Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Vĩnh Quyền – những thú thật


Nguyễn Quang Lập


1. Thú thật quen Vĩnh Quyền từ 1982 nhưng tới 1998 tôi mới thật lòng yêu mến anh. Chỉ vì mặc cảm ông bọ nhà quê ít học gặp cái nhìn cố tình chiếu cố của ông mệ Huế có bộ não trác tuyệt. Tôi không thích những người giỏi quá, vì với họ tôi là kẻ cực dốt. Vĩnh Quyền giỏi đến nỗi muốn biết gì là biết được cái đó, biết không còn cho ai biết thêm được gì.
Buổi chiều tháng 12 năm 1998 Vĩnh Quyền ngồi với tôi, Bảo Ninh, Phạm Xuân Nguyên nơi khách sạn nhà ga Đà Nẵng. Ngoài việc cho chúng tôi một bữa no về văn hoá cung đình, anh còn lo cho chúng tôi khách sạn 3 sao ăn ở thoải mái cả tuần. Khi đó tôi mới biết ông mệ Huế này yêu và trọng thật lòng mấy nhà văn quê bọ chúng tôi, tất nhiên trừ những thằng ngu và láu.
2. Thú thật tôi đã đọc tất cả các cuốn sách của Vĩnh Quyền, từ “Vầng trăng ban ngày”, “Mạch nước trong”, “Người tử tù không chết”… đến “Chiều hoang đứt gãy”, “Sói hoàng hôn”, “Màu da thượng đế”…. Trừ cuốn “Debris of Debris” (Mảnh vỡ của mảnh vỡ) chỉ đọc được cái bìa vì toàn tiếng Anh, và cuốn “Mạch nước trong” phải đọc kỹ vì biên tập, hầu hết sách Vĩnh Quyền tôi đều bỏ dở giữa chừng.
Không phải vì đó là những cuốn sách dở, chúng khá hay, thậm chí rất hay như cuốn “Trong vô tận”, nhưng đó là những cái hay tôi đã biết. Tôi chờ đợi ở Vĩnh Quyền những cái hay chưa biết, những cái hay chỉ mỗi Vĩnh Quyền có, chờ mãi. Cũng như Nguyễn Khắc Phục, những gì Vĩnh Quyền viết ra còn quá xa những gì anh đã nói ra. Tiếc quá là tiếc. Đôi khi chợt nghĩ, Bọ mà có bộ não của Vĩnh Quyền thì Bọ đã giật giải Nobel từ tám hoánh.
Văn Vĩnh Quyền có đủ cả, tầm vóc của tư tưởng, sắc sảo của chữ nghĩa, vững chắc của bố cục, còn thiếu mỗi sự quyến rũ. Mọi thứ đều có thể có nhờ cố gắng trừ quyến rũ. Đấy là thứ trời cho, trời không cho có mà cố đằng giời.
3. Thú thật tôi đã từng tin Vĩnh Quyền thuộc típ mấy ông sĩ lười biếng, “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” giống hai ông Cao Duy Thảo và Thái Bá Lợi. Gọi điện cho anh lúc nào cũng nghe anh nói đang ăn, đang ngủ, đang nhậu… kể cả khi anh viết cuốn “Debris of Debris” bằng tiếng Anh quần quật trong 7 năm tôi vẫn cho vì anh giỏi chứ chẳng phải siêng năng kiên trì gì sất.
Một ngày đẹp giời thấy anh tung ra lên facebook những bức ảnh chim và voọc rừng Sơn Trà, mới ngã ngửa người, té ra Vĩnh Quyền là kẻ sĩ siêng năng kiên trì bậc nhất nước Nam. Viết 5,7 ngàn chữ không mất công hao hơi tốn sức như rình chụp cho được một bức ảnh ưa ý về động vật hoang dã. Ở đây còn phục cả Hồ Trung Tú, Huỳnh Ngọc Chênh nhưng hai ông này không bì được với Vĩnh Quyền về độ siêng năng kiên trì.
Không cần biết Vĩnh Quyền thức ngủ với rừng Sơn Trà ra sao, chỉ cần xem những bức ảnh của anh trên facebook, đặc biệt trong cuốn sách “Sơn Trà- Rừng trong phố biển” thì thấy ngay sự lao động kiên trì vô biên của Vĩnh Quyền, cùng với đó người ta còn đọc được khát vọng sáng tạo vô biên của anh.
Cũng như những cuốn sách văn của Vĩnh Quyền, những bức ảnh thiên nhiên Sơn Trà cũng có đủ cả tư tưởng, bố cục và ngôn ngữ – sắc sảo, vững chãi và đẹp. Chúng còn hơn những cuốn sách văn của anh là sự quyến rũ. Sự quyến rũ lịm người trời không cho trong văn nhưng đã cho trong ảnh của Vĩnh Quyền.
Sự quyến rũ của màu sắc. Màu vàng tươi rói của nắng trên lá và quả, cái màu vàng có thể ăn được ngon lành ấy chẳng phải nhờ máy Dương Minh Long và Lê Thanh Phong mua cho, chính là nhờ trực cảm về ánh sáng trời đã ban cho Vĩnh Quyền. Cùng với những sợi sáng trắng mê hoặc, những đốm đỏ thảng thốt, màn sương blue tươi non mơ màng, và chiếc lá green xanh đến nỗi như đâm ra từ trang sách, màu vàng tươi rói ấy đã hút hồn những người mê nhiếp ảnh.
Đặc sắc nhất là những bức ảnh về thế giới Voọc Sơn Trà. Đó là những bức ảnh độc và lạ bậc nhất. Bố cục chắc như Sarah Cheng, De Winne, màu sắc quyến rũ như Hans Strand và những bức ảnh chân dung các chú voọc vá chân nâu sống động và đời đến nỗi những tay máy chân dung số một hành tinh như Rehahn, Manny Librodo cũng phải thèm. Tôi không thèm nói ngoa.
Vì sao có thể so sánh tay máy nghiệp dư Vĩnh Quyền với các tay máy chuyên nghiệp hàng đầu thế giới? Xin thưa, vì đó là ý trời. Trời đã muốn Vĩnh Quyền chụp ảnh thiên nhiên và ngài đã giúp anh làm điều đó.
Sài Gòn ngày 03/02/2020
NQL

Nhân chuyện "Dư âm", nhớ lại...


Cụ nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vừa qua đời, thọ 94 tuổi. Trong đội ngũ sáng tác nhạc sau cách mạng tháng 8 đứng về phía “cách mạng” thì cụ là nhạc sĩ nổi tiếng, thậm chí thuộc hàng top 5, top 10 của nền nhạc này.

Cụ Tý từng được giải thưởng Hồ Chí Minh của chế độ năm 2001, còn được xét trao trước cả nhạc sĩ Phạm Tuyên, không cần phải đặc cách, ưu tiên, xin xỏ gì. Ngay cả giai thoại cụ có dính tới nhóm Nhân văn giai phẩm cũng không ảnh hưởng bao nhiêu tới việc xét giải, mà thực ra, theo như tôi biết, cũng chả dính bao nhiêu. Bây giờ, trong mắt và suy nghĩ của dân chúng, những văn nghệ sĩ Nhân văn giai phẩm có thể được xem như những anh hùng, những con người có khí tiết, tử tế, đáng kính trọng nhất của một thời bi kịch văn nghệ.

Hôm trước, trong cuộc tụ họp vui vẻ nhân lễ Giáng sinh 2019, mấy anh em chúng tôi ngồi với nhau theo lời mời của CEO Công ty du lịch Hoàn Mỹ - anh Nguyễn Thế Khải, có cả người con rể của GS toán Đặng Đình Áng. Nhân nhắc tới GS Áng, lại quành sang người anh ruột cụ Áng là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, một “nhân văn giai phẩm”, cha ruột của tay đàn piano lừng danh Đặng Thái Sơn. Cụ Hưng cũng một thời chìm nổi, khổ vì cái tội “nhân văn”, cuối đời may nhờ ông con nổi danh mà bớt phần nào khốn khó. Một đàn anh của tôi trong nghề, anh Nguyễn Khắc Nhượng, người rất mê Nhân văn giai phẩm, tôi từng nghe anh đọc thơ Hoàng Cầm nhiều bài không sót một chữ, anh bảo trong những người có khí tiết thời ấy tớ chỉ phục nể nhất cụ Hữu Loan, dứt là dứt hẳn, chứ ngay cả Nguyên Hồng có giận dỗi bỏ về Yên Thế vẫn còn chút lừng chừng, còn những vị kia về sau đều ít nhiều “tự diễn biến” không được như cốt cách ban đầu. Có nhẽ trong số “những vị kia”, anh Nhượng gộp cả những người như Đặng Đình Hưng, Nguyễn Văn Tý, tất nhiên có cả Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao… Tôi thì tôi nghĩ, ẩn trong cái dấu 3 chấm kia chắc không có những tên tuổi Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Quán.

Lại nói về cụ Tý. Cụ nổi tiếng từ thời trẻ, khi đi kháng chiến chống Pháp. Thời ấy, chả ai không biết, không hát bài “Dư âm” của chàng. Nó xứng đáng hãnh diện bên những bài lừng lẫy của Văn Cao, Phạm Duy, Trần Hoàn, Tô Vũ… Mấy bà chị họ tôi ở thành phố, chả bà nào không thuộc bài “Dư âm”, hình như bà nào cũng tìm thấy hình bóng, tâm trạng mình trong cô thiếu nữ được vẽ lên bởi nốt nhạc, giai điệu của Nguyễn Văn Tý.

Hay là thế, phổ biến thế, nổi tiếng thế, nhưng vào thời kỳ sau năm 1954, “Dư âm” chết ặt, chả ai nhắc tới nữa. Nhắc tới hoặc hát nó là cũng chết ặt theo nó luôn. Cũng chẳng phải chỉ mình nó, rất nhiều bài khác lừng lẫy thời đánh Pháp cũng bị chôn vùi không thương tiếc. Chế độ mới gọi đó là nhạc vàng. Người ta giải thích nhạc vàng là thứ nhạc vàng vọt, ủy mị, yếu đuối, sướt mướt, cá nhân, đồi trụy, hủy hoại tâm hồn, làm mất sức chiến đấu... Con người và tâm trạng cá nhân không còn chỗ trong đời sống mới. Những thứ gì bị gắn mác tư sản, tiểu tư sản đều bị lôi ra hành hình, chẳng riêng gì nhạc vàng. Văn chương của Tự lực văn đoàn, thơ mới lãng mạn cùng chung số phận với nhạc vàng. Người ta đã nhân danh chế độ mới công nông binh giết chết cả nền văn học từng tồn tại, chỉ cấp “giấy phép sống” cho thứ văn chương nghệ thuật ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi tập thể, đề cao sự nghiệp chiến đấu và lao động sản xuất vĩ đại của dân tộc. Sau này, sinh thời, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã gọi chính xác đó là thứ văn học văn nghệ phải đạo. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chưa có bằng chứng nào cho thấy những phương pháp điều trị này có hiệu quả trước virus corona.

TTO - Virus corona lan truyền nhanh chóng và thiếu hụt nguồn lực y tế khiến người dân Trung Quốc phải tìm đến thuốc trị HIV và y học cổ truyền để tự chữa bệnh, dẫn đến việc lùng sục người bị HIV để xin thuốc và cơ hội kiếm tiền của một số người.


Trong đại dịch corona, dân Trung Quốc lùng mua thuốc trị HIV - Ảnh 1.
Nhân viên y tế chuẩn bị thuốc y học cổ truyền tại bệnh viện thuộc tỉnh Sơn Đông, ngày 5-2 - Ảnh: REUTERS
Giới chức y tế Trung Quốc cho biết vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả cho dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (2019-nCoV) gây ra.
Mặc dù chưa có bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết thuốc lopinavir, ritonavir - vốn dùng trong điều trị HIV - có thể được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm virus corona, nhưng NHC không nói thuốc này giúp ích ra sao.
Điều này gây nên cơn sốt thuốc Kaletra, còn được gọi là Aluvia ở thị trường Trung Quốc.
Devy, 38 tuổi, ngụ tỉnh Sơn Đông, nói anh nằm trong số hàng trăm người tìm cách liên lạc với người nhiễm HIV để xin thuốc Kaletra. Mặc dù gần đây Devy không đi du lịch tới tỉnh Hồ Bắc hay thành phố Vũ Hán, nhưng anh đang có các triệu chứng gần giống như nhiễm virus corona, là sốt và buồn nôn.
Tuyệt vọng và lo lắng, anh nghe nói một bệnh nhân HIV đang cấp miễn phí thuốc Kaletra và lập tức tìm tới. Anh được cho 30 viên thuốc.
Ngay cả cuối cùng xét nghiệm cho thấy Devy âm tính với virus corona, anh vẫn nghĩ mình dùng thuốc Kaletra là đúng vì "phải tìm mọi cơ hội để tự cứu mình".
Sẻ chia
Andi Li, 30 tuổi, nói với hãng tin Reuters rằng sau khi nghe thông tin từ NHC, anh và một vài bệnh nhân HIV khác đã tổng hợp khoảng 5.400 viên Kaletra trong vòng chưa đầy 1 tuần. Sau đó họ đăng tin lên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
Ngay sau đó có hàng trăm tin nhắn gửi đến khiến Andi hầu như không có thời gian để ngủ và ăn trong 3 ngày đầu tiên vì bận gửi thuốc cho những người cần. "Có rất nhiều người cần thuốc, tôi không muốn lãng phí thời gian. Thời gian là mạng sống", Andi nói với Reuters.
Giới chức y tế Trung Quốc cảnh báo rằng lopinavir hay ritonavir vốn là thuốc bán theo toa, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và tổn thương gan.
Đầu cơ tích trữ
Cơn sốt thuốc thuốc trị HIV cũng mở ra cơ hội kiếm tiền cho một số người.
Hiện có hơn 28.000 người nhiễm virus corona ở Trung Quốc, hầu hết ở thành phố Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung. Sự thiếu hụt dụng cụ xét nghiệm dẫn đến nghi ngại rằng có nhiều ca nhiễm vẫn chưa được phát hiện và công bố.
Gatsby Fang, một tiểu thương chuyên buôn hàng xuyên biên giới ở Trung Quốc, nói với Reuters rằng ông đã đặt mua thuốc Kaletra từ Ấn Độ vào ngày 23-1 ngay sau khi có thông tin từ NHC.
Fang cho biết ông bán mỗi lọ Kaletra với giá 600 nhân dân tệ (86 USD), ăn lời 200-300 NDT mỗi lọ. Bản thân một lọ Kaletra thường ngày có giá 100 NDT giờ cũng tăng giá lên 300-400 NDT. Sau 2 ngày ông đã bán hết thuốc và có nhiều khách đặt mua tới 600 lọ thuốc cùng một lúc.
Người mua của ông gồm các bệnh nhân nhiễm virus corona, các bác sĩ tuyến đầu ở Hồ Bắc và không ít người không cần thuốc nhưng cứ mua cho chắc ăn. Nhiều người khác cũng giả vờ là bệnh nhân để mua thuốc từ ông rồi bán lại.
Ngoài thuốc trị HIV như Kaletra, một số phương pháp điều trị y học cổ truyền Trung Quốc cũng được áp dụng. Dù theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chưa có bằng chứng nào cho thấy những phương pháp điều trị này có hiệu quả trước virus corona.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tựa đề ví Đảng Cộng sản VN là dân tộc gây xôn xao dư luận


CSVN
Tựa đề một bài trên báo Việt Nam của tác giả Nhị Lê, nói Đảng Cộng sản "tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc" đã gây ra nhiều bàn tán trên mạng xã hội nước này.
Bài viết nhân 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-2020) thực ra là để nói về nhu cầu về gần với nhân dân của đảng cầm quyền.
Đoạn dẫn nhập bài có câu nói đến tính cấp bách của thời điểm hiện nay - "chưa bao giờ như bây giờ", với đảng cầm quyền, "lòng dân phải được nâng niu, chăm bẵm và tôn vinh vô bờ thì mới có thể nói về việc tiếp tục xây dựng Đảng ta đạo đức, văn minh".
Tác giả cũng coi 'lòng dân' là tiêu chí để đánh giá, "Nhà nước ta vững mạnh và liêm chính, Đất nước Việt Nam độc lập và hùng cường".
"Nói một cách khái quát, Đảng phải tự mình không ngừng trở thành dân tộc."
Theo dòng 'tự phê bình', ông Nhị Lê nêu ra một số vấn đề nghiêm trọng trong Đảng CS VN mà ông quy về phạm trù đạo đức:
"Cần nhấn mạnh rằng, tham nhũng hay nói cách khác là nạn ăn cắp, chính là sự phi đạo đức khủng khiếp và tệ hại. Bé thì ăn cắp vặt, to thì đục khoét quốc khố cả ngàn tỷ đồng; táng tận lương tâm thì "đạo danh", "đạo vị", tức ăn cắp chức vụ, ăn cắp "ghế ngồi", danh vị; và nguy hiểm nhất là "đạo tâm" - ăn cắp lòng tin."
Ông cũng nêu lại nhu cầu để Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, vấn đề một số nhân sĩ ngoài đảng đã nêu:
"Đảng là tổ chức chính trị, phải lấy pháp luật là thượng tôn trong toàn bộ hoạt động của mình, dù ở bất cứ cấp nào."
Bị cho là 'tối nghĩa'
Tuy thế, tựa đề của cả bài "Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc" theo bản trên báo Đầu Tư bị một số ý kiến cho là "tối nghĩa" hoặc "sai "ngữ pháp".
Có ý kiến nói tác giả Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Cộng Sản, đã "hiểu sai ý của Friedrich Engels và Karl Marx trong Tuyên ngôn Cộng sản (1888).
Tác phẩm này viết về vai trò của Đảng Cộng sản là "tự vươn lên thành lực lượng chủ đạo trong dân tộc", chứ không bao giờ lại "thành dân tộc".
Dù vậy, có vẻ như bài của ông Nhị Lê cũng giải thích ý này trong phần sau, rằng cần "giữ đạo đức của một đảng cách mạng, dẫn dắt dân tộc".
Cũng có ý kiến như của Ngoc Nguyen Van trên Facebook viết rằng tựa đề này sẽ dẫn tới hai cách hiểu:
"Thứ nhất, dân tộc đang bị đảng hóa. Thứ hai: người viết chả hiểu thế nào là dân tộc, thế nào là một đảng chính trị..."
Có người thì đùa trên Facebook rằng "Trong đại gia đình các dân tộc VN, giờ Đảng tộc đông chỉ sau mỗi Kinh tộc".
Bạn Nguyễn Hiệu thì viết trên Facebbook của BBC News Tiếng Việt:
"Nói chung là không hiểu gì? Vậy người không đảng không phải dân tộc hay sao. Lại nữa, thế từ trước đến giờ Đảng là gì mà bây giờ mới ngày càng xứng đáng??? Ôi đau đầu quá."
Duclong Hoang nêu ý kiến:
"...Cho Đảng là dân tộc là việc không đúng cả về khoa học và trong thực tế. Chỉ có những người u mê do bị nhồi sọ mới có những ý kiến viển vông như thế."
VN
Image captionTranh biếm họa chống tham nhũng trong bộ máy quan chức ở VN
Số lượng và chất lượng
Hiện Đảng Cộng sản Việt Nam có 5,2 triệu đảng viên, trên dân số 96,2 triệu (2019).
Tính trung bình cứ 19 người dân Việt Nam, gồm cả trẻ em, có một đảng viên cộng sản, tổ chức sống bằng ngân sách quốc gia.
Con số chỉ riêng đảng viên CS VN đã gần bằng dân số một số quốc gia châu Âu như Slovakia, Phần Lan.
Tuy thế, tỷ lệ này ở Việt Nam ít hơn Trung Quốc nơi có 90 triệu đảng viên CS trên 1,4 tỷ dân, tức là cứ 15 người dân thì có một đảng viên.
Một bài trên trang Tuyên giáo (02/2019) thừa nhận số lượng đông không nhất thiết phản ánh chất lượng.
"Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, toàn Đảng chỉ có 310 đảng viên (theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930).
"Cũng cần nhìn nhận rõ hơn động cơ vào Đảng của một bộ phận đảng viên có phải vì lý tưởng cách mạng của Đảng, vì dân, vì nước hay để có chức quyền, để mưu lợi riêng."
Đốt lò
Thống kê về con số cán bộ đảng viên bị kỷ luật trong phong trào 'Đốt lò' ở VN
Từ nhiều năm qua, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn tập trung vào ngoài các biện pháp kỷ luật 'đức trị' mang tính nội bộ.
Bài viết của ông Nhị Lê nằm trong dòng tư duy 'kêu gọi đạo đức' và mong Đảng tự chỉnh đốn.
Thế nhưng, Việt Nam hiện không có cơ chế độc lập để dân bầu chọn, quyết định việc cầm quyền của đảng viên cộng sản vốn được ưu đãi về chính trị và kinh tế.
Việt Nam cũng chưa có luật về đảng cộng sản và dư luận không được biết tổ chức này hoạt động từ nguồn thu nào và khai thuế ra sao.
VN hình ảnhAFP CONTRIBUTOR
Việt Nam là nước đơn đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin
BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bà Nancy Pelosi phải xin lỗi hoặc thoái vị


Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cần phải xin lỗi hoặc thoái vị ! Học giả Hiến Pháp Jonathan Turley đã bộc phát: “Đảng phái quỷ khổng lồ” Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ‪tối thứ Tư về việc đã xé nát bài phát biểu Liên Bang của Tổng thống Trump, kêu gọi bà ta phải xin lỗi hoặc phải thoái vị. Turley đã viết trên trang web của mình. [image: BM] Việc Ứng xử của bà (crazy nancy) :”bà đã xé hơn một bài phát biểu, nhưng trong nhiều thập kỷ của truyền thống và bất cứ điều gì bên cánh tả đã làm “như ra vẻ là văn minh “giờ trong như những nùi giẻ rách trên sàn Quốc hội Hạ viện” ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Thượng viện Mỹ tha bổng TT Trump trong phiên xử luận tội


TT Trump đã được trắng án với cả hai tội danh lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội trong phiên xử luận tội hôm 5/2 ở Thượng viện Mỹ, nơi phe Cộng hòa chiếm đa số.
Việc bỏ phiếu "trắng án" chính thức chấm dứt phiên xử luận tội thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ. Đây là chiến thắng lớn cho TT Trump sau 5 tháng khủng hoảng bởi vụ bê bối liên quan tới Ukraine, đe dọa tới chức tổng thống của ông.
Diễn biến này là điều được dự đoán khi quy định của hiến pháp Mỹ đòi hỏi cần phải có 2/3 số thượng nghị sĩ bỏ phiếu nói ông có tội thì tổng thống Mỹ mới bị phế truất.
Thuong vien My tha bong TT Trump trong phien xu luan toi hinh anh 1 1903921fe4c91c9745d8.jpg

Nghị sĩ Cộng hòa duy nhất bỏ phiếu "có tội"

Số phiếu "có tội" ở mức thấp hơn nhiều so với ngưỡng 67 phiếu cần thiết và không có tội danh nào đạt được số phiếu quá bán tối thiểu. Tội danh lạm dụng quyền lực có được tỷ lệ phiếu ủng hộ là 48-52 trong khi tội danh cản trở quốc hội có số phiếu "có tội" là 47-53.Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitt Romney từ Utah là thành viên duy nhất bỏ phiếu "có tội" với tội danh lạm dụng quyền lực của TT Trump. Ông Romney, ứng viên tổng thống phe Cộng hòa năm 2012, là người từng chỉ trích ông Trump kịch liệt trong giai đoạn tranh cử năm 2016.
Cả hai phe đều đồng ý rằng công lý cuối cùng sẽ được quyết định bởi cử tri Mỹ, những người sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Thuong vien My tha bong TT Trump trong phien xu luan toi hinh anh 2 1e7acad6_485f_11ea_befc_ef9687daaa85_image_hires_062053.jpg
Chánh án Tòa Tối cao John Roberts phát biểu trước khi các thượng nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu ở phiên xử luận tội TT Trump. Ảnh: AP.
Trong tuyên bố đưa ra sau khi có kết quả bỏ phiếu ở thượng viện, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói phiên luận tội ông Trump là "một nỗ lực lừa đảo" và tuyên bố tổng thống hoàn toàn được minh oan.
"Hôm nay, nỗ lực luận tội giả mạo được dựng lên bởi đảng Dân chủ đã kết thúc với sự minh oan và miễn tội hoàn toàn của Tổng thốngDonald Trump. Như chúng tôi đã nói từ lâu, ngài ấy không có tội", bà Grisham nói.

Tác động tới bầu cử tổng thống

Trên Twitter, ông Trump chỉ nói ngắn gọn rằng mình sẽ có bài phát biểu vào trưa hôm sau tại Nhà Trắng để "thảo luận CHIẾN THẮNG của đất nước chúng ta trong phiên luận tội lừa bịp".
Chia sẻ với các phóng viên sau cuộc bỏ phiếu, lãnh đạo phe đa số ở thượng viện, ông Mitch McConnell chia sẻ rằng rất nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa, những người đang gặp khó khăn trong việc giữ ghế vào cuộc bầu cử quốc hội tới, cảm thấy họ vừa nhận được cú hích về mặt chính trị.
Ở phía bên kia, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng đưa ra thông cáo lên án các thượng nghị sĩ Cộng hòa vì đã bỏ phiếu miễn tội cho tổng thống. Bà tái khẳng định việc ông Trump sẽ "mãi mãi" là người bị luận tội trong lịch sử.
"Hôm nay, tổng thống và các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bình thường hóa sự vô pháp và phủ nhận hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực trong hiến pháp của chúng ta", bà Pelosi nói.
"Tổng thống sẽ huênh hoang rằng ông được tha bổng. Không thể có sự tha bổng nếu không có một phiên tòa, và không có phiên tòa nào mà không có những nhân chứng, tài liệu và bằng chứng. Tổng thống đã bị luận tội mãi mãi", bà Pelosi nói thêm, nhắc lại việc các nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu chặn không cho nhân chứng xuất hiện trong phiên luận tội ở thượng viện.
Trên Twitter, tài khoản của ông Trump đăng đoạn video có nội dung khá hài hước, trong đó có hình ảnh các chiến dịch tranh cử tổng thống của ông trên trang bìa tạp chí Time vào các năm 2024, 2028, 2032 và những con số cứ thế tiếp tục cho đến khi dòng chữ 4EVA (mãi mãi) xuất hiện.
Ông McConnell, Thượng nghị sĩ bang Kentucky, cho rằng phe Dân chủ mắc sai lầm tai hại khi quyết định bắt đầu luận tội ông Trump.
"Tôi có thể nói với các bạn điều này, ngay bây giờ, đây là sự thất bại về mặt chính trị với họ (phe Dân chủ). Họ khởi xướng việc này, họ nghĩ rằng đây là ý tưởng tuyệt vời, và ít nhất là trong ngắn hạn thì đó là một sai lầm khủng khiếp về mặt chính trị", ông McConnell nhận định.
Các thăm dò cho thấy hầu hết tỷ lệ ủng hộ và chống TT Trump đều không biến động nhiều trong 3 năm ông nắm quyền.
Tuy vậy phe Dân chủ đã có chiến thắng áp đảo trong bầu cử quốc hội giữa kỳ hồi năm 2018 và tác động của các bê bối luận tội này với ông Trump sẽ được theo dõi có ảnh hưởng sao tới cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm nay.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ xé Thông điệp Liên bang của TT Trump Ngay khi Tổng thống Trump kết thúc đọc Thông điệp Liên bang đêm 4/2, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã thẳng tay xé đôi bản sao Thông điệp Liên bang ngay sau lưng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc trong dịch bệnh tái diễn cảnh người đấu tố người


Người đấu tố người – lịch sử xấu xí của ĐCSTQ tưởng như đã kết thúc trong Cải cách ruộng đất hay Cách mạng văn hoá năm xưa, giờ lại được tái hiện chân thực tại xã hội Trung Quốc hiện đại thời công nghệ 4.0, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng khắp cả nước.
(Ảnh minh hoạ: Foreign Policy/ Getty)
Trung Quốc dường như đã mất kiểm soát vì dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra, khiến hơn 23.600 người nhiễm bệnh và 490 người tử vong, theo con số công bố chính thức của Uỷ ban y tế nhà nước Trung Quốc ngày 4/2. Số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày tăng cấp mặc cho nhiều biện pháp của Chính phủ như phong tỏa thành phố, cảnh báo trên diện rộng, bổ sung nhân lực và vật tư y tế.
Trong tình cảnh hỗn loạn bao trùm đất nước, những người dân Vũ Hán không chỉ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh và sự điều hành yếu kém, che giấu thông tin của chính quyền địa phương, mà họ còn đang phải chịu đựng sự ghẻ lạnh, kỳ thị từ chính người dân nước mình, thậm chí từ hàng xóm và những người thân thích.
Để “truy lùng” hàng triệu người Vũ Hán bên ngoài tỉnh Hồ Bắc trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, ĐCSTQ khuyến khích dân chúng thực hành việc tố cáo lẫn nhau, ngay cả người không xuất hiện triệu chứng bệnh cũng bị báo cáo và tẩy chay. Mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện nhiều câu chuyện của những người bị đuổi khỏi khách sạn, nhà hàng, thị trấn; bị từ chối đi chung xe, máy bay; hay bị chỉ điểm chỉ vì là người Vũ Hán.
Mặc dù có hệ thống giám sát, nhận diện gương mặt tối tân và loạt camera cao cấp dùng để theo dõi 1,4 tỷ dân, chính quyền ĐCSTQ vẫn sử dụng cách thức “truyền thống” là yêu cầu người dân báo cáo lẫn nhau.
Theo báo cáo của kênh CNA, chính quyền huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc treo thưởng 1.000 NDT (145 USD) cho những người thông báo về sự hiện diện của các cá nhân đến từ Vũ Hán. Huyện này đã đăng tải 2 số điện thoại đường dây nóng trên tài khoản Weibo của mình để người dân ở đây có thể thông tin.
Ở một số thành phố như Thượng Hải hay Quảng Châu, hội đồng khu vực có nhiệm vụ tìm người Vũ Hán từ từng nhà một và thông báo lại với chính quyền địa phương.
Các video lan truyền trên mạng cho thấy nhà của những người dân Vũ Hán bị dán niêm phong, chặn bởi ván gỗ hoặc song sắt. Trong một video, dòng thông báo màu đỏ được dán bên ngoài một căn nhà, trên đó viết: “Ngôi nhà này có người từ Vũ Hán, không được tiếp xúc với họ”. Trong một video khác, những người hàng xóm giận dữ bao vây và tìm cách phá cửa một căn nhà mà họ cho rằng có người Vũ Hán trốn trong đó.
Tờ New York Times đăng câu chuyện của một sinh viên đến từ Vũ Hán tên là H. Tang trở về quê nhà ở một thành phố phía đông tỉnh Chiết Giang. Sau khi khai báo thông tin cá nhân với chính quyền địa phương, Tang phát hiện tên, địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân của anh xuất hiện trên mạng. Vài ngày sau, người của chính quyền trở lại và dán tấm niêm phong vào cửa nhà Tang. Tấm biển cảnh báo hàng xóm rằng có người trở về từ Vũ Hán đang sống ở đây. Trên đó còn có số hotline để người dân gọi điện thông báo nếu Tang hoặc người thân rời khỏi căn hộ.
Jia Yuting, một sinh viên 21 tuổi người Vũ Hán cũng đã phát hiện thông tin cá nhân của mình bị phát tán trên mạng sau khi cô đến một ngôi làng thăm ông cô bị ốm và đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương. Sau đó, cô nhận được một cuộc gọi đe dọa và chửi bới từ một người lạ. Jia Yuting cho biết cô cảm thấy dân làng và chính phủ không giúp được gì, thay vào đó họ phát tán thông tin khắp nơi mà không hề đính chính là cô không mắc triệu chứng nào hết. “Tôi nghĩ đây không còn là nhân tính nữa, đây là sự độc ác”, cô nói với New York Times.
Trên khắp Đại lục, phản ứng của chính quyền địa phương gần giống với cách thức triển khai từ thời Mao Trạch Đông hơn là dựa vào dữ liệu giám sát hiện đại. Họ lập các chốt kiểm tra ở khắp nơi và khuyến khích người dân báo cáo.
Ước tính có khoảng 5 triệu người đã rời Vũ Hán vào dịp Tết Nguyên đán trước khi chính quyền áp lệnh phong tỏa thành phố ngày 23/1. Rất nhiều người trong số đó về nhà để đoàn tụ với gia đình, hoặc đi du lịch. Sau lệnh phong toả, họ trở nên mắc kẹt trên chính đất nước mình, bị ghẻ lạnh, xua đuổi, và không thể về nhà.
Tình hình tồi tệ đến nỗi April Pin, một người dân Vũ Hán đã phải viết thư cầu xin người dân cả nước tha thứ cho những người rời khỏi thành phố này mà không biết tình hình dịch bệnh. Pin nói với CNN rằng cô viết bức thư vì có quá nhiều bình luận trên mạng công kích và nhục mạ người Vũ Hán.
Chính quyền Trung Quốc cho biết họ có trách nhiệm tìm ra những người mang bệnh và kêu gọi người dân hãy thấu hiểu tình hình, tuy nhiên nhiều nhà bình luận đã chỉ ra việc kỳ thị một bộ phận người vốn đã yếu thế sẽ phản tác dụng, phá hủy niềm tin trong cộng đồng và làm những người cần được theo dõi trốn tránh kỹ hơn.
Đấu tố đã trở thành nỗi khiếp sợ của người dân Trung Quốc trong thời kỳ Cải cách ruộng đất và Cách mạng văn hoá năm xưa. Những thảm kịch đấu tố khiến cả người đấu tố và người bị đấu tố run sợ, không ai muốn trở thành kẻ xấu số bị đổ lỗi, từ đó dần hình thành kiểu tâm lý biến dị, sợ hãi, giẫm đạp lên nhau để được an toàn, đến nỗi con sẵn sàng đấu tố cha mẹ, học sinh sẵn sàng đấu tố thầy cô mà không màng luân lý, đạo đức, thân nhân. Cả xã hội Trung Quốc sục sôi bầu không khí đấu tranh, thù địch.
Hơn 40 năm trôi qua kể từ Cách mạng văn hoá, cho dù đã chuyển mình thành một đất nước hiện đại với nhiều thành tựu kinh tế, thể chế độc tài của ĐCSTQ vẫn không ngừng nuôi dưỡng thứ văn hoá đấu tranh đó trong xã hội. Đó dường như mới là thứ “đại dịch” đáng sợ hơn cả những con virus, đã bám rễ và di căn lên cơ thể người Trung Quốc mà họ không thể nhận ra.
Lê Xuân / TRithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang