Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

TIN TỪ QUỐC GIA KỲ QUÁI:

Em gái ông Kim Jong Un phản ứng với tuyên bố của Hàn Quốc

Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố cuộc tập trận của Triều Tiên hôm 2/3 không nhằm đe dọa đối tượng nào, đồng thời chỉ trích Hàn Quốc đã phản ứng thiếu tôn trọng.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm 3/3 dẫn lời Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un, cho biết cuộc tập trận do Bình Nhưỡng tiến hành hôm 2/3 không nhằm đe dọa bất cứ đối tượng nào.
Bà Kim Yo Jong cũng đồng thời miêu tả việc Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận hôm 2/3 là hành động "thiếu tôn trọng" đối với Triều Tiên.
Bình luận về việc Hàn Quốc và Mỹ quyết định hoãn cuộc tập trận chung giữa hai nước, bà Kim Yo Jong cho rằng quyết định trên được đưa ra dựa trên lo ngại về sự lây lan của virus corona, không xuất phát từ mong muốn xây dựng hòa bình.
Em gai ong Kim Jong Un phan ung voi tuyen bo cua Han Quoc hinh anh 1 Trieu_tien.jpg
Hình ảnh do KCNA công bố về cuộc tập trận của Triều Tiên. Ảnh: KCNA/Yonhap.
Hôm 2/3, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn hai tên lửa được cho là tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra khỏi bờ biển phía đông trong lần phóng đầu tiên kể từ khi Bình Nhưỡng cảnh báo đầu năm nay rằng họ sẽ khoe "vũ khí chiến lược mới".
Hôm 3/3, KCNA cho biết ông Kim đã giám sát "cuộc tập trận hỏa lực" của các đơn vị pháo binh tầm xa. KCNA cho biết ông Kim "bày tỏ sự hài lòng với thực tế các pháo thủ sẵn sàng phản ứng nhanh trước mọi tình huống và thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ chiến đấu hỏa lực của họ".
KCNA không nêu chi tiết về các vũ khí được sử dụng trong khóa huấn luyện, nhưng những bức ảnh do truyền thông nhà nước công bố cho thấy tên lửa được bắn ra từ thứ dường như là bệ phóng tên lửa siêu lớn mà Triều Tiên đã thử nghiệm năm ngoái.
Truyền thông Triều Tiên cũng không tiết lộ nơi tiến hành cuộc tập trận, nhưng quân đội Hàn Quốc trước đó cho biết các tên lửa được phóng từ gần thị trấn ven biển phía đông của Wonsan.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nữ doanh nhân đặc biệt, đang ở đỉnh cao sự nghiệp bất ngờ xuống tóc tu tập, giúp đỡ người nghèo


Doanh nhân Huyền “Nữ Hoàng” trở thành một “hiện tượng” của giới doanh nhân Hải Phòng khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp chị đã quyết định thế phát (xuống tóc).
Lê Thị Thu Huyền là Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Nữ Hoàng, (địa chỉ Lưu Kiếm, Thủy Nguyên, Hải Phòng). Cái tên Huyền “Nữ Hoàng” bắt đầu được chú ý vào năm 2008 khi chị tặng huyện Thủy Nguyên một cụm đèn giao thông tại ngã tư Thủy Sơn trục đường 10. Sau nhiều ngày quan sát thấy đoạn đường đó có nhiều trường, học sinh đi lại đông và tai nạn cũng thường xuyên, chị quyết định tặng huyện một cụm đèn hơn 1 tỷ đồng. Theo thống kê từ ngày đó đến nay không còn một vụ tai nạn nào nữa.
Buông bỏ khi ở đỉnh cao sự nghiệp
Lê Huyền là một trong những doanh nhân làm nên thương hiệu đá hàng đầu của Việt Nam. Từ con số “0”, bắt đầu thành lập công ty từ rất sớm, doanh nhân Lê Huyền vụt sáng khi đưa công ty sản xuất đá của mình trở thành một trong những công ty hàng đầu về đá tại Việt Nam. Sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường và trở thành tỷ phú có trong tay hàng triệu đô la.
Tuy nhiên, vào lúc rực rỡ nhất của đỉnh cao sự nghiệp, bất ngờ doanh nhân Lê Huyền quyết định thế phát. Mọi người xung quanh cũng như gia đình đều rất ngạc nhiên nhưng với chị thì đây là một ước mơ ấp ủ từ rất lâu rồi. Đúng như câu thơ của chị được viết ra chắt lọc trước khi chị xuống tóc:
“Con đang đi chợt giật mình nhìn lại
Cuối con đường dẫn con đến nơi đâu?
Con thuận lưu theo dòng đời đi mãi
Sáu nẻo luân hồi với vô minh.
Con xin dừng bước quay đầu nhìn lại
Cảm nhận về mình và cảm nhận thế gian
Trong tự tánh “Không” kia vẫn còn đó
Con xin đi ngược lại với dòng đời
Khoảnh khắc quay đầu là bờ ấy
Vẫn khắc sâu hai chữ “đạo mầu”…
Bản thân doanh nhân Lê Huyền là người thấu hiểu nhất câu nói “nhấc lên được đã khó, đặt xuống được còn khó hơn”. Đang ở đỉnh cao nhất của sự nghiệp mà buông bỏ để xuống tóc là một điều “không tưởng” với hết thảy mọi người.
Theo quan điểm của hầu hết mọi người xuống tóc là vào chùa tụng kinh niệm Phật, ăn chay và thọ giới. Nhưng doanh nhân Lê Huyền lại cho rằng: “một người không có sức khỏe chỉ có một ước mơ đó là có sức khỏe. Người xuất gia có trăm ngàn ước mơ, tôi muốn tất cả người Việt Nam đều trở thành doanh nhân thành đạt, có chí hướng thì đất nước Việt Nam sẽ ngày một phát triển và tôi sẽ dành hết sức mình để phát nguyện cho điều đó”.
Tuổi trẻ là vốn, người biết dùng vốn chắc chắn sẽ thành đạt, hãy nhìn vào những người thành đạt xem họ đã làm như thế nào và họ làm được mình sẽ làm được…
Chính vì vậy mặc dù xuống tóc nhưng chị vẫn hoạt động kinh doanh. Trên thương trường gặp nhau là bàn về lợi nhuận, hợp tác đôi bên cùng có lợi, minh bạch về lợi nhuận, lợi ích hợp tác nên ngoại hình của doanh nhân Lê Huyền không ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng, đối tác cũng ý thức về việc đó.
Xuống tóc để tu trên con đường kinh doanh
Những ngày đầu khi mới xuống tóc, trong gia đình, anh em, bạn bè đầu tiên là bố mẹ đẻ rất ngỡ ngàng và sốc. Thấu cảm với cảm xúc của mọi người chị từ từ giải thích, mọi người dần còn tự hào, ngưỡng mộ và thậm chí còn mong muốn chị không hoàn tục.
Một việc ít ai biết, khi quyết định xuống tóc chị để lại toàn bộ sự nghiệp cho em trai mình là doanh nhân Lê Anh Quang – một người rất có năng lực trong lĩnh vực sản xuất đá. Bằng cả trái tim của mình chị gửi gắm lại cho em để thay mình phát triển và chăm sóc sự nghiệp. Và nếu không có em Lê Quang sẽ rất khó có một doanh nhân đặc biệt Lê Huyền ngày hôm nay.
Bản thân doanh nhân Lê Huyền khi chưa xuống tóc trong quá trình làm kinh tế đã tích được một nguồn tài chính nhất định. Hiện tại doanh nhân sử dụng khoản tài chính đó tái đầu tư vào các dự án và đầu tư vào bất động sản, cho thuê nhà kho, nhà xưởng, cổ phiếu và dùng lợi nhuận để hỗ trợ cho những bạn trẻ lập nghiệp và các hoàn cảnh khó khăn.
Chính vì điều này, một người xuống tóc vẫn làm doanh nghiệp đã làm nên một doanh nhân Lê Huyền đặc biệt ngày hôm nay. Doanh nhân Lê Huyền đã đi nhiều nơi trên thế giới và chị cảm thấy Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan là những nơi Phật giáo đang phát triển rực rỡ. Và đó đều là những nơi kinh tế đang phát triển và có nhiều doanh nhân tỷ phú.
Doanh nhân Lê Huyền luôn hy vọng Phật giáo Việt Nam có thể trở thành một đất nước quốc Phật. Bất cứ một quốc gia nào phát triển cũng dựa trên ý thức của những người dân, lấy dân làm gốc. Nếu họ có tâm hướng thiện thì từng tế bào của xã hội, sẽ chăm sóc cho gia đình của họ tốt hơn, làng xóm tốt hơn, thành phố sẽ tốt hơn và chắc chắn đất nước sẽ tốt hơn.
Có rất nhiều bạn trẻ lập nghiệp được doanh nhân Lê Huyền giúp đỡ. Họ luôn nhớ điều được chị dạy khi bắt đầu khởi nghiệp: “tuổi trẻ là vốn, người biết dùng vốn chắc chắn sẽ thành đạt, hãy nhìn vào những người thành đạt xem họ đã làm như thế nào và họ làm được mình sẽ làm được, họ không làm được mình vẫn phải làm được”.
Doanh nhân Lê Huyền rất trân trọng và ngưỡng mộ doanh nhân Phạm Nhật Vượng, ông là một người Việt nhưng luôn trân trọng giá trị và phát huy bản sắc Việt và doanh nhân Lê Huyền ước gì chị cũng được như ông ấy. Và cũng mong Việt Nam có thật nhiều người cố gắng được như ông ấy.
Doanh nhân Lê Huyền chia sẻ: “tôi xuống tóc là để phát triển, thành đạt, tu trên con đường kinh tế”.
Theo Diễn đàn DN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

10 SỰ THẬT THÚ VỊ NHẤT VỀ HỆ MIỄN DỊCH CỦA BẠN

Một ấn phẩm ra rất kịp thời giữa mùa dịch của OMEGA+!!!!
Lời khuyên quý báu nhất là nếu bạn ở gần chuồng bò, bạn sẽ không bao giờ bị ốm!!!
Vu Trong Dai

(lược trích từ cuốn sách “Hệ miễn dịch”)
1. Chiến tranh, nạn đói, súng đạn, thuốc phiện, dã thú… đều không nằm trong danh sách mười tác nhân gây chết chóc kinh hoàng nhất trong lịch sử. Những mối đe dọa đáng gờm nhất là những thứ nhỏ bé nhất: virus - gây - dịch - bệnh: sốt rét, cúm Tây Ban Nha, tả, lao phổi, HIV/AIDS, đậu mùa.
2. Bạn không nhiễm hai loại virus khác nhau trong cùng một lúc. Bởi một loại virus sẽ ngăn chặn sự phát triển của một loại virus khác.
3. Sốt, viêm là dấu hiệu tốt cho thấy cỗ máy phòng vệ của bạn đang hoạt động để chống lại kẻ địch.
4. Hầu hết mầm bệnh sẽ được chữa lành bởi hệ miễn dịch trước khi trở nên nguy hại mà bạn không hề biết. Nếu chẳng may bị sởi, thủy đậu hay quai bị thì bạn cũng chỉ bị duy nhất một lần trong đời, bởi khả năng “thích ứng” của hệ miễn dịch.
5. Tuy nhiên, sức mạnh của hệ thống phòng thủ này liên tục thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, từng độ tuổi; bị chi phối bởi tâm trạng, trạng thái thần kinh, chất lượng giấc ngủ của bạn.
6. Trong lịch sử, 80–90% người chết vì cúm virus đã hơn sáu mươi lăm tuổi. Bởi khi già đi, sự phòng vệ của chúng ta chống lại nhiễm trùng ngày càng yếu hơn. Và bởi càng cao tuổi, ta càng đáp ứng với vaccine kém hơn.
7. "Nếu luôn đặt một con bò trong nhà thì sẽ không ai bị hen suyễn" - Một nhà khoa học đã bông đùa trên tờ Washington Post như vậy. Vào thế kỷ 20, nhóm nhà khoa học ở Mỹ đã nghiên cứu ra rằng người Amish hiếm khi bị hen suyễn bởi họ sống gần các chuồng trại chăn nuôi bò.
8. Mang sứ mệnh bảo vệ, nhưng hệ miễn dịch cũng có lúc mất kiểm soát và tấn công cơ thể bạn. Chúng gây ra bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, đa xơ cứng… Đáng lo ngại là các tế bào miễn dịch thường tấn công các tế bào khỏe mạnh trong nhiều tháng đến nhiều năm trước khi bạn nhận ra triệu chứng của bệnh.
9. Một số người trong chúng ta bị ảnh hưởng nặng từ cúm do sự thay đổi trong các gen IFITM3 can thiệp khi virus cúm xâm nhập vào các tế bào. Các biến thể của gen IFITM3 đặc biệt phổ biến ở người Trung Quốc. Bởi vậy người Trung Quốc có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng từ cúm virus.
10. Hệ miễn dịch là một chiến binh cảm tử, chúng luôn phản ứng với bất kỳ thứ gì chưa từng có trong cơ thể bạn. Nhưng chúng biết phân biệt thứ gì là kẻ địch, thứ gì là bạn hiền. Hệ miễn dịch giữ cho cơ thể với hệ vi khuẩn được cân bằng, một cách kỳ diệu.
Nhiều hơn những bí mật về hệ miễn dịch sẽ được tiết lộ trong cuốn sách “Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người”.
 Hãy bắt đầu khám phá cùng Giáo sư Miễn dịch học Daniels Davis:
https://omegaplus.vn/he-mien-dich

Phần nhận xét hiển thị trên trang

4 ĐIỀU ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM ĐƯỢC




Có một đệ tử hỏi Phật rằng: “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?”.
Phật rằng: “Ta tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có 4 điều là vẫn không thể thực hiện được, đó là:
💦 Điều 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
💦 Điều 2: Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.
💦 Điều 3: Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
💦 Điều 4: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước. Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên”.
(st)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn tốt của tàu qua đời!

TTO - Ông Mohammad Mirmohammad, 71 tuổi, một thành viên thuộc hội đồng cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao của Iran, vừa qua đời vì nhiễm virus corona chủng mới.

Cố vấn thân cận của đại giáo chủ Iran qua đời vì COVID-19 - Ảnh 1.
Một phụ nữ đeo khẩu trang đi bộ ở khu vực phía bắc thủ đô Tehran, Iran - Ảnh: AP
Theo báo South China Morning Post (SCMP), Đài phát thanh quốc gia Iran hôm nay 2-3 cho biết một thành viên trong hội đồng cố vấn của đại giáo chủ Ali Khamenei đã tử vong vì bệnh COVID-19.
Ông Mohammad Mirmohammad, 71 tuổi, là thành viên thuộc Expediency Council, một cơ quan chính phủ chuyên cố vấn cho đại giáo chủ Khamenei. Mọi thành viên trong cơ quan này đều do đích thân giáo chủ Khamenei chọn lựa 5 năm một lần.
Ngoài chức năng cố vấn cho đại giáo chủ, Expediency Council còn có nhiệm vụ dàn xếp những xung đột giữa nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei và Quốc hội Iran.
Ông Mohammad Mirmohammad qua đời trong bối cảnh nhiều quan chức cấp cao khác của Iran đã lây bệnh COVID-19, trong đó có cả phó tổng thống Iran, bà Masoumeh Ebtekar, và ông Iraj Harirchi, người đứng đầu lực lượng chuyên trách chống dịch COVID-19 của Chính phủ Iran.
Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng trở thành quốc gia có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới. Tính đến chiều nay 2-3, Iran ghi nhận 987 ca nhiễm virus corona chủng mới, 54 người đã chết.
Giới chuyên gia lo ngại khi tỉ lệ tử vong vì COVID-19 tại Iran đang vào khoảng 5,5%, cao hơn nhiều so với các nước khác. Thực tế này cho thấy số ca nhiễm bệnh trên thực tế ở Iran có thể cao hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức hiện nay.
Bộ Ngoại giao Iran hôm nay 2-3 đã tổ chức họp báo trực tuyến về tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên người phát ngôn bộ này là Abbas Mousavi từ chối đề nghị giúp Iran chống dịch COVID-19 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam có đủ năng lực để đón 20000 người từ vùng dịch về “tránh dịch”?


Cao Nguyên 2020-02-28 Truyền thông trong nước hôm 27/2 loan tin số lượng người từ Hàn Quốc đổ về “tránh dịch” ngày càng đông nên hiện đang có tình trạng ùn ứ tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cho biết hiện lượng người về từ Hàn Quốc rất đông, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.500 người nhập cảnh qua Nội Bài, trong khi khả năng tiếp nhận của khu cách ly tập trung ở Hà Nội có hạn, dẫn đến việc quá tải ở sân bay và các cơ sở cách ly.
Khu vực cách ly tại bệnh viện Công an Hà Nội.
Tại tỉnh Khánh Hoà, tờ Tuổi Trẻ online dẫn lời bác sĩ Nguyễn Hoa Hội, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, cho biết ba ngày vừa qua, lượng người từ Hàn Quốc đổ về sân bay Cam Ranh ngày một tăng.
Đến ngày 27/2, sân bay Cam Ranh có 3 phòng cách ly có sức chứa tối đa 100 người. Tuy nhiên, số người phải cách ly hiện khoảng 200 người.
Trước đó, vào ngày 24/2/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết đang lên kế hoạch để hỗ trợ khoảng 20.000 lao động Việt Nam tại các nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dịch SARS-CoV-2 như Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản về nước.
Gánh nặng rất lớn!
Giáo sư ngành sinh học đang nghiên cứu tại một trường đại học ở Hàn Quốc không muốn nêu tên nói với RFA rằng kế hoạch này của Bộ LĐTB&XH là một gánh nặng khủng khiếp đè lên nền kinh tế và y tế của Việt Nam:
“Tôi nghĩ là đem 20.000 người về nó là một cái sức nặng khủng khiếp lên nền kinh tế là một. Thứ hai là chế độ cách ly cũng cần phải xem xét, bởi vì con virus này kiểu như là giết người thầm lặng vậy, nó tấn công tùy theo mức độ miễn dịch của từng người.
Cho nên với việc tập trung lại 20.000 người thì cần phải có một kế hoạch rất là chi tiết và cần phải có khoảng không gian đủ lớn để cách li.
Bác Sỹ Phan Đình Hiệp từ Úc thì cho rằng đây là một việc làm hợp tình hợp lý dù có ảnh hưởng chung đến tình hình xã hội Việt Nam:
“Mình chưa thấy cái kế hoạch chính xác như thế nào. Nhưng mà nếu như LĐTB&XH tính đến chuyện đó thì cũng là một điều hợp tình hợp lý.
Tuy nhiên chúng ta phải cân nhắc trên các yếu tố, ví dụ như yếu tố địa phương của nước ta như thế nào, địa phương của chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng như thế nào. Cái thông lệ quốc tế cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa ta và nước sở tại, và quan trọng cuối cùng và căn bản nhất đó là phải theo nguyện vọng của những người đang đi công tác ở nước ngoài. Họ có muốn về hay không và họ hiểu như thế nào để quyết định được điều đó.
Chắc chắn nếu mà người ta về thì đó là một khó khăn rất lớn về kinh tế. Tuy nhiên về bình diện quốc gia thì cũng có thể làm được, giống như kiểu khi đã có đại dịch thì mọi người nhường cơm sẻ áo, chịu đói khổ với nhau. Dù sao người ta cũng là công dân của nước mình, ai cũng là con người hết, chẳng may người ta rơi vào tình huống là ở vào vùng dịch. Nếu Chính phủ có nhu cầu đưa người ta về thì chắc chắn phải có hỗ trợ tài chính, có thể là tuyệt đối hoặc là hỗ trợ một phần thì đó là do chính sách của nhà nước tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của quốc gia.”
Có đủ năng lực cách ly 20.000 người?
Từ ngày 26/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tất cả các chuyến bay từ Hàn Quốc trở về đều phải bị cách li tập trung 14 ngày, không phân biệt có xuất phát từ vùng dịch hay không.
Các hãng hàng không có chuyến bay từ Hàn Quốc buộc phải hạ cánh tại một trong ba sân bay là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phù Cát (Bình Định) và Cần Thơ, làm thủ tục ở sân bay xong họ phải về thẳng các trung tâm cách ly ở địa phương.
Điều này càng làm cho các khu vực cách ly quá tải khi lượng người dồn về ngày càng đông.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết Trường Quân sự tại Sơn Tây, Hà Nội chỉ tiếp nhận được khoảng 800 người. Trong khi cho đến sáng ngày 28/2, sân bay Nội Bài đang có khoảng 1.500 người chờ đợi chưa đi được. Nhiều người không có chỗ ngồi, không có nước uống, không có đồ ăn…
Vấn đề là 20.000 người về thì cách ly bao nhiêu cho đủ và cách ly thế nào cũng là một bài toán nan giải, và cũng tùy theo địa phương mà người ta đến nữa. Ví dụ như chúng ta nói là cách ly ở đâu ở Sài Gòn hay ở Hà Nội hay Đà Nẵng hay một nơi nào khác.”, BS Phan Đình Hiệp
Như vậy, liệu Việt Nam có đủ năng lực để thực hiện ý định đón 20.000 lao động từ nước ngoài về như kế hoạch của Bộ LĐTB&XH hay không?
Theo ý kiến của Bác sỹ Phan Đình Hiệp, hiện giờ Chính phủ chưa công bố kế hoạch cụ thể nên chưa thể trả lời là họ có đủ khả năng hay không, nhưng những gì cần thiết thì vẫn phải làm. Ông đánh giá năng lực chống dịch của Việt Nam cũng khá so với các nước có dịch:
“Cái chính là chính sách mà Việt Nam gọi là “cả một hệ thống chính trị vào cuộc” - Mặc dù mình không thích từ đó nhưng mà ở Việt Nam người ta dùng từ đó - và cảm giác rằng trong vụ dịch này thì bên công an, chính quyền, y tế người ta vào cuộc khá quyết tâm. Cái cách người ta ứng phó với vụ dịch khá là triệt để.
Vấn đề là 20.000 người về thì cách ly bao nhiêu cho đủ và cách ly thế nào cũng là một bài toán nan giải, và cũng tùy theo địa phương mà người ta đến nữa. Ví dụ như chúng ta nói là cách ly ở đâu ở Sài Gòn hay ở Hà Nội hay Đà Nẵng hay một nơi nào khác.”
Bác sỹ Hiệp nói thêm rằng Chính phủ cần phải công bố kể hoạch đón người về như thế nào, điều kiện cách ly ra sao để công dân ở nước ngoài người ta có thể tự đánh giá và đưa ra quyết định là nên về hay ở:
“Khi nhà nước có kế hoạch thì phải công bố. Có điều hiện nay trên truyền thông vẫn rất mập mờ không rõ ràng lắm, và nếu không rõ ràng như thế thì sẽ làm cho những người công dân ở nước ngoài không biết đường đi, lợi ích hay mục tiêu lợi hại của việc đón như thế nào thì người ta khó quyết định.”
Vị tiến sỹ sinh học không muốn nêu tên cũng nói rằng bà chưa thể đánh giá năng lực của Việt Nam khi Chính phủ chưa công bố kế hoạch gì cụ thể cho việc hỗ trợ đón 20.000 công dân về nước. Tuy nhiên, bước đầu thấy rằng Việt Nam có hơi lúng túng trong việc xử lí cách ly. Điển hình là vụ 20 công dân Hàn Quốc than phiền với truyền thông nước này rằng điều kiện cách ly ở Đà Nẵng rất tệ:
“Mình không biết là họ sẽ có kế hoạch như thế nào vì họ không thông báo kế hoạch cụ thể. Còn theo mình thấy thì có vẻ như bên phía mình còn rất là lúng lúng túng trong việc cách li. Ví dụ như về Đà Nẵng là thành phố có khoảng 20 chuyến/ngày về cách li, thì thấy chỉ có 20 hành khách của Hàn Quốc xuống mà họ khá là lúng túng, thì cũng gây ra một cái điều tiếng không hay đối với phía Hàn Quốc.
Chương trình thời sự còn nói về việc điều kiện cách ly tập trung. Họ có quay lại điều kiện nhà vệ sinh với các phòng cách ly thì họ bảo rằng các phòng cách ly nó không được thoải mái lắm, điều kiện sống không tốt và việc này làm cho họ hoàn toàn bị động bởi vì trước đó hoàn toàn không có lệnh cách li hoặc không có thông báo cách li từ trước.”
Ngày 24/2, đoàn khách nhập cảnh vào Đà Nẵng từ thành phố Daegu, Hàn Quốc. Nhóm du khách được ôtô đưa đi theo lối riêng đến nơi cách ly.
Trong số này có 20 người Hàn Quốc được sắp xếp cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhóm du khách Hàn Quốc không đồng ý và đã quay về Hàn Quốc vào đêm 25/2.
Nguy cơ “bùng dịch” từ các cơ sở cách ly tập trung
Người dân được chăm sóc y tế tại khu cách ly tập trung, Trung đoàn 852. Courtesy of Báo Cao Bằng
Một vấn đề đáng lo ngại khác là nguy cơ bùng phát dịch bệnh từ các cơ sở tập trung, nơi đang cách ly những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao vừa về từ vùng dịch. Về khía cạnh chuyên môn, vị tiến sỹ giấu tên nói rằng đây là một chủng virus hoàn toàn mới nên bây giờ mọi nhận định đều mang tính chủ quan, mặc dù nó cùng chủng loại với SARS và MERS. Con virus này lây lan với tốc độ khá nhanh, nếu trong diện tiếp xúc gần thì trong vòng 15 phút cũng có thể bị lây được rồi.
Ngoài ra, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 40 ngày làm cho một số người đã bị bệnh mà không biết vì không có biểu hiện bệnh ra ngoài, rồi những người tưởng khoẻ mạnh như thế lại lây cho nhiều người khác:
“Cho nên với việc tập trung lại 20.000 người thì cần phải có một kế hoạch rất là chi tiết và cần phải có khoảng không gian đủ lớn để cách ly.
Ở mình có một lợi thế đó là nhiệt độ khá cao cho nên việc bị nhiễm bệnh thường là nhẹ và hệ miễn dịch của người Việt mình do môi trường sống ở Việt Nam cũng hơi khắc nghiệt cho nên mình cũng có hệ miễn dịch khá tốt.”
Vị tiến sỹ này cũng cho biết bà không có ý định sẽ về Việt Nam tránh dịch vì nguy cơ ở Việt Nam có khi còn cao hơn ở Hàn Quốc:
“Con số mà mình nhìn thấy chưa chắc là con số thực cho nên là nguy cơ có khi còn cao hơn ở Hàn Quốc ấy chứ, cho nên là mình không có ý định về.”
Theo bác sỹ Phan Đình Hiệp, vấn đề an toàn hay không thì phải căn cứ vào các điểm sau: Thứ nhất là địa phương mà người đó chuyển về. Ví dụ như người đó ở Vũ Hán hay Deagu thì chắc chắn là rủi ro tỷ lệ quá cao. Nhưng nếu người ta ở Singapore thì nguy cơ không cao bằng.
Thứ hai là số người cách ly tập trung ở địa phương. Nhiều người tập trung vào một địa điểm thì rõ ràng nguy cơ có, và đặc biệt là những người từ vùng dịch về thì nguy cơ càng cao:
“Theo mình biết rằng ở Việt Nam họ đã chuẩn bị những khu bệnh viện dã chiến và có thể người ta sẽ huy động những trạm ví dụ như quân đội hay những khu vực dân vệ quân đội hoặc những khu thể thao có những cơ sở có thể tập trung người ta được vào đó.
Rõ ràng tập trung người vào đó thì vấn đề tài chính kinh tế và theo sát một số lượng 20.000 người chẳng hạn là một số lượng quá lớn. Người ta có làm được hay không thì chúng ta cũng phải chờ thời gian thôi.
Tuy nhiên, ở những nơi cách ly tập trung chắc chắn là phải có sự giám sát của y tế, những người có biểu hiện sốt, nóng lạnh, ho thì sẽ được thăm khám chẩn đoán kỹ hơn. Như vậy cũng có mặt lợi và mặt hại tùy vào năng lực và quản lý của địa phương điều kiện của vùng mà người ta đang ở.”
Bác sỹ Hiệp cho rằng dù rủi ro là có thật nhưng cũng phải chấp nhận và Chính phủ cần phải kiểm soát chặt chẽ những người có nguy cơ cao để tránh bùng dịch ra cộng đồng:
“Mình tin rằng với xã hội nhân văn bây giờ thì công dân ở nước mình ở nước ngoài mà bị và nếu nước ta muốn về với gia đình để an toàn hơn thì Chính phủ phải tạo điều điện hỗ trợ cho người ta về. Còn vấn đề kiểm soát nổi hay không thì tuỳ thuộc và năng lực của quốc gia đó, mặc dù có rủi ro.
Chúng ta hay nói phải đóng cửa biên giới phía Bắc để không cho người từ vùng dịch phía Trung Quốc qua nhưng nếu công dân của Việt Nam đang đi làm ở Trung Quốc người ta về thì cửa khẩu vẫn phải mở cho người ta về rồi cách li và làm sao kiểm tra sớm để phát hiện sớm, điều trị sớm, những người có nguy cơ nặng để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Nếu như công nhân người ta muốn và chính phủ đồng ý cho về thì khi đó xã hội sẽ cùng chia nhau một cái rủi ro. Nhưng chúng ta phải chú ý rằng 20.000 người về không có nghĩa là 20.000 người đó đều bị bệnh. Chắc chắn sẽ có những người có nguy cơ bệnh và nếu kiểm soát y tế tốt thì vẫn có thể phát hiện những trường hợp như vậy và điều trị sớm thì cái rủi ro sẽ thấp hơn nhiều. Chúng ta phải chấp nhận nguy cơ chung thôi chứ không biết làm sao được.”
Khu cách ly ở tỉnh Cao Bằng cũng trong tình trạng quá tải do người Việt từ Trung Quốc về quá đông. Ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch tỉnh cho biết hiện đang cách ly tại nhà khoảng 3.000 người và hơn 1.000 người khác phải cách ly tập trung.
Ngày 28/2, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) vừa bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách “có khả năng lây lan dịch SARS-CoV-2 ra cộng đồng”.
Trước đó, CDC xếp Việt Nam vào nhóm “có khả năng lây lan cộng đồng”, cảnh báo cấp 1 cùng với 4 quốc gia khác là Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.
Hiện nay, Iran đã bị đưa vào cấp cảnh báo thứ hai, cùng với Nhật Bản và Ý. Hàn Quốc và Trung Quốc cùng ở mức độ cảnh báo cao nhất là cấp 3.
RFA.ORG
Truyền thông trong nước hôm 27/2 loan tin số lượng người từ Hàn Quốc đổ về “tránh dịch” ngày càng đông nên hiện đang có tình trạng ùn ứ tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Choáng với sức sống mãnh liệt của virus Corona





Khả năng sống gây choáng của virus Corona trên màn hình điện thoại di động. Đây là phát hiện mới. Theoc ác nhà khoa học, chủng mới virus Corona có khả năng tồn tại trong nhiều ngày trên bề mặt những thiết bị có nguy cơ tiếp xúc nhiều với các nguồn lây nhiễm.
Thông tin trên được tiết lộ bởi giáo sư Rudra Barkappanavar, nhà miễn dịch học tại Trung tâm Khoa học sức khỏe của trường Đại học Tennessee (Mỹ). Theo đó, các thiết bị có bề mặt kính nói riêng, như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, là những nơi virus Corona có thể sống tới 96 giờ, tương đương 4 ngày dưới điều kiện nhiệt độ lý tưởng (virus này thích nhiệt độ lạnh).
Virus Covid-19 có thể sống 96 giờ đồng hồ trên màn hình điện thoại (Ảnh minh họa)
Về mặt lý thuyết, chủng mới virus Coroa có thể dễ dàng “dính” vào màn hình điện thoại. Nếu có ai đang nhiễm Covid-19 vô tình ho hoặc hắt hơi gần bạn khi bạn đang sử dụng điện thoại, bạn có thể vô tình dính virus từ nước bọt của người nhiễm bệnh nếu để tay chạm vào mũi hoặc miệng sau khi dùng điện thoại.
Hầu hết mọi người dùng tay chạm vào điện thoại và mặt mình rất nhiều lần, Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 94 tình nguyện viên bởi công ty nghiên cứu Dscout, một người trung bình có tới 2.600 thao tác với điện thoại của mình vào mỗi ngày, cộng thêm 76 thao tác phụ khác như lướt web, kiểm tra e-mail…
Một nghiên cứu nhỏ khác, được thực hiện trên 26 đối tượng sinh viên bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales, Úc, cho thấy mỗi người trung bình chạm vào mặt mình khoảng 23 lần/giờ, và 368 lần khi đang thức giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy rờ tay lên mặt là một thói quen khá phổ biến mà hầu hết chúng ta đều làm một cách vô thức.
Việc tiếp xúc với vi khuẩn và virus trên bề mặt các thiết bị như màn hình điện thoại vốn không phải là điều gì khá mới mẻ, nhưng thời gian tồn tại lâu dài của chúng ở các bề mặt trên, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát trên diện rộng, là điều mà chúng ta cần phải đặc biệt lưu tâm.
Theo giáo sư Barkappanavar, nếu chẳng may bạn bị nhiễm Covid-19 mà chưa thể xác định rõ nguyên nhân nhiễm bệnh, thì nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm virus từ một trong những trường hợp trên.
Tuy nhiên, một điều may mắn là chúng ta vẫn có thể dễ dàng loại trừ mối nguy hại này bằng cồn y tế, khăn lau kháng khuẩn để vệ sinh điện thoại, cũng như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Ngoài ra, dùng thiết bị quét tia UV cũng có thể làm sạch bề mặt điện thoại một cách nhanh chóng, dù chi phí cho thiết bị này khá cao.
Phần nhận xét hiển thị trên trang