Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Vẫn là ông ấy?


Hồ Duy Hải và Nguyễn Hoà Bình.
Vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra vào đầu tháng 1-2008 và Hồ Duy Hải bị bắt giữ. Khi ấy, ông Nguyễn Hoà Bình là phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an.
Sau khi bị toà sơ thẩm, phúc thẩm tuyên án tử hình, gia đình Hồ Duy Hải liên tục kêu oan. Năm 2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định không kháng nghị bản án. Ông Nguyễn Hoà Bình lúc này là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Năm 2020, khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án, phiên giám đốc thẩm được mở ra để xem xét lại những sai sót trong quá trình điều tra, tố tụng. Lúc này, ông Nguyễn Hoà Bình lại là chánh án Toà án nhân dân tối cao và ngồi ghế chủ toạ toà giám đốc thẩm.
Kết quả là, nguyên tắc suy đoán vô tội bị bỏ qua. Điều tra sai sót, chứng cứ nguỵ tạo nhưng kết quả điều tra vẫn đúng. Hồ Duy Hải lại trở về vạch xuất phát, kể từ khi án tử treo trên đầu.
Nguyễn Hoà Bình thì... tuổi vẫn còn, quyền hành vẫn còn, cơ hội leo cao vẫn còn.
Trong nền tư pháp này, Hồ Duy Hải chỉ như cỏ dại, nhưng cái tên Hồ Duy Hải sẽ bám theo Nguyễn Hoà Bình suốt cả cuộc đời.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Sai sót” nhưng “đúng người, đúng tội, đúng mức án” ?


Lại Trần Mai
*Đọc bài này của bác Giang Công Thế, tên trên BLOG là Hiệu Minh, mình nghĩ đến VN cũng bắt chước Mỹ chọn ra 17 người làm thẩm phán trong vụ này. Nhưng khác với Mỹ là 17 ông ở VN đều là Đảng viên, trong khi ông Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình là Bí thư trung ương Đảng, tức là siêu đảng viên hay bố đảng viên. Khác thứ hai rất quan trọng là 17 ông nhìn nhau giơ tay biểu quyết chứ không được bỏ phiếu kín. Thế này thì 17/17 đồng ý với ông Bình là cái chắc 100% rồi. Thế nên Hội đồng xét xử này thực chất là chỉ có 1 người là ông Bình, hay gọi theo phim ảnh tuổi teen là "Bình + 16".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiểu thuyết bán được 65 triệu bản, từng là sách cấm ở Mĩ


Ngay khi ra đời, Bắt trẻ đồng xanh đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Mĩ. Đây cũng là tác phẩm khiến nhiều cuộc biểu tình nổ ra đòi cấm sách.
Bìa cuốn sách Bắt trẻ đồng xanh phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt.
The Catcher in the Rye (tựa Việt: Bắt trẻ đồng xanh) là tiểu thuyết đầu tay trong sự nghiệp của nhà văn người Mỹ J.D. Salinger (1919-2010). Được viết năm 1951, ngay lập tức, nó trở thành tác phẩm được giảng dạy nhiều thứ hai tại các trường trung học ở Mĩ. Trong vòng hai tuần, kể từ khi lên kệ, cuốn tiểu thuyết của J.D. Salinger đã vươn lên vị trí số 1 của danh sách những tác phẩm bán chạy nhất của New York Times.
Tuy nhiên, sau đó, Bắt trẻ đồng xanh vấp phải sự phản đối của nhiều phụ huynh. Theo ALA, khởi đầu là sự kiện năm 1960, một giáo viên ở thành phố Tulsa (bang Oklahoma, Mĩ) bị đuổi việc vì đưa cuốn tiểu thuyết vào giảng dạy trong lớp tiếng Anh của học sinh khối 11. Về sau, người này kháng cáo và được khôi phục chức vụ. Tuy nhiên, Bắt trẻ đồng xanh bị cấm ở trường.
Cuộc khủng hoảng tuổi thành niên của nhân vật chính - Holden Caulfield - sau khi bị đuổi khỏi trường học, dấy lên nỗi nghi ngại với nhiều cha mẹ. Từ năm 1961 đến 1982, Bắt trẻ đồng xanh là cuốn sách bị cấm nhiều nhất tại các trường trung học và thư viện tại Mỹ, đồng thời bị kiểm duyệt ngặt nghèo khi chuyển ngữ hay tái bản.
Năm 1976, một nhóm luật sư tại Oklahoma biểu tình, phản đối việc bày bán tác phẩm Bắt trẻ đồng xanh. Hàng chục người tập trung kín đường phố và vây quanh tòa án, yêu cầu các đơn vị xuất bản ngừng phát hành sách. Dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận, ngành xuất bản Mĩ phải nhượng bộ.
Theo tờ LA Times, đến năm 1986, một cuộc biểu tình khác dấy lên do phụ huynh tại Pennsylvania khởi xướng và lan sang New Jersey. Họ cho rằng “cuốn tiểu thuyết là một sự báng bổ”, chống lại giá trị truyền thống của gia đình thông qua việc “cổ vũ quan hệ trước hôn nhân, xu hướng đồng giới và những hành vi suy đồi đạo đức”. Nhóm phụ huynh yêu cầu trường học phải chấm dứt ngay việc đưa cuốn sách này vào giảng dạy để tránh ảnh hưởng tâm lý và nhận thức của học sinh.
Lí do khiến cuốn sách này trở thành “tội đồ” trong mắt nhiều phụ huynh và độc giả trưởng thành là cách hành văn và hàng loạt từ lóng trong suy nghĩ của nam sinh 16 tuổi bị đuổi khỏi trường dự bị đại học Pencey. Holden Caulfield - nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết - trở thành biểu tượng của cơn giận dữ tuổi vị thành niên.
Năm 1980, Mark David Chapman (25 tuổi) ám sát danh ca huyền thoại John Lennon (The Beatles) trước cửa nhà nạn nhân. Theo Independent, đứng trước thi thể, Chapman vứt khẩu súng, tựa lưng vào bức tường và đọc cuốn tiểu thuyết The Catcher in the Rye. Khi cảnh sát đến, y đưa cuốn sách cho họ như một lời giải thích về hành động của mình. Điều này càng dấy lên sự lo ngại và phản đối của phụ huynh khi The Catcher in the Rye được giảng dạy cho học sinh trung học.
June Edwards, nhà nghiên cứu Đại học West Virginia, Mĩ, trong tuyển tập Tôn giáo, đạo đức và văn chương, do Lawrence Erlbaum Associates xuất bản tại New York năm 1998, lí giải sức hấp dẫn của Bắt trẻ đồng xanh đến từ giá trị đạo đức, giá trị văn học hấp dẫn, dễ hiểu của thiên tiểu thuyết. Thông điệp mà Holden Caulfield, nhân vật chính trong truyện mang đến, chính là sự cảm thông, lòng vị tha với con người, nhất là những kẻ bị bỏ rơi.
Tác giả J.D. Salinger khá kín tiếng với truyền thông. Nhiều trang báo gọi ông là nhà văn “ẩn dật”, bởi hiếm khi ông xuất hiện trước công chúng. Năm 2017, cuộc đời của Salinger được hé lộ qua bộ phim Rebel in the Rye, chuyển thể dựa trên những câu chuyện có thật về Salinger và cuốn tiểu sử J. D. Salinger: A Life của Kenneth Slawenski.
Bắt trẻ đồng xanh là cuốn sách hấp dẫn nhiều thế hệ độc giả và giới phê bình. Từ khi nó ra đời đến nay, 65 triệu bản đã được bán. Tạp chí Times bình chọn tiểu thuyết của J.D. Salinger nằm trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất kể từ năm 1923 và được độc giả bình chọn là một trong 100 tác phẩm hay nhất của thế kỉ 20.
Theo Zing (Nhan Nhan)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và khả năng ân giảm tử hình cho Hồ Duy Hải


Chủ tịch nước Nguyễn Phú TrọngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Chiều hôm nay, 8/5, Hội đồng thẩm phán TANDTC không chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao và tuyên bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải đã có hiệu lực pháp luật từ 8/4/2009.
Với kết luận "Mức án là đúng người, đúng tội" được sự đồng thuận 17/17 của tất cả các thành viên, việc Hồ Duy Hải sẽ bị tử hình dường như chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thế nhưng, có lẽ Hội đồng thẩm phán TANDTC chưa nhận ra là năm 2020 đã khác về chất so với năm 2009. Việt Nam đã ở ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới mà sự minh bạch, tính chuẩn xác, và tính trách nhiệm của những người đứng đầu đất nước đã trở thành những nguyên tắc thiêng liêng để qui tụ dân tộc trong chặng đường đi lên phía trước.
Dù đây là việc chỉ liên quan đến một con người nhưng quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa đặc biệt lớn vì nó là thông điệp đến hàng triệu người quan tâm theo dõi với cung bậc xúc cảm rất cao vốn có của người Việt Nam.
Vì vậy, quyết định của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ được cân nhắc rất kỹ.
Để phỏng đoán quyết định của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng khi tử tù Hồ Duy Hải có đơn xin ân xá, ta có thể cân nhắc như sau.
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, không được vào dự phiên Giám đốc thẩm hôm 6/5. Bà đã đi đòi công lý cho con 12 năm quaBản quyền hình ảnhTHANG THE LE
Image captionBà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, không được vào dự phiên Giám đốc thẩm hôm 6/5. Bà đã đi đòi công lý cho con 12 năm qua
Vì không có đủ thông tin, ta giả định 99% Hồ Duy Hải là phạm tội và 1% là oan sai.
Nghĩa là, Hội đồng thẩm phán TANDTC có lý khi đưa ra phán xét của họ nhưng đặt ra bài toán cực khó cho Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng.
Nếu ông bác đơn xin ân xá và Hồ Duy Hải đúng là phạm tội thì ông được điểm 10 vì đã làm đúng chức năng của mình một cách quyết đoàn.
Thế nhưng, nếu 10-20 năm sau, người ta tìm ra là Hồ Duy Hải không phạm tội thì ông sẽ bị một tỳ vết mà hàng trăm năm sau mọi người sẽ day dứt không quên. Nếu tình huống này xảy ra, ông sẽ được điểm là - 10.000 (âm 10 nghìn).
Như vậy, về toán học, hiệu quả tổng thể của quyết định "bác ân xá" sẽ là:
99% x 10 điểm + 1% x (-10.000 điểm) = -90,1 điểm
Hồ Duy Hải trong một phiên tòaBản quyền hình ảnhNGUYEN THI LOAN
Image captionHồ Duy Hải trong một phiên tòa
Trong khi đó, nếu ông quyết định ân xá Hồ Duy Hải xuống mức chung thân để tử tù còn sống nếu được minh oan, ta có thể giả định điểm công vụ của ông là 0 nếu Hồ Duy Hải thực sự có tội.
Thế nhưng điểm của ông sẽ là 10,000 nếu 10-20 năm tới Hồ Duy Hải được minh oan.
Do vậy, hiệu quả tổng thể của quyết định "ân xá" là:
99% x 0 điểm + 1% x 10.000 điểm = 100 điểm
So sánh hiệu quả mang lại của hai lựa chọn cho thấy, ta có thể phỏng đoán Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ "ân xá" cho tử tù Hồ Duy Hải và nhắc nhở hệ thống tiếp tục tìm kiếm chứng cớ để có kết luận được dân tâm phục khẩu phục.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống và làm việc ở Singapore. Bài đã đăng ở trang cá nhân.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÁC ĐỒNG NGHIỆP CỦA TÔI Ở BÁO LAO ĐỘNG ĐÃ TIÊN PHONG VẠCH TRẦN NHỮNG KHUẤT TẤT TRONG VỤ HỒ DUY HẢI NGAY TỪ ĐẦU, 1 1 NĂM TRƯỚC!


Dương Minh Đức – nhà báo “duyên nợ” trong vụ án Hồ Duy Hải
Thứ Tư, ngày 06/05/2020, 10:23
Sự kiện: Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải
(Bài của nhà báo Cao Hùng, nguyên PV điều tra tuyệt vời của báo LĐ, mới viết trên báo Dân Việt - TBT báo này cũng nguyên Trưởng ban của báo LĐ)

Thật khó khăn, khi tôi cố gắng lục lọi, tìm lại những bài báo cách đây đã 11 năm của Dương Minh Đức viết về vụ án Hồ Duy Hải. Bởi, thời gian đã hơn một thập kỷ, mà Dương Minh Đức thì không còn nói năng được gì trong lúc này. Nhưng, không vì thế lại có thể quên được anh – một nhà báo đầy “duyên nợ” trong kỳ án Bưu điện Cầu Voi – Hồ Duy Hải.
Hiện trường vụ án Hồ Duy Hải gây chấn động sau 12 năm giờ ra sao?
Nóng: Xuất hiện tình tiết quan trọng vụ án Hồ Duy Hải
Từ vụ án Hồ Duy Hải: Cần làm rõ trách nhiệm các cơ quan tiến hành tố tụng
Tôi còn nhớ, vào khoảng giữa năm 2009, thời điểm đó cách thời điểm xảy ra vụ án mạng tại Bưu điện Cầu Voi (tháng 1/2008) được khoảng một năm rưỡi. Vào một buổi trưa, anh Đức hùng hục ghé cơ quan ngả lưng nghỉ trưa. Quăng tập hồ sơ lên bàn, Dương Minh Đức buông một câu:
“Này, cái vụ án giết người ở Bưu điện Cầu Voi có dấu hiệu oan sai đấy”. Tôi thắc mắc: “Báo chí đăng rõ ràng, cơ quan điều tra đã bắt được thủ phạm, thừa nhận hết rồi, oan chỗ nào ?”.
Không lâu, trên chuyên mục “Điều tra theo thư bạn đọc” của báo Lao Động ngày ấy, xuất hiện bài viết đầu tiên của nhà báo Dương Minh Đức: “Lật lại vụ án giết người tại Bưu điện Cầu Voi (Long An): Có đúng Hồ Duy Hải là hung thủ?” (ra ngày 7/8/2009) và kỳ 2 ra ngày 8/8/2009 là bài “Hồ Duy Hải có cướp tài sản ?”. Với 2 bài điều tra ấy, nhà báo Dương Minh Đức gần như phản biện lại toàn bộ Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An.
duong minh duc – nha bao “duyen no” trong vu an ho duy hai hinh anh 1
Nhà báo Dương Minh Đức (bìa phải) trong chuyến điều tra tại một phum sóc của đồng bào S'tiêng, ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, vào năm 1997. Ảnh: Cao Hùng
Thời điểm đó, khi mà hầu hết các tờ báo đều viết một chiều theo bản Kết luận điều tra của Công an tỉnh Long An, khẳng định Hồ Duy Hải giết người, thì loạt bài điều tra của Dương Minh Đức là … lạc điệu, đầy rủi ro, có thể bị kiện cáo từ các cơ quan luật pháp đầy quyền lực.
Một suy nghĩ bất di bất dịch rằng, cơ quan điều tra bao giờ cũng có lý khiến không ít người, trong lúc trà dư tửu hậu, luôn phản biện lại Dương Minh Đức. Với cá tính cương trực, thẳng thắn, tôi đã tận mắt chứng kiến Dương Minh Đức nổi nóng, đập bàn, mắng bất kỳ ai bao biện cho cơ quan điều tra trong vụ án Bưu điện Cầu Voi.
Có lẽ từ một linh cảm nào đó, một niềm tin sắt đá, anh Đức luôn bảo vệ cho Hồ Duy Hải và khẳng định Hải vô tội. Cơ quan luật pháp tỉnh Long An, từ công an, đến viện kiểm sát và toà án đều... "sai be bét hết rồi"; “tòa kết án chỉ dựa trên lời khai đầy mâu thuẫn của bị cáo và bỏ qua những sai phạm trầm trọng của cơ quan điều tra”.
Đặc biệt, trong bài báo “Chưa đủ căn cứ thuyết phục” (ra ngày 9/5/2011), nhà báo Dương Minh Đức đã không ngại ngần phủ định luôn quan điểm của Phó Chánh toà Hình sự Toà án nhân dân tối cáo Hoàng Doãn Phúc vào thời điểm đó; sau khi ông này có công văn khẳng định “có đủ cơ sở kết luận” Hồ Duy Hải giết người.
duong minh duc – nha bao “duyen no” trong vu an ho duy hai hinh anh 2
Bí cáo Hồ Duy Hải tại phiên toà. Ảnh: T.L
Ông Phúc viện dẫn “Biên bản khám nghiệm hiện trường” và “Kết quả giám định pháp y vụ án” để làm cơ sở pháp lý cho kết luận của mình. Thế nhưng, nhà báo Dương Minh Đức đã chứng minh cả 2 chứng cứ trên đều ngược lại ý kiến của ông Phúc.
Theo ông Phúc: Khoảng 20h30 ngày 13/1/2008, tại Bưu điện Cầu Voi, do chị Nguyễn Thị Ánh Hồng từ chối quan hệ và bỏ chạy nên Hải đuổi theo đẩy ngã chị Hồng rồi dùng thớt tròn đập vào đầu làm chị Hồng bất tỉnh, sau đó Hải dùng dao cắt cổ chị Hồng cho đến chết.
Khi chị Nguyễn Thị Thu Vân (ở cùng phòng với chị Hồng) đi mua hoa quả về, sợ bị phát hiện, Hải đã bất ngờ dùng ghế đánh vào đầu chị Vân làm chị Vân bị ngất xỉu rồi Hải kéo chị Vân đến chỗ chị Hồng nằm, dùng dao cắt cổ chị Vân cho đến chết.
duong minh duc – nha bao “duyen no” trong vu an ho duy hai hinh anh 3
Bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của tử tù Hồ Duy Hải vẫn miệt mài gửi đơn kêu oan cho con trong suốt hơn 12 năm qua. Ảnh: Đình Việt.
Sau đó, Hải mở tủ lấy tiền, sim card, điện thoại của bưu điện và tháo dây chuyền, nhẫn, hoa tai, lắc tay bằng vàng của chị Hồng và chị Vân rồi đem về nhà cất giấu.
Khoảng 1 tuần sau, do sợ bị phát hiện, Hải đốt hết quần áo, dây thắt lưng Hải mặc khi gây án, đồng thời tiêu thụ các tài sản mà Hải đã chiếm đoạt được. Hành vi phạm tội của bị cáo thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là “giết nhiều người” và “giết người mà ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng” được quy định tại điểm a, e khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự.
Vì vậy, toà án cấp sơ thẩm và toà án cấp phúc thẩm xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội “Giết người”, 5 năm tù về tội “Cướp tài sản” là có căn cứ, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, Dương Minh Đức phản biện như sau: Thứ nhất, việc toà án kết tội bị cáo Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi lúc 19h30 tối 13/1/2008 và giết 2 nạn nhân, trong đó nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng bị giết trước và nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân bị giết sau, nhưng lại không có chứng cứ nào thể hiện giờ chết của các nạn nhân. Vậy, liệu hai nạn nhân Hồng và Vân có bị giết trong lúc Hải không có mặt tại bưu điện?
duong minh duc – nha bao “duyen no” trong vu an ho duy hai hinh anh 4
Bà Loan và con gái (bìa trái, em Hồ Duy Hải) vẫn không ngừng hy vọng ngày Hải trở về sum họp cùng gia đình. Ảnh: Đình Việt
Thứ hai, kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Long An khẳng định: “Dấu vân tay thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của bị cáo Hải”, trong khi ngay sau án mạng (tức là trước khi bắt Hải hơn 1 tháng), CQĐT đã triệu tập, tạm giữ ít nhất 23 đối tượng, nhưng không lưu lại hồ sơ.
Vậy, 23 đối tượng nói trên có được giám định vân tay? Có dấu vân tay nào trùng với dấu vân tay kẻ giết người để lại hiện trường?
Thứ ba, tang vật gây án là con dao với cái thớt đều không thu được, trong khi các chứng cứ lời khai liên quan đến tang vật vụ án thì bị tẩy xóa. Đã thế, dấu vết khám nghiệm hiện trường trên thi thể nạn nhân lại không phù hợp với lời khai cùng các chứng cứ và tang vật gây án. Vậy, CQĐT và cả hai cấp toà căn cứ vào đâu để kết tội Hải giết người?
Thứ tư, CQĐT kết luận sau khi Hải gây án đã đốt quần áo, thắt lưng và số sim card cướp được để phi tang, nhưng kết quả giám định tàn tro thu được lại là: “Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và sim card”.
Thứ năm, Hải bị kết tội cướp, nhưng tài sản bị cướp gồm những gì? Trị giá bao nhiêu? Người tiêu thụ là ai?... thì CQĐT không xác định được.
Thứ sáu, vụ án có rất nhiều chứng cứ, kết luận giám định và lời khai mâu thuẫn với nhau, nhưng đã không được làm rõ, không được đối chất, đơn cử: CSĐT kết luận Hải đưa tiền cho Vân là tờ tiền polymer 50.000 hoặc 100.000 đồng, trong khi nhân chứng khai nạn nhân đưa tiền 10.000, 20.000 đồng tiền polymer và tiền giấy...
Theo nhà báo Dương Minh Đức, “kẻ giết người man rợ trong vụ án Bưu điện Cầu Voi cần phải được loại bỏ khỏi xã hội. Thế nhưng, phải buộc đúng người, đúng tội, tránh hàm oan”.
Mấy ngày gần đây, khi dư luận và báo chí sôi sục khơi lại vụ án "tử tù" Hồ Duy Hải, thì nhà báo Dương Minh Đức từ giã nghề báo cách đây đã 7 năm. Căn bệnh tiểu đường, dẫn tới 3 lần bị tai biến đã khiến Dương Minh Đức không thể viết lách gì nữa. Ngay cả nói năng, cũng trở nên vô cùng khó khăn đối với anh lúc này.
Mặc dù không còn viết, nhưng như một định mệnh, những bài điều tra năm xưa của Dương Minh Đức khác nào “duyên nợ” của anh đối với tử tù Hồ Duy Hải. Dường như tất cả những phản biện của anh ngày xưa đều khớp với những gì mà hàng trăm bài báo sau này đã phản ánh. Và, đó cũng chính là “cục xương” khiến các cơ quan luật pháp không thể kết tội và tử hình Hồ Duy Hải.
duong minh duc – nha bao “duyen no” trong vu an ho duy hai hinh anh 5
Mẹ và em gái của Hồ Duy Hải. Ảnh: Đình Việt.
Nối tiếp loạt bài của Dương Minh Đức, chị Phương Yên - PV báo Lao Động ở Hà Nội, người cầm trịch chuyên mục "Điều tra theo thư bạn đọc" - cũng có những nỗ lực vô cùng ý nghĩa, vừa viết bài, vừa vận động hành lang để tử tù Hồ Duy Hải không bị tử hình phút... 89 vào năm 2015. Và, nhờ đó mà Hải có được cơ hội sống sót đến tận hôm nay.
Trong những ngày này, khi trên các trang báo và Facebook tràn ngập vụ án oan Hồ Duy Hải, tôi lại nhớ về đồng nghiệp Dương Minh Đức thật nhiều. Giữa bao nhiêu lời lên án mạnh mẽ các quan chức gây ra sai phạm nghiêm trọng trong vụ án, thì lúc này, Dương Minh Đức không một lời lên tiếng. Anh Đức im lặng cũng đúng thôi, vì hiện nay, anh Đức đang từng giờ, từng ngày giành giật sự sống giữa lằn ranh sinh tử...
Trong khi đó, cách đây hơn 10 năm, Dương Minh Đức mắng quan chức làm sai từ bàn nhậu, cho đến... trên mặt báo, anh "to mồm" hơn ai, cho dù đơn độc, hiếm người đồng hành...
Cao Hùng
Tag: Vụ án Hồ Duy Hải, Bưu điện Cầu Voi, Long An, Nhà báo Dương Minh Đức, Duyên nợ, Điều tra, Hoàng Doãn Phúc, hồ duy hải, xét xử hồ duy hải, TAND tối cao, hồ duy hải giết người, cướp tài sản, nguyễn hoà bình chủ toạ, vụ án hồ duy hải, mẹ tử tù hồ duy hải, mẹ hồ duy hải
DANVIET.VN
Thật khó khăn, khi tôi cố gắng lục lọi, tìm lại những bài báo cách đây đã 11 năm của Dương Minh Đức viết về vụ án Hồ Duy Hải. Bởi, thời gian đã hơn một thập kỷ, mà Dương Minh Đức thì không còn nói năng được gì trong lúc này. ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG TRÙNG HỢP KỲ LẠ HAY SỰ SẮP ĐẶT CỦA TẠO HÓA ???


Một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay một lời cảnh báo từ Thượng Đế trong những năm kết thúc bằng con số 20?
1220 CUỘC XÂM LĂNG CỦA ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ:
Chúng ta bắt đầu với năm 1220, tuy không được biết đến như một đại dịch, nhưng bởi một thảm họa thậm chí còn tàn khốc hơn vào thời điểm đó: cuộc xâm lược của người Mông Cổ.
Người Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đốt và san bằng Bukhara (ngày 16 tháng 2), Otrar (ngày 17 tháng 3), Samarkand (tháng 3) và Harat.
Cuộc xâm lược của người Mông Cổ ở châu Âu vào thế kỷ 13 đã gây ra sự hủy diệt của những người gốc Slav và các thành phố lớn, như Kiev và Vladimir. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ cũng ảnh hưởng đến trung tâm châu Âu, bao gồm cả Bohemia-Moravia, Ba Lan (Trận Legnica, 1241), Moldova, Wallachia, Transylvania, Hungary (Trận Mohi, 1241) và Bulgaria.
Ít nhất 20 đến 40% dân số của các quốc gia mà người Mông Cổ xâm lăng, bị tàn sát hoặc chét vì dịch bệnh..
1320 BỆNH DỊCH HẠCH ĐEN.
Bệnh dịch hạch, hay còn gọi là bệnh dịch hạch đen, được cho là xuất hiện lần đầu tiên ở người ở Mông Cổ vào khoảng năm 1320. Triệu chứng của nó là đau đầu, sốt và ớn lạnh. Lưỡi của bệnh nhân thường xuất hiện màu trắng trước khi bị viêm hạch nghiêm trọng. Cuối cùng, những đốm đen và tím xuất hiện trên da của những người bị bệnh; Cái chết có thể xảy ra trong một tuần.
1520 DỊCH ĐẬU MÙA:
Căn bệnh này có ý nghĩa quyết định đối với chiến thắng của Tây Ban Nha trước người Tenochtitlan. Nó đã lấy đi cuộc sống của khoảng 2 đến 3,5 triệu người bản địa, các nhà sử học nói. Nhiều người Aztec đã bị khuất phục trước bệnh đậu mùa do người châu Âu mang đến, chẳng hạn như Tlatoani Cuitláhuac, người đã chiến thắng Hernán Cortés.
1620 BỆNH LẠ:
Vào ngày 16 tháng 3 năm 1620, những người định cư Plymouth đã đến Mayflower ở Hoa Kỳ. Đại đa số hành khách được cho là đã chết vì một căn bệnh lạ và đã lây lan ngay cả cho những cư dân ở bờ biển phía đông Bắc Mỹ
1720 DỊCH HẠCH:
Grand San Antonio, một con tàu từ phía đông Địa Trung Hải đã đến Marseille vào ngày 25 tháng 5 năm 1720, là nguồn gốc của dịch bệnh này. Thật vậy, hàng hóa của nó bao gồm lụa mịn và kiện bông đã bị ô nhiễm bởi trực khuẩn Yersin, đã gây nên bệnh dịch hạch. Sau một loạt các sơ suất nghiêm trọng và mặc dù các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, bệnh dịch hạch lan rộng khắp thành phố. Trung tâm của Marseille và các quận cũ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh này lây lan nhanh chóng, giết chết khoảng 30.000 đến 40.000 người, trong tổng số 90.000 người dân ở đây.
1820 DỊCH TẢ :
Năm 1820, căn bệnh này bùng phát ở Java và Borneo. Nó đến Trung Quốc vào năm 1821, sau đó lan sang phía tây Ceylon và sau đó đến Ba Tư, Ả Rập, Syria và Nam Kỳ cùng năm. Các lãnh thổ rộng lớn của Đế quốc Nga đã bị ô nhiễm bởi dịch bệnh và hàng chục ngàn người đã chết.
1920 DỊCH VIÊM PHỔI hay DỊCH CÚM TÂY BAN NHA:
Cúm Tây Ban Nha xảy ra cách đây đúng 100 năm, khi mọi người đang vật lộn với vi-rút cúm biến đổi gen, khiến nó nguy hiểm hơn nhiều so với vi-rút thông thường. Virus này đã lây nhiễm 500 triệu người và giết chết hơn 100 triệu người trên toàn thế giới, đại dịch này là vụ chết người lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
2020 DỊCH CÚM TÀU hay CORONAVIRUS:
Đang tàn phá mạnh trên toàn thế giới. Nó có hình thức giống như hội chứng hô hấp Trung Đông, được biết đến với tên gọi là coronavirus, một chủng được xác định lần đầu tiên ở Ả Rập Saudi vào năm 2012, người dùng mạng xã hội đã liên kết dịch bệnh có thể này với các sự cố khác vào năm thứ 20 của mỗi thế kỷ..
Mặc dù dịch bệnh, đại dịch hay bệnh hàng loạt phát sinh trong lịch sử loài người đã thay đổi qua nhiều năm, nhưng những năm có số chót là 20 có lặp lại bởi sự trùng hợp nào đó chăng?
Một dịch bệnh cứ sau 100 năm?
(Nguyễn Thế Thăng phỏng dịch)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu sân bay USS Ronald Reagan ra biển giữa lúc tình hình Biển Đông tăng nhiệt (Thụy Miên )

Sau giai đoạn bảo trì, tàu sân bay USS Ronald Reagan đồn trú tại căn cứ Mỹ ở Nhật Bản bắt đầu chạy thử trên biển, chuẩn bị cho hoạt động tuần tra tại Tây Thái Bình Dương, theo trang USNI News.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan rời quân cảng Yokosuka tiến ra biển, ngày 6.5 /// Twitter isokko
Tàu sân bay USS Ronald Reagan rời quân cảng Yokosuka tiến ra biển, ngày 6.5
TWITTER ISOKKO
Giới chức hải quân Mỹ hôm 7.5 xác nhận tàu sân bay USS Ronald Reagan đang trong giai đoạn chạy thử, thường kéo dài một tuần, trước khi chính thức tiếp nhận các sứ mệnh tuần tra dài ngày trên biển.
Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Mỹ rời khỏi căn cứ hải quân Yokosuka kể từ khi quay về cảng nhà cho hoạt động bảo trì thường niên vào tháng 11 năm ngoái. Vẫn chưa rõ liệu tàu sẽ quay về cảng trước khi lên đường cho nhiệm vụ chính thức hay không.

Ra khơi với nhiều thủy thủ vắng mặt

Tàu sân bay USS Ronald Reagan ra biển giữa lúc tình hình Biển Đông tăng nhiệt - ảnh 1
Tàu sân bay USS Ronald Reagan trên biển, ngày 6.5.2020
TWITTER ANDAVAMAS
Tàu sân bay USS Ronald Reagan ra biển giữa lúc tình hình Biển Đông tăng nhiệt - ảnh 2
Con tàu ra biển với số lượng thủy thủ đoàn không đầy đủ do một số còn phải cách ly phòng Covid-19
TWITTER ALSACE_CLASS
Đợt bùng nổ dịch Covid-19 tại Yokosuka hồi tháng 3 đã tăng thêm khó khăn cho con tàu. Đến nay, giới chức hải quân Mỹ không tiết lộ số liệu dịch bệnh trên tàu, nhưng vào ngày 22.4 báo The New York Times cho hay đã có 22 trường hợp dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 có liên quan đến tàu USS Ronald Reagan.
Để ngăn chặn nguy cơ xuất hiện dịch Covid-19 trên tàu sân bay này, các thủy thủ đã được cách ly đến 21 ngày trước khi được phép lên tàu, theo báo Stars and Stripes.
Vào thời điểm tàu sân bay ra khơi chạy thử, vẫn còn một số thành viên chưa kết thúc giai đoạn cách ly theo quy định và tiếp tục bị giới hạn đi lại bên trong các căn cứ trên khắp Nhật Bản, theo phát ngôn viên hạm đội 7, thiếu tá Sean Brophy.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan ra biển giữa lúc tình hình Biển Đông tăng nhiệt - ảnh 3
Trong khi đó thủy thủ được phép quay lại tàu sân bay USS Theodore Roosevelt  đang neo đậu ở Guam sau khi 3 lần nhận kết quả âm tính với Covid-19
HẢI QUÂN MỸ
USS Ronald Reagan hiện là hàng không mẫu hạm Mỹ duy nhất rời cảng ở Tây Thái Bình Dương. Tàu USS Theodore Roosevelt đang ở Guam từ ngày 26.3 vì dịch Covid-19 bùng phát trên tàu.
Báo Stars and Stripes cho hay tính đến đầu tháng 5 đã có hơn 1.150 thủy thủ của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt nhiễm Covid-19. Còn các thủy thủ sau 3 lần nhận kết quả âm tính đã được phép quay lại tàu từ ngày 29.4. Vẫn chưa rõ khi nào tàu USS Theodore Roosevelt sẽ tiếp nhận nhiệm vụ.

Sự trở lại giữa lúc Biển Đông đang nóng

Sự quay lại hoạt động của tàu sân bay USS Ronald Reagan trùng với thời điểm Biển Đông đang nóng lên.
Trong buổi họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 5.5 (giờ Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lên án hành vi gây hấn của quân đội Trung Quốc (PLA) tại Biển Đông, cũng như âm mưu của Bắc Kinh tìm cách bóp méo thông tin liên quan đến dịch Covid-19.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan ra biển giữa lúc tình hình Biển Đông tăng nhiệt - ảnh 4
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vừa chỉ trích hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông
REUTERS
“Trong lúc Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch gây rối thông tin để né tránh trách nhiệm và tìm cách đánh bóng hình ảnh của nước này, chúng tôi tiếp tục chứng kiến hành vi gây hấn của PLA tại Biển Đông, từ việc đe dọa tàu hải quân Philippines đến đâm chìm tàu cá của ngư dân VN và đe dọa các nước khác không xúc tiến dự án thăm dò và khai thác dầu khí”, báo The Financial Express dẫn lời ông Esper.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc không những chẳng minh bạch vào thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở nước này, mà còn tìm cách đóng vai “người tốt” trong cuộc chiến chống dịch bệnh trên toàn cầu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang