bán cầu? Ông đã làm gì để mang các hãng xưởng về lại Mỹ? Là một nhà kinh doanh, ông Trump hiểu rõ cái gọi là thương mại tự do hoàn toàn ko mang lại lợi ích bằng nhau cho đôi bên, mà đó là cái bẫy bên được bên mất. Hãy tưởng tượng với 1 hãng xưởng được mở ra tại Trung Quốc từ doanh nghiệp Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc 1 hãng xưởng tại Mỹ bị đóng đi. Khi dân Trung Quốc có việc làm, dân Mỹ sẽ bị mất việc.
Chúng ta tin rằng việc mang việc làm sang những nước có giá nhân công thấp để đổi lại được mua sản phẩm rẻ hơn là điều có lợi cho đôi bên, nhưng thật sự đó là cái bẫy. Ngay lúc này, cái bẫy mà không riêng gì Mỹ mà cả thế giới đang mắc phải đã lộ rõ qua việc thiếu hụt đồ y tế do phụ thuộc vào khâu sản xuất từ Trung Quốc. Thật tiếc khi TT Trump chưa kịp dẹp hết cái bẫy này thì lại đang bị chỉ trích từ nhiều phía về tình hình hiện tại.
Vì sao giới học thuật, các trường đại học Mỹ thường ủng hộ cho Dân Chủ? Vì sao các ứng viên của đảng này luôn mang những vấn đề về súng, về việc xóa hết nợ cho sinh viên, về y tế, về dân nhập cư, về đường lối ngoại giao song phương mềm mỏng… để làm chủ đề chính cho những cuộc vận động tranh cử? Liệu những vấn đề đó có thật sự tốt như nó được hứa từ các ứng viên? Liệu nó giúp Mỹ đứng vững hay suy yếu thêm trên đấu trường thế giới? Đối tượng tầng lớp nào họ đang hướng đến để kiếm được sự ủng hộ?
Tại sao lại trì hoãn ngăn chặn dân nhập cư bất hợp pháp? Tại sao đảng Dân Chủ đưa ra ý kiến đồng thuận việc cấp bảo hiểm y tế cho dân nhập cư lậu trong cuộc bầu cử sắp tới? Liệu có phải di dân lậu từ các nước Nam Mỹ thông qua cửa ngõ Mexico là một nguồn lợi nhuận dồi dào mà chỉ có dân chính trị gia, lợi ích nhóm ngầm thỏa hiệp với nhau mới hiểu rõ?… Hãy đọc và tìm câu trả lời qua lối viết lôi cuốn rõ ràng từ tác gia Wead.
Có nhiều những thành tựu khác mà TT Trump đã đạt được chỉ trong hai năm đầu nhiệm kỳ mà ông Wead phải thừa nhận rằng chưa có đời Tổng thống gần đây nào đạt được như vậy. Từ kinh tế, quân sự, đàm phán ngoại giao cho đến giải thoát con tin Mỹ, tiêu diệt khủng bố… ông Trump đều hoàn thành nhanh gọn. Nhưng phần lớn truyền thông và đảng đối lập sẽ không dễ dàng thừa nhận những thành tựu đó.
TT Trump đang là cái gai đã gây tổn thất quá nhiều cho lợi ích nhóm mà họ sẽ phải dùng mọi thủ đoạn để nhổ bỏ đi. Đó là lý do tại sao phải tạo ra giả thuyết tố cáo Trump đã bắt tay với Nga gian lận trong bầu cử (tốn 40 triệu USD để điều tra từ tiền thuế dân!) Khi không tìm được chứng cớ, thì họ lại tạo ra phiên tòa luận tội vô lý. Chắc chắn ông Trump sẽ còn chịu nhiều chống đối khác cho đến khi đảng đối lập và các nhóm lợi ích đạt được mục đích của họ.
Kết thúc quyển sách của mình, ông Wead để người đọc tự tìm ra câu trả lời cho tương lai của nước Mỹ qua những con số xác thực, những vấn đề quan trọng ông đã đưa ra phân tích. Liệu những thành quả mà TT Trump đạt được sẽ được người sau tiếp nối hay dẹp bỏ? Ông Wead cho rằng sẽ sớm thôi khi những cuộc tranh cử theo lối mòn cũ trở lại khi ông Trump ra đi, khi các ứng viên Tổng thống được đo ni đóng gót khác trong guồng máy chính trị được đưa lên, khi Mỹ lại dẫm vào những cái bẫy kinh tế ngoại giao khác, khi Mỹ đánh mất vị trí số 1 của mình, dân Mỹ sẽ tỉnh giấc nhìn ra sự thật về những việc TT Trump đã làm luôn hướng đến “America First” (Nước Mỹ trên hết) như thế nào. Nhưng thật tệ là lúc đó đã quá muộn!’
Ann Nguyen / Trithucvn
(Trí thức VN biên tập lại và đăng với sự đồng ý của tác giả)
Lời tựa tác giả: Tôi viết bài này để truyền tải lại một phần nội dung và giới thiệu quyển sách tác giả Doug Wead đã viết. Xin phép không tranh luận vấn đề yêu hay ghét, đúng hay sai của ông Trump. Nếu thấy phù hợp, bạn hãy tìm đọc và chia sẻ bài viết để nhiều người biết đến cuốn sách, vì chắc chắn sách sẽ không làm bạn thất vọng. Chúa phù hộ cho nước Mỹ!
Nguồn: Wead, Doug. Inside Trump’s White House. New York: Center Street, 2019.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Dự báo thời tiết 12/6, miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối mưa vài nơi

Các tỉnh miền Bắc ban ngày trời nắng nóng, có nơi trên 38 độ; tới chiều tối xuất hiện mưa rào và giông vài nơi.

Hôm nay (12/6), phía Tây Bắc Bộ ngày nắng nóng 34-37 độ, Hoà Bình có nắng nóng gay gắt 36-38 độ; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, khu Tây Bắc có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Phía Đông Bắc Bộ nhiệt độ phổ biến 35-38 độ, trời nắng nóng, có nơi gay gắt trên 38 độ. Mưa rào và giông vài nơi xuất hiện về chiều tối và đêm. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết 12/6, miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối mưa vài nơi
Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối vài nơi có mưa 
Thời tiết Hà Nội nắng nóng 35-37 độ, có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ. Tới chiều tối có mưa rào và giông rải rác; trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế nhiệt độ cao nhất 36-39 độ, trời nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt trên 39 độ. Chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi.
Đà Nẵng đến Bình Thuận nắng nóng 35-38 độ, phía Bắc ở mức gay gắt trên 38 độ. Mưa rào và giông vài nơi xuất hiện về chiều tối và đêm.
Tây Nguyên nhiệt độ ban ngày từ 31-34 độ, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác. Ban đêm nền nhiệt giảm thấp nhất còn 21-24 độ.
Khu vực Nam Bộ nhiệt độ phổ biến 32-35 độ; chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Tại TP.HCM là 35 độ và Cần Thơ 32 độ.
 
Về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần Biển Đông, dự báo trong những giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Đến 19h hôm nay, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Philippines) khoảng 130km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến tối mai, vị trí tâm bão ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách HongKong khoảng 330km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống Donald Trump: Át chủ bài đương đầu với thế lực đen tối


Tổng thống Donald Trump: Át chủ bài đương đầu với thế lực đen tối
Trump sẽ kết thúc thế kỷ thống trị bởi dối trá, tiền bạc và quyền lực mua chuộc lương tri bằng sức mạnh của các giá trị đạo đức ông theo đuổi thách thức mọi quyền lực đen tối của ĐCSTQ... (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Donald Trump có lẽ là vị tổng thống chịu nhiều phong ba bão táp nhất trong lịch sử chính trị Mỹ. Ngay từ khi tranh cử ông đã bắt đầu một hành trình dài dưới cuồng phong của những lời thoá mạ, miệt thị, vu khống tồi tệ nhất, trở thành mục tiêu khủng bố của phe cánh tả với dồn dập các chiêu trò cáo buộc gian dối, luận tội, điều tra… và gần đây nhất là cuộc tấn công dưới chiêu bài sắc tộc. Tại sao phe cánh tả không thể chấp nhận nổi sự tồn tại của ông?
Có rất nhiều lý do mà những kẻ chống ông không muốn thừa nhận, thậm chí nhắc đến, nhưng đó là những con át chủ bài khiến một người chưa từng tham gia chính trường và có quan điểm trái ngược với kiểu chính trị truyền thống ở Washington như ông, đường hoàng trở thành ông chủ Nhà Trắng.
Tự trả tiền cho chiến dịch tranh cử
Ngày 15/8/2015, khi được hỏi trong một lần xuất hiện trước công chúng ở bang Iowa, rằng ông có sẵn sàng chi ra 1 tỷ đô la từ tiền riêng của mình vào chiến dịch tranh cử hay không, Trump đã trả lời: "Tôi sẽ làm thế. Tôi làm ra 400 triệu đô la mỗi năm nên làm thế thì cũng đâu có khác biệt gì nhiều? (1)
Trong khi các chính trị gia tham gia chiến dịch tranh cử theo cách truyền thống là vận động hành lang và nguồn tài trợ, Trump tự chi trả phần lớn cho chiến dịch tranh cử của mình. Ông là ứng viên giàu nhất, một tỷ phú có thể tự ký séc cho mình thay vì dựa vào sự giúp đỡ từ các nguồn tài trợ bên ngoài. Nó đem lại một lợi thế to lớn về mặt chiến thuật so với các ứng cử viên khác đang chạy đua cạnh tranh với ông.
“Tôi sẽ dùng tiền riêng của mình. Tôi không sử dụng người vận động hành lang. Tôi không sử dụng tiền quyên góp. Tôi không quan tâm. Tôi thực sự giàu có”, Trump nói trong buổi chính thức tuyên bố tranh cử.
Thành công không thể chối cãi của Donald Trump trên thương trường chính là khác biệt lớn nhất giữa ông và những ứng viên tổng thống khác. Ông cho thấy rằng với của cải và sự nghiệp kinh doanh thành công của mình, ông không chỉ đủ điều kiện để trở thành tổng thống mà điều đó còn cho phép ông không bị hấp dẫn bởi những lợi ích đặc biệt mà theo ông là chi phối nền chính trị Mỹ.
“Tôi sẽ dùng tiền riêng của mình. Tôi không sử dụng người vận động hành lang.
“Tôi sẽ dùng tiền riêng của mình. Tôi không sử dụng người vận động hành lang..." (Ảnh: Shuttersrock)
Các phương pháp gây quỹ đã sản sinh ra các chính trị gia
Con át chủ bài của Trump là việc ông không phải người đại diện về chính trị như thông thường. Ông chỉ rõ rằng: các phương pháp gây quỹ đã sản sinh ra các chính trị gia. Chính trị gia là kết quả của các nguồn quyên góp cho chiến dịch, họ sẽ phân phát lợi ích chính trị sau khi được ngồi vào vị trí cao, tạo thành những nhóm lợi ích riêng. Sự giàu có của Trump cho phép ông có được một quyền lợi xa xỉ là không phải phụ thuộc vào những nguồn quyên góp tài trợ cho chiến dịch của mình, do đó ông không mang ơn bất kỳ ai hay bất kỳ nhóm lợi ích đặc biệt nào.
"Tôi không phải là một chính trị gia. Tôi không thể bị mua chuộc. Tôi sẽ không chạy loăng quăng khắp đất nước để xin mọi người tài trợ tiền cho chiến dịch của tôi. Tôi sẽ không nợ bất kỳ ai bất kỳ cái gì. Tôi sẽ không mang ơn bất kỳ ai." (1)
Việc Trump từ chối những nhà vận động hành lang, nhà tài trợ mặc dù ông có rất nhiều bạn bè giàu có sẵn sàng ủng hộ, thực sự là một đòn chí mạng đối với các đối thủ. Bởi vì bằng cách đó, ông phơi bày bộ mặt đen tối của các chính trị gia trong các cuộc bầu cử.
“Tôi đã quan sát các chính trị gia. Tôi đã thương thảo với họ trong suốt cuộc đời mình. Họ sẽ không bao giờ khiến nước Mỹ lại trở nên vĩ đại. Họ hoàn toàn bị khống chế bởi nhưng người vận động hành lang, những nhà tài phiệt và những lợi ích đặc biệt.”  (3)
Tôi có những người vận động hành lang chứ. Tôi phải nói cho các bạn biết tôi có những người vận động hành lang làm ra bất kỳ điều gì tôi cần. Họ rất tuyệt. Nhưng bạn biết không điều đó sẽ không xảy ra. Nó sẽ không xảy ra bởi chúng ta phải dừng làm những việc cho người khác nhưng phá hoại đất nước này. Chúng ta phải dừng việc đó lại ngay lập tức.” (1)
Tôi đã quan sát các chính trị gia. Tôi đã thương thảo với họ trong suốt cuộc đời mình. Họ sẽ không bao giờ khiến nước Mỹ lại trở nên vĩ đại.
Tôi đã quan sát các chính trị gia. Tôi đã thương thảo với họ trong suốt cuộc đời mình. Họ sẽ không bao giờ khiến nước Mỹ lại trở nên vĩ đại..." (Ảnh: Shuttersrock)
Câu chuyện về Ford - sự thực đằng sau những cuộc bầu cử ở Mỹ
Để mọi người hình dung về những chính trị gia đã bị chi phối bởi những nhà tài trợ, vận động hành lang như nào, Trump ví dụ khi Ford sắp thông báo họ sẽ xây một nhà máy sản xuất ô tô xe tải và phụ tùng trị giá 2,5 tỷ đô la ở Mexico. Nó sẽ là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới. Ông sẽ làm gì trong vai trò tổng thống.
“Tôi sẽ gọi điện cho Tổng giám đốc Ford. Chúc mừng. Tôi hiểu là anh đang xây dựng một nhà máy trị giá 2,5 tỷ đô la trên đất Mexico và anh sẽ mang xe từ nhà máy đó về bán tại Mỹ. Vậy thì chúng tôi sẽ đánh thuế 35% cho từng chiếc ô tô, từng chiếc xe tải, từng phụ tùng được sản xuất từ nhà máy đó khi chúng đi qua biên giới. Khoản thuế đó sẽ được thu đồng thời khi giao dịch. Chấm hết”. (1)
Vậy thì chúng tôi sẽ đánh thuế 35% cho từng chiếc ô tô, từng chiếc xe tải, từng phụ tùng được sản xuất từ nhà máy đó khi chúng đi qua biên giới.
Vậy thì chúng tôi sẽ đánh thuế 35% cho từng chiếc ô tô, từng chiếc xe tải, từng phụ tùng được sản xuất từ nhà máy đó khi chúng đi qua biên giới.(Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
Nếu không phải Trump mà là một trong những chính trị gia đang chạy đua vào vị trí đó thì đây là những gì sẽ xảy ra. Họ sẽ nhận được cuộc gọi từ những nhà tài trợ của họ hoặc có thể là từ những người vận động hành lang của Ford, nói rằng: “Ông không thể làm thế với Ford, vì Ford lo cho tôi, còn tôi thì lo cho ông, và ông không thể làm thế với Ford được”.
Và kết quả là họ sẽ xây ở Mexico và mang đi hàng ngàn việc làm của người Mỹ.
Dưới thời tổng thống Trump mọi việc sẽ diễn ra như sau. “Sau khi tôi thông báo tin xấu, ông ta sẽ gọi điện cho hàng loạt chính trị gia. Sau hàng loạt cuộc gọi từ 30 người bạn của tôi, những người đã đóng góp cho những chiến dịch, từ tất cả các nhóm lợi ích đặc biệt, từ những nhà tài trợ và những người vận động hành lang, họ sẽ chẳng có cơ hội nào để thuyết phục tôi cả. 0%. Vì tôi không cần tiền của bất kỳ ai. Thật tuyệt. Tôi tiêu tiền của tôi cho chiến dịch tranh cử. Và nhân tiện, đó là lối tư duy, cách suy nghĩ mà các bạn cần cho đất nước này. Bởi vì chúng ta phải làm cho đất nước giàu có. (1)
Đó là bức tranh không thể rõ ràng hơn về sự thực đằng sau những cuộc bầu cử ở Mỹ. Tầng lớp tài trợ, giới tinh hoa có tiền mua các chính trị gia và xoay chuyển bầu cử như một đặc quyền sẵn có.
Washington post đưa tin Bill, Hillary và quỹ Clinton đã quyên được gần 2 tỷ đô la từ một mạng lưới toàn cầu rộng khắp bao gồm các tập đoàn khổng lồ, các tổ chức tài trợ chính trị chính phủ nước ngoài và các nhóm lợi ích giàu có khác. Bài báo vạch rõ các nhà tài trợ cá nhân nước ngoài cũng như nhiều nước khác, những kẻ có thể được lợi dưới chính quyền của Hillary Clinton.
Washington post đưa tin Bill, Hillary và quỹ Clinton đã quyên được gần 2 tỷ đô la từ một mạng lưới toàn cầu rộng khắp bao gồm các tập đoàn khổng lồ, các tổ chức tài trợ chính trị chính phủ nước ngoài và các nhóm lợi ích giàu có khác. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
Hillary và quỹ Clinton đã quyên được gần 2 tỷ đô la từ một mạng lưới toàn cầu  (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
Khi không bị tiền che mắt, Trump nhìn thấu vấn đề của nước Mỹ
Chính vì con mắt Trump không bị che lấp bởi tiền và suy nghĩ của ông không bị trói buộc bởi lợi ích, ông không phải luồn cúi ai cho nên ông dễ dàng nhận ra vấn đề của nước Mỹ. Đó là lý do ông nhận ra một chính phủ ngầm, một thế lực đen tối hoàn toàn bị chi phối bởi đồng tiền đang thao túng nước Mỹ từ bên ngoài và cả bên trong.
Trump ủng hộ thương mại tự do nhưng vấn đề của thương mại tự do là cần phải có những người thực sự tài năng để có thể đàm phán. “Cần có những nhà lãnh đạo hiểu rõ vấn đề chứ không phải thủ đoạn chính trị. Thương mại tự do sẽ thật sự tuyệt vời nếu bạn có những người thông minh, nhưng chúng ta lại có những kẻ ngu ngốc và chúng ta có những kẻ bị chi phối bởi những mối quan tâm đặc biệt và như thế thì chẳng có tác dụng gì cả.”  Trump nói. (1)
Nửa thế kỷ qua Mỹ đã thông qua những thoả thuận thương mại có lợi cho các đối tác hơn là cho nước Mỹ. Mỹ mua nhiều hơn bán, chảy máu việc làm và vốn tư bản sang phần còn lại của thế giới do các thỏa thuận thương mại quá hào phóng. Các công ty đa quốc gia hợp tác với chính quyền Obama tiếp tục mở cửa cho lao động giá rẻ ở Trung Quốc và thế giới thứ ba thông qua các chương trình tự do thương mại toàn cầu như TPP, NAFTA, OPEC….
Các công ty đa quốc gia hợp tác với chính quyền Obama tiếp tục mở cửa cho lao động giá rẻ ở Trung Quốc và thế giới thứ ba...
Các công ty đa quốc gia hợp tác với chính quyền Obama tiếp tục mở cửa cho lao động giá rẻ ở Trung Quốc và thế giới thứ ba... (Ảnh: GREG BAKER/AFP qua Getty Images)
Những kẻ bán rẻ đất nước
“Chúng ta có những kẻ thất bại. Chúng ta có những kẻ chẳng có gì. Chúng ta có những kẻ suy đồi. Chúng ta có những kẻ đang bán rẻ đất nước.” (1)
Chủ hãng Solyndra, một công ty sản xuất tấm năng lượng mặt trời của Mỹ, tỷ phú George Kaiser là nhà quyên góp lớn cho Obama và là một thành viên trong “bộ sậu” gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của vị tổng thống này. Thế nên, chính quyền Obama đã đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cho công ty này một khoản vay trị giá 535 triệu đô-la có sự bảo đảm của chính quyền liên bang. Obama tham dự một sự kiện quan hệ công chúng tại Solyndra phát biểu tán dương Solyndra, những việc làm xanh, và biện minh cho việc tại sao người đóng thuế phải bỏ tiền ra kích thích các công ty xanh. Công ty này đã phá sản sau đó, 1.100 công nhân mất việc làm, và người đóng thuế Mỹ mất số tiền hơn nửa tỷ đô-la.
Không chỉ thông đồng với các nhà tài trợ trong nước để lãng phí tiền thuế của dân, những chính trị gia bị thao túng bởi tiền còn sẵn sàng bán rẻ đất nước.
“Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obama có vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy.” (2)
Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obama có vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta.
"Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obama có vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta..." (Ảnh: MANDEL NGAN/AFP qua Getty Images)
Đó là lý do tại sao Obama sẵn sàng chuyển công ăn việc làm của người Mỹ ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Obama dùng nguồn lực Mỹ để tái thiết Trung Quốc và nhiều nước khác. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão. Các chính sách cùng phản ứng yếu ớt của Barack Obama trước việc Trung Quốc thao túng đồng tiền nước này, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất Mỹ một cách có hệ thống khiến 14,4 triệu người Mỹ mất việc. Gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ...
Barack Obama thậm chí còn tuyên bố rằng: “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á.”  (2)
Kinh tế gia Alan Tonelson đã chỉ ra mối quan hệ giữa trò bán nước của Obama và các nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc.
“Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm… cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái.” (2)
Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm…
Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm… (Ảnh: Shutterstock)
Nhập cư trái phép vì các nhà tài trợ muốn có lao động giá rẻ
Trump chỉ ra rằng: Chính trị gia 2 đảng nhắm mắt trước vấn nạn nhập cư trái phép bởi một số mạnh thường quân ủng hộ họ trong giới kinh doanh muốn có lao động rẻ một cách phi tự nhiên. Đảng Dân chủ muốn thu hút những người nhập cư trái phép là khối cử tri tiềm năng khác ủng hộ đảng mình bằng những món bánh chính phủ thực hiện các chương trình phúc lợi. Năm nào người đóng thuế cũng phải chi 113 tỷ đô-la trả cho các chi phí nhập cư trái phép, số tiền đáng lẽ không phải trả nếu quan chức Washington không âm mưu những thủ đoạn chính trị đen tối như vậy.
Công ty truyền thông là cánh tay dài của đảng Dân chủ
Truyền thông tinh hoa Mỹ thì từ bỏ vai trò độc lập đưa tin trung thực và chính xác những chủ đề quan trọng. Thay vào đó, các kênh truyền thông này đang cố điều khiển người xem tin vào những gì họ muốn truyền tải và ủng hộ cho ứng viên mà họ muốn được chọn lựa ở cuộc bầu cử.
Các công ty truyền thông Mỹ là cánh tay nối dài của Đảng Dân chủ, đều được sở hữu bởi các tỷ phú và ĐCSTQ. Những tỷ phú này lại chính là những nhà vận động hành lang hoặc tài trợ cho các chính trị gia, họ bảo vệ ứng viên tốt nhất cho lợi ích của họ. Nhưng họ không thể đạt được mục đích đó với Trump.
Ông sử dụng mạng xã hội cá nhân như kênh truyền thông riêng của mình và chẳng định mất xu nào cho báo chí để quảng cáo mình như các chính trị gia khác. Đó là lý do mà truyền thông ra sức bôi nhọ bóp méo đưa tin sai lệch nhằm mọi cách để bôi xấu hình ảnh Trump nhằm tẩy não công chúng.
"Một trong những vấn đề mà giới truyền thông phải đối mặt với tôi là tôi không sợ họ. Những người khác phải tìm cách hoặc thậm chí xin xỏ sự chú ý từ báo chí. Tôi thì không. Mọi người đáp ứng lại các ý kiến ​​của tôi. Các kênh truyền thông này bán được nhiều hơn khi có mặt tôi lên trang bìa hoặc khi tôi đưa nhiều người xem đến các chương trình truyền hình của họ hơn mức họ có thể. Và thật nực cười khi biết rằng tôi mang lại sự chú ý cao nhất cho họ khi họ chỉ trích tôi." (4)
Một trong những vấn đề rắc rối mà truyền thông gặp phải đối với tôi là tôi không có sợ họ. (Ảnh: ERIC BARADAT/AFP qua Getty Images)
Mạnh Thường Quân của Trump là… người dân
Mặc dù không cần các nhà tài phiệt tài trợ, nhưng ông lại nhận được những khoản tiền nhỏ mà người dân muốn ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của ông với số tiền nhỏ dưới 200 đô la Thay vì phải luồn cúi các nhà tài trợ, ông lại được sự ủng hộ của những người dân, những lá phiếu bầu tự do thực sự.
“Hôm trước một người phụ nữ đã gửi 7,23 đô la thật dễ thương. Cô ấy đã viết bức thư nhỏ nhắn đẹp đẽ. Đó là những gì cô có. Nhưng chúng ta có rất nhiều khoản đóng góp nhỏ. Tôi sẽ nhận cả những khoảng đóng góp lớn miễn là họ đừng kỳ vọng bất kỳ điều gì cả, vì những người duy nhất có thể kỳ vọng cái gì đó từ tôi là những người muốn nhìn đất nước này trở nên vĩ đại một lần nữa. 
Những người duy nhất. Vì vậy chắc chắn tôi sẽ nhận, tôi thực sự thích ý tưởng đầu tư vào một chiến dịch nhưng nó phải không có ràng buộc gì cả. Tôi không muốn có bất kỳ ràng buộc nào. Tuần trước tôi đã từ chối 5 triệu đô la từ một người vận động hành lang rất quan trọng vì một thứ như thế có rất nhiều sợi dây ràng buộc. Một hai năm nữa, anh ta sẽ đến gặp tôi và muốn một cái gì đó cho một đất nước mà anh ta đại diện hoặc cho công ty mà anh ta đại diện. Đó là loại tiền mà tôi sẽ không lấy" (5)
Thay vì phải luồn cúi các nhà tài trợ, ông lại được sự ủng hộ của những người dân, những lá phiếu bầu tự do thực sự. 
Thay vì phải luồn cúi các nhà tài trợ, ông lại được sự ủng hộ của những người dân, những lá phiếu bầu tự do thực sự. (Ảnh: Shuttersrock)
Vị tổng thống không thể mua chuộc
Không chỉ dùng tiền riêng tranh cử, ông và các thành viên trong gia đình tham gia trong Chính phủ đều không nhận lương. Kể từ lúc nắm quyền năm 2017, ông Trump đã chuyển 400.000 USD lương hằng năm của mình cho một cơ quan khác nhau mỗi quý.
Trong khi Đảng cộng sản Trung Quốc đã vươn cái vòi bạch tuộc ra khắp thế giới, mua chuộc các chính trị gia, chi phối ngay cả các tổng thống, các quốc gia bằng những cái bắt tay trong bóng tối để họ sẵn sàng bán rẻ đất nước mình, bán rẻ linh hồn mình cho quỷ dữ thì ĐCSTQ nhận ra một sự thật mà không thể nào nuốt trôi nổi là: Trump là vị tổng thống không thể bị mua chuộc.
"Tôi muốn làm những điều có ích cho đất nước, không phải những điều có ích cho những nhóm lợi ích đặc biệt đã đóng góp tiền, cũng không phải những điều có ích cho những người vận động hành lang hay các nhà tài trợ "(6)
Đó là lý do vì sao khi nắm quyền, ông đã tạo ra một cơn lốc hoạt động, phá bỏ tệ quan liêu, lãng phí thâm căn cố đế ở Washington, cắt bỏ các ưu đãi cho quan chức chính phủ từ tiền thuế của dân, thay đổi các thỏa thuận thương mại vô lý đã được lót tay cho các đời tổng thống trước, thẳng tay trừng trị các hành vi gian lận cả trong nước lẫn quan hệ đối ngoại. Gần đây nhất ông ngày càng thể hiện chính sách dứt khoát khi chấm dứt tài trợ cho những tổ chức quốc tế lớn như WHO, LHQ và lên án các tổ chức này vì bao che cho ĐCSTQ, thẳng tay trục xuất những kẻ gián điệp Trung Quốc về nước. Cánh tả và giới truyền thông đều kinh ngạc bởi vì các cấu trúc quyền lực lâu đời mà họ dựa vào là những thứ mà Tổng thống Trump kiên quyết phá hủy và xây dựng lại.
“Tôi yêu nước Mỹ. Và khi bạn yêu điều gì đó, bạn sẽ hết lòng bảo vệ nó – thậm chí bằng một cách hung hãn. Chúng ta là đất nước vĩ đại trên thế giới. Tôi không biện hộ gì cho đất nước này, tôi tự hào về nó, tôi khao khát được nhìn thấy chúng ta sẽ hùng mạnh và giàu có trở lại.” (2)
Ông trở thành mục tiêu tấn công không ngừng nghỉ bởi vì ông đại diện cho những gì đối lập với tất cả đám người đã huỷ hoại nước Mỹ, sự lãnh đạo của ông sẽ là cáo chung cho các liên minh lợi ích nhóm đang xâu xé đất nước này, thậm chí liên minh với nước ngoài để bán nước. Và đó là điều mà họ không thể chấp nhận nổi, hơn hết, họ biết rằng, không có cách nào thay đổi một con người can trường kiên định và quyết liệt đến cùng như ông.
họ biết rằng, không có cách nào thay đổi một con người can trường kiên định và quyết liệt đến cùng như ông.
họ biết rằng, không có cách nào thay đổi một con người can trường kiên định và quyết liệt đến cùng như ông. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Cội nguồn của đạo đức là đức tin
Tất cả các chính sách của ông thể hiện trên mọi lĩnh vực đều xuất phát từ một cái gốc quan trọng nhất là sự chính trực. Ông làm những điều Thiện tốt đẹp cho không chỉ người dân nước mình mà còn cả thế giới bằng tấm lòng Chân chính và với tâm đại Nhẫn trước mọi búa rìu của dư luận, truyền thông. Điều này chỉ có thể trở thành bất khả xâm phạm với một người dựa trên nền tảng tôn giáo sâu sắc, bởi đó chính là cội nguồn của đạo đức.
Hình ảnh ông cầm cuốn Kinh Thánh và những kẻ đập phá nhà thờ nhân danh một cuộc chiến sắc tộc là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đối đầu của 2 thế lực: Thiện-Ác, Chính-Tà, Đức Tin và Vô Thần. Bởi vì không có quyền con người nào cao hơn Đấng Sáng Thế, không ai đi bảo vệ nhân quyền bằng việc đập phá nơi thờ phụng Đấng Tối Cao đã tạo ra con người. Việc đập phá nhà thờ để nhân danh bảo vệ quyền con người chính nó đã phơi bày sự thật rằng đó không bao giờ là cuộc chiến bảo vệ nhân quyền, đó là cuộc chiến Ma quỷ muốn phá hoại Tôn giáo.
Washington, Tổng thống đau tiên của Hoa Kỳ từng nói: “Chính sách của nước Mỹ là lấy nguyên tắc đạo đức cá nhân làm cơ sở, lấy hết thảy đặc điểm của việc đắc được lòng dân và sự tôn trọng của toàn thế giới để thể hiện ra tính ưu việt. Tôn giáo và đạo đức là hai trụ cột thiết yếu. Chính trị gia thuần túy phải giống như một người thành kính, biết tôn trọng và trân quý tôn giáo cùng với đạo đức.”
Trong tất cả mọi biến động, điều ông quan tâm nhất là bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Ông đau xót khi nhà thờ bị đập, ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo, yêu cầu mở cửa lại nhà thờ sớm nhất. Ông sẵn sàng đối mặt với thể chế độc tài đang kéo cả thế giới chết chìm trong sự vô Đạo của nó, ông phơi bày cho cả thế giới thấy bộ mặt tà linh ma quỷ đằng sau cái tên gọi cường quốc mà nó âm mưu làm chủ thế giới.
Hình ảnh ông cầm cuốn Kinh Thánh và những kẻ đập phá nhà thờ nhân danh một cuộc chiến sắc tộc là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đối đầu của 2 thế lực: Thiện-Ác, Chính-Tà, Đức Tin và Vô Thần.
Hình ảnh ông cầm cuốn Kinh Thánh và những kẻ đập phá nhà thờ nhân danh một cuộc chiến sắc tộc là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đối đầu của 2 thế lực: Thiện-Ác, Chính-Tà, Đức Tin và Vô Thần. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Sức mạnh bên trong
Trump sẽ kết thúc thế kỷ thống trị bởi dối trá, tiền bạc và quyền lực mua chuộc lương tri bằng sức mạnh của các giá trị đạo đức ông theo đuổi thách thức mọi quyền lực đen tối của ĐCSTQ, đó là sức mạnh bên trong mà Thượng đế trao cho ông, giúp ông sắp đặt lại trật tự thế giới.
“Cái ở phía sau chúng ta và cái ở trước mắt chúng ta chỉ là những thứ bé nhỏ nếu đem so với cái nằm bên trong chúng ta"  - Câu nói của Emerson mà Donald tâm đắc.
Cái ở bên trong sâu thẳm nhất của mỗi người chính là Đức tin, là sự kết nối với Đấng Tạo Hoá, là cội nguồn làm nên sức mạnh của Chính nghĩa, và sự can đảm làm điều đúng đắn. Sự chính trực, can trường và không nhân nhượng với cái ác cái xấu đã truyền cảm hứng cho tất cả những người có lương tri trên toàn thế giới. Giờ đây những tiếng nói chính nghĩa dần trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Một vị tổng thống luôn tin tưởng và dựa vào sức mạnh của Thần để đối diện với một đế chế vô Đạo, hủy hoại cả nền văn hóa Thần truyền 5000 năm để soán đoạt ngôi của Thần, biến thể chế của nó thành một thứ tà giáo độc tài, đầu độc tẩy não mua chuộc cả thế giới. Niềm tin mà ông có từ sự kính ngưỡng sâu thẳm với Đấng Sáng Thế, người đã chọn ông để thực hiện sứ mệnh của mình, chừng ấy đủ để ông đi đến cùng trong kế hoạch làm NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI.
Đường Thư / NTD
Kỳ trước: Kỳ 1Kỳ 2, Kỳ 3

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tòa Bạch Ốc: TT Trump đã tái lập trật tự Mỹ như thế nào?



Đường phố của Mỹ không phải tự nhiên mà trở lại yên bình vào tuần trước”, Alyssa Farah, quan chức truyền thông cấp cao của Tòa Bạch Ốc nói với tờ Breitbart News vào thứ Hai.
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ trấn áp mạnh mẽ những kẻ cô đồ bạo loạn và nhóm khủng bố Antifa vào ngày 2/6 (Ảnh: Youtube)
Đó là kết quả trực tiếp của việc Tổng thống Trump yêu cầu các Thống đốc và Thị trưởng huy động toàn bộ Cảnh vệ trong bang của mình để tái lập trật tự và pháp luật trên đường phố Mỹ, và nhờ thế những người biểu tình ôn hòa có thể an toàn bày tỏ ý kiến”.
Thử so sánh Washington D.C vào 2 tuần trước, khi làn sóng đập phá, phóng hỏa và cướp bóc lan ra rộng khắp và vào cuối tuần trước, đúng là khác biệt như ngày và đêm”, bà Farah tuyên bố.
“Đây chính xác là bởi vì Tổng thống Trump đã hành động quyết đoán để bảo vệ đường phố của Thủ đô quốc gia chúng ta và tái lập trật tự, luật pháp”.
Chính quyền Trump lý giải rằng trước khi ông Trump gạt ra một bên chỉ đạo của thị trưởng Washington DC và đưa quân đội làm nhiệm vụ, vệ binh quốc gia từ các bang khác tới tập trung tại thủ đô vào tuần trước, thì các thành phố khắp nước Mỹ đang bùng cháy trong bạo loạn và mất trật tự. Sự hỗn loạn nảy sinh do cướp bóc không khai, phá hoại tài sản của công và của người khác, đốt phá, bạo lực, thậm chí tấn công cảnh sát và đốt xe cảnh sát tràn ngập trên màn hình TV suốt ngày. Một cảnh tượng rất khác so với các buổi tụ tập phần lớn là ôn hòa vào cuối tuần trước.
“Tôi vừa ra lệnh cho lực lượng Cảnh vệ bắt đầu rút quân khỏi Washington D.C., do nay mọi sự đều được kiểm soát hoàn toàn. Họ sẽ trở về nhà, nhưng có thể nhanh chóng trở lại đây nếu cần”, ông Trump viết trên Twitter.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, từ ngày 26/5 đến nay, hơn 700 nhân viên thiết pháp từ cấp địa phương, bang và liên bang đã bị thương khi làm nhiệm vụ đối mặt với các cuộc biểu tình, bạo loạn và bất ổn dân sự. Từ ngày 29/5 tới 5/6, hơn 150 tòa nhà chính quyền liên bang bị phá hoại trên toàn quốc. 2 tuần trước, 60 sĩ quan Đặc vụ Mỹ và 40 sĩ quan Cục công viên quốc gia bị thương.
“Luật pháp và trật tự” đã trở thành câu cửa hiệu của Tổng thống Trump khi đối diện với cuộc khủng hoảng mà không ai có thể ngờ trước này, xuất hiện liên tục trên Twitter và các bài phát biểu từ Tòa Bạch Ốc.
Trong khi Joe Biden, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ quỳ xuống theo một phong trào cảm tính cánh tả bày tỏ xin lỗi với người da đen, thì ông Trump kháng cự lại những yêu cầu giải tán, rút ngân sách của lực lượng cảnh sát. Trong thời điểm nhạy cảm này, ông vẫn tuyên bố ông ủng hộ và tự hào vì lực lượng cảnh sát tuyệt vời, những người ngày đêm bảo vệ sự yên bình cho người Mỹ. Ông cũng tuyên bố sẽ thực thi công lý cho George Floyd, ủng hộ người biểu tình ôn hòa tham gia bày tỏ ý kiến của mình, nhưng tuyệt đối chống lại những kẻ lợi dụng biểu tình để thực hiện bạo loạn, cướp phá.
Hôm 2/6, sau khi những kẻ bạo loạn tiến sát đe dọa Tòa Bạch Ốc, ông Trump ra tối hậu thư: “Nếu một thành phố hoặc một bang nào từ chối thực thi các hành động cần thiết để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, thì tôi sẽ triển khai quân đội Mỹ và sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề đó cho họ”.
“Những nạn nhân lớn nhất của hành vi bạo loạn này là những công dân yêu hòa bình trong những cộng đồng dân cư nghèo khó nhất nước ta, tôi sẽ chiến đấu để đảm bảo họ được an toàn. Tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ các bạn. Tôi là tổng thống của luật pháp và trật tự của các bạn và là đồng minh của tất cả những người biểu tình hòa bình”.
Trump cũng nói ông sẽ thực hiện “hành động nhanh chóng và quyết đoán để bảo vệ Washington DC, thủ đô vĩ đại của chúng ta” và nhấn mạnh rằng: “Những gì đã xảy ra tại thành phố này đêm qua hoàn toàn là một sự ô nhục”. Đây chính xác là những gì ông đã làm để tái lập trật tự thủ đô.
Washington DC là khu vực duy nhất mà ông Trump trực tiếp hành động – đem quân đội và cảnh vệ từ nơi khác đến, và dường như việc này đã thành công. Trật tự thủ đô được tái lập này trong vòng một ngày. Các khu vực khác như thành phố Minneapolis bang Minnesota và Atlanta bang Georgia cũng làm theo đề nghị của ông Trump và nhanh chóng trở lại bình thường.
Thống đốc Bang New York Andrew Cuomo đã chỉ trích việc ông Trump điều động cảnh vệ và đe dọa sử dụng quân đội để dập tắt bạo loạn, thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio thì khước từ kêu gọi tăng cảnh vệ của ông Trump. Những nơi do các quan chức Đảng Dân chủ cầm quyền này chứng kiến bạo loạn và cướp phá tiếp tục kéo dài hơn nhiều ngày so với Washington.
Tuy nhiên sau khi Washington trở lại yên bình, một hiệu ứng đã lan tỏa ra nhiều nơi khác, thì Thị trưởng Muriel Bowser thuộc phe Dân chủ lại ngay lập tức nhận công về phần mình, và bắt đầu khơi mào cuộc khẩu chiến chỉ trích ông Trump. Bà thị trường da màu này công khai ủng hộ phong trào Black Lives Matter (Da đen đáng giá) và ủng hộ những người biểu tình vẽ các khẩu hiệu này trên đường phố dẫn đến Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên cuối tuần qua, bà ta đã lâm vào tình thế khó xử và khó tự bào chữa khi những người biểu tình mà bà ta ủng hộ cũng vẽ luôn khẩu hiệu “Rút ngân sách cảnh sát” bên cạnh. Các nhân vật cốt cán trong Đảng Dân chủ, mặc dù ngày càng bị tả hóa, nhưng thừa lý trí để hiểu rằng cảnh sát là lực lượng duy trì an ninh nội địa quan trọng, không thể thiếu tại mọi quốc gia, và việc đứng sát cánh cùng một phong trào cảm tính vô lý để chiều theo mong muốn của một nhóm người tức giận sẽ phản tác dụng trong cuộc bầu cử sắp tới. Chiến dịch tranh cử của Joe Biden đã tuyên bố không ủng hộ “Rút ngân sách Cảnh sát”, mà ông này muốn những cảnh sát làm nhiệm vụ phải đạt tiêu chuẩn về đạo đức và nhân cách, một kiểu tiêu chuẩn mơ hồ và lập lờ.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế Mỹ, xóa sổ gần hết mọi chiến thắng kinh tế, Đảng Dân chủ đã có một quân bài tuyệt vời để công kích hạ bệ ông Trump. Việc ông Trump kêu gọi sớm mở lại hoạt động xã hội để khôi phục nền kinh tế bị Phe Dân chủ lên án là ích kỷ, đặt lợi ích chính trị lên trên sinh mạng của người dân. Nhưng khi các cuộc biểu tình mang đậm tính sắc tộc và chống chính quyền nổ ra, Đảng Dân chủ lại không e dè gì đại dịch mà mở cửa sổ lồng cho hàng chục ngàn người đổ ra đường và nhanh chóng biến nước Mỹ thành một chảo lửa bất ổn. Việc ông Trump đe dọa dùng tới quân đội – một tuyên bố cứng rắn gây tranh cãi với chính Bộ Trưởng Quốc phòng của ông – đã dập tắt chảo lửa này và đưa biểu tình trở về một hoạt động bày tỏ ý kiến ôn hòa, tuy một số địa phương vẫn còn xảy ra đập phá cục bộ.
Thêm vào đó, việc Đảng Dân chủ dùng đại dịch để làm cái cớ thực thi bỏ phiếu qua thư và hủy bỏ các buổi tập trung lớn vốn là cách vận động tranh cử rất thành công của ông Trump đã phá sản hoàn toàn. Tổng thống Trump đã ám chỉ ông sẽ sớm tổ chức các buổi vận động công khai quy mô lớn trở lại, và Đảng Dân chủ thì hết cớ để phản đối ông.
Trọng Đức / Trithucvn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao lâu, có mấy chặng đường cần tiếp tục làm rõ

Lê Hiệp
Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Phùng Hữu Phú cho biết, lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ là thế nào "là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được" và cần tiếp tục nghiên cứu. 
GS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, báo cáo tại hội nghị /// Ảnh Gia Hân
GS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, báo cáo tại hội nghị
ẢNH GIA HÂN
Sáng 10.6, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức hội nghị báo cáo viên T.Ư, nghe Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Phùng Hữu Phú báo cáo về những điểm mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Không có Đảng mạnh mà nhà nước yếu 

Nói về những điểm mới của Văn kiện Đại hội XIII, trung tâm là báo cáo chính trị, GS Phùng Hữu Phú cho biết, văn kiện đại hội lần này có nhiều điểm mới, từ cách tiếp cận, tầm bao quát, chủ đề đại hội, các nội dung dự báo, cho tới mục tiêu phát triển đất nước…
Tuy nhiên, ông Phú nhấn mạnh, đổi mới không có nghĩa là bỏ qua cái cũ mà là kế thừa và phát triển. “Cái gì còn tốt thì giữ lấy, cái gì chưa hoàn thiện thì bổ sung, cái gì chưa có mà giờ cần thiết thì thêm vào đó là đổi mới, chứ không phải đổi mới là phủ nhận sạch trơn”, ông Phú nói.
Về chủ đề đại hội, theo ông Phú, một trong những điểm mới lần này là bổ sung “xây dựng chỉnh đốn hệ thống chính trị” gắn liền với xây dựng chỉnh đốn Đảng.
“Sự nghiệp này Đảng là linh hồn, nhưng sức mạnh để đất nước phát triển phải là sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Khi Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo thông qua nhà nước. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà không chỉnh đốn nhà nước thì không được. Không có Đảng mạnh mà nhà nước yếu, cũng không có nhà nước mạnh mà Đảng không mạnh được”, ông Phú phân tích và cho biết đây là lý do văn kiện lần này cùng xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đặt ra yêu cầu xây dựng chỉnh đốn nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội.

Giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa

Một điểm mới khác trong chủ đề đại hội mà văn kiện Đại hội XIII đưa ra, ông Phú cho hay, là “phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ông Phú giải thích, đây là đổi mới về nhận thức vì trước đây ta đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn lần này mục tiêu là nước phát triển. “Một nước công nghiệp hiện đại và phát triển có mối quan hệ với nhau nhưng không phải là một”, ông Phú nói.
Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư cũng cho biết, trong quá trình soạn thảo văn kiện, có người phản biện nếu là nước phát triển thì trình độ phát triển rất cao, lúc đó ta không còn là “định hướng xã hội chủ nghĩa” nữa mà thực chất đã bước vào thời kỳ xã hội chủ nghĩa.
“Đây là phản biện sắc sảo, liên quan tới vấn đề lâu nay rất vướng và cũng chưa làm được. Đó là lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ là thế nào? Trước đây ta dùng khái niệm "bước đi bước đầu", "chặng đường đầu", "giai đoạn đầu". Có lần nào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có người hỏi: bao giờ chúng ta có chủ nghĩa xã hội? Tổng bí thư nói chúng ta chưa nghiên cứu tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội. Thế thì thời kỳ quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là bao lâu, có mấy chặng đường thì chưa rõ”, ông Phú nói và cho biết, đây là vấn đề sẽ cố gắng tập trung làm rõ trong thời gian tới.

Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông

Một điểm mới khác, theo ông Phú, là dự báo các vấn đề lớn trong giai đoạn tới. Trong đó, vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn.
“Sau Covid-19, chúng ta đã thấy thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này khẳng định chắc chắn Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông. Cao nhất là độc chiếm theo hình lưỡi bò. Không làm được thì ít nhất là kiểm soát, thao túng, khai thác. Vậy, phải ứng phó thế nào?”, ông Phú nêu quan điểm.
Từ đó, ông Phú cho rằng, Biển Đông không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai mà là vấn đề lâu dài. “Bảo vệ cho được độc lập chủ quyền nhưng không để xảy ra chiến tranh là bài toán hóc búa, thử thách nghiêm trọng của thế hệ chúng ta và cả con em chúng ta”, ông Phú nói.
Ông Phú nhấn mạnh, dự báo tình hình trong văn kiện đại hội lần này có nhiều điểm mới và phải tiếp tục được làm rõ để toàn Đảng, toàn dân thấy hết được thời cơ đang rất lớn ở phía trước nhưng khó khăn, thử thách cũng ngày càng gay gắt hơn.
“Đại hội lần này và những năm sắp tới có vấn đề rất lớn về mặt tư duy, định hướng phát triển. Đó là làm sao chớp được thời cơ, khắc phục nguy cơ và cao hơn là chuyển hóa nguy cơ thành thời cơ. Không làm được cái này thì không đột phá được”, GS Phú phân tích.

Giữ vững nền tảng tư tưởng có ý nghĩa sống còn

Một trong những điểm mới nữa, theo ông Phú, là báo cáo chính trị tại Đại hội XIII sẽ có thêm phần “quan điểm chỉ đạo” do đặc thù về tầm bao quát, độ sâu và dài của Đại hội lần này.
Trong đó, quan điểm được nhấn mạnh là khẳng định tầm quan trọng có ý nghĩa sống còn của việc giữ vững nền tảng tư tưởng và mục tiêu phát triển. Theo ông Phú, đây là vấn đề phức tạp vì hiện nay thậm chí đã có ý kiến đề nghị bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội vì “đã lạc hậu lắm rồi”.
Tuy nhiên, ông Phú cho rằng, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu cho thấy, nguồn cơn của quá trình sụp đổ là sự chuệch choạc, dao động trong tư tưởng, mà dao động trong tư tưởng thì sẽ dao động trong lãnh đạo.
“Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác - Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn. Đó là lý do quan điểm chỉ đạo của báo cáo chính trị nhấn mạnh số 1 việc vững vàng tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, ông Phú giải thích.

Phần nhận xét hiển thị trên trang