Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Ngoài quân sự, Iran còn những ‘chiêu’ gì để đấu Mỹ?


Vụ sát hại chỉ huy Qassem Soleimani thuộc lực lượng Quds diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Iran gần đây luôn trong tình trạng ‘căng như dây đàn’.

Những căng thẳng gần đây giữa Mỹ-Iran bắt đầu khi một vụ tấn công xảy ra hôm 27/12/2019 đã khiến một nhà thầu dân sự Mỹ thiệt mạng tại Iraq. Washington cáo buộc nhóm Kata’ib Hezbollah (KH) thân với Iran đứng sau, và tiến hành không kích năm cơ sở của KH tại Iraq và Syria, khiến 25 thành viên KH thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Mỹ sau đó cho rằng Iran đứng sau vụ người biểu tình Iraq tấn công vào Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad trong những ngày cuối cùng của năm 2019.
Dù vụ không kích khiến Thiếu tướng quân đội Iran Qassem Soleimani bị thiệt mạng hôm 3/1 vừa qua là sự đáp trả trực tiếp của Mỹ nhằm vào Iran sau những vụ việc kể trên, hay là kết quả của những thông tin tình báo, thì đây chỉ là một phần của sự hiếu chiến đang dần leo thang giữa Washington-Tehran.
Ngoài quân sự, Iran còn những ‘chiêu’ gì để đấu Mỹ
Người dân Iran tưởng niệm tướng Soleimani. Ảnh: AP
Chính sách ‘sức ép tối đa’ của chính quyền Trump được tung ra nhằm buộc Iran phải thay đổi ‘hành vi’, và điều này cũng khiến Tehran phải áp dụng chiến lược ‘chống trả tối đa’ để đối đầu với Washington. Nhưng SCMP nhận định, cả hai cách tiếp cận trên đều thất bại.
Vụ không kích khiến tướng Soleimani thiệt mạng đã khiến cuộc đối đầu Mỹ-Iran tiến tới một nấc thang mới. Bởi ông Soleimani là kiến trúc sư đề ra chiến lược cho Iran tại Trung Đông, đồng thời là quan chức thuộc chính quyền Tehran có ảnh hưởng nhất trong khu vực, và là một nhân vật quyền lực cực kỳ được mến mộ tại đất nước Trung Đông này. Iran chắc chắn sẽ trả đũa, và sự khiêu khích giữa hai bên có vẻ sẽ tiếp tục leo thang.
Vụ không kích đã đem lại kết quả gì?
Vụ không kích đã ‘giết chết’ thỏa thuận hạt nhân 2015, khi Iran hôm 5/1 tuyên bố “sẽ không tôn trọng bất cứ giới hạn nào được vạch ra trong thoả thuận về các hoạt động hạt nhân của nước này, dù là hạn chế về số lượng máy ly tâm làm giàu uranium tới năng lực làm giàu uranium, lượng uranium đã làm giàu được dự trữ cũng như các hoạt động phát triển và nghiên cứu…”.
Tuyên bố trên của Tehran đã chính thức ‘giết chết’ những triển vọng ngoại giao giữa Mỹ và Iran. Cả thế giới đang được chứng kiến sự căng thẳng tột điểm giữa ‘sức ép tối đa’ và ‘sự chống trả tối đa’, và đây là một bước trượt dài tới một cuộc xung đột vũ trang.
Ngoài quân sự, Iran còn những ‘chiêu’ gì để đấu Mỹ
Hàng nghìn người đưa tang tướng Soleimani. Ảnh: AP
Về mặt chính trị trong nội bộ Iran, vụ không kích sẽ càng củng cố lập trường của những người theo đường lối cứng rắn. Bởi khi niềm tự hào dân tộc của Iran bị tổn thương, như lúc hàng chục nghìn người xuống đường để tiễn đưa ông Soleimani, cũng như các đòn trừng phạt kinh tế do Mỹ áp đặt lên nước này có thể sẽ giúp những người theo đường lối cứng rắn giành được sự ủng hộ trong cuộc bầu cử lập pháp dự kiến sẽ diễn ra trong tháng Hai tới.
Những điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
 
Nếu xét về sự đáp trả về quân sự, Iran khó có thể đánh nước Mỹ một cách trực tiếp mà không chịu một sự tàn phá khủng khiếp bởi chiến tranh. Nhưng Tehran có thể tăng cường sức ảnh hưởng của mình lên những quốc gia Trung Đông chịu sự tàn phá bởi các cuộc xung đột trong nhiều thập kỷ qua như Iraq, Syria, Lebanon và Yemen.
Ngoài ra, Iran cũng có thể sử dụng biện pháp trả đũa bằng cách tấn công vào các đại sứ quán, cũng như nhân viên ngoại giao của Mỹ. Đã có nhiều báo cáo về các cuộc tấn công nhằm vào ‘Vùng Xanh’ ở thủ đô Baghdad, hay căn cứ không quân Balad nằm ở phía bắc thủ đô Iraq, vốn là nơi nhiều lính Mỹ đang đồn trú.
Ngoài quân sự, Iran còn những ‘chiêu’ gì để đấu Mỹ
Căn cứ không quân Balad bị tấn công. Ảnh: AP
Tổng thống Donald Trump sau đó đã lên tiếng cảnh báo sẽ trả đũa Tehran bằng việc không kích vào 52 mục tiêu của Iran, nếu những lợi ích của Mỹ tại Trung Đông bị tổn hại.
Những đòn trả đũa khác như phát động các cuộc tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh, bắt cóc công dân Mỹ tại Trung Đông, hay Iran đặt các sứ quán và cơ sở của Washington nằm ngoài ranh giới lãnh thổ các nước Iraq, Lebanon, Syria và Yemen vào tầm ngắm hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng những biện pháp này sẽ chỉ mang hiệu ứng sốc nhất thời, và sự đáp trả của Mỹ sẽ khốc liệt hơn.
Sự đáp trả về lâu dài
Áp lực từ vụ giết hại tướng Iran đã khiến Baghdad buộc phải cân bằng mối quan hệ giữa nước này với cả Washington và Tehran, khi hôm 5/1 Quốc hội Iraq đã thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt sự hiện diện quân sự tại nước này.
Iran dường như có ý định củng cố tầm ảnh hưởng của nước này lên Iraq, và làm suy yếu sự hiện diện và sức ảnh hưởng của nước Mỹ tại đây. Nếu thành công, thì đòn đáp trả chính trị của Iran sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ giải pháp quân sự nào mà nước này có thể triển khai trên thực tế.
Iran cũng đã cho thấy khả năng của nước này khi đe dọa dòng chảy dầu trên toàn cầu thông qua các cuộc tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh, nhưng liệu nước này sẽ tiến hành chiến lược này tới mức độ nào, trước khi các cuộc tấn công vào tàu chở dầu bắt đầu gây tổn hại cho lợi ích của chính Tehran?
Tương tự như vậy, Iran có thể tấn công trực tiếp vào những lợi ích của Mỹ tại Trung Đông và cả Israel, nhưng giải pháp này sẽ kéo theo hậu quả hết sức tàn khốc. Bởi vậy, SCMP trích lời chuyên gia Fanar Haddad thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận định, Iran sẽ cần phải có một sự đáp trả cẩn trọng về lâu dài, thay vì trực tiếp gây chiến với Mỹ.
Tuấn Trần

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu Trung Quốc đang quấy phá lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư Chính


  • BTV Tiếng Dân(11.01.2020).
    Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, có ít nhất 5 tàu Trung Quốc đang quấy phá lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư Chính, trong đó có 4 tàu hải cảnh đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Hiện tại, các tàu TQ vẫn tiếp tục thách thức chủ quyền VN, thậm chí đang có dấu hiệu tiến vào sâu hơn.
    Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng hôm nay các tàu hải cảnh TQ vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Cụ thể, 3 tàu hải cảnh TQ gồm Zhongguohaijing, Haijing 35111 và Zhongguohaijing 5403 vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển ở phía Nam Bãi Tư Chính. Trong đó, tàu hoạt động gần bãi Tư Chính nhất là tàu Haijing 35111, chỉ cách mép Bãi Tư chính khoảng 23 hải lý.
    Theo ông Nam, lúc 5h24’ sáng 11/1/2020, tàu Zhongguohaijing cách Côn đảo khoảng 175,6 hải lý, nghĩa là có dấu hiệu lùi xa một chút vì cũng vào giờ đó, ngày 10/1/2020, tàu này cách Côn đảo khoảng 169,6 hải lý. Nhưng đó không phải là tín hiệu đáng mừng vì lúc đó các tàu hải cảnh này vẫn đang quanh quẩn trong khu vực Bãi Tư Chính với tốc độ chậm.
    Trong cuộc gặp song phương với ông Phạm Bình Minh, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, Việt Nam “có vị thế đặc biệt, là nhân tố quan trọng đóng góp vào hoà bình, ổn định trong khu vực ASEAN; khẳng định ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp luật pháp quốc tế”. Còn ông Minh đề nghị LHQ và cá nhân Tổng thư ký “tiếp tục quan tâm về tình hình Biển Đông, hỗ trợ thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Luật pháp, chính quyền và người dân Mỹ.


Gã cao bồi này đã chiến thắng trong 1 vụ án về tranh chấp đất đai với chính quyền Mỹ, và đáng nói là ông ta dùng súng để bảo vệ đất, và ông ta cũng được 1 nhóm tình nguyện viên từ khắp nước Mỹ cũng mang đầy đủ súng ống đến để sát cánh bên ông, bảo vệ quyền sử dụng đất đai của ông
Bundy (tên gã cao bồi) đã tranh chấp với chính quyền bang Nevada về việc có trả thuế chăn nuôi cho chính quyền hay ko. Trong khi chính quyền cho rằng ông phải có nghĩa vụ trả phí sử dụng đất chăn nuôi gia súc, Bundy cho rằng ông có quyền tự do sử dụng mảnh đất thuộc về gia đình ông hàng trăm năm nay. Ông đã ko trả và vụ việc đưa ra toà xét xử, toà phán quyết ông phải bị cưỡng chế, tịch thu gia súc
Khi các nhân viên chính phủ đến trang trại ông để cưỡng chế, ông và các tình nguyện viên ủng hộ đã trang bị sẵn súng ống đón chờ (ảnh). Khi giáp mặt, các nhân viên chính phủ phải thoái lui dù có trang bị vũ khí mạnh hơn. Phía chính phủ hiểu nếu họ ra lệnh bắn sẽ gây ra 1 thảm cảnh và nếu phía chính phủ sai trong vấn đề pháp lý về quyền sở hữu đất của Bundy thì các nhân viên chính phủ khi đó nếu có bỏ mạng sẽ là những cái chết vô ích, tức tưởi vì ở Mỹ luật quy định người dân có quyền bắn, giết chết những kẻ xâm phạm đất đai sở hữu hợp pháp của anh ta dù kẻ xâm phạm đó là bất kì ai, là kẻ cướp hay nhân viên chính phủ
Chính phủ Nevada đã đợi khi nhóm vũ trang của Bundy giải tán, và đã bắt nguội Bundy ở 1 sân bay, để mang Bundy ra toà án xét xử lần nữa. Ở 1 toà án khác lần này, gã cao bồi đã thắng và được tuyên bố vô tội
Bundy trở thành 1 biểu tượng ở nước Mỹ dám đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình. Con trai ông cũng noi theo ông lãnh đạo 1 cuộc phản đối tương tự khác chống lại sự chiếm đóng của chính phủ đối với 1 khu bảo tồn động vật hoang dã, và cuối cùng toà cũng xử anh ta trắng án
Tạ ơn Chúa khi nước Mỹ là đất nước dân chủ - pháp quyền, có cơ chế Tam quyền phân lập trong đó có nhánh Tư pháp (toà án) độc lập ko chung đụng với đảng phái nào, cũng ko phụ thuộc chính phủ nên đã công tâm xử án, mang lại công lý cho 2 cha con gã cao bồi Bundy
Fb Nam Dao

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi đã không cầm được nước mắt khi đọc những dòng SỰ THẬT này:



Cú lừa ngoạn mục: Báo động Đỏ!
