Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Philippines báo kit thử virus của Trung Quốc sai, Bắc Kinh nổi giận


Thứ trưởng Y tế Philippines cuối tuần qua thông báo kit thử Covid-19 của Trung Quốc có độ nhạy chỉ 40%, sau đó cơ quan này đính chính này có nhầm lẫn.
Bộ Y tế Philippines ngày 29/3 chính thức xin lỗi phía Trung Quốcvề những bình luận cho rằng 2 lô kit thử Covid-19 do Trung Quốc cung cấp không đạt chuẩn.
Trước đó một ngày, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire nói một số kit thử do BGI Group và Sansure Biotech cung cấp có độ nhạy chỉ 40% trong chẩn đoán bệnh nhân nhiễm virus corona. Philippines buộc phải hủy một số kit thử của Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila bác bỏ các cáo buộc này, khẳng định kit thử do Trung Quốc cung cấp cho Philippines đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh số kit thử đã đóng "vai trò đáng kể" giúp Philippines ứng phó dịch Covid-19.
"Chất lượng 2.000 kit thử từ BGI Group và 100.000 kit thử acid nucleic từ Sansure Biotech là rất tốt. Không có vấn đề nào về độ chính xác", thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc cho biết.
Philippines bao kit thu virus cua Trung Quoc sai, Bac Kinh noi gian hinh anh 1 Test_kit_1.jpg
Kit thử Covid-19 do các công ty Trung Quốc sản xuất đang được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Ảnh: China Daily
Cơ quan này nhận định các bình luận của Bộ Y tế Philippines là thiếu trách nhiệm, đồng thời cảnh báo gây hiểu nhầm trong dư luận và cản trở nỗ lực hợp tác chống dịch bệnh.
"Bộ Y tế muốn làm rõ rằng 2.000 kit thử RT-PCR của BGI và 100.000 kit thử RT-PCR của Sansure, do chính phủ Trung Quốc tặng, đã được đánh giá bởi Viện Nghiên cứu Y học Nhiệt đới (RITM) đạt chuẩn với kit thử do WHO cung cấp", thông báo đính chính của phía Philippines ngày 29/3 cho biết.
Bộ Y tế Philippines cho biết những kit thử thiếu chính xác được phát hiện trước đó thuộc một lô sản phẩm khác, nhận từ một nguồn quyên tặng ở Trung Quốc.
Global Times cùng ngày nhận định Trung Quốc cần siết chặt quản lý chất lượng đối với xuất khẩu trang thiết bị y tế và không hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất thiết bị kém chất lượng. Tờ báo đồng thời nhấn mạnh chính phủ các nước chỉ nên mua sản phẩm từ những công ty đã được đại sứ quán Trung Quốc đề xuất.
Trước đó, Tây Ban Nha cũng khiếu nại một số kit thử phết mũi mua từ công ty Bioeasy Biotechnology ở Thâm Quyến có độ chính xác dưới 30%. Công ty này đã cam kết sẽ gửi hàng thay thế. Đại sứ quán Trung Quốc ở Madrid cho biết Bioeasy không nằm trong danh sách nhà cung cấp được thống nhất giữa chính phủ hai nước.
Ngày 28/3, Bộ Y tế Hà Lan cũng thu hồi 600.000 đơn vị trong số 1,3 triệu khẩu trang được sản xuất ở Trung Quốc do không đạt tiêu chuẩn an toàn. Theo AFP, qua kiểm tra, Bộ Y tế Hà Lan phát hiện khẩu trang có tấm lọc khí bị lỗi và không che kín vùng cần bảo vệ trên mặt.
Trung Quốc đã gửi nhiều trang thiết bị và chuyên gia y tế đến các nước phối hợp ứng phó Covid-19. Một đội 15 chuyên gia và 17,5 tấn trang thiết bị y tế ngày 28/3 lên đường sang Anh hỗ trợ chống dịch. Các đội y tế Trung Quốc đã được gửi đến Lào, Pakistan, Iran, Iraq, Campuchia, Italy và Serbia.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ viện trợ các nước chống dịch COVID-19, gồm cả Việt Nam

TTO - Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, nước này chi 274 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp cho các nước chống dịch COVID-19. Việt Nam sẽ nhận gần 3 triệu USD để chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát...

Mỹ viện trợ các nước chống dịch COVID-19, gồm cả Việt Nam - Ảnh 1.
Người dân đeo khẩu trang mua trái cây trong một khu chợ ở Phnom Penh - Ảnh: REUTERS
Trong thông báo ngày 27-3 của Bộ Ngoại giao Mỹ, số tiền sẽ hỗ trợ 64 quốc gia đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh do virus corona chủng mới, trong đó bao gồm Việt Nam. 
Theo đó, 210 triệu USD sẽ được hỗ trợ thông qua nguồn quỹ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và 64 triệu USD được Bộ Ngoại giao Mỹ chi cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR).
"Các cơ quan Chính phủ Mỹ đang làm việc cùng nhau để ưu tiên hỗ trợ nước ngoài dựa trên sự điều phối và nguy cơ tác động" - thông báo cho biết.
Việt Nam sẽ nhận gần 3 triệu USD để chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp khả nghi và dựa trên sự kiện, hỗ trợ chuyên gia trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông về rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm…
Tại Đông Nam Á, nhiều nước cũng nhận được sự hỗ trợ. Cụ thể, Campuchia sẽ nhận được 2 triệu USD, Indonesia nhận 2,3 triệu USD, Lào nhận gần 2 triệu USD, Philippines nhận gần 4 triệu USD và Thái Lan nhận 1,2 triệu USD.
Các nước châu Phi sẽ nhận từ 470.000 USD đến 7 triệu USD để đối phó với dịch.
Trong báo cáo ngày 30-1 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), các nước đang phát triển sẽ cần đến 2.500 tỉ USD trong năm nay để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 gây ra. Trong số đó bao gồm 1.000 tỉ USD hỗ trợ về nợ và 500 tỉ USD cho các dịch vụ y tế khẩn cấp và các chương trình liên quan.
"Tình hình sẽ rất tệ", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Richard Kozul-Wright, giám đốc chiến lược phát triển và toàn cầu hóa của UNCTAD. Theo ông, dịch COVID-19 có thể gây thâm hụt tài chính toàn cầu từ 2.000 đến 3.000 tỉ USD trong năm nay và năm sau.

Phần nhận xét hiển thị trên trang