Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Nhóm người nhà Phan Văn Anh Vũ giả ‘cái bang’ để quay clip làm kỷ niệm?


Mạnh Cường

Mạnh Cường

1 2 3 4 
Nhóm người nhà bị án Phan Văn Anh Vũ lên tiếng xin lỗi, cho biết việc 'giả trang cái bang' ở Hội An chỉ để... quay clip cho vui, làm kỷ niệm.
Nhóm người nhà Phan Văn Anh Vũ giả trang ăn xin ở phố cổ Hội An /// Ảnh: C.X
Nhóm người nhà Phan Văn Anh Vũ giả trang ăn xin ở phố cổ Hội An
Ảnh: C.X
Sáng 1.4, Công an thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết, liên quan đến vụ nhóm người nhà của bị án Phan Văn Anh Vũ giả trang ăn xin tại phố cổ Hội An, rồi quay clip đưa lên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, Công an Hội An vẫn đang tiếp tục làm rõ.
Cũng theo Công an Hội An, cơ quan này cũng đã nắm được thông tin có người trong nhóm giả trang ăn xin lên tiếng xin lỗi trên Facebook cá nhân, đồng thời gỡ bỏ đoạn clip và những hình ảnh về cảnh giả trang để ăn xin mà trước đó họ đã đăng tải.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND Hội An, cho hay người trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp này, việc nhóm người giả trang ăn xin rồi tụ họp, bày trò như vậy là vi phạm quy định 176 - quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Địa phương sẽ áp dụng quy định này để xử lý nghiêm.
Theo ông Sơn,  đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhóm này có sự bàn bạc, trao đổi khi thực hiện các cảnh quay rồi đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích "câu like", rõ ràng đây là hình ảnh dàn dựng.
Nhóm người nhà Phan Văn Anh Vũ giả  ‘cái bang’ để quay clip làm kỷ niệm? - ảnh 1
Nhóm giả trang ăn xin gây xôn xao dư luận ở Hội An
Ảnh: C.X
Trong tối 31.3, chủ tài khoản Facebook Tran Thi Minh Thao (được cho là một trong những người tham gia hóa trang thành "cái bang") đã đăng dòng trạng thái xin lỗi chính quyền và toàn thể người dân Hội An cũng như cộng đồng mạng.
“Thực tế là hôm nay chúng tôi có việc về Hội An, nhân tiện ghé chợ mua một số đồ cho quán. Tôi thấy có nhiều đồ dùng trang trí cho quán nên chúng tôi đã mua. Nhân tiện đó chúng tôi cũng đã chụp hình và quay một đoạn clip với mục đích chỉ để làm kỷ niệm. Nhưng thật không ngờ những hình ảnh và clip đó đã khiến cho nhiều người không hài lòng, nhất là trong mùa dịch Covid -19, khi cả nước đang căng mình chống dịch”, tài khoản Facebook Tran Thi Minh Thao viết.
Tài khoản Facebook này cũng nói rằng do nhận thấy việc làm của cả nhóm là không đúng, không phù hợp nên "nhóm thành thật xin lỗi và sẽ tiêu hủy toàn bộ những hình ảnh, clip đã mà chúng tôi đã quay". 
Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 31.3, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài khoảng 47 giây ghi lại cảnh 4 người trong bộ dạng rách rưới, đầu đội nón cời, mặc trang phục của người ăn xin ngồi cầm tô giơ ra xin tiền người qua đường giữa một ngã ba phố cổ Hội An.
Sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người dân Hội An bày tỏ sự hoang mang, thậm chí phẫn nộ.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP.Hội An, cho biết liên quan đến đoạn clip về nhóm người giả trang ăn xin ngay giữa phố cổ Hội An gây hoang mang dư luận, bước đầu cơ quan chức năng xác định những người này là người nhà của bị án Phan Văn Anh Vũ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc với chiêu trò 'chạy tội' tạo cớ gây căng thẳng trên Biển Đông



Ngô Minh Trí

Ngô Minh Trí

1 2 3 4 5
Gần đây, tổ chức tham vấn SCSPI nổi lên như một đơn vị nghiên cứu chuyên công bố các báo cáo nhằm đổ lỗi cho nước khác liên quan tình hình Biển Đông.
Trung Quốc xây dựng nhiều hạ tầng trên bãi đá Chữ Thập, đồng thời triển khai vũ khí

 /// Ảnh: Mai Thanh Hải
Trung Quốc xây dựng nhiều hạ tầng trên bãi đá Chữ Thập, đồng thời triển khai vũ khí
Ảnh: Mai Thanh Hải
Một đơn vị nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa công bố báo cáo về tình hình Biển Đông, với nội dung gần như đổ lỗi cho nước khác về tình hình Biển Đông, đồng thời ẩn chứa dấu hiệu chủ động leo thang căng thẳng.
Ngày 30.3, tờ South China Morning Post, thuộc Tập đoàn Alibaba của tỉ phú JackMa, đăng bài phân tích US military operations in South China Sea increase risk of confrontation, think tank says (tạm dịch: Tổ chức tham vấn đánh giá các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ).

Đánh giá trách nhiệm

Theo đó, chính các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực khiến cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Bài viết trên tổng hợp từ báo cáo về hoạt động quân sự của Mỹ trên Biển Đông, vừa được công bố vào ngày 28.3 bởi Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI) - Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc).
Đọc toàn bộ báo cáo vừa nêu dài 47 trang, thực tế chỉ cung cấp thông tin về một phía là Mỹ với các nội dung như Washington năm 2019 đã đẩy mạnh điều tàu chiến các loại từ tàu khu trục, tàu ngầm, tàu sân bay… hoạt động ở Biển Đông; thực thi tự do hàng hải (FONOP); tăng cường hợp tác quân sự và viện trợ quân sự với nhiều nước trong khu vực…
Báo cáo trên cũng cho rằng phía Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động như thế, đồng thời “nói quá” việc Trung Quốc tăng cường triển khai vũ khí để “bảo vệ chủ quyền” ở các rạn san hô, thực thể nhân tạo ở Biển Đông.

Chối bỏ thực tế

Rõ ràng, báo cáo trên đã quá phiến diện, thiếu khách quan để dẫn dắt bản chất tình hình Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tạm bỏ qua động cơ của Washington khi tăng cường hoạt động quân sự trên Biển Đông, thì rõ ràng chính Bắc Kinh mới là nguồn cội của những động thái khiến thế giới cũng như các nước trong khu vực phải lo ngại.

Kẻ đàn - người hát 

Gần đây, SCSPI nổi lên như một đơn vị nghiên cứu chuyên công bố các báo cáo nhằm đổ lỗi cho nước khác liên quan tình hình Biển Đông. Ngoài báo cáo ngày 28.3 về hoạt động quân sự của Mỹ, SCSPI vừa qua cũng đã tung ra báo cáo vô căn cứ khi cho rằng tàu cá VN “vây hãm” đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Trong khi SCSPI chuyên “sản xuất” báo cáo có lợi cho Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) của nước này lại có nhóm chuyên gia ra sức đăng tải các bài viết theo kiểu đánh tráo khái niệm, nhằm đổ lỗi cho các nước khác. Điển hình trong số này là các chuyên gia như TS Mark Valencia (học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Nam Hải) và ông Ngô Sĩ Tồn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải). Rất nhiều lần, TS Valencia đã dùng báo cáo của SCSPI làm “bằng chứng” cho luận điểm khi nhận xét về Biển Đông.
Cụ thể, từ trước khi Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự vào năm 2019 như báo cáo trên kết luận, Trung Quốc đã có nhiều năm cấp tập xây dựng hạ tầng, quân sự hóa, bố trí vũ khí với hỏa lực hạng nặng trên các thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Cụ thể như từ năm 2016, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã xây dựng xong đường băng dài 3.000 m, nhà chứa máy bay cỡ lớn… ở bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng năm 2016, các hình ảnh khác cũng chỉ ra hiện trạng tương tự trên hai bãi đá Xu Bi và Vành Khăn (quần đảo Trường Sa) mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Chỉ thời gian ngắn sau khi hoàn thành các cơ sở hạ tầng, Trung Quốc lại tiến thêm một bước là điều động nhiều loại máy bay quân sự đến khu vực này, dù chưa rõ có đồn trú hay không. Đến năm 2018, ngoài dấu vết máy bay quân sự tại các bãi đá này, những loại vũ khí như hệ thống tên lửa đối hạm YJ-12B, tên lửa đối không HQ-9B cũng đã được triển khai đến các bãi đá ở Trường Sa, theo hình ảnh vệ tinh và phân tích được công bố bởi Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ).
Đó là chưa kể các loại radar và nhiều phương tiện quốc phòng khác cũng được Trung Quốc đưa đến khu vực trên. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thường xuyên điều động chiến hạm thường xuyên xuất hiện tại Biển Đông và quấy phá nhằm vào các nước trong khu vực.

Mở đường tạo căng thẳng

Không chỉ “chạy tội”, phía Trung Quốc có dấu hiệu muốn tạo cớ để leo thang căng thẳng trên Biển Đông bằng cách tăng cường tập trận. Bằng chứng là ngày 29.3, tức 1 ngày sau khi SCSPI công bố báo cáo trên, tờ South China Morning Post đăng bài viết Beijing may step up drills in South China Sea amid rising tensions with US military, analysts say (tạm dịch: Chuyên gia nhận định Bắc Kinh có thể tăng cường tập trận ở Biển Đông giữa lúc căng thẳng gia tăng với quân đội Mỹ).
Chuyên gia mà bài báo dẫn trích là nhà phân tích Zhou Chenming từ Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng Trung Quốc có thể xem các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông như “động lực” để tăng cường tập trận nhằm nâng cao khả năng tác chiến. Thực tế, trong 3 tháng vừa qua, Bắc Kinh cũng đã tiết lộ việc hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông - diễn biến mà giới chuyên gia quốc tế nhận xét là nhằm đe dọa các nước khác trong khu vực.
Chính vì vậy, những dấu hiệu trên ẩn chứa nguy cơ Trung Quốc “mượn cớ” để tăng cường tổ chức tập trận trên Biển Đông dẫn đến tình hình thêm căng thẳng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BẢN CHẤT DỐI TRÁ CỦA TQ LỘ RÕ QUA DỊCH CÚM TÀU.

NGỌC DƯƠNG
Hôm nay 1-4, “ngày nói dối” của thế giới, cũng chỉ để mọi người vui cười. Nhưng với TQ thì không trừ ngày nào, để nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của họ.
Một trang YouTube của người Việt đã nói đại ý: người Âu – Mỹ tuy rất thông thái nhưng không hiểu về TQ bằng người Việt. Ví như khi TQ tự khoe cái hay cái tốt là 100, thì người Việt hiểu rằng chỉ độ 5-10 thôi. Còn cái dở của họ, họ tự nói ra 5 -10, thì người Việt biết thừa phải là hàng trăm hàng nghìn. Đó là vì, người Việt từ thủa xa xưa đã không lạ gì THÓI DỐI TRÁ của người TQ.
Trong nạn Cúm Tàu (Covid-19) này, TQ chỉ công bố có 81.400 ca dương tính và hơn 3000 ca tử vong (!). Gần đây lại còn tuyên bố đã khống chế được dịch và cho Vũ Hán hoạt động trở lại bình thường. Ai chứ như tôi và đa số người Việt biết tỏng đó chỉ là trò dối trá.
Nhưng trong cuộc chống Cúm Tàu này, thế giới đã “tỉnh ra”, bắt đầu hoài nghi về những con số và tình hình do TQ công bố. Người ta còn hoài nghi về sự “sổng chuồng” của Viruscorona từ một phòng thí nghiệm hiện đại ở Vũ Hán, thậm chí đó là Vũ khí sinh học do TQ phát tán nhằm tấn công Mỹ và châu Âu để thực hiện mưu đồ bá quyền thế giới?
Xin trích bài của của RFI (Pháp) Việt ngữ ngày 31/3/2020:
“Vào thời điểm Vũ Hán nới lỏng các biện pháp phong tỏa, và một tuần lễ trước lễ Thanh Minh, điều tra của tờ báo kinh tế Tài Tân (Caixin) của Trung Quốc cho thấy, chỉ trong hai ngày 25 và 26/03/2020 một lò thiêu tại Vũ Hán đã nhận 5.000 hũ tro cốt. Con số này cao hơn báo cáo chính thức là 2.535 người chết vì virus corona tại Vũ Hán. Đó là chưa kể cả thành phố Vũ Hán có tổng cộng 7 nhà thiêu, và vẫn theo điều tra của thời báo Tài Tân, nếu mỗi đơn vị đều nhận được một số hũ tro như vậy, thì đã có tới 35.000 người chết trong hai tháng qua” (gấp khoảng 14 lần – người trích).
… “Trong giai đoạn cao điểm của mùa dịch vừa qua, đã có thêm "khoảng một chục lò thiêu dã chiến" được dựng lên chung quanh thành phố Vũ Hán, nhưng báo Tài Tân không thể kiểm chứng số liệu về hũ tro. Tờ báo đặt câu hỏi : "Vì sao sự chênh lệch lại quá lớn GIỮA THỐNG KÊ CHÍNH THỨC của thành phố và THỰC TẾ TRƯỚC CỬA CÁC NHÀ THIÊU ở Vũ Hán ?”. Tác giả bài báo cho hay.
“Thêm một tín hiệu đáng nghi ngờ khác, đó là tập đoàn viễn thông China Mobile của Trung Quốc thông báo trong mùa dịch vừa rồi (chính xác hơn là từ cuối tháng 12/2019 đến cuối tháng 2/2020), họ đã "mất 8,3 triệu" khách hàng trên toàn quốc. Cũng báo Tài Tân đặt câu hỏi: 8,3 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ của China Mobile không cần điện thoại nữa hay sao ?
“Điều giới quan sát lo ngại là việc che giấu sự thật đó đã ĐẨY CẢ THẾ GIỚI VÀO KHỦNG HOẢNG vừa về mặt dịch tễ, vừa về mặt kinh tế như hiện nay. Trung Quốc không chỉ che giấu sự thật khi dịch mới khai mào tại Vũ Hán, mà còn từng khẳng định rằng dịch viêm phổi cấp tính do virus corona chủng mới KHÔNG THUỘC DÒNG CÁC DỊCH BỆNH “TRUYỀN NHIỄM”.
Với sự đồng tình của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bắc Kinh quả quyết "làm chủ được tình hình" để đến ngày 31/03/2020, gần 800.000 người trên thế giới bị lây nhiễm, hơn 37.000 người đã thiệt mạng.
Giới phân tích không phủ nhận những thiếu sót, những bất cập trong hệ thống y tế ngay cả tại các quốc gia giàu có nhất hành tinh, nhưng chí ít Trung Quốc cũng mang tội "không chia sẻ thông tin đáng tin cậy" về một siêu vi chủng mới nguy hiểm chết người.
Tệ hơn nữa, như ghi nhận của chuyên gia về Trung Quốc Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp, Bắc Kinh đã đưa ra những con số rất thấp về trường hợp tử vong vì Covid-19 để KHOE KHOANG THÀNH TÍCH, CHỨNG MINH VỚI THẾ GIỚI VỀ THẾ THƯỢNG PHONG CỦA TQ ngay cả trước một kẻ thù vô hình.
Chính quyền của ông Tập Cận Bình muốn chứng minh hiệu quả của hệ thống chính trị tại nước này. Nói cách khác, virus corona đã phục vụ mục tiêu tuyên truyền cho đảng Cộng sản Trung Quốc cả với công luận trong nước lẫn cộng đồng quốc tế.
Nhà báo Pierre Haski, từng là phóng viên của báo Libération trong thời gian dịch SARS hoành hành tại Trung Quốc (2002-2003), cho rằng ĐÃ ĐẾN LÚC TRUNG QUỐC PHẢI NGỪNG GIAN DỐI, NẾU MUỐN CHỨNG TỎ LÀ MỘT ĐỐI TÁC ĐÁNG TIN CẬY CỦA THẾ GIỚI.”.
Trên trang NTD Việt Nam (ntdvn.com) hôm nay (1/4) có bài: “42.000 người chết ở riêng Vũ Hán do dịch bệnh corona?”. Đáng chú ý có tiểu mục: “Các gia đình được trả tiền để giữ im lặng” (!).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng!

Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng

Cho đến ngày 29/3, các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn không ngừng gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở một số điểm nóng như Mỹ, Italily, Anh... Trong nỗ lực chống lại sự lây lan của Covid-19, nhiều nước đã chọn cách phong tỏa, yêu cầu người dân không ra ngoài trừ trường hợp khẩn cấp, đóng cửa quán xá, nơi công cộng.
Trên những con phố, phương tiện công cộng, trường học, văn phòng, nhà hàng, trung tâm thương mại... vắng vẻ chưa từng thấy. Dù không nói nhưng ai cũng hiểu và cố gắng để một ngày gần nhất lại được nhìn thấy cảnh tượng phố xá đông đúc, tấp nập, mọi người nói chuyện với nhau mà không cần đeo khẩu trang kín mít và... không phải lót giấy vào tay khi di chuyển bằng các phương tiện công cộng.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 1.
Đường 42 ở Manhattan (Mỹ) vào ngày 22 tháng 3 vắng vẻ không một bóng người.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 2.
Một bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tử vong được đưa ra khỏi bệnh viện ở Mulhouse, tỉnh Haut-Rhin, vùng Grand Est (Pháp) vào ngày 23 tháng 3. Vùng Grand Est hiện là tâm dịch ở Pháp, quốc gia có nhiều ca tử vong thứ 3 ở châu Âu, sau Ý và Tây Ban Nha.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 3.
Người dân Tokyo đeo khẩu trang đi làm vào ngày 26/3. Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike đã tổ chức một cuộc họp báo tối 25/3 để yêu cầu công dân hạn chế ra ngoài vào cuối tuần sau khi có 41 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới được xác nhận hôm 24/3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 4.
Anh Gonzaga Yiga đứng trên tòa nhà cao nhất trong khu vực để dùng loa kêu gọi cư dân đề phòng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 vào ngày 24 tháng 3 tại Kampala, Uganda.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 5.
Nhân viên y tế đang chống chọi với Covid-19 nhìn qua cửa sổ của Bệnh viện Đại học Coruna (Tây Ban Nha) vào ngày 26 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 6.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho các lái xe vào ngày 23 tháng 3 tại Lisses, Pháp.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 7.
Một lính không quân Mỹ ra khỏi lều trại dựng tạm ở Bệnh viện Bellevue, Manhattan, thành phố New York (Mỹ) vào ngày 25 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 8.
Một hành khách đi tàu điện ngầm sử dụng khăn giấy để bảo vệ bàn tay khi nắm vào một cây cột vào ngày 19 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 9.
Marzio Toniolo, 35 tuổi, chụp ảnh cô con gái 2 tuổi Bianca đang vẽ móng chân cho anh khi vợ anh nhìn ra từ ban công ngôi nhà của họ, ở San Fiorano, một trong những thị trấn "vùng đỏ" ở miền bắc Italy vào ngày 20 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 10.
Một công nhân thành phố khử trùng cầu thang tàu điện ngầm để ngăn chặn sự lây lan của virus vào ngày 25 tháng 3 tại Budapest, Hungary.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 11.
Một người lính Serbia đi qua những chiếc giường được đặt trong một hội trường tại Hội chợ Belgrade để cho những người bị các triệu chứng nhẹ nằm.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 12.
Chú rể người Palestine Mohamed abu Daga và cô dâu Israa đeo khẩu trang trong buổi chụp hình trước lễ cưới vào ngày 23 tháng 3 tại Khan Yunis, Gara.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 13.
Hành khách chen lấn trên một chuyến tàu ngầm Central Line đông đúc tại ga Stratford (London) vào ngày 23 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 14.
Bãi biển Bondi vắng vẻ vào ngày 21 tháng 3 tại Sydney (Úc).
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 15.
Hai mẹ con ăn mừng sinh nhật trên xe ở thị trấn West Bloomfield , Michigan.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 16.
Một công nhân vệ sinh các khu vực xung quanh kim tự tháp Giza với hy vọng kiềm chế sự bùng phát của dịch Covid-19.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 17.
Một ca sĩ opera biểu diễn ca khúc "O Sole Mio" từ cửa sổ nhà vào ngày 26 tháng 3 ở thủ đô Paris, Pháp.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 18.
Tổng thống Donald Trump tranh luận với phóng viên Peter Alexander của NBC News trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 20/3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 19.
Binh sĩ khử trùng văn phòng Sở Giao thông vận tải ở Bangkok vào ngày 24 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 20.
Binh sĩ khử trùng văn phòng Sở Giao thông vận tải ở Bangkok vào ngày 24 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 21.
Một cậu bé ngồi trên chiếc xe đạp đi qua một con nai lang thang quanh khu vực mua sắm ở Nara, Nhật Bản, vào ngày 19 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 22.
Người Ấn Độ vỗ tay từ ban công để thể hiện lòng biết ơn của họ đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Mumbai vào ngày 22 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 23.
Người Ấn Độ vỗ tay từ ban công để thể hiện lòng biết ơn của họ đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Mumbai vào ngày 22 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 24.
Bà Joseph Nathan cầm bịch giấy vệ sinh sau khi mua sắm tại siêu thị Stop & Shop.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 25.
Một thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm, gồm các binh sĩ và lính không quân của Lực lượng Bảo vệ Quốc gia và Quân đội New York, mang theo khăn giấy khi anh ta đến để vệ sinh và khử trùng giáo đường Do Thái ở New Rochelle vào ngày 23 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 26.
Một y tá trong bộ đồ bảo vệ chăm sóc em bé mắc COVID-19 tại khu cách ly của Bệnh viện Vũ Hán vào ngày 16 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 27.
Một cô gái tuổi teen xem chương trình trên máy tính xách tay của mình trong phòng của cô ở Madrid (Tây Ban Nha) vào ngày 18 tháng 3.

(Nguồn: NBC News)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

« Đừng tin họ », « Họ toàn nói láo »…

Tập Cận Bình bị kêu gọi từ chức vì xử lý  tệ hại khủng hoảng corona


RFI
Đài truyền hình Sun TV tại Hồng Kông cho biết các « thái tử đỏ » đề nghị lập ra một «nhóm lãnh đạo khẩn cấp» do phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn hoặc Uông Dương, ủy viên thường trực Bộ Chính trị đứng đầu. Sự kiện một thông tin như vậy xuất hiện cho thấy đang có đấu đá dữ dội trong nội bộ Trung Quốc.
Theo tác giả Jayadeva Ranade, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược Trung Quốc trên tờ The Tribune*, ông Tập Cận Bình đang bị những người chỉ trích đòi hỏi từ chức, do đã xử lý một cách tệ hại đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán.
Những biểu hiện bất mãn, vốn hiếm thấy ở Trung Quốc vì nguy cơ bị trừng phạt, đang ngày càng tăng lên, gây áp lực lớn đối với chủ tịch Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Sự phẫn nộ lan rộng trong công dân Trung Quốc trước tình trạng thiếu minh bạch, giấu diếm thông tin khi nạn dịch virus corona nổ ra, đã thổi bùng sự bất mãn ngấm ngầm lâu nay khi Tập Cận Bình xóa bỏ giới hạn không được tại vị quá hai nhiệm kỳ, trong Đại hội Đảng thứ 19 vào tháng 10/2017.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), bệnh viện Vũ Hán, càng làm người dân thêm giận dữ. Một số nhân vật nổi tiếng, kể cả các quan chức đảng hoặc đảng viên bình thường, và có ít nhất là một cựu thành viên trong số 350 ủy viên trung ương đầy quyền lực, đã thẳng thừng đả kích Tập Cận Bình và chính sách của hoàng đế đỏ.
Các chỉ trích nhắm vào việc đảng ngày càng tăng cường kiểm soát và tập trung quyền lực. Việc siết chặt giám sát thể hiện qua ngân sách an ninh hàng năm đều tăng lên kể từ năm 2013, trùng hợp với thời điểm Tập Cận Bình lên làm tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương và chủ tịch nước. Bên cạnh đó việc theo dõi người dân trở nên phổ biến thông qua hệ thống camera giám sát, công nghệ nhận diện và trí tuệ nhân tạo.
Sự vắng mặt khó hiểu của Tập Cận Bình từ ngày 29/1 đến 10/2/2020, lúc dịch bệnh hoành hành, trong khi lâu nay ông luôn xuất hiện trên trang nhất các báo và đài truyền hình Nhà nước, cũng gây ra luồng ý kiến bất lợi cho ông Tập.
Vào ngày 02/03/ và trước đó vào ngày 23/2, ông Triệu Sĩ Lâm (Zhao Shilin), giáo sư về hưu của trường đại học Dân tộc Trung ương (Minzu), ủy viên trung ương đảng, đã gởi hai lá thư cho ông Tập Cận Bình, cả hai đều mang giọng điệu đả kích kịch liệt.
Trong thư đề ngày 23/2, Triệu Sĩ Lâm khẳng định Trung Quốc đã bỏ lỡ « thời gian vàng» vào dịp Tết, khiến cho « nạn dịch lan tràn vô cùng dữ dội ». Ông nhận định cái giá phải trả là « khủng khiếp »  « đau thương không kể xiết ». Nhắc lại lời của Tập Cận Bình, cuộc  chiến chống virus corona là « thử nghiệm lớn lao về khả năng của hệ thống điều hành đất nước », vị giáo sư thẳng thừng tuyên bố : « Rất tiếc là tôi phải nói rằng tỉ số của đồng chí đến nay bằng 0 ! ».
Giáo sư Triệu chỉ ra năm yếu tố, trong đó có việc siết chặt an ninh, bảo đảm hình ảnh ưu việt của đảng, tập trung mọi quyền hành vào tay một người. Tình trạng này ngăn trở các cán bộ đảng và viên chức thực hiện phần việc của mình, phát huy sáng kiến. Tuyên bố « những người trong và ngoài hệ thống đều kêu gọi cải cách chính trị », ông Triệu Sĩ Lâm nhấn mạnh cần bao gồm việc áp dụng « những giá trị xã hội cốt lõi: tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp quyền », bảo đảm các quyền chính trị của công dân như tự do ngôn luận.
Trong lá thư thứ hai ngày 2/3, ông tái khẳng định: «Trong một xã hội lành mạnh, cần phải có nhiều hơn là một tiếng nói để đòi hỏi tự do ngôn luận».
Nhiều người khác cũng đã đăng những bài viết chỉ trích, khiến một số có nguy cơ bị đàn áp.
Ông Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), cựu giáo sư trường đại học Bưu điện và Viễn thông Bắc Kinh, kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức vì «không có khả năng xử lý những cuộc khủng hoảng lớn ». Giáo sư gọi tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình là « rối rắm », mô hình cai trị « lỗi thời », tuyên bố ông Tập đã làm Trung Quốc suy sụp với « những biện pháp quá lố nhằm duy trì ổn định xã hội » của ông ta. Hứa Chí Vĩnh kết luận: « Tôi không nghĩ rằng ông là một người độc ác, ông chỉ không mấy thông minh thôi. Vì lợi ích cộng đồng, một lần nữa tôi yêu cầu ông: hãy từ chức đi, ông Tập Cận Bình!».
Tiểu luận của giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), trường đại học Thanh Hoa (Tsinghua) mang tên « Những người phẫn nộ không còn sợ hãi nữa » được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Nhà nghiên cứu cáo buộc các nhà lãnh đạo, và đặc biệt là Tập Cận Bình, đã xa rời nhu cầu của người dân, muốn duy trì vĩnh viễn sự cai trị của «một nhóm nhỏ lãnh đạo» và lao vào «chủ nghĩa khủng bố dữ liệu». Giáo sư tố cáo việc «bóp nghẹt các tranh luận công khai và truyền thông xã hội, cơ chế cảnh báo sớm đã tồn tại ban đầu», đổ lỗi cho chính quyền Hồ Bắc. Bài viết đánh giá Tập Cận Bình là «bạo chúa chính trị», và khẳng định «cuối cùng vầng thái dương cũng sẽ đến trên mảnh đất tự do này». 
Cơn phẫn nộ của cư dân Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và là tâm dịch đương nhiên nổ ra khi dịch bệnh hoành hành. Khi phó thủ tướng Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) đến Vũ Hán hôm 14/2, họ đã phản đối việc « chính quyền cộng sản hủy bỏ tự do ngôn luận và giấu diếm thông tin ». Cư dân hô lớn « Đừng tin họ », « Họ toàn nói láo »
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra những chỉ trích liên tục này. Để xoa dịu cơn giận của người dân, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (do Tập Cận Bình làm chủ tịch) điều tra về vụ trấn áp bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) - người đã đưa ra lời cảnh báo và bị công an bắt giữ, sau đó chết vì virus corona - hôm 19/3 báo cáo rằng công an và an ninh Vũ Hán đã rút lại biện pháp trừng phạt, xin lỗi gia đình vị bác sĩ trẻ và kỷ luật hai công an viên.
Dấu hiệu cho thấy quy mô bất bình trong dân chúng hiện rõ vào tuần trước, với thông tin các « thái tử đỏ » kêu gọi họp khẩn để thảo luận về việc thay thế ông Tập Cận Bình. Đài truyền hình Sun TV có trụ sở tại Hồng Kông, chuyên tập trung vào giới tinh hoa Trung Quốc và cộng đồng người Hoa, cho biết các « thái tử đỏ » đề nghị lập ra một « nhóm lãnh đạo khẩn cấp » do phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) hoặc Uông Dương (Wang Yang), ủy viên thường trực Bộ Chính trị đứng đầu. Sự kiện một thông tin như vậy xuất hiện cho thấy đang có đấu đá dữ dội trong nội bộ Trung Quốc.
* The Tribune là tờ báo tiếng Anh độc lập được đọc nhiều nhất ở bắc Ấn Độ. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang