Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020
Việt Nam Và Trung Quốc Vốn Là Một Quốc Gia Nhưng Vì Lý Do Này Mà Khiến M...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
CÓ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG ĐÁNG SỢ HƠN
Manh Kim
Ảnh: Reuters
Những kệ hàng trống hoác, những phi trường vắng tanh, những nhà hàng không bóng người, những giáo đường không giáo dân, những sân trường lặng ngắt, những khu phố vắng hoe… Thế giới chưa bao giờ như thế này. Tưởng chỉ có trong phim hoặc truyện giả tưởng. Thế mà trực nghiệm ngay trước mặt. Chiến tranh có lẽ cũng không tạo ra hình ảnh kỳ lạ và đáng sợ như vậy. Không tiếng súng nhưng chết như ngã rạ. Kinh hoàng thật sự. Chỉ một con virus, thế giới đã được san phẳng. Chỉ một con virus, nhiều thứ đã lộ ra.
Sự phơi bày kinh khủng nhất mà coronavirus mang đến không phải là những khiếm khuyết của sự vận hành chính quyền, từ chính quyền cộng sản đến chính quyền tư bản; cũng không phải những lỗ hổng của kỹ thuật y học; cũng không phải sự mơ hồ về ý chí chống dịch bệnh. Trên tất cả, nó làm lộ ra những khoảng trống giữa con người với con người mà sự giao tiếp bình thường vốn mang lại “cảm giác” rằng quan hệ con người thời văn minh đã đạt đến tầm ngưỡng xứng đáng là những giá trị văn minh căn bản. Hóa ra “cảm giác” đó chỉ là ảo tưởng, như những gì chứng kiến từ khi trận dịch bắt đầu.
Kỳ thị, mỉa mai, xúc xiểm, mạ lỵ, thù ghét, giận dữ, trách móc…, tất cả đều trỗi dậy và lan nhanh hơn cả dịch bệnh. Giữ khoảng cách trong giao tiếp xã hội để tránh lây lan là một trong những lời khuyên được nghe nhiều nhất trong trận đại dịch. Nhưng không ai khuyên ai, chẳng tổ chức y tế nào đề nghị, người ta cũng đã tạo ra những “khoảng cách” giữa con người với con người, với những che chắn định biên bằng những bức tường kỳ thị, bằng những rào chắn thù nghịch, bằng những đánh giá và nhận xét được mặc định đúng-sai theo những “cách hiểu” mà bản thân nó ít nhiều đã hàm chứa tỷ lệ sai nhiều hơn đúng.
Những khoảng cách này đáng sợ hơn nhiều so với những khoảng cách vật lý mà giới y tế khuyên nên thực hiện. Những khoảng trống trong tình người trong thời đại dịch đáng sợ hơn những khoảng trống trên các kệ hàng được vét sạch bởi tâm lý hoảng sợ giữa mùa đại dịch. Những kệ hàng rồi sẽ được lắp đầy. Khoảng trống trong tình người thì lấy gì lắp vào? Những phi trường vắng ngắt trông thật ghê rợn nhưng có lẽ chẳng ghê rợn hơn so với sự thiếu vắng tình đồng loại. Những tiếng ồn ào quát tháo chen nhau vét hàng cũng kinh khủng tương đương tiếng chửi rủa và xỉa xói trên mạng xã hội thời khủng hoảng đại dịch.
Coronavirus cho thấy thế giới dường như vẫn chưa văn minh như được tưởng. Con người vẫn chưa văn minh như tự nhận. Khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm vaccine trị coronavirus nhưng bản thân con virus đã mang đến một cuộc xét nghiệm toàn cầu để giúp thấy được “sức khỏe” của văn minh toàn cầu lẫn “khả năng đề kháng” trước sự lây nhiễm và lan rộng ác tâm trong nền văn minh toàn cầu. “Thiện, ác, tà” chưa bao giờ biến mất và vẫn tồn tại với nhân loại cùng lịch sử của nó nhưng coronavirus đã một lần nữa cho thấy thế giới được mặc định văn minh vẫn không dứt khỏi được câu hỏi tại sao cuộc chiến lương tri con người sau hàng ngàn năm qua vẫn tiếp diễn mất cân bằng giữa một “thiện” và hai “ác, tà”.
Thế giới có thể không bao giờ trở lại như một thế giới thời “tiền coronavirus” nhưng liệu thế giới có nghiệm ra được rằng họ đã mất gì nhiều nhất, không chỉ các tổn thất kinh tế, nếu không phải là những giá trị tình người?
Kỳ thị, mỉa mai, xúc xiểm, mạ lỵ, thù ghét, giận dữ, trách móc…, tất cả đều trỗi dậy và lan nhanh hơn cả dịch bệnh. Giữ khoảng cách trong giao tiếp xã hội để tránh lây lan là một trong những lời khuyên được nghe nhiều nhất trong trận đại dịch. Nhưng không ai khuyên ai, chẳng tổ chức y tế nào đề nghị, người ta cũng đã tạo ra những “khoảng cách” giữa con người với con người, với những che chắn định biên bằng những bức tường kỳ thị, bằng những rào chắn thù nghịch, bằng những đánh giá và nhận xét được mặc định đúng-sai theo những “cách hiểu” mà bản thân nó ít nhiều đã hàm chứa tỷ lệ sai nhiều hơn đúng.
Những khoảng cách này đáng sợ hơn nhiều so với những khoảng cách vật lý mà giới y tế khuyên nên thực hiện. Những khoảng trống trong tình người trong thời đại dịch đáng sợ hơn những khoảng trống trên các kệ hàng được vét sạch bởi tâm lý hoảng sợ giữa mùa đại dịch. Những kệ hàng rồi sẽ được lắp đầy. Khoảng trống trong tình người thì lấy gì lắp vào? Những phi trường vắng ngắt trông thật ghê rợn nhưng có lẽ chẳng ghê rợn hơn so với sự thiếu vắng tình đồng loại. Những tiếng ồn ào quát tháo chen nhau vét hàng cũng kinh khủng tương đương tiếng chửi rủa và xỉa xói trên mạng xã hội thời khủng hoảng đại dịch.
Coronavirus cho thấy thế giới dường như vẫn chưa văn minh như được tưởng. Con người vẫn chưa văn minh như tự nhận. Khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm vaccine trị coronavirus nhưng bản thân con virus đã mang đến một cuộc xét nghiệm toàn cầu để giúp thấy được “sức khỏe” của văn minh toàn cầu lẫn “khả năng đề kháng” trước sự lây nhiễm và lan rộng ác tâm trong nền văn minh toàn cầu. “Thiện, ác, tà” chưa bao giờ biến mất và vẫn tồn tại với nhân loại cùng lịch sử của nó nhưng coronavirus đã một lần nữa cho thấy thế giới được mặc định văn minh vẫn không dứt khỏi được câu hỏi tại sao cuộc chiến lương tri con người sau hàng ngàn năm qua vẫn tiếp diễn mất cân bằng giữa một “thiện” và hai “ác, tà”.
Thế giới có thể không bao giờ trở lại như một thế giới thời “tiền coronavirus” nhưng liệu thế giới có nghiệm ra được rằng họ đã mất gì nhiều nhất, không chỉ các tổn thất kinh tế, nếu không phải là những giá trị tình người?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Hay là "mở rộng quỹ đất"?
Đề xuất Vùng Thủ đô mới gồm 15 tỉnh, thành: Liệu có khả thi?
0
Dự thảo Báo cáo bổ sung về các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai Luật Quy hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất có phương án hình thành Vùng Thủ đô mới trên cơ sở mở rộng thêm một số tỉnh vào Vùng đồng bằng sông Hồng.
Đề xuất này đang nhận được được nhiều ý kiến phản hồi khác nhau. Một số chuyên gia cho rằng đề xuất đó khó khả thi do còn nhiều điểm không tương đồng giữa các địa phương.
Không có cơ sở để gọi tên "Vùng Thủ đô mới"
Theo phương án phân vùng mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lựa chọn thì Vùng Thủ đô mới sẽ gồm 15 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết ưu điểm của phương án này là sẽ mở rộng không gian phát triển mới cho Vùng đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc Vùng trung du và miền núi phía Bắc phát triển hơn, tính liên kết vùng cũng được đề cao hơn. Tuy nhiên, đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến chưa đồng thuận từ các chuyên gia và dư luận.
Tiến sỹ - kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, cho rằng bản thân Vùng Thủ đô đã thể hiện vai trò của nó với các tỉnh lân cận. Thực tế, trước đó đã có 2 lần quyết định thành lập Vùng Thủ đô. Trong lần thứ 2, quy hoạch đã điều chỉnh từ 6 tỉnh thành 9 tỉnh, nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được như định hướng phát triển quy hoạch đề ra.
"Trong định hướng phát triển của Hà Nội, chúng ta quyết tâm đẩy mạnh sự phát triển đồng bộ để thực hiện vai trò động lực phát triển của Vùng Thủ đô và Vùng đồng bằng sông Hồng. Tôi cho rằng có sự khác nhau giữa vai trò của Vùng Thủ đô và Vùng đồng bằng sông Hồng. Do đó, không nên gắn kết 2 phần này với nhau. Đổi Vùng đồng bằng sông Hồng thành Vùng Thủ đô mới sẽ không hợp lý với suy nghĩ của người dân và giới chuyên gia," ông Nghiêm khẳng định.
Một góc Thủ đô Hà Nội. Nguồn: TTXVN
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nhìn nhận dự thảo phân Vùng Thủ đô lần này có tới 15 tỉnh; trong đó, xếp tỉnh Quảng Ninh có vùng giáp biên Trung Quốc và cả vùng nông nghiệp rộng lớn thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với những đặc điểm địa lý, kinh tế khác biệt và cách khá xa Hà Nội vào Vùng Thủ đô sẽ không phù hợp. Vì thế, không có cơ sở để gọi tên là Vùng Thủ đô mới mà chỉ có thể gọi đó là Vùng đồng bằng sông Hồng.
Bày tỏ ý kiến về đề xuất trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tiến sỹ Bùi Đức Hưng, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Xây dựng, đề nghị cần phân biệt Vùng Thủ đô với Vùng đồng bằng Bắc Bộ, Vùng miền núi trung du Bắc Bộ về địa lý kinh tế và địa lý chính trị. Vùng Thủ đô có thể là đầu tàu cho toàn bộ các vùng kinh tế phía Bắc nhưng không thể đồng nhất về không gian với vùng kinh tế phía Bắc. Với diện tích, quy mô vùng quá lớn thì việc tổ chức, quản lý, điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội Vùng Thủ đô mới (nếu có) là vấn đề không khả thi.
Chưa kể, về mặt tổ chức hành chính nhà nước hiện hành, Việt Nam không có cấp hành chính vùng hoặc có Ban Chỉ đạo hay một tổ chức có đủ năng lực, uy tín, thẩm quyền điều hành sự phát triển kinh tế của một vùng lớn.
"Do đó, việc đề xuất mở rộng Vùng Thủ đô mới, về mặt khoa học, chưa có đủ luận cứ phương pháp luận; về mặt thực tiễn là không khả thi; về mặt kinh tế, quá trình lập lại quy hoạch sẽ mất nhiếu thời gian, tốn kém tiền của, hao phí nguồn lực, níu kéo và kìm hãm sự phát triển đang trong guồng quay, tổn thất xã hội là không tính được," ông Hưng thẳng thắn nêu quan điểm.
Cũng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc phân vùng cần căn cứ trên các yêu cầu, đặc điểm của từng vùng, có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng; có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau. Tuy nhiên, tại phương án đề xuất hình thành Vùng Thủ đô mới, giữa các tỉnh còn có những điểm chưa tương đồng về mặt địa lý, điều kiện phát triển…
Khắc phục hạn chế của quy hoạch vùng hiện tại
Đánh giá sau 3 năm thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội hiện nay với việc mở rộng phạm vi lên 10 tỉnh, thành phố, các chuyên gia nhìn nhận dù đã có nhiều nỗ lực và đạt một số kết quả nhưng việc điều phối cũng như liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng Thủ đô để tạo ra một vùng phát triển mạnh chưa được thể hiện, vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc.
Thực tế, thời gian qua, đã có một số hoạt động mang tính kết nối, phối hợp giữa các tỉnh trong vùng song chủ yếu mang tính tự phát, hình thức. Các liên kết kinh tế chưa dựa trên sự chuyên môn hóa hay phân công lao động một cách hợp lý dựa vào tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương mà chủ yếu là liên kết giữa một số doanh nghiệp, địa phương có chung ranh giới thực hiện cùng đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững.
Các địa phương hoạt động chưa gắn với liên kết vùng, còn mang tính chất địa phương hóa, chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế của địa phương mà chưa thể hiện được trách nhiệm đối với phát triển vùng. Chính điều này đã tác động đến quản lý dân số của Hà Nội, tăng vượt mức quy định.
Đặc biệt, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh trong vùng chưa có kế hoạch thực hiện đồng bộ, kể cả đường bộ, đường thủy, đường sắt. Nhiều tuyến đường chính liên kết vùng chưa phát huy được hết hiệu quả, mới chỉ tạo thuận lợi cho điểm đầu, điểm cuối.
Vùng Thủ đô đã được Chính phủ xác định là vùng tiêu biểu, có sức cạnh tranh rất lớn cho cả quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, việc hợp tác giữa các tỉnh, thành phố phải có sự đồng bộ, thống nhất trong đường lối phát triển kinh tế đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn với các chính sách kinh tế vĩ mô.
Ngoài sự chủ động của các tỉnh, thành phố, rất cần một cơ chế quản lý, điều hành mối quan hệ trong vùng, thậm chí có ý kiến đề nghị cần luật hóa Vùng Hà Nội một cách cụ thể với tính chất ràng buộc trách nhiệm cao hơn.
Theo kinh nghiệm của các nước có kinh tế vùng, điển hình là nước Pháp, thì Vùng Thủ đô lấy Thủ đô làm trung tâm, là trục gắn kết các địa phương lân cận (có chung địa giới hành chính), có điều kiện địa lý tự nhiên tương đồng, có mối quan hệ dân cư gắn kết lịch sử, có tập quán sản xuất tương tự. Đây là nguồn cung ứng nhân lực, tài nguyên, hàng hóa cho Thủ đô, có thể thực hiện việc phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, dựa theo thế mạnh của mỗi địa phương trong vùng.
Theo các chuyên gia, việc quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội là tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển đồng thời kích thích sự phát triển của các địa phương xung quanh.
Trong vùng sẽ tạo nên một chùm, hệ thống đô thị vừa là để giãn dân đô thị ở lõi (khu vực trung tâm là Hà Nội), vừa tạo điều kiện kích thích phát triển cho các đô thị vệ tinh, các đô thị trong vùng, để các địa phương này cùng chia sẻ, gánh vác nhiệm vụ phát triển của vùng ở các lĩnh vực công nghiệp, văn hóa, thể thao, đào tạo, y tế…
Do vậy, bán kính giữa Thủ đô và các địa phương trong vùng chỉ nên ở khoảng từ 50-70km, để người dân thuận tiện đi vào Hà Nội làm việc, đồng thời tạo nên những khu vực phát triển năng động sát cạnh Thủ đô.
Thay vì một vùng rộng lớn gồm 15 tỉnh như đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên chú trọng tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện quy hoạch Vùng Thủ đô hiện tại là đúng đắn, phù hợp và thiết thực nhất.
Minh Nghĩa
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020
Cộng sản Trung Quốc và Thế chiến Thứ ba.
Bài 1.
John Leckzowski nhà sáng lập Trung tâm Chính trị Thế giói người cùng Navarro tác giả "Chết dưới tay Trung Quốc " là cố vấn của Trump vạch chiến lược ngăn chặn nguy cơ cộng sản Trung Quốc thống trị thế giới, đề nghị những ai có cách nhìn nào đó về Trung Quốc thì gửi cho ông để ông tìm hiểu thêm.
Gã xin đưa ra một kịch bản về Thế chiến thứ Ba.
Không phải tự dưng Tập Cận Bình thuyết phục được những người lãnh đạo Trung Quốc cùng
ủng hộ đưa vào Hiến pháp điều cho phép chủ tịch và phó chủ tịch nước không bị trói buộc bởi số nhiệm kì.
ủng hộ đưa vào Hiến pháp điều cho phép chủ tịch và phó chủ tịch nước không bị trói buộc bởi số nhiệm kì.
Điều đó ủng hộ Tập làm lãnh tụ tối cao của Trung Quốc suốt đời.
Tập và các nhà lãnh đạo CS Trung Quốc thừa biết sự nguy hại và bài học của độc tài và độc quyền với một quốc gia là thế nào, nhưng tại sao họ vẫn bất chấp và vẫn làm?
Phải có một lý do nào đó vô cùng quan trọng đối với tương lai của Trung Quốc mới dẫn đến việc bất chấp này.
Và đó cũng chính là lí do mà Hitler được cả thể chế chính trị Đức quốc xã và đa số Dân Đức tung hô.
Đức- thượng đẳng. Đức thống trị thế giới với các giá trị thượng đẳng. Đức phải giành lại các giá trị bị mất sau thế chiến thứ Nhất.
Trung Quốc cũng vậy.
Với tư tưởng làm chủ Thiên hạ ấy và quyết giành lại những gì đã mất, Hitler và đảng xã hội CN ( quốc xã) khai hoả Thế chiến Thứ hai.
Còn Trung Quốc và đảng CS Trung Quốc?
Không phải tự dưng Trung Quốc thời Mao đã coi Đông Nam Á là của mình,đã coi Biển Đông rồi một phần Ấn Độ thậm chí cả vùng Viễn Đông Xiberi là của mình. Khi coi là của mình và bị mất thì đòi lại.
Người Trung Quốc vốn tự hào về sự vĩ đại của mình, các ông vua coi mình là Thiên tử- con giời, nhưng hàng trăm năm nay bị các quốc gia phương Tây và Nhật chèn ép, áp bức, coi rẻ.
Người Trung Quốc từ xưa sống theo các châm ngôn trong đó có câu: quân tử trả thù 10 năm chưa muộn. Họ luôn nuôi mối hận thù và chí trả thù.
Thay vì thịnh vượng và phát triển văn minh để vĩ đại, họ dưới sự lãnh đạo của tập quyền cộng sản chọn trả thù để vĩ đại.
Kẻ thù trước mắt, kẻ cản đường đầu tiên cho giấc mộng Trung Hoa của các thế hệ lãnh đạo CS Trung Quốc Mao, Đặng là Liên Xô. Cần phải tiêu diệt Liên Xô đó là bước đi chiến lược của Mao, Đặng. 1968 hàng triệu quân CS Trung Quốc tấn công biên giới LX nhưng đã bị quân đội LX hùng mạnh lúc đó trừng trị. Mao hiểu ra rằng làm chủ thiên hạ không thể bằng ý chí và biển người được.
Mao, Chu, Đặng và bè lũ chống loài người chuyển chiến lược: Trung Quốc phải mạnh kinh tế, chỉ có mạnh kinh tế mới mạnh quân sự. Bọn chúng thừa khôn ngoan để nhận ra Mỹ chính là quốc gia có thể giúp chúng hùng mạnh. Chúng cũng đủ thâm... nho, mưu mẹo để mở chiến dịch lùa Mỹ vào thòng lọng.
Chúng bán đứng VN cho Mỹ, và để chứng minh việc bán đứt khốn nạn đáng nguyền rủa này chúng xua 600.000 quân xâm chiếm VN.Chúng cam kết sẽ hỗ trợ Mỹ tiêu diệt Liên Xô lúc đó trong mắt các nhà chiến lược sai lầm nghiêm trọng của Mỹ, LX và CN CS Xô Viết là kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ.
Chúng bán đứng VN cho Mỹ, và để chứng minh việc bán đứt khốn nạn đáng nguyền rủa này chúng xua 600.000 quân xâm chiếm VN.Chúng cam kết sẽ hỗ trợ Mỹ tiêu diệt Liên Xô lúc đó trong mắt các nhà chiến lược sai lầm nghiêm trọng của Mỹ, LX và CN CS Xô Viết là kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ.
Thế chiến Thứ ba giai đoạn đầu tiên này đã được chúng chính thứ khởi động mà không ai hay.
Liên Xô bị sụp đổ. Chính Trung Quốc chứ không phải Mỹ đã được hưởng lợi nhất sự sụp đổ này vì tiêu diệt được kẻ ngáng đường lớn nhất lúc đó cho giấc mơ bá chủ thiên hạ mà không tốn một viên đạn.
Từ sự sụp đổ của LX những kẻ cầm quyền Trung Quốc rút ra bài học vô cùng to lớn cho binh pháp của họ. Mưu! Mưu! Và Mưu!
Từ là đồng minh của LX, CSTrung Quốc trở thành người bạn lớn đáng tin cậy của Mỹ. Gió đổi chiều. Đặng kế tục Mao tuyên bố: mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột.
Lợi ích trên hết.
Mục tiêu trên hết.
Đặng cho xe tăng nghiền nát hàng ngàn người biểu tình ở Thiên An Môn để cảnh báo phong trào Dân chủ của Dân Trung Quốc. Mỹ vẫn ảo tưởng Đặng là nhà cải cách hoà nhập với thế giới nên đã không đủ tính nguyên tắc để trừng phạt và cấm vận Trung Quốc vì vụ thảm sát man rợ này, điều mà Mỹ thường làm với các quốc gia khác.
Nếu Mỹ và châu Âu trừng phạt và cấm vận Trung Quốc thì một Trung Quốc sẽ khác và hiểm hoạ thế chiến thứ ba có thể bị ngăn chặn.
Vì, phong trào Dân chủ sẽ phát triển như phong trào Dân chủ của LX phát triển dẫn đến phong trào giành độc lập của Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Đài Loan, Hồng Kong sẽ phát triển dẫn đến Trung Quốc tan rã như LX tan rã.
Dẫn đến việc thoát Trung của Việt Nam, Bắc Triều Tiên và nhiều nước trên thế giới.
Vụ thảm sát Thiên An Môn không ai biết và hiểu rằng đó chính là giai đoạn thứ hai của Thế chiến Thứ ba, điều mà Hitler đã làm khi dùng bộ máy Zetapo và SS đàn áp và kiểm soát người chống đối trong nước Đức.
Đặng Tiểu Bình mở cửa phát triển kinh tế với sự hỗ trợ công nghệ, đầu tư kinh tế của Mỹ và phương Tây.
Trung Quốc bằng mọi giá để hùng mạnh bất chấp ăn cắp công nghệ, mua chuộc chính trị gia các nước, bất chấp thảm hoạ ô nhiễm môi trường.
Và khi hùng mạnh CS Trung Quốc bước vào giai đoạn ba của Thế chiến thứ ba...
(Còn tiếp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đảng CS Trung Quốc và Thế chiến Thứ ba.
Bài 2.
Trung Quốc sau 30 năm mở cửa được sự hỗ trợ đầu tư của phương Tây cùng nhái và vi phạm bản quyền công nghệ đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế sau Mỹ.
Tuy số hai kinh tế nhưng lợi thế huy động toàn lực quân sự vào chiến tranh vì thể chế đảng trị tập trung lại là số một.
CS Trung Quốc không còn ẩn mình chờ thời nữa mà tổng lực dàn thế trận toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia đầu tư nhiều nhất ở châu Âu, châu Mỹ Latin, châu Á, châu Phi. Đầu tư để mua chuộc và lũng đoạn chính trị, kinh tế các quốc gia.
Thực chất đó là cuộc tổng dàn trận xâm lăng "hoà bình" của Trung Quốc. Tại châu Âu cuộc xâm lăng với bả lợi ích kinh tế này Trung Quốc đã phân rã được không ít bộ phận các đồng minh chiến lược của Mỹ và làm phân hoá chính Nato- sức mạnh quân sự của Mỹ và đồng minh. Khối Vashawa liên minh quân sự của LX và thế giới cộng sản trước đây cũng bắt đầu bị phân hoá từ chính thủ đô Vashawa, Ba Lan như thế.
Trung Quốc nhận ra lỗ hổng cực lớn của EU đó là kinh tế bị chi phối bởi các nước mạnh, nhân lực giỏi ,vốn, thị trường của cả khối chảy về các nước mạnh như Đức, Pháp, Ý dẫn đến khoảng trống khổng lồ của phân nửa EU vốn là các nước yếu. Trung Quốc được chào đón và hào phóng nhẩy vào nhanh chóng chiếm lĩnh địa bàn xung yếu và thể chế chính trị các quốc gia yếu của EU ngay trong lòng EU và cũng là ngay trong lòng Nato.
Cuộc xâm lăng này cũng được ồ ạt ở Mỹ mà tiến sĩ John Leckzowski đã vạch mặt rõ rệt nhất.
Cuộc xâm lăng của CS Trung Quốc không bằng xe tăng như Hiter mà bằng chính đồng dola và erro mà chúng dồn thành núi bao lâu.
Thế chiến Thứ ba mà CS Trung Quốc thực hiện khôn ngoan bởi từng giai đoạn vô hình mơn chớn, vuốt ve thần kinh cảnh giác của thế giới và làm tê liệt thần kinh cảnh giác đó.
Nhưng thật tỉnh táo ta có thể thấy mọi con đường của CS Trung Quốc đều dẫn đến duy nhất một mục tiêu cần hạ gục: Nước Mỹ.
Không khó để hiểu vì sao lại là Mỹ.
Bởi Mỹ là nước thực sự thống trị thế giới cả về kinh tế, lối sống, văn hoá, công nghệ, quân sự. Chỉ có Mỹ có thể cản giấc mộng làm chủ thiên hạ của các đế chế Trung Hoa trước đây và của Tập Cận Bình hôm nay.
Khi LX đổ sụp Mỹ kẻ ngáng đường duy nhất và là kẻ thù duy nhất của CS Trung Quốc. Vậy thì đường nào cũng đến La Mã là tất yếu.
Để làm đổ sụp Mỹ CS Trung Quốc dùng mọi mưu mô, thủ đoạn trước tiên chặt mọi vây cánh và lũng đoạn vùng ảnh hưởng cũng như sân sau của Mỹ. Mỹ đã bước đầu thấy rõ cuộc tấn công này nhưng nội bộ nước Mỹ bị phân hoá cao độ bởi sự chọc gậy bánh xe của CS Trung Quốc. Cuộc đấu Trump quyết liệt nhằm hạ bệ Trump vì lợi ích của các đảng phái khác của các nhóm lợi ích kinh tế khác đã sập bẫy CS Trung Quốc hạ bệ kẻ cầm đầu quyết liệt chống CS Trung Quốc.
Để làm cuộc bao vây CS Trung Quốc của Mỹ bị phá sản, CS Trung Quốc mặc dù rất ghét VN và VN cùng Biển Đông luôn là cái đích bành trướng đất đai mở rộng bờ cõi để tăng sức mạnh làm chủ thế giới, CS Trung Quốc tránh để VN thành đồng minh của Mỹ ngay sát vách Trung Quốc như Nhật, Hàn vì vậy CS Trung Quốc vừa đe nạt VN vừa mua chuộc lôi kéo VN. Các chính sách, tuyên truyền và hành động của Trung Quốc thể hiện rất rõ trò chơi này.
Bao vây Mỹ, phá bao vây của Mỹ với mình chính là giai đoạn thứ Tư của Thế chiến Thứ ba mà CS Trung Quốc đang thực hiện. Nhìn bề nổi nào đó thì họ có không ít thành công.
Vậy kịch bản nào tiếp theo của CS Trung Quốc thực hiện Thế chiến Thứ ba?
Trước hết tôi khẳng định quy mô cách thức của Thế chiến Thứ ba khác hoàn toàn các thế chiến đã diễn ra.
Các thế chiến trước đây dùng quân sự thôn tính lãnh thổ để làm giàu kinh tế.
Thời đại chiến tranh hạt nhân có thể cùng bị huỷ diệt hết nếu dùng sức mạnh quân sự. CS Trung Quốc hơn ai hết hiểu rõ sự thật này. Chính vì vậy họ sẽ không dại gì dùng quân sự để làm chủ thế giới. Nhưng họ vẫn luôn đem con bài hạt nhân của Triều Tiên và Iran để hù doạ các nước thân với Mỹ. Vì chơi con bài này nên họ không bao giờ ủng hộ Trump và Mỹ giải giáp vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và Iran. Đó là lý do chính mà Trump bằng mọi nỗ lực lôi kéo Kim Sâng Un đã thất bại.
Vậy Thế chiến Thứ ba thực chất
sẽ theo kịch bản nào của CS Trung Quốc lựa chọn?
sẽ theo kịch bản nào của CS Trung Quốc lựa chọn?
Đánh sụp kinh tế Mỹ!
Màn khởi đầu của âm mưu đánh sụp kinh tế Mỹ như Mỹ từng đánh sụp kinh tế Liên Xô đã lộ diện đòn chí tử.
Một chọi một chạy đua kinh tế để chiếm ngôi chủ kinh tế thế giới từ đó chiếm ngôi chủ chính trị thế giới CS Trung Quốc biết mình chưa đủ lực và dễ dàng bị chính Mỹ bắt nạt như nỗi nhục cuộc chiến Thương mại sòng phẳng vừa qua.
Tập Cận Bình đước thế lực bành trướng Đại Hán đa số trong lãnh đạo đảng CS Trung Quốc trao cho ngai vàng vĩnh viễn để an tâm thực hiện đến cùng những đòn bẩn nhất, thất nhân tâm nhất, phản bội Loài Người nhất để giúp Trung Quốc thống trị kinh tế thế giới.
Ở tầm nhìn đó Loài Người sẽ đến lúc nhận ra sự xuất hiện virus Vũ Hán và hậu quả của nó là gì đối với trật tự thế giới.
Sự xuất hiện virus Vũ Hán mà Trump gọi thẳng là virus Trung Quốc chưa được khẳng định là kết quả của tạo hoá hay con người nhưng hậu quả khủng khiếp của nó đã làm cho tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh vững tin vào thuyết âm mưu mà họ ủ, ấp và mơ ước.
Có nhiều câu hỏi được đặt ra.
Tạo sao virus này lại được tuyên truyền bắt đầu tự chợ bán động vật hoang dã?
Tại sao khi dịch bị ém nhẹm thì Nga và Triều Tiên hai đồng minh của CS Trung Quốc đã vội vã đóng cửa Biên giới với Trung Quốc? Có hay không vai trò của Nga và Triều Tiên trong cán cân lực lượng Thế chiến Thứ ba như Ý và Nhật của Hitler trong Thế chiến Thứ hai?
Và tại sao khởi đầu ở Vũ Hán nhưng hoành hành mạnh nhất tại New Yok? Có sự trùng hợp ngẫu nhiên không khi bọn khủng bố chống Mỹ chọn toà tháp đôi biểu tượng kinh tế Mỹ để tấn công và virus Vũ Hán tập trung cũng ở New Yok để tàn phá?
(Còn tiếp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Phản đối tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi trên vùng biển Hoàng Sa
TPO - Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt lên án và phản đối hành động vô nhân đạo của phía Trung Quốc đã đâm chìm, truy đuổi tàu cá đồng thời gây nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại đến tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam dẫn thông tin từ Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Khoảng 3 giờ, ngày 2/4, tàu cá mang số hiệu QNg 90617 TS, có công suất 420CV do ông Trần Hồng Thọ (SN 1987) ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm (ở tọa độ 16°42’ N - 112°25’ E).
Lúc bị đâm, trên tàu cá QNg 90617 TS có 8 ngư dân. Sau khi bị đâm chìm, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân nói trên đưa về đảo Phú Lâm.
Sáng cùng ngày, khi nhân được tin báo về tàu của ông Thọ bị dâm chìm, các tàu cá QNg90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, tàu QNg 90045 TS của ông Đăng Tâm và tàu QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng đều của Quảng Ngãi đã cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ.
Tuy nhiên, những tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị bị tàu Trung Quốc truy đuổi, trong đó, hai tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS cũng bị bắt, sau đó bị lai dắt vào đảo Phú Lâm.
Đến khoảng 18 giờ ngày 2/4, phía Trung Quốc đã giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân của tàu chìm về.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt lên án và phản đối hành động vô nhân đạo nói trên của phía Trung Quốc, đã gây nguy hiểm đến tính mạng, thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong công văn gửi đến Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam phản đối với phía Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay những hành động cản trở, tấn công, đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đồng thời, có biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Quảng ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Hội Nghệ cá cũng đề nghị các lực lượng chức năng của Việt Nam tăng cường tuần tra, giám sát để kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển; kiên quyết, kịp thời phối hợp ngăn chặn những hành động tấn công, uy hiếp để ngư dân yên tâm ra khơi bám biển sản xuất.
Tìm kiếm 8 ngư dân đột ngột mất tích ở Hoàng Sa
8 ngư dân đi trên tàu cá QNg 90617 TS, do ông Trần Hồng Thọ, quê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đột ngột mất tích trong đêm 1/2 gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
Ca nô Trung Quốc ngăn cản trục vớt tàu cá Việt Nam bị chìm ở Hoàng Sa
Chiều 3/10, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, phía Trung Quốc đã điều 1 ca nô ngăn cản hoạt động trục vớt tàu cá của ngư dân Việt Nam bị chìm ở quần đảo Hoàng Sa.
Lên án tàu Trung Quốc cướp phá tàu cá ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án tàu Trung Quốc cướp tài sản của ngư dân Việt Nam và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Sự thực vụ tàu cá Quảng Ngãi bị ép chìm ở Hoàng Sa
Rạng sáng 17/3, năm ngư dân của tàu QNg 90819 TS-tàu cá gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa, đã được một tàu ở địa phương đưa vào bờ. Các ngư dân phản bác thông tin phía Trung Quốc đề cập trước đó.
Một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa
Chiều 6/3, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, một tàu cá Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
NAM KHÁNH
Phần nhận xét hiển thị trên trang
CÔNG TY TRƯỜNG SINH
1.
02/04/2020 15:54
TPO - Dịch vụ của công ty Trường Sinh tỏa khắp các bệnh viện lớn. Nếu tính từ khi chưa chia tách, doanh nghiệp này cung cấp suất ăn cho hơn chục bệnh viện, trong đó rất nhiều bệnh viện lớn tuyến cuối tại Hà Nội.
Công ty Trường Sinh có tên đầy đủ là công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trường Sinh (Trường Sinh), đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới,…).
Công ty này được thành lập vào tháng 10/2010, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 43 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Chủ sở hữu là ông Trần Doãn Sinh. Vị doanh nhân sinh năm 1957 hiện đảm nhiệm vị trí Giám đốc của Trường Sinh. Tháng 8/2019, Trường Sinh tiến hành tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên mức 50 tỷ đồng.
Sau nhiều năm cung cấp dịch vụ, Trường Sinh đã gây dựng vị thế đáng ghi nhận tại các bệnh viện lớn. Trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô...
Một vị nguyên lãnh đạo bệnh viện Việt Đức cho biết, Trường Sinh làm dịch vụ suất ăn trong bệnh viện từ rất sớm, khoảng đầu những năm 90, ban đầu từ bệnh viện phụ sản Trung ương. Bệnh viện Việt Đức cũng là một trong những bệnh viện đầu tiên ông Sinh đưa thức ăn vào. Dịch vụ của đơn vị này rẻ so với chất lượng nên đã đưa được vào nhiều bệnh viện, dần dần phát triển lên. Hiện nay Trường Sinh là đơn vị mạnh nhất, có tiềm lực trong cung cấp suất ăn bệnh viện.
Vị này cho biết thêm, cách đây hơn chục năm, hai vợ chồng nhà ông Sinh tách ra làm riêng và chia nhau “thị phần bệnh viện”: ông Sinh làm giám đốc Trường Sinh chia cho bà vợ cung cấp cho một số bệnh viện như: bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Răng Hàm Mặt, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện E…
Trao đổi với Tiền Phong về doanh nghiệp này, đại diện bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc Trường Sinh vào bệnh viện Bạch Mai có “ô dù” gì thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ sau khi dịch bệnh qua đi. Tuy nhiên, vị này ví von rằng: “Một bát phở ngon hay không ngon rất khó định lượng, bởi còn phụ thuộc vào khẩu vị người nọ người kia. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Trường Sinh vào được rất nhiều bệnh viện, mà bao nhiêu năm trời làm suất ăn cho các bệnh viện không để xảy ra sự việc gì”.
Được biết, năm 2017, Trường Sinh được bệnh viện Bạch Mai tặng bằng khen vì đã tích cực tham gia công tác hỗ trợ người bệnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng có một số hoạt động xã hội, hỗ trợ bệnh nhân nghèo.
Theo tìm hiểu, ông Trần Doãn Sinh còn đại diện cho chi nhánh Trường Sinh tại Thái Nguyên. Tại đây, doanh nghiệp này là chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái và an dưỡng Đường Trường Sinh tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Dự án có diện tích 11,2 ha, tổng mức đầu tư 112 tỷ đồng.
Công ty Trường Sinh là nguồn chính lây COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, các chuyên gia dịch tễ sau khi phân tích, đánh giá, tiến hành xét nghiệm tổng thể Bệnh viện Bạch Mai để tìm nguồn lây đã thống nhất Công ty Trường Sinh là nguồn lây chính tại đây.
Công ty Trường Sinh không chỉ cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai
Bộ Y tế cho biết đến 5h55 phút sáng ngày 30/3 ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới tại ổ dịch Công ty TNHH Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, đơn vị này không chỉ cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.
Thêm 6 ca nhiễm COVID-19 mới đều thuộc ổ dịch Công ty Trường Sinh
Bộ Y tế cho biết đến 5h 55 phút sáng ngày 30/3 ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới tại ổ dịch Công ty TNHH Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai. Như vậy Việt Nam đã có ca bệnh COVID-19 thứ 194.
Hiểu Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)