Giaoblg
12 năm ! Nhanh thật. Vèo một cái, mà một vòng thập nhị chi của hoa giáp đã kịp xoay.
Đúng 12 năm trước, khi đưa người nhà vào cấp cứu bệnh tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai, thì tôi đã bất ngờ gặp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vào đúng Viện Tim mạch. Ông cũng bị tim mạch. Lúc ấy, hình như báo chí đang rộ lên chuyện ông không có Bảo hiểm Y tế (xác nhận lại việc này sau).
Ấn tượng rõ nhất là, lúc ấy, năm 2008, Nguyễn Huy Thiệp chỉ có một mình ở trong bệnh viện. Ông cầm trong tay một mảnh chăn chiên của bệnh viện và đi lại không mấy dễ dàng ở khu vực hành chính. Y tá trưởng (hay Điều dưỡng trưởng) là một bạn nữ sắc sảo và khá xinh. Còn điều dưỡng đưa Nguyễn Huy Thiệp vào phòng, thì trước đó cũng phụ trách người nhà tôi, là một bạn nam có gương mặt và giọng nói khá ấn tượng.
Chúng tôi nói chuyện qua mấy ngày ấy, đã kể dần dần trên Giao Blog từ các năm 2008 - 2009 (ví dụ xem dần ở đây, hay ở đây). Một trong những người vào bình luận lúc ấy là nhà phê bình quen biếtVũ Nho (chủ nhân Vũ Nho Ninh Bình Blog).
Chúng tôi nói chuyện qua mấy ngày ấy, đã kể dần dần trên Giao Blog từ các năm 2008 - 2009 (ví dụ xem dần ở đây, hay ở đây). Một trong những người vào bình luận lúc ấy là nhà phê bình quen biếtVũ Nho (chủ nhân Vũ Nho Ninh Bình Blog).
Lúc ấy, về cơ bản là tôi chê tiểu thuyết không ra tiểu thuyết của ông, tức cuốn Tuổi hai mươi yêu dấu. Cuốn ấy mới ra thời gian đó. Tôi không kiêng tránh, mà nói rõ ý của tôi với nhà văn. Lúc ấy, do bận việc chăm sóc người nhà, tôi không đầu tư việc chụp một cái ảnh nào đó tốt cho nhà văn hay với nhà văn, mà chỉ chụp rất nhanh. Tư liệu chưa công bố.
Bây giờ, tháng 3 năm 2020, giữa đại dịch Cô Vy, lại nhận tin Nguyễn Huy Thiệp vào Bạch Mai. Tự nhiên hình ảnh một nhà văn cầm một mảnh chăn chiên bệnh viện lại hiện ra.
Đầu tiên là tin trên tờ Dân Việt.
Kính chúc nhà văn mau chóng bình phục.
Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog
---
Hà Thúy Phương Thứ Tư, ngày 04/03/2020 18:34 PM (GMT+7)
(Dân Việt)
Con trai của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ với báo Dân Việt thông tin cha mình nhập viện sáng nay vì tai biến.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bất ngờ nhập viện do tai biến.
Chia sẻ với báo Dân Việt vào buổi sáng cùng ngày, con trai của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không giấu được sự lo lắng. Nhà văn nhập viện cấp cứu vì tai biến, bị cứng nửa người và miệng có dấu hiệu bị méo. Sau khi nhập viện ông tỉnh táo nhưng nói chưa được rõ tiếng. Hiện tại, ông đang nằm điều trị ở Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các bác sĩ điều trị đã kiểm tra và tiêm thuốc cho nhà văn. Để biết chính xác tình trạng sức khỏe của ông cần phải được các bác sĩ theo dõi thêm trước khi đưa ra kết quả cuối cùng.
Những năm gần đây, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bị cao huyết áp, mạch vành và một số bệnh khác nên sức khỏe không ổn định.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 tại Thanh Trì, Hà Nội. Từ nhỏ ông đã cùng gia đình lưu lạc khắp các miền nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, vì vậy những hình ảnh về con người, cảnh vật nơi thôn quê đã in đậm trong ký ức và các tác phẩm của ông.
Ông được nhận xét là một bông hoa nở muộn trên văn đàn văn học Việt Nam. Những truyện ngắn đầu tiên của ông xuất hiện trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Không lâu sau đó các tác phẩm của ông được bàn luận sôi nổi trong làng văn cả trong và ngoài nước. Có nhiều nhận xét trái chiều về văn phong của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng cho tới nay cái tên Nguyễn Huy Thiệp vẫn gây ấn tượng trong lòng độc giả bởi những truyện ngắn đặc sắc và ấn tượng.
Không chỉ viết văn, Nguyễn Huy Thiệp còn biên kịch, những vở kịch của ông có thể kể đến là Xuân hồng, Còn lại tình yêu, Gia đình, Nhà tiên tri, Hoa sen nở ngày 29 tháng 4...
Nguyễn Huy Thiệp còn là người rất có khiếu làm thơ và kinh doanh. Tuy chưa có một tập thơ nào được xuất bản nhưng độc giả có thể tìm thấy khá nhiều bài thơ trong các truyện ngắn của ông.
---
BỔ SUNG
1. Một trích đoạn đã viết từ năm 2009, trên Giao Blog thời Yahoo:
"
Chuyện ấy, là vào mùa hè năm 2008, tại Khoa/Viện Tim Mạch thuộc Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội ( Viện trưởng là một cái ông "họ Nguyễn Lân", anh em nhà các bác NLD, NLC).
Ông già tôi bị tim, tắc mạch vành, phải đặt sờ-ten — sau khi hội chẩn, ông-họ-Nguyễn-Lân kết luận thế, và đích thân ông sang Bệnh viện Hữu nghị đón ông già về Bạch Mai của ông (cơ chế hoạt động của Hữu nghị là vậy mà) ! Xin cảm ơn bác Viện trưởng rất nhiều (rất nhiều thì cũng chỉ cho riêng việc sang tận nơi đón này thôi) !
Đại khái là kinh hoàng mọi lỗi khi có người nhà vào Bạch Mai, nhưng dù gì mọi việc đã qua, với lại không nên kể chuyện ông già tôi nữa, bây giờ kể đến bác Thiệp và việc không có người đàn bà nào ở đằng sau bác ấy nhé !
Bắt đầu từ đâu được nhỉ ? À, vẫn phải kể thêm chuyện ông già tôi một tí nữa, thì mới có đà để sang chuyện bác Thiệp !
Sau khi phẫu thuật xong, ông già tôi được người ta trả lên tầng 2, tức là khoa tự nguyện, hộ lí là một bác nam mặt cau cạu "dẫn độ" chiếc cáng vào một phòng ở cuối hành lang, chỉ vào cái giường trên đó đã có 6 người, tỉnh queo bảo tôi: "Giường hậu phẫu của bác nhà anh đây, anh cho bác lên !".
Sau gần 4 tiếng đồng hồ phẫu thuật, đặt 3 cái sờ-ten vào tim, cha tôi được chính hai tay tôi bê đặt lên cáng (không có bất cứ sự giúp đỡ nào của phía bệnh viện, nên tôi phải bậm môi lấy hết sức bình sinh). Cha tôi không quá mê man, vẫn biết mọi việc. Lúc đưa ông lên bàn phẫu thuật thì còn có được thêm một y tá giúp tôi, cô ả đi chiếc giày cao gót, dễ đến 15 cm, ả chỉ giả động tay vào cha tôi, chứ toàn bộ trọng lượng cơ thế cha là trên đôi bàn tay tôi. Lúc đưa ông ra khỏi phòng phẫu thuật, có một chú sinh viên trường y đến thực tập giúp tôi một tay, kéo cái cáng ở phía đầu, tôi đẩy cáng ở sau. Cậu còn giúp tôi dẹp bớt mấy cái xe máy ở hành lang, đó là xe máy của y bác sĩ Bạch Mai mang vào để trong đó, xếp theo hàng dọc, hình như là để tăng vẻ long trọng cho hành lang dẫn vào phòng phẫu thuật ! Nếu không có cậu sinh viên giúp, rất có thể một cái xe máy đã đổ vào chiếc cáng của cha tôi rồi.Lúc ấy, tôi không thấy ông Viện trưởng họ Nguyễn Lân đâu (phải hỏi thế, vì ông đã trực tiếp sang đón cha tôi sang Bạch Mai mà).
Từ tầng 1 (phòng phẫu thuật) lên tầng 2 (khu hậu phẫu) không có cầu thang máy, cũng không có y bác sĩ giúp gì cả. Tôi phải để cha tôi đó vài phút, đi gọi thêm 3 người ở gần đó (người nhà của mấy bệnh nhân khác đang đứng lơ vơ). Cậu sinh viên canh chừng cha giúp tôi. Cha tôi tỏ ý đau xót (không phải vì cái thân xác của ông, mà hình như là đau cái khác), ông định đứng ra khỏi cáng để tự leo lên tầng hai ! Trời ạ ! Tôi phải lao đến giữ cha tôi nằm yên trên cáng, rồi 4 người cùng nhau giúp khênh cáng lên tầng 2. Lúc ấy, tôi không thấy ông Viện trưởng họ Nguyễn Lân đâu.
Thôi thôi, dẹp chuyện ông già đi, kể chuyện ông Thiệp nghe xem sao nào !
Ờ, thì kể sang ông Thiếp nhé,
— đang kể tiếp —-
"Phần nhận xét hiển thị trên trang