(Bài của Lưu Trọng Văn)
Cụ Kình cùng người Dân Đồng Tâm sau sự cố đấu tranh giành đất ở Đồng Tâm bị chính quyền căm ghét, bỏ rơi. Trong khi đó Đồng Tâm và nhà cụ trở thành bến đỗ tấp nập của Dân oan toàn quốc và của rất nhiều người đấu tranh, phản biện đủ các thành phần đến chia sẻ. Trên mạng các hình ảnh các nhân vật phản biện bấy lâu bị coi là phản động, thế lực chống đảng... thường xuyên công khai xuất hiện bên cụ Kình... và cụ Kình không thể ngờ rằng đó chính là chứng cứ để một vụ án chống chế độ được dựng lên thay vì chỉ là một phiên toà phân xử tranh chấp đất đai dân sự.
Kịch bản đã được sắp đặt không khác kịch bản Thái Bình, Thủ Thiêm- có bọn quấy rối chống chế độ.
Báo động Đỏ!
Bắt đầu chỉ là chống tham nhũng, chống cướp đất sau bị nống lên thành phản động, khủng bố...
Báo động Đỏ!
Vụ Thái Bình sau khi có những người lãnh đạo tỉnh thức và có trách nhiệm dám đến Dân, biết nghe Dân đã tránh được cuộc nổi dậy đổ máu.
Vụ Thủ Thiêm lãnh đạo cuối cùng buộc phải nghe sự thật từ Dân, cuối cùng không thể nhắm mắt coi Dân là lũ quấy rối, chống chế độ nữa nên tránh được phát súng tử thủ của một vị tướng chiến trận sẵn sàng bắn kẻ nào cướp đất của ông. Tránh được máu đổ.
Nhưng Đồng Tâm đã đổ máu. Máu của Dân và máu của chiến sĩ công an bị đẩy ra chống Dân.
Xin cúi mình tưởng nhớ tất cả những người đã đổ máu cho một Sự Thật Máu đã đến lúc ra Ánh Sáng Công Lý.
Một Nguyễn Đức Chung không đủ uy tín và đủ tấm lòng vì Dân khi gặp Dân Đồng Tâm như một Phạm Thế Duyệt khi về Thái Bình.
Máu có thể tránh bị đổ đau thương nếu sau cú gặp Dân thất bại của Nguyễn Đức Chung là sứ giả khác cỡ cao hơn, có uy tín hơn, có lòng với Dân, thương Dân hơn.
Tại sao trước khi cho quân bao vây coi Dân như kẻ thù thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hoặc chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thậm chí chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lại không trực tiếp gặp Dân để hiểu sự thật?
Lẽ nào với họ sự thật chỉ từ báo cáo đúng quy trình của hệ thống quan quyền của họ mà sự thật không từ miệng Dân?
Trước sự kiện sinh tử đối với mạng Dân và cả mạng người của mình tại sao các vị không đến với Dân trực tiếp nghe Dân dù chỉ một lần?
Nghe, tự mình cho người mình tin cần điều tra lần nữa.Dân sai thì thuyết phục Dân. Dân sai mà chống đối thì lập hồ sơ khởi tố công khai. Nào muộn? Nào máu đổ? Nào xóm làng tang thương? Nào Lòng Dân ngút trời oán thán?
Chả lẽ đối với các vị đến với Dân khó đến vậy ư? Các vị nói học tập, noi gương cụ Hồ, cụ Hồ luôn gần Dân, luôn lắng nghe Dân tấm gương ấy sao không học?
Báo chí một chiều đang đổ thêm dầu vào lửa.
Việc tặng huân chương tức tốc cho những người cầm súng chĩa vào Dân cũng đổ thêm dầu vào lửa.
Không có sự vô can của kẻ chủ mưu lừa biến Dân chỉ tranh chấp đất thành kẻ khủng bố chống chính quyền rồi xua hàng ngàn quân đang đêm đánh úp Dân với kẻ bị lừa vì nỗi lo sợ mất đảng, mất chế độ cổ vũ cho hành động ấy?
Sự thật luôn là sự thật!
Nước mắt không phải nước muối và máu không phải nước bọt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng Tâm – Nước mắt & Máu



Đoàn bảo Châu
Để có được một cái nhìn công bằng và toàn diện về vụ việc rất cần một hội nghị mở rộng và công khai để tranh luận. Tôi nói điều này cũng là để khẳng định rằng cho dù tôi có nỗ lực đến đâu thì những điều tôi nêu ra ở đây cũng chỉ có tính tương đối. Bởi một cá nhân với nguồn lực, tài liệu hạn chế thì nếu có thể cũng chỉ là tả được vài bộ phận chứ không vẽ được trọn vẹn cả con voi.
Chúng ta sẽ nhìn góc độ lịch sử & cơ sở pháp lý, cách hành xử của chính quyền, tâm lý người dân, lòng tin…
1. Lịch sử & cơ sở pháp lý:
Một trong những lập luận mà nhiều người dùng để chứng minh cho luận điểm của họ khi nói khu 59 héc ta thuộc đất quốc phòng là stt của Trung tướng Phi công AHLLVT Phạm Phú Thái. Theo ông Thái thì năm 1968 chính phủ đã cho phép quân đội xây dựng một sân bay bí mật ở khu vực Miếu Môn. Đồng thời xây dựng hệ thống hầm giấu máy bay trong các dãy núi song song với đường băng và cách từ vài trăm mét. Đầu tháng 4.1969 khi sân bay bằng đất và hệ thống hầm đã hoàn thành bước một thì ông Phạm Phú Thái và đồng đội đã được nhận lệnh hạ cánh thử nghiệm sân bay và hầm cất giấu máy bay. Các bạn có thể đọc bài viết ở đây:
https://www.facebook.com/phuthai.pham.1/timeline?lst=100013707398564%3A100007393448088%3A1578637556
Trong bài này trung tướng Phạm Phú Thái cho rằng: 1/ Bản đồ đất mà chính phủ giao cho quốc phòng làm sân bay có từ 1968. 2/ Đất này ko có tranh chấp vì đó là đất quân sự và ông khẳng định người dân đã “LẤN CHIẾM ĐẤT CÔNG.”
Ông Thái cũng thừa nhận là bộ quốc phòng không đưa ra được tấm bản đồ giao đất từ 1968 mà chỉ có bản đồ năm 1991.
Theo tôi, lập luận của trung tướng Thái khá là mơ hồ, nhất là khi không có tài liệu chứng minh.
Nhà sử học Dương Trung Quốc gọi việc không đưa ra được bằng chứng lịch sử là gót chân Asin lớn nhất của chính quyền.
Theo ông Quốc, từ thời thượng cổ khi nói về đất đai bao giờ cũng đi kèm với bản đồ. Kho địa bạ nhà Nguyễn làm trong 31 năm đã lập tất cả bản đồ của tất cả thửa đất dù nhỏ nhất trên toàn bộ lãnh thổ của 18.000 làng xã.
Ông Quốc nói:
“Nếu Chính phủ đưa ra một bản đồ về đất mà Thủ tướng Đỗ Mười trao cho Quốc phòng từ năm 1981 thì khỏi có chuyện gì xảy ra. Người dân hỏi tại sao không có bản đồ? Điều này gợi lại cho chúng ta câu chuyện Thủ Thiêm vì nhập nhằng trong bản đồ mà nhân dân bức xúc.
“Bản đồ là tối thiểu. Năm 1980, chúng ta ở trình độ cao. Bây giờ chúng ta không có bản đồ đưa ra, các bản đồ đều dựng lại từ năm 2013, 2014 thì làm sao người dân tin được. Những cán bộ địa phương khi đó chỉ là con cháu của thế hệ như ông Kình. Cho nên như vậy phải tin người dân, phải kiểm tra thẩm định, không nên đứng về một phía.”
Theo tôi phỏng đoán thì cái sân bay bí mật từ năm 1968 như trung tướng Phạm Phú Thái nói chính là tiền đề cho sân bay quân sự Miếu Môn mà cố thủ tướng Đỗ Mười đã kí quyết định 113TTg ngày 14/4/1980.
Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên cũ) ra quyết định 386 QĐ/UB, tiến hành dự án giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36 ha thuộc phía đông của cánh đồng Đồng Sênh, có đền bù cho hợp tác xã Đồng Tâm và giao cho Bộ Tư lệnh Công binh, và sau này thuộc Lữ Đoàn 28, Quân chủng Phòng không, Không quân.
Từ 1981 đến 2015, dự án sân bay Miếu Môn không thực hiện được. Như vậy là dự án sẽ không có giai đoạn 2 và khu đất phía Đông của Đồng Sênh với diện tích 47,36 ha là khu đất duy nhất của Đồng Tâm được thu hồi và đền thù.
Ngày 27/3/2015, Bộ Tham mưu ra quyết định 551 thu hồi lại khu đất này và giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel để xây dựng nhà máy sản xuất, nhưng theo chủ tịch Nguyễn Đức Chung thì là để xây dựng công trình quốc phòng A1.
Theo như ông Lê Đình Kình thì ranh giới và cột mốc của khu đất 47,36 vẫn còn và cơ sở pháp lý của mảnh đất này rõ ràng và giữa quân đội và người dân không hề có tranh chấp.
Vấn đề ở đây là nằm ở khu đất 59 hec-ta phía Tây của Đồng Sênh. Thanh tra Hà Nội và sau là Thanh tra Chính phủ khẳng định khu 59 héc-ta này là đất quốc phòng nhưng lại không hề đưa ra được quyết định thu hồi hay bản đồ nào. Đây chính là gót chân Asin như đại biểu Dương Trung Quốc nói. Trong khi ấy thì suốt mấy chục năm từ năm 1981 đến nay, người dân Đồng Tâm vẫn canh tác liên tục trên khu đất này, vẫn đóng thuế sử dụng đất đầy đủ. Khu đất 59 héc-ta chính là nguyên nhân của sự tranh chấp giữa người dân và chính quyền.
Ông Lê Đình Kình đã từng lập luận như trong những clip được phổ biến rộng rãi:
Một là: Nếu là đất quốc phòng thì sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại bồi thường bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây? Chưa phạt họ chiếm dụng đất quốc phòng đã là may cho họ rồi, sao lại còn ưu đãi đền bù hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân và lập dự án bố trí tái định cư cho họ nữa?
Hai là: Khi có chuyện thu hồi đất, dân làng Đồng Tâm khiếu nại cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn là Quân chủng Phòng không - Không quân thì họ đề nghị liên hệ với các cấp chính quyền Hà Nội. Thế nghĩa là đất dân sự, chứ nếu là đất quốc phòng thì sao Quân chủng đẩy trách nhiệm sang cho chính quyền Hà Nội được?
Ba là: Nếu là đất quốc phòng thì sao chính quyền xã Đồng Tâm bao lâu nay vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã cấp tạm đất?
Chính bởi những lý do quan trọng như trên mà người dân xã Đồng Tâm đã không phục chính quyền và họ nghi ngờ có sự không minh bạch và có lợi ích nhóm ở đây. Điều này họ nói trong những clip về cuộc họp thường kì của người dân.
2. Tâm lý và nguyện vọng của người dân Đồng Tâm:
Chính bởi chính quyền không đưa ra được bản đồ, quyết định thu hồi đất nên người dân không phục. Hơn nữa theo họ, Viettel là của bộ quốc phòng nhưng cũng là một doanh nghiệp, nếu muốn dùng đất nông nghiệp của dân thì phải thoả thuận bồi thường theo luật đất đai, có vậy họ mới có thể có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề.
3. Dư luận:
Rất nhiều bạn phóng viên không biết có nghiên cứu kĩ về cơ sở pháp lý hay không nhưng đã khẳng định người dân Đồng Tâm chiếm đất quốc phòng và căn cứ vào việc đổ máu để kết luận những người phản kháng là tội phạm chứ không đại diện cho người dân.
Tôi chỉ lưu ý các bạn rằng việc đổ máu này là do chính quyền đã chủ động khởi phát. Theo luật định thì việc cưỡng chế đất đai phải thực hiện trong giờ hành chính và phải trước hay sau Tết nguyên đán 15 ngày. Không chỉ như vậy mà theo tôi, nếu cơ sở pháp lý của chính quyền đã không đầy đủ thì chính quyền cần phải có một cách ứng xử kiên nhẫn, mềm mại với người dân chứ không thể đánh úp vào nhà dân với một lực lượng được trang bị đến tận răng như vậy.
Quan điểm của riêng tôi là không ủng hộ bạo lực cả từ hai phía. Những chiến sỹ cảnh sát cũng là con em của dân, không có đất đai nào đáng giá bằng mạng người. Nhưng ở đây tôi cho rằng lỗi của chính quyền là phần lớn và sai về nhiều mặt.
Chính quyền làm thế này là làm mất đi hình ảnh trên trường quốc tế về mặt nhân quyền, về thái độ với người dân. Có nhiều bạn sẽ chửi rằng họ không phải là dân mà là tội phạm, nhưng đấy chỉ là một cách nói nguỵ biện, khi đã phải huy động tới cả nghìn quân thì đám đông “tội phạm” kia chính là dân đấy.
Chính quyền "do dân, vì dân" mà ứng xử với dân như với địch như vậy là không ổn.
Chính quyền nắm quyền trong tay, sao không làm truyền thông công khai để thuyết phục người dân và dư luận trước đi?
Một điều lạ là khi tôi đọc những bài báo trên báo chí chính thống thì thông tin đều rất mơ hồ mà không bao giờ chỉ ra thực chất vấn đề.
Trong bối cảnh tham nhũng tràn lan, thì người dân có quyền đặt câu hỏi đằng sau sự mập mờ là cái gì?
Đây cũng chính là câu chuyện của niềm tin. Khi niềm tin thấp thì người dân rất khó đồng thuận với sự giải thích sơ sài.
Theo tôi, sự việc xảy ra chẳng những là một nỗi đau với cả nước, một thảm hoạ nhân đạo mà còn là một thất bại lớn của chính quyền.
Hãy để báo chí trong nước và nước ngoài, quốc hội, luật sư, và các tổ chức xã hội dân sự tham gia làm sáng tỏ sự việc này. Làm được thế là để tránh những thảm kịch Đồng Tâm khác.
Tôi viết không phải để bênh bên nào, mà với một mục đích duy nhất là để cố gắng chạm tới sự thật. Tôi biết sự cố gắng này là rất khó và chắc chắn sẽ không đầy đủ và có thể có thiếu sót nhưng ai cũng có quyền thu thập thông tin và phát ngôn quan điểm của mình.
Bàn về việc này không chỉ để nêu ra đúng sai của sự việc vừa xảy ra mà còn để ứng xử sao cho có tình có lý với hậu quả của sự việc.
Rồi đây những người dân bị bắt sẽ bị xử sao đây? Nhà cửa của họ tan hoang, mưu sinh khó khăn, gia đình xé nhỏ tan tác… nhưng lỗi của họ đến đâu? Ai, quyết định nào đã góp phần đẩy số phận của họ tới bước đường cùng ấy?
Các luật sư chắc hẳn sẽ đồng hành cùng họ. Nhưng như các nhà báo quốc doanh chế giễu các luật sư bênh người dân là các “luật sư toàn thua”, tôi thấy đấy chính là một sự thật cay đắng khi có luật nhưng luật sư ở Việt Nam không có tiếng nói thật sự.
Do vậy, hơn bao giờ hết công luận cần quan tâm tới những số phận kém may mắn kia, những con tim có lương tri cần đập những nhịp tha thiết và gần gũi hơn với đồng loại khốn khổ của mình.
Nếu không, tôi sợ rằng những sự việc đau lòng sẽ còn xảy ra nhiều hơn nữa trên đất nước của chúng ta.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã quan tâm tới sự việc này. Xin các bạn hãy bổ sung để bức tranh "sự thật" được đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!
Tễu Blog
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ


Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ
Khó khăn bủa vây với nền kinh tế Iran khi phải đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt, khiến nước này không đủ khả năng để bước vào một cuộc chiến toàn diện với Mỹ.
Sau vụ việc Mỹ thực hiện đợt không kích khiến chỉ huy quân sự Iran - Qasem Soleimani, thiệt mạng, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư băn khoăn nhất đó là liệu sự việc này có phải là yếu tố châm ngòi cho chiến tranh hay không.
Quan chức của cả 2 nước đều đã lên tiếng và cho biết mục tiêu của họ không phải đi đến chiến tranh. Hơn nữa, nhiều chuyên gia về địa chính trị nhận định rằng, Iran thực sự không đủ khả năng để thực hiện chiến tranh. Một phần là do Quốc gia Hồi giáo đang suy yếu dần sau nhiều năm chịu các lệnh trừng phạt. Dẫu vậy, số liệu mới về nền kinh tế Iran từ những nguồn chính thống lại không có.
Dưới đây là 6 biểu đồ miêu tả "hiện trạng" của nền kinh tế Iran ở thời điểm hiện tại.
Nền kinh tế rơi vào suy thoái
Những lệnh trừng phạt từ quốc tế nhằm kiềm chế Iran theo đuổi chương trình hạt nhân trong nhiều năm đã khiến nền kinh tế nước này tiếp tục xu hướng trì trệ. Năm 2015, Iran được nới lỏng lệnh trừng phạt khi đồng ý thoả thuận với 6 quốc gia phát triển về việc hạn chế hoạt động phát triển hạt nhân. Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Donald Trump tái áp dụng lệnh trừng phạt và một lần nữa nền kinh tế Iran lại rơi vào suy thoái.
Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 1.
Ngành công nghiệp khai thác dầu lao dốc
Theo ước tính của World Bank, Iran có trữ lượng dầu thô lớn thứ 4 thế giới. Phần lớn tăng trưởng kinh tế của quốc gia này và thu nhập của chính phủ phụ thuộc vào hoạt động bán dầu thô. Tuy nhiên, hạn chế về việc bán dầu của Iran lại nằm trong các lệnh trừng phạt mà ông Trump tái áp dụng 2 năm trước. Đó là một trong những lý do khiến các chuyên gia, bao gồm cả IMF, đều dự đoán rằng sản lượng và hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ sụt giảm.
Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 2.
Hoạt động thương mại co hẹp
Xuất khẩu dầu sụt giảm và những hạn chế từ cộng đồng quốc tế đối với những lĩnh vực khác - như ngân hàng, khai thác mỏ và hàng hải, đã khiến hoạt động thương mại của quốc gia này sụt giảm. IMF ước tính xuất khẩu của Iran có thể giảm xuống dưới mức nhập khẩu vào năm 2019 và 2020.
Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 3.
Chi phí sinh hoạt tăng cao
Ngân hàng Trung ương Iran đã duy trì tỷ giá hối đoái chính thức ở mức ổn định là 42.000 rial đổi 1 USD. Tuy nhiên, theo trang web ngoại hối Bonbast.com, đồng tiền tệ này thậm chí còn yếu hơn ở thị trường phi chính thức, giao dịch quanh mức 140.000 rial đổi 1 USD vào tháng này, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng.
Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 4.
Đồng nội tệ yếu cũng là một nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao ở Iran, khi WB cho biết tỷ lệ lạm phát đã lên tới 52% vào tháng 5/2019. Yếu tố này đã khiến chi phí sinh hoạt ở Iran tăng lên, vào đúng thời điểm cơ hội việc làm đang thiếu hụt.
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 5.
Một hệ luỵ của nền kinh tế trì trệ hoặc suy yếu là tỷ lệ thất nghiệp tăng, đây chính là điều đã và đang diễn ra ở Iran. Theo WB, tình trạng thiếu cơ hội việc làm thậm chí có thể tồi tệ hơn nữa tại quốc gia này. Tổ chức này còn lưu ý rằng tỷ lệ nghèo đói ở Iran đã tăng từ 8,1% vào năm 2013 lên 11,6% vào năm 2016.
Thâm hụt ngân sách tăng cao
Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 6.
Chính phủ Iran đã giới hạn các hoạt động trợ cấp tài chính để đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Biện pháp này gặp nhiều rủi ro hơn vì hoạt động kinh tế trì trệ và hoạt động bán dầu trùng xuống do các lệnh hạn chế. Những hạn chế trong việc áp dụng chính sách tài khoá là nguyên nhân Iran không đủ khả năng để chi trả nếu có chiến tranh, dù một số chuyên gia cho rằng Tehran có thể đẩy căng thẳng với Mỹ lên cao nhờ những lực lượng uỷ nhiệm ở khắp Trung Đông, từ Syria và Yemen cho đến Afghanistan.
Tham khảo CNBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang