Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

Sách về Hội Tam Điểm của tác giả Trần Thu Dung vừa bị tạm ngừng phát hành


Vẫn là trong văn mạch liên quan đến Hội Tam Điểm, khởi đầu, tác giả Trần Thu Dung đưa vấn đề Hội Tam Điểm và Cao Đài, đã xuất bản thành sách ở Việt Nam từ nhiều năm trước.

Về sách ấy, với tư cách người đọc, Giao Blog đã nêu một số điểm kì lạ, ví dụ đọc ở đây (tháng 4 năm 2014) hay ở đây (tháng 2 năm 2018). Tín đồ của đạo Cao Đài cũng đã có ý kiến ở đây (tháng 7 năm 2015).

Còn ở góc nhìn khác, thì có bài điểm sách của cây bút Phạm Trọng Chánh, đọc lại ở đây.

Dưới là tin một cuốn sách khác về Hội Tam Điểm của bà Trần Thu Dung vừa bị tạm ngưng phát hành.

---


21/01/2020 13:32 GMT+7

TTO - Cuốn sách ‘Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam’ của TS Trần Thu Dung do Omega Việt Nam phát hành nhận chỉ đạo từ Nhà xuất bản Hội Nhà văn - nơi xuất bản cuốn sách, yêu cầu ngưng phát hành để chỉnh sửa.

Sách về Hội Tam Điểm bị nhắc tạm ngừng phát hành để sửa chữa - Ảnh 1.
Cuốn sách Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam’của TS Trần Thu Dung phải tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa - Ảnh: Omega Việt Nam
Đây là cuốn sách thứ hai của Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam, cũng về chủ đề lịch sử, bị chính nhà xuất bản yêu cầu tạm ngưng phát hành để chính sửa sau khi đã in ấn xong, chỉ trong vòng ít ngày giáp Tết Canh Tý 2020, và là cuốn sách thứ 3 trong vòng 1 tháng qua của công ty này bị yêu cầu tạm ngưng phát hành.
Ông Vũ Trọng Đại, giám đốc Omega Việt Nam, cho biết ngày 18-1, đơn vị này nhận được điện thoại từ Nhà xuất bản Hội Nhà văn - đơn vị hợp tác với Omega Việt Nam xuất bản cuốn sách Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam, yêu cầu chỉnh sửa trước khi phát hành, dù cuốn sách này đã có giấy phép xuất bản và đã được in xong cuối tháng 12-2019.
Ông Đại cho biết NXB Hội Nhà văn Việt Nam yêu cầu phải dẫn nguồn và chú thích thêm một số chỗ trong sách, sau khi thực hiện xong thì mới xem xét tiếp. Cuốn sách chưa có quyết định phát hành.
Trả lời Tuổi Trẻ Online về thông tin nhà xuất bản yêu cầu Omega Việt Nam tạm dừng phát hành cuốn sách này, ông Nguyễn Quang Thiều - giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam - cho biết hiện nhà xuất bản này chưa có quyết định chính thức nào.
Trước đó, ngày 14-1, Omega Việt Nam cũng nhận văn bản của Nhà xuất bản Hà Nội yêu cầu tạm ngừng phát hành cuốn sách Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862-1867) để chỉnh sửa bởi "một vài nội dung cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể chỉnh sửa cho phù hợp hơn".
Không giống cuốn Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam chưa có quyết định phát hành, cuốn sách về Phan Thanh Giản đã có quyết định phát hành và đã được Omega Việt Nam cho ra mắt bạn đọc khoảng 1 tuần trước khi nhận được yêu cầu tạm dừng phát hành của chính nhà xuất bản.
Sách về Hội Tam Điểm bị nhắc tạm ngừng phát hành để sửa chữa - Ảnh 2.
Cách đây 1 tháng, cuốn Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau năm 1975 của Omega Việt Nam cũng nhận văn bản của Nhà xuất bản Hà Nội yêu cầu tạm ngừng phát hành để chỉnh sửa - Ảnh: Omega Việt Nam
Cách đây 1 tháng, ngày 20-12-2019, một cuốn sách khác của Omega Việt Nam cũng về chủ đề lịch sử là cuốn Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau năm 1975 cũng bị Nhà xuất bản Hà Nội - đơn vị liên kết xuất bản, in và phát hành cuốn sách này - gửi văn bản yêu cầu tạm ngừng phát hành cuốn sách để hai bên thống nhất và tổ chức chỉnh sửa.
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, có tới ba cuốn sách về chủ đề lịch sử của Omega Việt Nam liên tiếp phải nhận yêu cầu tạm ngừng phát hành để chỉnh sửa.
Ông Vũ Trọng Đại nói đây là "chuyện buồn". Tuy nhiên, ông cũng lạc quan và "đầy tin tưởng vào nhà xuất bản sẽ cùng Omega Việt Nam đưa các cuốn sách này được phát hành trở lại".
Sách về Hội Tam Điểm bị nhắc tạm ngừng phát hành để sửa chữa - Ảnh 3.
Chỉ trong vòng 1 tháng, liên tiếp 3 cuốn sách về chủ đề lịch sử của Omega Việt Nam bị yêu cầu tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa - Ảnh: Omega Việt Nam
Cuốn sách Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam đề cập chủ yếu đến Hội Tam Điểm Pháp, và một phần Hội Tam Điểm Mỹ, hai quốc gia có nhiều mối liên quan đến Việt Nam. Đặc biệt là Hội Tam Điểm Pháp bởi nước Pháp gắn chặt với quá trình cai trị thuộc địa Đông Dương, nhiều thành viên của Hội Tam Điểm lại là nòng cốt trong chính quyền thuộc địa Pháp - những người đóng vai trò nhất định trong sự bình định và khai hóa thuộc địa.
Nhiều trí thức qua Pháp loay hoay đi tìm con đường đòi độc lập cho Tổ quốc cũng đã tìm đến Hội Tam Điểm để tham gia như Nguyễn Thế Truyền, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Ái Quốc, Trịnh Đình Thảo, Dương Văn Giáo...
Tác giả Trần Thu Dung là tiến sĩ văn sử Pháp, Đại học Tổng hợp Paris VII, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn. Bà là chuyên gia nghiên cứu về Hội Tam Điểm và các vấn đề liên quan đến Đông Dương. Năm 2019, TS Trần Thu Dung cũng có một cuốn sách liên quan tới Hội Tam Điểm được NXB Đà Nẵng phát hành là cuốn Dấu ấn Tam Điểm trong văn hóa nghệ thuật.


Thiên Điểu

..
Giao blg

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

VÌ SAO AN NINH ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN BẮT CÓC NGUYỄN THÚY HẠNH?



Xin trả lời ngay là do lãnh đạo VCB, cụ thể là phó giám đốc chi nhánh VCB Ba Đình Lê Thu Hiền, chỉ điểm.
2g 30 chiều ngày 20/1, tôi đưa Nguyễn Thúy Hạnh đến phòng giao dịch Tây Hồ thuộc chi nhánh VCB Ba Đình là nơi Nguyễn Thúy Hạnh mở tài khoản để hỏi văn bản chính thức về việc ngân hàng này đã phong tỏa tài khoản của Hạnh.
Tiếp chúng tôi tại phòng riêng là bà trưởng phòng giao dịch. Tuy nhiên bà bào chúng tôi ngồi đợi, lãnh đạo VCB sẽ đến làm việc chứ bà không có thẩm quyền. Khi Nguyễn Thúy Hạnh tranh thủ chất vấn bà ta về trách nhiệm của VCB khi không nhanh chóng thông báo cho khách hàng biết tài khoản bị phong tỏa và mời chủ tài khoản đến lập biên bản về chuyện phong tỏa để khách hàng kịp thời thông báo cho đối tác không gởi tiền vào tài khoản đó nữa, thì bà ta cho biết đã thấy có thông báo đó ở cấp trên từ ngày 13/1 nhưng không biết đã gởi đi hay chưa. Bà cũng không trả lời câu hỏi của Nguyễn Thúy Hạnh là cấp trên nào sẽ đến làm việc với chúng tôi, vì bà cũng không biết.
Chúng tôi phải ngồi chờ đến hơn 1 giờ, thì “cấp trên” mới xuất hiện. Đó là bà Lê Thu Hiền, phó giám đốc chi nhánh VCB Ba Đình có trụ sở cách xa phòng giao dịch không quá vài km. Bà này bước vào phòng là yêu cầu tôi phải ra khỏi phòng với lý do chỉ làm việc riêng với chủ tài khoản, bà cũng không cho phép Nguyễn Thúy Hạnh ghi hình và ghi âm lại buổi làm việc.
Tui bước ra khỏi phòng VIP, đã thấy ngay một nhân viên công an mặc sắc phục đứng cạnh nhân viên bảo vệ tại phòng khách chờ mà trước đó ra vào nhiều lần tôi không hề thấy. Tôi cũng phát hiện ngay ra nhiêu nhân viên an ninh mặc thường phục, trong đó có người tôi quen mặt, trà trộn trong khách hàng chờ.
Bà Hiền chỉ làm việc với Nguyễn Thúy Hạnh đúng 5 phút. Bà chính thức thông báo tài khoản Nguyễn Thúy Hạnh bị phong tỏa từ ngày 13/1 theo lệnh cơ quan chức năng, và từ chối trả lời câu hỏi cơ quan chức năng cụ thể là cơ quan nào. Bà cũng cho biết đã gởi thông báo đến địa chỉ chủ tài khoản từ ngày 13/1. Nguyễn Thúy Hạnh cho bà biết cho đến ngày 20/1 vẫn chưa thấy thông báo đó gởi về địa chỉ đăng ký của tài khoản.
Tôi đưa Nguyễn Thúy Hạnh ra khỏi ngân hàng một đoạn và báo cho nàng biết có an ninh lảng vảng trong phòng giao dịch. Hạnh bảo quay lại giả vờ quên tên bà phó giám đốc để hỏi lại tên bà ta. Sau đó Hạnh quay ra xác nhận với tôi là đúng có an ninh theo dõi.
Chúng tôi đèo nhau ra về và chuẩn bị tinh thần sẽ bị an ninh bắt cóc dọc đường.
Quả đúng như vậy, chúng tôi đi chưa xa phòng giao dịch VCB một km, thì thấy một xe gắn máy đèo hai nhân viên an ninh vượt qua và chặn xe chúng tôi lại. Sau đó vài xe gắn máy với nhiều nhân viên an ninh nữa ập đến ép chúng tôi vào lề đường và vây chặt chung quanh.
Rồi một chiếc xe bảy chỗ đen xì từng bắt cóc Hạnh trong lần chúng tôi đi thắp hương liệt sĩ chiến tranh biên giới chống Tàu cộng xâm lược vào ngày 19/1 năm trước, tấp đến thắng kịt lại.
Tôi và Hạnh cùng lúc phóng ra khỏi yên xe và bay đến phóng ra hàng loạt cú đá trời giáng vào mặt 10 nhân viên an ninh. Chúng ngã sấp xuống đường bất tỉnh. Chúng tôi lên xe phóng đi, nếu… nếu chúng tôi là ông bà Smith.
Nhưng thực tế không diễn ra như vậy, vì chúng tôi không phải là Mr & Mrs Smith. Chúng tôi yên lặng dừng xe bước lên lề. Nhân viên an ninh tên Văn mà tôi và Hạnh quá thân thiết bước đến cười nói ngọt ngào như bao lần anh ta làm việc với tôi và Hạnh: Em xin đưa ra một đề nghị hơi vô lý và khiếm nhã, mà dù rất vô cùng khiếm nhã nhưng không thể không đưa ra, đó là mời hai anh chị lên xe về cơ quan làm việc.
Tui làm bộ sừng sộ phản ứng: Tại sao lại làm việc? Về cơ quan nào? Tại sao bắt cóc người vô lý?
Một nhân viên an ninh lạ mặt nói vào: Vì thấy hai anh chị mới vào làm việc với ngân hàng.
Tôi và Hạnh đưa mắt nhìn nhau rồi Hạnh bước lên xe ô tô ngồi kẹp giữa hai nữ an ninh, trong đó có một cô xinh xinh hay ngồi canh trước căn hộ chúng tôi suốt 9 ngày qua.
Văn lên ngồi sau xe tôi và nói, về số 3 Nguyễn Gia Thiều anh nhé. Tôi biết đó là cơ quan an ninh điều tra của bộ công an, nơi mà tôi với Nguyễn Thúy Hạnh ra vô khá nhiều lần. Nơi mà anh em XHDS Hà Nội thường hay bị bắt cóc về đây, nơi nhà báo Phạm Đoan Trang (Pham Doan Trang) bị bắt về hành hạ thừa sống thiếu chết để lại di chứng đến tận bây giờ, nơi mà tráng sĩ Dũng Trương khi cùng tôi đến đòi Nguyễn Thúy Hạnh đã bị bắt vào phòng hỏi cung đánh cho gần chết rồi mới lén cho taxi chở về vất đầu hẻm vào lúc 1 giờ khuya, nơi mà mới đây anh em đài Chấn Hưng Nước Việt củaLe Dung Vova bị bắt về hành hạ rồi tịch thu hết các phương tiện trị giá hàng chục triệu đồng đến nay vẫn chưa trả lại.....
Tôi đi xe gắn máy nên đến trước ngồi chờ bên ngoài. 10 phút sau xe chở Nguyễn Thúy Hạnh mới về đến nơi. Nàng bị mời ngay vào phòng hỏi cung số 2 mà nay đã lịch sự đổi lại phòng làm việc để làm việc ngay. Trước khi vào, nàng cũng kịp quay ra đưa túi xách cho tui cầm và nói: Họ chỉ làm việc với em thôi, anh cứ về trước, khỏi chờ em.
Làm sao ông già Smith lại bỏ Madame Smith lại một mình được, nhưng có muốn bỏ cũng không xong. Tay Văn luôn kèm sát bên tui nói: Em mời anh vào trong uống cà phê với em cho khỏi lạnh.
Chúng tôi vào phòng hỏi cung số 2, nay là phòng làm việc, bên cạnh phòng của Thúy Hạnh. Cà phê được mang vào thật. Tôi tấn công ngay: Mấy em cần gì anh nói nhanh, anh thành thật khai báo hết. Văn nói: Cà phê nói chuyện cho vui chứ chẳng có gì hết.
Đúng vậy, sợ tui buồn chán, thỉnh thoảng Văn lại gọi vài người khác vào nói chuyện với tui cho vui, và hay nhất là cuối buổi, Văn còn gọi cô an ninh xinh xinh hay canh nhà tôi vào rồi bỏ hết ra ngoài, để lại cô một mình với tôi trong căn phòng kín nhỏ chưa đến 2 mét vuông. Tiếc quá, tui lại không mang theo vài tờ 200 nghìn.
Trong khi đó, phòng bên cạnh, bốn đến năm nhân viên ra vào làm việc với đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh có vẻ như căng thẳng lắm. Tui lo thầm trong bụng, chuyến này mỗi khi đi chụp chim về không còn ai lo cơm nước cho mình rồi.
Thế nhưng, sau ba giờ bị làm việc căng thẳng, bà Nguyễn Thúy Hạnh bước ra khỏi phòng bà rồi mở cửa phòng tôi, đang lúc chỉ mình tôi và cô an ninh xinh đang làm việc với nhau, tươi cười nói: Về thôi anh.
Trên đường về Hạnh nói an ninh chủ yếu làm việc về tài khoản phúng điếu cụ Kình. Hạnh bảo, nàng khai tuốt tuồn tuột chẳng giấu điều gì.
An ninh bảo Hạnh là người tốt bị Trịnh Bá Phương lợi dụng, lợi dụng uy tín của Hạnh, không nhờ uy tín của Hạnh thì cũng không nhận được số tiền lớn như vậy chỉ sau hai ngày. Hạnh nói đó là do hoàn cảnh quá thương tâm và bi đát của cụ Kình mà mọi người đóng góp nhiều. Hạnh xác nhận mình tự nguyện đưa tài khoản ra chứ không đổ thừa do cháu Phương nhờ vả. An ninh hỏi nếu bỏ phong tỏa thì Hạnh lấy số tiền ấy chuyển cho Phương phải không, Hạnh bảo sẽ đưa trực tiếp cho cụ bà Kình, sau khi gia đình bà cụ và Đồng Tâm trở lại cuộc sống bình thường, hết bị bao vây cô lập, chứ không chuyển qua Phương vì Phương đang trong hoàn cảnh nguy hiểm “đứng đầu sóng gió” như các anh đe dọa. An ninh hỏi lấy xe chở tiền lên Đồng Tâm hay sao, Hạnh bảo tui chờ bà cụ Kình mở tài khoản rồi chuyển trực tiếp vào tài khoản cụ, đúng theo nguyện vọng của những người gởi phúng điếu.
Hạnh cho biết không khí làm việc thân thiện, nhẹ nhàng. Có lập biên bản nhưng an ninh cũng biết trước là Hạnh sẽ không ký nên cũng không nài nỉ. Tuy nhiên toàn bộ buổi làm việc đều có ghi hình lại.
Hạnh suy đoán, qua buổi làm việc, có nhiều dấu hiệu cho thấy bộ công an sẽ sớm bỏ lệnh phong tỏa. Điều đó hợp đạo lý và đúng với pháp luật, thiết tưởng bộ công an nên làm nhanh.
Để có buổi làm việc như vậy, thường an ninh thân thiện mời Nguyễn Thúy Hạnh đi cà phê. Hạnh vài lần đi cà phê như vậy về quỹ 50k. Nhưng lần này an ninh đoán biết khó mời được Hạnh vì đã gây hấn với chúng tôi sau 9 ngày giam cầm trong nhà, hơn nữa sắp tết, nhà bao việc, không có thời giờ làm chuyện đó.
Đúng vậy, tôi với Hạnh rất bận rộn, sau ngày 19/1. Hết bị giam, sáng ngày 20 tôi đưa Hạnh đi chợ sắm sửa tết và cúng rước ông bà. Rồi ngay sau đó, tôi đưa Hạnh giúp mang quà tết của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lên Hà Đông biếu dân oan. Ăn trưa qua loa xong chúng tôi vừa kịp chạy đến phòng giao dịch Tây Hồ của VCB làm việc rồi bị an ninh chặn đường bắt khi vừa ra khỏi ngân hàng như đã nói.
Nếu VCB không chỉ điểm báo cho an ninh biết rồi câu giờ bằng cách bắt chúng tôi chờ hơn một tiếng đồng hồ để an ninh kịp bố trí lực lượng thì chiều hôm qua chúng tôi không bị cưỡng chế đi làm việc.
Chuyện an ninh muốn làm việc với Hạnh thì trước sau gì cũng làm, nhưng không phải vào lúc chiều hôm qua, do chúng tôi không muốn thế. An ninh rất khó theo dõi việc đi lại của vợ chồng và kịp thời bố trí lực lượng đông đảo như ngày hôm qua để bắt giữ.
Sau khi bỏ chặn trước cửa căn hộ chúng tôi, an ninh vẫn bố trí người bí mật theo dõi, nhưng họ ngồi dưới sảnh hoặc hầm để xe. Tuy nhiên, nếu không bị chặn ngay cửa thì vợ chồng chúng tôi có hàng trăm cách đi ra khỏi nhà mà an ninh không hề hay biết. Bằng chứng là hôm qua chúng tôi đi chợ về, rồi lên thăm dân oan ở Hà Đông là địa chỉ rất nhạy cảm nhưng vẫn không bị an ninh phát hiện và chặn bắt.
Mãi đến khi chúng tôi ra khỏi ngân hàng thì mới bị bắt thì có phải là do lãnh đạo VCB đưa ra quyết định chỉ điềm chúng tôi khi chúng tôi đến làm việc với ngân hàng hay không?
Qua sự việc này chúng tôi cực lực phản đối cách làm tay sai chỉ điểm của VCB đối với khách hàng của mình và tố cáo hành vi sai trái nghiêm trọng này của VCB ra trước công luận và đến toàn thể khách hàng của VCB.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung và cơ hội cho ông Tập Cận Bình



Tổng thống Trump cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một đúng như dự định. Tuy nhiên, điều mà ngoại giới quan tâm là sau khi ký kết, phía Trung Quốc chấp hành thỏa thuận này ở mức nào. 
Sự khác biệt giữa ông Trump và ông Lưu Hạc không chỉ là ở cấp bậc khi ký tên vào trong cùng một văn bản thỏa thuận, theo quan niệm cấp bậc của Trung Quốc thì khó mà tưởng tượng được, nhưng ông Trump lại cười nói vui vẻ, còn có ý trưng ra văn bản đã ký xong. Điều này có ý nghĩa gì hay không? Đương nhiên là có.
Thứ nhất, hành động này cho thấy ông Trump vô cùng hài lòng với thỏa thuận. Cách nói của ông Trump là: Thỏa thuận là một bước đi có tính lịch sử, là hướng đến tương lai thương mại công bằng, đồng đẳng. Dù ông Tập Cận Bình có đến ký kết hay không, trong cái nhìn của ông Trump, bản thân thỏa thuận quan trọng hơn cách ký kết như thế nào, đây chính là định hướng kết quả mà ông Trump nói.
Thứ hai, ông Trump đích thân ký kết và mời rất nhiều người tới tham dự lễ ký kết, thực tế là tăng thêm ý nghĩa chấp hành chính thức thỏa thuận. Chính là để cho nhiều người đến chứng kiến thỏa thuận giữa hai nước với nhau. Đã ký kết thì phải chấp hành. Thực tế là phương pháp xác định cơ chế chế chấp hành thỏa thuận.
Thứ ba, ông Lưu Hạc lần này không dùng thân phận đặc sứ của ông Tập Cận Bình, có ý cho thấy đây là thỏa thuận chính thức của quốc gia với nhau, chứ không phải là thỏa thuận giữa cá nhân với nhau.
Ý nghĩa thực chất của việc ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ có vậy.
Đầu tiên, giữa Mỹ và Trung Quốc lần đầu có một tiêu chuẩn đánh giá có thể cưỡng chế chấp hành, có ý nghĩa cột mốc, và được đưa ra dưới hình thức thỏa thuận. Hiện chưa rõ phía Trung Quốc sẽ chấp hành đến bước nào, nhưng có một tiêu chuẩn tham chiếu thì chắc chắn sẽ tốt hơn là không có. Điều rất quan trọng là, nếu xuất hiện dấu hiệu vi phạm thỏa thuận, và không thể giải quyết bằng thỏa thuận qua các cấp bậc, phía Mỹ có thể đơn phương trừng phạt. Đây là điều buộc ông Tập Cận Bình phải bám sát vào thương mại công bằng và tôn trọng thỏa thuận, và cũng là một cơ hội để Trung Quốc tiếp nối với quỹ đạo thế giới.
Thứ hai, ở đây vẫn có một cơ hội rất quan trọng đối với ông Tập Cận Bình và Trung Quốc, chính là thỏa thuận yêu cầu quy định pháp luật của Trung Quốc phải phù hợp và tuân thủ luật pháp quốc tế. Ví dụ, phụ lục điều 15 chương 3 quy định, Trung Quốc cần phải căn cứ vào quy định của WTO công bố các quy định liên quan đến luật pháp, điều luật, chính sách và quy định dự án ở trong nước. Mỹ có thể thách thức biện pháp bảo vệ trong nước của Trung Quốc vi phạm quy định của WTO mà không bị hạn chế. Điều này buộc Trung Quốc phải dựa sát vào luật quốc tế. Đây là một cơ hội. Nhưng những điều này buộc phải từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước thì mới làm được.
Thứ ba, thỏa thuận 96 trang phân thành 8 chương, hầu như đều có thể thấy quy định Trung Quốc phải làm thế nào, Trung Quốc xác nhận ra sao. Có thể hiểu rằng, ông Trump và Mỹ đang giúp đỡ ông Tập Cận Bình sửa chữa lại sai lầm mà ĐCSTQ và phe Giang Trạch Dân để lại một cách rất cụ thể. Trong đó rất nhiều là những cải cách mà ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường dự định làm từ rất lâu. Ví dụ như, thỏa thuận giai đoạn hai sẽ liên quan đến vấn đề quan trọng là xóa bỏ việc nhà nước trợ cấp doanh nghiệp, bao gồm ngăn chặn nhà nước trợ cấp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Những điều này thực tế là họa hại mà ĐCSTQ và phe Giang Trạch Dân để lại cho ông Tập Cận Bình, quẳng gánh nặng cho ông Tập. Nhưng, những điều này rõ ràng cũng là cho ông Tập Cận Bình một cơ hội cải cách.
Thứ tư, có liên quan đến mối quan hệ Tập Cận Bình ký kết thỏa thuận thành công hay thất bại và vấn đề liên quan đến sinh tồn. Lần này, toàn bộ quá trình thỏa thuận có thể thành công, một phương diện là áp lực từ bên ngoài của ông Trump, một phương diện là kết quả của đội ngũ của ông Tập Cận Bình mạnh mẽ áp chế phe Giang, loại bỏ can nhiễu từ phe Giang. Ông Tập Cận Bình đã tiếp thu được bài học phá rối thỏa thuận từ phe Giang hồi tháng 5 năm ngoái. Lần ký kết thỏa thuận này nếu thất bại, phe Giang sẽ giá họa cho Tập, bức ép Tập phải hạ đài, do đó trước tiên Tập phải dẹp yên việc phá rối của phe Giang.
Ông Tập đã chọn hàng loạt thủ đoạn khác thường như: thể hiện quyền lực trong quân đội (thăng cấp 170 tướng lĩnh); khiến toàn bộ Ủy viên Bộ Chính trị lần lượt biểu đạt thái độ; dùng “lãnh tụ nhân dân”, tức là dùng danh nghĩa nhân dân để áp chế cách nói bôi nhọ được gọi là “chủ nghĩa yêu nước” , “hiệp ước bất bình đẳng”, v.v, của phe Giang Trạch Dân; lại ví dụ như việc sa thải Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông là ông Vương Chí Dân thuộc phe Giang; 2 ngày trước khi ký kết thỏa thuận, tức ngày 13/1, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã phát đi tín hiệu “đả hổ”.
Sự thực cho thấy, các biện pháp đánh phe Giang của ông Tập Cận Bình đã có hiệu quả ngăn chặn thỏa thuận bị phá rối. Đương nhiên ông Trump cũng là thông qua phương thức hợp tác này để làm bước trải đường cho ông Tập đánh phe Giang và giải thể ĐCSTQ.
Cuối cùng, thỏa thuận Mỹ – Trung có thể thực hiện được hay không, điều này quyết định ở lực độ ông Tập Cận Bình đánh phe Giang và thoát khỏi ý thức bảo vệ đảng ở mức nào. Tại Trung Quốc, quyết định quan trọng nhất và then chốt nhất đều là quyết định chính trị. Nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ của người Trung Quốc vẫn tồn tại, biến động chính sách, phân phối kim ngạch thương mại và tiền, bao gồm cải cách kết cấu, chỉ cần lực độ đánh phe Giang của ông Tập Cận Bình đủ lớn, đều có thể giải quyết vấn đề. Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, vấn đề tương đối nhỏ thì có thể dùng tiền để giải quyết, còn quan trọng vẫn là thuận thiên ý và dân ý, duy trì xu thế đánh phe Giang, nhảy khỏi con thuyền chìm ĐCSTQ, chắc chắn sẽ “hữu kinh vô hiểm”, bước ra khỏi cục diện khó khăn.
Lý Thiên Tiếu / Trithucvn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

SAU 2 NGÀY, ĐÃ CÓ THÊM 30 NGÀN USD GIÚP BÀ CON ĐỒNG TÂM



Ảnh chụp màn hình Gofundme cho người dân Đồng Tâm hôm 20/1/2020.
Người dân đóng góp 30 ngàn USD
"chung tay giúp đỡ đồng bào Đồng Tâm”
RFA
20.01.2020 
Chỉ sau khoảng 2 ngày kêu gọi, "LỜI KÊU GỌI CHUNG TAY GIÚP ĐỠ ĐỒNG TÂM" trên trang web Go Fund Me đến 2 giờ chiều ngày 20-1-2020 đã nhận được 30 ngàn USD tiền đóng góp từ những người dân trong và ngoài nước.
Lời kêu gọi trên trang web gây quỹ cộng đồng Go Fund Me được đưa ra sau khi tài khoản Vietcombank của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh với hơn 500 triệu đồng phúng viếng ông Lê Đình Kình bất ngờ bị phong tỏa với lý do Bộ Công an Việt Nam nêu ra là ngăn chặn hành vi "tài trợ khủng bố”.
Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, là người bị thiệt mạng trong vụ công an tấn công vào xã Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua. Vụ đụng độ đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 3 công an, 1 người dân bị thương. 22 người dân Đồng Tâm khác đang bị bắt giữ và truy tố với các tội giết người, chống người thi hành công vụ, sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép.
Theo nhóm Đoàn kết vì Đồng Tâm gồm 5 nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Quỳnh Vi và Phạm Thanh Nghiên thì số tiền ủng hộ sẽ được "dùng cho mục đích giúp đỡ, hỗ trợ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con dân oan mất đất ở Đồng Tâm, cũng như bảo vệ nhân chứng và góp phần vào các nỗ lực thực thi công lý cho bà con, đặc biệt cho hương hồn người đã khuất."
Ba lý do nhóm này nêu ra để kêu gọi giúp đỡ gia đình ông Lê Đình Kình và người dân Đồng Tâm gồm:
- Ít nhất để những người sống sót còn có thể tiếp tục cuộc đấu tranh đòi quyền của mình, để thuê luật sư bảo vệ tính mạng những người đang bị giam cầm với các tội danh do công an dựng lên.
- Để chính quyền công an trị hiểu rằng họ không thể mãi dối trời lừa dân, ngậm máu phun người. Công lý phải được thực thi và nhân quyền phải được bảo vệ trên mảnh đất Việt Nam này.
- Như một cách thể hiện lòng dân và thể hiện chính lương tri của mình: Chúng ta phải đứng về phía công lý, về phía những đồng bào chịu áp bức, bất công.
Hôm 20-1-2020, báo Quân đội nhân dân online có bài viết trong mục Chống diễn biến hòa bình kêu gọi "người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với những lời kêu gọi tẩy chay ngân hàng, tuyệt đối không tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ, có thể vô hình trung vi phạm pháp luật, tiếp tay cho tổ chức khủng bố", mặc dù Bộ Công an đã khởi tố vụ án và 20 bị can với các tội danh khác nhau nhưng không có tội danh khủng bố.

Pháp luật và Niềm tin.


Qua nhiều sự kiện đình đám vừa qua, thấy rõ một sự thật là Đất nước có lúc rơi vào tình trạng hỗn loạn là do không ít cơ quan công quyền cùng bộ máy lãnh đạo của nó không tuân thủ pháp luật.
Đa số Dân VN rất thiện chí với chính quyền, họ chấp nhận pháp luật do chính những người của chính quyền làm ra mặc dù chính họ không được lựa chọn dân chủ để bầu ra các đại diện chính quyền ấy.
Họ chấp nhận cả nhiều luật trong hệ thống pháp luật ấy còn khiếm khuyết và bất lợi với họ.
Nhưng họ không thể chấp nhận chính những người có quyền đẻ ra luật, có trách nhiệm bảo vệ luật lại ngang nhiên vi phạm luật.
Hàng loạt oan sai của Dân, hàng loạt vụ ăn cắp, ăn cướp tiền của của Đất nước, tham nhũng chính sách, tham nhũng nhân sự quyền lực, tham nhũng thông tin biến giả thành thật, tham nhũng diễn đàn xoen xoét đạo đức, đều từ cái gốc là vi phạm pháp luật và một thế lực bảo kê cho những vi phạm pháp luật ấy.
Vụ Thủ Thiêm là điển hình.
Phải mất 20 năm bọn tội đồ mới bị bêu tên nhưng vẫn chưa bị trừng trị.
Vụ AVG là điển hình. Các cơ quan công quyền thích gì thì làm nấy. Muốn ăn cướp tiền của Dân, lập dự án rồi với quyền lực của mình đóng dấu mật trên dự án đó để tránh búa rìu dư luận - Biến pháp luật thành công cụ phục vụ cho riêng mình. Hai bộ trưởng Truyền thông tham nhũng tiền và tham nhũng thông tin bị nhốt tù, nhưng những kẻ đóng dấu mật bảo kê cho bọn tham nhũng ấy vẫn ngoài vòng pháp luật.
Vụ Đồng Tâm là điển hình. Cứ cho cụ Kình là phản động đi chăng nữa thì việc đưa hàng ngàn CSCĐ bao vây, tấn công cụ Kình trong đêm, không có lệnh của Viện KS và bắn chết cụ khi cụ không có khả năng gây nguy hiểm nữa là hành vi bất chấp pháp luật.
Và mới đây ngân hàng Vietcombank 70% cổ phần của nhà nước ngang nhiên phong toả số tiền người Dân khắp nước phúng điếu cho cụ cũng là hành vi bất chấp pháp luật hiện hành. Đồng thời đại diện công quyền này đã tạo một hình ảnh xấu về đạo đức và truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận" của tổ tiên.
Chua xót hơn là những hành vi không tuân thủ pháp luật lại được hệ thống tham nhũng thông tin và tham nhũng quyền lực vào hùa cổ vũ.
Kỷ cương phép nước hơn bao giờ hết phải được thượng tôn!
Những nhà lãnh đạo quốc gia lúc này, hơn lúc nào hết phải bắt đầu từ chính mình, nghiêm khắc tuân thủ pháp luật để sớm lập lại kỷ cương phép nước ấy.
Nhân Dân hơn bao giờ hết khát khao một nhà nước pháp quyền cứng rắn trên nền tảng pháp luật để Nhân Dân đặt niềm tin. Có niềm tin Quốc gia mới có sức mạnh. Có niềm tin Dân tộc mới gắn kết. Có niềm tin mọi kẻ thù đang ngày đêm quấy phá bờ cõi mới bị đánh bại.
Niềm tin: Thượng tôn pháp luật.
Niềm tin : Không cho phép bất cứ ai vi phạm pháp luật mà không lập tức bị trừng trị.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghe hay không nghe?



Chiều 20/1 TT Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế.
Hình ảnh trên cổng Thông tin Chính phủ ngồi bên cạnh TT phúc là Nguyễn Đức Kiên, người được TT bổ nhiệm làm tổ trưởng tổ Tư vấn kinh tế nhưng bị phản ứng dữ dội của những ai am hiểu kinh tế và biết thực lực của Nguyễn Đức Kiên.
Vậy là tin đồn rằng, trước phản ứng của dư luận về trình độ và tư cách của Nguyễn Đức Kiên, TT sẽ gỡ rối và bảo vệ uy tín cho mình bằng cách khuyên Kiên tự rút lui vì lý do ... sức khoẻ, hoặc Kiên thấy cần bảo vệ uy tín của TT nên chủ động rút lui, đều trật lất.
TT không khuyên Kiên rút vì chính TT chấp nhận Kiên, thích Kiên, tin Kiên và có thể TT tinh tế biết Kiên là ai, quan điểm chính trị thuộc thế lực nào có thể tạo sự an toàn quan điểm chính tri cho tổ tư vấn mà nhiều thành viên có quan điểm cởi mở hơn về chính trị.
Nếu đó là sự thật thì nền kinh tế nước nhà chưa thoát là chính mình mà còn bị soi chiếu bởi ánh sáng... "định hướng."
Nếu đó là sự thật thì TT cần tổ tư vấn kinh tế để làm gì?
Câu trả lời hé mở chính TT nói trong cuộc gặp tổ tư vấn do ông Kiên là tổ trưởng:
"các thành viên trong Tổ tư vấn là những pháo đài quan trọng để bảo vệ đường lối, chính sách."
Lẽ ra TT phải cần các chuyên gia kinh tế tư vấn cho mình để phản biện đường lối, chính sách kinh tế cho mình để vạch ra chiến lược phát triển đúng cho kinh tế Quốc gia và ngăn chặn những chỉ thị, đường lối, chính sách kinh tế sai tránh thảm hoạ kinh tế cho Đất nước.
Một số thành viên của tổ tư vấn của TT Phan Văn Khải kể rằng, khi TT Khải nghỉ, TT Dũng vừa lên đã ra lệnh các thành viên tổ tư vấn của TT Khải dọn đổ ngay ra khỏi Văn phòng CP. Lý do vì chính tổ tư vấn này đã ngăn cản TT Khải không kí duyệt một số nghị quyết, chính sách do phó TT thường trực Dũng trình lên bởi theo tổ tư vấn,các đề xuất ấy không có lợi cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn thành viên tổ tư vấn do TT Dũng lập riêng cho mình kể: TT Phúc có gặp tôi nhờ tôi nói với ông Trương Đình Tuyển là TT Phúc muốn mời ông Tuyển lập tổ tư vấn cho mình. TS Sơn gặp ông Tuyển, ông Tuyển từ chối và nói: Tổ tư vấn phải thực chất chứ không làm cảnh. Các chuyên gia cứ tư vấn còn TT cứ làm theo ý mình, vô ích.
Vậy thời gian qua tổ tư vấn do ông Kiên là tổ trưởng đã tư vấn những gì cho TT?
Xin nói về một nội dung lớn mà ông Kiên đã coi là thành tích của mình qua thông tin trên Cổng Thông tin của CP:
"Tại cuộc làm việc, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, ông Nguyễn Đức Kiên đã trình bày tình hình hoạt động của Tổ năm 2019 và kế hoạch công tác năm 2020. Theo đó, năm 2019, Tổ tư vấn đã cùng Ngân hàng Thế giới, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hoàn thành nghiên cứu về mô hình tăng trưởng mới, dựa trên đổi mới, sáng tạo".
Mọi người đã biết Ngân hàng Thế giới hoạt động ở VN bao lâu nay thế nào rồi. Đại diện của Ngân hàng này nặng về ru ngủ và khen ngợi CP VN và ít có những cảnh báo cần thiết những sai lầm cũng như hậu quả của nó bởi những chọn lựa, đầu tư không thích hợp cho CP VN. Còn Học viện Chính trị QG HCM và Viện Hàn lâm KHXH VN lại không phải nơi tập hợp các chuyên gia kinh tế độc lập có kinh nghiệm và xuất sắc. Vậy thì sẽ có mô hình tăng trưởng mới dựa trên đổi mới, sáng tạo nào cho CP đây?
Tiến sĩ Trần Đình Thiên thành viên tổ tư vấn của TT Dũng và hiện là thành viên tổ tư vấn TT Phúc luôn cho rằng : muốn có một mô hình tăng trưởng bền vững trước hết nền kinh tế VN phải thoát khỏi lệ thuộc kinh tế Trung Quốc đã.
Nhìn vào danh sách thành viên tổ tư vấn nhiều người có hiểu biết tin rằng ý kiến của TS Thiên cũng là ý kiến đa số trong tổ tư vấn. Chỉ có điều ý kiến này có được tổ trưởng Kiên cho thành ý kiến chính thức của tổ tư vấn đưa trình TT hay không mà thôi.
Vâng. Liệu TT Phúc đã nghe tư vấn mang tính cá nhân của TS Thiên này chưa?
Chắc là có nghe vì TS Thiên vốn thẳng thắn không e sợ ai.
Nếu nghe, vậy tại sao chính TT lại là người ủng hộ nhiệt thành vụ công an đàn áp Dân Đồng Tâm do tranh chấp đất đai? Chả lẽ TT không biết rằng vụ giết chết ông Lê Đình Kình ở ĐT trước khi QH EU bỏ phiếu thông qua Hiệp định EVFTA liên quan đến vi phạm Nhân quyền sẽ có thể làm ảnh hưởng tới việc thông qua hiệp định này?
TT là người hơn ai hết cổ vũ cho hiệp định Thương mại VN- EU đem lại phồn thịnh cho kinh tế VN với khả năng tăng trưởng thêm 2-4% GDP tạo công ăn việc làm tốt cho hàng triệu Dân Việt, tạo nâng cao đời sống cho hàng chục triệu Dân Việt đồng thời từng bước thoát khỏi lệ thuộc Trung Quốc, vậy tại sao TT lại cổ vũ cho vụ công an giết chết cụ Kình ở ĐT?
Vậy ra, vấn đề không phụ thuộc cái gọi là tổ tư vấn kinh tế nói gì mà phụ thuộc ở điều ông Tuyển phàn nàn là: có nghe theo và làm theo không.
Vậy ra chừng nào những vấn đề "chính trị vì lợi ích nhóm " trong chính những nhà lãnh đạo CP vẫn bao trùm những vấn đề "kinh tế mang tầm vóc chính trị lợi ích Quốc gia, lợi ích Dân tộc " thì nền kinh tế VN khó mà có được "mô hình tăng trưởng mới, bền vững " đem lại phồn thịnh cho Nước nhà mà ông Kiên khoe thành tích.

Phần nhận xét hiển thị trên trang