Từ Giao blog
Sắp tới, đúng chuyên môn hẹp, mình sẽ có một nhóm làm việc trong khuôn khổ giáo dục khai phóng, cùng nhau luận bàn về chủ đề "Cha đẻ ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản với các đồ đệ là phái theo chủ nghĩa Mác".
Các đồ đệ vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản sau này đã bị hấp dẫn bởi một cây đại thụ về Văn hóa Dân gian. Họ đã đến bái sư làm đệ tử. Đúng hơn thì ông đã hút các đồ đệ ấy về bên mình. Ông đã che chở cho họ về mặt tinh thần, như là một gà mẹ xòe cánh ôm lấy lũ con lúc trời đổ mưa và bất đầu sấm chớp.
Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.
Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.
Các thứ đó sẽ đề cập đến sau.
Bây giờ, trong đại dịch Cô Vi 2020, (n-CoV) thì một ca bệnh đặc biệt đã được phát hiện, là chủ nghĩa Mác với hậu duệ mặt trời ở Đại Việt sau 200 năm. Trực tiếp là những thảo luận xung quanh "đảng" và "dân tộc" liên quan đến bài báo mở màn năm mới của cây lí luận lão thành đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Nhị Lê.
Sẽ sưu tầm các bài gốc của Nhị Lê.
Cũng sẽ sưu tầm các luận bài liên quan.
"Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, khi bàn về tính dân tộc của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”, nhưng tính dân tộc biểu hiện như thế nào thì chưa có điều kiện làm rõ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam."
---
CẬP NHẬT
II. Luận bàn
I. Bài gốc của Nhị Lê
-
II. Luận bàn
4.
mấy hôm nay rộ lên chuyện về bài viết của ông nhị lê "đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”. các tít này ai đọc lên cũng thấy có vấn đề, cho nên ông nhị lê giải thích là ông lấy ý từ tuyên ngôn của đảng cộng sản. thiên hạ cũng đã chỉ ra chuyện ông đem ý của mác và ănghen về "giai cấp vô sản" hạ cấp xuống thành đảng:
bản tiếng việt: "[giai cấp vô sản] phải tự mình trở thành dân tộc".
bản tiếng đức: "[das Proletariat] sich selbst als Nation konstituieren muß".
bản tiếng anh: "[the proletariat] must constitute itself the nation".
bản tiếng nga: "[пролетариат должен] конституироваться как нация".
hầu như thiên hạ đều thấy rất khó dịch động từ constitute trong nguyên gốc của bản tuyên ngôn sang tiếng việt. bản gốc tiếng đức, hay bản dịch tiếng anh, tiếng nga đều sử dụng từ constitute, cho nên tham khảo các bản này thì đều từ hũ nút này chuyển sang hũ nút khác. bản tiếng pháp thì bỏ béng đoạn có từ constitute nên không rõ người pháp hiểu thế nào. tuy nhiên, chưa thấy ai tham khảo bản tiếng trung. tiếng trung, trong rất nhiều trường hợp, lại cho chúng ta hiểu rõ ràng hơn cả, bởi vì lượng lớn thuật ngữ trong tiếng việt có gốc hán. bản tiếng trung thế này: 把自身组织成为民族, phiên âm hán việt thành thế này: bả tự thân tổ chức thành vi dân tộc. constitute được dịch thành tổ chức cộng thêm thành vi. cả đoạn dịch ra tiếng việt thành: [giai cấp vô sản] phải tự mình tổ chức biến thành dân tộc. đến đây tôi thấy mọi thứ trở nên rõ ràng: dân tộc ở đây là dân tộc cộng sản, một loại dân tộc như dân tộc việt, dân tộc mường, dân tộc ê đê..., tuy mác và ăngghen có lưu ý khái niệm dân tộc cộng sản này không phải giống như phân loại dân tộc việt, dân tộc mường... giai cấp vô sản không còn là giai cấp nữa, mà phải tự tổ chức tự biến mình thành một loại dân tộc. loại dân tộc cộng sản đó phân biệt thế nào, không thấy mác và ănghen chỉ ra, nhưng trong trại súc vật, orwell đã chỉ ra: mọi con vật đều bình đẳng nhưng có những con vật bình đẳng hơn. những con vật bình đẳng hơn đó chính là dân tộc cộng sản.
quay lại chuyện ông nhị lê. có khi ý của ông nhị lê là đảng cộng sản việt nam hiện nay ngày càng biến thành một loại dân tộc, có thể tạm gọi là dân tộc đỏ, đúng theo ý của mác và ăngghen, khác với 54 dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất việt nam. dân tộc đỏ đó đang thống trị mảnh đất việt nam và cai trị 54 dân tộc khác. đến nay đảng cộng sản việt nam không cần phải giấu giếm ý đồ tổ chức mình biến thành một dân tộc với những đặc quyền đặc lợi trên mảnh đất này.
Ho Phi Bản tiếng Nhật (câu văn khá dễ hiểu) thì là
プロレタリアートは、まずもって政治支配をかちとって、民族的階級にみずからをたかめ、自分自身を民族として組織しなければならないという点では、ブルジョアジーの意味とはまったくちがうとはいえ、プロレタリアート自身やはり民族的である。
Tức là: tự tổ chức mình như là 1 dân tộc.
còn ý của ông Nhị Lê thì có vẻ như là hòa đồng ĐCS với dân tộc VN làm 1, là đại diện của dân tộc VN, chứ ko phải chỉ là đại diện của giai cấp công nhân nữa.
プロレタリアートは、まずもって政治支配をかちとって、民族的階級にみずからをたかめ、自分自身を民族として組織しなければならないという点では、ブルジョアジーの意味とはまったくちがうとはいえ、プロレタリアート自身やはり民族的である。
Tức là: tự tổ chức mình như là 1 dân tộc.
còn ý của ông Nhị Lê thì có vẻ như là hòa đồng ĐCS với dân tộc VN làm 1, là đại diện của dân tộc VN, chứ ko phải chỉ là đại diện của giai cấp công nhân nữa.
3.
Posted on February 8, 2020
“VIRUS NHỊ LÊ”
Vương Xuân Tình
Khởi đầu, chỉ là sự dốt nát, hớ hênh, bất cẩn của một tay được xem là “cây lý luận” trong một bài đăng trên tờ báo hạng ba – vô danh về lý luận, song lại tạo ra sự chấn động về lý luận và công tác lý luận ở Việt Nam. Bởi do “bò đỏ” xông lên cãi chày cãi cối, Nhị Lê thì chầy bửa, khiến cư dân mạng, trong đó có nhiều nhà khoa học với tri thức thâm hậu đã bóc mẽ, lôi ra từ việc dịch sai, hiểu sai tác phẩm kinh điển, cộng thêm truyền thống hủ nho khiến mấy chục năm qua Nhị Lê và bao kẻ cứ tụng niệm, đắc ý với những cái sai đó.
Có thể nói, “Virus Nhị Lê” là cực kỳ nguy hiểm cho nền tảng lý luận của Đảng.
Và nó nguy hiểm hơn nhiều virus Corona !
Fb, 7/2/2020
Posted onFebruary 8, 2020
Trên báo Đầu tư, ngày 3/2/2020, Tiến sĩ Nhị Lê, một quan chức lớn về báo chí có bài viết nhan đề: “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” (https://baodautu.vn/dang-tu-minh-ngay-cang-xung-dang-tro-th…).
Tôi không có ý kiến gì việc ông ca ngợi Đảng. Song, ông ca ngợi Đảng “trở thành dân tộc”, thì ông chẳng hiểu dân tộc (nation) là thế nào, và sai lầm nghiêm trọng về tư duy khoa học, tư duy lý luận.
Tôi không thể ngờ một quan chức báo chí như ông mà lại không hiểu khái niệm, nội hàm về dân tộc – kiến thức rất ABC của chính trị học, sử học hay dân tộc học.
Ông nên quay lại trường Đại học KHXH & NV học với mấy em sinh viên đi.
Để tránh tình trạng dốt lại hay khua múa !
Fb, 4/2/2020
2.
1.
05/02/2020 15:46 GMT+01:00
Báo chí cần trách nhiệm, khách quan, trung thực và sáng tạo hơn nữa
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng các ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng 200 đại biểu là Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập các cơ quan báo chí dự hội nghị.
(Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN).
|
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao sự đồng hành của báo chí, giúp Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2019, tiếp tục kế thừa các thành quả, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 trong bối cảnh khó khăn, dịch bệnh.
Theo Phó Thủ tướng, tính định hướng là vô cùng quan trọng. Năm qua, đội ngũ báo chí, những người làm công tác báo chí đã góp phần phổ biến, định hướng thông tin, để lòng dân quy tụ cùng Đảng, Chính phủ vượt qua khó khăn, khơi dậy niềm tin, ý chí, tinh thần tự hào, tự cường đưa đất nước vươn lên. Phó Thủ tướng mong muốn năm 2020, trước nhiều sự kiện đối nội, đối ngoại quan trọng và các diễn biến phức tạp, báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ vượt khó khăn, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước với thành tích tốt nhất.
"Bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cần đặc biệt quan tâm đến văn hóa, đạo đức xã hội. Lúc bình thường văn hóa, đạo đức xã hội đã quan trọng, trong các sự kiện khó khăn càng quan trọng hơn. Nếu làm tốt văn hóa, đạo đức xã hội trong khó khăn sẽ khơi dậy được những việc làm tốt, hành động đẹp để đẩy lùi cái xấu. Mong báo chí tiếp tục tinh thần đó", Phó Thủ tướng lưu ý.
(Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN).
|
Chỉ đạo hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan báo chí và khẳng định: Đã qua một tháng của năm 2020 với nhiều hoạt động báo chí với các dòng chủ lưu, chủ đạo về mùa Xuân, về Đảng, Tổ quốc, bản sắc văn hóa Việt Nam và những vấn đề thời sự được nhân dân quan tâm. Theo đó, các cơ quan báo chí đã có đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền không khí Tết vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm, an toàn, lành mạnh trên khắp mọi miền đất nước.
Đồng thời, các hoạt động kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức thành công. Việc phản ánh các thành tựu của Đảng trong 90 năm qua đã được báo chí phản ánh đa dạng, phong phú với nhiều bài viết hay, sâu sắc, đưa ra nhiều kinh nghiệm quý cũng như đặt ra nhiều nhiệm vụ cao hơn để làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng trong năm 2020.
"Tại kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định lại quan điểm: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay". Đây là một chủ đề phong phú, đa dạng để báo chí triển khai tuyên truyền, để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận thức sâu sắc hơn về cơ đồ, tiềm lực, vị thế to lớn của đất nước trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong năm 2020 có nhiều hoạt động lớn: 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Việt Nam đảm nhiệm đồng thời vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng", Trưởng Ban Tuyên giáo gợi mở.
Trưởng Ban Tuyên giáo nhấn mạnh: Giai đoạn hiện nay, thông tin báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân, đòi hỏi những người làm báo của các cơ quan báo chí, đặc biệt là lãnh đạo các cơ quan báo chí cần có trách nhiệm, khách quan, trung thực bình tĩnh, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Thời gian tới, các cơ quan báo chí cần trách nhiệm, khách quan, trung thực, kỷ luật và sáng tạo hơn nữa.
Đảng thành… dân tộc!
Nhiều người đọc cái tựa nhưng không hiểu ý tác giả muốn nói gì. Nhà văn Nguyễn Quang Lập ngạc nhiên: “Cái tựa không phải của Quang Lùn mà của PGS- TS Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản. Nhị Lê ơi hỡi Nhị Lê/ Mời ngài lên núi nuôi dê cho lành.
(Ảnh chụp bài báo giấy. Nguồn: Nguyễn Quang Lập).
Facebooker Vũ Hoàng Hưng viết: “Nhiều khả năng thế hệ mình đã lạc hậu. Hôm qua đọc trên báo mạng còn nghĩ họ đánh máy nhầm. Hôm nay thấy báo giấy đăng lên mới thấy ngôn ngữ, ngữ pháp Việt Nam bây giờ không giống những gì mình đã được học dưới mái trường… xã hội chủ nghĩa thời chủ nghĩa xã hội bao cấp“.
Facebook này bình luận thêm: “Đảng là 1 thành tố chính trị. Dân tộc là đại diện cho một chủng tộc xã hội. Người ta có thể nói dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái Lan, dân tộc Pháp… hay trong nước ta thì có dân tộc Kinh, dân tộc Mường… chứ ko ai gọi là dân tộc Cộng sản, dân tộc Dân chủ, dân tộc Cộng hoà cả“.
Nhà báo Đoàn Bảo Châu bình luận: “Tôi đọc mà không hiểu cái dòng tít này. Đảng là một tổ chức chính trị, dẫu có tồn tại bao nhiêu năm thì vẫn là một tổ chức chính trị. Còn dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã tồn tại bao đời với mấy nghìn năm lịch sử. Vậy làm sao mà đảng lại trở thành dân tộc được?
Dân tộc Việt Nam giờ có 90 triệu người, vậy sao một tổ chức mấy triệu đảng viên lại trở thành dân tộc. Thế nếu đảng trở thành dân tộc thì nhân dân nằm ở đâu? Cứ thế này là lại đánh đồng đảng và nhân dân cho mà xem”.
Trong bài, ông Nhị Lê viết: “Trong 90 năm qua, chưa bao giờ như bây giờ, đạo lý phải được nêu cao và cổ vũ, pháp lý phải được toàn dụng và phát triển, lòng dân phải được nâng niu, chăm bẵm và tôn vinh vô bờ thì mới có thể nói về việc tiếp tục xây dựng Đảng ta đạo đức, văn minh, Nhà nước ta vững mạnh và liêm chính, Đất nước Việt Nam độc lập và hùng cường.
Nói một cách khái quát, Đảng phải tự mình không ngừng trở thành dân tộc. Đó chính là khát vọng của dân tộc ta ngay từ 90 năm trước, khi Đảng ra đời, cũng như hiện nay trong tầm nhìn phát triển đất nước tới năm 2030 và 2045, dưới ngọn cờ của Đảng“.
Mặc dù theo ông Nhị Lê, rằng “Đảng phải tự mình không ngừng trở thành dân tộc“, tức đảng phải cố gắng phấn đấu để thành… dân tộc, thế nhưng ông Nhị Lê cho rằng, chuyện phấn đấu này “chính là khát vọng của dân tộc ta ngay từ 90 năm trước“!
Theo định nghĩa, dân tộc là cộng đồng của những người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hóa. Việt Nam có 54 dân tộc, không rõ ông Nhị Lê muốn đảng trở thành dân tộc nào? Hay là ông muốn đảng trở thành dân tộc thứ 55?
Mặc dù muốn đảng CSVN trở thành… dân tộc, nhưng ông Nhị Lê cũng thừa nhận, sự xuống cấp của đảng hiện nay, qua câu, “có thể nói, tình trạng xuống cấp về đạo đức, thậm chí là sự thoái hóa, băng hoại về đạo đức ở một bộ phận đảng viên giữ trọng trách các cấp trong Đảng, trong bộ máy nhà nước… đã đến mức báo động, không thể xem thường“.
Mặc dù muốn đảng CSVN trở thành… dân tộc, nhưng ông Nhị Lê cũng thừa nhận, sự xuống cấp của đảng hiện nay, qua câu, “có thể nói, tình trạng xuống cấp về đạo đức, thậm chí là sự thoái hóa, băng hoại về đạo đức ở một bộ phận đảng viên giữ trọng trách các cấp trong Đảng, trong bộ máy nhà nước… đã đến mức báo động, không thể xem thường“.
TS Nguyễn Ngọc Chu đặt câu hỏi: Khen đảng hay làm hại đảng? TS Chu đã phải kêu trời sau khi đọc bài của TS Nhị Lê: “Trời ơi! Đây là Báo ĐẦU TƯ – của người viết ghi là TS Nhị Lê: ‘Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc’ — ‘Đó là con đường Đảng tự mình xứng đáng trở thành dân tộc’…
Sao lại hàm hồ thế này? Đảng làm sao lại trở thành dân tộc? Hay là ông Nhị Lê bắt tất cả mọi người Việt Nam đều trở thành đảng viên? Hay là đuổi 90 triệu người Việt Nam không phải là đảng viên đi nước khác sống?
Một bài viết sáo rỗng với những câu từ vô nghĩa. Một bài viết đầy rẫy lỗi ngữ pháp. Một bài viết mà các giáo viên dạy Văn sẽ gạch đỏ khắp mọi nơi! Mời các đảng viên đọc để xem ông Nhị Lê khen đảng như vậy có làm cho đảng thêm quang vinh được không?”
Không chỉ kinh ngạc với những câu, chữ trong bài viết của TS Nhị Lê, TS Chu còn ngạc nhiên với báo Đầu Tư và Ban Tuyên giáo, khi để bài báo này “lọt lưới”. TS Chu đặt câu hỏi: “Làm sao Ban biên tập Báo ĐẦU TƯ lại để lọt bài với những câu từ vô nghĩa và đầy rẫy lỗi ngữ pháp như bài này? Làm sao Ban Tuyên giáo lại để lọt những bài ca ngợi đảng kiểu như thế này?”
26 tổ chức NGO kêu gọi EP hoãn phê chuẩn EVFTA
(EVFTA sẽ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu từ ngày 10/2 - 14/2/2020).
Trong lá thư công bố ngày 4/2, 26 tổ chức – bao gồm tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) – nói rằng việc đa số nghị viên trong Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) đã bỏ phiếu ủng hộ thông qua thoả thuận vào ngày 21/1 vừa qua là một điều “đáng tiếc” vì nó đi ngược lại với quan điểm của Ủy ban Đối ngoại (AFET) của Nghị viện châu Âu và “làm ngơ” với các cam kết đã được lặp đi lặp lại trong vấn đề bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Các tổ chức trên cho rằng phiên họp ngày 11/2 sắp tới là một cơ hội để các nghị viên châu Âu “sửa chữa sai lầm”.
Được chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, EVFTA được xem là thoả thuận thương mại “tham vọng nhất” giữa châu Âu và Việt Nam. Nếu các thủ tục hoàn tất và chính thức có hiệu lực, hiệp định ước tính sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Ngược lại, GDP của EU cũng sẽ hưởng lợi thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.
Để được thông qua EVFTA, ngoài cam kết bảo đảm một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, tuân thủ những quy định cụ thể về thuế quan, mở cửa thị trường…, Việt Nam cũng phải cam kết cải thiện nhân quyền và thực thi các điều khoản cụ thể trong việc bảo vệ nhân quyền và quyền lợi của người lao động.
Trong thư kiến nghị, 26 tổ chức phi chính phủ cho rằng Việt Nam cho tới nay chưa thực hiện yêu cầu cải thiện nhân quyền mà các nghị sĩ châu Âu đã đề ra.
Các tổ chức này kêu gọi Nghị viên châu Âu tiếp tục đòi hỏi Việt Nam phải công bố lộ trình về cam kết cải cách Bộ Luật Hình sự, vì bộ luật khắc nghiệt này đã được nhà nước Việt Nam sử dụng để “hình sự hoá” việc chỉ trích chính quyền và bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến.
Các tổ chức cũng yêu cầu các nghị viên đòi hỏi Hà Nội phải thả các tù nhân chính trị, trong đó có nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và nhiều “tù nhân lương tâm” đang bị giam giữ khác; đưa ra cột mốc thời gian cụ thể về việc phê chuẩn Công ước ILO số 87 (về tự do thành lập công đoàn, bảo vệ quyền lợi của người lao động và nhân quyền) trong năm 2021; thành lập cơ chế giám sát và khiếu nại độc lập cho những người bị tổn hại trong trường hợp các cam kết trên bị vi phạm.
Trước đó, hôm 28/1, Việt Nam đã cử Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh sang Bỉ để tham dự một hội nghị cấp cao của Nghị viện châu Âu về EVFTA/EVIPA.
Tại đây, đại diện của Việt Nam đã có bài phát biểu nhấn mạnh đến lợi ích của hiệp định và những nỗ lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị thực thi hiệp định.
Theo trang tin của Bộ Công Thương Việt Nam, “bối cảnh” hội nghị lần này “tương đối thuận lợi” nhờ việc INTA bỏ phiếu ủng hộ thông qua hiệp định vào ngày 21/1.
Vẫn theo bộ này, hội nghị ngày 28/1 được tổ chức theo sáng kiến của INTA “nhằm thúc đẩy sự đồng thuận cao hơn đối với việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA” trước khi hai hiệp định này được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu vào tuần tới.
(Nguồn: Vietnamnet, Báo Tiếng Dân, VOA)
..
I. Bài gốc của Nhị Lê
2.
Tít bài ‘Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc' gây tranh cãi: TS Nhị Lê lên tiếng
Thứ Năm, 06/02/2020 16:30:00 +07:00
(VTC News) - Tác giả Nhị Lê làm rõ những tranh cãi xung quanh tít bài báo ‘Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc'.
Trả lời VTC News, TS Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản vẫn bảo lưu quan điểm trước những ý kiến trái chiều xung quanh tít bài báo ‘Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc' đăng trên Báo Đầu tư ngày 3/2.
- Bài viết “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” đăng trên báo Đầu tư, nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng ngày 3/2 vừa qua của ông đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng tít của bài báo không rõ nghĩa, gây khó hiểu với người đọc, thưa ông?
Đối với một bài báo hay công trình khoa học, tít rất quan trọng. Nó phải bao chứa nội dung vấn đề và mang tính gợi mở. Với tôi, rất khó. Tôi có thói quen thường đặt tít sau cùng.
Bài báo với nhan đề:“Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”, cũng vậy.
Tôi bắt đầu ý tưởng từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong đó đề cập một cách tất yếu về Đảng Cộng sản và nghiên cứu Hồ Chí Minh đã phát triển những luận điểm cơ bản trong Tuyên ngôn thành những nội dung chính yếu trong tư tưởng của mình và cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập, rèn luyện, ra sao.
Sự biến đổi mạnh mẽ của điều kiện lịch sử trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, sự khác biệt về không gian văn hóa, về đặc điểm xã hội giữa Việt Nam- một nước phong kiến thuộc địa phương Đông với nơi ra đời của chủ nghĩa Mác... đã đòi hỏi ở Hồ Chí Minh sự sáng tạo mạnh mẽ.
Trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen lưu ý: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mang tính quốc tế nhưng giai cấp vô sản mỗi nước phải hoàn thành nghĩa vụ trước hết với dân tộc mình. Yêu cầu đặt ra là “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”, tức là việc thành lập các Đảng Cộng sản phải nên được thực hiện trong phạm vi từng quốc gia - dân tộc và đảng cộng sản mỗi nước phải lãnh đạo không chỉ giai cấp công nhân nước mình mà còn lãnh đạo toàn xã hội.
Tuân thủ chỉ dẫn này, Hồ Chí Minh đã bền bỉ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ vào công nhân mà còn vào phong trào yêu nước bởi muốn trở thành “dân tộc” theo chỉ dẫn của C.Mác và Ph.Ăngghen ở nơi giai cấp công nhân vô cùng ít ỏi, Đảng Cộng sản Việt Nam phải quy tụ được đông đảo những người dân Việt Nam yêu nước, phải đưa phong trào yêu nước đi theo con đường cách mạng vô sản.
Kết quả là, trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, có sự tham gia của yếu tố thứ ba - phong trào yêu nước.
Thực hiện chỉ dẫn của C.Mác và Ph.Ăngghen về nghĩa vụ đối với dân tộc của giai cấp công nhân mỗi nước cũng như hiểu rõ đặc điểm của mỗi nước Đông Dương, Hồ Chí Minh kiên quyết thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng cách mạng riêng và ở Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù Quốc tế Cộng sản đã yêu cầu chỉ thành lập ở Đông Dương một Đảng Cộng sản duy nhất.
Sáng tạo trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản đã chỉ ra quy luật ra đời, tồn tại, phát triển của Đảng là chủ nghĩa xã hội khoa học kết hợp với phong trào công nhân. Theo Lênin, Đảng Dân chủ - xã hội Nga ra đời là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội, “Cho nên trong tất cả các nước châu Âu, chúng ta nhận thấy ngày càng có xu hướng kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân thành một phong trào dân chủ - xã hội thống nhất…đó là, đảng công nhân dân chủ - xã hội độc lập”.
Tôi gói các ý tưởng khoa học rất toàn diện và sâu sắc của C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Điều lệ Đảng, một cách hệ thống và căn cơ, để rút tít gồm 11 từ cho bài báo đã đăng.
TS Nhị Lê
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, khi vận dụng quy luật này vào Việt Nam đã khái quát: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”.
Như vậy, trong quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã bổ sung thêm thành tố phong trào yêu nước. Sự bổ sung này rất sáng tạo và phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam.
Đây là sự sáng tạo độc đáo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin về quy luật ra đời của Đảng cộng sản ở những quốc gia kém phát triển.
Đồng thời, sáng tạo trong làm rõ thêm những biểu hiện tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh tính giai cấp, Đảng phải thể hiện được tính dân tộc của mình.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, khi bàn về tính dân tộc của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”, nhưng tính dân tộc biểu hiện như thế nào thì chưa có điều kiện làm rõ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người chủ trương thành lập ở mỗi nước Đông Dương một chính đảng khác nhau lãnh đạo cách mạng. Do Việt Nam, Lào, Campuchia tuy là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng chịu ách đô hộ của thực dân Pháp nhưng quá trình hình thành, phát triển, phong tục tập quán của dân tộc ở mỗi quốc gia có nét khác biệt. Điều này thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về tình hình cách mạng cụ thể ở 3 nước Đông Dương, trái ngược lại chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản là thành lập một chính đảng lãnh đạo cả 3 nước Đông Dương.
Đảng Cộng sản Việt Nam bảo vệ cho lợi ích giai cấp công nhân nhưng về cơ bản lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích đại đa số quần chúng nhân dân lao động và dân tộc. Cho nên Đảng ta còn bảo vệ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
Năm 1953, Hồ Chí Minh viết: “Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc… Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”.
Đảng Cộng sản Việt Nam còn tạo ra cơ sở xã hội, lực lượng xã hội là chỗ dựa cho tính dân tộc. Điều này rất quan trọng. Đảng không chỉ kết nạp những quần chúng ưu tú xuất thân từ giai cấp công nhân mà kết nạp những người tiên tiến từ các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội như giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản…
Có như vậy, Đảng mới trở thành đại diện xứng đáng cho dân tộc, là đạo đức, là văn minh, là kết tinh trí tuệ của dân tộc và thời đại.
Khi luận giải về mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính dân tộc của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cần tránh quan điểm phi giai cấp khi nói về bản chất của Đảng và tính giai cấp, tính dân tộc không mâu thuẫn mà có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng ta.
Và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2011, viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.
Thế là đã rõ ràng: Đảng không xứng đáng tự mình trở thành dân tộc thì rất khó dẫn dắt được dân tộc. Con đường trở thành này rất gập ghềnh! Tôi muốn nói vậy!
Tôi nghĩ, cái gì được tư duy một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn một cách hệ thống thì tất có trên tay điều đó một cách hiện thực.
Theo đó, tôi gói các ý tưởng khoa học rất toàn diện và sâu sắc của C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Điều lệ Đảng, một cách hệ thống và căn cơ, để rút tít gồm 11 từ cho bài báo đã đăng. Vậy thôi!
- Có quan điểm cho rằng, cần viết cho những người đọc phổ thông cùng hiểu chứ không chỉ không phải chỉ viết cho những người có trình độ lý luận, thưa ông?
Đó là một cách quan niệm.
Nhưng báo chí của chúng ta hiện nay không như vậy. Tờ báo nào có tính phổ thông, tờ báo nào truyền tải trình độ cao? Chia cắt như thế là một sự thất bại được báo trước.
Bạn đọc của chúng ta dù ở nhiều trình độ, nhưng nhìn chung có trình độ cao, thậm chí một bộ phận rất cao. Báo chí phải nâng mình lên và đáp ứng tất cả. Nếu không báo chí sẽ tự mình chuốc lấy thất bại.
Qua báo chí, tất cả bạn đọc tự nâng mình lên, tự mình học tập và trao đổi lẫn nhau. Đó là đòi hỏi chính đáng và nhu cầu tất yếu. Và, đó cũng là con đường đối thoại giữa báo chí và bạn đọc, để qua đó, báo chí phải tự nâng mình lên và phát triển, mới đủ sức hấp dẫn, dẫn dắt bạn đọc và có chỗ đứng với bạn đọc.
Thực tiễn đang như thế!
- Nhiều ý kiến cho rằng, bối cảnh của đoạn trích dẫn trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của C. Mác và Ăng-ghen mà ông sử dụng là từ thời điểm Đảng Cộng sản đang đấu tranh giành dân tộc, đến nay nếu trích dẫn ý này đã không còn phù hợp. Điều này có đúng, thưa ông?
Đó là mối quan hệ giữa cái bất biến và cái khả biến. Đúng hay lịch sử đã vượt qua, phải qua thực tiễn kiểm chứng. Sinh thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã căn dặn: “Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy thuộc theo hoàn cảnh đương thời”.
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và sau nhiều tìm tòi, trăn trở, Người quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản mà Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vạch ra.
Thấu hiểu cội nguồn sinh thành ra con đường đó, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh”. Một trong những điều làm nên sức sống của chủ nghĩa Mác chính là đặc tính “mở”, tức là khả năng tự đổi mới theo quá trình phát triển của tri thức nhân loại và phong trào cách mạng thế giới.
Luận đề mà tôi rút làm tít, dù thời thế thay đổi ra sao, như đã trình bày ở trên, đối với chúng ta là điều bất biến suốt 90 năm qua, kể từ khi Đảng ta ra đời, được thực tiễn cách mạng nước ta nghiêm khắc kiểm chứng và hiện nay dù rất phù hợp, nhưng đòi hỏi phai tiếp tục nghiền ngẫm và phát triển. Đó là yêu cầu tự nhiên.
- Liệu có sai sót trong quá trình dịch từ nguyên bản tiếng Đức, sang tiếng Anh và tiếng Việt tạo nên câu từ khó hiểu, thưa ông?
Đó là sự khác nhau về phong cách của các ngôn ngữ! Chân lý vốn đơn giản, dù nó được thể hiện bằng bất cứ ngôn ngữ nào. Vấn đề ở đây, chỉ có người dịch thuật hay chuyển ngữ, đúng là lắm khi làm người đọc vất vả. Ngay ở ta, các bản dịch “Nam quốc sơn hà” hay “Đại cáo bình Ngô” là những ví dụ.
Và, ở đây, dù ngôn ngữ nào, có lẽ ít ai không hiểu đúng tư tưởng của văn phẩm chính trị Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, với tư cách là cương lĩnh cách mạng của các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế.
- Ông có biết về những tranh luận trên mạng xã hội và một số diễn đàn về bài viết của mình?
Tôi theo dõi rất thường xuyên và kỹ lưỡng là đằng khác. Rất nhiều ý kiến, rất đa dạng về thái độ và nhận thức. Rất mừng, vì được bạn đọc quan tâm. Không chỉ có bài này đâu. Góp cho bạn đọc điều gì hữu ích về nội dung hay phương pháp thì rất mừng và tự nhủ mình cần cố gắng hơn.
Xin trung thành trích lại trực tiếp mấy ý kiến bạn đọc trên mạng xã hội chung quanh bài này, tương dung với chủ ý của tôi, hoặc do bạn đọc khác biết tôi và gửi tới tôi.
Chẳng hạn, bạn Nghia Nhan Hoang viết: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là lý thuyết đóng. Nó luôn cần được phát triển. lý giải cho sát thực tế. Dân tộc – nghĩa triết học của mó không chỉ là danh từ, mà còn là tính từ. Bài viết về Đảng Cộng sản Việt Nam, gắn bó thực tiễn Việt Nam. Tác giả cũng không hề trích dẫn đâu cả. Tức là đã biến tư tưởng của các bậc tiền bối thành của mình và phát triển nó. Đây là việc tốt. Đấy là nhiệm vụ của các nhà lý luận như ông Nhị Lê. Tất nhiên bài viết đó không dành cho số đông, nên nhiều người không cảm nhận được, thậm chí phản ứng.
Dân tộc ở đây là tính từ, hàm ý Đảng ngày càng dân tộc hơn. Nếu đảng viên đọc mà không cảm nhận ra, vẫn không thấy dân tộc tính là bắt buộc, là thuộc tính phải có cho đảng cầm quyền trong thể chế nhất nguyên…thì hơi lo à nha”.
Một bạn khác chuyển tới tôi ý kiến của một bạn khác viết: “ĐẢNG – DÂN TỘC = HỌ DỐT HAY MÌNH HẠN HẸP. Mấy hôm nay em thấy nhiều người, trong đó có không ít trí thức “chửi” cái tít này. Mấy hôm nay có tí việc, nay tranh thủ ngồi đọc lại bài này rồi mới thấy đây là một cái tít QUÁ HAY, QUÁ TRIẾT LÝ. Nhiều người đọc vào thì thấy cái tít này mơ hồ, tối nghĩa. Nhưng họ không hiểu hết các khái niệm của hai phạm trù ĐẢNG và DÂN TỘC”. Bản báo đăng hết thì tôi trích tiếp, dài lắm.
Bạn Nguyễn Thị Thảo (Diễn đàn Báo chí và Truyền thông xã hội), thì viết: “Lí giải về cái tít gây tranh cãi trên Báo Đầu tư của TS. Nhị Lê, nguyên PTBT Tạp chí Cộng sản. Hóa ra không phải TS. Nhị Lê nói, mà là cử nhân Mác nói”.
Tranh luận một cách cầu thị, dân chủ và có nghĩa lý là con đường ngắn nhất tiếp cận chân lý. Viết, đăng mà bài báo rơi tũm như ném viên gạch xuống ao bèo, thì chán chết!
- Ông có bảo lưu quan điểm của mình trước một số ý kiến chỉ trích vừa qua?
Câu hỏi của anh về một số ý kiến chỉ trích, tôi nghĩ, đó là chuyện bình thường. Và, lại làm tôi chợt nhớ tới Tháp Eiffel, mà tôi đọc được một cách rất thích thú, về lịch sử của nó, từ hồi còn bé. Với một lịch sử đầy thăng trầm của công trình cao nhất hành tinh, từng bị nhiều người ghét bỏ, rồi trở thành biểu tượng của nước Pháp và là tòa tháp được nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng nhất thế giới, làm tôi càng nhớ rất kỹ.
Và, năm 2019 vừa qua, nước Pháp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 120 của Tháp. Kể từ khi công trình này khánh thành năm 1889 đến nay đã có hơn 200 triệu lượt người tới thăm tháp Eiffel, khiến nó trở thành công trình được tới thăm và chiêm ngưỡng nhiều nhất trên thế giới.
Tác giả của nó là Nhà thiết kế tháp, kỹ sư Gustave Eiffel; và tên Ông Gustave Eiffel được đặt cho tên Tháp, sau khi khánh thành.
Nhớ lại, ban đầu, dự án Tháp Eiffel từng bị nhiều người Paris ghẻ lạnh và coi nó là cái gai trong mắt họ. Báo chí Pháp thời đó thường đăng những bức thư phản ánh thái độ phẫn nộ của cộng đồng nghệ thuật Paris đối với ngọn tháp. Tiểu thuyết gia Guy de Maupassant là một trong những người nổi tiếng ghét công trình này. Ông thường tới ăn trưa tại nhà hàng ngay bên trong tháp vì cho rằng đây là nơi duy nhất ở Paris giúp ông không phải nhìn thấy tháp Eiffel.
Khi tháp Eiffel khánh thành năm 1889, nó lập tức trở thành công trình cao nhất thế giới, với kỷ lục cao 230 mét, được giữ tới tận năm 1930.
Ngày 10/9/1889, nhà phát minh bóng đèn Thomas Edison tới thăm tháp Eiffel và viết vào sổ lưu niệm, trong đó bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với kỹ sư Gustav Eiffel vì sự dũng cảm của ông đã tạo ra một công trình kỳ vĩ.
Tôi tự mình là người nghiêm cách và khó tính trong làm nghề báo. Sau khi cân nhắc, hạ bút viết và cho đăng bài báo, tôi chịu trách nhiệm. Tôi cam kết với tòa soạn, nếu sửa gì, nhất là tít và các chữ tôi gạch chân đề nghị nhấn mạnh, nên cho tôi xem lại. Và, may mắn thay, tờ Đầu tư không sửa chữa cái tít, dù chỉ một chữ.
Năm mới, xin có mấy lời tâm sự và cảm ơn bạn đọc, cảm ơn bản báo dành cho tôi sự ưu ái rất đáng trân trọng này!
- Xin cảm ơn ông!
Theo dõi thông tin dịch cúm virus corona phát trên các bản tin của kênh VTC1, VTC14, VTC16, ứng dụng VTC Now và liên tục cập nhật trên VTC News.
Xuân Trường thực hiện
https://vtc.vn/chinh-tri/tit-bai-dang-tu-minh-ngay-cang-xung-dang-tro-thanh-dan-toc-gay-tranh-cai-ts-nhi-le-len-tieng-ar526174.html
1.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020):
Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc
Trong 90 năm qua, chưa bao giờ như bây giờ, đạo lý phải được nêu cao và cổ vũ, pháp lý phải được toàn dụng và phát triển, lòng dân phải được nâng niu, chăm bẵm và tôn vinh vô bờ thì mới có thể nói về việc tiếp tục xây dựng Đảng ta đạo đức, văn minh, Nhà nước ta vững mạnh và liêm chính, Đất nước Việt Nam độc lập và hùng cường. Nói một cách khái quát, Đảng phải tự mình không ngừng trở thành dân tộc. Đó chính là khát vọng của dân tộc ta ngay từ 90 năm trước, khi Đảng ra đời, cũng như hiện nay trong tầm nhìn phát triển đất nước tới năm 2030 và 2045, dưới ngọn cờ của Đảng.
Giữ đạo đức của một đảng cách mạng, dẫn dắt dân tộc
Tròn 90 năm qua, kể từ khi ra đời, Đảng ta rất coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức của Đảng. Bởi đó là hạt nhân, là nền móng, là một trong những giềng mối căn bản để xây dựng đạo đức xã hội, bản lĩnh, khí phách và sức mạnh văn hóa Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng. Ngược lại, không có đạo đức thì không thành người được. Không có đạo đức thì không thể trở thành một đảng cách mạng, chân chính và hành động dẫn dắt, hy sinh vì dân tộc được!
Ngày 5/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, “là đứa con nòi của giai cấp lao động”. Đảng ta với tư cách người lãnh đạo, dẫn dắt dân tộc thì trước hết phải là người lãnh đạo thật sự có đạo đức. Đó là cái gốc để làm người lãnh đạo, cái gốc để làm công việc lãnh đạo, cái gốc của “đứa con nòi” và cũng là cái gốc để làm người đầy tớ trung thành của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chính trị lúc này là đạo đức. Đạo đức chính là đòi hỏi và cũng là nền tảng để Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc Việt Nam.
Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tiếp: Đảng ta là “đạo đức”, rồi mới nói đến “văn minh”. Nói như vậy để thấy ý nghĩa nền tảng và tầm vóc quan trọng của đạo đức và vấn đề xây dựng, phát triển đạo đức đối với Đảng ta và trực tiếp đối với mỗi đảng viên.
Từ mấy nhiệm kỳ gần đây, nhất là nhiệm kỳ XI, XII, Đảng ta dành nhiều tâm sức, hành động để chỉnh đốn, làm trong sạch đạo đức và đời sống đạo đức trong Đảng. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng ra một quyết sách rất căn bản và to lớn. Đó là xây dựng Đảng về mặt đạo đức cùng với xây dựng Đảng về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Bởi lẽ, chưa bao giờ như bây giờ, sau 33 năm đổi mới, đạo đức đang nổi lên như một vấn đề quan thiết nhất trong toàn bộ công việc cầm quyền, để Đảng giữ vai trò là người cầm quyền, giữ vị thế là người lãnh đạo, giữ trọng trách là người dẫn dắt dân tộc, giữ đạo lý là đứa con nòi của dân tộc, phát triển cùng thế giới.
Kinh nghiệm và thực tiễn nóng bỏng cho thấy, mọi sự tha hóa, thoái hóa về quyền lực thường được bắt đầu từ sự xuống cấp, băng hoại đạo đức. Ngược lại, mọi sự tha hóa, suy thoái về đạo đức nhất định dẫn tới sự thoái hóa, băng hoại về quyền lực chính trị.
Nhìn lại, có thể nói, tình trạng xuống cấp về đạo đức, thậm chí là sự thoái hóa, băng hoại về đạo đức ở một bộ phận đảng viên giữ trọng trách các cấp trong Đảng, trong bộ máy nhà nước… đã đến mức báo động, không thể xem thường.
Chính vì không giữ được lòng mình có đạo đức, nên không ít cán bộ, đảng viên hành động và sống xa rời đạo đức, thậm chí trái đạo đức và vô đạo đức. Liêm sỉ bị coi nhẹ, thậm chí không có liêm sỉ ở một bộ phận giữ trọng trách. Mà không có liêm sỉ thì không thể thành người được - nói như cổ nhân. Phẩm hạnh bị lãng quên, đạo lý bị xâm hại… Thế là nạn tham nhũng, quan liêu, lợi ích nhóm hình thành, cùng tệ chạy chức, chạy quyền nảy nòi và phát tác, thậm chí không ít người thờ ơ, ngoảnh mặt trước nỗi đau của nhân dân.
Cần nhấn mạnh rằng, tham nhũng hay nói cách khác là nạn ăn cắp, chính là sự phi đạo đức khủng khiếp và tệ hại. Bé thì ăn cắp vặt, to thì đục khoét quốc khố cả ngàn tỷ đồng; táng tận lương tâm thì “đạo danh”, “đạo vị”, tức ăn cắp chức vụ, ăn cắp “ghế ngồi”, danh vị; và nguy hiểm nhất là “đạo tâm” - ăn cắp lòng tin. Kinh nghiệm lịch sử đang chứng thực, giao quyền hành cho những người đạo đức kém, hoặc không có đạo đức thì không khác gì thả thú dữ vào xã hội, với hậu họa khôn lường.
Một số đảng viên sống và hành động không có đạo đức thì sớm muộn sẽ không có chỗ đứng trong Đảng, trong nhân dân. Mấy năm nay, chúng ta tiếp tục nghiêm khắc xử lý và trừng phạt những người tha hóa về đạo đức, những người phi đạo đức đó - tha hóa về chính trị, thoái hóa về chính trị - một cách kiên quyết, kiên trì, không ngừng nghỉ, với phương châm không vùng cấm, không ngoại lệ.
Một tổ chức Đảng bị chi phối bởi những người không có đạo đức hoặc đạo đức kém, thì không thể nói tổ chức Đảng đó vững mạnh được, nếu không muốn nói là nguy cơ hủ bại, tiềm ẩn sự tan vỡ của tổ chức. Không ít tổ chức Đảng và người đứng đầu các tổ chức đó bị kỷ luật một cách nghiêm minh và thích đáng.
Cần nhấn mạnh, Đảng ta đang tiếp tục làm một cách kiên định, kiên quyết, kiên trì và không khoan nhượng.
Nói như vậy để thấy được sự cấp bách của việc gìn giữ và phát triển đạo đức trước hết từ trong Đảng và rộng ra trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nói như vậy để thấy được rằng, không sửa và xây đạo đức một cách căn cơ, đồng bộ, kiên trì và kiên quyết, thì nguy cơ Đảng của chúng ta khó có thể cầm quyền một cách đúng đắn, mạnh mẽ và cách mạng, nhưng quan trọng và đáng sợ nhất là Đảng sẽ không xứng đáng là “đứa con nòi” của nhân dân được nữa. Điều đó không còn là một cảnh báo, mà đòi hỏi phải quyết liệt hành động, để khắc chế, dẹp bỏ những hủ bại về đạo đức đó.
Nắm chắc Đảng cương, tuân thủ quốc pháp, phát triển dân quyền
Kinh nghiệm thực tiễn đã chứng tỏ rằng, sẽ không thể sửa chữa được những lỗi lầm cũ của chúng ta, nếu chỉ bằng những tư duy đã đẻ ra những thứ bệnh hoạn đạo đức ấy. Có rất nhiều việc lớn phải làm một cách chiến lược, đồng bộ và kiên quyết, nhưng ở đây, cấp bách phải bắt đầu từ thể chế và bằng thể chế.
Thể chế ở đây có 3 vấn đề quan trọng, có tính giềng mối và chỉnh thể: Đảng cương, quốc pháp và dân quyền.
Thứ nhất, về Đảng cương, tức là giềng mối thể chế trong Đảng, bảo đảm cho Đảng hoạt động thống nhất, chặt chẽ.
Từ cương lĩnh, điều lệ cho đến các quyết sách chính trị khác của Đảng như các nghị quyết, các quy định trong Đảng phải được sửa đổi, chỉnh đốn một cách khoa học, dân chủ và thực thi một cách nghiêm khắc, với kỷ luật công bằng và nghiêm minh. Mức độ và hiệu quả thực thi Đảng cương là thước đo đạo đức hành động của đảng viên. Tức là, không thể nói hay giáo dưỡng đạo lý chung chung, không thể hô hào chay và càng không thể cổ động suông.
Thực tiễn cho thấy, đạo đức trên nhiều phương diện do việc thực thi kỷ luật tạo ra. Cho nên, muốn xây dựng, chỉnh đốn về đạo đức, không thể không chỉnh đốn các thể chế trong Đảng, tức là kỷ luật Đảng một cách đồng bộ và nghiêm cách. Bất kỳ biểu hiện nào xa rời đạo đức, phi đạo đức đều phải bị xử lý. Dối trá, không trung thực, không trong sáng, đi ngược lại các quyết định của Đảng đều phải bị trừng trị nghiêm khắc, dù đó là ai. Chưa kể tới tham nhũng, mà nói đúng ra là tệ ăn cắp một cách ô nhục, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, “còn nguy hiểm hơn cả Việt gian, mật thám”, phải bị trừng phạt đích đáng. Do đó, kiện toàn thể chế ở đây là thể chế kiểm soát và kỷ luật. Nói gọn là kỷ cương của Đảng.
Để làm tốt điều đó, Đảng tiếp tục làm rất nhiều việc, nhưng ở đây, nói gọn về phương thức cầm quyền, thì đạo đức phải là hành động và kiểm soát chặt chẽ trên 5 phương diện, dù là cá nhân hay tổ chức đảng. Tôi gọi là 5 cầm.
Một là cầm thời, nhìn thời thế để ra quyết sách đúng.
Hai là cầm đạo, giữ lấy con đường, con đường được lựa chọn, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với điều kiện quốc tế, phù hợp với sự phát triển của dân tộc.
Ba là cầm cương, phải đảm bảo toàn bộ thể chế trong Đảng để bảo đảm tổ chức và vận hành xứng đáng là một tổ chức chính trị, dẫn dắt xã hội, kỷ cương trong Đảng phải được bảo vệ vô điều kiện.
Bốn là cầm tướng, là nắm lấy đội ngũ cốt cán trong Đảng - những người phải thực sự là tiêu biểu, toàn diện để thực hiện việc cầm đạo. Đội ngũ cán bộ chiến lược phải thật sự xứng đáng là đội ngũ tinh hoa.
Năm là cầm tâm, Đảng phải giữ được lòng tin, sự ủng hộ của nhân dân.
Việc xây dựng và kiện toàn thể chế, nói rộng ra là Đảng cương xoay quanh trọng sự đó.
Thứ hai, nói về quốc pháp.
Đảng cương chính là linh hồn của quốc pháp. Nói cách khác, hệ thống pháp luật của Nhà nước chính là sự khế ước hóa đường lối chính trị của Đảng, nói rộng ra là Đảng cương. Truyền thống xã hội, văn hóa làm nên đạo đức, nhưng nhà nước pháp quyền của ta trực tiếp góp phần tạo nên đạo đức và làm phong phú đạo đức. Pháp luật kiến tạo đạo đức và bảo vệ đạo đức, một cách tự nhiên là pháp luật nhân văn, thấm đẫm đạo đức. Do đó, thượng tôn pháp luật là nền tảng, động lực, khuôn khổ để xây dựng và phát triển đạo đức; và đến lượt đạo đức, nó lại là linh hồn, là mục tiêu, là động lực để xây dựng pháp luật và thượng tôn pháp luật. Không gì đạo đức hơn là tuân thủ pháp luật. Không có sự vận hành của pháp luật, với vị thế thượng tôn, thì không thể nâng niu, phát triển ngay những giá trị đạo đức truyền thống, chứ chưa nói tới xây dựng và hành xử đạo đức mới. Do đó, gắn chặt Đảng cương với quốc pháp trong một thể thống nhất, càng tự nhiên và trở nên cấp bách, trong công cuộc cầm quyền của Đảng.
Đảng viên vừa là đảng viên của Đảng, đồng thời là công dân thì chấp hành vô điều kiện pháp luật với vị thế thượng tôn của Nhà nước. Đó là đạo lý và chính là pháp lý. Đảng là tổ chức chính trị, phải lấy pháp luật là thượng tôn trong toàn bộ hoạt động của mình, dù ở bất cứ cấp nào. Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng thực sự phải là một tấm gương thực thi và tuân thủ vô điều kiện pháp luật. Đó chính là nguồn gốc, là nhân tố quyết định sức sống của Đảng cương.
Nhiều năm nay, với một loạt quyết sách, Đảng ta xác quyết rất rõ ràng, minh bạch về thực thi Đảng cương cũng đồng thời chính là chấp hành quốc pháp. Pháp luật không có vùng cấm với bất kỳ cấp nào của Đảng, không ngoại lệ với bất kỳ đảng viên nào. Cũng như kỷ luật của Đảng không có vùng cấm với bất kỳ đảng viên nào, không có ngoại lệ với bất cứ ai. Đối với cả hai, bình đẳng là tiêu chí trước hết và tiêu chí cuối cùng của Đảng cương và quốc pháp. Không có sự bình đẳng thì không thể bảo đảm thực thi bất kỳ điều gì về dân chủ hay văn minh, càng không thể nói tới phát triển văn hóa chính trị rộng hơn là vấn đề phát triển đạo đức trong Đảng - rường cột làm giàu và phát triển đạo đức xã hội, trực tiếp là quốc pháp và Đảng cương. Nói một cách hình ảnh, nếu các cán bộ, đảng viên không chịu tự điều chỉnh và thay đổi, thì quốc pháp và Đảng cương sẽ kiểm soát, nhất định phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi họ.
Nói gọn lại, ở đây, cần làm tốt 3 điều: đề cao đạo đức; nắm chắc Đảng cương; kiên thủ và thượng tôn Quốc pháp trong toàn bộ công việc lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Thứ ba, về dân quyền.
Đảng với tư cách là đứa con nòi của nhân dân, nên quyền của nhân dân đối với Đảng, được hiến định, nên Đảng cương phải thể hiện và thực thi nghiêm cách trong Đảng, không ngoại lệ. Nhân dân có quyền và trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, trực tiếp giám sát, cảnh giới cán bộ, đảng viên của Đảng về đạo đức. Đó không chỉ là vấn đề pháp lý, mà sâu hơn về văn hóa là đạo lý của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân dân.
Vẫn còn không ít chuyện rất phiền lòng, buồn lòng trên phương diện này. Tiếng nói của nhân dân có được cán bộ, đảng viên, các tổ chức của Đảng lắng nghe không, nghiêm túc tiếp thu không, trả lời và nghiêm chính thực hiện theo ý nguyện chính đáng và đúng pháp luật không? Và khi tiếp thu, thì liệu có lắng nghe, chân thành hay thờ ơ, làm cho phải phép? Không gì tệ hại hơn những kẻ giả điếc vì cá nhân, vì gian dối không muốn nghe!
Cho nên, dân quyền là một trong những điểm căn bản và là trọng sự của Đảng cương và quốc pháp. Không được lòng dân thì không có gì cả. Cổ nhân cũng đã nói nhiều lần: dân là dân nước, nước là nước dân, phúc chu thủy tín dân do thủy (Làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước), “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”... Lòng dân tin tưởng và cố kết tạo nên vận nước xán lạn và mạnh mẽ!
Cho nên, quyền của nhân dân tiếp tục được hiến định toàn vẹn, phải được Đảng và Nhà nước bảo vệ vô điều kiện. Đó là thước đo tự do của nhân dân trong quốc gia Việt Nam độc lập! Khi dân quyền được tôn vinh thì lòng dân đoàn kết, theo đó, dân chủ không ngừng tỏa sáng.
Nền móng dân quyền đó có được củng cố, có được bảo vệ, thì quốc pháp mới vững, Đảng cương mới bền, đạo đức trong Đảng nói riêng, trong xã hội nói chung, mới được giữ vững và được phát triển, Đảng ta ngày càng xứng đáng là “đứa con nòi” của nhân dân, Nhà nước ta mới thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Lòng dân tạo nên vận nước, làm nên vận Đảng.
*
* *
Hiện nay, hơn hết bao giờ, đạo lý phải được nêu cao, đạo đức phải được cổ vũ; pháp lý phải được toàn dụng và phát triển vô điều kiện, phù hợp với pháp lý quốc tế; lòng dân phải được nâng niu và chăm bẵm, vun đắp vô bờ một cách thành tâm và có ý nghĩa sinh tử.
Đó chính là không ngừng xây dựng Đảng ta ngày càng xứng đáng thực sự là một đảng đạo đức, văn minh, trí tuệ, danh dự, thật sự là “đứa con nòi” của dân tộc và không ngừng trở thành dân tộc; Nhà nước ta ngày càng vững mạnh, dân chủ, liêm chính thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; không ngừng xây dựng một xã hội Việt Nam văn hóa và tiến bộ.
Chính toàn bộ điều đó sẽ làm nên thế nước, làm nên vận Đảng; bảo đảm sự trường tồn của dân tộc; cổ vũ lòng dân, tạo nên vận nước và xây dựng nước Việt Nam độc lập và hùng cường trên con đường xã hội chủ nghĩa, mà chúng ta kiên định suốt 90 năm qua, dưới ngọn cờ của Đảng ta, không gì có thể ngăn cản được, không thế lực nào có thể phá vỡ và thay đổi được.
Đảng cương - quốc pháp và sự tín nhiệm của nhân dân là cương lĩnh sống và hành động, đồng thời là công cụ kiểm soát và điều chỉnh của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với mọi cán bộ, đảng viên một cách bình đẳng, minh bạch và công bằng!
Đó là con đường Đảng tự mình xứng đáng trở thành dân tộc, xứng đáng là “đứa con nòi của giai cấp lao động”, người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân!
Đó cũng chính là con đường phát triển của dân tộc; là danh dự, là trí tuệ và là sức mạnh làm nên quốc gia Việt Nam xã hội chủ nghĩa, độc lập và hùng cường.
0.
Đảng dẫn dắt dân tộc hùng mạnh và trường tồn
03/02/2020 09:18 GMT+7
TTO - Mỗi người, hễ là con dân nước Việt, vì bổn phận với giang san xã tắc, hãy thành tâm tụ về và cùng nỗ lực gánh vác công việc của Tổ quốc, tất cả vì danh dự là người Việt Nam, khi chảy trong huyết quản mình là dòng máu Lạc Hồng!
Tròn 90 năm qua, nối tiếp và phát huy dòng chảy không ngừng của lịch sử Việt Nam anh hùng mấy ngàn năm, dưới ngọn cờ của Đảng, dù là một bước đi nhỏ của thời gian nhưng là bước tiến dài của dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành quốc gia độc lập, tự do.
Đó là thắng lợi không thể gì phá vỡ của Đảng ta - Đảng Cộng sản Việt Nam - trong tư cách và vị thế vừa là "đứa con nòi" vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của giai cấp lao động, sinh ra, chiến đấu và hi sinh tất cả vì dân tộc, vì đất nước, vì nhân dân, trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Không ai có thể phủ nhận và bác bỏ được.
Chúng ta đang cùng nhân loại tiến bộ bước vào năm thứ 20 của thế kỷ 21.
Nước độc lập thì dân tộc phải hùng cường vì tất cả không gì trọng đại và cao quý hơn nhân dân phải được hưởng tự do và hạnh phúc!
Mỗi người, hễ là con dân nước Việt, dù ở trong nước hay nước ngoài, trên khắp hoàn cầu, vì bổn phận với giang san xã tắc, hãy thành tâm tụ về và cùng nỗ lực gánh vác công việc của Tổ quốc, tất cả vì danh dự là người Việt Nam, khi chảy trong huyết quản mình là dòng máu Lạc Hồng!
TS Nhị Lê
Định vị chiến lược phát triển mạnh mẽ và bền vững
Thiển cận thì không thể đi xa, không thể hành động ngang tầm thời cuộc. Vì vậy, cần nhìn xa và nhìn lại chính mình để đi xa. Con đường phát triển Việt Nam trong tầm nhìn chiến lược tới năm 2030, 2045 là con đường xã hội chủ nghĩa hiện thực Việt Nam. Đó là sự lựa chọn tất yếu, là nguyên tắc phát triển phù hợp. Chủ nghĩa xã hội phải đặt trên nền móng độc lập dân tộc. Nên phải chủ động giữ lấy nước, ngay từ lúc nước còn chưa nguy! Chủ động chống ngoại xâm và kiên quyết chống nội xâm là phương lược giữ nước hiện nay.
Không biết quốc gia đứng ở đâu nhất định sẽ không thể dẫn dắt quốc gia đi tới đâu, đi như thế nào. Việt Nam độc lập, thống nhất, công nghiệp, hiện đại, phồn thịnh, hùng cường và văn hiến, giữ vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Đó là chiến lược phát triển Việt Nam! Đó là mục tiêu cháy bỏng của dân tộc Việt Nam!
Đột phá cải cách xứng tầm thể chế, để chúng ta viết tiếp lịch sử của chặng đường mới. Trên lộ trình ấy, vừa phát triển tuần tự vừa kết hợp phát triển rút ngắn và rằng, vừa chọn đột phá bằng những bước nhảy vọt biện chứng, kiến tạo hệ thống thể chế tương dung, với xung lực là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát triển toàn diện, đồng bộ nhưng phải cân bằng, hài hòa và hiệu quả. Thận trọng nhưng không rụt rè. Đột phá nhưng không manh động. Thực tế nhưng không thực dụng. Khát vọng nhưng không ảo vọng hão huyền!
Và, 90 năm qua, lịch sử Việt Nam đã đi đúng hướng, tuy không nhanh như chúng ta mong đợi. Chúng ta tiếp tục phải vượt lên! Đó là phương lược hành động, là động lực thực thi thành công khát vọng của chúng ta.
Lòng tin của dân là quốc bảo!
Không một quốc gia phát triển nào, kể suốt xưa nay, để trở nên hùng cường, không tụ hội, giữ lấy và trọng dụng nhân tài. Tôn tài ắt đại thịnh. Nguyên khí quốc gia ấy phải được muôn dân bảo vệ và nuôi dưỡng, bằng bất kể giá nào. Đảng không ngừng tự mình trở thành dân tộc, nguyện nỗ lực phấn đấu, hi sinh sao cho xứng đáng là người dẫn dắt quốc gia.
Nhà nước phải làm tất cả cốt chỉ sao cho thực sự "dân là gốc", hành động tận tâm và chân thật để "dân là chủ" và "dân làm chủ", tự mình xứng đáng trở thành "công bộc" trung thành và tận tụy của nhân dân.
Vì, "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Và, hơn ai hết, Đảng, Nhà nước cùng tất cả thành viên của hệ thống chính trị phải tự mình trong sạch, tự mình liêm chính, tự mình thành tâm noi gương và học hỏi nhân dân!
Đó chính là cái tôn quý nhất của đất nước, tài sản vô giá và to lớn nhất của cách mạng nước nhà! Quốc gia thịnh suy, đất nước còn mất ở khắp mọi thời, há chẳng phải do muôn dân kết thành một khối và định đoạt đó sao? Mất lòng tin nơi dân là mất hết! Lòng tin của nhân dân ấy là quốc bảo Việt Nam!
Vì thế, "Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". Từ sự chiêm nghiệm thành bại của lịch sử với sức mạnh lòng dân phải hối thúc hôm nay: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"; "Phúc chu thủy tín dân do thủy" (Làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước); "Chăn dân mã nỡ mất lòng dân", "dân là gốc", "dân là chủ", "dân làm chủ"...
Không có nhân dân không thành dân tộc, không thành Tổ quốc. "Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".
Dân tộc Việt Nam ta, dưới ngọn cờ của Đảng, trường tồn mạnh mẽ và hùng cường, cùng nhân loại.
Liêm chính và khoan dung
Không liêm chính và khoan dung không thể dẫn dắt được chính sự, càng không thể giữ gìn danh dự quốc gia hay nâng cao sức mạnh và uy tín nòi giống Tiên Rồng.
Mỗi người giữ lấy liêm sỉ. Khi gia đình và Tổ quốc thống nhất, hòa quyện trong nhau thì mỗi người, mỗi gia đình ngày càng trở thành dân tộc và danh dự mỗi người, từng cộng đồng cũng không ngừng tỏa sáng vì dân tộc và dân tộc ngày càng tỏa sáng.
Quốc gia tự tôn - mỗi người tự trọng - dân tộc đoàn kết - hội nhập bốn bể - xây dựng Đảng xứng đáng là "đạo đức, là văn minh", là "đứa con nòi" của dân tộc - đất nước hùng cường.
Phần nhận xét hiển thị trên trang