Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

ĐÔI LỜI VỀ "CHỮ VN SONG SONG 4.0"

Không có mô tả ảnh.
Cấp bản quyền chỉ là công nhận cái công trình tào lao đó của mấy anh thôi chứ không phải xác định giá trị của nó. Nhớ lấy điều đó để đừng đem cái chứng nhận bản quyền đó ra hù thiên hạ. Thực tế nó chỉ là Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy này cấp để tránh chuyện có người tranh dành công trình này thôi, hoàn toàn không phải là giấy chứng nhận về mặt học thuật. Mấy anh sáng chế, sáng tạo cái gì cũng được, đó là quyền của mỗi người, nhưng đừng nghĩ là người ta sẽ sử dụng nó. Người ta cấp cái bằng này cũng như cấp bằng sáng chế ra cái chổi lông vịt thay vì bằng lông gà hay sáng chế cái ống xịt tưới nước thay vì tưới bằng bình thế thôi, nó chẳng có giá trị nào cả. Hàng năm ở Việt Nam hàng trăm bằng Tiến sĩ được cấp, chẳng có bao nhiêu đề tài trong các luận văn đấy giúp ích cho đời. Cái công trình của các anh cũng giống vậy thôi. Báo chí làm rùm beng chuyện này chứng tỏ những người viết báo chẳng có chút kiến thức vỡ lòng nào về chữ quốc ngữ.
Chẳng có ai ngu si, dốt nát đến độ đem chuyện bôi bẩn, làm xấu tiếng Việt để thay thế chữ Việt trong sáng, đẹp đẽ như đã có mặt trong đời sống của người dân Việt suốt cả một thời gian dài. Người Việt hôm nay yêu tiếng nước mình, chữ viết của nước mình từ khi bập bẹ và lúc bắt đầu cầm bút viết những con chữ đầu đời. Chắc chắn không ai có thể chấp nhận lối viết quái dị, xấu xí của mấy anh. Và như thế, các anh đừng có mơ tưởng hão huyền cái loại chữ không dấu như con chó cụt đuôi này được đưa vào giảng dạy cho học sinh. Ngay từ mới hình thành, những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ đã dựa vào tiếng nói của người Việt để tạo nên chữ viết. Chính cái âm điệu trầm bổng của tiếng Việt mà nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ của thế giới đã cho rằng tiếng Việt nói như hát. Và âm điệu đó đã sinh ra các dấu trong chữ quốc ngữ.
Tiếng Việt khác với các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ở nhiều đặc điểm, trong đó đặc điểm rõ nhất là tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu. Theo quan điểm ngữ âm học hiện đại về thanh điệu, thanh điệu tiếng Việt trong chức năng khu biệt nghĩa, là sự khác biệt về cao độ (pitch) và chất giọng (voice quality), khi phát âm âm tiết. Về cao độ (khái niệm về cảm thụ, tương ứng với khái niệm tần số thanh cơ bản (F0), về vật lí), các thanh điệu có thể phân biệt về 1- đường nét (contour) – đó là diễn tiến (sự biến đổi) F0 trong thời gian phát âm âm tiết; 2- âm vực (pitch level) – đó là vùng cao độ mà ở đó một thanh điệu được thể hiện (tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất về cao độ). Chất giọng là khái niệm về mặt cảm thụ, tương ứng với khái niệm kiểu tạo thanh (Phonation type), xét về mặt sinh lí tạo sản lời nói. Kiểu tạo thanh là kiểu thức rung dây thanh, tạo nên sự khác biệt về trạng thái thanh môn và lượng dòng khí đi qua thanh môn, khi phát âm âm tiết.
Khi các giáo sĩ châu Ấu mới tiếp xúc với tiếng Việt, việc phát âm đúng thanh điệu tiếng Việt là khó khăn lớn nhất đối với họ. Linh mục C. Borri đến Đàng trong năm 1618 thú nhận rằng, muốn hiểu và nói được tiếng Việt hoàn toàn phải dành ra 4 năm để học. Marini cho rằng, “dường như dân Việt bẩm sinh đã có một cơ thể rất chính xác, được điều chỉnh thật đúng và hoà hợp hoàn toàn với trí óc cùng buồng phổi; phải nói là, theo tự nhiên, người Việt là nhạc sư, vì họ có tài phát âm một cách nhẹ nhàng và chỉ hơi biến thanh là đã khác nghĩa”. Tháng 12 năm 1624, Linh mục Alexandre de Rhode từ Áo Môn đi tầu buôn Bồ Đào Nha vào Cửa Hàn đến Thanh Chiêm tức thủ phủ Quang Nam Dinh và học tiếng Việt tại đó. Về tiếng Việt ông viết: “Riêng tôi xin thú nhận rằng khi vừa tới đàng trong nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được tiếng Việt”. ( Alexandre de Rhodes, 1653 tr. 72 ; dân theo 2 : tr. 12).
Trong “Báo cáo vắn tắt về tiếng An nam hay Đông kinh”, Alexandre De Rhodes khẳng định hệ thống thanh điệu được phản ánh trong chữ Quốc ngữ là hệ thống thanh điệu Bắc Bộ (Tonkin- Đông Kinh). Tác giả đã miêu tả rất ấn tượng các “giọng” (thanh điệu) và đặt tên cho từng giọng (thanh điệu). “Thứ nhất, giọng bằng là giọng phát âm không uốn tiếng chút nào. Thứ hai, giọng sắc là giọng phát âm bằng cách nhấn tiếng và đẩy tiếng ra giống như người biểu lộ cơn giận. Thứ ba là giọng trầm và phát âm bằng cách hạ thấp tiếng. Thứ tư là giọng uốn cong, được diễn tả bằng cách uốn cong tiếng phát ra từ đáy ngực, và sau đó được nâng lên một cách cao vang. Thứ năm là giọng được gọi là nặng trĩu hay cực nhọc, bởi vì giọng này được diễn tả bằng việc phát âm từ đáy ngực với sự nặng trĩu hay cực nhọc nào đó, và nó được ghi bằng dấu chấm dưới. Sau hết, giọng thứ sáu là giọng nhẹ, bởi vì nó được phát ra với việc uốn cong tiếng cách nhẹ nhàng, như khi chúng ta có thói quen hỏi , itane (phải vậy không)? và những tiếng giống như vậy, và bởi vậy, dấu hiệu này được ghi bằng dấu hỏi“.
Việc các nhà truyền giáo sử dụng các dấu ghi thanh điệu cũng có lí do. 4 trong 5 dấu thanh có nguồn gốc Hi Lạp gồm dấu Huyền, Sắc, Ngã, Nặng, dấu Hỏi có nguồn gốc La Tinh. Việc lựa chọn dấu (hình dáng đồ họa, vị trí đặt dấu) để ghi mỗi thanh điệu được căn cứ vào cách phát âm của thanh đó. (NGUYỄN VĂN LỢI - Đăng lại từ báo cáo “Sự hình thành cách ghi thanh điệu chữ Quốc ngữ”)
Đoạn văn được trích trên cho thấy các dấu trong chữ Việt phát xuất từ cái hồn của tiếng Việt. Nay các anh bỏ mất dấu đi, hỏi tiếng Việt còn gì trong chữ viết mới của các anh. Chính các anh, bằng cái sáng chế công trình quái dị đó đã tước mất cái hồn vía, cái bản sắc đặc biệt trong chữ Việt mà các giáo sĩ Francisco de Pina, Joao Roiz; Gaspar Luis; Antonio Barbosa, Cristoforo Borri; Alexandre de Rhodes và Gaspar d’Amaral mất một thời gian rất dài mới tạo ra được.
Bằng công trình chữ Việt không dấu gọi là "Chữ VN song song 4.0" của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã làm xấu đi chữ Việt, tạo ra một lối viết què quặt khó coi. Nhìn lối viết chữ này, người ta sẽ không còn thấy chữ Việt mà cứ nghĩ là lối chữ viết của một nhóm thổ dân nào đó. Chuyện cấp chứng nhận đăng ký quyền tác giả là chuyện bình thường, có gì đâu mà phải ầm ĩ thế!
Với tư cách là một con dân đất Việt, nói tiếng Việt và sử dụng chữ Việt suốt gần cả đời người, đồng thời là một thầy giáo dạy chữ Việt mấy chục năm, tôi phủ nhận công trình này.
2.4.2020
DODUYNGOC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bang California sẽ thả 3.500 tù nhân để hạn chế lây nhiễm COVID-19 trong nhà tù

TTO - Chính quyền bang California, Mỹ đang cấp phép để có thể nhanh chóng thả 3.500 tù nhân nhằm giảm thiểu các đám đông trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành tại Mỹ và bắt đầu lây lan trong hệ thống nhà tù của bang.

Bang California sẽ thả 3.500 tù nhân để hạn chế lây nhiễm COVID-19 trong nhà tù - Ảnh 1.
Các nhà tù tại bang California, Mỹ chuẩn bị phóng thích 3.500 tù nhân trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan nhanh tại Mỹ - Ảnh: LAT
Các luật sư cố vấn cho Thống đốc bang California Gavin Newsom ngày 31-3 nói với một hội đồng thẩm phán liên bang rằng bang California đang thực hiện "các biện pháp bảo vệ đặc biệt và chưa từng có" để làm chậm tốc độ lây lan của virus corona chủng mới và bảo vệ những người sống và làm việc trong 35 nhà tù của California.
Báo Los Angleles Times cho biết các tù nhân không phải tội phạm liên quan đến bạo lực sẽ bắt đầu được thả trong vài tuần tới. Quá trình phóng thích hết 3.500 tù nhân sẽ kéo dài khoảng 60 ngày và bang có rất nhiều việc phải làm để có thể thả một số lượng lớn tù nhân như vậy.
Trong khi đó, các luật sư đại diện cho các tù nhân đang yêu cầu hội đồng thẩm phán liên bang đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro và nguy cơ cho các tù nhân lớn tuổi hoặc dễ bị tổn thương về sức khỏe nằm trong diện không được phóng thích. Phiên tòa khẩn cấp để giải quyết các yêu cầu này sẽ diễn ra vào ngày 2-4.
Báo Los Angeles Times cho biết các nhà tù tại California đang phong tỏa các dãy phòng giam có tù nhân có triệu chứng giống cảm cúm. Nhiều thân nhân các tù nhân này đang lo lắng cho sức khỏe của họ, đặc biệt là những tù nhân lớn tuổi hoặc có bệnh nền và có nguy cơ bị lây nhiễm virus corona cao.
Con gái của một tù nhân tại nhà tù ở Chino, California cho biết: "Một tù nhân trong dãy phòng giam 150 người chỗ ông ấy đã dương tính với virus, do đó họ đã phong tỏa cả dãy phòng. Ông ấy không thể lấy băng gạc y tế để băng vết thương hở do bệnh tự miễn của ông ấy gây ra. Ông ấy đã 72 tuổi và sẽ ra tù tháng 8 này".
Los Angeles Times cho biết hiện California ghi nhận các ca COVID-19 tại 10 nhà tù của bang, ảnh hưởng đến 22 nhân viên và 4 tù nhân. California bắt đầu cho xét nghiệm virus corona với tù nhân từ ngày 7-3.
Cộng đồng người Mỹ gốc Á trước rủi ro sức khỏe trong mùa dịch COVID-19Cộng đồng người Mỹ gốc Á trước rủi ro sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
TTO - Một học giả trường Y khoa Harvard ngày 31-3 (giờ Việt Nam) cảnh báo sự phân biệt đối xử ngày càng tăng trong cách người Mỹ ứng phó với dịch COVID-19 đang làm tăng các rủi ro sức khỏe cho cộng đồng đông dân này.


ANH THƯ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bloomberg: 'Tình báo Mỹ kết luận Trung Quốc giấu dịch COVID-19 ở Vũ Hán'

TTO - Hãng Bloomberg đưa tin cộng đồng tình báo Mỹ (IC) đã kết luận Trung Quốc che giấu mức độ bùng phát dịch bệnh do virus corona gây ra (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Bloomberg: Tình báo Mỹ kết luận Trung Quốc giấu dịch COVID-19 ở Vũ Hán - Ảnh 1.
Người dân Trung Quốc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày 1-4 - Ảnh: REUTERS
Thông tin này do hãng Bloomberg đưa ngày 1-4, dẫn lại từ ba quan chức Mỹ, theo tài liệu được phân loại của Nhà Trắng.
Tài liệu này do IC gửi Nhà Trắng, nói rằng Trung Quốc cố ý hạ thấp số liệu tiêu cực về virus.
Cụ thể Bloomberg cho biết các quan chức này từ chối tiết lộ danh tính, cũng không cung cấp nội dung chi tiết của báo cáo trên.
Tuy nhiên họ nói rằng báo cáo cho thấy các báo cáo công khai của Trung Quốc về số ca nhiễm và tử vong là "cố ý không đầy đủ". Hai trong ba quan chức nêu trên khẳng định số liệu của Trung Quốc là "giả".
Các quan chức trên dù vậy không khẳng định rằng liệu báo cáo có đề cập tới số liệu "thực tế" của Trung Quốc là bao nhiêu hay không.
Tin tức về báo cáo này xuất hiện một ngày sau khi bà Deborah Birx, điều phối viên của nhóm công tác chống COVID-19 của Nhà Trắng, nói rằng cách thức Mỹ phản ứng với đại dịch có thể không hiệu quả tối đa vì "những thiếu sót" trong dữ liệu của Trung Quốc.
"Cộng đồng y tế giải thích số liệu của Trung Quốc, nghiêm túc đấy, nhưng nhỏ hơn dự liệu của bất kỳ ai. Bởi vì, có lẽ… chúng ta thiếu một số liệu đáng kể, giờ là lúc chúng ta xem chuyện gì xảy ra ở Ý và Tây Ban Nha", bà Birx nói tại cuộc họp báo ngày 31-3.
Tính tới sáng thứ ba, Trung Quốc báo cáo rằng virus corona chủng mới đã lây sang hơn 4.500 người và làm chết hơn 100 người. Tuy nhiên "số liệu thực tế nhiều khả năng cao hơn nhiều - có thể hàng trăm ngàn…", thượng nghị sĩ Tom Cotton từng viết trong thư gửi Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 28-1.
Trong thời gian qua, các quan chức và nghị sĩ Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc giấu dịch. Hôm 31-3, Ngoại trưởng Pompeo kêu gọi các quốc gia đồng minh và đối tác minh bạch về thông tin liên quan tới COVID-19.
Trung Quốc ngăn được hơn 700.000 ca bệnh nhờ phong tỏa Vũ Hán?Trung Quốc ngăn được hơn 700.000 ca bệnh nhờ phong tỏa Vũ Hán?
TTO - Quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, tâm điểm của dịch bệnh COVID-19, có thể đã ngăn được hơn 700.000 trường hợp nhiễm bệnh, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science.
NHẬT ĐĂNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao bang New York trở thành khu vực bị ảnh hưởng virus Vũ Hán nặng nề nhất ở Mỹ?


Lăng kính thời dịch: Tại sao bang New York trở thành khu vực bị ảnh hưởng virus Vũ Hán nặng nề nhất ở Mỹ?
Virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (virus ĐCSTQ - hay còn gọi là virus Corona Vũ Hán) là nhắm vào ĐCSTQ mà đến, các quốc gia và khu vực thân cận với ĐCSTQ đều chịu ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Getty)
Toàn nước Mỹ tính đến ngày 31/03/2020 đã có hơn 160 ngàn ca nhiễm virus corona Vũ Hán, riêng bang New York chiếm đến gần phân nửa số ca bệnh. Số ca tử vong tại New York trong vòng bốn ngày đã tăng gấp đôi lên đến hơn 1.300. Chính quyền Trump trước đó đã tuyên bố rằng Tiểu bang New York là một "khu vực thảm họa"; Thống đốc Andrew Cuomo đã ký một chỉ thị vào ngày 20/3, và toàn bộ tiểu bang rơi vào trạng thái "tạm ngừng" vào ngày 22/3.
Virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (virus ĐCSTQ - hay còn gọi là virus Corona Vũ Hán) là nhắm vào ĐCSTQ mà đến, các quốc gia và khu vực thân cận với ĐCSTQ đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, cùng xem sự xâm nhập của ĐCSTQ vào Thành phố New York và Tiểu bang New York ra sao, sẽ có thể giúp ngăn chặn và kiểm soát căn bản dịch bệnh.
1. Đảng Cộng sản Trung Quốc ‘lôi kéo’ các nhân vật chính trị ở New York
Tiểu bang New York là một trong những tiểu bang đông dân và mạnh nhất về kinh tế tại Hoa Kỳ. Thông tin công khai cho thấy Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất (ở bên ngoài Bắc Mỹ) của New York; hơn nữa Trung Quốc và Hồng Kông gộp lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của New York. Nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng có trụ sở tại New York đã đầu tư vào Trung Quốc, rất nhiều công ty Trung Quốc cũng coi Tiểu bang New York là một trong những nơi hàng đầu để đầu tư vào Hoa Kỳ. Các mối liên hệ kinh doanh và lợi ích của hai bên đã trở thành một nền tảng để ĐCSTQ lôi kéo các chức sắc địa phương.
Vào ngày 11/4/2016, Trương Hướng Thần (Zhang Xiangchen), Phó đại diện đàm phán thương mại quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận với Phó Thống đốc tiểu bang New York Kathy Hochul, và chính thức thành lập "Tổ công tác liên hợp - Hợp tác đầu tư thương mại nhà nước Trung Quốc và New York”, đây là cơ chế tương tự đầu tiên được ĐCSTQ thành lập tại 10 khu vực thuộc tiểu bang New York. Chương Khải Nguyệt (Zhang Qiyue), khi đó là Tổng lãnh sự của ĐCSTQ tại New York, nói rằng tiểu bang New York là một "điểm sáng" cho việc triển khai hợp tác địa phương Trung Quốc - Hoa Kỳ.
Vào ngày 18/7/2017, "Diễn đàn hợp tác đầu tư và thương mại nhà nước Trung Quốc-New York" đã được tổ chức tại Buffalo, New York. Nó được đồng tổ chức bởi Cục Phát triển Ngoại thương của Bộ Thương mại ĐCSTQ, Cơ quan Phát triển Kinh tế tiểu bang New York, Tổng lãnh sự Trung Quốc trú tại New York và chính quyền bang New York.
Vào ngày 2/11/2017, Thống đốc Cuomo của bang New York đã giành ‘giải thưởng Đám mây xanh’ từ "Hiệp hội Hoa Kỳ và Trung Quốc". Phó Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul khi nhận giải thưởng thay đã bày tỏ, việc phát triển mối quan hệ của New York với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên" của Thống đốc Cuomo. Bà Hochul giới thiệu rằng tiểu bang New York đã tổ chức ba đoàn doanh nghiệp đến Trung Quốc, và hiện đang lên kế hoạch tổ chức lần thứ tư. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông, Tập đoàn HNA là nhà tài trợ cho lễ trao giải tối hôm đó, và ông Chương Khải Nguyệt, khi đó là Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, cũng có mặt. (HNA là một tập đoàn của Trung Quốc có trụ sở tại Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc. Được thành lập vào năm 2000, nó tham gia vào nhiều ngành công nghiệp bao gồm hàng không, bất động sản, dịch vụ tài chính, du lịch, hậu cần, v.v.). Có thể thấy rằng "Giải thưởng Đám mây xanh" mang màu sắc chính trị, là ĐCSTQ đã sử dụng điều này để hâm nóng hợp tác thương mại và thu hút mối quan hệ chặt chẽ hơn với thống đốc bang.
Phó Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul khi nhận giải thưởng thay đã bày tỏ, việc phát triển mối quan hệ của New York với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên" của bà.
Phó Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul khi nhận giải thưởng thay đã bày tỏ, việc phát triển mối quan hệ của New York với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên" của Thống đốc Cuomo. (Ảnh: Getty)
Vào ngày 18/6/2019, Thượng viện bang New York đã thông qua nghị quyết, trong đó để củng cố tình hữu nghị giữa bang New York và Trung Quốc và để kỷ niệm sự đóng góp của người dân Trung Quốc cho sự phát triển của tiểu bang, lấy ngày 1/10 năm đó là "Ngày Trung Quốc", tuần đầu tiên của tháng 10 được chỉ định là "Tuần truyền thống Hoa kiều". Ngày 1/10 là ngày thành lập ĐCSTQ. Sự cai trị của ĐCSTQ đã mang lại tai họa lớn cho người dân Trung Quốc, nhưng lại đem ngày đó chỉ định thành “Ngày Trung Quốc” thật khiến người ta phải kinh ngạc. Tuy nhiên, quyết định này đã được ĐCSTQ hoan nghênh. Vào ngày 19/6, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng "Ngày Trung Quốc" do chính quyền New York quy định là "có ý nghĩa tích cực".
Vào tối ngày 16/9/2019, Tổng lãnh sự quán ĐCSTQ tại New York đã tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm 70 năm thành lập ĐCSTQ. Nhiều chính trị gia và doanh nhân bang New York và đại diện Trung Quốc ở nước ngoài đã được mời tham dự buổi tiệc. Tại đây, Hoàng Bình (Huang Ping), tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, đã thuyết giảng về chủ nghĩa xã hội khoa học “đặc sắc” của Trung Quốc. Ông cũng nói rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã làm tổn thương nền kinh tế của hai nước.
2. Mở rộng truyền thông chính thức của ĐCSTQ tại New York
2.1. Tân Hoa Xã phát video quảng cáo trên Quảng trường Thời đại
Từ ngày 1/8/2011, video tuyên truyền của Tân Hoa Xã xuất hiện trên màn hình quảng cáo của Quảng trường Thời đại ở Manhattan. Màn hình có độ phân giải cao khổng lồ này nằm ở một vị trí đắc địa tại trung tâm New York, với tổng diện tích 238 mét vuông. Nó được Tân Hoa Xã thuê từ Công ty Quảng cáo ngoài trời Sherwood Outdoor, Phòng trưng bày phim Tân Hoa Xã đưa vào điều hành và quản lý. Ví dụ, sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết về Biển Đông vào tháng 7/2016, các màn hình quảng cáo đã chiếu các video ngắn có chủ đề Biển Đông dày đặc mỗi ngày. Được biết, từ giá của các màn hình quảng cáo tương tự, tiền thuê hàng tháng của màn hình quảng cáo này có thể từ 300.000 đến 400.000 đô la Mỹ (tương đương khoảng từ 7 tỷ VNĐ - 9,4 tỷ VNĐ).
Reuters đưa tin, Brian Turner, chủ tịch của Công ty Sherwood Outdoor, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ông hy vọng rằng việc cho Tân Hoa Xã thuê sẽ thúc đẩy nhiều thương hiệu Trung Quốc quảng cáo trên Quảng trường Thời đại. "Rất nhiều công ty Hoa Kỳ đang đưa sản phẩm của họ sang Trung Quốc và phát triển ở nước ngoài", ông nói, "Chúng tôi mong muốn có đi có lại".
Năm 2010, Tân Hoa Xã đã ra mắt kênh truyền hình tiếng Anh 24 giờ, CNC World (Đài truyền hình tiếng Anh Tân Hoa Xã), động thái này được coi là một thách thức đối với sự ‘thống trị’ của truyền thông phương Tây ở nước ngoài.
Người biểu tình chống Tân Hoa Xã ở quảng trường Thời đại ở Manhattan, New York.
Người biểu tình chống Tân Hoa Xã ở quảng trường Thời đại ở Manhattan, New York. (Ảnh: Getty)
2.2. Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo thành lập văn phòng tại Manhattan
Vào ngày 19/5/2011, Tân Hoa Xã đã chuyển văn phòng chi nhánh Bắc Mỹ lên tầng cao nhất của tòa nhà 44 tầng tại 1540 đường Broadway ở New York. Nằm giữa đại lộ 45 và 46 tại Manhattan, New York, tòa nhà này cũng là nơi có cửa hàng Forever 21. Tân Hoa Xã đã thuê chỗ này trong 20 năm.
Vào ngày 13/7/2011, The Wall Street Journal đã đưa tin rằng bản Nhân dân Nhật báo online (People’s Daily Online) của tờ Nhân dân Nhật báo, một phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thuê một khu vực rộng 281 mét vuông trên tầng 30 của Tòa nhà Empire State ở New York làm văn phòng tại Hoa Kỳ. Theo báo cáo, sự hiện diện của Nhân dân mạng trong Tòa nhà Empire State có thể làm tăng tiếng tăm và sẽ tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh ở Bắc Mỹ.
Theo tờ Thời báo Tài chính (Financial Times), ngày 9/6/2016, David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học George Washington, ước tính rằng chi phí "tiếp cận" của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tới 10 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, tờ báo tiếng Anh chính thức của ĐCSTQ, China Daily, đã thâm nhập vào các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ bằng cách mua quảng cáo trả tiền. The New York Times đã từng đăng quảng cáo trả tiền, nhưng New York Times bản tiếng Anh đã bị cấm ở Trung Quốc.
Vào ngày 18/2/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Tân Hoa Xã và năm phương tiện truyền thông chính thức khác của Trung Quốc tại Hoa Kỳ là "phái bộ ngoại giao". Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng các phương tiện truyền thông này được kiểm soát bởi chính quyền ĐCSTQ và không phải là tổ chức báo chí độc lập.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Tân Hoa Xã tại Hoa Kỳ được kiểm soát bởi chính quyền ĐCSTQ và không phải là tổ chức báo chí độc lập.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Tân Hoa Xã tại Hoa Kỳ được kiểm soát bởi chính quyền ĐCSTQ và không phải là tổ chức báo chí độc lập. (Ảnh: Getty)
3. Sự thâm nhập của ĐCSTQ vào Phố Wall và thị trường tài chính Hoa Kỳ
Vào ngày 16/9/2018, một số giới tinh anh của Phố Wall và trùm ngân hàng Hoa Kỳ đã được các quan chức Trung Quốc mời tham gia "Hội nghị bàn tròn tài chính Trung Quốc-Hoa Kỳ" tại Bắc Kinh và gặp gỡ Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn vào ngày hôm sau. Động thái này của Trung Quốc được cho là mượn các liên hệ của ông Vương Kỳ Sơn trong cộng đồng tài chính Hoa Kỳ và giới kinh doanh - chính trị cấp cao của Hoa Kỳ để giảm bớt cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Đối với nhân viên phía Hoa Kỳ được mời mà nói, tham gia cuộc họp được coi là ủng hộ ĐCSTQ.
Mặc dù "bàn tròn" này không ảnh hưởng đến quyết sách thương mại của chính quyền Trump, nhưng niềm tin vào ĐCSTQ của Phố Wall là điều không phải bàn cãi.
Truyền thông Mỹ đã chỉ ra rằng Phố Wall luôn đóng vai trò "chim bồ câu" trong chính sách của Trung Quốc. Trong chuyến thăm New York năm 1999, Thủ tướng Trung Quốc khi đó đã gặp một số giám đốc điều hành Phố Wall để thảo luận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Clinton đã nghe du thuyết của Phố Wall và quyết định hỗ trợ Trung Quốc gia nhập WTO. Sau đó, Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Obama cũng vì nghe theo sự khuyên ngăn của Phố Wall mà không liệt Trung Quốc vào danh sách “kẻ thao túng tiền tệ”.
Hơn một thập kỷ trước, người có mối quan hệ chặt chẽ với Phố Wall, và là giám đốc điều hành của một tập đoàn tài chính nổi tiếng, ông Robert Lawrence Kuhn vì ân huệ với Giang Trạch Dân đã viết một cuốn truyện ký. Trong cuốn sách của mình, ông đã quảng cáo và tâng bốc Giang Trạch Dân, phiên bản tiếng Anh của nó được coi là tuyên truyền của ĐCSTQ ở phương Tây.
Truyền thông Mỹ đã chỉ ra rằng Phố Wall luôn đóng vai trò "chim bồ câu" trong chính sách của Trung Quốc, từ đó gián tiếp tác động đến chính sách của chính quyền đương nhiệm.
Truyền thông Mỹ đã chỉ ra rằng Phố Wall luôn đóng vai trò "chim bồ câu" trong chính sách của Trung Quốc, từ đó gián tiếp tác động đến chính sách của chính quyền đương nhiệm. (Ảnh: Getty)
3.1. Phố Wall "truyền máu" cho ĐCSTQ
Vào ngày 1/6/2018, khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bắt đầu, MSCI Inc, công ty về chỉ số chứng khoán đã chính thức đưa “cổ phiếu hạng A” của Trung Quốc đại lục vào "Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI" với tỷ lệ đưa vào 2,5%. Vào ngày 27/9/2018, FTSE Russell, công ty chỉ số lớn thứ hai thế giới, tuyên bố rằng họ sẽ đưa cổ phiếu hạng A vào trong hệ thống chỉ số chứng khoán toàn cầu và phân loại chúng là thị trường mới nổi thứ cấp. Theo thống kê từ các công ty chứng khoán, về mặt lý thuyết, dự kiến ​​sẽ mang lại số vốn tăng thêm hơn 500 tỷ USD cho cổ phiếu hạng A. Vào ngày 1/4/2019, Bloomberg đã công bố việc đưa trái phiếu chính thức của Trung Quốc vào Chỉ số tổng hợp toàn cầu của Bloomberg Barclays.
Ông Qinglian, một nhà kinh tế tại Hoa Kỳ cho biết, sự công nhận của ba tổ chức lớn (MSCI, GEIS và Bloomberg) tương đương với việc xác nhận cổ phiếu hạng A và trái phiếu chính phủ Trung Quốc vốn khá rủi ro, mang lại dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ cho Trung Quốc và làm giảm bớt khốn cảnh của thị trường tư bản Trung Quốc, có thể nói họ là “quý nhân” của ĐCSTQ.
Vào ngày 3/9/2018, MSCI đã tăng tỷ lệ cổ phiếu hạng A của Trung Quốc lên 5%. Vào ngày 28/2/2019, MSCI cũng tuyên bố sẽ tăng hệ số bao gồm các cổ phiếu vốn hóa lớn của Trung Quốc trong chỉ số của mình lên 20%. Reuters báo cáo rằng động thái này có thể thu hút hơn 80 tỷ USD đầu tư nước ngoài mới vào Trung Quốc. Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã huy động hàng chục tỷ đô la thông qua thị trường tài chính Hoa Kỳ.
Vào ngày 2/5/2019, Roger W. Robinson, Chủ tịch Viện Nghiên cứu An ninh Prague, đã nói trong một bài phát biểu trước "Ủy ban về Nguy cơ Hiện tại: Trung Quốc" rằng mức độ thâm nhập của ĐCSTQ vào thị trường tài chính Mỹ là rất đáng lo ngại.
Roger W. Robinson là người đã hỗ trợ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Reagan xây dựng chiến lược kinh tế và tài chính để giải thể Đảng Cộng sản Liên Xô.
Roger W. Robinson là người đã hỗ trợ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Reagan xây dựng chiến lược kinh tế và tài chính để giải thể Đảng Cộng sản Liên Xô. (Ảnh: Epoch Times)
Ông Robinson chỉ ra rằng có hơn 1.000 công ty niêm yết của Trung Quốc trong ba sàn giao dịch lớn của Hoa Kỳ. Chỉ riêng Sở giao dịch chứng khoán New York đã có hơn 650 công ty nhà nước được liệt kê thuộc ĐCSTQ. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là những ‘con tốt’ của quân đội ĐCSTQ. Khi các công ty Trung Quốc này trở thành một phần của các chỉ số chứng khoán khác nhau (như chỉ số MSCI), họ đã trở thành một phần trong danh mục đầu tư cá nhân của hàng triệu người Mỹ. Kết quả là, người Mỹ thực sự tài trợ cho các hoạt động mở rộng và thâm nhập của ĐCSTQ bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Vào ngày 5/6/2019, bốn thượng nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ, bao gồm Marco Rubio, đã giới thiệu Đạo luật “Đảm bảo thông tin chất lượng và minh bạch cho các danh sách ở nước ngoài trên các sàn giao dịch của chúng ta”. Trong đó có thông báo rõ ràng rằng thông tin của Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác được liệt kê ở Hoa Kỳ phải được xem xét kỹ lưỡng, vì các cuộc điều tra trước đây đã chỉ ra rằng nhiều công ty này đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ (như luật cấm vận), còn có rất nhiều các công ty gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ, hoặc có hồ sơ vi phạm nhân quyền không đủ điều kiện đưa ra thị trường ở Hoa Kỳ.
3.2. JPMorgan Chase tuyển dụng bất hợp pháp những ‘Thái tử Đảng’ của ĐCSTQ
Kể từ năm 2013, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và Bộ Tư pháp đã bắt đầu điều tra Ngân hàng JP Morgan Chase vì nghi ngờ dính líu đến việc hối lộ các công ty nước ngoài. Vụ án này đặc biệt gây chú ý bởi vì đây là cuộc điều tra lớn đầu tiên của Phố Wall theo Đạo luật Thực hành Tham nhũng Nước ngoài (FCPA).
Tổng hợp tin tức truyền thông ở Hoa Kỳ, năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, hay còn gọi là “thái tử Đảng”. Năm 2009, dự án đã được mở rộng, ngân hàng cấp cao này đã “thể chế hóa” việc tuyển dụng này, đến năm 2013 thì dự án đã bị chấm dứt.
Năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, hay còn gọi là “thái tử Đảng”.
Năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)
Trong bảy năm từ 2006 đến 2013, JPMorgan Chase đã tuyển dụng khoảng 100 “thái tử Đảng” có mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức Trung Quốc và châu Á với tư cách là nhân viên chính thức hoặc thực tập sinh, dẫn đến việc ngân hàng có được cơ hội kinh doanh với lợi nhuận 100 triệu đô la.
Thời báo Tài chính cho biết JPMorgan đã tuyển dụng Gao Yu, con trai của cựu bộ trưởng thương mại ĐCSTQ. JPMorgan Chase đã nằm trong danh sách hỗ trợ của Ngân hàng Everbright thuộc Tập đoàn Everbright Trung Quốc sau khi tuyển dụng con trai của Chủ tịch Tập đoàn Everbright Trung Quốc Tang Shuangning.
Cuộc điều tra của SEC chỉ ra rằng JPMorgan biết rằng làm như vậy đã vi phạm Đạo luật Thực hành Tham nhũng Nước ngoài của Hoa Kỳ, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm luật "vì lợi nhuận và cơ hội kinh doanh mới quá hào phóng". Vào tháng 11/ 2016, các công tố viên và cơ quan quản lý liên bang đã công bố thỏa thuận giải quyết khoảng 264 triệu đô la với JPMorgan Chase và công ty con ở Hồng Kông.
Theo The Wall Street Journal, ngoài JPMorgan Chase, một số tập đoàn tài chính nổi tiếng đã được điều tra vì các trường hợp tương tự.
4. Sự xâm nhập của ĐCSTQ vào các trường đại học ở New York
Sự xâm nhập của ĐCSTQ vào các trường đại học Mỹ bao gồm thành lập Viện Khổng Tử, quyên góp quỹ, sử dụng các học giả Trung Quốc hoặc sinh viên nước ngoài để đánh cắp bí mật và áp lực để hạn chế quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường. Hành động của ĐCSTQ đã làm dấy lên sự cảnh giác của giới truyền thông, các học giả và chính phủ Hoa Kỳ.
VOA báo cáo vào ngày 5/4/ 2019 rằng, theo dữ liệu do Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cung cấp, ít nhất 09 trường đại học Hoa Kỳ đã nhận được tài trợ từ Huawei trong sáu năm qua, với tổng số tiền là 10,5 triệu đô la. Trong số đó, Đại học Cornell ở New York nhận được nhiều khoản thanh toán nhất, vượt quá 5,3 triệu đô la. Đại học Cornell đã tuyên bố rằng họ sẽ xem xét cẩn thận các dự án hiện có và ngừng chấp nhận tài trợ mới.
Đại học bang New Mexico tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử. Bức ảnh cho thấy những người biểu tình kêu gọi các trường đại học Mỹ đóng cửa các Học viện Khổng Tử. (Ảnh: Epoch Times)
Đại học bang New Mexico tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử. Bức ảnh cho thấy những người biểu tình kêu gọi các trường đại học Mỹ đóng cửa các Học viện Khổng Tử. (Ảnh: Epoch Times)
Vào ngày 2/2/2020, tờ New York Dailynews đã xuất bản một bài bình luận "ĐCSTQ kiểm soát các trường đại học Mỹ: Đại học tiểu bang New York phải điều tra Viện Khổng Tử ngay cả khi nó không bị đóng cửa", tác giả là Todd Pittinsky, phó giáo sư khoa học và xã hội tại Đại học Stony Brook ở tiểu bang New York.
Bài báo nói về sáu trường đại học thuộc Hệ thống Đại học Bang New York (SUNY) hiện đang chấp nhận Viện Khổng Tử: Đại học Stony Brook, Đại học tại Albany, SUNY Global Center, Đại học Binghamton, Đại học Buffalo (UB), và Đại học Quang học (State College of Optometry).
Tác giả cho rằng "sai lầm ở đây là chúng ta đã thuê một cơ quan tuyên truyền ở nước ngoài vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ”. Viện Khổng Tử dạy môn lịch sử mà ĐCSTQ ưa thích, và trong các hợp đồng hợp tác với các trường đại học đều nêu rõ "tôn trọng pháp luật Trung Quốc", vì vậy mà những rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại là điều hiển nhiên.
5. ĐCSTQ thâm nhập vào cộng đồng người Hoa ở New York
Các cộng đồng người Hoa ở New York, khu phố Tàu và Flushing là "căn cứ" mà ĐCSTQ đã tập trung trong nhiều năm. Những người già Hoa kiều sống ở New York cho biết vào giữa những năm 1980, Văn phòng Đối ngoại của ĐCSTQ đã tăng cường thâm nhập vào truyền thống Trung Quốc ở nước ngoài, muốn thay đổi tình hình mà khu phố Tàu từ lâu đã ủng hộ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) - xứ sở mà khắp nơi đều treo cờ “Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng" (cờ Đài Loan), khi ấy họ (ĐCSTQ) từng phát ngôn bừa bãi rằng: Trong vòng mười năm, các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài trên khắp thế giới sẽ chuyển (cờ) "trắng thành đỏ".
Vào ngày 17/4/2017, một bài báo đặc biệt của Thời báo Epoch Times đã chỉ ra rằng các Phòng Thương mại và các hiệp hội đồng hương Trung Quốc, hầu hết là công cụ và ‘’đại lý’ chính trị ở nước ngoài của ĐCSTQ, như Hội đồng hương Ôn Châu ở New York, Hội đồng hương Phúc Châu và Hội đồng hương Thượng Hải, đều bị ĐCSTQ kiểm soát.
Hiệp hội Trung Quốc ở Đông Mỹ (trước đây gọi là Hiệp hội người Mỹ gốc Hoa ở New York) cũng tuân theo Lãnh sự quán Trung Quốc. Vào tháng 7/1999, sau khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, Lương Quán Quân (Liang Champion) khi đó là chủ tịch Hiệp hội đã tích cực hợp tác với Lãnh sự quán Trung Quốc để tổ chức vu khống Pháp Luân Công và thậm chí thực hiện các cuộc tấn công bạo lực.
Ngày 17/5/2008, các học viên Pháp Luân Công tại một hội nghị hòa bình ở Flushing, New York đã bị hàng trăm đến hơn một ngàn người bao vây. Những lời lăng mạ và bao vây khổng lồ tiếp diễn trong hơn 20 ngày. Việc này do Bành Khắc Ngọc (Peng Keyu) - Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York chỉ huy, và một số "hiệp hội đồng hương" đã chi tiền để thuê người tham gia.
Lãnh sự quán Trung Quốc cũng đẩy mạnh phá hoại việc biểu diễn nghệ thuật văn hóa truyền thống của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Vào tháng 1 và tháng 3 năm 2019, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã tổ chức hai đợt diễn tổng cộng 29 buổi biểu diễn tại Trung tâm Lincoln, nhận được sự đánh giá cao từ giới chủ lưu ở New York. Tuy nhiên, trong các buổi biểu diễn, những người ủng hộ ĐCSTQ như Lí Hoa Hồng (Li Huahong) và những người thuộc Phòng 610 Thành phố Thiên Tân gây rối chửi bới bên ngoài nhà hát nhằm làm mất uy tín của Shen Yun và Pháp Luân Công, đã bị khán giả lên án.
Kết luận
New York là thành phố số một thế giới, là trung tâm tài chính, thương mại và truyền thông toàn cầu, và là trụ sở của Liên Hợp Quốc. Với vị thế đặc biệt và ảnh hưởng quan trọng của nó, sự hỗ trợ tích cực của New York đối với ĐCSTQ đã mang lại tác động tiêu cực không thể đo đếm được, và khiến New York phải chịu hậu quả nghiêm trọng.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ không ngừng che giấu sự thật và chà đạp lên tính mệnh con người, nay đã dần dần bị bại lộ. Thực tế cho thấy sự cai trị của ĐCSTQ không phải vì lợi ích của người dân, mà là núp bóng cờ hiệu và nhân dân để lừa bịp.
Đối với chính phủ, các nhóm kinh doanh và tất cả các cá nhân, thân thiện với Đảng Cộng sản Trung Quốc không có nghĩa là thân thiện với người dân Trung Quốc. Một mối quan hệ thân thiết với ĐCSTQ sẽ mang tới tai họa khó lường.
Mai Nguyễn / Theo Epoch Times

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt phát minh máy thở được 16 nước săn đón để chống Covid-19


Trần Ngọc Phúc, cha đẻ của máy thở Hummingbird đang góp một phần trí tuệ Việt với thế giới để đẩy lùi dịch Covid-19.
Theo ông Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Tập đoàn Metran Japan, 80% bệnh nhân dương tính với Covid-19 có thể tự phục hồi được. 15% bệnh nhân cần đến các loại máy trợ thở nhẹ và 5% cần sử dụng phổi nhân tạo.
Theo một nghiên cứu tại Anh, nước này có khả năng phải cần đến 40.000 máy thở trong trường hợp xấu. Tại Nhật, con số này là 80.000.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 1 may_tho_7.jpgNhiều quốc gia trên thế giới đang chạy đua sản xuất máy trợ thở để điều trị Covid-19. Ảnh: Getty.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhiều lần kêu gọi tất cả các quốc gia chuẩn bị các thiết bị y tế hỗ trợ hô hấp như máy thở, bình oxy để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 đang trong tình trạng nguy kịch.
Máy thở chính là cơ hội giúp các bệnh nhân nguy kịch có thể chiến đấu và giành giật lại sự sống.
Chiều 30/3, trong phiên họp của Chính Phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói về việc cần chuẩn bị lượng máy thở đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân Covid-19.
Trong đó, Thủ tướng nhắc đến ông Trần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề thiếu hụt trang bị này trong ngành y tế.

Máy trợ thở mang trí tuệ Việt

Ông Trần Ngọc Phúc hiện là chủ tịch của Metran, công ty chuyên phát triển thiết bị thở sử dụng trong ngành y tế. Những thiết bị của Metran nhận được sự đánh giá cao từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới.
Theo ông Phúc, vấn đề máy thở dùng cho bệnh nhân Covid-19 đang được Metran giải quyết bằng hai dự án chính gồm máy trợ thở Composβ-EV dùng cho bệnh nhân nguy kịch và máy JFLo cho bệnh nhân hô hấp yếu.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 2 unnamed_1_.jpgTrần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở Hummingbird.
Đầu tiên, máy trợ thở Composβ-EV được nghiên cứu từ 30 năm trước để hỗ trợ cho bác sĩ thú y điều trị cho động vật. Ưu điểm của loại máy này là việc vận hành không đòi hỏi chuyên môn quá cao. Đồng thời, tính ổn định và an toàn của máy phù hợp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngày 28/3 kênh truyền hình Asahi của Nhật đã phát sóng phóng sự về việc sử dụng máy trợ thở Composβ-EV cho việc điều trị Covid-19. Những thông tin từ bài phóng sự nhằm khẳng định chất lượng của máy từng được dùng cho ngành thú y vẫn sẽ là giải pháp tối ưu dành cho con người trong bối cảnh dịch đang bùng phát.
Theo nhà phát minh Trần Ngọc Phúc, trong thời gian tới, loại máy Composβ-EV sẽ được thiết kế và cải tiến lại để phù hợp và bệnh nhân, tránh được tâm lý đây từng là máy dùng cho động vật. Máy này đang được thử nghiệm tại các trường Đại học ở Nhật Bản, đang được Bộ Y tế và Bộ Công thương hỗ trợ để có giấy phép lưu hành.
LOẠI MÁY NÀY SẼ HỖ TRỢ VIỆT NAM RẤT NHIỀU. CHÚNG TÔI SẼ LƯỢC BỚT MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÔNG THẬT SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ SẢN XUẤT LOẠI MÁY NÀY.
ÔNG TRẦN NGỌC PHÚC
Loại máy thứ hai từ Metran là loại máy trợ thở có tên JFlo. Máy trợ thở này có ưu điểm gọn nhẹ gấp 10 lần các loại máy khác, vận hành không cần chuyên gia. Bên cạnh đó, bệnh nhân khi thở bằng máy vẫn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam. Dự kiến đưa ra thị trường vào tháng 10 năm nay. Hiện nay, máy này các chức năng đã sẵn sàng và đang được thử nghiệm. nếu có thêm nguồn vốn từ các nhà tài trợ, thời gian ra mắt loại máy trợ thở gọn nhẹ này có thể giảm xuống khoảng 2 tháng.
“Loại máy này sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc phòng chống dịch covid-19. Chúng tôi có thể lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đấy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này”, ông Phúc chia sẻ.

Bài toán thiếu hụt linh kiện

Bên cạnh khó khăn về tài chính, việc thiếu linh kiện sản xuất máy trợ thở cũng đang là vấn đề đau đầu đối với Metran. “Nhu cầu về máy thở đã tăng gấp 100 lần. Điều này gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng, sản xuất”, ông Phúc chia sẻ.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 3 e0f2f0bbecf805a65ce9.jpgMáy trợ thở cá nhân JFlo với ưu điểm gọn nhẹ và dễ sử dụng được phát minh bởi ông Trần Ngọc Phúc.
“Một bộ máy thở có các cảm biến, linh kiện đến từ rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nhật và cả Việt Nam dường như đã chậm chân so với các nước khác trong việc đặt hàng sớm các linh kiện. Việc cấp bách bây giờ là có tìm được nhà cung cấp có khả năng tạo ra ngần ấy linh kiện”, ông Phúc nói về khó khăn trong việc sản xuất máy trợ thở.
Về nhà máy sản xuất, ông Phúc cho biết có nhiều công ty gia công đồng hồ, xe hơi… ở Nhật liên hệ sản xuất máy thở. Ngoài ra nhiều đơn vị trong và ngoài nước cũng đủ đáp ứng việc sản xuất máy. Tuy vậy, vấn đề linh kiện vẫn cần được giải quyết đầu tiên.

Chỉ chuyển giao công nghệ cho người có cùng suy nghĩ

Theo nguồn tin riêng của Zing, đã có một số tập đoàn, công ty Việt Nam liên hệ Metran để chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở hỗ trợ chống dịch Covid-19.
Tuy vậy, theo ông Phúc, do nguồn lực có hạn, Metran không thể chuyển giao cho tất cả doanh nghiệp mà chỉ chọn ra một đơn vị “có cùng suy nghĩ” với ông.
“Nhiều quốc gia đang cần công nghệ máy thở. Tôi chỉ chọn mỗi quốc gia một đơn vị có cùng suy nghĩ với mình để triển khai. Có nhiều đơn vị lợi dụng Metran và bệnh dịch để thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, tôi không đủ sức để chuyển giao cho tất cả”, ông Phúc cho biết.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 4 nha_phat_minh_tran_ngoc_phuc_3read_only_1581600802412291621755.jpgHiện có 16 quốc gia liên hệ chuyển giao công nghệ máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc.
Hiện có 16 quốc gia liên hệ công ty ông Phúc để chuyển giao công nghệ sản xuất máy trợ thở trong đó có Mỹ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Đài Loan… Công ty Metran đang làm việc với Mc Kinsey để chuyển giao công nghệ cho các quốc gia khác.
NHIỀU NƯỚC ĐANG CẦN CÔNG NGHỆ MÁY THỞ. TÔI CHỈ CHỌN NGƯỜI CÓ CÙNG SUY NGHĨ VỚI MÌNH ĐỂ TRIỂN KHAI. NHIỀU ĐƠN VỊ LỢI DỤNG METRAN VÀ BỆNH DỊCH ĐỂ THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM. TÔI CŨNG KHÔNG ĐỦ SỨC ĐỂ CHUYỂN GIAO CHO TẤT CẢ.
ÔNG TRẦN NGỌC PHÚC
Về tài chính cho hai dự án sản xuất máy thở, ông Phúc cho biết đã có nhiều đơn vị đồng hành. “Tuy vậy, không công ty hay nhóm nào có thể đơn phương phân phối sản phẩm này. Các bên liên quan sẽ phải cùng ngồi lại, bàn bạc để đưa ra quyết định vì lợi ích chung của quốc gia và của người bệnh”, ông Phúc khẳng định.
Ông Phúc cho biết, thủ tướng Việt Nam nhiều lần chỉ đạo, đôn đốc việc chuẩn bị máy thở phục vụ công tác chống dịch Covid-19 trong nước. Tuy vậy, lời hứa trong một tháng đáp ứng đủ số máy ông không dám cam kết. “Tôi không hứa những gì mình không thể làm được”, ông Phúc cho biết.
Với máy thở JFlo, nếu có nguồn vốn R&D (nghiên cứu và phát triển), Metran sẽ ra mắt sản phẩm vào tháng 8. Còn không, phải đến tháng 10 sản phẩm này mới vượt qua các bài kiểm định để đi vào sản xuất.
TRONG 3 THÁNG TỚI, METRAN CÓ THỂ ĐÁP ỨNG 10.000-15.000 MÁY THỞ CHO VIỆT NAM. ĐIỀU NÀY KHẢ THI ĐẾN 91%. CHÚNG TÔI SẼ CỐ GẮNG HẾT SỨC.
ÔNG TRẦN NGỌC PHÚC

Nhật Hoàng từng ghé thăm

Metran được thành lập từ năm 1984. Cái tên Metran được ghép từ Medical (y khoa) và Trần (họ của ông Phúc).
Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số Hummingbird cho trẻ em sinh non.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 5 zing_nhat_hoang_tham_xuong_nguoi_viet_2.jpgNăm 2012, công ty Metran vinh dự được Nhật Hoàng ghé thăm.
Trước khi có Hummingbird, 90% trẻ sinh non tại Nhật Bản qua đời. Sau khi có chiếc máy này, 99,7% trẻ sinh non được cứu sống.
Năm 2016, Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sử dụng máy thở Hummingbird do công ty của ông tài trợ.
Từ một công ty được thành lập bởi người không phải gốc Nhật, năm 2012, Metran vinh dự đón tiếp Nhật Hoàng tham quan công ty. Được biết, Nhật Hoàng rất ít khi xuất hiện trước công chúng và mỗi năm chỉ thăm 1-2 công ty. Điều đó càng cho thấy sự đóng góp to lớn của Metran với y học Nhật Bản và thế giới.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 6 19238156_1707470479267979_5587549317352734178_o.jpgNgoài đóng góp cho y học, ông Trần Ngọc Phúc cũng hỗ trợ cho nhiều du học sinh người Việt tại Nhật.
Ngoài ra, phát minh máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc còn giành giải nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Mỹ tổ chức.
Đồng thời, sản phẩm tâm huyết của ông còn được chọn là một trong 300 METI’s công nghiệp sản xuất của Nhật Bản – Monozukuri SMEs (2007), nhận giải The 5th Shibusawa Eiich Venture Dream Award.
Năm 2018, ông Trần Ngọc Phúc nhận Huân chương Mặt trời mọc tia sáng bạc của Nhật vì những cống hiến của mình.
Nguồn: Zing.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang