Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Những kẻ khổng lồ vô hình

Sở hữu những vũ khí tối tân nhất, nắm trong tay những công nghệ khám phá vũ trụ mạnh nhất, xây dựng nên những công trình đồ sộ nhất Trái Đất, con người những tưởng là sinh vật thống trị hành tinh này cho đến khi virus và vi khuẩn được tìm thấy.
Nhà khoa học người Hà Lan Antonie Philips van Leeuwenhoek (1632-1723) - cha đẻ của ngành vi sinh vật học thế giới - là người đầu tiên có công quan sát được vi khuẩn vào năm 1683. Hơn 200 năm sau, các nhà vi khuẩn học người Nga và Hà Lan tiếp tục phát hiện ra sự tồn tại của virus. Kể từ đó về sau, giới khoa học bắt đầu hình dung được bức tranh về virus, vi khuẩn và vai trò to lớn của chúng đối với sự sống trên Trái Đất.
Cũng như virus, vi khuẩn hiện diện khắp nơi trên hành tinh, từ đất, nước, suối nước nóng đến chất thải phóng xạ... Vi khuẩn thuộc dạng cộng sinh và ký sinh với các sinh vật khác. Chúng vừa có lợi vừa có hại với môi trường, động vật, bao gồm cả con người. Cơ thể chúng ta là nơi cư trú của hàng tỷ vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm...). Chúng ở trên da, trong mũi, miệng, đường ruột và những nơi khác của cơ thể. Chúng có trong không khí mà ta thở, nước ta uống và thức ăn ta ăn.
Đối với virus, tuy rằng chúng không để lại hóa thạch trong đá như hóa thạch vi khuẩn cổ xưa nhất cách đây 3,5 tỷ năm, nhưng chúng để lại dấu vết trên bộ gen của vật chủ của chúng. Những dấu hiệu đó cho thấy rằng virus đã tồn tại hàng tỷ năm. Chúng chính là những "kẻ săn mồi vi khuẩn" duy nhất từng được biết đến. Nhiễm virus là phần không thể thiếu trong một chu kỳ sống của vi khuẩn. Đây chính là vấn đề của con người chúng ta.
Nói một cách khác, "cuộc sống con người nằm trong luồng chi phối của vi khuẩn. Thứ kiểm soát vi khuẩn chính là virus. Chúng kiểm soát vật chủ tinh vi như những con rối." - Nhà vi trùng học Martha Clokie tại Đại học Leicester ở Anh nhận định trên Insidescience.
VIRUS
Những kẻ khổng lồ vô hình
Giáo sư Edward Rybicki - Chuyên gia lĩnh vực virus học phân tử thuộc Đại học Cape Town (Nam Phi) - miêu tả virus là "những sinh vật ở bên lề của sự sống". Không ai có thể ngờ, những loại virus với kích thước chỉ tính bằng nanomet (một phần tỷ mét), nhỏ hơn vi khuẩn hàng nghìn lần, lại có thể phát sinh những mầm bệnh hủy hoại sự sống, tàn phá khủng khiếp những sinh vật lớn hơn chúng rất nhiều lần đến như vậy.
Theo đánh giá của Giáo sư hải dương học kiêm nhà sinh vật học người Mỹ Mya Breitbart và các đồng nghiệp tại Đại học Nam Florida (Mỹ) trên Insidescience thì kích thước của virus nhỏ đến nỗi phải mất 55 triệu con virus xếp gần nhau mới tạo thành dấu chấm câu ở cuối dòng này.
Virus "vô hình" vì kích cỡ siêu vi của chúng. Nhưng sự khổng lồ của những thực thể sinh học nhỏ bé này lại đến từ số lượng chúng tồn tại trên Trái Đất.
Trong cuốn sách "A Planet of Viruses" (tạm dịch: Hành tinh của virus - NXB Đại học Chicago, Mỹ) của tác gia khoa học Mỹ Carl Zimmer có viết: Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ tính riêng các đại dương trên thế giới đã có 1.000 tỷ tỷ tỷ (1030) virus đang tồn tại.
Nếu chưa kịp hình dung con số này lớn đến mức nào, thì hãy đặt tất cả chúng lên bàn cân, chúng sẽ bằng trọng lượng của 75 triệu con cá voi xanh. Và nếu bạn xếp 1.000 tỷ tỷ tỷ con virus này thành một hàng từ đầu đến cuối, chúng sẽ trải dài đến 60 thiên hà gần chúng ta nhất; "Hay gấp 12.000 tỷ lần khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến sao Hỏa và vòng lại" - Giáo sư Mya Breitbart nói.
[Tường giải: Theo Space.com, khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến sao Hỏa là 225 triệu km, cộng thêm khoảng cách trung bình từ sao Hỏa khi về Trái Đất sẽ được tổng 450 triệu km. Vậy nếu xếp tất cả các loại virus tồn tại trên khắp các đại dương của Trái Đất thành một hàng thì chúng có thể dài gấp 12.000 tỷ lần độ dài 450 triệu km. Cũng theo Space.com, khoảng cách ngắn nhất từ Trái Đất đến sao Hỏa là 54,6 triệu km - khoảng cách lớn nhất là 401 triệu km].
Nếu xem virus là một cá thể, chúng đích thị là quần thể sinh vật dồi dào nhất, đa dạng nhất Trái Đất - Hiệp hội vi sinh ứng dụng (SfAM) Anh nhận định. "Cuộc sống của 1 tỷ người trên thế giới đã bị những con siêu vi trùng này làm ảnh hưởng. Một thế kỷ trôi qua, những tiến bộ sinh học của Trái Đất cũng vì chúng mà có những bước phát triển kỳ lạ. Dù tưởng chừng như vô hình nhưng chính virus mới là tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của mọi loài động vật, thực vật và vi sinh vật.
Chúng là yếu tố thúc đẩy chu trình carbon toàn cầu; Là nơi chứa sự đa dạng di truyền lớn nhất Trái Đất; Không ngừng phát sinh các bệnh mới; Virus chịu trách nhiệm cho nhiều căn bệnh gây tử vong hàng loạt tàn khốc nhất lịch sử loài người, và sẽ không dừng kiểm soát số phận con người trong nhiều năm về sau." - Carl Zimmer viết cho lời tựa cuốn sách "A Planet of Viruses" của mình.
Vì sao chúng đặc biệt và đáng gờm đến vậy?
Hiểu đơn giản, virus là vật liệu di truyền [hoặc chứa ADN, hoặc chứa ARN] được bọc trong vỏ protein. Để sinh sôi (nhân lên), chúng bám vào một tế bào sống, xâm chiếm tế bào chủ bằng cách tiêm vật liệu di truyền của chúng. Một số virus sau đó tồn tại trong tế bào chủ, thường tự ghép vật liệu di truyền của chúng vào tế bào chủ và được sao chép cùng với vật liệu di truyền của vật chủ khi tế bào chủ phân chia. Tại một số thời điểm trong một vòng đời virus điển hình, virus chiếm quyền điều khiển máy móc của tế bào để tạo ra các virus mới, rồi tiêu diệt tế bào chủ, thoát ra ngoài, sinh sôi và tiếp tục lây lan mầm bệnh sang các tế bào khỏe mạnh khác.
Trong khi đó, kể từ khi phát hiện sự tồn tại của virus vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học hiện đại không ngừng tìm kiếm chúng. Và ở bất cứ nơi nào họ "nhìn", từ sâu trong lòng đất đến những hạt cát được thổi từ sa mạc Sahara nóng bỏng xuống đại dương sâu thẳm hay những lớp băng dày vĩnh cửu lạnh giá ở Nam Cực... đâu đâu cũng có virus. Trong hệ sinh đầy thái khắc nghiệt này, virus là kẻ săn mồi vi khuẩn duy nhất từng được biết đến. Virus tồn tại ở khắp mọi nơi!
"Virus có tác động rất lớn đến Trái Đất và con người mà không phải ai cũng hiểu được điều này. Chúng thực sự có thể điều chỉnh sinh quyển - nơi sự sống vẫn đang sinh sôi, nảy nở từng giây, từng giờ" - Gary Trubl, nhà sinh thái học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California (Mỹ) cho biết.
Vậy, virus âm thầm kiểm soát hành tinh và góp phần thay đổi số phận con người như thế nào?
Năm 2019, nhóm các nhà nghiên cứu công bố con số loại virus khác nhau trong đại dương trên Cell, theo đó, đại dương thế giới chứa gần 200.000 loại virus khác nhau, tăng hơn 12 lần so với nghiên cứu năm 2015. Điều này cho thấy, càng nghiên cứu các nhà khoa học càng nhận thấy sự đa dạng của virus.
Những con số này không đồng nghĩa với việc chúng ta bơi trên biển là một bản án tử hình định sẵn, bởi chỉ một phần virus trong đại dương có thể lây nhiễm cho người, cho cá hay các sinh vật biển khác. Mục tiêu "đi săn" lớn nhất của virus trong đại dương chính là vi khuẩn và các sinh vật phù du.
Trên khắp các đại dương của thế giới, mỗi một giây qua đi, virus lại lây nhiễm cho 100 nghìn tỷ tỷ vi sinh vật dưới nước. 24 giờ qua đi, khoảng một nửa số vi khuẩn tồn tại trong các đại dương trên thế giới chết vì bị virus xâm nhiễm - trích số liệu trong "A Planet of Viruses". Và vô hình chung, con người hưởng lợi từ sự chết chóc hàng loạt này của vi khuẩn.
Lấy ví dụ, bệnh dịch tả (Cholera) ở người do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra (có thể do con người ăn phải hải sản bị nhiễm bệnh). Khi số lượng vi khuẩn Vibrio cholerae bùng nổ và gây ra dịch tả thì virus cũng không nằm ngoài cuộc đua xâm nhiễm loại vi khuẩn này.
Tốc độ nhân lên của quần thể virus nhanh đến mức có thể giết chết vi khuẩn Vibrio cholerae trước khi chúng kịp sinh sôi. Nhờ đó, sự bùng nổ của vi khuẩn giảm dần và dịch bệnh tả biến mất trong đại dương (ở một giai đoạn nhất định).
Ngăn chặn dịch tả chỉ là một trong số những tác động nhỏ của virus đại dương. Thứ chúng làm sau đây còn có thể ảnh hưởng đến bầu khí quyển trên khắp hành tinh.
Dưới con mắt của các nhà khoa học, vi khuẩn được xem là "những nhà địa lý vĩ đại của hành tinh" bởi vi khuẩn cùng với tảo và các sinh vật phù du dưới biển quang hợp và tạo ra một nửa oxy cho con người chúng ta hít thở.
Nhưng mỗi một ngày, virus xâm chiếm và giết hàng nghìn tỷ con vi khuẩn dưới đại dương. Trong quá trình thoát khỏi xác vi khuẩn, chúng sẽ giải phóng hàng tỷ tấn carbon ra đại dương mỗi ngày. Một số lượng carbon được giải phóng đó hoạt động như "phân bón", kích thích sự phát triển của các vi khuẩn khác; lượng carbon còn lại chìm xuống đáy đại dương.
Không chỉ kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn, virus còn làm điều tương tự với tảo silic và vô vàn sinh vật phù du dưới đại dương, do đó, chúng chiếm một phần quan trọng trong chu trình carbon của đại dương.
Nhà sinh thái học vi sinh vật Curtis Suttle thuộc Viện Đại học British Columbia (Canada) cho biết, virus đóng vai trò chính trong các chu trình sinh địa hóa toàn cầu (global biogeochemical cycles), bao gồm cả chu trình carbon, theo đó carbon di chuyển giữa sinh quyển và khí quyển của Trái Đất.
"Các đại dương hiện đang hấp thụ khoảng một nửa lượng khí thải carbon do con người gây ra và lượng Carbon dioxide (CO2) được hấp thụ tiếp tục tăng. Trong khi đó, khoảng 20 - 40% số vi khuẩn của Trái Đất bị tiêu diệt mỗi ngày bởi virus. Khi một vi khuẩn bị giết chết do nhiễm virus, thành tế bào của nó phát nổ. Sự chết đi của vi khuẩn giải phóng carbon ra Trái Đất (trong đó phần lớn ở đại dương), và một số lượng carbon cuối cùng bị cô lập ở sâu trong đại dương.
Virus không chỉ khiến giới khoa học bất ngờ về số lượng tồn tại khổng lồ của chúng mà sự đa dạng di truyền của chúng cũng khiến họ ngạc nhiên không kém. Vật liệu di truyền của virus không giống với hầu hết sinh vật trên Trái Đất.
Trong một cuộc khảo sát về virus ở Bắc Băng Dương,Vịnh Mexico, Bermuda và bắc Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã xác định được 1,8 triệu gen virus khác nhau. Chỉ 10% trong số gen đó phù hợp với gen của vi khuẩn, động vật, thực vật hoặc các sinh vật khác. 90% gen còn lại HOÀN TOÀN MỚI đối với các nhà khoa học.
Trong 200 lít nước biển, các nhà khoa học thường tìm thấy 5.000 loại virus khác biệt về mặt di truyền. Trong 1 kg trầm tích biển, có thể có một triệu loại gen khác nhau!
Nguyên nhân đằng sau giải thích cho tất cả sự đa dạng về gen của virus biển là: Virus biển có rất nhiều mục tiêu để xâm nhiễm. Mỗi dòng virus khi xâm nhiễm với vật chủ phải phát triển sự thích ứng mới để vượt qua cơ chế phòng vệ của vật chủ đó. Nhờ đó, khi virus mới ra đời, nó vô tình "mượn" thêm một số gen của vật chủ, rồi lại lang thang trong đại dương, kiếm tìm những vật chủ mới phù hợp để xâm nhiễm.
Nhờ quá trình "mượn gen" không ngừng này mà virus vô tình tạo ra một lượng lớn oxy cho Trái Đất. Đây là lúc nói đến vi khuẩn lam trong đại dương - sinh vật tạo ra 1/4 lượng oxy cho khí quyển.
Giống như thực vật, vi khuẩn lam (Cyanobacteria) sử dụng quang hợp để biến đổi ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng có thể sử dụng, giải phóng oxy dưới dạng sản phẩm phụ.
Khi phân tích ADN của vi khuẩn lam, các nhà khoa học phát hiện thấy loại gen của virus PHÙ HỢP với gen của vi khuẩn làm và có khả năng điều khiển quá trình quang hợp của vi khuẩn này.
Bằng một phép tính nhỏ, 10% của tất cả các quá trình quang hợp trên Trái Đất được thực hiện bằng gen của virus. Về bản chất, điều này có nghĩa là cứ 10 lần bạn hít thở khí oxy thì virus có công đóng góp 1 lần cho bạn - tác gia Carl Zimmer viết.
Sự xáo trộn gen này đã ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử của mọi sự sống trên Trái Đất bởi đại dương vốn vẫn được xem là cái nôi của sự sống. Dấu vết sự sống được xem là cổ xưa nhất mà các nhà khoa học tìm được là hóa thạch của vi khuẩn biển niên đại 3,5 tỷ năm.
Virus không để lại hóa thạch trong đá, nhưng chúng để lại dấu vết trên bộ gen của vật chủ của chúng. Những dấu hiệu đó cho thấy rằng virus đã tồn tại hàng tỷ năm.
Kể từ khi nhà vi sinh học gốc Pháp Félix d'Herelle (1873-1949) có công tìm ra bacteriophage (virus có đặc tính xâm lấn vi khuẩn) năm 1917, giới khoa học hiện đại bắt đầu ghi nhận vai trò to lớn của chúng đối với hành tinh chúng ta. Riêng với virus biển, chúng có ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các đại dương trên thế giới, để lại dấu ấn không thể chối cãi với khí hậu toàn cầu.
Không những thế, virus còn đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của sự sống trong hàng tỷ năm. Nói một cách khác, virus chính là "ma trận sống của sinh học".
Những tưởng các nhà khoa học chỉ tìm thấy bằng chứng về thế giới "con rối" vi khuẩn bị virus kiểm soát ở đại dương, nhưng càng tìm hiểu thì họ càng tìm thấy những điều tương tự với hệ sinh thái trên cạn.
Khoảng 30% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi đất đai và phần còn lại được bao phủ bởi đại dương. Tuy nhiên, sự phong phú của sinh vật nhân sơ (nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân) trên phần bề mặt của đất - so với đại dương lớn hơn rất nhiều, với con số tương ứng: 2,55 x 1029 - 1,18 x 1029.
Hệ sinh thái trên cạn đóng vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học trên mặt đất và nền văn minh của loài người. Nó cũng được xem là vựa sống phong phú của virus, từ hệ vi sinh vật rễ đến suối nước nóng, sâu bên dưới lòng đất hay những nơi được xem là khắc nghiệt nhất hành tinh như núi lửa, băng vĩnh cửu... vẫn có mặt của virus.
Các nhà khoa học nhận định, hệ sinh thái khổng lồ bên dưới mặt đất (gọi là sinh quyển sâu, sâu ít nhất 5 km trở xuống) mới là nơi sinh sống dồi dào nhất của vi khuẩn, vi khuẩn cổ và virus. Thông thường, có khoảng 1,2 tỷ con virus trong 1 gram đất khô.
"Virus là nguồn ADN và ARN phổ biến nhất trên Trái Đất. Tất cả nằm ngay dưới chân chúng ta" - Giáo sư Edward Holmes thuộc Viện nghiên cứu Marie Bashir về Bệnh truyền nhiễm & An toàn sinh học thuộc Đại học Sydney (Úc) nhận định.
Cần phải nhắc lại rằng, virus cực kỳ đa dạng và mới lạ về vật liệu di truyền (ADN và ARN): Trong 200 lít nước biển, các nhà khoa học thường tìm thấy 5.000 loại virus khác biệt về mặt di truyền. Trong 1 kg trầm tích biển, có thể có một triệu loại gen khác nhau. Còn trong ruột người, có ít nhất 1.000 loại virus sở các loại gen khác nhau đang âm thầm hoạt động.
Hiệp hội vi sinh ứng dụng (SfAM) của Anh còn chỉ ra rằng, virus không chỉ đa dạng về mặt vật liệu di truyền, chúng còn di chuyển gen từ sinh vật này sang sinh vật khác; cũng như di chuyển vật liệu di truyền giữa các hệ sinh thái khác nhau.
Các nhà khoa học đã thu được bằng chứng cho thấy virus từ môi trường này có thể lây nhiễm và nhân lên thành công trên các vi khuẩn sống ở môi trường khác. Những kết quả này cho thấy virus có thể di chuyển khắp thế giới và di chuyển gen giữa các hệ sinh thái. Không dừng ở đó, các loại virus mới vẫn đang được phát hiện ngày một nhiều và phần lõi của chúng đang tiếp tục tiết lộ vô số gen mới với các chức năng tiềm năng mới.
Năm 2018, giới khoa học phát hiện thấy gen phân hủy carbohydrate thực vật trong các loại virus sống trong đất đóng băng vĩnh cửu ở Thụy Điển. Điều này đồng nghĩa với việc các virus đang "giúp" vật chủ của chúng tiêu hóa carbohydrate như hemicellulose và tinh bột. Nhà vi trùng học Mỹ Lindsey Solden sau phân tích dữ liệu di truyền trong đất đã tìm thấy 2 loại gen của virus có khả năng phân hủy hai loại carbohydrate thực vật đặc biệt dai dẳng mà hầu hết các vi khuẩn không thể tiêu hóa được.
Cũng trong năm này, Tiến sĩ Matthew Sullivan và Giáo sư Virginia Rich tại Đại học bang Ohio (Mỹ) còn tìm thấy gen phân hủy carbohydrate thực vật của virus trong nhiều môi trường, bao gồm đất, đại dương, hồ, ruột người và dạ cỏ của các loài động vật nhai lại.
Việc virus phân hủy carbohydrate phức tạp thành các chất đơn giản là bước đầu tiên trong quá trình trao đổi chất tạo ra Carbon dioxide (CO2) và mê-tan (CH4), cả hai loại khí nhà kính gây nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có đến 25% khí mê-tan trong khí quyển đến từ dạ dày của các loài động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, lạc đà, hươu cao cổ, bò rừng bizon, hươu, nai...). Dạ dày của các loài động vật nhai lại có 4 ngăn: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ túi khế. Hầu hết khí mê-tan sinh ra trong quá trình lên men ruột. Vi khuẩn và virus trong dạ cỏ phá vỡ những gì động vật nhai lại ăn (cỏ) thông qua một quá trình gọi là methanogenesis và sinh ra khí mê-tan, thoát ra không khí qua quá trình động vật nhai lại ợ ra.
Tương tự như vậy, virus trong đất có thể góp phần vào việc phát thải khí nhà kính (mê-tan) bằng cách sử dụng gen phân hủy carbohydrate phá vỡ vật liệu thực vật chết tại các vùng ngập nước như đồng ruộng, đầm lầy, ao hồ... (đây là nguồn phát thải khí mê-tan lớn nhất ra bầu khí quyển, chiếm hơn 50%).
Tất nhiên, dù virus đóng vai trò hay tác động như thế nào đối với khí hậu Trái Đất thì chúng cũng đã làm điều đó trong hàng triệu năm qua. Không phải virus đột nhiên kiểm soát khí hậu Trái Đất, vấn đề nằm ở chỗ, các nhà khoa học chỉ vừa mới phát hiện ra chúng và cách chúng tác động lớn đến chúng ta ra sao mà thôi.
Cho đến nay, các nhà khoa học mới đưa ra nhận định rằng: Thế giới vi sinh vật trong đất rất khác với thế giới vi sinh vật trong môi trường nước về thành phần và vòng đời vi sinh vật. Các yếu tố đất và môi trường như hàm lượng chất hữu cơ, độ pH, nhiệt độ, cường độ ion (độ mặn), độ ẩm và cấu trúc đất... tác động trực tiếp đến tương tác của virus - vật chủ, cũng như ảnh hưởng đến sự bất hoạt và sự sống của virus trong đất.
"Dù có rất ít thông tin về vai trò sinh thái của virus trong hầu hết các hệ sinh thái nhưng các bằng chứng đều cho thấy virus đang đóng một vai trò rất quan trọng cho chu trình sinh địa hóa của Trái Đất", nhà vi trùng học Mỹ Lindsey Solden cho biết.
Điều này cho thấy, con người chỉ mới chạm vào bề mặt của một thế giới khổng lồ của virus. Virus vẫn cứ thế tồn tại, xâm chiếm, điều khiển tế bào chủ rồi góp phần thay đổi sinh quyển hành tinh, số phận con người. Dù nhỏ bé, nhưng với khả năng kiểm soát cực kỳ tinh vi của chúng, siêu vi đang khiến những sinh vật lớn gấp hàng tỷ tỷ lần nó phải khốn đốn.
Chúng ta vẫn chỉ đang tìm hiểu về sự đa dạng của virus trên toàn cầu, mà chưa có nhiều hiểu biết về chức năng của các loại gen trong virus và vai trò của chúng trong tương tác với vật chủ, tác động đến chu trình sinh địa hóa và tiến hóa trên Trái Đất. Những thập kỷ tới, hứa hẹn sẽ có nhiều phát kiến trên mặt trận này.
Đầu năm 2020, nhóm các nhà nghiên cứu do giáo sư khoa học Trái Đất và hành tinh Jillian Banfield thuộc trường Đại học California, Berkeley (Mỹ) dẫn đầu công bố phát hiện 350 loại virus chuyên ký sinh vi khuẩn có kích thước lớn bất thường. Một số loại virus còn lớn hơn vi khuẩn và có thể quan sát dưới kính hiển vi. Giới khoa học gọi những virus kích thước khổng lồ này là "Huge phages".
Để dễ hình dung, các nhà khoa học so sánh: Virus cúm A có 8 gen, có nghĩa là nó đã có 1.300 cặp bazơ ADN - trong khi đó, con virus lớn nhất mới được phát hiện sở hữu hàng trăm gen với hơn 1 triệu cặp bazơ ADN (lớn gấp 10 lần so với virus kích cỡ trung bình).
Không chỉ có kích thước khổng lồ, những loại virus này còn sở hữu khả năng tạo ra những mánh khóe phức tạp thường thấy trong các sinh vật sống cao cấp hơn. Cụ thể, ở một số Huge phages xuất hiện loại gen quan trọng có tên CRISPR. Đây là loại gen mà giới khoa học cho rằng chỉ có ở vi khuẩn và vi khuẩn cổ, đóng vai trò như một "bộ nhớ" phòng thủ, có chức năng phát hiện và phá hủy ADN từ những chủng virus đã từng tấn công vi khuẩn trước đó.
Gen CRISPR ở Huge phages thực hiện chức năng khuếch đại hệ thống phòng thủ của vật chủ dưới hình thức "nội chiến giữa các virus" để xác định mục tiêu và tiêu diệt các virus khác cạnh tranh với chúng trong cùng một tế bào chủ".
Nhóm nghiên cứu đến từ 9 quốc gia do giáo sư Mỹ Jillian Banfield dẫn đầu cho biết: Họ tìm thấy virus khổng lồ này ở khắp nơi, từ các hồ nước ở Pháp, trong nước suối Tây Tạng và dưới đáy biển Nhật Bản - đến các mạch nước phun ở bang Utah (Mỹ), muối ở sa mạc Atacama (Chile), thậm chí trong dạ dày của nai sừng tấm Alaska và mẫu nước bọt của 1 người tại Mỹ.
Việc phát hiện virus khổng lồ trong miệng người cho thấy, rất có thể trong miệng chúng ta chứa hàng triệu con virus loại này mà chúng ta không hề hay biết. Virus có hại một khi xâm nhập vào cơ thể người có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nguy cơ mắc một số bệnh.
Trong sinh học, khái niệm ký sinh chỉ mối quan hệ cộng sinh không tương hỗ giữa các loài, trong đó có một loài là ký sinh, sống bám vào loài kia là vật chủ hay ký chủ.
Ở mối quan hệ ký sinh này, vật chủ là đối tượng bị thiệt hại. Vì virus chỉ chứa các vật liệu di truyền nhưng không có cấu tạo tế bào, không tự sinh sản và phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào chủ, nên chúng có đời sống ký sinh bắt buộc với vi khuẩn (còn gọi là thực khuẩn thể - Bacteriophage, gọi tắt là Phage).
Do đó, khi con người nhiễm vi khuẩn chứa virus gây bệnh, chuyện gì sẽ xảy ra? Cơ thể chúng ta sẽ chiến đấu hay "nằm yên" để virus mặc sức hoành hành, mời bạn bấm sang tab tiếp theo để theo dõi chi tiết...
Nội dung: Trang Ly
Ảnh: iSotck, NYT, WH, Internet, Tuấn Mark
Artwork: PT


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dịch bệnh đảo ngược toàn cầu hóa, cô lập chủ nhân “Vành đai và Con đường” by anle20


Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã trở thành đại dịch toàn cầu, khiến các biện pháp chống dịch của nhiều quốc gia làm nổi dần xu hướng đi ngược toàn cầu hóa. Là bên khởi xướng sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” nhưng trong dự án quốc tế này, dường như nhà cầm quyền Bắc Kinh ngày càng trong tình trạng đơn độc.
National Review: Các tổ chức y tế thế giới không nên tin ĐCSTQ
Là bên khởi xướng sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”, nhưng đại dịch virus corona sẽ có thể phá tan dự án quốc tế này của Trung Quốc.
“Vành đai và Con đường” là cái bẫy nợ?
Có thể nói dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lây lan toàn cầu đã gây cú sốc chưa từng thấy đối với nền kinh tế thế giới trong hơn một thế kỷ qua, trong một báo cáo toàn cầu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ “Đại suy thoái” năm 1929. Dưới tác động của dịch bệnh, các nền kinh tế yếu kém phải chịu đau đớn hơn, do thông thường những nước nghèo thì cơ sở hạ tầng y tế  cũng yếu kém nên dễ gặp khó khăn trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngoài ra những nước đang chịu gánh nặng nợ nần cũng dễ suy sụp khốn đốn trong tình trạng dịch bệnh tấn công.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã cung cấp viện trợ khẩn cấp quy mô lớn cho nhiều nước, nhưng vẫn như muối bỏ biển. Hai cơ quan quốc tế lớn kêu gọi các nước chủ nợ trong G20 ngừng thu lãi đối với các khoản vay của các nước thu nhập thấp. Vào ngày 15/4, các nước thành viên G20 đã thống nhất đồng ý trước khi kết thúc năm nay sẽ tạm ngừng thu lãi cho các khoản vay.
Mặc dù Trung Quốc cũng đã tham gia ký kết, nhưng họ tuyên bố không bao gồm “khoản vay ưu đãi”, có nghĩa là họ không tính các khoản vay cho các nước thu nhập thấp trong kế hoạch “Vành đai và Con đường”. Hơn nữa, là một trong những quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới, nếu Trung Quốc tiếp tục tính lãi đối với các nước có thu nhập thấp đang chịu gánh nặng nợ của họ, như vậy sẽ buộc các nước nghèo này phải lựa chọn giữa trả nợ và nhập khẩu các mặt hàng cần thiết như thực phẩm và thuốc!
Có báo cáo nghiên cứu chỉ ra các khoản cho vay của Trung Quốc đối với nước ngoài có kỳ hạn trả nợ và thời gian gia hạn ngắn nhưng lãi suất cao, vì vậy một số nước đang phát triển vay tiền từ Trung Quốc khiến rủi ro nợ cũng gia tăng trong thời gian dịch bệnh.
Ví dụ, năm 2019 quốc gia ở phía tây châu Phi là Ghana đã ký một biên bản ghi nhớ với Trung Quốc, theo đó Trung Quốc sẽ hỗ trợ 2 tỷ USD (Đô la Mỹ) cho mạng lưới đường sắt, đường bộ và cầu cống của Ghana, điều kiện là Ghana cho Trung Quốc 5% quyền lợi từ phát triển nguồn tài nguyên Bauxite của nước này.
Ngày 6/4, Bộ trưởng Tài chính Ofori-Atta của Ghana cho biết, Trung Quốc phải thực hiện nhiều biện pháp để giúp giảm gánh nặng nợ của các nước châu Phi đang đối mặt với thảm họa kinh tế do đại dịch virus corona. “Nợ của châu Phi đối với Trung Quốc là khoảng 145 tỷ USD, và khoản nợ phải trả trong năm nay là trên 8 tỷ USD. Vì vậy cần phải được xem xét.”
Sau khi Trung Quốc đưa ra kế hoạch “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã so sánh dự án phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ này với “Con đường tơ lụa” thời cổ đại. Trung Quốc cung cấp các khoản vay cho các nước đang phát triển có thu nhập thấp này để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ từ đường bộ đến bến cảng. Nhưng sau khi một số nước thu nhập thấp rơi vào khủng hoảng vì không có khả năng thanh toán các khoản nợ, kế hoạch này được gọi là “bẫy nợ”.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các khoản vay thương mại của Trung Quốc làm tăng rủi ro nợ của các nước châu Phi. Như báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Washington là Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Development, CGD) công bố gần đây cho thấy, so với việc cho vay của Ngân hàng Thế giới thì các khoản cho vay thương mại của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển có kỳ hạn trả nợ và thời gian gia hạn ngắn, nhưng lãi suất cao hơn.
Theo VOA đưa tin vào ngày 11/5, đồng tác giả của báo cáo là Brad Park – giám đốc điều hành của dự án AidData về minh bạch tài chính đặt tại Đại học William & Mary cho biết: “Chúng tôi thấy rằng các điều khoản trong các khoản vay của Trung Quốc luôn hà khắc hơn so với Ngân hàng Thế giới, đặc biệt là đối với các nước nghèo nhất. Hầu hết các cuộc thảo luận về hiểm họa nợ ở các nước đang phát triển tập trung vào tổng số tiền vay, nhưng vấn đề điều kiện cho vay cũng quan trọng không kém.”
Nghiên cứu cho thấy lãi suất trung bình đối với các khoản cho vay của Trung Quốc vượt quá 4%, trong khi lãi suất của ngân hàng thông thường chỉ gần 2%. Chuyên gia Brad Parks cho biết điều này không phải ngẫu nhiên mà có chủ ý. Trước khi xảy ra đại dịch virus corona đã có ngày càng nhiều nước có thu nhập thấp chìm vào khó khăn vì nợ nần, hoặc đối mặt với rủi ro lớn vì nợ nần. Hiện nay, khoảng 44% số nước thu nhập thấp đang rơi vào khốn khó do nợ nần, trong khi cách đây 6 năm con số chỉ là 23%.
Tất cả những điều này đã khiến cộng đồng quốc tế rơi vào tình trạng thất vọng và lo ngại, đã nâng cao cảnh giác đối với những nỗ lực mở rộng trên toàn cầu của Bắc Kinh.
Toàn cầu hóa ngược, tẩy chay Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ
Nguồn tin gần đây của Reuters dẫn ý kiến từ một số quan chức cao cấp của Mỹ cho biết, sau khi dịch bệnh tấn công mạnh vào nền kinh tế và làm nhiều người thiệt mạng, Chính phủ Mỹ cũng đẩy mạnh giảm phụ thuộc Trung Quốc trong chuỗi sản xuất và cung ứng, ngay cả khi không di chuyển về Mỹ thì cũng phải được chuyển đến các quốc gia khác thân Mỹ hơn.
Trong một diễn đàn trực tuyến vào ngày 9/5, Chủ tịch Lý Dương (Li Yang) của Phòng thực nghiệm Tài chính và Phát triển Quốc gia Trung Quốc và là ủy viên của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, dịch bệnh không chỉ kéo theo gia tăng chuỗi cung ứng đi ngược xu thế toàn cầu hóa, mà còn cần phải cảnh giác xu hướng “tẩy chay Nhân dân tệ” trong lĩnh vực tài chính quốc tế.
Ông chỉ ra rằng khi bắt đầu cuộc khủng hoảng dịch bệnh, các nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro đã chọn giữ USD, dẫn đến tình trạng thiếu USD trên toàn cầu, còn nhìn lại lịch sử mỗi lần thiếu USD càng củng cố vị thế của đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ quốc tế. Sau sự thiếu hụt đồng USD lần này, ngân hàng trung ương của 9 quốc gia đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, nhưng không có Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong mạng lưới trao đổi tiền tệ đã không có Nhân dân tệ, có thể đây là dấu hiệu giới tài chính quốc tế tẩy chay đồng Nhân dân tệ, là một tín hiệu rất nguy hiểm đối với Trung Quốc.
Ngày 13/4, Tin tức Bắc Kinh (Bjnew) của Nhà nước Trung Quốc đã phỏng vấn “vua thủy tinh” Tào Đức Vương (Cao Dewang) là Chủ tịch Tập đoàn Fuyao. Ông cho biết cuộc khủng hoảng này là chưa có tiền lệ, trước tiên phải có khả năng sống sót thì mới tìm kiếm bước phát triển tiếp theo.
Ông cho biết, “Sau khi xảy ra dịch bệnh, tất cả các nước đều muốn thiết lập một chuỗi công nghiệp độc lập toàn vẹn, chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ được đơn giản hóa. Sau đại dịch, chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.”
Ông Tào Đức Vương chỉ ra việc doanh nghiệp bị giảm đơn hàng xuất khẩu đã dẫn đến áp lực kinh doanh gia tăng nghiêm trọng, vì chìa khóa để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp chính là đơn hàng. Sau đại dịch sẽ bùng nổ, xu thế các nước tập trung xây dựng chuỗi công nghiệp độc lập, hoàn chỉnh và an toàn hơn, đây chính là quá trình đi ngược toàn cầu hóa.
Tuyết Mai / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Virus Corona Vũ Hán có khả năng lây nhiễm gấp 100 lần so với SARS


Virus Corona Vũ Hán có khả năng lây nhiễm gấp 100 lần so với SARS
Nghiên cứu cho thấy mắt là một trong những đường chủ yếu gây lây truyền virus Corona Vũ Hán (Ảnh: Pixabay)
Một nghiên cứu mới đây cho thấy mắt là một trong những kênh quan trọng để virus Corona Vũ Hán xâm nhập vào cơ thể con người, và virus này có tỷ lệ lây truyền cao hơn so với cúm gia cầm H5N1 và SARS.
Đây là nghiên cứu của một nhóm chuyên gia do ông Trần Chí Vĩ (Chen Zhiwei), một học giả tại Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Hồng Kông. Theo đó, virus Corona Vũ Hán có khả năng lây nhiễm cao hơn so với virus SARS qua đường kết mạc và hô hấp trên ở người, hơn nữa có tính lây nhiễm cao gấp gần 100 lần.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng trên số mới nhất của tập san The Lancet Respiratory Medicine.
"Chúng tôi nuôi cấy các mô thu thập từ đường hô hấp của con người và mắt để nghiên cứu SARS-CoV-2 (Virus Corona Vũ Hán), so sánh nó với SARS và H5N1. Chúng tôi thấy rằng SARS-CoV-2 mạnh hơn (virus) SARS khi lây nhiễm qua kết mạc và đường hô hấp trên, mật độ virus cao hơn từ 80 đến 100 lần", ông Trần Chí Vỹ nói. "Điều này cũng giải thích rằng virus Corona Vũ Hán dễ lây hơn so với SARS. Trong nghiên cứu cũng chỉ rõ mắt người có thể là một bộ phận truyền nhiễm quan trọng nhất đối với SARS-CoV-2".
Một báo cáo được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine số ra ngày 17/4 cho biết: bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Ý,  sau một thời gian dài virus bị loại bỏ khỏi khoang mũi, nhưng khi kiểm tra, các chuyên gia y tế vẫn phát hiện một lượng virus nhất định trong mắt của bà.
Nhóm nghiên cứu ở Hồng Kông này đã tìm ra được tầm quan trọng của việc không chạm vào mặt, khuyến nghị nhân viên y tế ngoài khẩu trang còn cần phải đeo kính bảo vệ và quần áo bảo hộ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo "tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa sạch tay" để ngăn ngừa lây nhiễm virus Corona Vũ Hán .
Ngoài nghiên cứu này của Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Hồng Kông, một nghiên cứu mới khác cũng cho thấy virus có thể lây lan qua mắt.
Mặc dù nghiên cứu mới này chưa được kiểm định nhưng đã được công bố trên kho lưu trữ bioRxiv. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins và Đại học Trung Sơn đã viết trong báo cáo nghiên cứu rằng: kết quả cho thấy các tế bào bề mặt mắt, bao gồm cả kết mạc "dễ bị SARS-CoV-2 lây nhiễm". Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang và kính bảo hộ.
Virus Corona Vũ Hán có thể xâm chiếm protein của màng tế bào được gọi là ACE2 trong cơ thể người và những tế bào này dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp hoặc phổi của con người. Vì mắt người có thể chủ động sản xuất ACE2, nên rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của virus Corona Vũ Hán .
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phân tích TMPRSS2, một protease (enzyme thuỷ phân) khác có thể liên kết với virus và phát hiện ra rằng nếu ACE2 và TMPRSS2 tồn tại trong cùng một tế bào, virus Corona Vũ Hán có thể nhân bản rất nhanh.
Lý Tịnh / Theo Epoch Times

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Vụ bí thư xã giết cháu vợ: Gia đình nghi phạm từng nhiếc móc, đổ tội cho nạn nhân ngay trong đám tang, thùng phúng điều còn nguyên, chưa khui - NAM AN

Theo đó, khi gia đình tổ chức lễ tang cho ông Minh, gia đình Vương đã sang phúng viếng nhưng người nhà ông Minh đã nhiếc móc và cho rằng Vương đã giết ông Minh.

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, ngày 12/5, Cơ quan CSĐT Công an Đắk Nông cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với nghi phạm Đỗ Văn Minh (SN 1971, Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) để điều tra về hành vi giết người.
Cùng ngày, chính quyền huyện Lâm Hà cho biết vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác ông Đỗ Văn Minh. Qua đó, chính quyền giao cho một Phó bí thư Đảng ủy xã phụ trách thay ông Minh cho đến khi có thông báo từ cơ quan chức năng.

Từng bị gia đình nghi can  nhiếc móc khi sang dự đám tang, bảo rằng Vương giết ông Minh

Bên cạnh đó được biết, sau khi nghe thông tin Đỗ Văn Minh - nghi can của vụ án giết người đốt xác dựng hiện trường giả vẫn còn sống, còn người đã bị đốt cháy đen cùng chiếc ô tô chính là Vương (25 tuổi, ngụ thôn Đan Hà, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), bố mẹ nạn nhân đã sốc nặng, người mẹ khóc hết nước mắt rồi ngất lịm.
Chia sẻ với nguồn tin trên, ông Trần Nho Linh - chú ruột của Vương cho biết "Ngày 4/5, nghe tin xe của ông Đỗ Văn Minh (49 tuổi, Bí thư đảng ủy xã Liên Hà, Lâm Hà) bị cháy rụi trên Quốc lộ 28 (xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, Đăk Nông), chúng tôi liên tục gọi điện thoại cho Vương nhưng không liên lạc được.
Vụ bí thư xã giết cháu vợ: Gia đình nghi phạm từng nhiếc móc, đổ tội cho nạn nhân ngay trong đám tang, thùng phúng điều còn nguyên, chưa khui - Ảnh 1.
Người thân đến chia buồn tại ngôi nhà của Vương. Ảnh: CAND
Ngày 5/5, nghe có người nói thấy vết máu tại nơi Vương ở, gia đình vội thuê xe chạy sang Đắk Nông. Khi đến nơi lại đúng vào lúc công an đang làm việc nên không ai được vào. Sáng 6/5, gia đình mới được vào nhà nhưng không có đầu mối gì để tìm Vương.
Lúc đó, chúng tôi vẫn đinh ninh ông Minh bị người khác giết hại rồi đốt xác vì các mối làm ăn của ông ấy phức tạp lắm. Chúng tôi cũng suy đoán rằng Vương ở gần chỗ ông Minh, có lẽ do biết chuyện gì đó nên bị kẻ thủ ác giết luôn để phi tang.
Khi phía nhà ông Minh mang cái xác bị chết cháy trên ô tô về tổ chức đám tang, tôi đang cùng bố mẹ của Vương (ông Trần Nho Bất và bà Nguyễn Thị Ánh – PV) đi tìm Vương bên Đắk Nông. Tôi điện thoại về nói vợ và các chị dâu qua phúng viếng. Nghe kể, người nhà ông Minh nhiếc móc, bảo rằng Vương giết ông Minh. Mấy chị dâu của tôi không chịu nổi áp lực phải đi về.
Sau đó, tôi cùng một người anh quay về Lâm Hà, đi đưa tang ông Minh, còn anh chị của tôi và chú út vẫn tiếp tục đi tìm Vương ở Đắk Nông. Chị Ánh sợ rằng kẻ thủ ác đã sát hại con mình, vứt xác xuống đèo để phi tang nên quyết đi tìm khắp các đoạn đường đèo ở khu vực này".

Vợ của Bí thư xã ở đâu sau khi vụ án mạng được phanh phui?

Ngoài ra, từ ngày cơ quan chức năng phanh phui vụ án Đỗ Văn Minh giết cháu rồi đốt xác phi tang, dựng hiện trường giả, người dân không thấy vợ ông này tại địa phương. 
Theo thông tin trên báo Thanh niên, ngôi nhà của vợ chồng ông Minh mấy ngày qua đóng cửa im lìm, hai người con của vợ chồng ông Minh học lớp 7 và lớp 10 đang được ông bà nội, ngoại cưu mang. Có người cho biết từ ngày nghe tin chồng "chết", bà H. bị sốc phải nhập viện cấp cứu.
Sau khi rà soát, trưa 12/5, PV Thanh Niên được bác sĩ Lê Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cho biết, bà H. (vợ ông Minh) đang điều trị tại bệnh viện này. Bà H. nhập viện ngày 9/5.
Cũng theo bác sĩ Tiến, bà H. có vẻ buồn nhưng tinh thần ổn định và đã được xuất viện vào hôm nay. 
Vụ bí thư xã giết cháu vợ: Gia đình nghi phạm từng nhiếc móc, đổ tội cho nạn nhân ngay trong đám tang, thùng phúng điều còn nguyên, chưa khui - Ảnh 2.
Bản cáo phó tại "đám tang ông Minh"
Bên cạnh đó, ngày 6/5 khi UBND xã Liên Hà phối hợp với gia đình bà H. tổ chức đám tang cho người xấu số (lúc đầu nghi là ông Minh) bị chết cháy biến dạng trong xe bán tải được phát hiện trên Quốc lộ 28, rất nhiều người dân, cán bộ, các ban ngành của huyện Lâm Hà và 2 xã Tân Hà (nơi ông Minh từng làm Chủ tịch UBND xã) và xã Liên Hà, nơi ông Minh đương chức Bí thư Đảng ủy xã đã đến phúng điếu.
Một cán bộ địa phương được mời chứng kiến việc Cơ quan chức năng khám xét nhà ông Minh vào chiều 10/5, cho biết lúc đó thùng tiền phúng điếu vẫn còn y nguyên, chưa "khui". Và đây là chi tiết được các điều tra viên rất chú ý. Phải chăng bà H. biết trước đám tang người xấu số không phải chồng mình?
Nay, trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình nạn nhân Trần Nho Vương (ngụ xã Đan Phượng, Lâm Hà), nhiều người dân đề nghị địa phương yêu cầu gia đình hung thủ chuyển số tiền phúng điếu này cho gia đình nạn nhân Vương.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cố vấn thương mại Nhà Trắng: ĐCS Trung Quốc đã ‘hủy hoại’ nền kinh tế Mỹ chỉ trong 60 ngày

Cố vấn thương mại Nhà Trắng: ĐCS Trung Quốc đã ‘hủy hoại’ nền kinh tế Mỹ chỉ trong 60 ngày
Giám đốc Chính sách Thương mại và Sản xuất của Nhà Trắng Peter Navarro phát biểu trong cuộc họp báo về đại dịch coronavirus tại Nhà Trắng vào ngày 27/3/2020 tại Washington, DC. (Ảnh: Getty Images)
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm qua đã tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hủy hoại nền kinh tế Mỹ chỉ trong 60 ngày do cách xử lý của đảng này đối với sự bùng phát virus Corona Vũ Hán.
Nói chuyện với người dẫn chương trình của Fox News Maria Bartiromo vào Chủ nhật (10/5), ông Navarro đã giải thích cách mà ĐCSTQ tham gia che giấu sự bùng phát virus và cho phép nó lây lan bằng cách tiếp tục cho mọi người từ Trung Quốc đi du lịch đến khắp các nơi trên thế giới.
“Chúng ta biết rằng bệnh nhân số 0 xuất hiện ở Trung Quốc là vào khoảng giữa tháng 11. Đó là ở Vũ Hán. Chúng ta cũng biết rằng ở tâm dịch có phòng thí nghiệm vũ khí P4, nơi có khả năng là nguồn gốc của virus”, ông Navarro nói.
“Trong hai tháng tiếp theo, chúng ta biết rằng Trung Quốc đã che giấu virus khỏi thế giới đằng sau lá chắn của Tổ chức Y tế Thế giới. Và khi họ làm điều đó, họ đã gửi những chiếc máy bay chở khách bóng bẩy từ Trung Quốc, không phải đến phần còn lại của Trung Quốc từ Vũ Hán, mà đến những nơi như New York và Milan, gieo mầm trên khắp thế giới với những gì sẽ trở thành đại dịch”, nhà kinh tế và tác giả giải thích.
Ông Navarro nói rằng dữ liệu hải quan cho thấy ĐCSTQ cũng đã “hút sạch hầu như tất cả các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) của thế giới, bao gồm hơn 2 tỷ khẩu trang”, và Trung Quốc “đang ngồi trên kho dự trữ của những gì chúng ta gọi là PPE”, và “trục lợi bằng cách bán lại với giá cao cho một số nước”, trong khi cũng gây áp lực lên một số quốc gia để “phủ nhận việc virus đến từ Trung Quốc, hoặc nói về Đài Loan, hoặc để làm những việc khác”.
“Đó là tóm tắt những gì đã xảy ra. Và điều đó có nghĩa là, vào sáng nay, những người Mỹ chúng ta sẽ không đi nhà thờ bởi vì virus Trung Quốc”, ông Navarro tiếp tục. “Con trai và con gái của người Mỹ sẽ không thể đưa mẹ họ đi ăn trưa. Ngày mai, 33 triệu người Mỹ sẽ không đi làm, và hàng triệu trẻ em ở Mỹ sẽ ở nhà trèo tường, thay vì học đọc, viết và toán học”.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng kết luận: “Tổng thống Trump đã xây dựng nền kinh tế hùng mạnh và xinh đẹp nhất thế giới trong ba năm qua. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hủy hoại nó chỉ trong 60 ngày”.
Như The Epoch Times đã đưa tin trước đó, các quan chức của ĐCSTQ đã biết vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12 rằng COVID-19, căn bệnh gây ra bởi virus Corona Vũ Hán, đã xuất hiện ở Vũ Hán nhưng lựa chọn không chia sẻ thông tin quan trọng này với phần còn lại của thế giới. Thay vào đó, các quan chức Trung Quốc đã bắt giữ những người cố gắng cảnh báo về mối nguy hiểm, bao gồm cả các bác sĩ và các chuyên gia y tế, và sử dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt để ngăn chặn báo cáo của truyền thông, và xóa bất kỳ lời đề cập nào đến virus khỏi các phương tiện truyền thông xã hội.
Hậu quả của các hành động của ĐCSTQ là virus đã tạo ra một đại dịch toàn cầu mà đã giết chết hơn 280.000 người và tàn phá các nền kinh tế trên khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Tổng thống Donald Trump vào ngày 3/5 đã hứa hẹn về một báo cáo mới “rất mạnh mẽ”, trong đó sẽ tiết lộ những gì thực sự xảy ra ở Trung Quốc mà đã gây ra đại dịch toàn cầu. Tổng thống cũng nói thêm rằng ĐCSTQ đã “xấu hổ” vì sự bùng phát và đã cố gắng che đậy nó trong khi “đối xử với phần còn lại của thế giới rất tồi tệ” bằng cách cho phép mọi người bay ra khỏi Vũ Hán đến các nơi khác trên thế giới, khiến virus lây lan.
Tổng thống Trump cũng cho biết ông tin rằng nền kinh tế Mỹ, đã bắt đầu mở cửa một phần trong những tuần gần đây, dự kiến ​​sẽ có “một năm đáng kinh ngạc”, và sẽ “bước vào giai đoạn chuyển đổi trong quý III và thấy mọi thứ diễn ra tốt đẹp”.
Thanh Hương / Theo The Epoch Times

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ tranh lý thú về đời sống ở Nam Định cuối thế kỷ 19


Những bức banh vẽ bằng bột màu tuổi đời hơn một thế kỷ nằm trong một bộ sưu tập tư nhân đã tái hiện những cảnh tượng lý thú về đời sống ở Nam Định khoảng năm 1890.
Ảnh: Sothebys.com.
Cảnh đoàn người hộ tống một ông quan nằm trong kiệu, Nam Định cuối thế kỷ 19.
Đám rước trong một lễ hội với đoàn người cầm ô lọng, cờ phướn và khiêng một chiếc kiệu lớn trang trí rực rỡ.
Đám múa lân với chiêng trống rộn ràng ở Nam Định xưa.
Thầy chùa thực hiện một buổi cúng lễ ngoài trời.
Chú rể được che lọng đến dạm ngõ nhà cô dâu.
Các hoạt động trên sông nước: Đánh lưới, kéo vó, nhủi cá…
Những người đàn ông đánh giậm. Người ngoài cùng bên trái bị mất khố (?), phải buông đồ nghề để lấy tay che “chỗ hiểm”.
Quán nước đầu làng.
Cảnh họp chợ ở Nam Định.
Phụ nữ quý tộc ngồi xe kéo tay. Phu xe phía trước đang tranh thủ “đi tè”.
Xưởng cưa xẻ gỗ.
Theo KIẾN THỨC

Phần nhận xét hiển thị trên trang