Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

COVID-19: ‘Hãy cảnh giác trước sự hào phóng có tính toán của TQ và Nga’




02/04/2020
“Beware of Bad Samaritans” là tựa đề một bài báo cảnh giác về ý đồ phía sau hành động hào phóng của Trung Quốc và Nga để hỗ trợ một số nước bị tác động trong đại dịch Covid-19.
Bài báo đăng ngày 30/3 trên tạp chí Foreign Policy nói hành động của Nga và Trung Quốc (TQ) không vô vụ lợi mà nhắm vào các lợi ích địa chính trị của họ và tìm cách gây chia rẽ giữa các nước EU, và lôi kéo các thành viên của Liên minh NATO.
Tuyệt vọng vì không được các nước đồng hội EU trợ giúp lúc ban đầu, Nước Ý đã quay sang Nga và TQ. TT Nga Vladimir Putin đã gửi sang Ý 9 phi cơ và hơn 100 chuyên gia cùng với thiết bị y tế sau một cuộc điện đàm với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte. Theo tác giả bài báo, Moscow tuyên truyền rầm rộ về hành động hào phóng của mình, nhưng đến nơi người Ý mới phát hiện ra rằng đại đa số các vật dụng và thiết bị y tế của Nga hoàn toàn ‘vô dụng’ trong công tác chữa trị nạn nhân Covid-19.
Báo La Stampa dẫn lời một quan chức chính phủ Ý nói:
“80% các vật dụng y tế do Nga tiếp tế hoàn toàn vô dụng, hoặc không mấy có ích đối với Ý, nói cách khác, vụ chuyển giao hàng tiếp tế chỉ là một cái cớ.”
Vẫn theo quan chức này, các vật dụng do Nga cung cấp gồm các đơn vị khử trùng và phòng thí nghiệm, chứ không phải là những thứ mà Ý đang cấp thiết cần tới như máy trợ thở và các thiết bị bảo hộ cá nhân.
Tờ báo của Ý còn cho biết là điều khá lạ lùng là các chuyên gia Nga là do Bộ Quốc phòng, chứ không phải Bộ Y Tế Nga gửi sang giúp nước Ý. Trong nhóm có nhiều chuyên gia của quân đội về sinh học, hóa học và hạt nhân cao cấp, chứ không phải các nhân viên y tế bình thường mà Ý trông đợi có thể ra tuyến đầu và góp sức với các nhân viên y tế Ý đối phó với khủng hoảng.
Các sĩ quan quân y này đóng tại khu vực Bergamo, nơi Covid-19 hoành hành dữ dội, và cách Vicenza - địa điểm của một căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ, chưa đầy 2 tiếng đồng hồ.
Sự hiện diện của các chuyên gia quân y Nga tại một nước NATO, nhất là gần một căn cứ không quân Mỹ, gây lo sợ rằng người Nga có thể tận dụng thời gian ở đó để thu thập tin tình báo. Có một số dấu hiệu khả nghi như vào thời gian đội quân y tới Ý, NATO đã phải điều nhiều chiến đấu cơ lên chặn một máy bay quân sự Nga đang lảng vảng gần không phận NATO.
TTK NATO Jens Stoltenberg tại một cuộc họp báo tại trự sở NATO ở Brussels, 1/4/2019.
TTK NATO Jens Stoltenberg tại một cuộc họp báo tại trự sở NATO ở Brussels, 1/4/2019.

Theo tạp chí Forbes, Moscow đã khai thác những bất cập trong cách đáp ứng của EU trước dịch COVID-19 lúc ban đầu để gây chia rẽ trong liên minh NATO bằng cách phát động một chiến dịch ngoại giao để lấy lòng Ý giữa lúc nước này đang cảm thấy bị EU bỏ mặc để tự xoay sở trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất sau Thế Chiến thứ Hai.
Báo New York Times nói thật trớ trêu là Ý, một trong những nước thành lập NATO và đóng góp nhiều binh sĩ cho các sứ mạng ngoài NATO nhằm răn đe Nga, bây giờ lại chiến đấu chống Covid-19 với sự giúp đỡ của Nga, đối thủ chính của NATO.
Những tính toán của Trung Quốc
TQ cũng gửi nhân viên y tế và thiết bị sang giúp nước Ý, nước G7 đầu tiên hậu thuẫn Dự án ‘Vành Đai Con Đường’ quy mô lớn của TQ.
Bắc Kinh đã tuyên truyền rầm rộ về chuyến bay ngày 12/3 mang theo 31 tấn thiết bị y tế, trong đó có 40 máy trợ thở để giúp Ý. Hôm 25/3, TQ lại gửi thêm 30 máy trợ thở nữa.
Tạp chí Foreign Policy nhận định rằng với hơn 100.000 ca nhiễm, trên 10.000 ca tử vong ở Ý lúc đó thì sự hỗ trợ của TQ chỉ như hạt muối bỏ biển. So với Albania, một nước nghèo dân số chưa tới 3 triệu, đã gửi 30 bác sĩ và y tá sang giúp Ý. Sự hỗ trợ của TQ cũng chẳng là bao so với Đức – nước phải đối phó với hơn 60,000 ca nhiễm, và so với các nước láng giềng Châu Âu khác, dù có hơi muộn. Hoa Kỳ cũng gửi một máy bay vận tải chất đầy thiết bị y tế cho Ý như tường thuật của đài NPR.
Báo Foreign Policy nói trong khi Hội Chữ Thập Đỏ của TQ cung cấp một số thiết bị, Ý phải chi tiền ra để mua các vật dụng y tế khác. Tác giả bài báo nói nếu quả thật Bắc Kinh là người bạn chân thật, thì đã gửi hàng chục ngàn máy trợ thở cho Ý.
Điều khá kỳ lạ là cùng lúc chuyến bay đầu tiên đáp xuống đất Ý, báo chí nhà nước TQ bắt đầu tung tin đồn rằng vụ bột phát dịch Covid-19 cò thể đã xuất phát từ Ý.
TQ cũng gửi đồ tiếp tế cho các nước khác, nhưng theo Foreign Policy, những sự hỗ trợ của TQ không xứng tầm với một quốc gia có khả năng sản xuất đại trà, lại là nước mà lúc đầu đã thất bại, không xử lý thỏa đáng vụ bột phát để cho virus corona lây lan khắp thế giới.
Tạp chí về chính sách đối ngoại nói không như các nước Châu Âu đã kín đáo gửi hàng tiếp tế cho Bắc Kinh khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Bắc Kinh rầm rộ tuyên truyền khi gửi khẩu trang sang giúp Tây Ban Nha, Pháp, Serbia và các nước EU khác để thể hiện “quyền lực mềm”.
Trường hợp Tây Ban nha (TBN), nước có 85.000 ca nhiễm và hơn 7000 ca tử vong, gửi vật dụng y tế bằng máy bay tới nhanh hơn, nhưng Bắc Kinh chọn gửi bằng xe lửa chạy theo một tuyến đường thuộc Dự án Vành Đai Con đường của TQ trong một cuộc hành trình kéo dài tới 17 ngày.
Đài CGTN của nhà nước TQ tự hào loan báo giá trị của các vât dụng tiếp tế cho TBN là 49.325 USD, nhưng không đề cập tới việc TBN mua thiết bị y tế của TQ trị giá 473 triệu USD, chỉ để khám phá ra rằng các bộ xét nghiệm của TQ không đạt tiêu chuẩn. TQ cũng không nói tới chuyện Hà Lan mua 1,3 triệu khẩu trang của TQ, phân nửa trong số này không đủ tiêu chuẩn.
Theo Foreign Policy, TQ chọn những nước họ muốn giúp một cách có chủ ý vì lợi ích địa chính trị hoặc để vận động cho công ty TQ làm ăn, không như các nước Tây phương thường dẹp bỏ hận thù để giúp vô vụ lợi đối thủ của mình trước tai ương, như Mỹ gỡ cấm vận để các công ty Mỹ có thể giúp Iran trong trận động đất 2012, như Hải quân Hoàng gia Anh giúp tìm tàu ngầm Kursk của Nga bị mất tích cách đây 20 năm, và gần đây nhất, EU và chính phủ Mỹ lập tức gửi hàng tấn thiết bị y tế cho TQ khi dịch corona bùng phát ở Vũ Hán.
Hà Lan, Tây ban nha và Ý đều nhận khẩu trang từ Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của TQ đang ráo riết vận động để được làm ăn ở Châu Âu.
Một nước không được TQ chiếu cố là Thụy Điển. TQ vốn không có thiện cảm với Thụy Điển vì nước này đã từng đòi Bắc Kinh trả tự do cho ông Gui Minhai, chủ hiệu sách ở Hong Kong có quốc tịch Thụy Điển, bị bắt giữ ở Hoa Lục.
Xây dựng Đường tơ lụa
Đài NPR của Mỹ tường trình rằng trong một cuộc điện đàm vào giữa tháng Ba, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte rằng TQ sẵn sàng hợp tác với Ý để chống dịch và “xây dựng Đường Tơ Lụa Y tế” (Health Silk Road).
Chiến dịch ngoại giao của TQ đã mang lại kết quả nhất định. Thứ trưởng Ngoại giao Ý Manlio di Stefano tuyên bố trên đài phát thanh hôm 27/3: “Trong giờ phút nguy nan, người giúp ta là Bạn ta”, ông gạt sang bên thái độ nghi kỵ của nhiều người về sự giúp đỡ của TQ và Nga, mà ông cho là “ngu xuẩn.”
Bài báo kết luận rằng TQ và Nga không phải là những nước hảo tâm vô vụ lợi, mà khi chìa tay ra giúp, TQ và Nga rõ ràng trông đợi được hồi đáp.
Foreign Policy cũng chỉ trích các nước Châu Âu đã từ bỏ trách nhiệm ‘một cách đáng xấu hổ’, không giúp Ý trong giờ đen tối nhất, tạo cơ hội cho TQ nhảy vào thế chỗ.
Trong các nước được TQ chọn giúp, Ý và Tây Ban Nha được coi là những mắt xích yếu trong liên minh NATO. Serbia dù không có nhiều ca nhiễm nhưng là một ứng viên NATO mà TQ muốn chinh phục, và Công hòa Séc, không phải là một điểm nóng của dịch, nhưng là nước mà TQ đang ra sức ve vãn.
Báo Le Figaro của Pháp nói trong đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã nhận ra một cơ hội để thăng tiến các lợi ích địa chính trị của mình, quảng cáo hình ảnh của mình trong tư cách một cường quốc có trách nhiệm, đối với hính ảnh một nước Mỹ dưới quyền TT Donald Trump với chủ trương “Nước Mỹ trên hết”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trước virus SARS-CoV-2, loài người đã phải đối diện với 15 loại virus gây chết người kinh khủng trong lịch sử



Sự bùng phát của dịch Covid-19 là lời nhắc nhở nhân loại rằng chúng ta đã chiến đấu trước đây và sẽ phải chiến đấu nhiều lần nữa.

Dịch Covid-19 xảy ra bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc đến nay đã lan rộng ra nhiều nước trên toàn cầu, gây ra hàng ngàn ca tử vong trên thế giới và khiến hàng triệu người nhiễm bệnh. Đây không phải là lần đầu tiên con người bước vào cuộc chiến với virus vì có nhiều loại virus chết người trong lịch sử đã tạo nên sự đau khổ trên toàn cầu và giết chết đến hàng triệu người.
Trong nhiều thế kỷ, chúng ta đã chiến đấu với các loại virus như Ebola , cúm và chiến thắng trong các trận chiến. Nhưng đôi khi, các chủng mới của chúng đã phát triển theo thời gian và thậm chí còn nguy hiểm hơn đối với con người, quay trở lại đe dọa thế giới. Sự bùng phát của dịch Covid-19 là lời nhắc nhở nhân loại rằng chúng ta đã chiến đấu trước đây và sẽ phải chiến đấu nhiều lần nữa.
Dưới đây là danh sách các loại virus chết người trong lịch sử loài người từng phải đối mặt, theo Bolbsky:
Ebola
Bệnh do virus Ebola được coi là một căn bệnh chết người và nó đã lây nhiễm cho người bệnh theo thời gian. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại Trung Phi và kể từ đó nó đã ảnh hưởng đến một số quốc gia châu Phi.
Các nghiên cứu cho thấy virus Ebola là do động vật và có nguồn gốc từ dơi và linh trưởng không phải người như khỉ và tinh tinh. Ebola đã lây nhiễm cho con người trong 40 năm cho đến nay.
Các triệu chứng của virus Ebola bao gồm sốt, tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết không rõ nguyên nhân...
Năm bùng phát dịch Ebola: 1976, 1977, 1979, 1989, 1990, 1992, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2003, 2004, 2005, 2007, 2008, 2011, 2012, 2014, 2017, 2018.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 50%.
Virus Hanta
Đây là một họ virus lây lan chủ yếu bởi các loài gặm nhấm như chuột bông và chuột hươu. Nhiễm trùng lây lan qua một loại virus khí dung, chủ yếu thải ra trong phân, nước tiểu hoặc nước bọt của vật chủ bị nhiễm bệnh.
Hantavirus được công nhận lần đầu tiên vào năm 1993 ở miền tây nam Hoa Kỳ. Các triệu chứng của hantavirus bao gồm sốt cao, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, khó thở, phổi chứa chất lỏng, sốt xuất huyết với hội chứng bệnh thận.
Năm bùng phát virus Hanta: 1993, 2012, 2017, 2020.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 1-15%.
SARS-CoV
Sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng hoặc SARS xảy ra vào tháng 11 năm 2002 tại miền Nam Trung Quốc nhưng được xác định đầu tiên vào năm 2003. Đây là một bệnh do động vật lây lan qua dơi và cầy hương. Covid-19 được cho là tương tự như SARS-CoV.
SARS lây truyền từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp và phân. Các triệu chứng của SARS-CoV bao gồm khó thở, tiêu chảy và các bệnh hô hấp nghiêm trọng.
Năm bùng phát dịch: 2002, 2003, 2004.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 0- 50% tùy theo nhóm tuổi.
Virus gây bệnh dại
Đây là một căn bệnh gây tử vong và đang bị lãng quên, lây lan chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào của động vật hoang dã như cáo, gấu trúc, dơi, chó và chồn hôi. Khi những động vật hoang dã này cắn, virus dại lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương và không được điều trị đúng cách, virus này sẽ lây lan lên não và gây tử vong.
Kỷ lục đầu tiên về bệnh dại được tìm thấy vào năm 2300 trước Công nguyên trong Bộ luật khảm Esmuna của Babylon.
Năm bùng phát: 1273-1562, 1429-1655, 1491-1689, 1531-1718, 1642-1782.
Tỷ lệ tử vong trung bình: Xấp xỉ 99% nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.
Cocciztli
Đây được coi là căn bệnh virus tồi tệ nhất trong lịch sử Mexico. Theo tạp chí về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, Cocoliztli xuất hiện lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 16 và được truyền qua loài gặm nhấm.
Căn bệnh trở nên trầm trọng hơn do hạn hán khắc nghiệt ở Mexico và giết chết khoảng 17 triệu người. Các triệu chứng của Cocoliztli bao gồm sốt xuất huyết, lưỡi đen, nước tiểu sẫm màu, rối loạn thần kinh, chảy máu từ mắt, mũi và cuối cùng là tử vong.
Năm bùng phát: 1520, 1545, 1576, 1736 và 1813.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 15%.
Bệnh sởi
Đây là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan, chủ yếu gây nhiễm trùng da, hệ hô hấp và hệ miễn dịch. Bệnh sởi là do virus sởi có liên quan mật thiết đến mầm bệnh của gia súc. Virus thường lây nhiễm cho trẻ em và lây lan qua hô hấp hoặc bình xịt.
Nó được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1765 tại Hoa Kỳ. Theo WHO, vắc-xin sởi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1963 và cho đến lúc đó, tỷ lệ tử vong là 2,6 triệu mỗi năm.
Năm bùng phát: Giữa thế kỷ 11-12.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 10-30%.
Các loại virus gây chết người khác
Cúm gia cầm
Nó được gây ra bởi virus cúm và truyền sang người bởi những con chim bị bệnh như vịt hoang hoặc gà.
Năm bùng phát: 1997.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 60%.
Virus gây bệnh đậu mùa
Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus variola gây ra. Bệnh đậu mùa được cho là đến từpoxvirus của loài gặm nhấm châu Phi.
Năm bùng phát: 10000 TCN.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 30%.
Sốt xuất huyết
Đây là một bệnh do muỗi gây ra bởi virus sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết lây truyền qua vết cắn của muỗi cái Aedes.
Năm bùng phát: 1635.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 20% khi không được điều trị.
Cúm Tây Ban Nha
Đây được coi là một trong những đại dịch cúm chết người. Cúm Tây Ban Nha có nguồn gốc từ gen có nguồn gốc từ chim hoặc thông qua các loài chim.
Năm bùng phát: 1918.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 10-20%.
Virus Machupo
Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loài gặm nhấm. Bệnh Machupo đã gây ra dịch bệnh sốt xuất huyết ở Nam và Trung Mỹ.
Năm bùng phát: 1952.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 5-30%.
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người được cho là đã lây lan các loài từ tinh tinh sang người. Tuy nhiên, không có cách chữa trị HIV. Năm bùng phát: 1920.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 10-11%.
Rotavirus
Nó thường lây nhiễm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rotavirus gây ra bởi động vật hoang dã và hoang dã như dơi, động vật gặm nhấm và chim.
Năm bùng phát: 1973.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 3,4%.
Virus gây bệnh bại liệt
Đó là một bệnh truyền nhiễm gây tê liệt cho con người. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh bại liệt đến từ loài khỉ.
Năm bùng phát: 1894.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 5-10%.
Cúm lợn
Đây là một căn bệnh gây ra bởi virus cúm lợn. Căn bệnh được gây ra bởi chủng H1N1 được tìm thấy ở lợn. Nó đã gây ra một đại dịch trong năm 2009.
Năm bùng phát: 2009.
Tỷ lệ tử vong trung bình: 1-7%.
Theo HH / Trí thức trẻ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một chuỗi mân côi và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.
Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:
“Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”
Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”
Người thanh niên nghênh mặt trả lời:
“Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên:
“Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?”
Người sinh viên nhanh nhảu trả lời:
“Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”
Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi:
Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.
Louis Pasteur (Ảnh: biography.com)
Louis Pasteur (Ảnh: biography.com)
Đọc xong câu chuyện trên, bạn cảm thấy thú vị hay băn khoăn nhiều hơn? Khoa học liệu có mâu thuẫn với tín ngưỡng vào Thần? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học này từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”
Lấy cảm hứng từ câu nói của Pasteur, bài viết này sẽ cố gắng tìm lại mối liên kết giữa khoa học và tín ngưỡng qua những dẫn chứng giản dị và dễ hiểu nhất.
Khoa học là gì?
Khoa học hiện đại đã thẩm thấu vào hầu như mọi lĩnh vực có liên quan tới cuộc sống con người, đến nỗi rất nhiều người đã coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết, còn “phi khoa học” lại trở thành một danh từ đồng nghĩa với sai lầm. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”, căn bản là chuyện khác với chân lý.
Nói rộng ra, khoa học chính là không ngừng tìm kiếm những phương pháp để tiếp cận với quy luật của vũ trụ và thể hệ kiến thức được hình thành từ đó. Khoa học hiện đại là một bộ những hệ thống và thể hệ tri thức, dùng hình thức logic và phương pháp chứng thực làm cơ sở để nhận thức và tìm kiếm quy luật của thế giới vật chất, ở đây chúng ta gọi nó là khoa học thực chứng.
Từ nghĩa này, khoa học chứng thực hoàn toàn không đồng nghĩa với chân lý cuối cùng, và khoa học cần luôn sẵn sàng kiểm nghiệm lại sự vật và cập nhật theo sự phát triển nhận thức của con người. Đồng thời chúng ta cũng không thể đảm bảo rằng phương pháp tìm kiếm của khoa học thực chứng hiện đại là duy nhất để tìm kiếm chân lý của vũ trụ.
Tính hạn chế của khoa học
Cùng với sự phát triển chóng mặt, khoa học hiện đại cũng đã dần dần mang tới cho nhân loại nhiều vấn đề đau đầu. Một lớp những nhà khoa học có tầm nhìn xa đã bắt đầu nhận thức được giới hạn của khoa học hiện đại.
Cơ sở triết học của khoa học chứng thực đến từ phương Tây, đã phân chia thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật. Hậu quả của nó chính là không thể chứng minh được bản chất của hoạt động tinh thần, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tác dụng của tinh thần với vật chất, mà sinh mệnh của con người lại là một thể hợp nhất giữa tinh thần và vật chất.
Như vậy, hoạt động tinh thần nằm ngoài tầm mắt của khoa học thực chứng hiện đại, đạo đức lại chỉ là thuyết giáo thuần túy không có cơ sở vật chất, con người và tự nhiên cũng không còn là một thể hoàn chỉnh. Một trong những hậu quả của nó chính là sự đối lập giữa con người và tự nhiên. Sự phát triển của khoa học do con người đóng vai trò chủ đạo lại có những thiếu sót rất lớn:
  • James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, từ đó đã mang lại cho Cách mạng Công nghiệp một thời đại mới sử dụng nguồn năng lượng nhiên liệu hóa dầu với quy mô lớn. Ai cũng không thể nghĩ được rằng nhân loại 200 năm sau sẽ vì vậy mà rơi vào khó khăn do hiệu ứng nhà kính.
  • Người ta cho rằng phát minh về chất làm lạnh mang tới cho nhân loại vô số tiện ích, không ai nghĩ tới vài chục năm sau, nó đã phá hoại tầng ô-zôn, gần như đã trở thành sát thủ hủy diệt nhân loại.
  • Cô-ca-in là loại thuốc công hiệu dùng gây mê trong ngành y, nhờ nó mà có nhiều sinh mạng đã được cứu. Nhưng ngày nay những người hút cô-ca-in đã dùng trăm phương nghìn kế để kiếm được nó. Không quá thổi phồng khi nói: Cô-ca-in hủy diệt mạng sống còn nhiều hơn số người nó cứu được.
  • Khi Einstein phát hiện ra phương trình chuyển hóa giữa năng lượng và khối lượng (E=MC^2), ông không thể ngờ vài chục năm sau, vũ khí hạt nhân lại trở thành thanh gươm treo lơ lửng trên đầu nhân loại.
Einstein-Time-magazine-675x400
(ảnh: bìa tạp chí Times)
Einstein từng nói“Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.”
Theo Einstein, khoa học đối với nhân loại là phúc hay là họa, không thể giải quyết từ bản thân khoa học, chỉ con người tự mình mới có thể giải quyết. Về điểm này thì ông cho rằng, ngoài tôn giáo truyền thống (để phân biệt với tôn giáo bị pha tạp và biến chất) thì không giải pháp nào có thể so sánh được. Ông nói: “Nếu chúng ta cắt bỏ hết thảy tất cả những thứ sau này phụ thêm vào, đặc biệt là những thứ mà các giáo sĩ truyền giáo đã thêm thắt vào trong Đạo Ki-tô của Chúa Giê-su và đạo Do Thái của những nhà tiên tri kiến lập, vậy thì sẽ lưu lại những giáo nghĩa có thể chữa trị mọi bệnh tật của xã hội nhân loại.” Tại đây Einstein đã nhận thức được cục diện tương lai của khoa học hiện đại do tinh thần và vật chất bị tách rời nhau.
Một nhà máy đốt rác thải và quang cảnh khu vực xung quanh ở Bangladesh (ảnh: Foundation for Deep Ecology)
Một nhà máy đốt rác thải và quang cảnh khu vực xung quanh ở Bangladesh (ảnh: Foundation for Deep Ecology)
Rất nhiều những nhà khoa học tỉnh táo đã nhận thức được vấn đề này. Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Môi trường và Phát triển thế giới tại Rio de Janeiro thuộc Brazil, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia. Một bức thư có chữ ký của hơn 120 người đoạt giải Nobel đã được đưa tới hội nghị, khiến mọi người bừng tỉnh. Trong bức thư viết: “Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới đầy sự sống này trở thành một thế giới không thể duy trì bất kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.”
Khoa học chân chính không phủ nhận thuyết hữu thần
Theo từ điển Oxford, trong một số tín ngưỡng như Cơ Đốc, Thần là từ dùng để chỉ đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ, và nguồn gốc của tất cả quy phạm đạo đức, một sinh mệnh cao cấp. Trong một số tín ngưỡng khác, Thần còn là sinh mệnh siêu phàm hay một trí tuệ siêu thường, được con người thờ phụng. Như vậy, khái niệm “Thần” bao gồm cả Phật, Đạo, Thần bởi vì họ đều có trí huệ phi thường và năng lực vượt xa con người.
Nếu chỉ nói về bản thân sự phát triển khoa học, nó hoàn toàn không chứng minh Thuyết vô Thần.
Theo quan điểm tôn giáo chính thống, con người là do Thần tạo ra, con người phủ định sự tồn tại của Thần cũng giống như vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mưu đồ phủ nhận sự tồn tại của con người, là điều vô ích. Bởi vì từ phương pháp thực nghiệm của khoa học hiện đại, đối với việc chứng thực Thuyết vô Thần, cần phải yêu cầu phủ định sự tồn tại của Thần tại tất cả phạm vi thời gian và không gian trong toàn vũ trụ, điều này đương nhiên cũng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian mà con người vĩnh viễn còn chưa nhận thức được.
Vũ trụ cự đại, đa dạng, phức tạp như vậy, ai có thể bảo đảm được từ vĩ quan bao la tới vi quan vô hạn chỉ có con người là sinh mệnh cao cấp? Thậm chí ai có thể đảm bảo rằng hình thức tồn tại của sinh mệnh chỉ có thể dựa vào hình thức axit amin mà chúng ta biết?
Nói sâu thêm một bước nữa, vũ trụ học hiện đại cho rằng vật chất tối (dark matter) chiếm 2/3 vũ trụ mà con người không thể quan sát, đo lường; tức là cho dù dùng hết kỹ thuật đo lường của nhân loại thì vẫn còn 2/3 vũ trụ chúng ta không hề biết. Vật lý lý luận hiện đại đưa ra lý luận thế giới phẳng, cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ là không gian ba chiều như những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy thì ai có thể đảm bảo rằng không gian khác không có sinh mệnh cao cấp?
Nếu không gian khác tồn tại sinh mệnh cao cấp, nếu họ có sự từ bi vượt rất xa so với con người, có đại trí huệ, ngộ được những chân lý của vũ trụ và có năng lực siêu phàm, vậy thì với con người mà nói, họ chẳng phải là Phật, Đạo, Thần sao? Do đó, dù về logic, kỹ thuật, hay từ góc độ khoa học, thì đều chứng minh rằng Thuyết vô Thần không thể thao túng được.
Điều cần chỉ ra là chúng ta không phản đối bất kỳ một người nào tin thờ “Thuyết vô Thần”. Là một con người mà nói, tin Thần và không tin Thần lẽ ra nên là sự lựa chọn tự do không cần bàn cãi.
Trong xã hội thông thường sẽ có người tín ngưỡng hữu Thần và vô Thần hoàn toàn có thể cùng chung sống hòa bình. Nhưng khi chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Vô Thần luận trong toàn xã hội, đàn áp tín ngưỡng vào Thần khiến mất đi tín ngưỡng của cả một xã hội, tất nhiên sẽ khiến hệ thống giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục.
Giáo dục nhồi nhét làm méo mó khoa học, kìm kẹp tư tưởng
Lấy Trung Quốc làm ví dụ, khi Giang Trạch Dân viếng thăm nước Mỹ đã hỏi tổng thống Bill Clinton: Vì sao khoa học nước Mỹ lại phát triển như vậy mà vẫn có nhiều người tín ngưỡng tôn giáo? Đây chính là một trong những ví dụ điển hình cho kiểu tư duy “một ít khoa học.”
Kỳ thực, chính quyền Trung Quốc dốc toàn lực để nhồi nhét khoa học hiện đại, tuyên truyền cái gọi là “Thuyết vô Thần khoa học” mấy chục năm nay, vì sao đường đường một nước lớn với 1,3 tỷ dân lại chẳng có lấy một người đạt giải Nobel? (trừ Tu You You, mãi đến năm 2015). Còn những người hoa tại hải ngoại đạt giải Nobel ngược lại đều chưa từng bị nền giáo dục nhồi nhét?
Kỳ thực chính quyền nhồi nhét khoa học hiện đại, hoàn toàn không phải là vì phát triển khoa học kỹ thuật, mà thực chất là để đàn áp tín ngưỡng, kìm kẹp tự do tư tưởng. Nhưng điều cần cho sáng tạo khoa học chính là một môi trường tư tưởng tự do. Giáo dục nhồi nhét là cực lực đối lập với khoa học và tín ngưỡng, hình thành một xu hướng tư duy cứng nhắc trong đầu óc nhân dân, cho rằng tín ngưỡng vào Thần nhất định sẽ dẫn đến sự ngu dốt, dẫn đến “phản khoa học”, miêu tả những tín đồ tôn giáo là một nhóm người bị lừa gạt văn hóa thấp và tìm kiếm sự an ủi tâm linh.
Việc nhà khoa học tin vào Thần không hề ngăn cản thành tựu khoa học
Trên thực tế, lần giở lịch sử chúng ta sẽ thấy, những nhà khoa học vĩ đại trong thời kỳ khoa học phát triển đỉnh cao, gồm Copernicus, Descartes, Galileo và Newton đều tự xưng mình tuyệt đối tin vào Sáng thế chủ, cho rằng thế giới này, kiệt tác của Thần là có quy luật, đang đợi các nhà khoa học đi phát hiện chứng thực.
Nghiên cứu khoa học và tín ngưỡng vào Thần của cá nhân không phải là mối quan hệ như nước với lửa. Có một sự thực không thể phủ nhận, một lượng lớn những nhà khoa học lưu danh sử sách đều có tín ngưỡng tôn giáo, như:
  • Kepler – người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại,
  • Boyle- nhà tiên phong của hóa học hiện đại,
  • Faraday – người phát hiện ra nguyên lý điện giải,
  • Morse – nhà phát minh ra điện báo,
  • Maxwell – người phát hiện ra sự tương đương giữa cơ và nhiệt,
  • Master – nhà phát minh ra lý luận điện từ,
  • Dalton – người được vinh danh là cha đẻ của lý luận nguyên tử,
  • Mendel – người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại,
  • Fleming – người phát minh ra thuốc kháng sinh Penicillin,
  • Pasteur – người sáng lập ra vi sinh vật học, đều là những tín đồ tôn giáo thành kính.
Isaac-Newton
Một điều đáng nhắc tới là Newton – nhà vật lý học lỗi lạc, là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Trong nền giáo dục nhồi nhét, một số sách giáo khoa cố ý nói rằng những năm cuối đời Newton đã dấn thân vào tôn giáo và do vậy không có thêm sáng tạo gì, khiến con người hiểu lầm rằng rất nhiều phát hiện khoa học những năm đầu được dẫn dắt bởi thế giới quan của “Thuyết vô Thần”, còn những năm cuối đời, tín ngưỡng tôn giáo đã gây trở ngại cho việc sáng tạo khoa học. Nhưng sự thực là Newton đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc trước khi theo đuổi nghiên cứu khoa học, mà cả đời ông tín ngưỡng vào Thần không hề thay đổi.
Khi Newton còn học tại trường Cambridge, ông đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Ông thường hay viết những lời cầu nguyện của mình vào những chỗ trống trong sổ tay hay sách vở, thậm chí đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều trong viện bảo tàng Anh. Ông cũng thường cùng với người bạn cùng phòng tên là Andrew Wiggins ra ngoài phân phát Thánh kinh cho người nghèo, gửi phúc âm tới cho họ.
Thậm chí những suy xét về khoa học của Newton cũng có mối quan hệ không thể tách rời với những lời cầu nguyện trong cuộc sống của ông. Ông thường nghĩ tới khoa học trong dòng suy nghĩ về tín ngưỡng, trong dòng suy nghĩ về khoa học ông cũng nhớ tới tín ngưỡng. Đến nỗi sau này giáo sư Manuel khoa lịch sử trường đại học New York trong cuốn “Newton truyện” của mình đã nói: “Khoa học cận đại khởi nguồn từ những mặc niệm của Newton về Thượng đế.”
Theo tiến sĩ Harriet Chad Zuckerman của trường Đại học Columbia nước Mỹ, năm 1977 trong tài liệu thống kê nổi tiếng “Anh tài khoa học – những người đoạt giải Nobel nước Mỹ”, từ năm 1901 khi thiết lập giải Nobel đến nay, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% là tín đồ Cơ Đốc, 19% là tín đồ Do Thái.
Richard Feynman – nhà vật lý học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói: “Rất nhiều nhà khoa học quả thực vừa tin tưởng khoa học vừa tin vào Thượng đế,” mà hai điều này lại có thể thống nhất một cách hoàn mỹ.
Von Braun – nhà khoa học hàng không hiện đại đã từng viết một đoạn như sau, có thể coi là lời giải thích cho Feynman: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ra rằng, chắn chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau.”
Phong Trần (T/H)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Ý đã qua được điều tồi tệ nhất?

Tháng Tư 2, 2020

Ở Ý có nhiều người lành bệnh hơn và ít người mới nhiễm bệnh hơn. Chính sách hạn chế nghiêm ngặt tạm thời được tiếp tục tiến hành – nhưng chính phủ đang xem xét khi nào có thể nới lỏng các quy định.
Nước Ý tưởng niệm vào ngày thứ ba. Vào lúc 12 giờ, toàn nước Ý treo cờ rủ. Tại Bergamo, Thị trưởng Giorgio Gori bước ra trước tòa thị chính với chiếc khẩu trang trên mặt và một chiếc băng chéo mang màu cờ Ý trên bộ đồ com lê màu đen.
“Một phút im lặng cho các nạn nhân của dịch bệnh, những người mà chúng ta không thể tổ chức tang lễ, và cho gia đình của họ”, ông viết trên Twitter sau đó, cảm ơn rằng Tổng thống, Thủ tướng và tất cả các thị trưởng Ý đã chia sẻ nỗi đau của ông. Cho đến nay, đất nước này đã có 12.428 người chết vì con virus Vũ Hán.
"Một phút mặc niệm các nạn nhân của dịch bệnh, những người mà chúng ta không thể tổ chức tang lễ cho họ". Tưởng niệm ở Rome.
“Một phút mặc niệm các nạn nhân của dịch bệnh, những người mà chúng ta không thể tổ chức tang lễ cho họ”. Tưởng niệm ở Rome.
Nhưng hành động tưởng niệm này cũng đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Điều tồi tệ nhất, dường như là vậy, đã qua, đỉnh điểm dịch bệnh đang tiến đến gần. Đường đồ thị của số người nhiễm bệnh đã không còn dốc thẳng đứng, không lâu nữa nó sẽ giảm dần đi.
“Nước Ý đang trải qua cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ nhất”, sếp cơ quan bảo vệ dân sự, ông Angelo Borrelli nói, “nhưng con số hàng ngày của những người khỏi bệnh đã mang lại can đảm cho chúng ta: nó cao nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.” 15.729 bệnh nhân đã hồi phục. Và đó không phải là sự phát triển tích cực duy nhất. Hiện giờ chỉ có 4.000 người bị nhiễm mới mỗi ngày – khi virus Vũ Hán còn lây lan không kiềm chế, có hơn 6.500 ca mới mỗi ngày.
Tình hình thậm chí đã được cải thiện ở vùng Lombardy
Các phòng chăm sóc đặc biệt cũng báo cáo rằng họ đã được giảm tải, với số lượng bệnh nhân mới chỉ tăng 1,9% vào đầu tuần. Vào ngày 13 tháng 3, con số này còn là +18%. Trong vài ngày tới, dự kiến ​​sẽ có nhiều bệnh nhân sẽ rời khỏi các khu chăm sóc nhiều hơn những người mới được mang vào.
Tình hình thậm chí cũng đã được cải thiện dần ở vùng Lombardy, tâm điểm của cuộc khủng hoảng. “Chúng tôi đang đi đúng hướng”, trưởng vùng hành chánh Attilio Fontana nói. Ngay cả số tử vong nói chung cũng đang giảm dần xuống, ngay cả khi nó vẫn còn giao động.
Trên thực tế, một lệnh giới nghiêm đang có hiệu lực trên khắp Ý từ ba tuần nay, chỉ có các dịch vụ cơ bản là được đảm bảo, mọi thứ khác đều bị đóng cửa. Các quy định này nghiêm ngặt hơn so với hầu hết các nước châu Âu khác và chúng cũng có hiệu lực từ lâu hơn – người Ý đang khát khao chờ đợi tin tốt. Bây giờ, cuối cùng thì các biện pháp nghiêm ngặt này cũng đã thể hiện tác động của chúng.
Bây giờ tiếp tục ra sao? Một nghiên cứu của Viện Kinh tế và Tài chính Einaudi ở Rome hiện đang gây sự chú ý ở Ý. Các nhà nghiên cứu tính toán khi nào thì số ca nhiễm trùng mới có thể giảm xuống đến con số không.
Ở Nam Tyrol, đó sẽ là ngày 6 tháng 4, tại Veneto vào ngày 14 tháng 4, tại Rome và vùng xung quanh vào ngày 16 tháng Tư. Tính trên cả nước, đó sẽ là đầu đến giữa tháng 5.
Tất cả các quy định hiện tại sẽ được kéo dài
Vì vậy nên vẫn còn chưa hết tình trạng báo động cho người dân. Chính quyền đang chú ý theo dõi tình hình ở Milan, nơi mà cho tới nay người ta đã ngăn được không cho các hệ thống bị sụp đổ và số người nhiễm bệnh được giữ ở mức tương đối thấp – một thành tích đáng kinh ngạc trước tình hình thảm khốc ở Bergamo lân cận.
Các trưởng vùng hành chánh ở miền nam nước Ý, nơi cho tới nay vẫn còn tránh được một thảm họa, cũng vẫn còn cảnh giác cao. Đến giữa tháng 3, khoảng 100.000 người Nam Ý làm việc hoặc học đại học ở miền bắc đã trốn về quê hương.
Có bao nhiêu người trong số họ mang virus đó về theo, điều này người ta không biết. Hầu hết đã bị cách ly –  trong những ngày này người ta có thể thấy được liệu những biện pháp ấy có thành công hay không.
Trong khi đó, chính phủ ở Rome đang chuẩn bị một sắc lệnh mới. Vào thứ Sáu, tất cả các quy định đang có hiệu lực cho tới nay sẽ được gia hạn thêm hai tuần. Sớm nhất là sau lễ Phục sinh mới có những nới lỏng đầu tiên. Theo dự định, sau đó các doanh nghiệp đầu tiên sẽ được phép dần dần bắt đầu hoạt động trở lại.
Nới lỏng đáng kể chỉ có trong tháng 5
Nới lỏng đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của người dân có lẽ sẽ chỉ có trong tháng 5. Cho đến lúc đó, những cuộc đi dạo tiếp tục là điều cấm kỵ. Các quán cà phê, quán rượu, nhà hàng và hầu hết dịch vụ bán lẻ hẳn sẽ vẫn bị đóng cửa trong  tháng 4, cũng như các tiệm cắt tóc hay các studio thể thao. Tóm lại: tất cả những nơi mà mọi người đến quá gần nhau.
Cuộc sống sau đó có thể tiếp tục như thế nào, Hội đồng tư vấn khoa học của Bộ Y tế Ý đã chỉ ra điều này. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc nới lỏng quá nhanh có thể mang lại dịch bệnh trở lại – với những hậu quả khó lường.
Ngay cả sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp, các nhà hàng và cửa hàng, chẳng hạn, vẫn sẽ phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu một mét giữa những khách hàng của họ. Trong vài tháng tới, Giulio Gallera, người quản lý khủng hoảng của Lombardy nói, “chúng ta sẽ có một lối sống khác và sẽ đi ra ngoài với khẩu trang.”
Frank Hornig, Rom / Spiegel


Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÍ ẨN TÁC PHẨM ‘HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG’ - Phần 1.


Nguyễn Văn Phước

Cuộc điện thoại lúc 2h sáng.
Cách đây đã khá lâu, vào một buổi tối trong lúc gặp nhiều khó khăn về tinh thần cuộc sống, tôi tình cờ được đọc cuốn sách đặc biệt Hành Trình về Phương Đông của dịch giả Nguyên Phong (bản in cũ sờn gáy từ rất lâu rồi mượn được của người bạn). Tôi chọn một nơi yên tĩnh để đọc cuốn sách này - hay đúng hơn là cầm cuốn sách để dỗ giấc ngủ, vì tên cuốn sách cũng gợi một điều gì đó rộng mở cần khám phá - và nhất là biết rõ tên cuốn sách cũ sẽ chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang nặng nề trong tâm trí mà tôi đang muốn thoát ra. Nhưng thật lạ lùng, cuốn sách như hút lấy tâm trí tôi với những bí ẩn vô hình trong thế giới chúng ta đang sống từng bước được giải mã, sáng tỏ. Tôi đọc một mạch xong cuốn sách và quay lại các phần đọc lại để ráp nối các khám phá kỳ thú đến kinh ngạc được sắp xếp kết nối với nhau một cách thật logic, khoa học - đến khi trời gần sáng mà không hề thấy mệt.
Đọc xong cuốn sách tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, bừng sáng, như đã giải quyết xong mọi vấn đề lo nghĩ bận tâm của mình trước giờ. Cuộc thám hiểm khám phá những điều huyền bí từ những đạo sĩ bí ẩn Ấn Độ của những nhà khoa học Anh Quốc thời xưa trong câu chuyện cũng là ước mong khám phá của chính mình. Cuốn sách đã làm tôi sáng tỏ hầu như những thắc mắc lúc bấy giờ về nhân quả, tâm linh, luân hồi, tôn giáo, về Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo... và các loại đạo khác trên thế giới. Sau này tôi tìm hiểu mới biết cuốn này cùng với những cuốn Nguyên Phong chọn dịch là những cuốn sách được người Việt Nam đọc nhiều nhất, ngang với Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Đi, Hạt Giống Tâm Hồn... dù ko được giới thiệu quảng bá gì, chủ yếu do truyền miệng vì những cuốn sách này thực sự hay và giúp ích được cho nhiều người - vì người Việt Nam từ trong tiềm thức, bản năng rất muốn, rất thích khám phá, muốn có những trải nghiệm về tâm linh, nhân quả và hiểu về cách sống thuận với những qui luật vô hình của đất trời, vũ trụ.


Gấp cuốn sách lại, tôi rất xúc động, và tự nhiên có một ý tưởng, ước mong thật sự là được chính thức xuất bản cuốn sách quí giá này. Vì trước giờ First News luôn đi tìm kiếm những cuốn sách hay của các tác giả nổi tiếng trên thế giới về giới thiệu với bạn đọc Việt Nam thì First News rất nên có cuốn sách giá trị do một người Việt Nam dịch, viết này, để bạn đọc có thêm một đầu sách hay cũng như hy vọng có thể giúp được những ai đó trong hoàn cảnh như tôi đã từng tình cờ đọc được. Nhưng suốt một thời gian dài, tôi cùng các cộng sự First News tìm cách liên hệ với dịch giả Nguyên Phong bằng mọi hình thức, dù được biết dịch giả đã rời Việt Nam từ trước hay ngay sau giải phóng. Nhiều người kể rằng, rất khó có ai tiếp cận được với ông khi để cập về việc xuất bản sách, rất nhiều người từng đến gặp, liên hệ với ông về các tác phẩm của ông trong hàng chục năm nhưng đều ko đc hồi đáp.
Không nản lòng, trong nhiều năm, tôi đã kiên trì tìm nhiều cách tìm kiếm, liên lạc với ông, và sau cùng, ơn đất trời, ông đã nghe cuộc điện thoại tôi gọi từ Việt Nam đến văn phòng ông ở Đại Học Carnegie Mellon ở Mỹ lúc 2h sáng giờ Việt Nam, cuộc nói chuyện kéo dài hàng giờ đồng hồ. Rất mừng vui, sau đó Trí Việt - First News được dịch giả Nguyên Phong - giờ là Giáo sư John Vu, từng là Vice President của Boeing, đang là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Carnegie Mellon, một trong 10 người sáng tạo nhất nước Mỹ đứng sau Bill Gates và Steve Job - gửi văn bản ký tên xác nhận đồng ý cho First News - Trí Việt in, xuất bản tất cả các tác phẩm do Giáo sư dịch, phóng tác, viết từ trước tới giờ. Tôi và tất cả anh em Trí Việt đều quá đỗi mừng vì ước mơ đã thành sự thật. Riêng tôi đến giờ còn rất ngạc nhiên, ko hiểu sao, cho đến ngay cả lúc này, tôi chưa từng có dịp được gặp Giáo Sư, dù trước đó rất nhiều người, ko chỉ ở Việt Nam, Mỹ và Canada... tìm gặp mà ko thành - Giáo Sư đã tin tưởng giao cho tôi và Trí Việt xuất bản tất cả những tác phẩm tâm huyết của Giáo sư cùng những hướng dẫn rất tận tình, ân cần, chu đáo. Mãi sau này, sau nhiều lần trò chuyện điện thoại với Giáo sư, tôi mới xúc động cảm nhận đc một phần lý do, và xin được chia sẻ trong phần 2.
Biết ơn tấm chân tình của GS John Vu, tôi và các bạn Trí Việt trong nhiều năm đã chuyển, trao tặng cuốn sách này cùng các sách khác của GS John Vu - Nguyên Phong đến các nhà tù trại giam để tặng cho các phạm nhân, các trung tâm cai nghiện ma tuý, các thư viện vùng sâu vùng xa... (Anh Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Trung Nguyên lúc trước khi lên núi thiền 5 năm về trước hay gặp nhau, được tôi tặng và rất thích cuốn này, đã đọc nhiều lần và đã chia sẻ với tôi ý tưởng muốn cùng Trí Việt in tặng cuốn sách này cho thanh niên, sinh viên Việt Nam. Tôi và nhiều bạn trẻ vẫn đợi Vũ - nhưng Vũ đi lên núi lâu quá - quá lâu - đến giờ mãi vẫn chưa thấy về - dù gần đây thỉnh thoảng có mặt ở một vài nơi (!).
- NXB Mỹ xin phép GS. John Vu dịch cuốn sách sang tiếng Anh.
Một điều vô cùng ngạc nhiên, là trên cuốn sách cũ đó, ghi là dịch giả Nguyên Phong dịch từ Journey To The East, nhưng chúng tôi truy tìm trên internet, và liên hệ truy tìm tất cả các NXB của Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỹ... lúc bấy giờ, kể cả những NXB đã đóng cửa, mà không tìm được phiên bản gốc, dù là dạng file hay bản in sách cổ.


Mãi sau này, tới năm 2009, cuốn sách kỳ bí này mới "tái xuất" trở lại trên thế giới bằng tiếng Anh, sau khi bản tiếng Việt ra mắt ở Việt Nam gần bốn thập kỷ. Cụ thể NXB Booksurge Mỹ đã tìm mọi cách liên lạc với dịch giả Nguyên Phong suốt một thời gian dài mua bản quyền để xin phép được chuyển ngữ cuốn sách tiếng Việt này ra tiếng Anh với tựa đề ‘Journey To The East’ - Author: Nguyên Phong - phát hành trên Amazon và các bookstores trên thế giới. Và độc giả Mỹ, Phương Tây rất yêu thích, say mê tác phẩm này.
- Một cuốn sách có số phận kỳ lạ.
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
Theo nhiều người nói trước đó, cuốn sách là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Baird T. Spalding (1857 – 1953), "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (xuất bản năm 1953) ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng kỳ thú, tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Nhưng sự thật sau cùng lại dường như không phải như vậy: Cuốn sách ‘Hành Trình về Phương Đông’ này có thể là một cuốn độc lập, nội dung khác hoàn toàn - chỉ liên quan đến cái tên Baird T. Spalding mà thôi.
"Hành trình về Phương Đông" còn khiến nhiều người tò mò không kém là vì dịch giả của cuốn sách là Nguyên Phong, một người nổi tiếng và đầy bí ẩn.
Không xuất hiện trên truyền thông, mà chỉ sống ẩn danh nên có rất nhiều người không biết về dịch giả Nguyên Phong.
Nguyên Phong chính là bút danh của Giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du). Ông là một tác giả, dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm về văn học, tâm linh phương Đông, giáo dục và công nghệ.
Sinh năm 1950 tại Hà Nội, ông Vũ Văn Du rời Việt Nam du học ở Mỹ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.
Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Hơn nữa, ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp... về khởi nghiệp, giáo dục và lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách có số phận khá ly kỳ. Trong phần tái bản mới có ghi: “Xuất bản lần đầu ở Ấn Độ năm 1924, “Hành trình về phương Đông” đã gây tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ngay cả ở Châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, Chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, cuốn sách không còn được tái bản nữa và thất lạc”.
Có người cho rằng, rất có thể, chính Nguyên Phong là tác giả của cuốn sách, đã viết phóng tác theo sự trải nghiệm tiềm thức của mình. Vì một lý do nào đó - ông đã không thừa nhận điều này - rất có thể khi phóng tác còn khá trẻ, mới 24 tuổi, bản chất khiêm nhường, không muốn để tên mình là tác giả mà mượn tên GS Baird T. Spalding và để mình là người dịch. Thế nên mới có sự “biến mất” bí ẩn của tác giả, NXB (đóng cửa) và ngay cả nguyên tác cũng không lưu lại ở bất cứ thư viện lớn nào trên thế giới. (Tôi hoàn toàn đồng cảm và chia sẻ với Giáo sư nếu điều lý giải này là đúng - vì trước đây, khi còn trẻ, khi dịch, biên tập sách, tôi thỉnh thoảng có đưa vào một số câu châm ngôn mình nghĩ ra khá độc đáo, hợp ngữ cảnh nhưng không dám để tên mà đều ghi: “- Khuyết danh”, xin bạn đọc lượng thứ).
Vậy, Nguyên Phong là ai mà độc giả hâm mộ đến như vậy? Một con người cực kỳ khiêm tốn, một học giả của nhiều đầu sách dịch giá trị, nhưng đặc biệt - cái tên Nguyên Phong chỉ là bút danh. Ông là giáo sư John Vũ (tên thật là Vũ Văn Du). Các tác phẩm do ông dịch đã được First News - Trí Việt xuất bản ở VN gồm: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Hoa trôi trên sóng nước”, “Minh triết trong đời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”, “Trở về từ xứ tuyết”, “Khởi Hành”, Kết Nối, Dấu Chân Trên Cát, Kiến tạo thế hệ Việt Nam ưu việt, ‘Huyền thuật và các Đạo sĩ Tây tạng’...và chuẩn bị ra mắt cuốn “Destination - Bước ra Thế giới” có sự hỗ trợ của anh Ngo Trung Viet - người đã nhiều năm âm thầm dịch các bài viết của GS John Vũ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên blog riêng của Giao sư http://Science-technology.vn.
(Riêng tác phẩm ‘Dấu Chân Trên Cát’ của Nguyên Phong dịch không bán phát hành bên ngoài mà phát hành trong Combo ‘Đọc và Đi’ gồm 8 cuốn chọn lọc do HVNET (Rod Book) đang phát hành online được các bạn trẻ rất yêu thích).
Hiện nay ấn bản ‘Hành trình về Phương Đông’, ‘Ngọc Sáng trong Hoa Sen’, ‘Minh Triết trong Đời sống’, ‘Trên đỉnh Tuyết sơn’ của Trí Việt đã bị in lậu và phát hành nhiều nơi vài năm nay ở Hà Nội. Sách in lậu chữ trong sách mờ, in sai, bìa nhạt màu, ko sắc sảo như sách thật của First News.
Khi bức màn bí mật về nhân vật Nguyên Phong được vén lên, thật bất ngờ, đó là một con người kiệt xuất. GS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của ĐH Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...
Ông từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn lớn. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiều trường đại học lớn trên thế giới - và dự định, rất mong một ngày gần đây, GS. John Vu sẽ về quê hương để chia sẻ với bạn đọc, hướng dẫn các bạn trẻ, thanh niên và sinh viên Việt Nam.
Giáo sư John Vu là người rất đau đáu đến tương lai đất nước và quan tâm đến hướng đi của thế hệ trẻ Việt Nam, mấy năm trước GS mỗi ngày đều đặn viết trên FB cá nhân chia sẻ những hướng dẫn, kinh nghiệm học tập, khởi nghiệp và các vấn đề về công nghệ, giáo dục cho các bạn trẻ Việt Nam, lượng sinh viên Việt Nam theo dõi trên FB GS lên đến vài trăm ngàn followers, nhưng giữa năm 2016 Giáo sư đột ngột dừng viết FB không một lời giải thích làm tất cả mọi người rất ngạc nhiên và cảm giác bị hụt hẫng. Lý do thực sự khiến Giáo sư buộc phải dừng viết FB hướng dẫn lớp trẻ Việt Nam là một câu chuyện bi hài chưa từng có tiền lệ liên quan đến Việt Nam mà có thể tôi sẽ chia sẻ trong Phần 2.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trao đổi với ngài cựu vụ trưởng Hà


Tối hôm kia, trên tivi nhà nước, bất chợt thấy một ông nói hăng hái sùi bọt mép (sùi thật chứ không phải là cách diễn đạt). Tôi buông bát cơm, tò mò coi ổng phát ngôn cái gì. Nhìn kỹ dòng chữ chạy phía dưới, đề tên Nguyễn Đức Hà, vụ trưởng, Ban Tổ chức trung ương. Đành rằng cán bộ cấp vụ lương cao ở nước này nhiều như lợn con nhưng đã leo lên tới chức ấy cũng không phải dạng vừa. Tức là xét về mặt logic, phải có tài, giỏi giang, hơn người…

Ông ấy đang nói (lúc tôi ăn cơm) về chống dịch cô vít. Nhưng bàn về dịch lại không nhằm vào dịch, mà chủ yếu phân trần giãi bày cho đảng. Thôi thì ăn cây nào rào cây ấy, ăn cơm chúa múa tối ngày, phải thế thôi, chỉ có điều nghe ngang ngang, trái tai, khó vào.

Ông Hà nêu chuyện thời gian qua dư luận có ý thắc mắc tại sao dịch bệnh căng thẳng bùng phát ngày càng nghiêm trọng như thế mà chỉ thấy thủ tướng, phó thủ tướng xuất hiện, làm việc, chỉ đạo nọ kia, không thấy đảng đâu cả. Ông Hà cười, nụ cười ngạo nghễ đắc thắng muôn thuở của mấy nhà lý luận, họ nghĩ thế là không hiểu gì, bởi thủ tướng, phó thủ tướng tức là đảng rồi, còn đảng đâu nữa mà đòi. Ở ý này, tôi xin thưa với ông rằng, nếu dư luận có yêu cầu đảng xuất đầu lộ diện thì cũng chỉ nhằm nói tới vị đứng đầu đảng, cụ tổng bí thư kiêm chủ tịch nước thôi. Giá như cụ ấy không làm hai việc, giữ hai chức, ngồi hai ghế, chỉ đảng đơn thuần thì người ta cũng kệ, chả đòi phải ra, đằng này cụ ấy lại chủ tịch nước, nguyên thủ quốc gia, người nắm bắt trông coi lãnh đạo mọi điều mọi việc. Lúc nước sôi lửa bỏng, một ngày bằng hai mươi năm, không thấy chủ tịch thì họ phải đòi, ông Hà nhá. 

Lại nữa, trong bộ máy cai trị xứ này, trong thể chế hiện thời, luôn nghe nhắc tới đảng và nhà nước, đảng và chính phủ, tức là tồn tại đảng bên ngoài nhà nước, bên ngoài chính phủ. Ông Hà khẳng định thủ tướng, phó thủ tướng tức là đảng (ý ông muốn nói hai ông ấy là cán bộ của đảng, người đại diện cho đảng), vậy thì nên tinh gọn, dẹp bớt một thứ đi, hoặc đảng, hoặc chính phủ. Cứ “2 trong 1” làm gì cho rắc rối, sinh hoài nghi, dị nghị.

Tiếp theo, nghe ông Hà lý giải, không phải bất cứ việc gì chuyện gì đảng cũng phải ra mặt. Đảng là tổ chức chính trị cầm quyền, lãnh đạo. Đảng chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn thôi, chứ đảng không cần làm trực tiếp. Chống dịch đã có chính phủ lo, dưới sự chỉ đạo của đảng, tại sao lại đòi hỏi đảng phải thế này thế nọ, v.v..

Xin thưa với ông, cái ý sau ông nói mâu thuẫn ngay với ý trước đó. Ý trên thì ông cho rằng chính phủ tức là đảng rồi, ý dưới thì ông lại khẳng định đảng độc lập, chỉ có nhiệm vụ lãnh đạo chỉ đạo thôi. Chẳng biết đường nào mà lần. Nói tóm lại, theo ông Hà, đảng hóa thân vào tất cả, nhưng đảng lại đứng trên tất cả, không cần phải làm gì, nói như dân gian tức là chỉ tay năm ngón.

Thưa với ông cựu vụ trưởng sùi bọt mép, dân đóng thuế nuôi bộ máy là để bộ máy làm việc (xin nhấn mạnh là làm việc) phục vụ lại dân chứ không nuôi mấy anh chỉ tay năm ngón. Bộ máy cồng kềnh ăn hại quá thì hãy tinh giản bớt đi. Anh nào không muốn làm mà vẫn muốn tồn tại thì hãy tự đi cày ruộng dệt vài lo cho thân mình, đừng bắt dân nuôi nữa. Ngay cả ông Hà, cả đời chỉ cúc cung tận tụy phục vụ đảng thì về già hãy để đảng nuôi lại, đừng bắt dân nuôi. Dân gánh nặng bao năm, xệ rã vai rồi.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang