Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

PUTIN VÀ PHÉP XÓA CỜ CHƠI LẠI




(Nguyen Ngoc Chu)
1. Ngày 11/3/2020 Duma Quốc gia Nga - tức Hạ viện Nga - thông qua đề xuất sửa đổi Hiến pháp Nga, với 383 phiếu thuận, 43 phiếu trắng, 24 phiếu vắng mặt, không có phiếu chống!
Điểm cốt lõi của sửa đổi Hiến Pháp Nga, là để ông Putin tiếp tục tranh cử Tổng thống Nga thêm 2 nhiệm kỳ nữa, cho đến khi ông 83 tuổi. Làm điều này bằng cách, không xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ liên tiếp , nhưng bắt đầu tính từ khi có Hiến pháp sửa đổi. Ông Putin đã dành thắng lợi kép, vừa tỏ ra “dân chủ, không độc tài” khi “không xóa bỏ 2 nhiệm kỳ”, lại được tiếp tục tranh cử tiếp 2 nhiệm kỳ kể từ “Hiến pháp mới”. Thể hiện chính kiến công khai trước truyền thông, ông Putin khẳng định “không ủng hộ việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống”, nhưng ông cũng không phản đối đề xuất "trả về không" số nhiệm kỳ của ông, cho phép ông tiếp tục tranh cử. Đó là phép XÓA CỜ CHƠI LẠI của ông Putin.
2. Thời “cựu Xã Hội Chủ Nghĩa”, hầu như lãnh đạo nào lên ngôi, cũng nắm quyền cho đến lúc chết. Với Liên Xô, người chiếm quyền lâu nhất là Stalin - kéo dài 29 năm (1924-1953). Tưởng Liên Xô tan rã, nước Nga sẽ thoát được “ách cai trị kiểu đế chế XHCN”, nhưng không hoàn toàn như thế. Nếu ông Putin tiếp tục làm Tổng thống Nga 2 nhiệm kỳ nữa cho đến năm 2036 thì “Đế chế Putin” kéo dài 37 năm (2000 - 2036) - dài nhất trong mọi Đế chế Nga. Biết rằng, dẫu trong 4 năm 2008 – 2012, ông Medvedev có làm Tổng thống, nhưng ông Putin lại giữ chức Thủ tướng, nên thực chất cũng nằm dưới sự trị vì của ông Putin.
Việc sửa Hiến pháp Nga để kéo dài quyền lực của ông Putin làm cho cả những người “yêu ông Putin nhất” cũng khó biện hộ. Dù có lấy “đa số tuyệt đối Hạ viện Nga ủng hộ”, dù có lấy ly do “để nước Nga ổn định”, dù có gán vào “ý nguyện của toàn dân Nga”… thì sự khát khao quyền lực và tìm cách kéo dài quyền lực của ông Putin là điều không chối cãi. Nếu ông Putin tìm người kế vị như ông Eltsin đã từng nhường quyền lực lại cho ông Putin năm 2000, thì chuyện sửa đổi Hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ đã không xảy ra. Còn “đa số tuyệt đối tán thành” thì dưới quyền Stalin, Mao Trạch Đông hay Kim Jong Un - đâu có ai giơ tay phản đối!
Hồi bé, đọc lịch sử Trung Quốc cứ thắc mắc mãi tại sao bà Từ Hy Thái hậu ngồi ở Tử Cấm Thành mà khống chế được cả 400 triệu nhân dân Trung Quốc. Không ngờ phép khống chế của Từ Hy Thái Hậu được người đời sau đến hơn 100 năm còn vận dụng.
Nước Nga có vô vàn người tài, không chỉ mỗi ông Putin!
3. Từ chuyện ông Putin lách 2 nhiệm kỳ liên tiếp bằng cách đưa ông Medvedev ra làm Tổng thống, còn mình giữ chức Thủ tướng, qua việc thay đổi nhiệm kỳ Tổng thống từ 4 năm dài đến 6 năm, cho đến phép XÓA CỜ CHƠI LẠI bằng “Hiến pháp sửa đổi” đặt ra nhiều suy nghĩ.
Những nước lớn như Nga và Trung Quốc, khi đã bị cơ chế của mô hình “Chủ nghĩa Xã hội Phong kiến” thống trị trong nhiều chục năm, thì rất gian truân trên con đường xóa bỏ độc tài, trừ phi xuất hiện những cá nhân có tư tưởng tự do lỗi lạc.
Nhưng những nước vừa và nhỏ khác, như các nước từng là XHCN trước đây ở Đông Âu, thì còn đường xóa bỏ độc tài ngắn gọn hơn – Séc hay Ba Lan chẳng hạn.
Con đường nào cho Việt Nam?
4. Ông Putin tiếp tục chính sách độc tài trong lãnh đạo nước Nga. Đó là điều khó thay đổi. Nhưng nếu ông tiếp tục đường lối đối ngoại bảo vệ thế độc tài, thì nước Nga khó hòa nhập với Châu Âu và Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine khó dàn xếp. Trong tình thế đó, ông Putin lại tiếp tục đi đêm với Tập Cận Bình. Và đó là điều không lợi cho tiến bộ nhân loại. Càng hoàn toàn không có lợi cho Việt Nam.
Đấy là vì sao phải nói về phép XÓA CỜ CHƠI LẠI của ông Putin.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

TRẢ LỜI CÂU HỎI: ANH LÀ AI, TÂM ĐỊA THẾ NÀO?

Trung quốc đã lợi dụng sự bạc nhược đu dây để giành được lợi thế tối ưu. Chúng rất sợ chính nghĩa và lòng dân Việt Nam nên chúng đã bắt buộc khống chế ta không được khởi kiện ra tòa quốc tế và hoà hợp hoà giải dân tộc để có bằng chứng giá trị từ di sản nhà nước Việt Nam Cộng Hòa.. Chúng nuôi dưỡng đội quân thứ hai trong lòng nhân dân để phá nát lòng yêu nước thương nòi của dân tộc. Chắc chỉ có Trung quốc, Việt nam mới có nghề dư luận viên bẩn thỉu. Sao lại chửi bới những người có tâm huyết phản biện, đấu tranh, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh?
Ngay như Tổng thống Obama trong Thông điệp Liên bang năm 2016 đã khẳng định CHÍNH NGƯỜI DÂN đã tạo nên sự thay đổi, vực dậy đất nước và luôn đòi hỏi BỔN PHÂN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC QUAN CHỨC bằng cách đặt câu hỏi: " BẠN ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO ĐẤT NƯỚC? ".. Qua đó thấy rằng ông rất tôn trọng, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, không bao giờ dám hỗn, dám hỏi nhân dân rằng: "Bạn đã làm được gì cho đất nước?" "Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng họ đã làm gì cho đất nước?"..
Chính khách các nước văn minh khi xảy ra hiểm họa thì cúi đầu nhận lỗi với nhân dân mà không biết đổ thừa, không dám xem dân là thùng rác để vứt trách nhiệm với những ngụy biện nào là "Dân trí thấp", nào là "Suy thoái" và càng không bao giờ dám xem dân là " thế lực thù địch ", "Diễn biến hoà bình " như Trung Quốc..
Không có chính khách văn minh nào dám, không bao giờ được phép lệnh cho quân đội bắn, xe tăng cán vào dân hay như Pôn Pốt dám cho
đập đầu diệt chủng chính đồng bào núm ruột mình..
Bổn phận trách nhiệm của các quan chức mà tổng thống Obama từng nói là thế nào? Là mủ ni che tai hay ngậm miệng ăn tiền hoặc sống chết mặc bay.. như một số thầy cô giáo ở trường Nam Trung Kiên hay mở miệng dám đấu tranh với những cái sai, cái ác trong trường có bà hiệu trưởng gian ngoa đứng đầu, lẫn ngoài xã hội là một cách thực hiện quyền công dân chân chính chứ chưa nói đến những người làm chính trị mà ngu trung hèn mọn, giá áo túi cơm thì thủ lĩnh gì, lãnh đạo gì, chỉ huy ai?
Biết đóng góp phản biện xây dựng cũng là cách làm từ thiện tốt nhất, đạo đức nhất..
Ông Vũ Ngọc Hoàng từng nói: Trong đời sống xã hội, những vấn đề nhạy cảm thường là những vấn đề không bình thường, nó phức tạp và thường là bức xúc. Đó chính là những vấn đề mà cuộc sống đang đòi hỏi phải có câu trả lời. Nếu trả lời đúng thì xã hội tiến lên, lẫn tránh nó là lẫn tránh cuộc sống, lẫn tránh không trả lời cũng là biểu hiện thiếu năng lực, thiếu dũng khí. Giống như khi xác định những điểm trọng yếu và nóng bỏng của chiến trường mà hèn nhát rút quân vậy ..
— với Hưng Lê Văn và 47 người khác.
Congtrung Nguyen đã cập nhật trạng thái của anh ấy.
NGƯỜI YÊU NƯỚC là người có ý thức biết bảo vệ Tổ quốc của mình ngay cả trước chính quyền, chứ không phải chờ phép mới giả đò ra vẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"..không thể có biện pháp phòng ngừa đúng đắn, nếu họ không tiếp cận được với nguồn thông tin đầy đủ, khách quan và chính xác”.

Chuyên gia lo sợ lặp lại kịch bản tồi tệ của đại dịch cúm 1 thế kỷ trướC

Dân trí 

Quay ngược lại khoảng thời gian 1918-1922, dịch cúm do một loại virus kì lạ gây ra cũng đã càn quét khắp thế giới và cướp đi sinh mạng của trên dưới 10 triệu người.
>>Truy tìm 11 người cùng chuyến bay với trường hợp nhiễm Covid-19
>>Thêm 4 ca mắc Covid-19, Việt Nam ghi nhận 53 trường hợp
>>WHO ấn tượng với chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Chuyên gia lo sợ lặp lại kịch bản tồi tệ của đại dịch cúm 1 thế kỷ trước - 1
Trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19, WHO ngày 11/03 đã chính thức coi dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra là “Đại dịch toàn cầu”. Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia y tế cũng bày tỏ sự quan ngại về việc kịch bản tồi tệ của các đại dịch từng xảy ra trong linh sử có thể lặp tại.
TS Graham Mooney, Đại học Johns Hopkins nhận định: “Các con số dịch tễ học của Covid-19 hiện đang gần tiệp cận với các dịch bệnh từng hoành hành trong quá khứ như đậu mùa, Ebola và đặc biệt là đại dịch cúm Tây Ban Nha”.
Chuyên gia lo sợ lặp lại kịch bản tồi tệ của đại dịch cúm 1 thế kỷ trước - 2
Cách người dân thời kỳ trước phòng ngừa cúm Tây Ban Nha.
Quay ngược lại khoảng thời gian 1918-1922, dịch cúm do một loại virus kì lạ gây ra này đã càn quét khắp thế giới và cướp đi sinh mạng của trên dưới 10 triệu người. “Loại virus gây nên dịch cúm Tây Ban Nha sẽ gây nhiễm trùng phổi và dẫn đến tình trạng viêm phổi ở bệnh nhân, và họ có thể chết chỉ sau vài ngày” - TS Graham Mooney phân tích.
Cũng theo chuyên gia này, mặc dù rõ ràng cúm Tây Ban Nha và Covid-19 là 2 dịch bệnh khác nhau, nhưng có một điểm chung là nguyên nhân khiến chúng lây lan nhanh có một phần không nhỏ nằm ở chính sách kiểm soát dịch ở các nước.
Chuyên gia lo sợ lặp lại kịch bản tồi tệ của đại dịch cúm 1 thế kỷ trước - 3
Khi dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát, giới khoa học chỉ có rất ít thông tin về loại virus đã gây nên căn bệnh này. Thậm chí, mãi đến những năm 30 của thế kỷ trước, giới chuyên gia mới có thể quan sát được hình thái của mầm bệnh dưới kính hiển vi. Chính vì vậy, vào thời điểm đại dịch này càn quét trên toàn thế giới, không một loại vắc-xin hay thuốc kháng virus nào được chế ra.
Nói một cách dễ hiểu hơn, các bác sĩ không hề có phương pháp điều trị đặc hiệu cho dịch cúm này. Vào thời điểm bấy giờ, người thầy thuốc chỉ biết sử dụng tất cả những gì mà nền y học hiện tại cung cấp cho họ: trích máu, thở oxy và các loại vắc-xin thử nghiệm, thứ không hề có hiệu quả.
Chuyên gia lo sợ lặp lại kịch bản tồi tệ của đại dịch cúm 1 thế kỷ trước - 4
Covid-19 đang tấn công toàn thế giới.
Trên tất cả, đợt đại dịch này đã bị trầm trọng hóa bởi Chiến tranh thế giới lần thứ I. Các báo cáo ban đầu về dịch cúm Tây Ban Nha cho thấy nó xuất phát từ các trại lính, nơi mà mầm bệnh đã dễ dàng lây nhiễm cho hàng loạt quân nhân, vốn là những người bị giới hạn về không gian riêng và cả nhận thức về kiểm soát dịch bệnh. Thông qua các cuộc hành quân, lực lượng quân đội cũng đã mang dịch bệnh này gieo rắc khắp châu Âu.
Mọi việc càng tồi tệ hơn khi dịch bệnh lan ra cộng đồng dân cư, bởi nhiều người này gần như không biết làm gì ngoài việc chờ chết, khi mà các bác sĩ, nhân viên y tế đã bị rút cạn cho tiền tuyến.
Trong trường hợp của Covid-19, mặc dù không có một cuộc chiến tranh thế giới nào, nhưng dịch bệnh lại có một cách lây lan thậm chí còn nhanh và dễ dàng hơn, đó là thông qua lượng lớn hành khách di chuyển xuyên quốc gia, xuyên lục địa trên các phương tiện giao thông mỗi ngày. Chính vì vậy, virus SARS-CoV-2 đã có cơ hội phát tán đi những nơi xa hàng ngàn cây số so với xuất phát điểm ban đầu của nó: thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
Chuyên gia lo sợ lặp lại kịch bản tồi tệ của đại dịch cúm 1 thế kỷ trước - 5
Một trong những điểm tương đồng lớn nhất về công tác chống dịch giữa Covid-19 và dịch cúm Tây Ban Nha, chính là cách các chính phủ kiểm soát các luồng thông tin.
Như đã đề cập, cúm Tây Ban Nha xảy ra vào thời kì Thế chiến I. Các quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch này hầu hết đều đang tham gia vào cuộc chiến, đồng nghĩa với việc truyền thông của nước lúc bấy giờ đang được kiểm soát một cách triệt để bởi chính phủ. Như một biện pháp phục vụ cho chiến tranh, tin tức về dịch bệnh dường như rất ít được công bố, dẫn đến việc các thông tin không chính xác đã bao trùm khắp cõi châu Âu. Cùng với đó, các kênh tuyên truyền của các nước này lại liên tục trấn an người dân và thuyết phục họ rằng, đây là một dịch bệnh chẳng lấy gì làm nghiêm trọng. Trên thực tế, lý do chính khiến đại dịch này có tên cúm Tây Ban Nha là bởi xứ sở bò tót là một quốc gia trung lập và báo chí của họ được thoải mái đưa tin về dịch bệnh.
Chuyên gia lo sợ lặp lại kịch bản tồi tệ của đại dịch cúm 1 thế kỷ trước - 6
Ở thời điểm hiện tại, thông tin về Covid-19 cũng cho thấy sự nhiễu loạn, trước hết là bởi nạn tin giả, kế đến là tính thiếu nhất quán trong cách tuyên truyền về dịch bệnh ở mỗi quốc gia, nhất là về mức độ nghiêm trọng của covid-19.
TS Graham Mooney nhận định: “Tôi nghĩ kiến thức là sức mạnh, mọi người không thể có biện pháp phòng ngừa đúng đắn, nếu họ không tiếp cận được với nguồn thông tin đầy đủ, khách quan và chính xác”.
Minh Nhật
Theo Futurism, Britanica

Phần nhận xét hiển thị trên trang

DÀNH CHO CÁC BẠN SINH VIÊN ĐANG PHẢI NGHỈ HỌC VÌ DỊCH VŨ HÁN:

Nhà bác học Newton làm điều kỳ diệu khi nghỉ học ngừa đại dịch

Năm đó, Newton mới chỉ 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge. Dịch hạch hoành hành khắp London, cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Đáng sợ hơn, với điều kiện khoa học bấy giờ, người ta không thể biết nguyên nhân của đại dịch này là gì.
Thực tế, phải 200 năm sau, chủng vi khuẩn hạch mới được xác định và mất thêm 200 năm nữa, con người mới tìm ra được vắc-xin chống lại căn bệnh này.
Nhà bác học Newton làm điều kỳ diệu khi nghỉ học ngừa đại dịch
Nhà bác học Newton tận dụng khoảng thời gian nghỉ dịch đã khiến người khác không khỏi nể phục.
Thế nhưng, đối mặt với kẻ thù vô hình, người dân Anh đã tự biết thực hành một số quy tắc phòng dịch cơ bản. Người dân hạn chế ra đường để tránh lây bệnh, không tụ tập đông người, đồng thời tăng cường vệ sinh cá nhân.
Trường học của Newton cũng cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên cũng không lên lớp. Kinh tế và đời sống toàn London gần như đình trệ.
 
Tuy nhiên, đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton. Không có giáo sư hướng dẫn, Newton lại càng phát triển bản thân mạnh mẽ hơn.
Đầu tiên, ông hoàn thiện các vấn đề toán học đang nghiên cứu dở dang tại trường. Tiếp theo, Newton đã đi xin được một thấu kính và bắt đầu làm thí nghiệm ngay trong phòng ngủ. Ông khoét một cái lỗ trên cửa chớp, cho ánh sáng chiếu qua để bắt lấy chùm tia nhỏ nhất có thể. Chính từ đó, Newton bắt đầu xây dựng cho bản thân các tiên đề đầu tiên về quang hình học.
Năm 1697, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến phong phú trong tay. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này ông đạt được là nhờ vào khoảng thời gian tự học khi giam mình trong phòng vì dịch bệnh.
Vì vậy, nếu phải học tập và làm việc tại nhà trong vài tuần tới, hãy nhớ đến ví dụ về nhà bác học Newton. Biết đâu, một năm sau khi dịch kết thúc, bạn lại có bước thăng tiến thần kỳ trong học tập và công việc.
Trường Giang(Theo Washington Post)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GS Ngô Bảo Châu làm giáo sư trung tâm nghiên cứu nổi tiếng nhất nước Pháp

 - Ngày 12/3, GS Ngô Bảo Châu đã đọc bài giảng khai mạc chính thức trở thành giáo sư của Collège de France - Trung tâm nghiên cứu khoa học nổi tiếng nhất của nước Pháp.

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), GS Ngô Bảo Châu đã chính thức trở thành giáo sư của Collège de France, tổ chức nghiên cứu và đào tạo thành lập từ năm 1530 với thành viên là những bộ óc ưu tú nhất của nước Pháp trên tất cả mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
GS Ngô Bảo Châu làm giáo sư trung tâm nghiên cứu nổi tiếng nhất nước Pháp
GS Ngô Bảo Châu làm giáo sư Trung tâm nghiên cứu nổi tiếng nhất nước Pháp (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Từ thế kỷ thứ XVI, Collège de France đã thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu đỉnh cao và tham gia giảng dạy, truyền bá tri thức.
Ngày nay, thành viên của Collège de France bao gồm khoảng 52 giáo sư thuộc tất cả các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, khảo cổ học, ngôn ngữ học… và nhiều lĩnh vực khác của khoa học, nghệ thuật và nhân văn.
 
Có 21 nhà bác học được giải thưởng Nobel, 8 nhà toán học được trao tặng huy chương Fields. Phương châm của Collège de France là “Docet Omnia”, có nghĩa là giảng dạy tất cả và mục tiêu là giảng dạy những tri thức khoa học ngay khi còn đang trong quá trình hình thành.
GS Ngô Bảo Châu hiện đang là Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.
Thúy Nga
GS Ngô Bảo Châu nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam

GS Ngô Bảo Châu nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam

Tại Diễn đàn nguồn nhân lực toàn cầu 2017, GS Ngô Bảo Châu đã giới thiệu những nét cơ bản về nghiên ....
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Virus corona và những bài học từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha


 BM 
[image: BM] Sau Thế Chiến Thứ Nhất, đại dịch cúm quét khắp thế giới, giết chết ít nhất 50 triệu người. Sự kiện khủng khiếp này có thể dạy cho ta những bài học gì trong đại dịch cúm Covid-19 hiện nay? Một trăm năm trước, một thế giới đang phải gượng dậy sau cuộc chiến toàn cầu vốn đã giết chết chừng 20 triệu người đột ngột phải tranh giành sự sống với một thứ thậm chí còn khủng khiếp hơn: bùng phát dịch cúm. Đại dịch cúm mà về sau này được gọi là cúm Tây Ban Nha được cho là khởi phát từ những trại huấn luyện quân sự tù túng, chen chúc ở Mặt Trận Phía Tây. Tình trạng mất vệ sinh - đặ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cần dùng liều thuốc pháp trị đối với Covid 34- con bệnh thừa tiền, thiếu đạo đức và vô văn hoá.



Công dân điện tử
8 giờ
Bệnh nhân số 34 đang điều trị ở bệnh viện tỉnh Bình Thuận ném đồ đạc, chửi rủa Bác sĩ, chê đồ ăn dở, hỏi gì cũng không trả lời, tuyên bố một câu xanh rờn:
"TÔI LÀ NGƯỜI CÓ TIỀN, ÍT RA PHẢI ĐƯỢC Ở CHỢ RẪY CHỨ"
Tình hình là đêm hôm trước trốn viện nhưng bị bắt lại, còn đang doạ là sẽ kiện ra toà.

Phần nhận xét hiển thị trên trang