“Virus Trung Cộng” (hay còn gọi virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) đang hoành hành tại hơn 200 quốc gia trên khắp thế giới. Điều đáng chú ý là những quốc gia có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất cũng là những quốc gia bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thâm nhập nghiêm trọng nhất. Lướt qua bảng xếp hạng dịch bệnh và mức độ thân ĐCSTQ của các quốc gia, sẽ nhận thấy một mối quan hệ tất yếu nào đó.
Hoa Kỳ bị ĐCSTQ xâm nhập
ĐCSTQ xâm nhập vào chính phủ, nhóm các chuyên gia, doanh nghiệp và các tổ chức quần chúng của Hoa Kỳ một cách toàn diện. Quỹ Brookings, một trong những Think Tank hàng đầu cũng đứng về phía Huawei. (Think Tank là tên gọi một loại hình tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các lĩnh vực trong xã hội, đưa ra những sách lược, ý tưởng, giải pháp, tư vấn cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia.) Một loạt các học giả gốc Hoa và người Mỹ bị “Kế hoạch ngàn nhân tài” mua chuộc và ăn cắp bản quyền trí tuệ. Những công ty lớn như Microsoft, Amazon hợp tác với Ban Quản lý Giám sát và An ninh ĐCSTQ, trở thành vây cánh của ĐCSTQ.
ĐCSTQ rất coi trọng tiểu bang Washington và thành phố Seattle. Bốn đời lãnh đạo của ĐCSTQ khi viếng thăm Mỹ, điểm đến đầu tiên đều chọn Seattle. ĐCSTQ cũng lôi kéo các chức sắc New York, hai bên thành lập một nhóm liên hợp về việc hợp tác thương mại, tổ chức các diễn đàn hợp tác đầu tư.
Tháng 11/1993, ông Bill Clinton (phải) và ông Giang Trạch Dân tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. (Ảnh: Getty Image)
Ở Phố Wall, có bao nhiêu kẻ săn mồi tài chính đóng vai “quý nhân” của ĐCSTQ, giúp ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Ba tổ chức lớn (gồm MSCI, GEIS, Bloomberg Index) đều đứng ra bảo lãnh cho cổ phiếu A và trái phiếu Chính phủ Trung Quốc, ‘tiếp máu’ cho ĐCSTQ ít nhất 500 tỷ USD. Nhiều công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư và công ty kế toán của Hoa Kỳ thông đồng với Trung Quốc làm giả số liệu, giúp hơn 1.000 công ty Trung Quốc được niêm yết trên thị trường Mỹ để thu hoạch “Rau hẹ Mỹ”. (rau hẹ sinh trưởng rất khỏe, dẫu bị cắt ngắn chúng lại liên tiếp mọc ra. Sau này rau hẹ được dùng ví với những doanh nghiệp mới liên tục không ngừng tham gia vào thị trường). “Dự án thiếu nhi” của JP Morgan đã trở thành một biểu tượng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa Phố Wall và giới quyền quý ĐCSTQ.
ĐCSTQ cũng thực thi kế hoạch xuất khẩu tuyên truyền trị giá hàng chục tỷ USD. Sức ảnh hưởng của “truyền thông đỏ” đã thâm nhập tới cả Quảng trường Thời Đại và Washington DC, kiểm soát đa số các kênh truyền thông tiếng Trung tại Mỹ. Đồng thời ĐCSTQ dùng lợi ích mua chuộc các kênh truyền thông chủ lưu của Hoa Kỳ, nhằm đổi lấy những lời tán dương; lợi dụng hàng loạt Học viện Khổng Tử, xuất khẩu hình thái ý thức đỏ vào giới giáo dục Hoa Kỳ, xâm nhập cộng đồng Hoa kiều, tổ chức mặt trận thống nhất.
Ý dẫn đầu tại Châu Âu bênh vực ĐCSTQ
Tháng 3/2019, Ý không màng tới sự phản đối từ các quốc gia châu Âu, đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) “Một vành đai một con đường”, trở thành quốc gia đầu tiên của G7 (7 nước công nghiệp trên thế giới) tham gia vào dự án bị nghi ngờ là “chú ngựa gỗ thành Troy” này nhằm xâm nhập vào liên minh châu Âu. Bộ trưởng Ý nói, cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (phải) bắt tay với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ tiếp đón tại Rome vào ngày 23/3/2019
10 năm qua, số vốn Ý tiếp nhận từ ĐCSTQ tổng cộng lên tới 23 tỷ Euro. Ý là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu. Thành phố Prato của Ý là một thị trấn quan trọng đối với người nhập cư từ Ôn Châu, người Hoa chiếm 1/4 dân số ở đây. Các nhãn hiệu thời trang của Ý đều được người di dân từ Ôn Châu gia công.
Tây Ban Nha sớm đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ
Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên cử bộ trưởng ngoại giao tới viếng thăm Trung Quốc sau cuộc đàn áp Lục Tứ (đàn áp học sinh sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989). Năm 2005 Tây Ban Nha thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ, tuy Tây Ban Nha chưa chính thức tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, nhưng đã hợp tác với Bắc Kinh trong một vài dự án.
ĐCSTQ đã xây 8 Học viện Khổng Tử tại Tây Ban Nha. Năm 2014, Tây Ban Nha đã khuất phục trước ĐCSTQ, thu hồi lệnh truy nã đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Năm 2019, Tây Ban Nha phối hợp với ĐCSTQ ngăn cản Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn tại nước này.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2010, tài chính của Tây Ban Nha bị thắt chặt nghiêm trọng. ĐCSTQ đã mua gần 12% nợ quốc gia của Tây Ban Nha, và trở thành quốc gia chủ nợ lớn thứ hai của nước này.
Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Tây Ban Nha trong Liên minh Châu Âu (EU). Tây Ban Nha là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong EU.
VIDEO “COVID-19: Mối quan hệ mật thiết giữa Tây Ban Nha và ĐCSTQ”
Dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại tiểu bang North Rhine-Westphalia của Đức, nơi có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ
Một bộ phận trong chính phủ và một số chính khách của Đức thân với ĐCSTQ, Nordrhein-Westfalen là tiểu bang thân ĐCSTQ nhất, tiếp đến là bang Bayern và Baden-Wurm. Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel quan tâm tới vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, nhưng chính sách tổng thể của bà lại khá thân thiện với ĐCSTQ, ví như thay đổi bộ trưởng an ninh chống lại Huawei và để Trung Quốc thâu tóm nhiều công ty công nghệ cao.
3.000 công ty Trung Quốc định cư tại Đức, trong đó 1.100 công ty được đặt tại Nordrhein-Westfalen. Trụ sở chính của Huawei và ZTE Châu Âu (Công ty truyền thông Trung Hưng) cũng được đặt tại Nordrhein-Westfalen. Năm 2019, giá trị nhập khẩu của Nordrhein-Westfalen từ Trung Quốc lên tới xấp xỉ 28,1 tỷ euro, chiếm 1/4 tổng giá trị của Đức, giá trị xuất khẩu của Nordrhein-Westfalen sang Trung Quốc là 11,8 tỷ euro, chiếm 1/8 giá trị xuất khẩu của Đức.
Bang Nordrhein-Westfalen cũng tích cực tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, thành phố Duisburg trong bang đã trở thành nút giao thông quan trọng của hệ thống đường sắt Trung Quốc – châu Âu. Nordrhein-Westfalen có 20 thành phố, 200 trường đại học kết nghĩa tỷ muội với Trung Quốc.
Iran hợp tác với ĐCSTQ chống lại phe dân chủ quốc tế
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Iran. ĐCSTQ đồng ý trong 25 năm tới, sẽ đầu tư vào ngành dầu khí của Iran 400 tỷ USD, hạn ngạch thương mại năm ngoái đạt 13,4 tỷ USD. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của Iran, chiếm 50% – 70% giá trị sản lượng của Iran.
Từ năm 1979, sau cuộc “Cách mạng Hồi giáo”, Iran rời xa Âu Mỹ, chuyển sang giao hảo với ĐCSTQ. ĐCSTQ đã trở thành sân sau của Iran, bí mật hỗ trợ Iran kiềm chế Hoa Kỳ và Israel tại khu vực Trung Đông. Sau khi Iran bị Mỹ chế tài, Trung Quốc vẫn mua dầu thô của Iran với số lượng lớn, nhằm hỗ trợ tài chính cho nước này.
ĐCSTQ đã cung cấp cho Iran tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và các vũ khí khác trong nhiều năm và bí mật giúp Iran thiết lập một dự án vũ khí hóa học. ĐCSTQ còn âm thầm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Iran, từng bị phát hiện nhập lậu vào Iran năm 1991. Iran cũng là một phần quan trọng trong dự án “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ.
Pháp là cường quốc phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ
Pháp là nơi xuất sinh chủ yếu của các lực lượng cánh tả, cũng là cường quốc phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ, không thiếu các chính khách thân với ĐCSTQ. Tổng thống đương nhiệm của Pháp, ông Emmanuel Macron, còn nói rằng mình là “Người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông”. Cựu Thủ tướng Pháp Jean Pierre Raffarin từng giúp ĐCSTQ xây dựng phòng thực nghiệm P4 thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Quyên tiếp đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đệ nhất phu nhân Brigitte Macron bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 6/11/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Về kinh tế, Pháp và Trung Quốc có mối giao thương kinh tế mật thiết. Ngày 25/3/2019, ĐCSTQ và Pháp đã ký kết 15 hợp đồng kinh tế thương mại, trị giá 40 tỷ euro. Hơn 100 công ty của Pháp đã đầu tư vào Vũ Hán, bao gồm Tập đoàn Peugeot Citroen (Groupe PSA).
Các doanh nghiệp lớn của Nhật đa phần kinh doanh tại Trung Quốc
Cơ sở dữ liệu của Nhật Bản điều tra cho thấy, tháng 5/2019, tổng cộng có 13.685 công ty Nhật đang hoạt động tại Trung Quốc. Trong đó 68,7% là các công ty có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ Yên, tăng 8,4% so với khảo sát năm 2016.
Ngày 21/11/2019, Ông Lương Hoa (Liang Hua), chủ tịch hội đồng quản trị, cánh tay đắc lực thứ 2 về kỹ thuật của Huawei Trung Quốc, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Tokyo, nói rằng dự tính, lượng phụ tùng mua từ các công ty Nhật Bản năm 2019 tăng 50% so với năm trước, đạt 1.100 tỷ Yên.
Hàn Quốc kết thân với ĐCSTQ về chính trị
Ngày 14/1/2020, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói tại Seoul rằng Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ “Chính sách phương Nam mới, phương Bắc mới” và sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Năm nay, sau khi dịch bệnh bùng phát, ông Moon Jae-in đã từ chối đóng cửa biên giới với du khách Trung Quốc, vì cho rằng điều này không có “lợi ích” thiết thực, khiến 1,46 triệu người yêu cầu luận tội ông.
Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Từ tháng 1 đến tháng 9/2019, giá trị thương mại của nước này là 99,8 tỷ USD, lượng khách du lịch đến Hàn Quốc đạt 4,401 triệu người, tăng 27% mỗi năm.
Tình hình dịch bệnh tại những quốc gia láng giềng hiểu và chống ĐCSTQ
Đài Loan
ĐCSTQ đã đe dọa, uy hiếp Đài Loan suốt nhiều năm. Gần đây, Bắc Kinh tuyên bố công khai rằng họ đang thăm dò phương án “Một quốc gia, hai chế độ”, cố gắng xóa bỏ chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc. Cuộc điều tra dân ý mới nhất cho thấy Đài Loan chỉ có 5,8% người ủng hộ ĐCSTQ. Đài Loan vẫn luôn cho rằng dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc “vô cùng nghiêm trọng”.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm nay, ĐCSTQ đã bỏ ra rất nhiều tiền, nhân lực và nhiều chiến thuật thống nhất khác nhau, cố gắng can thiệp vào kết quả bầu cử. Kết quả, điều này đã khiến người dân Đài Loan tức giận và khiến ứng viên Quốc dân đảng thân ĐCSTQ mất đi hơn 2,4 triệu phiếu bầu, lập kỷ lục lịch sử.
Hơn nữa, cuộc đàn áp và thảm sát mà Hồng Kông gặp phải trong phong trào chống Dự luật Dẫn độ, đã khiến những người trẻ tuổi tại Đài Loan nhìn thấy bộ mặt tàn bạo của ĐCSTQ và càng phản cảm hơn với đảng này. Do đó, 26,7% cử tri Đài Loan đã thay đổi đối tượng bỏ phiếu của họ.
VIDEO: “Đài Loan chống dịch xuất sắc nhờ… không tin ĐCSTQ”
Hồng Kông
Trong phong trào biểu tình chống Dự luật Dẫn độ nổ ra vào năm ngoái, ĐCSTQ chỉ thị cho chính phủ Hồng Kông tiến hành đàn áp bạo lực hoặc tấn công bừa bãi vào một số lượng lớn người dân Hồng Kông. Những vụ án “bị tự sát” ly kỳ liên tiếp diễn ra. Điều này khiến người dân Hồng Kông nhận rõ bản chất của chính quyền tàn bạo ĐCSTQ. Thậm chí họ liên tục hô vang các khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” và “Toàn đảng (ĐCSTQ) chết sạch”.
Theo một cuộc điều tra dân ý do Đại học Hồng Kông thực hiện, sự ủng hộ của người dân Hồng Kông với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga liên tiếp sụt giảm, chỉ còn 18,21 điểm (tháng 2/2020), mức thấp kỷ lục; 81% thanh niên Hồng Kông bày tỏ không tin tưởng vào chính quyền ĐCSTQ.
Nga, Mông Cổ
Mặc dù Nga và Mông Cổ có qua lại với ĐCSTQ, nhưng không quá mật thiết.
ĐCSTQ đã tiến hành đầu tư mang tính cướp đoạt với Nga, như khai thác một lượng khổng lồ gỗ Siberia và Viễn Đông. ĐCSTQ lên kế hoạch xây dựng một nhà máy nước đóng chai hồ Baikal, khiến Nga càng thêm phòng bị. Năm 2019, dây chuyền sản xuất nước đóng chai Hồ Baikal đã bị dừng lại. Dự án “Một vành đai, một con đường” cũng bị chặn ở Nga, dự án đường sắt cao tốc của Moscow và Kazan đã bị Putin từ chối.
Mông Cổ phản đối sự cướp bóc tài nguyên của ĐCSTQ. Kể từ những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, cùng với sự phát triển kinh tế, ĐCSTQ đã dần trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ. Giá trị hàng hóa Mông Cổ xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,9% giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu chiếm 37,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
ĐCSTQ đã dần cướp đoạt tài nguyên của Mông Cổ. Một số lượng lớn người Hoa đã giành lấy cơ hội việc làm tại địa phương. Một số lượng lớn hàng hóa giá rẻ và chất lượng thấp đã bị ĐCSTQ đổ vào Mông Cổ. Điều này khiến Mông Cổ đề phòng và bài xích. Mông Cổ cũng phản cảm với ĐCSTQ về các vấn đề nhân quyền.
Bắt đầu từ năm 2005, đã có nhiều cuộc tập trận quân sự giữa Trung Quốc và Nga, nhưng quy mô nhỏ và mang màu sắc diễn kịch. Ngược lại, cuộc tập trận quân sự Nga – Mông Cổ lại có ý nghĩa thiết thực hơn, hơn nữa mục tiêu là nhắm vào ĐCSTQ. Nga cũng đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với Ấn Độ, đối thủ của ĐCSTQ, tại khu vực biên giới Nga – Trung Quốc. Nga còn hỗ trợ Ấn Độ nhiều hơn bằng cách bán cho nước này những vũ khí tối tân và thậm chí cung cấp các khoản vay.
Minh Tú (Theo Epoch Times)
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang