Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Trump lên kế hoạch cho cơn bão ‘hoàn hảo’, Tập lo lắng cho tương lai


Viêm phổi Vũ Hán hiện đang gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy quan hệ Mỹ – Trung đến tình trạng gần như đóng băng. Chính phủ Trump đang thúc đẩy dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu rời khỏi Trung Quốc. Ông Tào Đức Vượng (Cao Dewang), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Diệu (Fuyao), người được mệnh danh là Vua thủy tinh Trung Quốc trước đây đã từng công khai kêu gọi ngành công nghiệp quốc nội cảnh giác với việc chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ “từ bỏ Trung Quốc”.
Trump-Tap
Từ kinh nghiệm bị tổn thất do dịch bệnh gây ra, các quốc gia đang nỗ lực tái thiết lại nền kinh tế. Trung Quốc hiện đang đối mặt với ba vấn đề lớn, cũng là mấu chốt quyết định nền kinh tế của năm. Nhà chuyên gia Kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân (Tianjun) chỉ ra rằng đây là một trận chiến khó khăn đối với ông Tập Cận Bình.
Chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu rút khỏi Trung Quốc? Trump khẳng định đã có lựa chọn.
Các tin tức ngày 4/5 cho hay, đáp trả việc Trung Quốc xử lý không hiệu quả đối với dịch viêm phổi Vũ Hán, Chính phủ Trump đang phát động thúc đẩy chiến dịch dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc.
Theo trang tin Reuters, một số quan chức cao cấp đương nhiệm và mãn nhiệm Chính phủ Mỹ cho biết sau khi dịch bệnh tấn công gây thương vong về người và làm tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy các biện pháp toàn diện giảm mức độ phụ thuộc của chuỗi cung ứng Mỹ vào Trung Quốc, ngay cả khi không thể mang các dây chuyền sản xuất này trở về nước nhà, cũng sẽ chuyển sang các nước thân cận.
Ông Keith Krach – Thứ trưởng chuyên trách về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Trong những năm gần đây, chúng tôi đã nỗ lực để giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng và sản xuất từ Trung Quốc, và bây giờ chúng tôi đang tăng cường đẩy mạnh kế hoạch này.” 
Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho hay: “Thời điểm này là một cơn bão hoàn hảo; dịch bệnh này đã làm lộ rõ những mối lo mà các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc gặp phải.” 
“Mọi người đều thấy rằng toàn bộ lợi nhuận kiếm được thông qua các giao dịch với Trung Quốc giờ chẳng là gì so với những thiệt hại kinh tế do virus Trung Cộng gây ra” – vị quan chức này nói.
Ngày 1/5, ông Trump phát biểu với giới truyền thông rằng ông đang xem xét các biện pháp mới trừng phạt chính quyền Bắc Kinh trong việc che giấu dịch bệnh đồng thời gia tăng thuế đối với Trung Quốc chắc chắn sẽ là một lựa chọn. “Rất nhiều chuyện đã xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi tất nhiên là không hài lòng với những gì đã xảy ra. Đây là một tình cảnh tồi tệ – 183 quốc gia trên thế giới (bị ảnh hưởng). Chúng tôi sẽ còn rất nhiều điều cần nói về sự kiện lần này. Đây chắc chắn là một lựa chọn, chắc chắn là một lựa chọn.”
Bên cạnh các mức đánh thuế lên đến 25% đối với 370 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hiện tại, Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông có thể áp thêm thuế bổ sung để trừng phạt chính quyền Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu hôm 29/4: Hoa Kỳ đang hợp tác với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc thảo luận liên quan bao gồm cách tổ chức lại chuỗi cung ứng để ngăn chặn xảy ra các sự cố tương tự.
Cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc từ lâu đã lo lắng về việc Tập Cận Bình có thể cứu nền kinh tế như thế nào.
Ngày 4/5, ngân hàng đầu tư quốc tế Goldman Sachs, đã đưa ra một báo cáo về ba yếu tố bất lợi mà nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong Quý II: nhu cầu bên ngoài sụt giảm mạnh, phá sản và thất nghiệp gia tăng, khả năng sản xuất và cung ứng sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu tiêu thụ dẫn đến hàng tồn kho tăng.
Chuyên gia Kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân (Tianjun) từng chỉ ra kinh tế Trung Quốc bị tăng trưởng âm trong Quý đầu năm, hiện đang bị đẩy đến bờ vực khủng hoảng trong Quý II. Các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các công ty làm ăn với nước ngoài, sau nửa tháng mà không có đơn đặt hàng quốc tế đã phải ngừng sản xuất, thậm chí cắt giảm nhân viên trên quy mô lớn.
Các phân tích của giới kinh tế học thường xem: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu ngoại thương tạo nên sức mạnh cho “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, tiêu dùng và xuất khẩu ngoại thương của Trung Quốc đã vô vọng, đầu tư thì thoi thóp với hiệu suất cận biên đang giảm dần, khiến nó càng khó chống đỡ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng mô hình “tăng đầu tư cơ sở hạ tầng + phiếu mua hàng” để kích thích tăng trưởng kinh tế, một trong những lý do chủ yếu là doanh thu tài chính của chính phủ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Đình chỉ các hoạt động kinh tế quốc gia thì có thể làm được, ngay cả khi ông Tập Cận Bình có sức mạnh lớn như vậy, cũng không có nghĩa rằng khôi phục lại hoạt động kinh tế quốc gia là một việc đơn giản. Ít nhất là bất lực trước việc các đơn đặt hàng từ nước ngoài bị hủy bỏ, chuyển dịch chuỗi cung ứng, nước ngoài rút vốn đầu tư v.v. Nếu nền kinh tế không sớm phục hồi, sẽ có một làn sóng phá sản hàng loạt doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, cuộc sống người dân bấp bênh, đây không chỉ là một cuộc chiến khó khăn, mà còn rất tàn khốc.
Ngày 13/4, trả lời phỏng vấn của truyền thông Chính phủ Trung Quốc – The Beijing News, ông Tào Đức Vượng (Cao Dewang), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Diệu (Fuyao) nói rằng cuộc khủng hoảng này là chưa từng có. Đầu tiên, phải có khả năng sống sót trước đã, rồi mới tính tới các bước phát triển gì đó tiếp theo.
Ông Tào Đức Vượng nói: “Sau đại dịch, tất cả các quốc gia đều muốn thiết lập chuỗi công nghiệp độc lập và hoàn chỉnh của mình, do đó chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ được đơn giản hóa, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Chúng ta phải cảnh giác với việc chuỗi công nghiệp toàn cầu rời bỏ Trung Quốc.” 
Ông Tào Đức Vượng cho rằng việc giảm đơn hàng xuất khẩu đã dẫn đến áp lực gia tăng đối với các doanh nghiệp. Chìa khóa giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp nằm ở việc kiếm ra đơn đặt hàng, chứ không phải ở dòng vốn. Sau đại dịch, một xu hướng mới cho các quốc gia sẽ là bắt đầu xây dựng một chuỗi công nghiệp độc lập, hoàn chỉnh và an toàn hơn, do đó sẽ có một quá trình “nghịch toàn cầu hóa”. Trung Quốc nhất định phải có một ngành công nghiệp truyền thống thịnh vượng trong một thời gian dài, nếu không, nền kinh tế Trung Quốc không thể độc lập tự chủ.
Ông Tào Đức Vượng thành lập Tập đoàn thủy tinh Phúc Diệu (Fuyao) vào năm 1987. Hiện tại, tập đoàn này là nhà cung cấp kính ô tô lớn nhất tại Trung Quốc và lớn thứ hai trên thế giới. Do đó, ông được mệnh danh là vua thủy tinh Trung Quốc.
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Mộc Lan / TrithucVN
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

Loa phát thanh xã ở Thừa Thiên - Huế bị nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc



Dân trí Chiều 6/5 theo chính quyền UBND xã Phú Mậu cho biết đã báo cáo lên UBND huyện Phú Vang sự việc loa phát thanh ở đoạn cầu Mậu Tài phát tiếng Trung Quốc nhiều ngày.

Qua phản ánh của người dân lên Hệ thống Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên - Huế, cứ khoảng cuối giờ chiều thì chiếc loa phát thanh tại đường Tỉnh Lộ 2, ngay cầu Mậu Tài thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế phát tiếng Trung Quốc.

Sau khi kiểm tra, ông Trần Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu trao đổi, đây không phải lần đầu xảy ra sự cố nhiễu sóng dẫn đến phát đài nước ngoài. Sự việc xảy ra ngoài giờ phát những chương trình thông thường của xã.
Loa phát thanh xã ở Thừa Thiên - Huế bị nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc - 1
Chiếc loa phát thanh cạnh cầu Mậu Tài phát ra tiếng Trung Quốc
Hiện UBND xã Phú Mậu đã chỉ đạo cán bộ văn hóa thông tin xã xử lý ngắt hệ thống, đồng thời báo cáo lên lãnh đạo UBND huyện Phú Vang có hướng xử lý, trình sự việc lên Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế.
Loa phát thanh xã ở Thừa Thiên - Huế bị nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc - 2
Loa như bị phát đài truyền thanh có tiếng Trung Quốc nhiều chiều nay
Được biết, vào tháng 7/2016 tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc cũng xảy ra tình trạng loa phát thanh phát tiếng Trung Quốc trong thời gian ngắn, kéo dài vài giây hoặc vài chục giây với tiếng nhỏ rồi không còn nữa.
Qua kiểm tra thì hiện tượng trên không phải chèn sóng mà là can nhiễu sóng phát thanh nghi của Trung Quốc ở hệ thống loa vô tuyến (không dây) băng tầng 98 MHz với hệ sóng FM phát sóng trực tiếp từ đài huyện.
Loa phát thanh xã ở Thừa Thiên - Huế bị nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc - 3
Loa phát thanh ở huyện Phú Lộc phát tiếng Trung Quốc vào năm 2016
Đại Dương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống Trump: Mỹ sẽ công bố nguồn gốc của Covid-19


Dân trí Tổng thống Donald Trump cho biết, Mỹ sẽ công bố chi tiết nguồn gốc của virus gây đại dịch viêm phổi cấp Covid-19, đồng thời hối thúc Trung Quốc minh bạch về vấn đề này.

Mỹ sẽ công bố chi tiết

Phát biểu với các phóng viên trước khi bắt đầu chuyến đi tới Arizona ngày 5/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: "Chúng tôi nhất định sẽ công bố (nguồn gốc của virus)". Chủ nhân Nhà Trắng không nêu cụ thể thời điểm sẽ công bố.

Mặt khác, ông Trump cũng hối thúc Trung Quốc minh bạch về các thông tin liên quan đến đại dịch. "Chúng tôi muốn họ minh bạch. Chúng tôi muốn tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra để việc này không bao giờ lặp lại", Reuters dẫn lời Tổng thống Trump.
Ông Trump từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khiến Covid-19 lan rộng, trở thành đại dịch toàn cầu. Ông đã chỉ đạo các cơ quan tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc của virus corona mới gây Covid-19 (SARS-CoV-2). Tuần trước, ông nói rằng có bằng chứng để khẳng định virus này bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Hôm 3/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng khẳng định có “bằng chứng lớn” về việc virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Trong khi đó cố vấn cấp cao về dịch tễ của chính phủ Mỹ lại đưa ra những phát ngôn ngược lại. "Sự tiến hóa của virus ở loài dơi và những bằng chứng khoa học hiện tại cho thấy nguồn gốc của Covid-19 không phải do con người tạo ra hay bị thao túng. Nó chỉ ra rằng virus đã tiến hóa trong tự nhiên sau đó lây lan sang động vật", cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci nói.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hôm qua cũng nói rằng, đến nay Mỹ vẫn chưa thể xác định nguồn gốc của Covid-19. "Liệu nó xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, hay từ một khu chợ ở Vũ Hán hoặc một nơi nào khác? Câu trả lời là chúng tôi không biết".
EU ủng hộ điều tra
Tổng thống Trump: Mỹ sẽ công bố nguồn gốc của Covid-19 - 2
Nguồn gốc virus gây Covid-19 vẫn là vấn đề gây tranh cãi. (Ảnh minh họa: Reuters)
Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/5 kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc và quy mô của Covid-19. EU cho biết, tại cuộc họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới vào ngày 18/5 tới, khối này sẽ đưa ra một dự thảo nghị quyết kêu gọi "điều tra độc lập" về virus gây đại dịch Covid-19.
Nhiều nước, trong đó có Mỹ và các nước châu Âu, gần đây đã hối thúc điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 trong một nỗ lực nhằm rút ra bài học trong tương lai. Trong khi đó, Trung Quốc đến nay chưa cam kết sẽ tham gia vào một cuộc điều tra quốc tế và nói rằng đây sẽ là chiến dịch "đổ lỗi" nhằm vào Bắc Kinh.
Giới chức Mỹ tin rằng virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Tuy nhiên, theo giới khoa học đến nay chưa có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa nguyên nhân bùng phát dịch với phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 5/5 cho biết với các phóng viên rằng ông đã viết thư gửi lãnh đạo các nước G20 để kêu gọi "đánh giá xác đáng" nguồn gốc của Covid-19. Ông cũng một lần nữa cho là SARS-CoV-2 dường như bắt nguồn từ một chợ kinh doanh động vật hoang dã ở Trung Quốc.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Dù Covid-19 đã khiến hơn 3,7 triệu người mắc bệnh và khoảng 256.000 người chết, đến nay nguồn gốc thực sự của virus gây đại dịch này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiều lần cho rằng SARS-CoV-2 có nguồn gốc tự nhiên.
Minh Phương
Theo Reuters, SCMP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Những bức thư của Beethoven


Chúng ta không cần bất cứ một dòng nào nữa để nói về sự vĩ đại của gia tài âm nhạc Beethoven. Tuy nhiên chúng ta sẽ cần nhiều dòng, nhiều trang, thậm chí là nhiều cuốn sách để nghiền ngẫm về những biến động cá nhân của thiên tài âm nhạc này. Bởi dường như càng nghiền ngẫm, người hậu thế càng nhận ra ông "khó hiểu" hơn nhiều so với những gì mình vẫn tưởng.
Beethoven sáng tác trong một căn phòng như thế nào? Năm 1809, sau khi đến thăm nhà Beethoven, Nam tước Trémont đã viết những dòng nhận xét như sau: "Hãy hình dung bạn ở nơi bẩn thỉu bừa bộn nhất có thể tưởng tượng - những vệt nước ẩm mốc quanh trần nhà; một cây đàn piano lớn hơi cũ mà trên đó bụi bặm tranh chỗ với nhiều bản nhạc cả viết tay cả in khắc; dưới cây đàn (tôi không nói quá) là một chiếc bô tiểu đêm chưa đổ sạch; bên cạnh nó một chiếc bàn nhỏ bằng gỗ óc chó đã quen với việc thường xuyên bị người thư ký xáo trộn; rất nhiều cây bút mực đã đóng cặn mà so với chúng thì những cây bút dùng chung nơi quán trọ còn sáng bóng hơn; rồi còn những bản nhạc nữa".
Bạn sốc lắm với những mô tả này? Đừng sốc! Bởi thật ra chẳng riêng gì Beethoven. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng có không ít các thiên tài nghệ thuật… ăn ở không giống ai. Bởi đơn giản: toàn bộ tinh lực của họ dồn hết vào tác phẩm.
Với họ, thứ phải chăm chút, tỉa tót, trang hoàng là tác phẩm chứ không phải là đời sống. Cho nên, không riêng gì Trémont, có không ít những ký giả, những người bạn nghề đã viết những dòng nhận xét về cái không gian sống có phần cẩu thả của Beethoven.
Điều quan tâm tiếp theo là trong không gian đó, đời sống tinh thần của ông đã diễn biến ra sao? Ngày 29-6-1801, Beethoven viết cho người bạn thân Wegele một bức thư đánh dấu một bước ngoặt tinh thần rất nghiêm trọng trong cuộc đời ông, bởi vì "trong ba năm qua, thính giác của tôi ngày càng suy yếu".
Wegele là một bác sĩ. Không biết có phải vì thế không mà trong những dòng thư với người bạn thân - bác sĩ này, Beethoven đã thú nhận những điều mà ông rất ít thú nhận cùng người khác: "Tôi đang sống khổ sống sở. Từ hai năm nay tôi thôi tham dự mọi tiếp xúc xã hội chỉ vì không thể trò chuyện với mọi người: Tôi bị điếc. Nếu làm nghề nào khác thì tôi còn có thể đối phó với tình trạng ốm yếu của mình,  nhưng trong nghề của tôi thì đó là một trở ngại khủng khiếp. Và nếu các đối thủ của tôi, mà tôi lại có khá nhiều, biết chuyện này thì họ sẽ nói sao đây?".
Trong bức thư như muốn cầu khẩn một sự cảm thông tột độ từ người bạn của mình, Beethoven đã cho thấy những sợ hãi cực độ trước một "bản án đời".  Quả thật, với một người làm âm nhạc, việc phải sống chung với căn bệnh điếc tai ác không khác gì sống chung với một bản án đời.
Chỉ 3 ngày sau bức thư này, Beethoven viết một bức thư khác cho nghệ sĩ Violon Karrl Amenda - cũng là một người bạn thân khác của ông: "Trong tình trạng hiện nay của tôi, tôi phải tránh xa mọi thứ, và những năm tháng tươi đẹp nhất của tôi sẽ trôi qua mà không thể đạt được tất cả những gì tài năng và sức mạnh của tôi đã ra lệnh cho tôi thực hiện - đó là sự nhẫn nhục đáng buồn mà tôi buộc phải giấu kín. Không cần nói ra, tôi đã quyết tâm vượt qua tất cả những điều này, nhưng làm thế nào để thực hiện được đây?".
Đến những dòng thư này chúng ta chợt  nhận ra bên cạnh nỗi đau khổ và sự sợ hãi, trong thế giới tinh thần của Beethoven đã xuất hiện một phức hợp tâm lý mới: Vừa quyết tâm vượt qua bệnh tật, vừa hoang mang bối rối cho tương lai của mình. Hậu quả là gì?
Hậu quả là đến mùa thu năm 1802, tức là chỉ 1 năm sau hàng loạt những xung đột nội tâm đó, Beethoven đã quyết định trốn bỏ xã hội, trốn bỏ loài người để thu mình ẩn dật tại thị trấn Heligenstadt, một ngôi làng gần thành Vienna nước Áo. Địa danh này chứng kiến một nấc thang mới trong tấn bi kịch tinh thần của Beethoven. Tại đây, ông đã nghĩ đến cái chết.
Và tại đây ông đã viết một bản chúc thư mà xét về danh nghĩa là gửi cho 2 người em trai của mình: Carl và Johann. Sở dĩ phải nói "xét về danh nghĩa" là bởi bức thư di chúc gửi cho 2 em trai lại bắt đầu với cụm từ "Hỡi những con người".
Điều này có nghĩa là ông muốn nhắn nhủ với 2 em trai, và cũng đồng thời nhắn nhủ với những người hậu thế yêu âm nhạc. Thành thử sau khi tuyên bố 2 người em trai sẽ thừa kế "gia tài bé nhỏ" của mình và phải có nghĩa vụ "chia nó một cách công bằng" ông như muốn người hậu thế hiểu rõ tình cảnh bi đát lúc này: "Tôi vui vẻ đi gặp cái chết.
Nếu nó đến trước khi tôi có thể phát triển toàn bộ năng lực nghệ thuật  tiềm tàng của mình, mặc dù số phận của tôi khắc nghiệt, nhưng thế vẫn là quá sớm và có lẽ tôi sẽ muốn nó đến muộn hơn. Dẫu sao tôi nên bằng lòng bởi nó sẽ giải phóng tôi khỏi tình trạng đau đớn bất tận chăng?. Thế thì hãy đến đi, hỡi cái chết bất cứ khi nào ngươi đến ta sẽ đón ngươi với lòng can đảm".
Thực tế là Carl - một trong hai em trai của ông, tức là một trong 2 người được trao bản chúc thư đã mất 13 năm sau đó (mùa đông năm 1815), còn bản thân Beethoven đã sống thêm 27 năm nữa. Như vậy, người viết chúc thư đã sống thọ hơn một trong hai người nhận thúc thư đến 12 năm.
Vấn đề là trong 12 năm ấy, giữa người viết chúc thư và người nhận chúc thư vẫn có mối quan hệ rất hữu hình với nhau. Bởi lẽ trước khi mất, Carl để lại một người con trai, và sau khi quyết liệt đấu tranh với vợ Carl - người sau đó đã đi bước nữa, rốt cuộc Beethoven đã giành được quyền nuôi đứa bé. Có nhiều nguồn tư liệu khác nhau nói về cậu bé này. Nguồn thì nói cậu ta sớm hư hỏng, sa đà vào nghiện ngập khiến Beethoven rất phiền lòng.
Nguồn lại nói cậu đã phải đối diện với cái áp lực khủng khiếp đến từ những kỳ vọng quá mức của Beethoven - một người bác lập dị. Người bác ấy muốn cậu trở thành một người đàn ông lý tưởng đúng nghĩa, một mẫu hình mà cả cha cậu, bác cậu, lẫn ông nội cậu chưa bao giờ chạm tới. Đã vậy Beethoven còn tỏ ra khó chịu khi cậu liên lạc với mẹ.
Và tất cả những điều đó đã dẫn tới một cuộc tự sát của cậu. Rất may, lần đó viên đạn chỉ đi sượt qua não, và sau đó cậu đã sống một đời sống bất thường. Thật khó để xác tín xem nguồn tư liệu nào đúng, nhưng bất luận nguồn nào đúng thì cũng chứng minh một sự thật: Beethoven không có sự hoà hợp với một người hiếm hoi sống cùng ông trong những năm tháng cuối đời của ông.
Những năm tháng ấy Beethoven cô đơn tới mức có những lần đã đi lang thang trên một con kênh mà không biết sẽ đi về đâu. Đói quá, ông nhìn trộm vào cửa sổ của những ngôi nhà đang có những bữa ăn tối đầm ấm. Ông bị phát hiện và bị đưa đến trụ sở cảnh sát địa phương.
Tại đây, khi ông nói với cảnh sát "Tôi là Beethoven" thì không ai tin cả. Không ai tin một cây đại thụ âm nhạc lại có một thể trạng và một tình cảnh bi đát như thế. Mãi sau đó, khi một nhạc sĩ được mời đến nhận diện, và xác tín chắc chắn "đây chính là Beethoven" thì ai cũng cảm thương sâu sắc cho cuộc đời của một thiên tài.
Cuộc sống thực tế và thế giới âm nhạc Beethoven có rất nhiều điểm trái ngược như vậy đấy. Có rất nhiều người đã viết về sự trái ngược ấy. Chính ông, qua những dòng thư và một bản chúc thư nổi tiếng của mình cũng hé lộ cho hậu thế về sự trái ngược ấy. Cô đơn, bệnh tật, đấy dường như là định mệnh của con người thể xác nơi ông.
Nhưng sau tất cả, nhớ về ông, người ta vẫn nhớ về những bản nhạc và những dòng thư nói về quan điểm âm nhạc của ông. Hãy dừng lại ở một dấu mốc: ngày 17-7-1812, khi ông 41 tuổi, và đã chứng tỏ cho cả châu Âu thấy rằng mình là người xứng đáng gánh vác những trọng trách lịch sử khí nhạc mà những người tiền nhân như Haydn và Mozart để lại.
Trong chính cái ngày 17-7-1812, trên đỉnh cao chói lọi của mình, Beethoven đã viết những dòng thư hồi đáp một cô bé không quen 8 tuổi. Nghe nói đấy là một cô bé chơi đàn Piano có tên Emilie, người đã gửi cho Beethoven một cuốn sổ thêu tay và những lời ngưỡng mộ của mình.
Trong bức thư hồi đáp, Beethoven viết như sau: "Cuốn sổ nhỏ cháu gửi sẽ được trân quý, cùng các vật lưu niệm mà nhiều người khác đã bày tỏ lòng quý trọng với ta, nhưng ta vẫn còn rất xa mới xứng đáng. Hãy kiên trì, không chỉ rèn luyện nghệ thuật của mình mà còn phải gắng sức tìm hiểu ý nghĩa bên trong của nó; nghệ thuật xứng đáng với nỗ lực này. Bởi chỉ có nghệ thuật và khoa học mới có thể nâng con người lên ngang tầm với các vị thần".
Chỉ có nghệ thuật mới nâng con người lên ngang tầm với các vị thần - chúng ta hiểu, suy nghĩ ấy, khát vọng ấy cũng chính là thứ vũ khí đã giúp ông thoát khỏi nỗi ám ảnh về cái chết, khi bản án cuộc đời đã bất ngờ giáng xuống cuộc đời ông.
Vương Trọng Tín 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MIT và Stanford cho sinh viên Trung Quốc ‘ra rìa’


Gần đây, trường hàng đầu của Mỹ là Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố danh sách nhập học sớm, mặc dù trường không công bố lý lịch quốc tịch của sinh viên mới được nhận, nhưng giới truyền thông sau khi nghiên cứu danh sách đã tinh tế phát hiện ra một sự thật gây sốc: trong số 707 sinh viên mới được nhận vào vòng phỏng vấn EA năm nay không có ai đến từ Trung Quốc Đại Lục.
Viện Công nghệ Massachusetts
Theo danh sách tuyển sinh sớm được MIT công bố vào giữa tháng 12 năm ngoái, trong số 9.600 ứng viên từ khắp nơi trên thế giới đã có 707 người được nhận vào học sớm, 2483 đã bị từ chối, và 6182 người còn lại đang trong giai đoạn chờ đến vòng thứ hai.
Qua danh sách được công bố cho thấy 707 người may mắn được MIT tuyển dụng năm nay đến từ khắp nơi trên thế giới, có 486 học sinh trung học là người thuộc các địa phương trải từ Alaska cho đến cả Zimbabwe, nhưng không ai đến từ các trường trung học ở Trung Quốc Đại Lục, trong danh sách có 5 học sinh gốc Trung Quốc nhưng đều đến từ trường trung học tại Mỹ.
Trong thông báo, MIT cho biết trường chọn sinh viên dựa trên ba khía cạnh: khả năng học tập, đặc điểm tính cách, tầm nhìn toàn cầu. Quan điểm ngầm thể hiện là năm nay học sinh tốt nghiệp trung học từ Trung Quốc Đại Lục đã không thể hiện đầy đủ các phẩm chất cần thiết nêu trên, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này họ không được các giáo sư Mỹ ưa chuộng, vì vậy họ chưa thể đạt chuẩn để được nhận vào học sớm.
Thật trùng hợp, Đại học Stanford cũng triển khai một chương trình phỏng vấn tại hơn 50 khu vực trên thế giới, nhưng trong danh sách khu vực triển khai phỏng vấn được công bố vào tháng 12 năm ngoái đã có Đài Loan và Hồng Kông mà không có Trung Quốc Đại Lục.
Theo thông lệ, phỏng vấn REA thường được tiến hành trong vài tuần đầu tiên của tháng 11, việc nộp đơn xin phỏng vấn thường từ giữa tháng Một đến giữa tháng Hai. Trong thông báo nhà trường cho biết phỏng vấn cung cấp cho tất cả các ứng viên cơ hội để có một cuộc đối thoại có ý nghĩa với các cựu sinh viên Stanford trước đây. Phỏng vấn kéo dài hai ngày không chỉ để ứng viên tìm hiểu thêm về Stanford mà còn giúp ban tuyển sinh biết thêm về bạn. Mặc dù trang web của Stanford và các cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông đều cho biết phỏng vấn (cựu sinh viên) là không bắt buộc. Nhưng thực tế cho thấy người không tham gia phỏng vấn thì khả năng được nhận sẽ thấp hơn nhiều.
Thực tế trong 20 năm qua, dù phải đối mặt tình trạng canh tranh gay gắt trên toàn cầu, nhưng sinh viên Trung Quốc Đại Lục gần như chưa bao giờ vắng mặt trong danh sách của MIT. Nhưng năm nay đã xảy ra biến động khác thường. Mặc dù 5 học sinh trung học có quốc tịch Trung Quốc đã được nhận, nhưng tất cả đều đã học và tốt nghiệp tại trường trung học ở Mỹ.
Thống kê cho thấy hiện có 360.000 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, hàng năm có thể mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ vào khoảng 14 tỷ đô la Mỹ.
Nhưng năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần công khai lên án sinh viên Trung Quốc, chỉ ra thực tế họ có thể hoạt động gián điệp và đánh cắp công nghệ Mỹ để xây dựng nền khoa học công nghệ Trung Quốc, ông Trump cũng cho biết về kế hoạch áp dụng kiểm tra lý lịch và hạn chế đối với sinh viên Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đi đầu trong việc giảm số lượng visa học sinh Trung Quốc đến Mỹ học trong các lĩnh vực hàng không, robot và sản xuất tiên tiến. Kể từ tháng 8 năm ngoái mạng Leewenhoke đã liên tục theo dõi 10.000 tổ chức mà Viện trưởng Francis Collins của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã yêu cầu NIH tài trợ, điều tra “một số nhà khoa học âm thầm nhận tiền hỗ trợ từ nước ngoài, nhưng vẫn được hưởng sự giúp đỡ của NIH, liên quan vấn đề chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thuộc về các tổ chức của Mỹ”; hiện đã điều tra 55 tổ chức, đang dần phanh phui về những tác động liên quan từ những tổ chức này.
Trước đó trên internet Trung Quốc đại lục có lưu hành một bảng kết quả tuyển sinh của một trường quốc tế nổi tiếng ở Bắc Kinh cho thấy, không chỉ bỏ trống cột MIT mà cảnh tương tự cũng ở cả cột Viện Công nghệ California
(Hàng số 10 trong hình).
Có vẻ như các trường đại học hàng đầu ở Mỹ đang gửi một tín hiệu rằng, tương lai con đường cho sinh viên Trung Quốc Đại Lục vào các trường nổi tiếng của Mỹ có thể ngày càng bị thu hẹp.
Tuyết Mai

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ sẽ điều tra sự xâm nhập của Trung Quốc vào các trường đại học Mỹ


Mỹ sẽ điều tra sự xâm nhập của Trung Quốc vào các trường đại học Mỹ
Một tòa nhà của Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts vào ngày 30 tháng 8 năm 2018. (Scott Eisen / Getty Images)
Một số nghị sỹ đảng Cộng hòa trong Ủy ban Giám sát Hạ viện Hoa Kỳ hôm 4/5 đã tuyên bố sẽ điều tra các khoản đầu tư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào các trường đại học Mỹ.
“Trung Quốc đã đầu tư chiến lược vào trường đại học Hoa Kỳ nhằm đánh cắp thông tin và công nghệ bí mật từ các công ty Hoa Kỳ, và thậm chí từ cả chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài việc chính quyền Trung Quốc tung tiền để gây ảnh hưởng trong các tổ chức giáo dục đại học Hoa Kỳ, Trung Quốc còn đang ngăn chặn mọi nghiên cứu liên quan đến nguồn gốc của COVID-19 mà khác với tuyên truyền của ĐCSTQ. Đối với các quốc gia đang chiến đấu với đại dịch, thủ đoạn của ĐCSTQ chắc chắn đang gây cản trở ứng phó của toàn cầu với đại dịch.” Đây là một phần của nội dung bức thư được gửi cho Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos.
Bức thư do các nghị sỹ đương nhiệm thuộc một số Ủy ban của Hạ Viện Hoa Kỳ, trong đó có Ủy ban Hạ viện về Giáo dục và Lao động, Ủy ban Dịch vụ, Ủy ban An ninh Nội địa, Ủy ban Khoa học, Không gian và Công nghệ, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.
Dân biểu Jim Jordan nói: “Chúng ta không thể cho phép chế độ ĐCS [Trung Quốc] đầy nguy hiểm mua quyền truy cập vào các tổ chức giáo dục đại học của chúng ta một cách dễ dàng được”.
Các kiến nghị trên ​​được đưa ra khi FBI cảnh báo rằng một số quốc gia như Trung Quốc đang đầu tư vào doanh nghiệp y tế nhằm đánh cắp tài liệu nhạy cảm.
Vào tháng 1, ông Charles Liebe, Chủ nhiệm Khoa Hóa và Sinh hóa Đại học Harvard đã bị bắt. Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc đây là trường hợp người Mỹ tham dự vào “Kế hoạch ngàn nhân tài” của ĐCSTQ, nhưng lại báo cáo giả dối với Bộ Quốc phòng Mỹ và Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia. Trường hợp này cho thấy Harvard có thể thiếu “các biện pháp thể chế để giám sát và theo dõi hiệu quả các khoản quyên góp lớn”.
"Trong một thời gian, chúng tôi đã lo ngại về khả năng tiềm tàng rằng chính phủ Trung Quốc đang sử dụng các khoản đầu tư chiến lược của mình để biến các trường đại học Mỹ thành nơi tuyên truyền cho sinh viên Mỹ. Ví dụ, báo cáo của Viện Hoover năm 2018 đã nhấn mạnh về sự hiện diện của 110 Học viện Khổng Tử tại trong các trường đại học Hoa Kỳ, cũng như hơn 500 lớp học Khổng Tử tại các trường trung học”.
“Trong khi nhiệm vụ của các Học viện này là dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhưng các cơ quan giám sát đã cảnh báo rằng những nơi này có thể gây hại cho tự do học thuật bằng việc sử dụng nền giáo dục của Hoa Kỳ làm phương tiện quảng bá cho tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” bức thư cho biết thêm.
Ngày càng có nhiều cuộc điều tra liên quan đến ĐCSTQ gây ảnh hường học thuật tại Hoa Kỳ thông qua các khoản đầu tư.
Hồi tháng 2 năm nay, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã điều tra 2 trường đại học Harvard và Yale vì nghi ngờ các trường đại học này nhận hàng trăm triệu đô-la tài trợ từ nước ngoài mà không báo cáo.
Trường Đại học Yale có thể đã không báo cáo ít nhất 375 triệu đô-la tiền quà tặng và hợp đồng từ nước ngoài, vì họ đã không báo cáo bất kỳ nguồn tài trợ nước ngoài nào trong bốn năm qua.
Trường Đại học Harvard cũng bị nghi ngờ không báo cáo đầy đủ các khoản tài trợ từ nước ngoài và thiếu sự giám sát nội bộ đối với dòng tiền nước ngoài.
Năm ngoái các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng giới thiệu một dự luật nhằm ngăn chặn điệp viên Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ từ các trường đại học và viên nghiên cứu của Mỹ.
Đạo luật Giảm thiểu Đe dọa Phản gián An ninh Nội địa yêu cầu các quan chức của Bộ An ninh nội địa thành lập một bộ phận công tác đặc biệt nhằm đánh giá và tăng cường sức mạnh phản gián (chống gián điệp) trong các cơ quan liên bang.
Đạo luật cũng yêu cầu quan chức an ninh lập chương trình đào tạo bắt buộc nhằm nâng cao nhận thức về phản gián cho giảng viên tại các trường đại học, để họ có thể phát hiện ra những hoạt động gián điệp tiềm năng. Dự luật cũng đưa ra những phương cách giúp phát hiện các lĩnh vực nhạy cảm trong chương trình giảng dạy.
Minh Dũng / NTD

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đã trở lại từ "công hàm", và đi vào thực chất văn bản Phạm Văn Đồng 1958

Giao blg

Có một dạo giới luật học Việt Nam và báo giới muốn sử dụng từ "công thư" để gọi "công hàm" 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng kí.

Với tư cách một người quan sát, ngay lúc đó, tôi đã đặt nghi vấn vào việc tự nhiên sử dụng từ "công thư" một cách vô nghĩa đó. Trên Giao Blog có bàn luận khá rôm rả của nhiều người quan tâm, xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014, tức đã 6 năm).

Có lúc bí quá, người ta còn dùng từ "công điện" (ở đây).

Bây giờ, tháng 5 năm 2020, đã có bước tiến mới. Người ta đã quay trở lại gọi đúng tên "công hàm". Rõ ràng là không thể gọi khác đi được rồi.

Nhưng quan trọng hơn, chính là các phân tích chi tiết về nội dung bên trong công hàm đó.

Người ta dùng câu "bẻ gãy luận điệu của Trung Quốc". Thì trước đó, tôi đã phát hiện và dịch loạt bài "bẽ gãy luận điệu của Việt Nam" do ông Ngô Viễn Phú (người Trung Quốc) viết và cho đăng tải (đưa lên mạng khoảng năm 2012 nhưng sau đó xóa đi, đồng thời cũng đã cho đăng trên tạp chí chuyên ngành ở Trung Quốc năm 2013 - xem ở đây). Tôi dịch trọn ven ra tiếng Việt và đưa lên Giao Blog từ năm 2012 (bản 2012 ở đây).

Tiếp đó, năm 2014, anh Dương Danh Huy (người Việt ở Anh quốc) đã đưa bài "bẽ gãy luận điệu của Ngô Viễn Phú" (xem cụ thể ở đây).

Về tình hình tiến triển hiện tại, thì cứ đưa tư liệu về đây đã.

Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog

Bài của Ngô Viễn Phú trên tạp chí chuyên ngành (năm 2013)


Tháng 6 năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quôc đưa tư liệu lên mạng (xem ở đây và ở đây)



---


Tháng 5 năm 2020

1.

"

Bẻ gãy luận điệu của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc - Bài 2 Thứ Ba, ngày 5/5/2020 - 01:45

(PL)- Nguyên tắc của luật pháp quốc tế là không được phép suy diễn một cách chủ quan, mà phải tìm ý định thực sự của người viết và ký văn kiện trong phạm vi những câu chữ được dùng trong văn kiện.

TIN LIÊN QUAN
Trong kỳ 1 với tựa đề “Hiểu đúng ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đã lý giải hoàn cảnh ra đời và nội dung của hai văn kiện: (i) Tuyên bố về lãnh hải từ phía Trung Quốc (TQ); (ii) Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 liên quan Biển Đông.
Qua đó, PGS-TS Vũ Thanh Ca khẳng định: “Bản chất công hàm Phạm Văn Đồng (CHPVĐ) là một văn kiện ngoại giao đơn phương với mục đích rất đơn giản: Thể hiện sự đoàn kết với TQ chống lại Mỹ và các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa”.
Tính pháp lý của công hàm
. Phóng viên: Liên quan đến CHPVĐ (tên gọi được đăng trên báo Nhân Dân ngày 22-9-1958), luật pháp quốc tế quy định như thế nào về tính pháp lý của văn kiện ngoại giao?
PGS-TS Vũ Thanh Ca: Giá trị pháp lý của CHPVĐ không phụ thuộc vào việc gọi văn kiện này là công hàm hay công thư. Một nguyên tắc của luật pháp quốc tế là khi xem xét một văn kiện được ký kết, cần phải tìm hiểu ý định thực sự của người ký văn bản trong phạm vi các câu chữ của văn kiện. Đây chính là các nguyên tắc “trong bốn góc” và “cái đặc thù làm chủ cái tổng quát”.
Theo nguyên tắc này, không được phép suy diễn một cách chủ quan, mà phải tìm ý định thực sự của người viết và ký văn kiện trong phạm vi những câu chữ được dùng trong văn kiện (trong bốn góc của các trang giấy chứa văn kiện).
. Quy định đó áp dụng giải thích CHPVĐ như thế nào?
+ Có thể thấy CHPVĐ gồm hai đoạn, trong đó đoạn thứ nhất chỉ nói về việc ghi nhận và tán thành quyết định về hải phận của TQ. Cụ thể: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của TQ”.
Trong đoạn thứ hai, văn kiện đã làm rõ hơn. Cụ thể: “Triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”. Như vậy, cái đặc thù “12 hải lý trên mặt bể” đã làm rất rõ CHPVĐ chỉ nói về hải phận 12 hải lý của TQ chứ không nói vấn đề khác.
Dựa vào nội dung và bối cảnh ra đời (mà tôi đã phân tích trong kỳ 1 của loạt bài này), CHPVĐ đơn giản là một văn kiện ngoại giao đơn phương với từ ngữ rất khéo léo. Mục đích là để thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ VNDCCH đối với tuyên bố về hải phận 12 hải lý của TQ nhưng tuyệt nhiên không thể hiện sự công nhận của phía Việt Nam đối với chủ quyền của TQ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều học giả, luật sư về công pháp quốc tế trong và ngoài nước đồng ý với luận điểm này.
Biển Đông: Công hàm Phạm Văn Đồng dưới ánh sáng luật quốc tế - ảnh 1

Hội nghị San Francisco đã chính thức công nhận việc QGVN khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như thu hồi hai quần đảo này từ Nhật Bản. Trong ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Yoshida Shigeru ký hòa ước San Francisco ngày 8-9-1951. Ảnh: GETTY

Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục...
. Dù CHPVĐ không thừa nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng lại không phản đối tuyên bố chủ quyền của TQ. Điều này có gây khó khăn cho việc khẳng định quá trình thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không?
+ Tôi khẳng định là hoàn toàn không! Ngày 2-9-1945, nước VNDCCH được thành lập, là một nhà nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam (bao gồm Trường Sa, Hoàng Sa).
Ngày 6-3-1946, Chính phủ VNDCCH ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946. Theo đó, VNDCCH là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên, sau đó Pháp chủ trương không thực hiện một số thỏa thuận trong Hiệp định sơ bộ và Tạm ước Việt Pháp, trái lại còn cố ý gây chiến để tái xác lập chế độ thực dân trên lãnh thổ Việt Nam. Chiến tranh giữa hai bên xảy ra vào cuối năm 1946 và kéo dài tới giữa năm 1954.
Căn cứ vào Hiệp định sơ bộ, vì VNDCCH nằm trong khối Liên hiệp Pháp, trong thời gian từ cuối năm 1946 tới đầu 1947, Pháp đã thực thi quyền đại diện để bảo vệ chủ quyền của VNDCCH tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ cuối năm 1946, Pháp đã chủ trương thành lập một chính phủ khác trên đất Việt Nam để đối trọng VNDCCH. Ngày 5-6-1948, Hiệp ước vịnh Hạ Long được ký kết và ngày 8-3-1949, với sự ký kết Hiệp định Élysée, Quốc gia Việt Nam (QGVN), một quốc gia độc lập thuộc Liên hiệp Pháp, được thành lập. Đến đầu năm 1950 đã có 35 quốc gia công nhận QGVN.
Pháp đã chính thức trao quyền quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho QGVN. Tháng 4-1949, hoàng thân Nguyễn Phúc Bửu Lộc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ QGVN, tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 10-1950, việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa được Pháp chính thức bàn giao cho QGVN.
Năm 1949, Pháp đã gửi đơn xin đăng ký các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tổ chức Khí tượng Thế giới và đã được chấp nhận. Các trạm khí tượng này là trạm Phú Lâm với số hiệu 48859; trạm Hoàng Sa với số hiệu 48860; trạm Ba Bình với số hiệu 48419.
… Và được thế giới công nhận
. Việc khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa của QGVN được thế giới công nhận như thế nào, thưa ông?
+ Năm 1951, QGVN đã được mời tham dự Hội nghị San Francisco về chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và lập quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Hội nghị có 51 nước tham gia. Tại hội nghị, đại diện Liên Xô là ông Andrei Gromyko đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ. Đề nghị này đã bị hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, ba phiếu thuận.
Tại hội nghị, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao QGVN Trần Văn Hữu tuyên bố: “Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Tuyên bố này của Thủ tướng Trần Văn Hữu không bị quốc gia nào phản đối hay bảo lưu. Như vậy, Hội nghị San Francisco coi như đã chính thức công nhận việc QGVN khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như thu hồi hai quần đảo này từ Nhật Bản.
. Phía TQ giai đoạn đó có lên tiếng phản đối tuyên bố của QGVN không?
+ Trong hòa ước giữa Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) và Nhật Bản ngày 28-4-1952, THDQ ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo như nội dung đã được ghi trong văn kiện Hội nghị San Francisco nhưng không yêu cầu Nhật Bản giao lại hai quần đảo này. Việc này là bằng chứng góp phần cho thấy phía TQ đã gián tiếp thừa nhận tuyên bố chủ quyền của QGVN đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại Hội nghị San Francisco.
Như vậy, trong thời gian từ năm 1945 tới 1954, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam có hai chính phủ của Việt Nam và hai chính phủ này đều có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. VNDCCH là một thành viên thuộc khối Liên hiệp Pháp, được Pháp đại diện để thực thi chủ quyền; QGVN cũng là một thành viên thuộc khối Liên hiệp Pháp, được Pháp chuyển giao chủ quyền và đã khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo.
Tuyên bố của QGVN tại Hội nghị San Francisco không có nước nào phản đối và bảo lưu. Đó là bằng chứng cho thấy Việt Nam đã khẳng định chủ quyền rõ ràng và minh bạch và đã tiếp nhận hai quần đảo này từ Nhật Bản. Việc Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền một cách liên tục từ giai đoạn 1954-1975 và cả giai đoạn sau đó, tôi sẽ trình bày trong kỳ sau.
. Xin cám ơn ông.
Giá trị công hàm phải đặt trong bối cảnh cụ thể
Công thư (công hàm - BTV) của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà TQ tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa.
Thứ hai, giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho TQ trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà TQ có tham gia. Do đó, tôi xin nói logic thông thường là bạn không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được.
Ông TRẦN DUY HẢIPhó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới
quốc gia, phát biểu trong cuộc họp báo quốc tế chiều 23-5-2014 (Theo
 TTO)


Phần nhận xét hiển thị trên trang