TPO - Sau hơn 3 tháng bùng phát, dịch viêm phổi do virus SARS - CoV - 2 gây ra đã cướp đi sinh mạng của khoảng 42.000 người, hơn 855.000 người nhiễm bệnh, trong đó có nhiều chính khách, người nổi tiếng ở khắp các châu lục.
TTO - Nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa vừa có cuộc trò chuyện tại khoa văn học Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM sáng 8-4. Đây là cuộc gặp gỡ độc giả lần thứ hai trong chuyến thăm Việt Nam lần này của ông.
Nhà văn Diêm Liên Khoa (trái) cùng TS Phan Thu Vân trò chuyện với bạn đọc tại Đại học KHXHNV TP.HCM sáng 8-4 - Ảnh: L.Điền
Sự lương thiện ngày càng ít đi và người ta ngày càng có nhiều dục vọng hơn với tiền bạc
Nhà văn Diêm Liên Khoa
Mặc dù chủ đề của buổi trò chuyện có sức gợi đặc thù Trung Quốc và văn học trong một thôn trang, nhà văn Diêm Liên Khoa xuất hiện với cách nói dung dị kiểu một người đang hào hứng kể lại những "chuyện làng tôi" mà ông cho là rất đáng quan tâm.
Thôn trang có tầm... nhân loại
Bằng cách kể giễu nhại với nét duyên ngầm, những câu chuyện về thôn trang của Diêm Liên Khoa cuốn hút thật. Từ thôn trang ngày xưa chỉ có 2.000 dân, nay đã lên đến 8.000 dân, câu chuyện biến động về cảnh vật và lòng người cũng diễn ra rất khốc liệt. "Sự lương thiện ngày càng ít đi và người ta ngày càng có nhiều dục vọng hơn với tiền bạc".
Ông kể câu chuyện người em họ của chính ông, "Anh ta dành dụm tiền mua chiếc xe tải chở hàng, ngay ngày đầu tiên đã tông phải hai mẹ con đi xe đạp, đứa bé 3 tuổi chết tại chỗ, người nhà bắt bồi thường ba vạn tệ, khi kể lại với tôi người em chỉ đau xót vì bị mất tiền, chứ không hề đau xót vì một đứa bé chết như thế".
Và câu chuyện đốn hạ cây xanh mới gần gũi với không gian cuộc trò chuyện làm sao, trong căn phòng D201 cách đường Tôn Đức Thắng chừng trăm bước chân, Diêm Liên Khoa kể rằng "Ở thôn của tôi cũng xảy ra nạn chặt trộm cây xanh đi bán, đến nỗi tuy là thôn trang nông thôn mà giờ không còn cây xanh nữa, Chính phủ phải đem cây dương biến đổi gen tới trồng bù vào".
Rồi cũng chính ông, trong một lần đưa đứa cháu về thôn để nhìn cảnh sắc nông thôn thì đã không còn tiếng bò, tiếng ngựa, tiếng chó, tiếng gà gì nữa. Ông buồn bã nói: "Ta có giàu đến đâu cũng nên lưu giữ tiếng chim hót trên trời và tiếng ngựa bò gà chó trong thôn, nếu không còn những thứ ấy, có lẽ ngày tận thế cũng đến gần rồi đấy".
Và trong cái thôn trang nay đã thành trấn ấy, có ngồn ngộn câu chuyện đầy tính văn học. Nhưng ấn tượng hơn cả là hình ảnh một bà cụ 70 tuổi người đạo Thiên Chúa. Diêm Liên Khoa kể từ những năm 1930 trong thôn ông đã không còn ngôi giáo đường nào dù Thánh kinh thì còn.
Khi lớn lên, ông thấy có 1 bà cụ 70 tuổi không chồng con, sống một mình, ngày ngày dùng hai chiếc đũa cột lại thành cây thập giá để nơi cửa sổ, mỗi khi ra khỏi nhà và trước khi ngủ bà đều đến cầu nguyện trước cây thập giá đôi đũa ấy, Amen, rồi mới đi.
Không chỉ duyên dáng trong cách kể, Diêm Liên Khoa còn có niềm tin rằng mỗi vấn đề lớn lao nào của thời đại đều có đối ảnh tại thôn trang của ông.
Khi nói về cái xấu, các ác trong văn ông, Diêm Liêm Khoa cho rằng cũng cần có người viết về bóng tối khi đã có nhiều người viết về cái xán lạn.
Và trong vị thế một người theo dõi các dòng văn chương, GS Huỳnh Như Phương đã đưa ra nhận định sát sườn với Diêm Liên Khoa: "Có vẻ với những bậc thầy viết về nông thôn như Lỗ Tấn ở Trung Quốc nay Nam Cao ở Việt Nam, thì nông thôn ấy hãy còn có thể cứu chữa, nhưng đến Diêm Liên Khoa viết về nông thôn thì nông thôn đã không còn cứu chữa được nữa rồi".
Và GS Phương đưa ra một câu hỏi: Viết phơi bày về cái xấu cái ác như thế, liệu có giúp được gì cho nông thôn hay không?
Đây có lẽ sẽ còn là mối ưu tư của nhiều người, nhiều thế hệ cầm bút tiếp sau. Riêng với Diêm Liên Khoa, ông tự nhận mình không còn nhiều thời gian, điều quan trọng là viết ra được thế giới nội tâm của mình, còn được tán dương hay bị chửi rủa đối với ông không còn quan trọng nữa.
Dịch giả Quế Sơn đặt vấn đề về tự kiểm duyệt khi sáng tác với nhà văn Diêm Liên Khoa - Ảnh: L.Điền
Không ai viết về chiến tranh được như Bảo Ninh
Diêm Liên Khoa cũng dành một phần thời gian bày tỏ sự ngưỡng mộ tác phẩmNỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Chính ông đã viết lời tựa cho bản dịch tiếng Trung tác phẩm này từ năm 2015. Diêm Liên Khoa thừa nhận không có nhà văn Trung Quốc nào, "kể cả tôi" viết về chiến tranh hay được như Bảo Ninh, đặc biệt là chất trữ tình Á Đông trongNỗi buồn chiến tranh.
Và trong một cái nhìn tự vấn, Diêm Liên Khoa cho rằng hiện những nhà văn Trung Quốc đang say mê văn chương Âu - Mỹ mà bỏ quên văn chương châu Á, với các nền văn học láng giềng như Việt Nam.
Bằng chứng là Nỗi buồn chiến tranh sau khi ấn hành 25 năm tại Việt Nam mới được dịch và giới thiệu ở Trung Quốc. Ông "mong rằng sự mê muội về chủ nghĩa nước lớn của Trung Quốc sẽ bớt dần đi, và tôi sẽ được đọc tác phẩm của các nền văn học khác bất kể dân số của họ là bao nhiêu".
Nhắc đến cái chất Á Đông ở văn giới Việt Nam và Trung Quốc, Diêm Liên Khoa cũng có nhận định thật thâm thúy: "Nhà văn Việt Nam và Trung Quốc có lẽ khó viết được tác phẩm vĩ đại về đề tài tôn giáo, nhưng hoàn toàn có thể viết được tác phẩm lớn về sự hoài nghi tôn giáo".
Đề tài Trung Quốc hiện đại cũng vậy, ông cho rằng đây đang là nơi có nhiều tư liệu văn học nhất, và nhà văn chỉ cần chọn phương pháp thích hợp để kể lại.
Sách của Diêm Liên Khoa đã được dịch sang tiếng Việt 5 quyển: Phong Nhã Tụng, Người tình phu nhân sư trưởng, Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn, Kiên ngạnh như thủy, Đinh trang mộng.
Sắp tới sẽ có quyển thứ 6 là Tứ thư. Tại cuộc trò chuyện ông cũng cho biết còn 5 quyển nữa cũng sẽ dịch và ấn hành tại Việt Nam.
TTO - Đinh Trang mộng là tác phẩm mà nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) phải xin lỗi người đọc vì đã trao cho họ một câu chuyện quá đỗi buồn thảm, một nỗi đau đớn thắt lòng.
Bác sĩ James Goodrich, nhà phẫu thuật thần kinh sọ não từng cho phép phóng viên CNN ghi hình cuộc phẫu thuật lịch sử của ông để tách tời cặp song sinh Jadon và Anias McDonald, đã qua đời hôm nay vì những biến chứng liên quan tới dịch COVID-19, theo thông báo của bệnh viện nơi ông làm việc.
“Bác sĩ Goodrich là biểu tượng của viện chúng tôi, ông ấy sẽ được nhớ mãi. Năng lực chuyên môn của ông ấy chỉ xếp thứ hai sau tính cách và tâm hồn nhân hậu của ông,” bác sĩ Philip O. Ozuah, CEO của bệnh viện Montefiore Medicine, nói.
Bệnh viện miêu tả bác sĩ Goodrich là một người khiêm tốn và thật sự quan tâm tới người khác, được các đồng nghiệp và nhân viên yêu mến. “Về nhiều phương diện, Jim là trái tim, là linh hồn của khoa chúng tôi – một nhà giải phẫu bậc thầy, một nhà giáo đẳng cấp thế giới và là một thầy thuốc được mọi người yêu mến. Sự mất mát bất ngờ của ông thật đau lòng, ký ức về ông sẽ còn mãi trong tâm trí chúng tôi,” bác sĩ Emad Eskander, trưởng khoa giải phẫu thần kinh tại Đại học Y Albert Einstein và Trung tâm Y tế Montefiore, nhận xét.
Bác sĩ Goodrich là người đi tiền phong trong lĩnh vực giúp đỡ trẻ em có những vấn đề phức tạp về thần kinh sọ não. Ông đã phát triển một phương pháp xử lý nhiều giai đoạn để tách rời các cặp song sinh dính nhau phần đầu; như trường hợp của Jadon và Anias McDonald – cặp song sinh dính nhau cả bộ não và hộp sọ.
Bác sĩ Goodrich bắt đầu nổi tiếng từ năm 2004 khi ông thực hiện ca phẫu thuật tách Carl và Clarence Aguirre – cặp song sinh người Phi Luật Tân, dính với nhau bằng một mô não dài khoảng 8 centimeters. Năm 2016, bác sĩ Goodrich lãnh đạo một nhóm 40 bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật kéo dài 27 tiếng đồng hồ ở Trung tâm Y tế Montefiore ở Bronx (New York) để tách Anias và Jadon, khi ấy mới 13 tháng tuổi.
Đây là ca phẫu thuật tách trẻ song sinh thứ bảy mà bác sĩ Goodrich thực hiện – và là ca giải phẫu tách sọ não thứ 59 trên thế giới kể từ năm 1952.
Vị bác sĩ già, với chòm râu bạc và mái tóc bạc, được nói tới như là nhà phẫu thuật có đôi tay vàng và trái tim nhân hậu. Ông giữ liên lạc với tất cả bệnh nhân mà ông đã mổ; ông không quên ngày sinh của họ và luôn có mặt khi họ kỷ niệm ngày được tách ra mà ông là người giúp thực hiện.
Ông nói với đài CNN trước khi thực hiện phẫu thuật cho anh em nhà McDonald rằng tách một cặp song sinh dính liền nhau “thật sự là rất kinh khủng… Chúng tôi đã biến việc đó thành một nghệ thuật, nhưng lúc mới khởi đầu đó là một thách thức lớn.”
Bác sĩ Goodrich, ở độ tuổi 70, đã làm việc hơn 30 năm tại bệnh viện Montefiore và trường Y Albert Einstein, vừa là giám đốc bộ phận giải phẫu thần kinh nhi khoa ở Montefiore vừa là giáo sư về giải phẫu thần kinh sọ não lâm sàng, nhi khoa, giải phẫu thẩm mỹ và giải phẫu tái tạo tại trường Đại học Y Albert Einstein.
Ông làm việc ở New York nhưng quê quán ở Oregon, đã từng là lính Thủy quân lục chiến trên chiến trường Việt Nam, nổi tiếng với lòng say mê di tích lịch sử, du lịch và lướt ván. Ông qua đời để lại vợ và ba người con gái.
Tổng thống Donald Trump gia hạn việc áp dụng hướng dẫn phòng dịch của chính quyền liên bang thêm 30 ngày, khuyến cáo mọi người dân ở yên trong nhà, tránh tiếp xúc với người khác khi dịch coronavirus tiếp tục lây lan khắp nước.
Hướng dẫn phòng dịch trước đây của chính phủ liên bang, gọi là “15 ngày làm chậm sự lây lan” sẽ hết hiệu lực vào ngày mai thứ Hai 30-03. Ông Trump công bố lệnh gia hạn trong một cuộc họp báo ngắn ở Vườn Hồng, Tòa Bạch Ốc sáng nay Chủ nhật 29-03, theo đó hướng dẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực tới ngày 30-04-2020.
Hướng dẫn phòng dịch quy định người cao tuổi, người có bệnh mãn tính phải ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác, tất cả người Mỹ phải tránh tụ tập đông người, làm việc tại gia, tránh các quán bar và nhà hàng.
Tuần trước Tổng thống Trump nói ông hy vọng sẽ “mở cửa lại” nước Mỹ vào dịp lễ Phục sinh ngày 12-04 sắp tới. Nhưng các chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo việc khôi phục sinh hoạt bình thường quá sớm sẽ làm cho dịch coronavirus lây lan nhanh và mạnh hơn, tình hình sẽ mất kiểm soát.
Đến chiều nay Chủ nhật 29-03, nước Mỹ đã có 134.000 người nhiễm coronavirus và hơn 2.400 người tử vong.
Miễn phí “cùng chi trả” (co-payment) khi điều trị coronavirus
Cũng trong buổi họp báo sáng nay, Tổng thống Trump thông báo hai công ty bảo hiểm y tế là Cigna và Humana quyết định sẽ miễn việc “cùng chi trả” của bệnh nhân điều trị coronavirus.
Cả Cigna và Humana đều sẽ không đòi khách hàng-bệnh nhân phải cùng chi trả (co-payment) hoặc chia sẻ chi phí điều trị coronavirus. Cigna nói quy định của họ sẽ áp dụng từ ngày mai thứ Hai và kéo dài tới ngày 31-05-2020.
Tuần trước công ty bảo hiểm y tế Aetna cũng thông báo sẽ miễn tiền nằm bệnh viện cho những khách hàng-bệnh nhân nào phải điều trị coronavirus. Nhiều nhà cung cấp bảo hiểm y tế khác đã thông báo miễn chi phí xét nghiệm, thăm bác sĩ và điều trị từ xa để khuyến khích khách hàng nghi ngờ khả năng nhiễm virus sớm đi thăm khám.
Các công ty bảo hiểm y tế sẽ được chính phủ hoàn trả số tiền đã miễn cho bệnh nhân theo giá nội bộ hoặc theo biểu phí của chương trình Medicare.
Việc miễn “cùng chi trả” sẽ giúp bệnh nhân Covid-19 tiết kiệm được hàng ngàn đô la tùy vào gói bảo hiểm của họ.
Ngày 30-3, chương trình thời sự của các kênh chính đài truyền hình nhà nước Pháp như France 2, France Info, CNews Direct đều đồng loạt tố cáo hành vi Trung Quốc dấu nhẹm có chủ ý về con số tử vong giai đoạn dịch bệnh coronavirus tại quốc gia này. Phóng viên Pháp Arnaul Miguel thường trú tại Vũ Hán đã cho thấy hình ảnh người nhà những gia đình xấu số xếp hàng chầu chực nhiều giờ để nhận lọ tro người thân tại các nhà hỏa thiêu. Trong một bức ảnh chụp dãy hộp khổng lồ xếp như những công sự của đội quân chết, người xem dễ dàng nhẩm tính có tới 1.800 bình tro.
Phóng viên Pháp nói thẳng tuột, Trung Quốc đã giảm thiểu đến 20 lần con số thực. Sự tương phản trong cách làm thống kê, sự bạch hóa giữa hai thể thức chính trị châu Âu và Trung Quốc có thể đo bằng khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa. Phía Pháp cập nhật con số tổn thất hàng ngày. Hôm nay (31-3) vượt ngưỡng 3.000 ca tử vong, song nói rõ “đây mới chỉ là những ca tử vong tại bệnh viện, sự thật có thể cao hơn rất nhiều”. Họ thông báo 15 người già trong cùng Viện Ehpad vừa mất chưa xếp trong trường hợp tử vong do nguyên nhân gì. Khi trình diện tử thần, công dân Pháp được cấp passeport cái chết ‘rành mạch’, không đi chui được. Ai là tử sĩ, ai chết dịch đều rõ ràng. Cái chết được phong thánh, có đền, khắc tượng hay bị nguyền rủa đều có lý lịch. Kẻ lỏi tì khó xoay được cho cái chết “tử vì nước” hoặc kẻ khùng đua xế hộp hôn cột đèn thành “thương phế binh” gặp nạn trong khi “thi hành công vụ” để ăn trợ cấp thương tật.
Tôi đã cắt một chiếc khẩu trang FFP2 ra xem các lớp cấu tạo để hiểu tại sao trên mạng rao bán tới 29,9 euro. Loại này chúng tôi được phát khi đi làm việc, gồm có năm lớp, sau ba tiếng phải thay chiếc mới. Nước Pháp hiện đang thiếu khẩu trang tốt và nhiều loại khẩu trang chuyên dụng, đang khởi động để sản xuất nhiều loại khác. Hôm 29-3, nhóm bác sĩ Pháp tranh luận trên truyền hình thừa nhận họ đã không đánh giá đúng độ ác hiểm của coronavirus, các chỉ số về độ tuổi nạn nhân cũng trật khấc. Hiện có sáu bác sĩ Pháp đã chết vì Covid-19.
Do quá lệ thuộc Trung Quốc, từ cái khẩu trang đến máy trợ thở, quạt thông không khí, nên mới hai tuần đầu “các bệnh viện Pháp đã trong tình trạng chết đuối”, gần chạm điểm gãy đổ vì không còn sức chứa, giường bệnh, thiết bị hồi sức thiếu. Họ đang cải tạo các toa tàu cao tốc thành tàu bệnh viện, một việc chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Các bác sĩ Pháp kêu cứu, thịt xương họ không phải để cúng cho súng ‘đại bác corona’ vì thiếu áo choàng, khẩu trang mua từ “nước lạ”, là vô dụng, thậm chí gây mẩn ngứa chỉ như chiếc dây rắc bột, chiếc rá vớt mỳ trước các tấn công ào ạt của Coronavirus.
Nước Pháp đã phải tổng động viên để đối phó với làn sóng dịch bệnh sắp đổ ập xuống. Người nhà tiễn người thân vào bệnh viện không biết đấy có phải lần cuối. Nhiều người mới vào đã chết ngay sau hai ngày mắc bệnh. Có cả ca tử vong ở trẻ em. Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc thông qua các con buôn nằm vùng tỏa đi vét sạch khẩu trang y tế tại thị trường châu Âu, găm cắm. Bây giờ họ bung ra bán lại với giá cắt cổ. Một chiếc FFP 2 bán chợ đen tới 15,99 euro. Khi Trung Quốc lâm nạn, Pháp gửi viện trợ không nhỏ sang giúp vô tư, không vụ lợi. Hiện tại cả thế giới bó cứng chân tay, kinh tế án binh bất động, Trung Quốc một mình một chợ, lấy con bài khẩu trang để áp các nước thành viên EU phải thay đổi chủ trương về Huawei (Hoa Vi).
Trong bối cảnh các nước phải nhập vật tư y tế từ Trung Quốc để chống dịch, một vụ tai tiếng vừa bùng lên: bộ xét nghiệm mà Tây Ban Nha nhập từ Trung Quốc thiếu chính xác đến mức Madrid phải quyết định tạm ngưng sử dụng. Tây Ban Nha đặt lô hàng 640.000 kit xét nghiệm nhanh của Công ty Shenzen Easy Biotechnology (SEN), trụ sở ở Thâm Quyến. Sau khi đưa 8.000 kit vào thử nghiệm, Madrid ngã ngửa ra rằng các bộ xét nghiệm SEN dối trá như Tàu. Bệnh nhân dương tính Covid-19, qua kit xét nghiệm báo kết quả âm tính!
Một nạn nhân bị dính hàng kém chất lượng nữa từ Trung Quốc sau Tây Ban Nha là Hà Lan. Nước này trả tiền thật, nhận hàng “dỏm”. Hàng trăm nghìn khẩu trang KN95 mà Hà Lan nhận được hôm 21-03, phân phát đến các bệnh viện đều không đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết. Ngày 28-03, chính phủ Hà Lan ra thông báo thu hồi 600.000 chiếc, chiếm một nửa lô hàng 1,3 triệu khẩu trang FFP2, do những khẩu trang này không đủ độ kín, phần lọc bị ăn bớt không thể cản virus thâm nhập. Trung Quốc biện minh “nhầm” trong khâu giao hàng.
Nước Pháp đang phải rút bài học, rằng họ đã tự biến thành tù nhân do chính sách lệ thuộc vào kinh tế công xưởng sản xuất thế giới Trung Quốc ra sao. Ngày 28-3, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, Bộ trưởng Y tế Pháp nói thẳng là các thiết bị Trung Quốc bán cho châu Âu không đủ độ tin cậy, hàm ý tố cáo hành vi khi “kẻ đếm tiền, người đếm xác”. Sự hiện diện của Thủ tướng Édouard Philippe bên cạnh, chăm chú nghe, không cắt gọt cho câu nói của Tổng trưởng Y tế Olivier Véran đồng nghĩa như tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ, thậm chí còn gay gắt hơn.
Nhà báo Christian Stenzen tóm lược cái nhìn khác từ Đức:
Thành công lớn nhất mà Trung Quốc đạt được là đồ sứ, giấy và dối lừa. 500 năm trước Thiên Chúa Giáng sinh, danh tướng Trung Hoa Tôn Tử đã viết trong cuốn Binh Pháp của ông rằng, nghi binh và lừa dối giỏi là đảm bảo của thành công. Từ đó đến nay thế giới vẫn không thông minh hơn trong trò chơi với Tàu. Ngược lại là khác. Sự bùng nổ dịch bệnh corona cho chúng ta một nhận thức đau lòng tột cùng. Mảnh đất của những nụ cười đang lừa gạt chúng ta, đang cười nhạo vào mặt thế giới. Hết lần này đến lần khác. Trong hai tuần, các nhà lãnh đạo nhà nước và đảng ở Bắc Kinh muốn giữ sự bùng phát của dịch corona ở Vũ Hán cho chính họ và che đậy bằng mọi cách.
Bây giờ Bắc Kinh tuyên bố rằng Corona không đến từ Trung Quốc, mà đến từ nước ngoài. Trung Quốc vẫn sống theo cách đó và dối trá… Điều cay đắng là: Trong nhiều tuần, Đức chẳng làm gì khi thấy Trung Quốc ngụy trang con coronavirus của họ, không có biện pháp cản trở người dân Trung Quốc vui vẻ du lịch đến đất nước chúng ta. Thậm chí vỗ tay khen thời gian xây dựng kỷ lục một trong những bệnh viện dã chiến.
Một số là những người bị lừa. Và có những người khác là những người thích bị lừa. Dễ chịu hoặc có tiền. Hoặc cả hai. Bởi vì Volkswagen bán hàng triệu xe hơi mỗi năm tại Trung Quốc, ông chủ Volkswagen không muốn biết về các trại cải tạo mà Trung Quốc giam người Duy Ngô Nhĩ và những kẻ được cho là thọc gậy bánh xe. Trong khi hàng ngàn người mỗi ngày trong các trại cải tạo bị tra tấn thì đa số người bên ngoài vẫn tin giọng lưỡi chính thức dối trá rằng, đó là các cơ sở giáo dục. Vì nước Đức thất bại trong việc phát triển các công nghệ của riêng mình, Huawei được phép xây dựng công nghệ 5G ở đây. Bất chấp tất cả cảnh báo từ các cơ quan tình báo, chính phủ Đức vẫn tin vào lời hứa của Trung Quốc rằng Đức chắc chắn sẽ không bị theo dõi. Hứa danh dự.
Đại dịch này là bài học đắt giá để cộng đồng châu Âu không cho phép quay lại với thế giới cũ, đặt dấu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ. Ngày 31-3, phát biểu ngay trong chuyến đi thăm nhà máy sản xuất khẩu trang tại Saint-Barthélemy-d’Anjou (Maine-et-Loire), Tổng thống Emanuel Macron đã nhấn mạnh rất rõ ràng, rành mạch:
“Mục tiêu hàng đầu của chúng ta hôm nay là cho ra những sản phẩm tại Pháp. Từ giờ cho đến cuối năm chúng ta sẽ sản xuất ra những sản phẩm 100% chất lượng của Pháp, trên đất Pháp. Chúng ta phải hoàn toàn tự chủ toàn phần, trọn vẹn… Ngày mai sẽ không còn là ngày hôm qua. Phải rút ra bài học từ những hậu quả này”.
Xong, chấm xuống dòng, chàng đểu Trung Hoa, hãy hốc những miếng cuối cùng nước Pháp, của châu Âu đi, ngày mai chú đi chỗ khác kiếm ăn.
Đúng, chỉ có một điều có thể tin vào Trung Quốc: trên đường vươn tới siêu cường, lời nói dối của họ không phải là sự lừa dối cuối cùng trên thế giới. Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta đối phó với gian dối của họ.
Nhóm người nhà bị án Phan Văn Anh Vũ lên tiếng xin lỗi, cho biết việc 'giả trang cái bang' ở Hội An chỉ để... quay clip cho vui, làm kỷ niệm.
Nhóm người nhà Phan Văn Anh Vũ giả trang ăn xin ở phố cổ Hội An
Ảnh: C.X
Sáng 1.4, Công an thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết, liên quan đến vụ nhóm người nhà của bị án Phan Văn Anh Vũ giả trang ăn xin tại phố cổ Hội An, rồi quay clip đưa lên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, Công an Hội An vẫn đang tiếp tục làm rõ.
Cũng theo Công an Hội An, cơ quan này cũng đã nắm được thông tin có người trong nhóm giả trang ăn xin lên tiếng xin lỗi trên Facebook cá nhân, đồng thời gỡ bỏ đoạn clip và những hình ảnh về cảnh giả trang để ăn xin mà trước đó họ đã đăng tải.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND Hội An, cho hay người trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp này, việc nhóm người giả trang ăn xin rồi tụ họp, bày trò như vậy là vi phạm quy định 176 - quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Địa phương sẽ áp dụng quy định này để xử lý nghiêm.
Theo ông Sơn, đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhóm này có sự bàn bạc, trao đổi khi thực hiện các cảnh quay rồi đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích "câu like", rõ ràng đây là hình ảnh dàn dựng.
Nhóm giả trang ăn xin gây xôn xao dư luận ở Hội An
Ảnh: C.X
Trong tối 31.3, chủ tài khoản Facebook Tran Thi Minh Thao (được cho là một trong những người tham gia hóa trang thành "cái bang") đã đăng dòng trạng thái xin lỗi chính quyền và toàn thể người dân Hội An cũng như cộng đồng mạng.
“Thực tế là hôm nay chúng tôi có việc về Hội An, nhân tiện ghé chợ mua một số đồ cho quán. Tôi thấy có nhiều đồ dùng trang trí cho quán nên chúng tôi đã mua. Nhân tiện đó chúng tôi cũng đã chụp hình và quay một đoạn clip với mục đích chỉ để làm kỷ niệm. Nhưng thật không ngờ những hình ảnh và clip đó đã khiến cho nhiều người không hài lòng, nhất là trong mùa dịch Covid -19, khi cả nước đang căng mình chống dịch”, tài khoản Facebook Tran Thi Minh Thao viết.
Tài khoản Facebook này cũng nói rằng do nhận thấy việc làm của cả nhóm là không đúng, không phù hợp nên "nhóm thành thật xin lỗi và sẽ tiêu hủy toàn bộ những hình ảnh, clip đã mà chúng tôi đã quay".
Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 31.3, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài khoảng 47 giây ghi lại cảnh 4 người trong bộ dạng rách rưới, đầu đội nón cời, mặc trang phục của người ăn xin ngồi cầm tô giơ ra xin tiền người qua đường giữa một ngã ba phố cổ Hội An.
Sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người dân Hội An bày tỏ sự hoang mang, thậm chí phẫn nộ.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP.Hội An, cho biết liên quan đến đoạn clip về nhóm người giả trang ăn xin ngay giữa phố cổ Hội An gây hoang mang dư luận, bước đầu cơ quan chức năng xác định những người này là người nhà của bị án Phan Văn Anh Vũ.
Gần đây, tổ chức tham vấn SCSPI nổi lên như một đơn vị nghiên cứu chuyên công bố các báo cáo nhằm đổ lỗi cho nước khác liên quan tình hình Biển Đông.
Trung Quốc xây dựng nhiều hạ tầng trên bãi đá Chữ Thập, đồng thời triển khai vũ khí
Ảnh: Mai Thanh Hải
Một đơn vị nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa công bố báo cáo về tình hình Biển Đông, với nội dung gần như đổ lỗi cho nước khác về tình hình Biển Đông, đồng thời ẩn chứa dấu hiệu chủ động leo thang căng thẳng.
Ngày 30.3, tờ South China Morning Post, thuộc Tập đoàn Alibaba của tỉ phú JackMa, đăng bài phân tích US military operations in South China Sea increase risk of confrontation, think tank says (tạm dịch: Tổ chức tham vấn đánh giá các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ).
Đánh giá trách nhiệm
Theo đó, chính các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực khiến cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Bài viết trên tổng hợp từ báo cáo về hoạt động quân sự của Mỹ trên Biển Đông, vừa được công bố vào ngày 28.3 bởi Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI) - Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc).
Đọc toàn bộ báo cáo vừa nêu dài 47 trang, thực tế chỉ cung cấp thông tin về một phía là Mỹ với các nội dung như Washington năm 2019 đã đẩy mạnh điều tàu chiến các loại từ tàu khu trục, tàu ngầm, tàu sân bay… hoạt động ở Biển Đông; thực thi tự do hàng hải (FONOP); tăng cường hợp tác quân sự và viện trợ quân sự với nhiều nước trong khu vực…
Báo cáo trên cũng cho rằng phía Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động như thế, đồng thời “nói quá” việc Trung Quốc tăng cường triển khai vũ khí để “bảo vệ chủ quyền” ở các rạn san hô, thực thể nhân tạo ở Biển Đông.
Chối bỏ thực tế
Rõ ràng, báo cáo trên đã quá phiến diện, thiếu khách quan để dẫn dắt bản chất tình hình Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tạm bỏ qua động cơ của Washington khi tăng cường hoạt động quân sự trên Biển Đông, thì rõ ràng chính Bắc Kinh mới là nguồn cội của những động thái khiến thế giới cũng như các nước trong khu vực phải lo ngại.
Kẻ đàn - người hát
Gần đây, SCSPI nổi lên như một đơn vị nghiên cứu chuyên công bố các báo cáo nhằm đổ lỗi cho nước khác liên quan tình hình Biển Đông. Ngoài báo cáo ngày 28.3 về hoạt động quân sự của Mỹ, SCSPI vừa qua cũng đã tung ra báo cáo vô căn cứ khi cho rằng tàu cá VN “vây hãm” đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Trong khi SCSPI chuyên “sản xuất” báo cáo có lợi cho Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) của nước này lại có nhóm chuyên gia ra sức đăng tải các bài viết theo kiểu đánh tráo khái niệm, nhằm đổ lỗi cho các nước khác. Điển hình trong số này là các chuyên gia như TS Mark Valencia (học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Nam Hải) và ông Ngô Sĩ Tồn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải). Rất nhiều lần, TS Valencia đã dùng báo cáo của SCSPI làm “bằng chứng” cho luận điểm khi nhận xét về Biển Đông.
Cụ thể, từ trước khi Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự vào năm 2019 như báo cáo trên kết luận, Trung Quốc đã có nhiều năm cấp tập xây dựng hạ tầng, quân sự hóa, bố trí vũ khí với hỏa lực hạng nặng trên các thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Cụ thể như từ năm 2016, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã xây dựng xong đường băng dài 3.000 m, nhà chứa máy bay cỡ lớn… ở bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng năm 2016, các hình ảnh khác cũng chỉ ra hiện trạng tương tự trên hai bãi đá Xu Bi và Vành Khăn (quần đảo Trường Sa) mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Chỉ thời gian ngắn sau khi hoàn thành các cơ sở hạ tầng, Trung Quốc lại tiến thêm một bước là điều động nhiều loại máy bay quân sự đến khu vực này, dù chưa rõ có đồn trú hay không. Đến năm 2018, ngoài dấu vết máy bay quân sự tại các bãi đá này, những loại vũ khí như hệ thống tên lửa đối hạm YJ-12B, tên lửa đối không HQ-9B cũng đã được triển khai đến các bãi đá ở Trường Sa, theo hình ảnh vệ tinh và phân tích được công bố bởi Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ).
Đó là chưa kể các loại radar và nhiều phương tiện quốc phòng khác cũng được Trung Quốc đưa đến khu vực trên. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thường xuyên điều động chiến hạm thường xuyên xuất hiện tại Biển Đông và quấy phá nhằm vào các nước trong khu vực.
Mở đường tạo căng thẳng
Không chỉ “chạy tội”, phía Trung Quốc có dấu hiệu muốn tạo cớ để leo thang căng thẳng trên Biển Đông bằng cách tăng cường tập trận. Bằng chứng là ngày 29.3, tức 1 ngày sau khi SCSPI công bố báo cáo trên, tờ South China Morning Post đăng bài viết Beijing may step up drills in South China Sea amid rising tensions with US military, analysts say (tạm dịch: Chuyên gia nhận định Bắc Kinh có thể tăng cường tập trận ở Biển Đông giữa lúc căng thẳng gia tăng với quân đội Mỹ).
Chuyên gia mà bài báo dẫn trích là nhà phân tích Zhou Chenming từ Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng Trung Quốc có thể xem các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông như “động lực” để tăng cường tập trận nhằm nâng cao khả năng tác chiến. Thực tế, trong 3 tháng vừa qua, Bắc Kinh cũng đã tiết lộ việc hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông - diễn biến mà giới chuyên gia quốc tế nhận xét là nhằm đe dọa các nước khác trong khu vực.
Chính vì vậy, những dấu hiệu trên ẩn chứa nguy cơ Trung Quốc “mượn cớ” để tăng cường tổ chức tập trận trên Biển Đông dẫn đến tình hình thêm căng thẳng.