Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

5 đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã kết thúc thế nào?


Dưới đây là 5 đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại cũng như cách thức mà chúng kết thúc với sự ra đời của các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.
Khi nền văn minh của con người ngày càng phát triển thì cũng có ngày càng nhiều dịch bệnh xuất hiện. Việc một số lượng lớn người sống cùng nhau và gần với các loài động vật trong khi các yêu cầu về vệ sinh và dinh dưỡng không được đáp ứng chính là nguồn cơn khiến bệnh tật sinh sôi. Cùng với đó, khi mà ngày càng nhiều tuyến đường thông thương, buôn bán, trao đổi được mở ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đường lây nhiễm của bệnh tật ngày càng lan rộng, tạo nên những đại dịch toàn cầu đầu tiên.
 5 đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã kết thúc thế nào? - Ảnh 1.
Cảnh tượng trên đường phố London trong Đại dịch Hạch năm 1665. Ảnh: Getty
Tuy nhiên, sau khi trải qua các đại dịch, con người dần biết cách hạn chế sự lây lan và ngăn chặn dịch bệnh với sự ra đời của các biện pháp như cách ly, nghiên cứu y tế cộng đồng hay tìm ra vaccine. Dưới đây là cách thức mà 5 đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã kết thúc.
Đại dịch hạch Justinian – Không còn ai để chết
3 trong số những đại dịch chết chóc nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đều do một loại vi khuẩn gây nên mang tên Yersinia pestis, hay còn gọi là vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vật chủ trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn.
Dịch hạch Justinian có thể đã bắt nguồn từ Ai Cập vào năm 541 sau Công Nguyên và sau đó lan ra các lục địa khác qua những con tàu thương mại có những con chuột mang bọ chét nhiễm bệnh. Khi dịch bệnh này đến thủ đô Constantinople của Đế chế Byzantine, nó đã khiến khoảng 300.000 người tử vong trong năm đầu tiên.
Đại dịch Justinian cũng được coi là đại dịch đầu tiên từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại khi lan rộng khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi và thế giới Arab.
"Mọi người thực sự không biết cần phải làm gì để đối phó với dịch bệnh này ngoại trừ việc tránh xa những người bị ốm”, Thomas Mockaitis, một nhà sử học tại Đại học DePaul nhận định.
Đại dịch hạch Justinian chỉ kết thúc khi nó khiến khoảng 30 - 50 triệu người tử vong, tương đương với một nửa dân số thế giới lúc bấy giờ.
Cái chết Đen – Sự ra đời biện pháp cách ly
Dịch hạch là một cơn ác mộng trong lịch sử nhân loại nhưng nó chưa thực sự kết thúc khi 800 năm sau, dịch bệnh này đã quay trở lại và khiến châu Âu "oằn mình" trong "Cái chết Đen" (Black Death) năm 1347 với 200 triệu người tử vong chỉ trong vòng 4 năm.
Tuy nhiên, "Cái chết Đen" cũng đánh dấu lần đầu tiên biện pháp cách ly được thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh.
Vào thời điểm đó, người dân vẫn chưa có những hiểu biết khoa học về sự lây lan của dịch bệnh nhưng họ biết có một vài điều họ có thể làm để hạn chế điều này. Đó là lý do tại sao những quan chức với suy nghĩ đi trước thời đại ở thành phố cảng Ragusa đã quyết định cách ly các thủy thủ mới đến đây cho đến khi họ có thể chứng minh rằng mình không bị ốm.
Đầu tiên, các thủy thủ sẽ ở trên tàu của họ trong vòng 30 ngày theo quy định của một luật lệ gọi là "tretino". Sau đó, các nhà chức trách đã quyết định tăng thời gian cách ly lên 40 ngày trong luật mới gọi là "quarantino", nguồn gốc của từ "quarantine" (nghĩa là cách ly) trong tiếng Anh và dần trở thành tên gọi của một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.
"Điều đó thực sự đã có hiệu quả" trong việc ngăn chặn sự lây lan và chấm dứt dịch bệnh, nhà sử học Mockaitis khẳng định.
Đại dịch hạch London – Cách ly những người nhiễm bệnh
London chưa bao giờ có một "khoảng nghỉ" trước những cuộc tấn công của dịch hạch sau Cái chết Đen. Dịch hạch cứ 20 năm lại xuất hiện một lần tại đây suốt từ năm 1348 - 1665 với 40 đợt bùng phát trong vòng 300 năm. Mỗi lần đợt bùng phát dịch hạch mới diễn ra thì 20% đàn ông, phụ nữ và trẻ em sống tại thủ đô của nước Anh đã tử vong vì mắc phải dịch bệnh quái ác này.
Vào đầu những năm 1500, Anh đã thực hiện bộ luật đầu tiên yêu cầu tách riêng và cách ly những người bị bệnh. Những gia đình bị dịch bệnh tấn công sẽ được đánh dầu bằng một kiện cỏ được treo trên một cây gậy bên ngoài. Nếu người nào có người thân mắc dịch hạch, người đó sẽ phải mang theo một cây gậy trắng khi đến nơi công cộng. Đại dịch hạch năm 1665 là đợt bùng phát dịch bệnh cuối cùng nhưng cũng là một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất kéo dài hàng thế thế kỷ, khiến 100.000 người London thiệt mạng chỉ trong vòng 7 tháng.
Tất cả các hoạt động vui chơi giải trí nơi công cộng đều bị nghiêm cấm và các bệnh nhân đều bắt buộc phải ở trong nhà để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Mặc dù việc “giam” những người bị bệnh trong nhà và chôn các thi thể trong những ngôi mộ tập thể bị coi là dã man nhưng đó là cách duy nhất thời bấy giờ để khiến những đợt bùng phát cuối cùng của dịch bệnh chết chóc này kết thúc.
Bệnh đậu mùa – Tìm ra vaccine
Đậu mùa là dịch bệnh đã lan rộng ở khắp châu Âu, châu Á, và các nước Arab trong hàng thập kỷ, trở thành nỗi ám ảnh trong lịch sử nhân loại. Cứ 10 người mắc bệnh đậu mùa thì có 3 người chết trong khi những người còn lại đều dày đặc những vết sẹo.
Những người bản xứ ở Mexico và Mỹ không có miễn dịch tự nhiên trước bệnh đậu mùa và virus này đã khiến hàng chục triệu người tại đây thiệt mạng.
"Chưa có sự tàn phá dân số nào trong lịch sử nhân loại khủng khiếp như những gì từng xảy ra ở châu Mỹ khi 90 - 95% người dân bản xứ bị xóa sổ trong vòng 1 thế kỷ", nhà sử học Mockaitis cho biết, đồng thời thông tin thêm: "Dân số Mexico đã giảm từ 11 triệu người trước dịch bệnh xuống còn 1 triệu người".
Hàng thế kỷ sau, đậu mùa đã trở thành đại dịch đầu tiên do virus gây nên kết thúc nhờ vào việc tìm ra vaccine. Vào cuối thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh tên là Edward Jenner đã đặt nền móng cho việc sử dụng vaccine để ngăn ngừa dịch bệnh với con người. Năm 1796, Jenner đã tiến hành một thí nghiệm khi lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của một cô gái chăn bò rồi cấy vào cánh tay của cậu bé 9 tuổi khỏe mạnh - con trai người làm vườn của ông. Sau đó, Jenner đã tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu bé nhưng cậu bé này không hề bị bệnh.
Nhờ phát hiện của Edward Jenner, gần 2 thế kỷ sau, năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh đậu mùa hoàn toàn bị xóa sổ khỏi Trái Đất.
Dịch tả - Chiến thắng của khoa học nghiên cứu y tế cộng đồng
Vào khoảng đầu cho tới giữa thế kỷ 19, dịch tả đã hoành hành khắp nước Anh và khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Lý thuyết thời bấy giờ đã giải thích dịch bệnh này do một loại ám khí gọi là "miasma" gây nên. Tuy nhiên, một bác sĩ người Anh tên là John Snow đã đặt nghi vấn về căn bệnh bí ẩn này có thể liên quan đến nguồn nước của London khi dịch bệnh khiến các nạn nhân tử vong chỉ trong một vài ngày với những triệu chứng đầu tiên.
Bác sĩ Snow đã hành động giống như một "thám tử khoa học" khi nghiên cứu hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân tại các bệnh viện cũng như xem xét các báo cáo của nhà xác để theo dõi các địa điểm chính xác bùng phát dịch bệnh này. Ông đã tạo nên một biểu đồ địa lý các ca tử vong vì dịch tả trong thời gian 10 ngày và phát hiện ra một ổ dịch 500 ca tử vong quanh một máy bơm nước ở Broad Street - một giếng nước phổ biến trong thành phố mà người dân hay tới uống nước.
"Ngay sau khi tôi xem xét kỹ tình hình và mức độ tăng vọt của các ca bệnh tả, tôi đã đặt nghi vấn về một số nguồn nước bị nhiễm bẩn ở Broad Street", Snow viết.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bác sĩ Snow đã thuyết phục các nhà chức trách địa phương dời máy bơm nước trên đường Broad Street và như một điều thần kỳ, các ca nhiễm đã giảm hẳn.
Những hành động của Snow không chấm dứt dịch tả sau một đêm nhưng những nỗ lực này đã giúp mọi người trên thế giới chú ý hơn đến hệ thống vệ sinh đô thị và bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn.
Mặc dù dịch tả đã được xóa sổ phần lớn tại các quốc gia phát triển nhưng nó vẫn là "kẻ giết người" thầm lặng ở những quốc gia thuộc thế giới thứ 3, những nước thiếu hệ thống xử lý chất thải phù hợp và gặp hạn chế trong việc tiếp cận nguồn nước uống sạch.
Kiều Anh / Theo VOV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phố Hội yên vắng

Nhịp sống đời thường yên bình, vắng lặng hiếm thấy trên những con đường trong phố cổ, rợp sắc màu mùa hoa giấy.
Phố Hội yên vắng
Do ảnh hưởng của Covid-19 nên nhịp sống phố cổ êm đềm hơn. Trong ảnh là ngã tư Trần Phú – Lê Lợi thông thoáng nhìn từ trên cao, chụp ngày 27/3.
Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Hội An thời Covid-19” của nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ, ghi lại quang cảnh phố Hội khác lạ, vắng vẻ trong những ngày chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Phố Hội yên vắng
Góc Chùa Cầu (trái) và dòng sông Hoài thưa vắng thuyền, du khách tham quan ngày 28/3.
Ngôi chùa nằm vắt ngang con lạch nhỏ chảy ra sông Hoài, một nhánh của dòng sông Thu Bồn là hình ảnh biểu tượng của phố cổ Hội An, đồng thời được in trên tờ tiền 20.000 đồng đang lưu hành.
Phố Hội yên vắng
“Chùa Cầu trong Giờ Trái đất 28/3 nhưng quang cảnh người dân hưởng ứng vắng hơn so với dịp này hàng năm tại phố cổ”, anh Anh Vũ cho biết.
Phố Hội yên vắng
Khu vực ngã 3 đường Bạch Đằng – Trần Phú rực sắc màu hoa giấy, thỉnh thoảng có người bán hàng đạp xe qua phố vào sáng ngày 1/4.
Phố Hội yên vắng
Nhịp sống đời thường Hội An, với quang cảnh một công nhân vệ sinh môi trường đang làm sạch đường phố, trong khi một người thợ hồ miệt mài sơn lại mảng tường vàng đặc trưng của phố cổ.
Phố Hội yên vắng
Cụ ông đọc báo sáng trước hiên nhà phủ giàn hoa giấy ngày 1/4 trên đường Trần Phú. Hội An vốn nổi tiếng với những giàn hoa giấy nhiều màu, được người dân tỉ mỉ tỉa cành với nhiều hình dạng.
Phố Hội yên vắng
Cụ bà trầm ngâm nhìn khóm hoa giấy trong không gian yên bình trên đường Hoàng Văn Thụ.
Phố Hội yên vắng
Người bán hàng đeo khẩu trang, đạp xe tại khu vực đường Trần Phú, giao với đường Hoàng Văn Thụ. Hội An có những con đường ngắn và hẹp, chạy dọc ngang theo hình bàn cờ, cứ đi hết hẻm này lại gặp hẻm khác.
Phố Hội yên vắng
Hội An quyến rũ vào mùa hoa giấy dù chẳng còn khách du lịch và quán xá cũng đã đóng cửa hết. Trong ảnh là góc quán cà phê được tô điểm bởi rặng hoa rực rỡ sắc cam.
Phố Hội yên vắng
Đường Nguyễn Thị Minh Khai vắng đến khó tin, rộng thênh thang trong ngày đầu cách ly toàn xã hội, với góc nhìn từ hướng cổng Chùa Cầu.
Phố Hội yên vắng
Đường Hoàng Văn Thụ sáng 1/4 thưa vắng người qua lại.
Phố Hội yên vắng
Đô thị cổ Hội An bình yên trong hoàng hôn khi người dân và du khách thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/2020.
Đỗ Anh Vũ - Huỳnh Phương
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHỐNG DỊCH NHƯNG VẪN NHỚ MỘT BÀI CŨ CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ:

Quan hệ Việt-Trung đã hết thời triều cống

Đối với người Việt và cả người TQ, những năm chẵn thường được coi trọng hơn hơn năm lẻ. Vậy năm 2015 là con số đẹp đáng được chọn để điểm lại mối quan hệ giữa hai nước láng giềng bất đắc dĩ này, đặc biệt trong thời kỳ 70 năm qua và thời gian sắp tới.

Xâm lấn và bành trướng lãnh thổ là bản chất của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán 

Có thể nói quan hệ Việt-Trung là một trong những cặp quan hệ chứa đựng đầy đủ đặc điểm của loại hình quan hệ giữa các quốc gia dân tộc từ thời thượng cổ đến thời hiện đại, đặc biệt là quá trình đấu tranh sinh tồn của một nước nhỏ trước họa bành trướng của một nước lớn cận kề. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cả quá trình lịch sử lâu đời từ thời tiền sử đến ngày nay. Có số liệu tổng kết rằng kể từkhi thoát khỏi ánh đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc Việt Nam đã hứng chịu không dưới 12 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc (chưa kể cuộc chiến tranh biên giới 1979). Lịch sử cho thấy ngay từ thời nhà Hạ bên Trung Quốc tương đương thời vua truyền thuyết Kinh Dương Vương của Việt Nam tức quảng cuối Thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, Hán tộc từ phía Bắc đã lấn chiếm lãnh địa của Việt tộc ở phía Nam sông Dương Tử. Đến thời các triều đại An Dương Vương, Triệu Việt Vương (Triệu Đà) và Hai Bà Trưng kéo dài quảng 300 năm trước và sau CN tuy được coi là thời kỳ quật khởi của người Việt nhưng cuối cùng vẫn bị Hán tộc dồn đẩy về phía Nam. Tiếp đến là thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc mà qua đó tộc Lạc Việt không chỉ bị dồn đẩy đến tận cùng phía Nam mà còn đứng trước nguy cơ bị đồng hóa hoàn toàn như nhiều tộc Việt anh em của họ bên Trung Quốc. 

May thay nguy cơ này đã được cứu vãn qua hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của người Việt bản địa kết hợp với những người gốc gác Bách Việt hội tụ về đây để chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất và thiết lập lại nền độc lập tự chủ với bản sắc Việt tộc của mình. Nền độc lập này được khẳng định vào năm 1077 với bài hịch nổi tiếng của Vua Lý Thường Kiệt: 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư, 
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư. 

Cũng hoàn toàn không phải vô cớ mà Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh năm 1792 đã rắp tâm lấy lại vùng lãnh thổ Lưỡng Quảng nhưng không may lâm bạo bệnh qua đời chưa thực hiện được. Điều này cho thấy ý thức về nguồn cội dân tộc và lãnh thổ vẫn luôn còn đó trong tâm thức người Việt. 

Bàn về sự thật lịch sử quan hệ Hán-Việt, một học giả Trung Quốc tên là  Le Oa Đằng mới đây có bài viết cho rằng Việt Nam là hậu duệ, là đại diện của người Bách Việt. Trong bài viết, ông cũng cho rằng người Việt Nam là chủ nhân đích thực của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chứ không phải như tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao). 

Thực tế cũng cho thấy hoàn toàn không đơn giản như một số người vẫn còn ảo tưởng rằng Trung Quốc dưới chế độ cộng sản và XHCN không còn bản chất xâm lược bành trướng! Nói cách khác, không có một phép màu nhiệm nào có thể làm thay đổi bản chất và cục diện quan hệ giữa hai cựu thù mà trong đó nước lớn Trung Quốc luôn lăm le xâm lược và thôn tính nước nhỏ Việt Nam. Mặt khác, thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù chưa thể thôn tính và đồng hóa được Việt Nam, nhưng các thế lực bành trướng Đại Hán đã và đang khá thành công trong thủ đoạn kìm hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của chúng để dễ bề tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ về phía Nam.

Chuyển hướng bành trướng từ đất liền ra biển 

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, mọi quốc gia đều tồn tại trong sự tùy thuộc lẫn nhau một cách cao độ khiến cho việc mang quân xâm lược một cách công khai trắng trợn đối với một quốc gia khác không phải là giải pháp khôn ngoan nếu không nói là không thể thành công. Điều này giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn đã nhận ra, nhưng đồng thời cũng nhận thấy rằng niềm tự hào là Vương quốc ở "giữa thiên hạ" (Middle Kingdom) nay lại ở vào thế bị kẹt giữa thiên hạ, và do đó nung nấu tham vọng mở rộng không gian phát triển ra phía đại dương là hướng mà ông cha họ chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu như các triều đại Vương Triều xưa chỉ biết mở rộng bờ cõi bằng cách lấn chiếm đất đai của các nước kế cận, thì giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đã biết coi trong vai trò của biển và đại dương. Và đó là nguyên nhân khiến họ thay đổi hướng xâm lược bành trướng bằng cách lấn chiếm biển đảo của các nước ven  Biển Hoa Đông và Biển Đông, xa hơn sẽ là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không loại trừ Nam Cực. 
Sơ đồ về phạm vi đòi hỏi chủ quyền của các nước tại Biển Đông 

Tất nhiên để thực hiện hướng bành trướng phi truyền thống này, Bắc Kinh phải tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng theo phương châm "ẩn mình chờ thời" của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra, bởi lẽ các vùng biển này đều đã có chủ; chỉ còn cách làm sao để "biến không thành có". Và Bắc Kinh chỉ còn cách là xâm chiếm biển đảo của các nước khác cũng như một số vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Để thực hiện âm mưu đó, suốt 70 năm nay giới lãnh đạo Bắc Kinh đã và đang kiên trì bằng mọi thủ đoạn, khi thì giả vờ hữu hảo, khi thì trở mặt gây sức ép quân sự, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Thời điểm họ lựa chọn đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, rồi đánh chiếm một số bãi đá ở Trường Sa đầu 1988 cho thấy chiến thuật đó. Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khoan thăm dò dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 6/2014 đồng thời với chiến dịch "đảo hóa" tại một số bãi ngầm giữa Biển Đông đều nhằm phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông, trong đó mục tiêu chính là thiết lập những "cột mốc chủ quyền" mới của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Thay đổi chiến thuật và hướng bành trướng là việc của Trung Quốc. Nhưng có điều trớ trêu là, sự thay đổi hướng bành trướng ra biển như nói trên lại một lần nữa đặt Việt Nam vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc, đơn giản vì Việt Nam là nước có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam và cũng là chủ nhân của 2 quần đảo ngoài khơi Biển Đông án ngữ trên con đường bành trướng của "Vương Triều mới". Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn đe dọa lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông khác cũng như toàn bộ khu vực ASEAN và thế giới, đặc biệt các cường quốc hàng hải  như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, v.v...  Sự độc chiếm của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này đồng nghĩa với việc quốc tế  mất quyền đi lại tự do trên Biển Đông và điều này là không thể chấp nhận được. Nói cách khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng chúng đều nằm trong vùng biển quốc tế và do đó vai trò bảo vệ còn phụ thuộc vào quốc tế . Chính vì lý do này, để tránh sức ép quốc tế, Bắc Kinh luôn một mực khước từ việc "quốc tế hóa" đối với mọi tranh chấp ở Biển Đông đồng thời ra sức chia rẽ nội bộ ASEAN để cô lập Việt Nam.   

Với cục diện đã hoàn toàn thay đổi trên thế giới ngày nay khi mà mọi hành động gây hấn của một quốc gia đều có thể nhanh chóng biết đến trên quy mô toàn cầu. Thế giới đã lập ra nhiều tổ chức quốc tế với rất nhiều thiết chế luật lệ để điều phối các mối quan hệ giữa các quốc gia. Mặc khác, với trình độ giao thông liên lạc vô cùng nhanh nhạy, với các mối quan hệ trao đổi kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng vô cùng đa dạng, đa năng ngày nay thì quảng cách không còn là vấn đề lớn trong khái niệm lựa chọn đối tác, bạn-thù và đồng minh. Trong hoàn cảnh và điều kiện mới của thế giới ngày nay, một nước lớn nếu có ý đồ khống chế hay "bắt nạt" một nước nhỏ quả là không dễ dàng và đơn giản như trong quá khứ. Bài học của Mỹ tại Trung Đông và Nga tại Ucraina hiện nay cho thấy điều này. Và Trung Quốc sẽ không phải là ngoại lệ. 

Trung Quốc đã thay đổi Việt Nam không thay đổi mới là chuyện lạ

Như đã nói trên đây, chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc vẫn còn đó nhưng hướng và biện pháp đã có những thay đổi cơ bản. Xưa kia Trung Quốc chỉ bành trướng trên bộ, nay bành trướng ra hướng biển và đại dương. Trước đây mỗi khi các triều đại Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, dù thắng hay thua, thế giới có thể không biết hoặc biết khi đã quá muộn. Vào thời đó hầu như chưa có khái niệm về sự can thiệp giúp đỡ từ quốc tế.  Trong hoàn cảnh đó Việt Nam không có cách nào khác là phải tự mình tìm cách thích ứng để tồn tại bên cạnh Vương Triều. Đó là lý do của sự ra đời sách lược mềm dẻo khôn khéo và thái độ nín nhịn "tránh voi chẳng xấu mặt nào", kể cả việc phải "triều cống" bằng lễ vật đối với kẻ thù ngay cả sau khi đã đánh bại chúng. Và sách lược đó đã cho thấy hiệu quả trong suốt hàng trăm năm trước đây và đã trở thành nếp nghĩ và là ưu tiên lựa chọn đối với  người Việt Nam trong quan hệ với nước lớn Trung Quốc.  


Tiếp đến trong 70 năm qua sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp người Việt Nam lại sa vào một cái bẩy mới của Trung Quốc-đó là khái niệm "tương đồng về ý thức hệ" giữa hai nước cùng theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Về mặt này, người Việt Nam tỏ ra trung thành hơn cả người Trung Quốc, biểu hiện ở chỗ là, trong khi Trung Quốc liên tục "đổi màu" bằng những bước đi dài với phương châm "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột" thì người Việt Nam chỉ dừng lại ở khái niệm "đổi mới" chung chung một cách dè dặt. Sau bao phen bị "ông anh" cùng ý thức hệ phản bội bằng những cuộc chiến tranh nóng cùng với các thủ đoạn phá hoại ngầm về kinh tế-chính trị-xã hội khiến Việt Nam phải điêu đứng, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn còn hy vọng vào những lời hứa hão huyền "4 tốt", "16 chữ vàng", "lấy đại cục làm trọng", "anh em tốt, láng giềng tốt" v.v...

Lẽ ra khi Trung Quốc thay đổi phương thức và địa bàn bành trướng thì Việt Nam cũng phải thay đổi phương thức đấu tranh, trước hết không việc gì phải quá lo sợ về một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc; điều đáng lo hơn là âm mưu của Bắc Kinh một mặt kìm giữ VN trong vòng cương tỏa của họ, một mặt chia rẽ nội bộ Việt Nam và chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đó là thủ đoạn mà Bắc Kinh ráo riết áp dụng từ thời đảng Cộng sản lên nắm quyền và đã khá thành công trong những năm gần đây khi họ nhiều lần "trùm chăn đánh Việt Nam" mà thế giới không biết hoặc chỉ biết khi sự đã rồi. Đó là trường hợp cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc đến các cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Hoàng Sa, Trường Sa, tất cả đều diễn ra tay đôi giữa hai nước cộng sản anh em. Sự kiện giàn khoan HD 981 lúc đầu cũng đã bị ém nhẹm; nếu không được công luận lên tiếng qua mạng internet thì chắc sự im lặng đó còn kéo dài hơn và hậu quả có thể đã xấu hơn. E rằng việc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng căn cứ quân sự tại các bãi đá giữa Biển Đông đang có nguy cơ rơi vào yên lặng và trở thành "sự đã rồi " như các đợt lấn chiếm trước đó. Cho đến nay Trung Quốc chưa trả lại và cũng không có ý định trả lại những phần lãnh thổ biển đảo đã lấn chiếm của Việt Nam.        

Phải chăng bài học đối với Việt Nam ngày nay là không nên ngần ngại hoặc nín nhịn quá mức mà phải thể hiện thái độ công khai dứt khoát đối với mọi vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo tinh thần luật pháp quốc tế bất luận Bắc Kinh có bằng lòng hay không. Đồng thời đường lối "sẵn sàng làm bạn với tất cả" cần được thể hiện một cách cụ thể qua việc tăng cường quan hệ với các nước thứ ba như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v... coi đó là nhân tố cần thiết để ứng phó với Trung Quốc trong những tình huống xấu nhất. Vẫn biết quan hệ với Trung Quốc là quan trọng và cần được ưu tiên giữ gìn, nhưng để tránh chiến tranh với Trung Quốc cách tốt nhất là tiến hành các biện pháp răn đe phòng ngừa từ trước, chứ không phải chỉ có nín nhịn cho đến khi nó xảy ra. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Và Việt Nam chỉ có thể bảo vệ mình với sự hỗ trợ của tập thể ASEAN và cộng đồng quốc tế. Ngược lại, ASEAN và quốc tế cần Việt Nam để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đó có lẽ là cách tiếp cận thực tế và hiệu quả nhất đối với Việt Nam trong bối cảnh tương quan lực lượng của thế giới ngày nay. 
  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị


 Nguyễn Hải Hoành

Những năm qua, giới sử học Trung Quốc (TQ) đã và đang ráo riết tiến hành các nghiên cứu nhằm phục vụ âm mưu bành trướng lãnh thổ, lấn chiếm Biển Đông. Cho rằng Việt Nam (VN) là trở ngại lớn nhất ngăn cản âm mưu đó, gần đây TQ một mặt công kích lập trường Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, một mặt tung ra luận điệu lôi kéo nước ta ‘lãng tử hồi đầu’, trở về ‘đại gia đình Bách Việt’ của họ. Luận điệu này đang được giới sử học TQ ra sức chứng minh bằng các nghiên cứu.

Qua các nghiên cứu ấy ta thấy họ đang lợi dụng những tư liệu sử học tù mù về cộng đồng Bách Việt và Lạc Việt xa xưa, nhất là sự nhập nhèm giữa ‘người Việt’ (Việt nhân) trong Bách Việt với người VN, và sự phụ thuộc của giới sử học VN vào các thư tịch cổ Trung Hoa để dẫn dắt dư luận TQ, VN và thế giới hiểu sai về mối quan hệ TQ-VN thời cổ đại, cho rằng VN thời xưa vốn là một bộ phận của TQ, có quan hệ khăng khít phụ thuộc vào chủng tộc và văn hóa TQ; mối quan hệ lịch sử lâu đời đó định hướng chính sách đối ngoại của VN hiện nay là phải ‘thân’ TQ.

Nước ta thời cổ chưa có chữ viết, cho nên chưa có sử; mọi chuyện của thời tiền sử ấy đều là truyền thuyết, dã sử, huyền sử. Sau khi phong kiến TQ chiếm VN (khoảng hơn 200 năm trước công nguyên), nhân cơ hội dân ta bị buộc phải học chữ Hán, tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán theo âm Việt, tức Việt hóa phần ngữ âm của chữ Hán, nhờ thế người VN có chữ viết để dùng vào các việc giao tiếp bút đàm với người TQ, học văn minh TQ, viết văn thơ, chép sử, giao dịch hành chính, dạy học… Tổ tiên ta thời xưa chỉ biết chữ Hán, chỉ tham khảo các thư tịch TQ, cho nên sử sách nước ta không thể không chịu ảnh hưởng của sử học TQ; ví dụ quan điểm ‘dân tộc VN là một bộ phận của cộng đồng Bách Việt’ được khá nhiều người thừa nhận, đúng như mong muốn của TQ.

Dưới đây nêu một ví dụ cho thấy giới sử học TQ đang tiến hành ‘nghiên cứu khoa học’ nhằm phục vụ chính sách bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.

Năm 2016, truyền thông TQ đưa tin về một đề tài nghiên cứu khoa học có tên ‘Nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt’[1] do sử gia nổi tiếng TQ Lương Đình Vọng chỉ đạo.

Một trang mạng TQ viết :

Cuộc tranh chấp Nam Hải [VN gọi là Biển Đông] không vì Phán quyết của Tòa án Quốc tế La Haye [tức phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài PCA năm 2016] mà thay đổi hiện trạng; phía TQ vẫn không ngừng dùng các sự thực lịch sử để trình bày chủ quyền không thể tranh cãi của TQ đối với vùng lãnh thổ này.

Lương Đình Vọng tiến hành nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt trong điều kiện khó khăn và dưới sức ép lớn, ví dụ sách ‘Sử cổ đại Việt Nam’ do VN xuất bản tuyên bố thủy tổ người VN là Hùng Vương từng khai phá phần lớn vùng Quảng Tây, và lên án Tần Thủy Hoàng là kẻ xâm lược. Để phản bác luận điệu của phía VN, Lương Đình Vọng dựa vào niềm tin ‘Phải giữ gìn lãnh thổ quý giá tổ tiên ta để lại cho chúng ta’ đã tiến hành dự án kể trên với phương châm ‘dốc hết sức mình bảo vệ sự nguyên vẹn lãnh thổ của TQ’.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tài liệu điều tra điền dã và các ghi chép trong thư tịch cổ cũng như các di vật khảo cổ khai quật được, kết hợp nghiên cứu các sách ‘Hán thư’, ‘Sử ký’, ‘Dật chu thư’…

Lương Đình Vọng (Liang Tingwang 梁庭望) sinh 1937, dân tộc Tráng, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Dân tộc trung ương, giáo sư, sử gia nổi tiếng chuyên về văn hóa lịch sử các dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng,[2] tức ngữ tộc của tộc Lạc Việt.

Tuy đã lập Nhà Bảo tàng Lạc Việt ở Liễu Châu, trưng bày hàng nghìn hiện vật khảo cổ cùng các thành tựu nghiên cứu văn hóa Lạc Việt nhưng người Tráng vẫn triển khai các nghiên cứu quy mô lớn về tổ tiên họ. Lương Đình Vọng dẫn đầu công việc này.

Sau 8 năm triển khai, năm 2016 đề tài ‘Nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt’ đã hoàn thành. Kết quả nghiên cứu in thành sách cùng tên ‘骆越方国研究» (xuất bản 4/2018).

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh vùng Đại Minh Sơn ở gần Nam Ninh là địa điểm sở tại của Phương quốc Lạc Việt. Vùng đất này rất rộng, gồm các phần đất phía nam sông Tây Giang, tây nam Quảng Đông, các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa (VN gọi là Pratas, Hoàng Sa, Trường Sa, bãi ngầm Macclesfield), một thời từng quản lý đến các quận Giao Chỉ và Cửu Chân, tức toàn bộ lãnh thổ VN thời đó.[3]

Nhóm nghiên cứu còn chứng minh người Lạc Việt từng giương buồm đi đến tận châu Mỹ và là chủ lực khai phá ‘con đường tơ lụa trên biển’ đi về phía tây. Trạm dừng đầu tiên của họ là đông bắc đảo Sumatra (Indonesia). Trạm thứ 2 ở gần Bago (Myanmar). Trạm thứ 3 ở ven sông Ayeyarwady (Myanmar). Trạm thứ 4 và 5 tại Ấn Độ, Malacca, Sri Lanka. Con đường này kéo dài tới Tanzania ở châu Phi.

Kết luận quan trọng nhất mà công trình nghiên cứu này đưa ra là:

Ngay từ thời Thương-Chu (khoảng năm 1300 TCN), tổ tiên chung của các dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng là người Lạc Việt đã xây dựng một chính quyền địa phương gọi là ‘Phương quốc Lạc Việt’ ở vùng Lĩnh Nam,[4] và tuân theo lệnh của các vương triều trung ương, ‘Phương quốc’ này đã khai phá và quản lý vùng Lĩnh Nam  và Nam Hải.

Ở đây vương triều trung ương là vương triều của người Hoa Hạ (về sau gọi là người Hán) ở vùng Trung nguyên (vùng hạ lưu Hoàng Hà, nghĩa hẹp là tỉnh Hà Nam hiện nay). Quản lý có thể hiểu là cai trị.

Theo kết luận trên, 8 dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng (Tráng, Đồng, Bố Y, Lê, Thái, Thủy, Mục Lão, Mao Nam) là hậu duệ của người Lạc Việt và từ 3300 năm trước họ đã tổ chức một nhà nước (Phương quốc); nhà nước này tuân theo lệnh của các vương triều Hoa Hạ đã khai phá và cai trị vùng Lĩnh Nam cũng như Biển Đông.

Thiết nghĩ nhận định này ít nhất có ba điểm cần lưu ý :

1- Từ năm 1300 TCN vùng Lĩnh Nam, trong đó có VN, chịu sự cai trị của Phương quốc Lạc Việt và các vương triều Hoa Hạ. Như vậy nghĩa là thời kỳ Bắc thuộc của VN bắt đầu sớm 1100 năm và kéo dài 2300 năm – một thời gian quá lâu đủ để dân tộc ta bị đồng hóa. Điều này trái với quan điểm của sử học TQ và VN phổ biến cho rằng chỉ sau khi bị Triệu Đà chiếm [203 TCN], nước ta mới bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm.

2- Từ 3300 năm trước, người Lạc Việt đã khai thác và quản lý Biển Đông. Điều này mâu thuẫn với quan điểm của sử học TQ cho rằng người TQ chậm chinh phục biển, 600 năm trước mới có chuyến thám hiểm hàng hải đầu tiên của Trịnh Hòa (1405-1433).

3- Dân tộc VN không thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng (vì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn-Khmer, khác ngữ hệ Hán-Tạng), do đó không phải là hậu duệ của người Lạc Việt. Điều này mâu thuẫn với quan điểm của chính Lương Đình Vọng khi ông cho rằng cuối thời Chiến Quốc (khoảng 220 TCN) một bộ phận người Lạc Việt di cư về phía nam đến VN, lập ra nước Âu Lạc, là tổ tiên của người Kinh VN, và làm nên nền văn hóa Đông Sơn – tức ông cho rằng người VN là hậu duệ của người Lạc Việt.

Quan điểm này vô lý ở chỗ: nếu như vậy thì người VN phải nói tiếng Lạc Việt, là thứ tiếng thuộc ngữ hệ Hán-Tạng; nhưng thực tế họ lại nói tiếng VN thuộc ngữ hệ Môn-Khmer. Thời gian từ năm 220 TCN tới nay mới có hơn 2000 năm, không đủ để bất cứ dân tộc nào có thể sáng tạo được một ngôn ngữ nói hoàn hảo như tiếng VN, bởi lẽ quá trình thai nghén hình thành tiếng nói của một dân tộc cần thời gian dăm chục nghìn năm.

Sự thật là khi TQ bắt đầu chiếm VN, tiếng Việt đã rất phát triển, tới mức tổ tiên ta thời bấy giờ có thể đặt cho mỗi chữ Hán một cái tên tiếng Việt rất hợp lý, âm điệu rất hay, gọi là từ Hán-Việt. Trình độ phát triển ấy chứng tỏ tiếng ta đã có lịch sử dăm chục nghìn năm; cũng nghĩa là người VN đã xuất hiện tại bản địa từ dăm chục nghìn năm trước chứ không phải là người Lạc Việt di cư tới.

Đúng là thủa xưa một số người Lạc Việt (người Tráng) có di cư sang VN, làm nên dân tộc thiểu số Tày-Nùng岱侬, nhưng họ chỉ nói tiếng Tày-Nùng, đâu có nói tiếng VN? Và người Kinh VN không nghe hiểu thứ tiếng ấy.

Dư luận TQ cho rằng kết luận của dự án ‘Nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt’ có ý nghĩa tượng trưng cho sự giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của TQ. Chính Lương Đình Vọng đã nói TQ muốn giải quyết vấn đề Nam Hải (tức độc chiếm Biển Đông) thì phải coi trọng nghiên cứu văn hóa Lạc Việt, điều đó có liên quan tới an ninh văn hóa quốc gia, an ninh vùng biển và lãnh thổ TQ. Để bảo vệ chủ quyền của TQ ở Nam Hải, ngoài việc xây dựng lực lượng hải quân hiện đại còn phải tăng tốc nghiên cứu văn hóa lịch sử, đặc biệt văn hóa Lạc Việt. Ý kiến này hoàn toàn ăn nhập với chủ trương TQ có chủ quyền bên trong ‘Đường 9 đoạn’ , tức phù hợp âm mưu bành trướng nhằm chiếm 90% Biển Đông.

Theo chúng tôi, kết luận nghiên cứu nói trên chỉ là sự hưởng ứng chính sách bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán thời nay, mâu thuẫn với quan điểm trước đây của sử học TQ.

***

Để xem xét mối quan hệ giữa người VN với người Lạc Việt, thiển nghĩ có thể xem xét mối quan hệ giữa dân tộc ta với dân tộc Tráng tự nhận là hậu duệ của người Lạc Việt.

Dân tộc Tráng hiện có 18 triệu người, là dân tộc thiểu số lớn nhất ở TQ. Trước kia họ có tên chữ Hán là 僮, chữ này có hai âm đọc là [zhuàng] và [tóng], khi đọc [tóng] thì có nghĩa ‘đầy tớ trẻ con’, dễ gây hiểu lầm. Vì thế năm 1965 Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị đổi僮thành壯 [zhuàng] với nghĩa ‘cường tráng’.

Năm 221 TCN quân nhà Tần chia 5 lộ xâm chiếm vùng Lĩnh Nam, riêng lộ quân phía Tây gặp sự chống trả dai dẳng theo kiểu đánh du kích của tổ tiên người Tráng (tức người Lạc Việt); mãi đến năm 214 TCN nhà Tần mới chiếm được toàn bộ Lĩnh Nam.

Trước đây giới sử học TQ cho rằng người Tráng mãi tới đời Đường-Tống mới làm ra một loại chữ vuông dựa trên cơ sở chữ Hán. Nhưng loại chữ này mỗi vùng một khác nên khó sử dụng; trên thực tế người Tráng chủ yếu vẫn dùng chữ Hán. Năm 1955, Nhà nước TQ sáng chế một loại chữ Tráng trên cơ sở chữ cái Latin; hiện đã dùng rộng rãi. Qua mấy chữ Tráng in trên đồng bạc TQ,[5] có thể thấy tiếng Tráng khác tiếng VN.

Nhưng các phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy khoảng 4000 năm trước người Lạc Việt đã có chữ viết, cùng thời với chữ Hán Giáp cốt. Tháng 10/2011 tại thành cổ Cảm Tang Quảng Tây phát hiện nhiều tấm đá và mảnh xẻng đá lớn khắc chữ cổ. Hội thảo chuyên gia về chữ viết TQ (có Lương Đình Vọng tham gia), đã xác định đó là chữ viết cổ của người Lạc Việt. Hội trưởng Hội Nghiên cứu văn hóa Lạc Việt Tạ Thọ Cầu nói đây là loại chữ biểu ý. Khám phá nói trên chứng tỏ người Lạc Việt từng có một nền văn minh sán lạn.

Trong 55 dân tộc thiểu số của TQ cũng có dân tộc VN, mà TQ gọi là dân tộc Kinh, hiện có khoảng 22.000 người, sống ở 3 đảo nhỏ ngoài biển Quảng Tây. Họ nói tiếng VN, viết chữ Quốc ngữ, khác ngôn ngữ Tráng, tuy cũng phổ biến dùng Hán ngữ.

Dân tộc Tày-Nùng ở VN chính là con cháu của người Lạc Việt thời xưa di cư sang. Họ nói một thứ tiếng khác tiếng Việt và có phong tục tập quán khác người Việt.

Tóm lại có thể thấy dân tộc VN không có mối quan hệ gần gũi về ngôn ngữ và phong tục tập quán với dân tộc Tráng tự nhận là hậu duệ chính gốc của người Lạc Việt.

***

Trong tình hình giới học giả TQ ráo riết tiến hành các nghiên cứu nhằm phục vụ dã tâm bành trướng của Bắc Kinh, thiển nghĩ giới sử học nước ta nên triển khai công tác nghiên cứu tương ứng nhằm bác bỏ các kết luận vô lý của họ. Chúng ta cũng cần bàn thảo đi tới kết luận xác định dân tộc VN có phải là hậu duệ của người Lạc Việt hay không. Vấn đề này rất hệ trọng, bởi lẽ nếu là người Lạc Việt thì người ta có thể suy ra, như cách nghĩ của người TQ hiện nay, vùng đất tổ tiên người VN từng sống là thuộc lãnh thổ TQ, sau đó VN tách ra thành một quốc gia độc lập.

Hình: Lương Đình Vọng trình bày kết quả nghiên cứu văn hóa Lạc Việt:

Các dòng chữ trong ảnh : – Lĩnh Nam thời Tiên Tần là lãnh thổ của các vương triều Trung ương nhà Thương-Chu, chứ không phải là sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Lĩnh Nam thì vùng này mới gia nhập bản đồ TQ; – Lĩnh Nam thời Tiên Tần tồn tại Phương quốc Tây Âu và Phương quốc Lạc Việt, được thành lập vào khoảng năm 1300 TCN;  – Phương quốc Lạc Việt do người Lạc Việt, tức tổ tiên chung của các dân tộc Tráng, Bố Y, Đồng, Mục Lão, Lê, Thái, Thủy, Mao Nam, xây dựng.

——————

[1] Các thực thể chính trị độc lập ở TQ thời xưa chia 3 loại. Cổ quốc là quốc gia nguyên thủy kiểu Thành-bang thời kỳ đầu, cao cấp hơn bộ lạc. Sau đó tiến sang thời kỳ Bang quốc rồi đến thời kỳ Phương quốc, tương đương đời Thương-Chu, khi TQ có chữ Giáp cốt. Phương quốc đầu tiên xuất hiện trước đời nhà Hạ. Lạc Việt cổ quốc (chữ Tráng Latin là Luegvet) do người Lạc Việt xây dựng tại vùng Lĩnh Nam; phạm vi lãnh thổ: phía bắc từ lưu vực sông Hồng Thủy (Quảng Tây), phía tây từ đông nam cao nguyên Vân Nam-Quý Châu, phía đông đến Lôi Châu ở đông nam Quảng Đông, phía nam đến đảo Hải Nam và lưu vực sông Hồng VN. Nguồn gốc và trung tâm của văn hóa Lạc Việt là ở TQ, kinh đô ban đầu ở Vũ Minh (Đại Minh sơn, Nam Lộc) Quảng Tây.

[2] Ngữ tộc là nhóm các dân tộc có ngôn ngữ giống nhau. Ngữ tộc Tráng-Đồng (壮侗语族Zhuang-Dong group) gồm các dân tộc Tráng, Đồng, Bố Y, Lê, Thái, Thủy, Mục Lão, Mao Nam (壮, 侗, 布依, 黎, 傣, 水, 仫佬, 毛南). Ngôn ngữ của ngữ tộc này thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Thời xưa một bộ phận người Tráng di cư sang VN, làm nên dân tộc Tày-Nùng (岱侬), hiện có 2,7 triệu người, là dân tộc thiểu số đông nhất ở VN.

[3] Trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời, sử gia Đào Duy Anh dựa thư tịch cổ viết : quận Giao Chỉ phủ kín Bắc Bộ, trừ vùng thượng lưu sông Đà và thượng lưu sông Mã, ăn sang cả vùng tây nam Quảng Tây ngày nay. Góc tây nam Ninh Bình là địa đầu quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Về sau nhà Hán đặt thêm quận Nhật Nam ở phía nam quận Cửu Chân (từ đèo Ngang đến Bình Định). (Theo wikipedia).

[4] Lĩnh Nam là vùng đất ở phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh, thời nhà Đường là khu vực hành chính có tên Lĩnh Nam Đạo, do vương triều TQ cai trị, trong đó có cả đồng bằng Bắc Bộ VN, đến thời Ngũ Đại (khoảng năm 900) thì VN độc lập tách ra.

[5] Dòng chữ Trung Quốc Nhân dân Ngân hàng (Zhongguo Renmin Yinhang) và 100 Yuan (Yi bai Yuan), chữ Tráng Latin viết là Cunghgoz Yinzminz Yinzhangz và it bak maenz.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hệ lụy của Đại dịch đối với Đông Nam Á


Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị.

Lời tựa: Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài luận quan trọng của Bilahari Kausikan trên Global Brief ngày 1/4/2020 về những hệ lụy của Đại dịch Covid-19 đối với khu vực Đông Nam Á. Kausikan là cựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore. Ông là một nhà ngoại giao, một chiế lược gia đã kinh qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Bài luận đưa ra nhiều đánh giá, phân tích rất đáng nghiền ngẫm thêm về những khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng hiện nay.
______
Dịch bệnh Covid-19 dường như đã đạt đỉnh tại Trung Quốc. Ban đầu, Trung Quốc xử lý khủng hoảng thiếu khéo léo khi không phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho virus lan ra khắp Trung Quốc và vượt ra khỏi biên giới. Nhưng các biện pháp hà khắc mà chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin có khả năng áp dụng đã giúp kiểm soát bệnh dịch, mặc dù khá tốn kém chi phí. Dù sao, Trung Quốc không phải gánh chịu tổn thất cho tất cả các biện pháp đó. Tâm chấn toàn cầu hiện đang ở châu Âu và ngày càng có xu hướng lan sang Mỹ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc thành hành động. Tuy nhiên, đây là những hệ thống kiên cường với khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và các hệ thống này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các phí tổn cho tất cả mọi người sẽ lớn. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối cùng họ sẽ nắm bắt được căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của họ.
Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị. Thế giới về sau sẽ không còn như cũ. Trong diễn đàn Geo-Blog này, tôi suy đoán về tác động có thể có của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á - một trong những khu vực đầu tiên mà dịch bệnh từ Trung Quốc lây sang. 
Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị.
Tác động về Kinh tế 
Ngay cả trước khi có dịch Covid-19, sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đã có tác động toàn cầu. Đại dịch hiện nay cũng đã bộc lộ tính chất dễ tổn thương của sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Một số tập đoàn đã phòng ngừa rủi ro Trung Quốc. Xu hướng đa dạng hóa nguồn cung đã bắt đầu trước đại dịch vì chi phí gia tăng ở Trung Quốc, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và những hạn chế an ninh mà Mỹ đặt ra cho các công ty công nghệ Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực vốn không có tính chất nhạy cảm về an ninh như phụ tùng ô tô và các thành phần hoạt chất dược phẩm. 
Việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng có thể có tác động dài hạn lâu dài đối với quá trình toàn cầu hóa. Những gì hiện tại không rõ ràng là mức độ mà các nhà sản xuất và nhà cung cấp nước ngoài sẽ hoặc có thể làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Quá trình tìm tòi hàng thập kỷ của Nhật Bản đối với nhân tố “cộng 1” trong chiến lược “Trung Quốc +1” cho thấy không dễ dàng khi đa dạng hoá ra khỏi Trung Quốc. Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc liệu Trung Quốc có thể phục hồi sản xuất nhanh hay không và liệu sự phục hồi của Trung Quốc sẽ theo hình chữ V hay chữ U. Chính phủ Trung Quốc đang nói nhiều về triển vọng phục hồi nhanh chóng. Do tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, tất cả chúng ta có thể hi vọng rằng Trung Quốc phục hồi nhanh chóng. Nhưng tôi nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ nhận thấy rằng việc đưa ra lệnh dừng sản xuất đơn giản hơn việc ra lệnh tiếp tục sản xuất.
Chính phủ Trung Quốc đang nói nhiều về triển vọng phục hồi nhanh chóng. Do tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, tất cả chúng ta có thể hi vọng rằng Trung Quốc phục hồi nhanh chóng. Nhưng tôi nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ nhận thấy rằng việc đưa ra lệnh dừng sản xuất đơn giản hơn việc ra lệnh tiếp tục sản xuất.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có bình luận rằng trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu bình thường, các hiểm họa vẫn còn tiềm ẩn. Các chuỗi cung ứng trong Trung Quốc sẽ cần thời gian để phục hồi. Không phải tất cả các công nhân nhập cư đã quay trở lại làm việc. Nhiều nguy cơ sức khoẻ có thể quay trở lại nếu công nhân nhập cư quay lại làm việc và việc đi lại giữa các quốc gia được nối lại. Trung Quốc, giống như Đài Loan, Hồng Kong và Singapore, hiện nay đang cố gắng để ngăn chặn làn sóng nhiễm bệnh nhập khẩu lần thứ hai. Một số cảnh báo sức khoẻ cần thiết vẫn tiếp tục nặng nề. Các hoạt động kinh tế dường như bắt đầu ổn định trở lại đối với các xí nghiệp lớn, nhưng vẫn thấp đối với các đơn vị vừa và nhỏ. Hơn 90% xí nghiệp Trung Quốc có quy mô vừa và nhỏ, chiếm 60% GDP Trung Quốc và tạo 80% công ăn việc làm. Giả sử nếu không có sự bùng phát của dịch Covid 19 lần thứ hai, các công ty vừa và nhỏ cũng sẽ phục hồi trở lại. Chính bởi tác động đối với sự ổn định kinh tế, các công ty vừa và nhỏ nhận được sự quan tâm đặc biệt trong các biện pháp hỗ trợ và kích thích mà ĐCS Trung Quốc đưa ra.
Ngày càng có nhiều biện pháp được tiến hành. Nhưng điều này cũng có thể thúc đẩy các rủi ro hệ thống vốn tồn tại đối với nền kinh tế Trung Quốc. Cũng không phải là quá trình hoạch định chính sách kinh tế hoàn toàn độc lập. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc buộc phải cân bằng giữa các tính toán đối lập trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu. Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2018, tiêu dùng cá nhân chiếm 38,7% GDP Trung Quốc. Từ góc độ đó, vào cùng năm, tiêu dùng cá nhân của toàn cầu dựa trên 152 quốc gia chiếm 63,6%. Rõ ràng. nhu cầu bên ngoài sẽ có tác động to lớn đến sự phục hồi của Trung Quốc. Khi bệnh dịch lan tràn ở Châu Âu và Mỹ, nhu cầu toàn cầu sẽ chậm lại, tác động tới tăng trưởng của Trung Quốc. Trung Quốc và Phương Tây cần nhau để phục hồi. Ở trường hợp xấu nhất, các chính sách thắt lưng buộc bụng liên tiếp và ngày càng tăng cường tại Trung Quốc, Mỹ và EU có thể sẽ dấn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nếu xảy ra suy thoái kinh tế, động lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ ngày càng ít đi cho đến khi kinh tế toàn cầu phục hồi. Một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể sẽ kéo dài. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, phạm vi áp dụng các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế chủ chốt, với lãi suất vốn thấp và hầu hết các nền kinh tế lớn đều đối mặt với thâm hụt ngân sách nặng nề. Trong bất kể trường hợp nào, liệu các biện pháp kích thích thông thường có thể trấn áp khủng hoảng niềm tin hay không? Tuy nhiên nếu có thể tránh được trường hợp xấu nhất và nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng, vẫn sẽ có ít động lực để đa dạng hoá ngay lập tức.
Tóm lại, việc có những nỗ lực đáng kể nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc không phải là điều hiển nhiên, mặc dù đã có một số dấu hiệu đa dạng hoá sẽ chắc chắn diễn ra. Đông Nam Á có thể đưa ra cơ sở sản xuất thay thế. Một số hãng đã hoàn tất việc  chuyển đổi sản xuất để tránh thuế từ Mỹ và chi phí gia tăng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc dịch chuyển sang Đông Nam Á không phải tự diễn ra. Tình trạng “nút thắt cổ chai” (bottleneck) trong hệ thống sản xuất cũng như lao động có kỹ năng cần phải được giải quyết. Hệ thống quy định trong các lĩnh vực như thuế, các quy định lao động và hệ thống tư pháp cần phải điều chỉnh theo hướng thân thiện với môi trường kinh doanh hơn. Các vấn đề an ninh Mỹ cũng sẽ cần được giải quyết.
Các ảnh hưởng Chính trị
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cho rằng tác động kinh tế của dịch Covid-19 còn tồi tệ hơn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thủ tướng Malaysia, Mahathir cũng lập luận tương tự, đề cập đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Nếu những nhà lãnh đạo này nhận định đúng thì những hệ lụy chính trị là điều tất yếu ngay cả khi không thể dự đoán bản chất chính xác của những hệ lụy này ngay từ bây giờ -thậm chí tình hình còn tệ hơn vậy nếu có một cuộc đại suy thoái toàn cầu kéo dài.
Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Suharto ở Indonesia cũng như việc Thủ tướng Malysia kế nhiệm lúc đó, ông Muhammad Mahathir đã bãi nhiệm và bỏ tù Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim. Ở Thái Lan, cuộc khủng hoảng đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế và hệ thống xã hội nước này và cuối cùng đã dẫn đến việc ông Thaksin Shinawatra, một lãnh đạo phi truyền thống lên nắm quyền. Điều này làm dấy lên sự nghi ngờ và giận dữ của giới tinh hoa chính trị truyền thống Thái Lan, phe đã tiến hành hai cuộc đảo chính. Khoảng hơn hai thập niên sau, hệ lụy của những sự kiện đó vẫn còn dư âm tại các quốc gia này. Indonesia, Malaysia và Thái Lan cùng với Việt Nam và Philippines là các thành viên ASEAN có tiềm năng thu lợi lớn nhất từ bất cứ sự thay đổi nào có thể diễn ra, miễn là những nước này nắm được những điều  căn bản. Nhưng liệu những nước này có thể làm vậy không? Yếu tố quan trọng là nội trị của những nước này.
Ở Malaysia, liên minh lật đổ chính phủ của Mahathir quan tâm đến việc chứng tỏ năng lực của mình trong quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ mới còn mong manh và đấu đá nội bộ lẫn nhau. Việc tập trung mạnh hơn vào các chính sách thân Malaysia, thân Hồi giáo đã khiến cho chính sách kinh tế đi theo hướng không nhất thiết có lợi cho đầu tư nước ngoài. Indonesia vẫn chưa ổn định trở lại hậu cân bằng quyền lực Suhharto. Tổng thống Jokowi đang cố gắng kiềm chế đảng Hồi giáo chính trị mà ông từng giành chiến thắng ở nhiêm kỳ thứ hai, đồng thời gắn kết nội các của mình và thúc đẩy cải cách kinh tế. Một số đảng viên trong nội các của Jokowi dường như không mấy mặn mà về gói cải cách kinh tế của ông. Ở Thái Lan, xung đột chính trị đã bị đóng băng, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Quyền lực vẫn là ưu tiên của chính phủ do quân đội hậu thuẫn. Chính phủ sẽ phải kiểm soát các căng thẳng liên tục, đồng thời phải đối phó với một vị vua mới khó lường.
Sự yếu kém của một số chính phủ trong việc phản ứng với dịch Covid-19 gần như dẫn đến sự thụt lùi công khai và gây ra các bất ổn chính trị trong những chính phủ này ngay cả khi tác động tiêu cực về kinh tế của dịch bệnh được giảm nhẹ.  Các bi kịch về chính sách và chính trị trong tương lai của Myanmar và Philippines, khi phải lần lượt đối mặt với các cuộc bầu cửnăm nay và năm 2022 vẫn bất định.
Không ai đoán được Campuchia sẽ phát triển như thế nào sau thời của chính quyền Hun Sen. Các nước ASEAN duy nhất có nền chính trị cơ bản ổn định và liên tục có thể kể đến là Brunei, Singapore, Lào và Việt Nam. Nhìn chung, đây không phải là một tình huống mấy thuận lợi cho sự lạc quan to lớn về khả năng tối ưu hóa cơ hội tiềm năng của khu vực.
Các hệ lụy Địa chính trị
Phản ứng chậm trễ và thiếu nhất quán của châu Âu và Mỹ so với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 đã dẫn đến một số đánh giá phóng đại về tác động của dịch bệnh đối với trật tự toàn cầu. Ví dụ, cựu Trợ lý Ngoại trưởng của Tổng thống Obama, ông Kurt Campbell trong một bài viết gần đây trên tạp chí Foreign Affairs đã cho rằng việc xử lý yếu kém của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng bá quyền ở châu Á-Thái Bình Dương. Những đánh giá mang tính báo động như vậy phản ánh sự chán ghét sâu sắc đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, và có lẽ là mong muốn đưa lại cho Đảng Dân chủ nhiều dư địa hơn trong cuộc bầu cử tổng thống.
Thực tế là cả Trung Quốc và phương Tây đều chịu thiệt hại về chính trị và kinh tế nặng nề do cuộc khủng hoảng Covid-19. Cả hai bên bước đầu đều bị rối loạn do cố gắng che đậy hoặc hạ thấp tính nghiêm trọng của đại dịch này. Mặc dù phản ứng của phương Tây có thể đã tốt hơn, thì việc bất cứ nền dân chủ phương Tây nào phản ứng với khủng hoảng tương tự như cách phản ứng của Trung Quốc là điều không thể xảy ra. Như đã đề cập trước đó, phương Tây có cách riêng của mình và cuối cùng sẽ kiềm chế được đại dịch. Trung Quốc và phương Tây cần nhau trong việc hồi phục từ sự sụp đổ kinh tế.
Thật đáng tiếc khi cho rằng các chính phủ và nhân dân ở châu Á-Thái Bình Dương quá ngây thơ hay thiếu hiểu biết đến mức không thể đưa ra những phán xét đầy sắc thái như vậy, và sẽ chấp nhận mù quáng luận điệu tuyên truyền của cả hai bên. Khi đại dịch cuối cùng cũng kết thúc, sẽ không có những thay đổi quá lớn đối với cán cân quyền lực tương đối giữa Mỹ cùng với các đồng minh và Trung Quốc- cũng như với những xu hướng luôn mang tính tương đối đã bắt đầu một thời gian dài trước khi dịch bệnh bùng phát.
Khi đại dịch cuối cùng cũng kết thúc, sẽ không có những thay đổi quá lớn đối với cán cân quyền lực tương đối giữa Mỹ cùng với các đồng minh và Trung Quốc- cũng như với những xu hướng luôn mang tính tương đối đã bắt đầu một thời gian dài trước khi dịch bệnh bùng phát.
Sau đợt đại dịch, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là những người chơi quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực. Cả hai đều không thể bị làm ngơ. Các quốc gia trong khu vực sẽ vẫn muốn duy trì mối quan hệ tốt với cả hai nước lớn này – thậm chí kể cả khi niềm tin đối với hai quốc gia này xuống thấp, theo như một số cuộc khảo sát đã nhất quán chứng minh. Chính quyền Trump vẫn thể hiện sự thiếu nhất quán sẵn có trong chính sách đối ngoại của Mỹ, còn sự quyết đoán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây đã bắt đầu gây ra phẫn nộ, trong khi chiến tranh thương mại và sự kiện Hồng Kông đã làm lộ ra một số điều không tường minh trong câu chuyện của Trung Quốc. Đợt đại dịch này có thể khuấy động sự mất lòng tin trong khu vực đối với cả hai quốc gia này.
Những nước trung cường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng vai trò riêng trong khu vực phù hợp với lợi ích của chính họ. Bị chi phối bởi lòng nghi kị đối với một nước Trung Quốc độc đoán và một nước Mỹ ngày càng theo xu hướng “đổi trác”, những đồng minh chính thức của Mỹ có thể sẽ tìm cách tự chủ hơn để theo đuổi lợi ích riêng trong liên minh. Nhật Bản gần đây đang ở trong chiều hướng đó, và Ấn Độ thì chưa bao giờ là đội phó của bất kỳ ai. Điều này có lẽ thúc đẩy xu thế đa cực tự nhiên của của khu vực, hơn là nghiêng về bá quyền của Trung Quốc.
Điều mà tương quan lực lượng tương đối sẽ không thay đổi ngay lập tức không có nghĩa là đại dịch này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng chiến lược nào. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không né tránh sử dụng đại dịch này để chĩa mũi tuyên truyền chống lại đối phương. Điều này chỉ càng khoét sâu căng thẳng giữa hai nước và cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, những tính toán nội bộ là quan trọng nhất đối với cả hai quốc gia.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng chủ nghĩa dân tộc để sửa chữa những tổn hại nội bộ về uy tín mà ĐCS Trung Quốc phải hứng chịu. Sau khi khiến một đợt cháy rừng bùng nổ và lan toả, Trung Quốc bây giờ đang cố gắng tập trung khả năng của mình để kiềm chế ngọn lửa mà Trung Quốc cho phép lan toả đầu tiên. Bắc Kinh đang đề nghị trợ cấp và cố vấn cho  các quốc gia bị ảnh hưởng, tìm cách đối lập họ với một nước Mỹ với hy vọng các nước sẽ không để ý lầm lỗi của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự kiểm duyệt trong nước nhiều hơn và sự tán dương ngày càng lớn đối với vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy ĐCS Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục nhân dân của nước này, chứ chưa nói đến những đối tượng khác. Điểm yếu của Trung Quốc cũng như điểm mạnh của nước này ngay bây giờ đã được minh chứng.
Tăng trưởng chậm có thể khiến việc thực hiện các cam kết mà Bắc Kinh đưa ra trong giai đoạn I của thỏa thuận thương mại với Mỹ trở nên khó khăn. Chính quyền Trump có thể làm gia tăng căng thẳng khi mà chíến dịch tranh cử Tổng thống đang nóng và nền kinh tế Mỹ đang lạnh. Lúng túng trong xử lý dịch có thể khiến Trump mất nhiệm kỳ 2, điều mà ai cũng nghi ngờ rằng Đảng dân chủ tự họ thì khó thể thành công. Trump sẽ cần một sự phân tâm và khó có thể cưỡng lại sự cám dỗ đối với việc sử dụng Trung Quốc như một “tội đồ”. Ứng cử viên Đảng Dân chủ cũng sẽ không muốn thể hiện “mềm mỏng” đối với Trung Quốc. Nếu Tổng thống Mỹ tiếp theo đến từ Đảng Dân chủ, có thể căng thẳng sẽ gia tăng vì các vấn đề nhân quyền và lao động sẽ nổi bật hơn trong tính toán của Mỹ.
Về trung hạn, những tính toán xoay quanh những lỗ hổng và đa dạng hoá chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, nếu có một nỗ lực nào đó được cụ thể hoá, sẽ tăng cường vai trò của một số nhóm người ở Mỹ ủng hộ “phân tách (decoupling)” và có thể tạo điều kiện cho việc phân tách trong một số lĩnh vực cụ thể. Việc phân ly kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định đã xảy ra trong một mức độ nào đó. Đông Nam Á đã phải đối mặt với những tình huống khó xử như thế này.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như các nền kinh tế lớn khác  vốn đã được củng cố thêm do tốc độ lan truyền virus sang nước Mỹ và châu Âu. Sự phụ thuộc lẫn nhau này sẽ khiến cho việc phân ly hệ thống trở nên khó khả thi, trừ khi đại dịch kéo dài trong nhiều năm hoặc virus biến đổi thành một dạng nguy hiểm hơn mà gây ra sự hoảng loạn lớn hơn. Ảnh hưởng xấu đến Đông Nam Á khi đó sẽ rất sâu sắc.
Tuy nhiên, những thay đổi địa chính trị dài hạn quan trọng nhất thậm chí có thể sẽ xảy ra độc lập với đại dịch, hoặc khi đại dịch nhanh chóng lắng xuống. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khi phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và in 3D có thể làm xói mòn lợi thế chi phí của chuỗi cung ứng phân tán rộng rãi.
Những thay đổi địa chính trị dài hạn quan trọng nhất thậm chí có thể sẽ xảy ra độc lập với đại dịch, hoặc khi đại dịch nhanh chóng lắng xuống. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khi phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và in 3D có thể làm xói mòn lợi thế chi phí của chuỗi cung ứng phân tán rộng rãi.
Toàn bộ các ngành công nghiệp cũng có thể được “nội địa hóa”, được chi phối bởi những cân nhắc chính trị trong nước của các nền kinh tế lớn, thay vì các mối quan tâm về chiến lược, an ninh hoặc quản lý rủi ro chuỗi cung ứng. Những tính toán mới về lợi ích của các cường quốc có thể đẩy Đông Nam Á xuống “vũng nước tù đọng” của thế giới, chỉ quan trọng với các cường quốc khu vực và lân cận. Điều này về cơ bản sẽ thay đổi môi trường chiến lược của ASEAN.
Khi chuỗi cung ứng bị thu hẹp hoặc biến mất, triển vọng phát triển của các thành viên kém phát triển trong ASEAN có thể bị tác động nghiêm trọng. Những quốc gia thành viên khác có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Dự án của ASEAN về việc đưa Đông Nam Á trở thành một nền tảng sản xuất chung có thể hầu như không thu hút đối với các nền kinh tế lớn. Nếu chuỗi cung ứng hầu như chẳng mang lại lợi thế cạnh tranh, tại sao cần có một nền tảng sản xuất khu vực?
Mục đích chủ đạo của ASEAN là quản lý sự đa dạng sơ khai vốn gây chia rẽ Đông Nam Á và làm phức tạp mối quan hệ giữa các thành viên. Hợp tác kinh tế khu vực là dự án bao trùm ASEAN kể từ năm 1967. Nếu điều này trở nên không còn quan trọng đối với tăng trưởng của một số quốc gia thành viên, thì nó sẽ có ý nghĩa gì đối với quan hệ song phương trong ASEAN? ASEAN sau đó sẽ đi về đâu? Quỹ đạo khu vực có thể lái theo hướng hoàn toàn mới. Liệu Đông Nam Á sẽ một lần nữa được coi là “vùng Balkan của Châu Á”?
Bilahari Kausikancựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore. Ông là một nhà ngoại giao, một chiế lược gia đã kinh qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Bài luận được đăng trên Global Brief ngày 1/4/2020.
Nguyễn Thị Lan Hương (dịch)

Phần nhận xét hiển thị trên trang