Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Tại sao bang New York trở thành khu vực bị ảnh hưởng virus Vũ Hán nặng nề nhất ở Mỹ?


Lăng kính thời dịch: Tại sao bang New York trở thành khu vực bị ảnh hưởng virus Vũ Hán nặng nề nhất ở Mỹ?
Virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (virus ĐCSTQ - hay còn gọi là virus Corona Vũ Hán) là nhắm vào ĐCSTQ mà đến, các quốc gia và khu vực thân cận với ĐCSTQ đều chịu ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Getty)
Toàn nước Mỹ tính đến ngày 31/03/2020 đã có hơn 160 ngàn ca nhiễm virus corona Vũ Hán, riêng bang New York chiếm đến gần phân nửa số ca bệnh. Số ca tử vong tại New York trong vòng bốn ngày đã tăng gấp đôi lên đến hơn 1.300. Chính quyền Trump trước đó đã tuyên bố rằng Tiểu bang New York là một "khu vực thảm họa"; Thống đốc Andrew Cuomo đã ký một chỉ thị vào ngày 20/3, và toàn bộ tiểu bang rơi vào trạng thái "tạm ngừng" vào ngày 22/3.
Virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (virus ĐCSTQ - hay còn gọi là virus Corona Vũ Hán) là nhắm vào ĐCSTQ mà đến, các quốc gia và khu vực thân cận với ĐCSTQ đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, cùng xem sự xâm nhập của ĐCSTQ vào Thành phố New York và Tiểu bang New York ra sao, sẽ có thể giúp ngăn chặn và kiểm soát căn bản dịch bệnh.
1. Đảng Cộng sản Trung Quốc ‘lôi kéo’ các nhân vật chính trị ở New York
Tiểu bang New York là một trong những tiểu bang đông dân và mạnh nhất về kinh tế tại Hoa Kỳ. Thông tin công khai cho thấy Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất (ở bên ngoài Bắc Mỹ) của New York; hơn nữa Trung Quốc và Hồng Kông gộp lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của New York. Nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng có trụ sở tại New York đã đầu tư vào Trung Quốc, rất nhiều công ty Trung Quốc cũng coi Tiểu bang New York là một trong những nơi hàng đầu để đầu tư vào Hoa Kỳ. Các mối liên hệ kinh doanh và lợi ích của hai bên đã trở thành một nền tảng để ĐCSTQ lôi kéo các chức sắc địa phương.
Vào ngày 11/4/2016, Trương Hướng Thần (Zhang Xiangchen), Phó đại diện đàm phán thương mại quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận với Phó Thống đốc tiểu bang New York Kathy Hochul, và chính thức thành lập "Tổ công tác liên hợp - Hợp tác đầu tư thương mại nhà nước Trung Quốc và New York”, đây là cơ chế tương tự đầu tiên được ĐCSTQ thành lập tại 10 khu vực thuộc tiểu bang New York. Chương Khải Nguyệt (Zhang Qiyue), khi đó là Tổng lãnh sự của ĐCSTQ tại New York, nói rằng tiểu bang New York là một "điểm sáng" cho việc triển khai hợp tác địa phương Trung Quốc - Hoa Kỳ.
Vào ngày 18/7/2017, "Diễn đàn hợp tác đầu tư và thương mại nhà nước Trung Quốc-New York" đã được tổ chức tại Buffalo, New York. Nó được đồng tổ chức bởi Cục Phát triển Ngoại thương của Bộ Thương mại ĐCSTQ, Cơ quan Phát triển Kinh tế tiểu bang New York, Tổng lãnh sự Trung Quốc trú tại New York và chính quyền bang New York.
Vào ngày 2/11/2017, Thống đốc Cuomo của bang New York đã giành ‘giải thưởng Đám mây xanh’ từ "Hiệp hội Hoa Kỳ và Trung Quốc". Phó Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul khi nhận giải thưởng thay đã bày tỏ, việc phát triển mối quan hệ của New York với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên" của Thống đốc Cuomo. Bà Hochul giới thiệu rằng tiểu bang New York đã tổ chức ba đoàn doanh nghiệp đến Trung Quốc, và hiện đang lên kế hoạch tổ chức lần thứ tư. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông, Tập đoàn HNA là nhà tài trợ cho lễ trao giải tối hôm đó, và ông Chương Khải Nguyệt, khi đó là Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, cũng có mặt. (HNA là một tập đoàn của Trung Quốc có trụ sở tại Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc. Được thành lập vào năm 2000, nó tham gia vào nhiều ngành công nghiệp bao gồm hàng không, bất động sản, dịch vụ tài chính, du lịch, hậu cần, v.v.). Có thể thấy rằng "Giải thưởng Đám mây xanh" mang màu sắc chính trị, là ĐCSTQ đã sử dụng điều này để hâm nóng hợp tác thương mại và thu hút mối quan hệ chặt chẽ hơn với thống đốc bang.
Phó Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul khi nhận giải thưởng thay đã bày tỏ, việc phát triển mối quan hệ của New York với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên" của bà.
Phó Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul khi nhận giải thưởng thay đã bày tỏ, việc phát triển mối quan hệ của New York với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên" của Thống đốc Cuomo. (Ảnh: Getty)
Vào ngày 18/6/2019, Thượng viện bang New York đã thông qua nghị quyết, trong đó để củng cố tình hữu nghị giữa bang New York và Trung Quốc và để kỷ niệm sự đóng góp của người dân Trung Quốc cho sự phát triển của tiểu bang, lấy ngày 1/10 năm đó là "Ngày Trung Quốc", tuần đầu tiên của tháng 10 được chỉ định là "Tuần truyền thống Hoa kiều". Ngày 1/10 là ngày thành lập ĐCSTQ. Sự cai trị của ĐCSTQ đã mang lại tai họa lớn cho người dân Trung Quốc, nhưng lại đem ngày đó chỉ định thành “Ngày Trung Quốc” thật khiến người ta phải kinh ngạc. Tuy nhiên, quyết định này đã được ĐCSTQ hoan nghênh. Vào ngày 19/6, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng "Ngày Trung Quốc" do chính quyền New York quy định là "có ý nghĩa tích cực".
Vào tối ngày 16/9/2019, Tổng lãnh sự quán ĐCSTQ tại New York đã tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm 70 năm thành lập ĐCSTQ. Nhiều chính trị gia và doanh nhân bang New York và đại diện Trung Quốc ở nước ngoài đã được mời tham dự buổi tiệc. Tại đây, Hoàng Bình (Huang Ping), tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, đã thuyết giảng về chủ nghĩa xã hội khoa học “đặc sắc” của Trung Quốc. Ông cũng nói rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã làm tổn thương nền kinh tế của hai nước.
2. Mở rộng truyền thông chính thức của ĐCSTQ tại New York
2.1. Tân Hoa Xã phát video quảng cáo trên Quảng trường Thời đại
Từ ngày 1/8/2011, video tuyên truyền của Tân Hoa Xã xuất hiện trên màn hình quảng cáo của Quảng trường Thời đại ở Manhattan. Màn hình có độ phân giải cao khổng lồ này nằm ở một vị trí đắc địa tại trung tâm New York, với tổng diện tích 238 mét vuông. Nó được Tân Hoa Xã thuê từ Công ty Quảng cáo ngoài trời Sherwood Outdoor, Phòng trưng bày phim Tân Hoa Xã đưa vào điều hành và quản lý. Ví dụ, sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết về Biển Đông vào tháng 7/2016, các màn hình quảng cáo đã chiếu các video ngắn có chủ đề Biển Đông dày đặc mỗi ngày. Được biết, từ giá của các màn hình quảng cáo tương tự, tiền thuê hàng tháng của màn hình quảng cáo này có thể từ 300.000 đến 400.000 đô la Mỹ (tương đương khoảng từ 7 tỷ VNĐ - 9,4 tỷ VNĐ).
Reuters đưa tin, Brian Turner, chủ tịch của Công ty Sherwood Outdoor, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ông hy vọng rằng việc cho Tân Hoa Xã thuê sẽ thúc đẩy nhiều thương hiệu Trung Quốc quảng cáo trên Quảng trường Thời đại. "Rất nhiều công ty Hoa Kỳ đang đưa sản phẩm của họ sang Trung Quốc và phát triển ở nước ngoài", ông nói, "Chúng tôi mong muốn có đi có lại".
Năm 2010, Tân Hoa Xã đã ra mắt kênh truyền hình tiếng Anh 24 giờ, CNC World (Đài truyền hình tiếng Anh Tân Hoa Xã), động thái này được coi là một thách thức đối với sự ‘thống trị’ của truyền thông phương Tây ở nước ngoài.
Người biểu tình chống Tân Hoa Xã ở quảng trường Thời đại ở Manhattan, New York.
Người biểu tình chống Tân Hoa Xã ở quảng trường Thời đại ở Manhattan, New York. (Ảnh: Getty)
2.2. Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo thành lập văn phòng tại Manhattan
Vào ngày 19/5/2011, Tân Hoa Xã đã chuyển văn phòng chi nhánh Bắc Mỹ lên tầng cao nhất của tòa nhà 44 tầng tại 1540 đường Broadway ở New York. Nằm giữa đại lộ 45 và 46 tại Manhattan, New York, tòa nhà này cũng là nơi có cửa hàng Forever 21. Tân Hoa Xã đã thuê chỗ này trong 20 năm.
Vào ngày 13/7/2011, The Wall Street Journal đã đưa tin rằng bản Nhân dân Nhật báo online (People’s Daily Online) của tờ Nhân dân Nhật báo, một phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thuê một khu vực rộng 281 mét vuông trên tầng 30 của Tòa nhà Empire State ở New York làm văn phòng tại Hoa Kỳ. Theo báo cáo, sự hiện diện của Nhân dân mạng trong Tòa nhà Empire State có thể làm tăng tiếng tăm và sẽ tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh ở Bắc Mỹ.
Theo tờ Thời báo Tài chính (Financial Times), ngày 9/6/2016, David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học George Washington, ước tính rằng chi phí "tiếp cận" của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tới 10 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, tờ báo tiếng Anh chính thức của ĐCSTQ, China Daily, đã thâm nhập vào các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ bằng cách mua quảng cáo trả tiền. The New York Times đã từng đăng quảng cáo trả tiền, nhưng New York Times bản tiếng Anh đã bị cấm ở Trung Quốc.
Vào ngày 18/2/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Tân Hoa Xã và năm phương tiện truyền thông chính thức khác của Trung Quốc tại Hoa Kỳ là "phái bộ ngoại giao". Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng các phương tiện truyền thông này được kiểm soát bởi chính quyền ĐCSTQ và không phải là tổ chức báo chí độc lập.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Tân Hoa Xã tại Hoa Kỳ được kiểm soát bởi chính quyền ĐCSTQ và không phải là tổ chức báo chí độc lập.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Tân Hoa Xã tại Hoa Kỳ được kiểm soát bởi chính quyền ĐCSTQ và không phải là tổ chức báo chí độc lập. (Ảnh: Getty)
3. Sự thâm nhập của ĐCSTQ vào Phố Wall và thị trường tài chính Hoa Kỳ
Vào ngày 16/9/2018, một số giới tinh anh của Phố Wall và trùm ngân hàng Hoa Kỳ đã được các quan chức Trung Quốc mời tham gia "Hội nghị bàn tròn tài chính Trung Quốc-Hoa Kỳ" tại Bắc Kinh và gặp gỡ Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn vào ngày hôm sau. Động thái này của Trung Quốc được cho là mượn các liên hệ của ông Vương Kỳ Sơn trong cộng đồng tài chính Hoa Kỳ và giới kinh doanh - chính trị cấp cao của Hoa Kỳ để giảm bớt cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Đối với nhân viên phía Hoa Kỳ được mời mà nói, tham gia cuộc họp được coi là ủng hộ ĐCSTQ.
Mặc dù "bàn tròn" này không ảnh hưởng đến quyết sách thương mại của chính quyền Trump, nhưng niềm tin vào ĐCSTQ của Phố Wall là điều không phải bàn cãi.
Truyền thông Mỹ đã chỉ ra rằng Phố Wall luôn đóng vai trò "chim bồ câu" trong chính sách của Trung Quốc. Trong chuyến thăm New York năm 1999, Thủ tướng Trung Quốc khi đó đã gặp một số giám đốc điều hành Phố Wall để thảo luận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Clinton đã nghe du thuyết của Phố Wall và quyết định hỗ trợ Trung Quốc gia nhập WTO. Sau đó, Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Obama cũng vì nghe theo sự khuyên ngăn của Phố Wall mà không liệt Trung Quốc vào danh sách “kẻ thao túng tiền tệ”.
Hơn một thập kỷ trước, người có mối quan hệ chặt chẽ với Phố Wall, và là giám đốc điều hành của một tập đoàn tài chính nổi tiếng, ông Robert Lawrence Kuhn vì ân huệ với Giang Trạch Dân đã viết một cuốn truyện ký. Trong cuốn sách của mình, ông đã quảng cáo và tâng bốc Giang Trạch Dân, phiên bản tiếng Anh của nó được coi là tuyên truyền của ĐCSTQ ở phương Tây.
Truyền thông Mỹ đã chỉ ra rằng Phố Wall luôn đóng vai trò "chim bồ câu" trong chính sách của Trung Quốc, từ đó gián tiếp tác động đến chính sách của chính quyền đương nhiệm.
Truyền thông Mỹ đã chỉ ra rằng Phố Wall luôn đóng vai trò "chim bồ câu" trong chính sách của Trung Quốc, từ đó gián tiếp tác động đến chính sách của chính quyền đương nhiệm. (Ảnh: Getty)
3.1. Phố Wall "truyền máu" cho ĐCSTQ
Vào ngày 1/6/2018, khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bắt đầu, MSCI Inc, công ty về chỉ số chứng khoán đã chính thức đưa “cổ phiếu hạng A” của Trung Quốc đại lục vào "Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI" với tỷ lệ đưa vào 2,5%. Vào ngày 27/9/2018, FTSE Russell, công ty chỉ số lớn thứ hai thế giới, tuyên bố rằng họ sẽ đưa cổ phiếu hạng A vào trong hệ thống chỉ số chứng khoán toàn cầu và phân loại chúng là thị trường mới nổi thứ cấp. Theo thống kê từ các công ty chứng khoán, về mặt lý thuyết, dự kiến ​​sẽ mang lại số vốn tăng thêm hơn 500 tỷ USD cho cổ phiếu hạng A. Vào ngày 1/4/2019, Bloomberg đã công bố việc đưa trái phiếu chính thức của Trung Quốc vào Chỉ số tổng hợp toàn cầu của Bloomberg Barclays.
Ông Qinglian, một nhà kinh tế tại Hoa Kỳ cho biết, sự công nhận của ba tổ chức lớn (MSCI, GEIS và Bloomberg) tương đương với việc xác nhận cổ phiếu hạng A và trái phiếu chính phủ Trung Quốc vốn khá rủi ro, mang lại dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ cho Trung Quốc và làm giảm bớt khốn cảnh của thị trường tư bản Trung Quốc, có thể nói họ là “quý nhân” của ĐCSTQ.
Vào ngày 3/9/2018, MSCI đã tăng tỷ lệ cổ phiếu hạng A của Trung Quốc lên 5%. Vào ngày 28/2/2019, MSCI cũng tuyên bố sẽ tăng hệ số bao gồm các cổ phiếu vốn hóa lớn của Trung Quốc trong chỉ số của mình lên 20%. Reuters báo cáo rằng động thái này có thể thu hút hơn 80 tỷ USD đầu tư nước ngoài mới vào Trung Quốc. Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã huy động hàng chục tỷ đô la thông qua thị trường tài chính Hoa Kỳ.
Vào ngày 2/5/2019, Roger W. Robinson, Chủ tịch Viện Nghiên cứu An ninh Prague, đã nói trong một bài phát biểu trước "Ủy ban về Nguy cơ Hiện tại: Trung Quốc" rằng mức độ thâm nhập của ĐCSTQ vào thị trường tài chính Mỹ là rất đáng lo ngại.
Roger W. Robinson là người đã hỗ trợ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Reagan xây dựng chiến lược kinh tế và tài chính để giải thể Đảng Cộng sản Liên Xô.
Roger W. Robinson là người đã hỗ trợ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Reagan xây dựng chiến lược kinh tế và tài chính để giải thể Đảng Cộng sản Liên Xô. (Ảnh: Epoch Times)
Ông Robinson chỉ ra rằng có hơn 1.000 công ty niêm yết của Trung Quốc trong ba sàn giao dịch lớn của Hoa Kỳ. Chỉ riêng Sở giao dịch chứng khoán New York đã có hơn 650 công ty nhà nước được liệt kê thuộc ĐCSTQ. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là những ‘con tốt’ của quân đội ĐCSTQ. Khi các công ty Trung Quốc này trở thành một phần của các chỉ số chứng khoán khác nhau (như chỉ số MSCI), họ đã trở thành một phần trong danh mục đầu tư cá nhân của hàng triệu người Mỹ. Kết quả là, người Mỹ thực sự tài trợ cho các hoạt động mở rộng và thâm nhập của ĐCSTQ bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Vào ngày 5/6/2019, bốn thượng nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ, bao gồm Marco Rubio, đã giới thiệu Đạo luật “Đảm bảo thông tin chất lượng và minh bạch cho các danh sách ở nước ngoài trên các sàn giao dịch của chúng ta”. Trong đó có thông báo rõ ràng rằng thông tin của Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác được liệt kê ở Hoa Kỳ phải được xem xét kỹ lưỡng, vì các cuộc điều tra trước đây đã chỉ ra rằng nhiều công ty này đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ (như luật cấm vận), còn có rất nhiều các công ty gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ, hoặc có hồ sơ vi phạm nhân quyền không đủ điều kiện đưa ra thị trường ở Hoa Kỳ.
3.2. JPMorgan Chase tuyển dụng bất hợp pháp những ‘Thái tử Đảng’ của ĐCSTQ
Kể từ năm 2013, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và Bộ Tư pháp đã bắt đầu điều tra Ngân hàng JP Morgan Chase vì nghi ngờ dính líu đến việc hối lộ các công ty nước ngoài. Vụ án này đặc biệt gây chú ý bởi vì đây là cuộc điều tra lớn đầu tiên của Phố Wall theo Đạo luật Thực hành Tham nhũng Nước ngoài (FCPA).
Tổng hợp tin tức truyền thông ở Hoa Kỳ, năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, hay còn gọi là “thái tử Đảng”. Năm 2009, dự án đã được mở rộng, ngân hàng cấp cao này đã “thể chế hóa” việc tuyển dụng này, đến năm 2013 thì dự án đã bị chấm dứt.
Năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, hay còn gọi là “thái tử Đảng”.
Năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)
Trong bảy năm từ 2006 đến 2013, JPMorgan Chase đã tuyển dụng khoảng 100 “thái tử Đảng” có mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức Trung Quốc và châu Á với tư cách là nhân viên chính thức hoặc thực tập sinh, dẫn đến việc ngân hàng có được cơ hội kinh doanh với lợi nhuận 100 triệu đô la.
Thời báo Tài chính cho biết JPMorgan đã tuyển dụng Gao Yu, con trai của cựu bộ trưởng thương mại ĐCSTQ. JPMorgan Chase đã nằm trong danh sách hỗ trợ của Ngân hàng Everbright thuộc Tập đoàn Everbright Trung Quốc sau khi tuyển dụng con trai của Chủ tịch Tập đoàn Everbright Trung Quốc Tang Shuangning.
Cuộc điều tra của SEC chỉ ra rằng JPMorgan biết rằng làm như vậy đã vi phạm Đạo luật Thực hành Tham nhũng Nước ngoài của Hoa Kỳ, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm luật "vì lợi nhuận và cơ hội kinh doanh mới quá hào phóng". Vào tháng 11/ 2016, các công tố viên và cơ quan quản lý liên bang đã công bố thỏa thuận giải quyết khoảng 264 triệu đô la với JPMorgan Chase và công ty con ở Hồng Kông.
Theo The Wall Street Journal, ngoài JPMorgan Chase, một số tập đoàn tài chính nổi tiếng đã được điều tra vì các trường hợp tương tự.
4. Sự xâm nhập của ĐCSTQ vào các trường đại học ở New York
Sự xâm nhập của ĐCSTQ vào các trường đại học Mỹ bao gồm thành lập Viện Khổng Tử, quyên góp quỹ, sử dụng các học giả Trung Quốc hoặc sinh viên nước ngoài để đánh cắp bí mật và áp lực để hạn chế quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường. Hành động của ĐCSTQ đã làm dấy lên sự cảnh giác của giới truyền thông, các học giả và chính phủ Hoa Kỳ.
VOA báo cáo vào ngày 5/4/ 2019 rằng, theo dữ liệu do Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cung cấp, ít nhất 09 trường đại học Hoa Kỳ đã nhận được tài trợ từ Huawei trong sáu năm qua, với tổng số tiền là 10,5 triệu đô la. Trong số đó, Đại học Cornell ở New York nhận được nhiều khoản thanh toán nhất, vượt quá 5,3 triệu đô la. Đại học Cornell đã tuyên bố rằng họ sẽ xem xét cẩn thận các dự án hiện có và ngừng chấp nhận tài trợ mới.
Đại học bang New Mexico tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử. Bức ảnh cho thấy những người biểu tình kêu gọi các trường đại học Mỹ đóng cửa các Học viện Khổng Tử. (Ảnh: Epoch Times)
Đại học bang New Mexico tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử. Bức ảnh cho thấy những người biểu tình kêu gọi các trường đại học Mỹ đóng cửa các Học viện Khổng Tử. (Ảnh: Epoch Times)
Vào ngày 2/2/2020, tờ New York Dailynews đã xuất bản một bài bình luận "ĐCSTQ kiểm soát các trường đại học Mỹ: Đại học tiểu bang New York phải điều tra Viện Khổng Tử ngay cả khi nó không bị đóng cửa", tác giả là Todd Pittinsky, phó giáo sư khoa học và xã hội tại Đại học Stony Brook ở tiểu bang New York.
Bài báo nói về sáu trường đại học thuộc Hệ thống Đại học Bang New York (SUNY) hiện đang chấp nhận Viện Khổng Tử: Đại học Stony Brook, Đại học tại Albany, SUNY Global Center, Đại học Binghamton, Đại học Buffalo (UB), và Đại học Quang học (State College of Optometry).
Tác giả cho rằng "sai lầm ở đây là chúng ta đã thuê một cơ quan tuyên truyền ở nước ngoài vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ”. Viện Khổng Tử dạy môn lịch sử mà ĐCSTQ ưa thích, và trong các hợp đồng hợp tác với các trường đại học đều nêu rõ "tôn trọng pháp luật Trung Quốc", vì vậy mà những rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại là điều hiển nhiên.
5. ĐCSTQ thâm nhập vào cộng đồng người Hoa ở New York
Các cộng đồng người Hoa ở New York, khu phố Tàu và Flushing là "căn cứ" mà ĐCSTQ đã tập trung trong nhiều năm. Những người già Hoa kiều sống ở New York cho biết vào giữa những năm 1980, Văn phòng Đối ngoại của ĐCSTQ đã tăng cường thâm nhập vào truyền thống Trung Quốc ở nước ngoài, muốn thay đổi tình hình mà khu phố Tàu từ lâu đã ủng hộ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) - xứ sở mà khắp nơi đều treo cờ “Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng" (cờ Đài Loan), khi ấy họ (ĐCSTQ) từng phát ngôn bừa bãi rằng: Trong vòng mười năm, các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài trên khắp thế giới sẽ chuyển (cờ) "trắng thành đỏ".
Vào ngày 17/4/2017, một bài báo đặc biệt của Thời báo Epoch Times đã chỉ ra rằng các Phòng Thương mại và các hiệp hội đồng hương Trung Quốc, hầu hết là công cụ và ‘’đại lý’ chính trị ở nước ngoài của ĐCSTQ, như Hội đồng hương Ôn Châu ở New York, Hội đồng hương Phúc Châu và Hội đồng hương Thượng Hải, đều bị ĐCSTQ kiểm soát.
Hiệp hội Trung Quốc ở Đông Mỹ (trước đây gọi là Hiệp hội người Mỹ gốc Hoa ở New York) cũng tuân theo Lãnh sự quán Trung Quốc. Vào tháng 7/1999, sau khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, Lương Quán Quân (Liang Champion) khi đó là chủ tịch Hiệp hội đã tích cực hợp tác với Lãnh sự quán Trung Quốc để tổ chức vu khống Pháp Luân Công và thậm chí thực hiện các cuộc tấn công bạo lực.
Ngày 17/5/2008, các học viên Pháp Luân Công tại một hội nghị hòa bình ở Flushing, New York đã bị hàng trăm đến hơn một ngàn người bao vây. Những lời lăng mạ và bao vây khổng lồ tiếp diễn trong hơn 20 ngày. Việc này do Bành Khắc Ngọc (Peng Keyu) - Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York chỉ huy, và một số "hiệp hội đồng hương" đã chi tiền để thuê người tham gia.
Lãnh sự quán Trung Quốc cũng đẩy mạnh phá hoại việc biểu diễn nghệ thuật văn hóa truyền thống của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Vào tháng 1 và tháng 3 năm 2019, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã tổ chức hai đợt diễn tổng cộng 29 buổi biểu diễn tại Trung tâm Lincoln, nhận được sự đánh giá cao từ giới chủ lưu ở New York. Tuy nhiên, trong các buổi biểu diễn, những người ủng hộ ĐCSTQ như Lí Hoa Hồng (Li Huahong) và những người thuộc Phòng 610 Thành phố Thiên Tân gây rối chửi bới bên ngoài nhà hát nhằm làm mất uy tín của Shen Yun và Pháp Luân Công, đã bị khán giả lên án.
Kết luận
New York là thành phố số một thế giới, là trung tâm tài chính, thương mại và truyền thông toàn cầu, và là trụ sở của Liên Hợp Quốc. Với vị thế đặc biệt và ảnh hưởng quan trọng của nó, sự hỗ trợ tích cực của New York đối với ĐCSTQ đã mang lại tác động tiêu cực không thể đo đếm được, và khiến New York phải chịu hậu quả nghiêm trọng.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ không ngừng che giấu sự thật và chà đạp lên tính mệnh con người, nay đã dần dần bị bại lộ. Thực tế cho thấy sự cai trị của ĐCSTQ không phải vì lợi ích của người dân, mà là núp bóng cờ hiệu và nhân dân để lừa bịp.
Đối với chính phủ, các nhóm kinh doanh và tất cả các cá nhân, thân thiện với Đảng Cộng sản Trung Quốc không có nghĩa là thân thiện với người dân Trung Quốc. Một mối quan hệ thân thiết với ĐCSTQ sẽ mang tới tai họa khó lường.
Mai Nguyễn / Theo Epoch Times

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt phát minh máy thở được 16 nước săn đón để chống Covid-19


Trần Ngọc Phúc, cha đẻ của máy thở Hummingbird đang góp một phần trí tuệ Việt với thế giới để đẩy lùi dịch Covid-19.
Theo ông Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Tập đoàn Metran Japan, 80% bệnh nhân dương tính với Covid-19 có thể tự phục hồi được. 15% bệnh nhân cần đến các loại máy trợ thở nhẹ và 5% cần sử dụng phổi nhân tạo.
Theo một nghiên cứu tại Anh, nước này có khả năng phải cần đến 40.000 máy thở trong trường hợp xấu. Tại Nhật, con số này là 80.000.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 1 may_tho_7.jpgNhiều quốc gia trên thế giới đang chạy đua sản xuất máy trợ thở để điều trị Covid-19. Ảnh: Getty.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhiều lần kêu gọi tất cả các quốc gia chuẩn bị các thiết bị y tế hỗ trợ hô hấp như máy thở, bình oxy để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 đang trong tình trạng nguy kịch.
Máy thở chính là cơ hội giúp các bệnh nhân nguy kịch có thể chiến đấu và giành giật lại sự sống.
Chiều 30/3, trong phiên họp của Chính Phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói về việc cần chuẩn bị lượng máy thở đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân Covid-19.
Trong đó, Thủ tướng nhắc đến ông Trần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề thiếu hụt trang bị này trong ngành y tế.

Máy trợ thở mang trí tuệ Việt

Ông Trần Ngọc Phúc hiện là chủ tịch của Metran, công ty chuyên phát triển thiết bị thở sử dụng trong ngành y tế. Những thiết bị của Metran nhận được sự đánh giá cao từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới.
Theo ông Phúc, vấn đề máy thở dùng cho bệnh nhân Covid-19 đang được Metran giải quyết bằng hai dự án chính gồm máy trợ thở Composβ-EV dùng cho bệnh nhân nguy kịch và máy JFLo cho bệnh nhân hô hấp yếu.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 2 unnamed_1_.jpgTrần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở Hummingbird.
Đầu tiên, máy trợ thở Composβ-EV được nghiên cứu từ 30 năm trước để hỗ trợ cho bác sĩ thú y điều trị cho động vật. Ưu điểm của loại máy này là việc vận hành không đòi hỏi chuyên môn quá cao. Đồng thời, tính ổn định và an toàn của máy phù hợp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngày 28/3 kênh truyền hình Asahi của Nhật đã phát sóng phóng sự về việc sử dụng máy trợ thở Composβ-EV cho việc điều trị Covid-19. Những thông tin từ bài phóng sự nhằm khẳng định chất lượng của máy từng được dùng cho ngành thú y vẫn sẽ là giải pháp tối ưu dành cho con người trong bối cảnh dịch đang bùng phát.
Theo nhà phát minh Trần Ngọc Phúc, trong thời gian tới, loại máy Composβ-EV sẽ được thiết kế và cải tiến lại để phù hợp và bệnh nhân, tránh được tâm lý đây từng là máy dùng cho động vật. Máy này đang được thử nghiệm tại các trường Đại học ở Nhật Bản, đang được Bộ Y tế và Bộ Công thương hỗ trợ để có giấy phép lưu hành.
LOẠI MÁY NÀY SẼ HỖ TRỢ VIỆT NAM RẤT NHIỀU. CHÚNG TÔI SẼ LƯỢC BỚT MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÔNG THẬT SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ SẢN XUẤT LOẠI MÁY NÀY.
ÔNG TRẦN NGỌC PHÚC
Loại máy thứ hai từ Metran là loại máy trợ thở có tên JFlo. Máy trợ thở này có ưu điểm gọn nhẹ gấp 10 lần các loại máy khác, vận hành không cần chuyên gia. Bên cạnh đó, bệnh nhân khi thở bằng máy vẫn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam. Dự kiến đưa ra thị trường vào tháng 10 năm nay. Hiện nay, máy này các chức năng đã sẵn sàng và đang được thử nghiệm. nếu có thêm nguồn vốn từ các nhà tài trợ, thời gian ra mắt loại máy trợ thở gọn nhẹ này có thể giảm xuống khoảng 2 tháng.
“Loại máy này sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc phòng chống dịch covid-19. Chúng tôi có thể lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đấy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này”, ông Phúc chia sẻ.

Bài toán thiếu hụt linh kiện

Bên cạnh khó khăn về tài chính, việc thiếu linh kiện sản xuất máy trợ thở cũng đang là vấn đề đau đầu đối với Metran. “Nhu cầu về máy thở đã tăng gấp 100 lần. Điều này gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng, sản xuất”, ông Phúc chia sẻ.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 3 e0f2f0bbecf805a65ce9.jpgMáy trợ thở cá nhân JFlo với ưu điểm gọn nhẹ và dễ sử dụng được phát minh bởi ông Trần Ngọc Phúc.
“Một bộ máy thở có các cảm biến, linh kiện đến từ rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nhật và cả Việt Nam dường như đã chậm chân so với các nước khác trong việc đặt hàng sớm các linh kiện. Việc cấp bách bây giờ là có tìm được nhà cung cấp có khả năng tạo ra ngần ấy linh kiện”, ông Phúc nói về khó khăn trong việc sản xuất máy trợ thở.
Về nhà máy sản xuất, ông Phúc cho biết có nhiều công ty gia công đồng hồ, xe hơi… ở Nhật liên hệ sản xuất máy thở. Ngoài ra nhiều đơn vị trong và ngoài nước cũng đủ đáp ứng việc sản xuất máy. Tuy vậy, vấn đề linh kiện vẫn cần được giải quyết đầu tiên.

Chỉ chuyển giao công nghệ cho người có cùng suy nghĩ

Theo nguồn tin riêng của Zing, đã có một số tập đoàn, công ty Việt Nam liên hệ Metran để chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở hỗ trợ chống dịch Covid-19.
Tuy vậy, theo ông Phúc, do nguồn lực có hạn, Metran không thể chuyển giao cho tất cả doanh nghiệp mà chỉ chọn ra một đơn vị “có cùng suy nghĩ” với ông.
“Nhiều quốc gia đang cần công nghệ máy thở. Tôi chỉ chọn mỗi quốc gia một đơn vị có cùng suy nghĩ với mình để triển khai. Có nhiều đơn vị lợi dụng Metran và bệnh dịch để thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, tôi không đủ sức để chuyển giao cho tất cả”, ông Phúc cho biết.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 4 nha_phat_minh_tran_ngoc_phuc_3read_only_1581600802412291621755.jpgHiện có 16 quốc gia liên hệ chuyển giao công nghệ máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc.
Hiện có 16 quốc gia liên hệ công ty ông Phúc để chuyển giao công nghệ sản xuất máy trợ thở trong đó có Mỹ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Đài Loan… Công ty Metran đang làm việc với Mc Kinsey để chuyển giao công nghệ cho các quốc gia khác.
NHIỀU NƯỚC ĐANG CẦN CÔNG NGHỆ MÁY THỞ. TÔI CHỈ CHỌN NGƯỜI CÓ CÙNG SUY NGHĨ VỚI MÌNH ĐỂ TRIỂN KHAI. NHIỀU ĐƠN VỊ LỢI DỤNG METRAN VÀ BỆNH DỊCH ĐỂ THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM. TÔI CŨNG KHÔNG ĐỦ SỨC ĐỂ CHUYỂN GIAO CHO TẤT CẢ.
ÔNG TRẦN NGỌC PHÚC
Về tài chính cho hai dự án sản xuất máy thở, ông Phúc cho biết đã có nhiều đơn vị đồng hành. “Tuy vậy, không công ty hay nhóm nào có thể đơn phương phân phối sản phẩm này. Các bên liên quan sẽ phải cùng ngồi lại, bàn bạc để đưa ra quyết định vì lợi ích chung của quốc gia và của người bệnh”, ông Phúc khẳng định.
Ông Phúc cho biết, thủ tướng Việt Nam nhiều lần chỉ đạo, đôn đốc việc chuẩn bị máy thở phục vụ công tác chống dịch Covid-19 trong nước. Tuy vậy, lời hứa trong một tháng đáp ứng đủ số máy ông không dám cam kết. “Tôi không hứa những gì mình không thể làm được”, ông Phúc cho biết.
Với máy thở JFlo, nếu có nguồn vốn R&D (nghiên cứu và phát triển), Metran sẽ ra mắt sản phẩm vào tháng 8. Còn không, phải đến tháng 10 sản phẩm này mới vượt qua các bài kiểm định để đi vào sản xuất.
TRONG 3 THÁNG TỚI, METRAN CÓ THỂ ĐÁP ỨNG 10.000-15.000 MÁY THỞ CHO VIỆT NAM. ĐIỀU NÀY KHẢ THI ĐẾN 91%. CHÚNG TÔI SẼ CỐ GẮNG HẾT SỨC.
ÔNG TRẦN NGỌC PHÚC

Nhật Hoàng từng ghé thăm

Metran được thành lập từ năm 1984. Cái tên Metran được ghép từ Medical (y khoa) và Trần (họ của ông Phúc).
Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số Hummingbird cho trẻ em sinh non.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 5 zing_nhat_hoang_tham_xuong_nguoi_viet_2.jpgNăm 2012, công ty Metran vinh dự được Nhật Hoàng ghé thăm.
Trước khi có Hummingbird, 90% trẻ sinh non tại Nhật Bản qua đời. Sau khi có chiếc máy này, 99,7% trẻ sinh non được cứu sống.
Năm 2016, Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sử dụng máy thở Hummingbird do công ty của ông tài trợ.
Từ một công ty được thành lập bởi người không phải gốc Nhật, năm 2012, Metran vinh dự đón tiếp Nhật Hoàng tham quan công ty. Được biết, Nhật Hoàng rất ít khi xuất hiện trước công chúng và mỗi năm chỉ thăm 1-2 công ty. Điều đó càng cho thấy sự đóng góp to lớn của Metran với y học Nhật Bản và thế giới.
Nguoi Viet phat minh may tho duoc 16 nuoc san don de chong Covid-19 hinh anh 6 19238156_1707470479267979_5587549317352734178_o.jpgNgoài đóng góp cho y học, ông Trần Ngọc Phúc cũng hỗ trợ cho nhiều du học sinh người Việt tại Nhật.
Ngoài ra, phát minh máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc còn giành giải nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Mỹ tổ chức.
Đồng thời, sản phẩm tâm huyết của ông còn được chọn là một trong 300 METI’s công nghiệp sản xuất của Nhật Bản – Monozukuri SMEs (2007), nhận giải The 5th Shibusawa Eiich Venture Dream Award.
Năm 2018, ông Trần Ngọc Phúc nhận Huân chương Mặt trời mọc tia sáng bạc của Nhật vì những cống hiến của mình.
Nguồn: Zing.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIN BUỒN CHO THẾ GIỚI:


Nhiều chính khách, người nổi tiếng nhiễm virus SARS – CoV – 2

TPO - Sau hơn 3 tháng bùng phát, dịch viêm phổi do virus SARS - CoV - 2 gây ra đã cướp đi sinh mạng của khoảng 42.000 người, hơn 855.000 người nhiễm bệnh, trong đó có nhiều chính khách, người nổi tiếng ở khắp các châu lục.
Nhiều chính khách, người nổi tiếng nhiễm virus SARS - CoV - 2 - ảnh 1
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lương thiện ít đi và người ta có nhiều dục vọng hơn với tiền bạc

TTO - Nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa vừa có cuộc trò chuyện tại khoa văn học Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM sáng 8-4. Đây là cuộc gặp gỡ độc giả lần thứ hai trong chuyến thăm Việt Nam lần này của ông.

Lương thiện ít đi và người ta có nhiều dục vọng hơn với tiền bạc - Ảnh 1.
Nhà văn Diêm Liên Khoa (trái) cùng TS Phan Thu Vân trò chuyện với bạn đọc tại Đại học KHXHNV TP.HCM sáng 8-4 - Ảnh: L.Điền
Sự lương thiện ngày càng ít đi và người ta ngày càng có nhiều dục vọng hơn với tiền bạc
Nhà văn Diêm Liên Khoa
Mặc dù chủ đề của buổi trò chuyện có sức gợi đặc thù Trung Quốc và văn học trong một thôn trang, nhà văn Diêm Liên Khoa xuất hiện với cách nói dung dị kiểu một người đang hào hứng kể lại những "chuyện làng tôi" mà ông cho là rất đáng quan tâm.
Thôn trang có tầm... nhân loại
Bằng cách kể giễu nhại với nét duyên ngầm, những câu chuyện về thôn trang của Diêm Liên Khoa cuốn hút thật. Từ thôn trang ngày xưa chỉ có 2.000 dân, nay đã lên đến 8.000 dân, câu chuyện biến động về cảnh vật và lòng người cũng diễn ra rất khốc liệt. "Sự lương thiện ngày càng ít đi và người ta ngày càng có nhiều dục vọng hơn với tiền bạc".
Ông kể câu chuyện người em họ của chính ông, "Anh ta dành dụm tiền mua chiếc xe tải chở hàng, ngay ngày đầu tiên đã tông phải hai mẹ con đi xe đạp, đứa bé 3 tuổi chết tại chỗ, người nhà bắt bồi thường ba vạn tệ, khi kể lại với tôi người em chỉ đau xót vì bị mất tiền, chứ không hề đau xót vì một đứa bé chết như thế".
Và câu chuyện đốn hạ cây xanh mới gần gũi với không gian cuộc trò chuyện làm sao, trong căn phòng D201 cách đường Tôn Đức Thắng chừng trăm bước chân, Diêm Liên Khoa kể rằng "Ở thôn của tôi cũng xảy ra nạn chặt trộm cây xanh đi bán, đến nỗi tuy là thôn trang nông thôn mà giờ không còn cây xanh nữa, Chính phủ phải đem cây dương biến đổi gen tới trồng bù vào".
Rồi cũng chính ông, trong một lần đưa đứa cháu về thôn để nhìn cảnh sắc nông thôn thì đã không còn tiếng bò, tiếng ngựa, tiếng chó, tiếng gà gì nữa. Ông buồn bã nói: "Ta có giàu đến đâu cũng nên lưu giữ tiếng chim hót trên trời và tiếng ngựa bò gà chó trong thôn, nếu không còn những thứ ấy, có lẽ ngày tận thế cũng đến gần rồi đấy".
Và trong cái thôn trang nay đã thành trấn ấy, có ngồn ngộn câu chuyện đầy tính văn học. Nhưng ấn tượng hơn cả là hình ảnh một bà cụ 70 tuổi người đạo Thiên Chúa. Diêm Liên Khoa kể từ những năm 1930 trong thôn ông đã không còn ngôi giáo đường nào dù Thánh kinh thì còn.
Khi lớn lên, ông thấy có 1 bà cụ 70 tuổi không chồng con, sống một mình, ngày ngày dùng hai chiếc đũa cột lại thành cây thập giá để nơi cửa sổ, mỗi khi ra khỏi nhà và trước khi ngủ bà đều đến cầu nguyện trước cây thập giá đôi đũa ấy, Amen, rồi mới đi.
Không chỉ duyên dáng trong cách kể, Diêm Liên Khoa còn có niềm tin rằng mỗi vấn đề lớn lao nào của thời đại đều có đối ảnh tại thôn trang của ông.
Khi nói về cái xấu, các ác trong văn ông, Diêm Liêm Khoa cho rằng cũng cần có người viết về bóng tối khi đã có nhiều người viết về cái xán lạn. 
Và trong vị thế một người theo dõi các dòng văn chương, GS Huỳnh Như Phương đã đưa ra nhận định sát sườn với Diêm Liên Khoa: "Có vẻ với những bậc thầy viết về nông thôn như Lỗ Tấn ở Trung Quốc nay Nam Cao ở Việt Nam, thì nông thôn ấy hãy còn có thể cứu chữa, nhưng đến Diêm Liên Khoa viết về nông thôn thì nông thôn đã không còn cứu chữa được nữa rồi".
Và GS Phương đưa ra một câu hỏi: Viết phơi bày về cái xấu cái ác như thế, liệu có giúp được gì cho nông thôn hay không?
Đây có lẽ sẽ còn là mối ưu tư của nhiều người, nhiều thế hệ cầm bút tiếp sau. Riêng với Diêm Liên Khoa, ông tự nhận mình không còn nhiều thời gian, điều quan trọng là viết ra được thế giới nội tâm của mình, còn được tán dương hay bị chửi rủa đối với ông không còn quan trọng nữa.
Lương thiện ít đi và người ta có nhiều dục vọng hơn với tiền bạc - Ảnh 3.
Dịch giả Quế Sơn đặt vấn đề về tự kiểm duyệt khi sáng tác với nhà văn Diêm Liên Khoa - Ảnh: L.Điền
Không ai viết về chiến tranh được như Bảo Ninh
Diêm Liên Khoa cũng dành một phần thời gian bày tỏ sự ngưỡng mộ tác phẩmNỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Chính ông đã viết lời tựa cho bản dịch tiếng Trung tác phẩm này từ năm 2015. Diêm Liên Khoa thừa nhận không có nhà văn Trung Quốc nào, "kể cả tôi" viết về chiến tranh hay được như Bảo Ninh, đặc biệt là chất trữ tình Á Đông trongNỗi buồn chiến tranh.
Và trong một cái nhìn tự vấn, Diêm Liên Khoa cho rằng hiện những nhà văn Trung Quốc đang say mê văn chương Âu - Mỹ mà bỏ quên văn chương châu Á, với các nền văn học láng giềng như Việt Nam.
Bằng chứng là Nỗi buồn chiến tranh sau khi ấn hành 25 năm tại Việt Nam mới được dịch và giới thiệu ở Trung Quốc. Ông "mong rằng sự mê muội về chủ nghĩa nước lớn của Trung Quốc sẽ bớt dần đi, và tôi sẽ được đọc tác phẩm của các nền văn học khác bất kể dân số của họ là bao nhiêu".
Nhắc đến cái chất Á Đông ở văn giới Việt Nam và Trung Quốc, Diêm Liên Khoa cũng có nhận định thật thâm thúy: "Nhà văn Việt Nam và Trung Quốc có lẽ khó viết được tác phẩm vĩ đại về đề tài tôn giáo, nhưng hoàn toàn có thể viết được tác phẩm lớn về sự hoài nghi tôn giáo".
Đề tài Trung Quốc hiện đại cũng vậy, ông cho rằng đây đang là nơi có nhiều tư liệu văn học nhất, và nhà văn chỉ cần chọn phương pháp thích hợp để kể lại.
Sách của Diêm Liên Khoa đã được dịch sang tiếng Việt 5 quyển: Phong Nhã Tụng, Người tình phu nhân sư trưởng, Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn, Kiên ngạnh như thủy, Đinh trang mộng.
Sắp tới sẽ có quyển thứ 6 là Tứ thư. Tại cuộc trò chuyện ông cũng cho biết còn 5 quyển nữa cũng sẽ dịch và ấn hành tại Việt Nam.
Đinh Trang mộng: Nghẹt thở với vực thẳm nhân tínhĐinh Trang mộng: Nghẹt thở với vực thẳm nhân tính
TTO - Đinh Trang mộng là tác phẩm mà nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) phải xin lỗi người đọc vì đã trao cho họ một câu chuyện quá đỗi buồn thảm, một nỗi đau đớn thắt lòng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác sĩ New York từng phẫu thuật tách rời các cặp song sinh dính nhau qua đời vì COVID-19


Bác sĩ James Goodrich (bên trái) cùng kíp mổ thực hiện việc tách rời cặp song sinh nhà McDonald năm 2016. CNN
H.C.
Bác sĩ James Goodrich, nhà phẫu thuật thần kinh sọ não từng cho phép phóng viên CNN ghi hình cuộc phẫu thuật lịch sử của ông để tách tời cặp song sinh Jadon và Anias McDonald, đã qua đời hôm nay vì những biến chứng liên quan tới dịch COVID-19, theo thông báo của bệnh viện nơi ông làm việc.
“Bác sĩ Goodrich là biểu tượng của viện chúng tôi, ông ấy sẽ được nhớ mãi. Năng lực chuyên môn của ông ấy chỉ xếp thứ hai sau tính cách và tâm hồn nhân hậu của ông,” bác sĩ Philip O. Ozuah, CEO của bệnh viện Montefiore Medicine, nói.
Bệnh viện miêu tả bác sĩ Goodrich là một người khiêm tốn và thật sự quan tâm tới người khác, được các đồng nghiệp và nhân viên yêu mến. “Về nhiều phương diện, Jim là trái tim, là linh hồn của khoa chúng tôi – một nhà giải phẫu bậc thầy, một nhà giáo đẳng cấp thế giới và là một thầy thuốc được mọi người yêu mến. Sự mất mát bất ngờ của ông thật đau lòng, ký ức về ông sẽ còn mãi trong tâm trí chúng tôi,” bác sĩ Emad Eskander, trưởng khoa giải phẫu thần kinh tại Đại học Y Albert Einstein và Trung tâm Y tế Montefiore, nhận xét.  
Bác sĩ Goodrich là người đi tiền phong trong lĩnh vực giúp đỡ trẻ em có những vấn đề phức tạp về thần kinh sọ não. Ông đã phát triển một phương pháp xử lý nhiều giai đoạn để tách rời các cặp song sinh dính nhau phần đầu; như trường hợp của Jadon và Anias McDonald – cặp song sinh dính nhau cả bộ não và hộp sọ.
Bác sĩ Goodrich bắt đầu nổi tiếng từ năm 2004 khi ông thực hiện ca phẫu thuật tách Carl và Clarence Aguirre – cặp song sinh người Phi Luật Tân, dính với nhau bằng một mô não dài khoảng 8 centimeters. Năm 2016, bác sĩ Goodrich lãnh đạo một nhóm 40 bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật kéo dài 27 tiếng đồng hồ ở Trung tâm Y tế Montefiore ở Bronx (New York) để tách Anias và Jadon, khi ấy mới 13 tháng tuổi.
Cặp song sinh Anias và Jadon trước khi được bác sĩ James Goodrich phẫu thuật tách rời… CNN
Đây là ca phẫu thuật tách trẻ song sinh thứ bảy mà bác sĩ Goodrich thực hiện – và là ca giải phẫu tách sọ não thứ 59 trên thế giới kể từ năm 1952.
Vị bác sĩ già, với chòm râu bạc và mái tóc bạc, được nói tới như là nhà phẫu thuật có đôi tay vàng và trái tim nhân hậu. Ông giữ liên lạc với tất cả bệnh nhân mà ông đã mổ; ông không quên ngày sinh của họ và luôn có mặt khi họ kỷ niệm ngày được tách ra mà ông là người giúp thực hiện.
Ông nói với đài CNN trước khi thực hiện phẫu thuật cho anh em nhà McDonald rằng tách một cặp song sinh dính liền nhau “thật sự là rất kinh khủng… Chúng tôi đã biến việc đó thành một nghệ thuật, nhưng lúc mới khởi đầu đó là một thách thức lớn.”
… và hai bé nhìn thấy nhau lần đầu sau khi được phẫu thuật. CNN
Bác sĩ Goodrich, ở độ tuổi 70, đã làm việc hơn 30 năm tại bệnh viện Montefiore và trường Y Albert Einstein, vừa là giám đốc bộ phận giải phẫu thần kinh nhi khoa ở Montefiore vừa là giáo sư về giải phẫu thần kinh sọ não lâm sàng, nhi khoa, giải phẫu thẩm mỹ và giải phẫu tái tạo tại trường Đại học Y Albert Einstein.
Ông làm việc ở New York nhưng quê quán ở Oregon, đã từng là lính Thủy quân lục chiến trên chiến trường Việt Nam, nổi tiếng với lòng say mê di tích lịch sử, du lịch và lướt ván. Ông qua đời để lại vợ và ba người con gái.
(CNN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ: Kéo dài ‘cách ly’ thêm 30 ngày, miễn phí ‘cùng chi trả’ y tế


Tổng thống Trump trong cuộc họp báo sáng nay 29-03 tại Vườn Hồng. AP
H.C.
Tổng thống Donald Trump gia hạn việc áp dụng hướng dẫn phòng dịch của chính quyền liên bang thêm 30 ngày, khuyến cáo mọi người dân ở yên trong nhà, tránh tiếp xúc với người khác khi dịch coronavirus tiếp tục lây lan khắp nước.
Hướng dẫn phòng dịch trước đây của chính phủ liên bang, gọi là “15 ngày làm chậm sự lây lan” sẽ hết hiệu lực vào ngày mai thứ Hai 30-03. Ông Trump công bố lệnh gia hạn trong một cuộc họp báo ngắn ở Vườn Hồng, Tòa Bạch Ốc sáng nay Chủ nhật 29-03, theo đó hướng dẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực tới ngày 30-04-2020.
Hướng dẫn phòng dịch quy định người cao tuổi, người có bệnh mãn tính phải ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác, tất cả người Mỹ phải tránh tụ tập đông người, làm việc tại gia, tránh các quán bar và nhà hàng.
Tuần trước Tổng thống Trump nói ông hy vọng sẽ “mở cửa lại” nước Mỹ vào dịp lễ Phục sinh ngày 12-04 sắp tới. Nhưng các chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo việc khôi phục sinh hoạt bình thường quá sớm sẽ làm cho dịch coronavirus lây lan nhanh và mạnh hơn, tình hình sẽ mất kiểm soát.
Đến chiều nay Chủ nhật 29-03, nước Mỹ đã có 134.000 người nhiễm coronavirus và hơn 2.400 người tử vong.

Miễn phí “cùng chi trả” (co-payment) khi điều trị coronavirus

Cũng trong buổi họp báo sáng nay, Tổng thống Trump thông báo hai công ty bảo hiểm y tế là Cigna và Humana quyết định sẽ miễn việc “cùng chi trả” của bệnh nhân điều trị coronavirus.
Cả Cigna và Humana đều sẽ không đòi khách hàng-bệnh nhân phải cùng chi trả (co-payment) hoặc chia sẻ chi phí điều trị coronavirus. Cigna nói quy định của họ sẽ áp dụng từ ngày mai thứ Hai và kéo dài tới ngày 31-05-2020.
Tuần trước công ty bảo hiểm y tế Aetna cũng thông báo sẽ miễn tiền nằm bệnh viện cho những khách hàng-bệnh nhân nào phải điều trị coronavirus. Nhiều nhà cung cấp bảo hiểm y tế khác đã thông báo miễn chi phí xét nghiệm, thăm bác sĩ và điều trị từ xa để khuyến khích khách hàng nghi ngờ khả năng nhiễm virus sớm đi thăm khám.
Các công ty bảo hiểm y tế sẽ được chính phủ hoàn trả số tiền đã miễn cho bệnh nhân theo giá nội bộ hoặc theo biểu phí của chương trình Medicare.
Việc miễn “cùng chi trả” sẽ giúp bệnh nhân Covid-19 tiết kiệm được hàng ngàn đô la tùy vào gói bảo hiểm của họ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi kẻ đểu Trung Hoa cười nhạo thế giới


Nước Pháp nhốn nháo thời dịch
PHẠM CAO PHONG (Paris)
Ngày 30-3, chương trình thời sự của các kênh chính đài truyền hình nhà nước Pháp như France 2, France Info, CNews Direct đều đồng loạt tố cáo hành vi Trung Quốc dấu nhẹm có chủ ý về con số tử vong giai đoạn dịch bệnh coronavirus tại quốc gia này. Phóng viên Pháp Arnaul Miguel thường trú tại Vũ Hán đã cho thấy hình ảnh người nhà những gia đình xấu số xếp hàng chầu chực nhiều giờ để nhận lọ tro người thân tại các nhà hỏa thiêu. Trong một bức ảnh chụp dãy hộp khổng lồ xếp như những công sự của đội quân chết, người xem dễ dàng nhẩm tính có tới 1.800 bình tro.
Phóng viên Pháp nói thẳng tuột, Trung Quốc đã giảm thiểu đến 20 lần con số thực. Sự tương phản trong cách làm thống kê, sự bạch hóa giữa hai thể thức chính trị châu Âu và Trung Quốc có thể đo bằng khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa. Phía Pháp cập nhật con số tổn thất hàng ngày. Hôm nay (31-3) vượt ngưỡng 3.000 ca tử vong, song nói rõ “đây mới chỉ là những ca tử vong tại bệnh viện, sự thật có thể cao hơn rất nhiều”. Họ thông báo 15 người già trong cùng Viện Ehpad vừa mất chưa xếp trong trường hợp tử vong do nguyên nhân gì. Khi trình diện tử thần, công dân Pháp được cấp passeport cái chết ‘rành mạch’, không đi chui được. Ai là tử sĩ, ai chết dịch đều rõ ràng. Cái chết được phong thánh, có đền, khắc tượng hay bị nguyền rủa đều có lý lịch. Kẻ lỏi tì khó xoay được cho cái chết “tử vì nước” hoặc kẻ khùng đua xế hộp hôn cột đèn thành “thương phế binh” gặp nạn trong khi “thi hành công vụ” để ăn trợ cấp thương tật.
Tôi đã cắt một chiếc khẩu trang FFP2 ra xem các lớp cấu tạo để hiểu tại sao trên mạng rao bán tới 29,9 euro. Loại này chúng tôi được phát khi đi làm việc, gồm có năm lớp, sau ba tiếng phải thay chiếc mới. Nước Pháp hiện đang thiếu khẩu trang tốt và nhiều loại khẩu trang chuyên dụng, đang khởi động để sản xuất nhiều loại khác. Hôm 29-3, nhóm bác sĩ Pháp tranh luận trên truyền hình thừa nhận họ đã không đánh giá đúng độ ác hiểm của coronavirus, các chỉ số về độ tuổi nạn nhân cũng trật khấc. Hiện có sáu bác sĩ Pháp đã chết vì Covid-19.
Do quá lệ thuộc Trung Quốc, từ cái khẩu trang đến máy trợ thở, quạt thông không khí, nên mới hai tuần đầu “các bệnh viện Pháp đã trong tình trạng chết đuối”, gần chạm điểm gãy đổ vì không còn sức chứa, giường bệnh, thiết bị hồi sức thiếu. Họ đang cải tạo các toa tàu cao tốc thành tàu bệnh viện, một việc chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Các bác sĩ Pháp kêu cứu, thịt xương họ không phải để cúng cho súng ‘đại bác corona’ vì thiếu áo choàng, khẩu trang mua từ “nước lạ”, là vô dụng, thậm chí gây mẩn ngứa chỉ như chiếc dây rắc bột, chiếc rá vớt mỳ trước các tấn công ào ạt của Coronavirus.
Nước Pháp đã phải tổng động viên để đối phó với làn sóng dịch bệnh sắp đổ ập xuống. Người nhà tiễn người thân vào bệnh viện không biết đấy có phải lần cuối. Nhiều người mới vào đã chết ngay sau hai ngày mắc bệnh. Có cả ca tử vong ở trẻ em. Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc thông qua các con buôn nằm vùng tỏa đi vét sạch khẩu trang y tế tại thị trường châu Âu, găm cắm. Bây giờ họ bung ra bán lại với giá cắt cổ. Một chiếc FFP 2 bán chợ đen tới 15,99 euro. Khi Trung Quốc lâm nạn, Pháp gửi viện trợ không nhỏ sang giúp vô tư, không vụ lợi. Hiện tại cả thế giới bó cứng chân tay, kinh tế án binh bất động, Trung Quốc một mình một chợ, lấy con bài khẩu trang để áp các nước thành viên EU phải thay đổi chủ trương về Huawei (Hoa Vi).
Trong bối cảnh các nước phải nhập vật tư y tế từ Trung Quốc để chống dịch, một vụ tai tiếng vừa bùng lên: bộ xét nghiệm mà Tây Ban Nha nhập từ Trung Quốc thiếu chính xác đến mức Madrid phải quyết định tạm ngưng sử dụng. Tây Ban Nha đặt lô hàng 640.000 kit xét nghiệm nhanh của Công ty Shenzen Easy Biotechnology (SEN), trụ sở ở Thâm Quyến. Sau khi đưa 8.000 kit vào thử nghiệm, Madrid ngã ngửa ra rằng các bộ xét nghiệm SEN dối trá như Tàu.  Bệnh nhân dương tính Covid-19, qua kit xét nghiệm báo kết quả âm tính!
Một nạn nhân bị dính hàng kém chất lượng nữa từ Trung Quốc sau Tây Ban Nha là Hà Lan. Nước này trả tiền thật, nhận hàng “dỏm”. Hàng trăm nghìn khẩu trang KN95 mà Hà Lan nhận được hôm 21-03, phân phát đến các bệnh viện đều không đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết. Ngày 28-03, chính phủ Hà Lan ra thông báo thu hồi 600.000 chiếc, chiếm một nửa lô hàng 1,3 triệu khẩu trang FFP2, do những khẩu trang này không đủ độ kín, phần lọc bị ăn bớt không thể cản virus thâm nhập. Trung Quốc biện minh “nhầm” trong khâu giao hàng.
Nước Pháp đang phải rút bài học, rằng họ đã tự biến thành tù nhân do chính sách lệ thuộc vào kinh tế công xưởng sản xuất thế giới Trung Quốc ra sao. Ngày 28-3, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, Bộ trưởng Y tế Pháp nói thẳng là các thiết bị Trung Quốc bán cho châu Âu không đủ độ tin cậy, hàm ý tố cáo hành vi khi “kẻ đếm tiền, người đếm xác”. Sự hiện diện của Thủ tướng Édouard Philippe bên cạnh, chăm chú nghe, không cắt gọt cho câu nói của Tổng trưởng Y tế Olivier Véran đồng nghĩa như tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ, thậm chí còn gay gắt hơn.
Một bài báo Đức chỉ trích Trung Quốc
Nhà báo Christian Stenzen tóm lược cái nhìn khác từ Đức:
Thành công lớn nhất mà Trung Quốc đạt được là đồ sứ, giấy và dối lừa. 500 năm trước Thiên Chúa Giáng sinh, danh tướng Trung Hoa Tôn Tử đã viết trong cuốn Binh Pháp của ông rằng, nghi binh và lừa dối giỏi là đảm bảo của thành công. Từ đó đến nay thế giới vẫn không thông minh hơn trong trò chơi với Tàu. Ngược lại là khác. Sự bùng nổ dịch bệnh corona cho chúng ta một nhận thức đau lòng tột cùng. Mảnh đất của những nụ cười đang lừa gạt chúng ta, đang cười nhạo vào mặt thế giới. Hết lần này đến lần khác. Trong hai tuần, các nhà lãnh đạo nhà nước và đảng ở Bắc Kinh muốn giữ sự bùng phát của dịch corona ở Vũ Hán cho chính họ và che đậy bằng mọi cách.
Bây giờ Bắc Kinh tuyên bố rằng Corona không đến từ Trung Quốc, mà đến từ nước ngoài. Trung Quốc vẫn sống theo cách đó và dối trá… Điều cay đắng là: Trong nhiều tuần, Đức chẳng làm gì khi thấy Trung Quốc ngụy trang con coronavirus của họ, không có biện pháp cản trở người dân Trung Quốc vui vẻ du lịch đến đất nước chúng ta. Thậm chí vỗ tay khen thời gian xây dựng kỷ lục một trong những bệnh viện dã chiến.
Một số là những người bị lừa. Và có những người khác là những người thích bị lừa. Dễ chịu hoặc có tiền. Hoặc cả hai. Bởi vì Volkswagen bán hàng triệu xe hơi mỗi năm tại Trung Quốc, ông chủ Volkswagen không muốn biết về các trại cải tạo mà Trung Quốc giam người Duy Ngô Nhĩ và những kẻ được cho là thọc gậy bánh xe. Trong khi hàng ngàn người mỗi ngày trong các trại cải tạo bị tra tấn thì đa số người bên ngoài vẫn tin giọng lưỡi chính thức dối trá rằng, đó là các cơ sở giáo dục. Vì nước Đức thất bại trong việc phát triển các công nghệ của riêng mình, Huawei được phép xây dựng công nghệ 5G ở đây. Bất chấp tất cả cảnh báo từ các cơ quan tình báo, chính phủ Đức vẫn tin vào lời hứa của Trung Quốc rằng Đức chắc chắn sẽ không bị theo dõi. Hứa danh dự.
Đại dịch này là bài học đắt giá để cộng đồng châu Âu không cho phép quay lại với thế giới cũ, đặt dấu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ. Ngày 31-3, phát biểu ngay trong chuyến đi thăm nhà máy sản xuất khẩu trang tại Saint-Barthélemy-d’Anjou (Maine-et-Loire), Tổng thống Emanuel Macron đã nhấn mạnh rất rõ ràng, rành mạch:
“Mục tiêu hàng đầu của chúng ta hôm nay là cho ra những sản phẩm tại Pháp. Từ giờ cho đến cuối năm chúng ta sẽ sản xuất ra những sản phẩm 100% chất lượng của Pháp, trên đất Pháp. Chúng ta phải hoàn toàn tự chủ toàn phần, trọn vẹn… Ngày mai sẽ không còn là ngày hôm qua. Phải rút ra bài học từ những hậu quả này”. 
Xong, chấm xuống dòng, chàng đểu Trung Hoa, hãy hốc những miếng cuối cùng nước Pháp, của châu Âu đi, ngày mai chú đi chỗ khác kiếm ăn.
Đúng, chỉ có một điều có thể tin vào Trung Quốc: trên đường vươn tới siêu cường, lời nói dối của họ không phải là sự lừa dối cuối cùng trên thế giới. Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta đối phó với gian dối của họ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang