Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Đọc Thoát Á luận – bài luận làm thay đổi lịch sử nước Nhật


Thoát Á luận là tựa đề bài báo của Fukuzawa Yukichi, với nội dung thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức giả tạo bên ngoài của các nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình, để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài.
Bài luận nổi tiếng này đã khơi nguồn cho dòng triết học Khai sáng của Nhật Bản, nền tảng tư tưởng và tinh thần của cuộc Canh tân Minh Trị đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ lệ thuộc và phát triển ngang hàng với phương Tây cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài luận này như một tư liệu để bạn đọc tham khảo.
—————————————–
Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.
Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ llực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?
Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyo nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi.
Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.
Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.
Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.
Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.
Ngày nay, trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.
Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.
Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung – Hàn – Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.
Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!
Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!
 Fukuzawa Yukichi (1835-1901, tên phiên âm Hán Việt: Phúc Trạch Dụ Cát) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Ông là một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị – thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản.Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới.
Theo THỜI BÁO DOANH NHÂN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tình báo Mỹ phát hiện tên lửa đạn đạo Iran đã vào thế sẵn sàng khai hỏa


Lực lượng tên lửa đạn đạo Iran được phát hiện đã sẵn sàng khai hỏa trả thù cho vụ ám sát Tướng Soleimani. Tuy nhiên, thực sự thì Tehran có thực lực trả đũa Mỹ bằng cách nào?
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran phóng tên lửa trong cuộc tập trận trên sa mạc gần thành phố Qom, Đông Nam Tehran tháng 11/2006. Ảnh: REUTERS/Fars News
Trong lúc căng thẳng với Iran leo thang nóng bỏng trong những ngày qua, các cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện lực lượng tên lửa đạn đạo Iran đã đặt trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa, trả thù cho cái chết của viên tướng quyền lực Qassem Soleimani. Thông tin này được tờ New York Times dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản ứng lại diễn biến trên với một loạt cảnh báo trên trang Twitter cá nhân, trong đó ông đe dọa sẽ tấn công 52 mục tiêu của Iran, bao gồm cả những địa điểm có tầm quan trọng lớn về văn hóa.
Nhà lãnh đạo Mỹ đăng dòng tweet hôm 4/1: “Iran đang rất mạnh mồm về nhắm mục tiêu vào một số tài sản của Mỹ để trả thù cho việc chúng ta giải thoát thế giới khỏi thủ lĩnh khủng bố hàng đầu của họ, kẻ đã giết hại người Mỹ và làm bị thương nhiều người khác”. Ông Trump cho rằng chính Soleimani đã lãnh đạo các cuộc tấn công nhằm vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, và đây được cho là yếu tố thúc đẩy việc Tổng thống Mỹ ra lệnh tấn công ám sát viên tướng này. "Nếu Iran tấn công bất kỳ người Mỹ hoặc tài sản nào của Mỹ, chúng tôi đã nhắm vào 52 địa điểm của Iran (đại diện cho 52 con tin người Mỹ bị Iran bắt giữ trong cuộc khủng hoảng con tin năm 1979), một số có tầm quan trọng rất cao với Iran và văn hóa Iran”, ông Trump viết trong một dòng tweet tiếp theo trên Twitter.
Hiện chưa rõ liệu các đơn vị tên lửa Iran có được phân tán nhằm tránh những cuộc tấn công tiếp theo của Mỹ, hoặc để chuẩn bị cho các cuộc tấn công mục tiêu Mỹ và đồng minh nhằm trả thù cho Tướng Soleimani.
Viên tướng được cho là quyền lực nhất Iran, Suleimani bị sát hại trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái Mỹ ở sân bay Baghdad.
Những biện pháp trả thù tiềm tàng của Iran
Từ sáng 3/1, Đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã phát đi khuyến cáo kêu gọi toàn bộ công dân nước này phải “lập tức rời khỏi Iraq”. Và trước đó, ngày 1/1, trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành hướng dẫn hạn chế đi lại “Cấp độ 4” dành cho công dân Mỹ, trong đó nhấn mạnh: “Không tới Iraq do các vấn đề khủng bố, bắt cóc và xung đột vũ trang”.
Vậy Iran có thể làm những gì để trả đũa người Mỹ?
Theo tờ Business Insider, khả năng của Iran trong việc thực hiện một phản ứng quân sự truyền thống trước cuộc tấn công của Mỹ là khá hạn chế.
Năng lực hải quân của Iran được tập trung hướng tới các hoạt động như phong tỏa, gài mìn và can thiệp để kiểm soát sự di chuyển của các tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển phía Nam của họ. Mặc dù khả năng này đã gây ra tác động kinh tế khi giá dầu đã bắt đầu liên tục tăng trong những ngày qua, nhưng không có khả năng gây ảnh hưởng quân sự đáng kể trong khu vưc.
Iran đã theo đuổi mạnh mẽ một chương trình đe dọa các nhóm tàu sân bay Mỹ trong khu vực. Vào tháng 5/2019, trả lời về việc Mỹ triển khai tàu sân bay USS Abraham Lincoln đến Vịnh Ba Tư, Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh Không quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, nói với hãng tin Al Jazeera rằng: "Một tàu sân bay có ít nhất 40-50 máy bay và 6.000 binh sĩ trên đó từng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chúng tôi trong quá khứ. Nhưng bây giờ nó lại là mục tiêu và các mối đe dọa đã chuyển thành cơ hội”. Ông Hajizadeh cảnh báo: "Nếu người Mỹ có bất cứ động thái nào, chúng tôi sẽ đánh phủ đầu họ."
Lính bắn tỉa Iran trong cuộc tập trận ở miền Tây Iran từ năm 2004. Ảnh: Fars/Reuters
Trong khi đó, Không quân Iran với lực lượng lớn nhưng đã khá lạc hậu. Báo cáo ngày 30/12/2019 đăng trên trang National Interest cho biết, "Bị cấm mua máy bay chiến đấu mới, Iran đã phải nâng cấp và sao chép các máy bay cũ của mình".
Báo cáo viết: "Máy bay chiến đấu của Iran đã cũ và lỗi thời. Những chiếc không cũ thì chỉ là bản sao mới của thiết kế cũ. Phi đội F-14, F-5 và F-4 do Mỹ sản xuất từ những năm 1970, một số máy bay ném bom MiG-29 và Sukhoi cổ điển của thập niên 1980 và một vài chiếc J-7 mà Iran đã mua của Trung Quốc trong những năm 1990".
Không quân Iran sở hữu phi đội máy bay lỗi thời và chủ yếu do phương Tây chế tạo, nên chúng rất dễ bị các chiến thuật phòng không của Mỹ hóa giải. Vì những lý do này, khả năng Iran tiến hành các cuộc không kích vào nhằm vào lợi ích của Mỹ trong khu vực về cơ bản là không tồn tại.
Về hải quân, năm 2012, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã công bố một báo cáo giải mật về việc vận chuyển nhóm tên lửa chống hạm hạng nặng do Trung Quốc thiết kế cho Iran. CIA kết luận rằng ít nhất 20 tên lửa đã được chuyển từ Trung Quốc đến Iran vào cuối những năm 198
Tàu chiến Iran và thuyền cao tốc tham gia tập trận trên Vịnh Ba tư và Eo biển Hormuz tháng 4/2010. Ảnh: Reuters/Fars News
Năm 2006, nhóm Hồi giáo vũ trang Hezbollah thân Iran đã cho ra mắt phiên bản tiên tiến hơn của tên lửa chống hạm Silkworm của Trung Quốc, khi tấn công một tàu chiến của Israel ngoài khơi bờ biển Lebanon. Cuộc tấn công của Hezbollah nhằm vào tàu chiến Israel, INS Hanit, vào ngày 14/7/2006 này đã khiến 4 thủy thủ thiệt mạng và làm hỏng nặng tàu hộ tống Israel.
Gần đây, các tàu nhỏ của Iran bị nhóm tàu chiến đấu USS Abraham Lincoln của Mỹ chụp được ảnh đang theo dõi các tàu Mỹ. Tuy nhiên, do khả năng phòng thủ chống tên lửa cao của Hải quân Mỹ, hầu như không có khả năng một cuộc tấn công tên lửa chống hạm hạng nặng thế hệ cũ của Iran sẽ thành công trước một tàu sân bay Mỹ. Mặc dù rõ ràng những nỗ lực tiến hành hoạt động này là không thể loại trừ.
Thuyền vũ trang của Vệ binh Cách mạng Iran vào tháng 8/2019. Ảnh: WANA
Một mối đe dọa hữu hình đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực có thể đến từ các tên lửa đạn đạo mặt đất của Iran.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trong báo cáo ngày 30/5/2019, Iran có khả năng trang bị một lực lượng gồm hơn 150 tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn. Iran cũng đang cùng phát triển với Triều Tiên về các tên lửa đạn đạo tầm xa tiên tiến hơn, nhưng cho đến nay, các lệnh trừng phạt và hạn chế nhập khẩu cộng với các nỗ lực kiểm soát của Mỹ với Triều Tiên đã làm chậm tiến độ đối với chương trình tên lửa đạn đạo tiên tiến hơn này.
Nhưng ngay cả với hơn 150 tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn của Iran, tương tự như tên lửa Scud của chính quyền Saddam Hussein tại Iraq trước đây, thì cũng không có nhiều mục tiêu Mỹ nằm trong phạm vi tấn công.
Tên lửa Saegheh của Vệ binh Cách mạng Iran tập trận tại khu vực Hormuz tháng 4/2010. Ảnh: Reuters/Fars News
Xem Iran phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Khoramshahr năm 2017 (Nguồn: euronews)

Mối đe dọa trả đũa lớn nhất của Iran rất có thể là từ các hoạt động khủng bố từ các nhóm vũ trang ủy nhiệm. Iran đã thành công trong việc hỗ trợ các hoạt động chiến tranh phi truyền thống, thường được thực hiện bởi nhóm ủy nhiệm. Các lực lượng này có thể đe dọa bất kỳ lợi ích nào liên quan đến Mỹ, không chỉ ở Trung Đông, mà trên khắp châu Âu và các khu vực của châu Á.
Thu Hằng/Báo Tin tức

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Cộng can thiệp vào nội bộ Đài Loan và Việt Nam

Hoàng Gia Phúc
2020-01-06

Hình minh họa. Hình chụp hôm 4/1/2020 tại cuộc tập trung của những người ủng hộ ứng cử viên Hàn Quốc Du (thứ 4 bên trái trên áp phích) thuộc Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới ở Đài Loan.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 4/1/2020 tại cuộc tập trung của những người ủng hộ ứng cử viên Hàn Quốc Du (thứ 4 bên trái trên áp phích) thuộc Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới ở Đài Loan.
 AFP

Từ Đài Loan

Ngày 11/1/2020 sắp tới là một ngày quan trọng đối với người dân Đài Loan, vì đây sẽ là ngày mọi cử tri chọn Tổng thống cho nhiệm kỳ mới. Tổng thống mới của đảo quốc này chắc chắn sẽ đưa ra những chính sách mới, đặc biệt là đối ngoại. Tác động của các chính sách này, sẽ không chỉ tác động tới người dân của đảo quốc này mà còn ảnh hưởng tới cả tình hình chính trị khu vực và thế giới.
Hai ứng cử viên sáng giá nhất cho cuộc đua vào chức vụ Tổng thống Đài Loan cho nhiệm kỳ mới, một là Tổng thống đương nhiệm - bà Thái Anh Văn. Còn người kia là ông Hàn Quốc Du - đương kim Thị trưởng thành phố Cao Hùng.
Hai nhân vật này, về chính sách có những điểm đối lập nhau, và kết quả của cuộc bầu cử lần này sẽ thể hiện ý nguyện của người dân Đài Loan trước các biến động chính trị trong và ngoài nước.
Bà Thái Anh Văn tiếp tục là gương mặt đại diện cho Đảng Dân Tiến, còn ông Hàn Quốc Du là đại biểu của Quốc Dân Đảng. Một trong những sự khác biệt lớn nhất của hai người trong cương lĩnh tranh cử, chính là chính sách đối với Trung Cộng.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 5/1/2020: Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến trong một cuộc tập trung ở sân vận động Xinzhuang ở thành phố New Taipei
Hình minh họa. Hình chụp hôm 5/1/2020: Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến trong một cuộc tập trung ở sân vận động Xinzhuang ở thành phố New Taipei AFP
Chính sách đối với Trung Cộng của ông Hàn Quốc Du thể hiện quan điểm của đảng ông - Quốc Dân Đảng. Đảng này đã có lịch sử hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc từ thời kháng Nhật, trong phong trào Quốc - Cộng liên minh. Người giữ chức vụ Tổng thống Đài Loan trước bà Thái Anh Văn là ông Mã Anh Cửu cũng là người của Quốc Dân Đảng. Ông này cùng với Quốc Dân Đảng đã có mối quan hệ nồng ấm với Trung Cộng, và đó cũng là lý do mà đảng này đã thất cử trong kỳ bầu cử Tổng thống lần trước, khi nhiều người dân Đài Loan lo lắng trước nguy cơ “nuốt chửng” Đài Loan của Trung Cộng. Cũng giống như ông Mã Anh Cửu, ông Hàn Quốc Du thể hiện chính sách xích lại gần Trung Cộng, ông ta tuyên bố rằng “sẽ không chấp nhận tên gọi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” mà phải gọi đó là “chung một gia đình”. Quan điểm này được Trung Cộng nhiệt lịệt ủng hộ trong việc kêu gọi thống nhất Đài Loan của ông Tập.
Cương lĩnh tranh cử của bà Thái Anh Văn thì hoàn toàn khác ông Hàn. Bà là người luôn chỉ trích các tuyên bố của ông Tập Cận Bình về nhiều lĩnh vực. Khẩu hiệu tranh cử của bà Thái Anh Văn là “Chống lại Trung Cộng, Bảo vệ Đài Loan”. Chính sách đối ngoại của bà Thái trong thời gian vừa qua thể hiện rõ ràng là “Thân Mỹ”. Bà Thái cũng là người khẳng khái ủng hộ phong trào biểu tình ở Hồng Công.  Bà Thái lo ngại rằng một khi Trung Cộng vươn mạnh ảnh hưởng, thì nền dân chủ ở Đài Loan sẽ bị nguy hại.
Các cuộc biểu tình ờ Hồng Công đã phủ bóng lên cuộc bầu cử tới đây ở Đài Loan. Nhiều người dân Đài Loan lo ngại với bài học nhãn tiền khi Trung Cộng đón nhận Hồng Công trở về đã khẳng định sẽ duy trì và tôn trọng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” nhưng sự thực với những gì Trung Cộng đã làm gần đây đối với nền chính trị cùa Hồng Công đã cho thấy Trung Cộng đã “nuốt lời” như thế nào. Câu chuyện của Hồng Công hôm nay sẽ là tương lai u ám của Đài Loan nếu chính quyền Đài Loan “mơ tưởng” chuyện Trung Cộng sẽ hợp nhất Đài Loan một cách êm thấm và tôn trọng. Chính trong bối cảnh đó, các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy sự ủng hộ vượt trội của người dân cho bà Thái.[1]
Trước tình hình như vậy, Trung Cộng đã tìm cách “hành động” để nhằm giúp cho ông Hàn thắng cử. Việc Trung Cộng can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Đài Loan không phải mới xảy ra lần đầu. Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu đã công khai tuyên bố với báo giới về việc Đài Loan có bằng chứng trong việc Trung Cộng đã can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan hồi 2018.[2]Mới đây, một điệp viên từ Cơ quan tình báo Trung Cộng đã chính thức tố cáo Trung Cộng tìm cách tổ chức nhiều lực lượng để tác động vào cuộc bầu cử ở Đài Loan, nhằm “lái” kết quả bầu cử ở Đài Loan theo ý muốn của họ.
Chiến thuật can thiệp vào bầu cử Đài Loan của Trung Cộng được thể hiện qua các hành động sau:
-      Sử dụng các tin tặc làm nhiễu loạn thông tin về các cuộc bầu cử ở Đài Loan bằng cách phát tán các tin giả thông qua các mạng xã hội phổ biến ở Đài Loan như Facebook, Weibo.. hoặc các phần mềm chat được nhiều người sử dụng như Line..
-      Bắc kinh tìm cách kiểm soát hoặc thao túng các tập đoàn truyền thông ở Đài Loan bằng nhiều con đường khác nhau, có thể là mua lại, hoặc sáp nhập.. để nắm quyền kiểm soát hoặc chi phối các tập đoàn truyền thông của Đài Loan. Tờ Financial Times mới đây cho biết một tập đoàn truyền thông lớn, có ảnh hưởng của Đài Loan là Want Want China Times Media Group đã bị phát hiện cộng tác với Trung Cộng, đăng nhiều bài theo cách tuyên truyền của Trung Cộng.[3]
-      Trung Cộng cũng tổ chức cho các tin tặc sử dụng hàng triệu cuộc tấn công mạng, nhắm vào Đài Loan. Tzeng Yi suo - người đứng đầu của bộ phận chiến tranh mạng thuộc Viện nghiên cứu an ninh và quốc phòng quốc gia Đài Loan cho biết: “Trung Cộng đã theo gót Nga, sử dụng các cuộc chiến tranh trên không gian mạng. Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử của chúng tôi, hầu hết các cuộc tấn công mạng nhắm vào Đài Loan đều bắt nguồn từ Trung Cộng”.[4]


[1] https://www.theguardian.com/world/2019/dec/30/taiwan-presidential-election-referendum-on-ties-with-china
[2] https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/Taiwan-accuses-China-of-election-meddling
[3] https://www.ft.com/content/036b609a-a768-11e9-984c-fac8325aaa04
[4] https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-10-23/china-s-information-war-on-taiwan-ramps-up-as-election-nears
[5] https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-vo-van-thuong-tinh-tao-truoc-viec-dung-bao-chi-dau-da-noi-bo-truoc-dai-hoi-1165703.html
* Bài viết của cộng tác viên không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Cuộc điện thoại khẩn vào rạng sáng và “bàn tay phía sau” khiến TT Trump quyết giết tướng Iran


Cuộc điện thoại khẩn vào rạng sáng và "bàn tay phía sau" khiến TT Trump quyết giết tướng Iran
Những người Lebanon ủng hộ chỉ huy Iran Qassem Soleimani ở vùng ngoại ô Beirut hôm Chủ nhật. Ảnh: Reuters
Các quan chức cao cấp Lầu Năm Góc đã rất ngạc nhiên và choáng váng khi TT Trump quyết định không kích tướng Iran.
Sau khi Mỹ giết tướng Iran Qassem Soleimani, căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang mạnh mẽ. Tuy nhiên, đằng sau đó ai mới là người đã thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định này?
Bàn tay phía sau
Tờ Washington Post (Mỹ) ngày 5/1 cho biết, vào 4 giờ sáng thứ Năm (2/1), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bị đánh thức bởi một cuộc gọi điện thoại khẩn cấp, thông báo Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị bao vây bởi nhiều người biểu tình. Vào thời điểm đó, những người biểu tình đã bắt đầu ném bom xăng vào đại sứ quán, đe dọa sự an toàn của các nhà ngoại giao Mỹ.
Đến 4 giờ 30 phút sáng, ông Pompeo nói chuyện qua điện thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley và Đại sứ Mỹ tại Iraq Matthew H. Tueller.
Cuộc điện thoại khẩn vào rạng sáng và bàn tay phía sau khiến TT Trump quyết giết tướng Iran - Ảnh 1.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley phát biểu tại Mar a Lago vào ngày 29/12/2019. Ảnh: Getty
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ với Washington Post rằng, trong vài ngày sau đó, ông Pompeo liên tục nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đề xuất loại bỏ Thiếu tướng Soleimani. Phó Tổng thống Mike Pence cũng ủng hộ quan điểm của ông Pompeo. Trên thực tế, khi Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ vào năm 2019, Ngoại trưởng Pompeo đã từng thúc đẩy Tổng thống Trump phải cứng rắn với Iran nhưng ông chủ Nhà Trắng khi đó đã từ chối, điều này khiến ông Pompeo "rất chán nản". Tuy nhiên, giờ đây, Tổng thống bắt đầu lo ngại ông sẽ bị nghi ngờ "thiếu quyết đoán" nếu không đối phó với "sự gây hấn" của Iran, vì vậy, ông Pompeo đã được bật đèn xanh.
Washington Post nhận định, ý đồ của Ngoại trưởng Pompeo rất rõ ràng. Ông từng chỉ trích mạnh mẽ người tiền nhiệm Hillary Clinton vì đã không bảo vệ các nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi, Libya.
"Chúng tôi đã loại bỏ một kẻ độc ác khỏi chiến trường, chúng tôi đã đưa ra quyết định đúng đắn và tôi tự hào về những nỗ lực của Tổng thống Trump", ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Lầu Năm Góc cũng bị sốc
Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết, vài tháng trước, Ngoại trưởng Pompeo đã đề xuất loại bỏ tướng Soleimani nhưng cả Tổng thống Trump và các quan chức Lầu Năm Góc đều không đồng ý với lựa chọn này.
Cuộc điện thoại khẩn vào rạng sáng và bàn tay phía sau khiến TT Trump quyết giết tướng Iran - Ảnh 2.
Một phương tiện bốc cháy gần sân bay quốc tế Baghdad, Iraq sau vụ không kích của Mỹ. Ảnh: EPA
Trong hơn một năm qua, các quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo Tổng thống, phản đối ông leo thang trừng phạt Iran và họ cũng phản đối đẩy mạnh quá mức một cuộc đối đầu căng thẳng với Tehran, bởi vì nó liên quan đến nguồn lực to lớn của Mỹ. Hơn nữa, nhiều quan chức Lầu Năm Góc hy vọng, trong tương lai, các nguồn lực sẽ được đầu tư vào Đông Á hơn là Trung Đông.
Tổng thống Trump cũng hy vọng sẽ thực hiện cam kết của mình để giảm sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Trung Đông. Nhưng vào ngày 27/12/2019, 30 quả rocket đã tấn công căn cứ của quân đội Mỹ ở Kirkuk, giết chết một nhà thầu dân sự Mỹ và làm bị thương nhiều người khác. Hai ngày sau, hai ông Pompeo và Milley đến resort triệu đô của Tổng thống Trump ở Mar-a-Lago.
Tại đây, hai quan chức Mỹ đưa ra các phương thức Mỹ có thể lựa chọn để trả đũa Iran, bao gồm loại bỏ tướng Soleimani và Tổng thống Trump đã đồng ý.
Theo Washington Post, trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn ở Iran và Trung Đông, các quan chức Bộ Quốc phòng thường đề xuất với ông Trump một loạt các biện pháp đối phó với Iran. Đối với các nhà hoạch định chiến lược, loại bỏ Soleimani là một trong những lựa chọn cực đoan và phi thực tế nhất. Các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc đã rất ngạc nhiên và choáng váng. "Họ không ngờ [Tổng thống] Trump lại tiến hành hành động đó", quan chức Nhà Trắng khẳng định.
@ Trithuctre

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kim Jong-un bị sức ép tâm lý sau vụ Tướng Soleimani


Các chuyên gia lưu ý rằng cái chết của ông Soleimani có khả năng làm lung lay các nhà lãnh đạo Triều Tiên.
GS Yang Moon Jin tại ĐH Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul (Hàn Quốc) nói với tờ The Korea Herald rằng sau trận không kích ở Baghdad (Iraq), nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “sẽ bị sức ép tâm lý”.
Ông Kim Jong-un sẽ bị sức ép tâm lý sau vụ Mỹ giết tướng Iran? - ảnh 2
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lúc đến Nga. Ảnh: SPUTNIK
Cựu Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Jeong Se-hyun, trong lần xuất hiện trên truyền hình hôm 5-1, cho hay Triều Tiên thậm chí sẽ thận trọng hơn trước đó khi tiết lộ về nơi ở chính xác của ông Kim.
Trao đổi với trang tin NK News hôm 5-1, ông Andrei Lankov - học giả người Nga và là chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên nhận định rằng vụ hạ sát Tướng Soleimani cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn so với điều mà các chiến lược gia Triều Tiên từng nghĩ trước đây.
“Thời gian trôi đi, ngày càng nhiều các nhà quan sát có xu hướng coi năm 2017 là một trò lừa bịp và người ta tin rằng ông Donald Trump không có can đảm thực hiện lời đe dọa của ông về một chiến dịch quân sự tại khu vực bất ổn lớn của thế giới. Tuy nhiên, vụ giết Tướng Soleimani tuần trước chứng minh rằng thế giới đã đánh giá thấp mong muốn chấp nhận rủi ro của ông Trump (hoặc có lẽ đã đánh giá thấp khả năng đưa ra quyết định dựa trên lý trí của ông ấy)” - chuyên gia Lankov viết.
Ông Kim Jong-un sẽ bị sức ép tâm lý sau vụ Mỹ giết tướng Iran? - ảnh 3
Ông Kim Yong Nam - Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2018. Ảnh: SPUTNIK
“Chắc chắn người Triều Tiên đã lưu ý và rất có thể coi đó là một dấu hiệu cảnh báo. Cái chết của ông Soleimani gợi nhắc chúng ta rằng hành vi nguy hiểm quá mức có thể dẫn đến việc một máy bay không người lái của Mỹ âm thầm tiếp cận một số mục tiêu ở vùng ngoại ô Bình Nhưỡng” - ông Lankov nói thêm.
Trong thông điệp mừng năm mới 2020 được đưa ra vài ngày trước vụ hạ sát Tướng Soleimani, nhà lãnh đạo Kim đã dùng ngôn ngữ thận trọng hơn so với hồi tháng 12-2019, khi các ấn phẩm của Triều Tiên tuyên bố sẽ quay lại tình trạng hiếu chiến.
Ông Kim hồi cuối năm 2019 tuyên bố sẽ tặng Mỹ một “món quà Giáng sinh” mà giới phân tích dự đoán sẽ là vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa đầu tiên của Triều Tiên. Tuy nhiên, cuối cùng không có sự kiện nào xảy ra.
Thay vào đó, ông Kim nhấn mạnh các chiến thuật trì hoãn của Washington được thiết kế nhằm kéo dài tác động tai hại từ các lệnh trừng phạt kinh tế áp vào Triều Tiên. Ông Kim còn kêu gọi người Triều Tiên thắt lưng buộc bụng vì việc cứu trợ dường như không thể xảy ra sớm.
“Nếu Mỹ không giữ lời hứa họ đã tuyên bố trước thế giới, nếu nước này đánh giá sai sự kiên nhẫn của người dân chúng tôi và tiếp tục sử dụng lệnh trừng phạt và sức ép chống lại nền cộng hòa của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào ngoài tìm con đường mới để đảm bảo chủ quyền và lợi ích của đất nước chúng tôi” - ông Kim nói ngày 1-1.
TRI TÚC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu trả lời về ‘ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời’ của người đàn ông có trong tay cả thế giới Bill Gates khiến nhiều người bất ngờ


Với Bill Gates, bất kể bạn là ai hay khao khát trở thành ai, vào cuối ngày, cuộc sống không phải là vấn đề tiền bạc, địa vị hay quyền lực và gia sản.
Bill Gates hấp dẫn vì nhiều lý do: Sự giàu có, thói quen và ý tưởng của ông.
Bộ phim tài liệu mới của Netflix Inside Bill’s Brain: Decoding Bill Gates thể hiện tất cả điều đó. Bộ phim mô tả hành trình phi thường của ông, từ toàn cầu hóa phần mềm văn phòng đến xây dựng một trong những công ty có ảnh hưởng nhất thế giới, trở thành người giàu nhất.
Nhưng lý do tôi bị mê hoặc bởi Gates không liên quan gì đến điều đó. Không phải bởi thành công, cách suy nghĩ hay cách tiếp cận của ông để giải quyết vấn đề quan trọng nhất với thế giới. Đối với tôi, điều thú vị nhất là những gì ông ấy dạy chúng ta về ý nghĩa của con người.
Câu trả lời về ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời của người đàn ông có trong tay cả thế giới Bill Gates khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 1.
Xuyên suốt loạt phim Netflix, một người phỏng vấn hỏi Gates những câu hỏi đơn giản ngày thường. Sau đó như có thể khiến Gates mất cảnh giác, người phỏng vấn hỏi: Đâu là ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời ông?
Gates là một người đàn ông trầm tính. Ông dè dặt, nhưng dường như thoải mái trả lời tất cả các loại câu hỏi. Nhưng câu này thì khác. Ông nheo mắt nhìn xuống, có vẻ đang suy nghĩ. Ông biết rõ câu trả lời nhưng có vẻ ông không muốn nói ra điều đó. Nhưng cuối cùng, ông nói:
"Đó là ngày mẹ tôi mất."
Ngồi trong thư viện của biệt thự trị 127 triệu USD của mình, một người đàn ông đã đạt được mọi thứ với thành công trong kinh doanh.
Nhưng ông không nói: "Ngày Steve Jobs cáo buộc tôi ăn cắp ý tưởng."
Ông cũng không nói: "Ngày tôi bị ném vào mặt chiếc bánh kem trong chuyến thăm lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ Bỉ."
Ông không hề nói: "Ngày chúng tôi buộc phải trả 1,3 tỷ USD tiền phạt chống độc quyền."
Không, ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời tỷ phú Microsoft là ngày mẹ ông qua đời.
Bất kể bạn là ai hay khao khát trở thành ai, vào cuối ngày, cuộc sống không phải là vấn đề tiền bạc, địa vị hay quyền lực hay gia sản.
Cuộc sống là về con người; những người bạn gặp, những người bạn nhớ. Ngay cả những người bạn ghét. Trên hết, cuộc sống là những người bạn yêu thương. Một số trong đó sẽ qua đời trước bạn. Không có gì sẽ mang họ trở lại.
Mỗi người trong chúng ta đều có giới hạn thời gian. Nhưng khi nói đến việc dành nó với những người thân yêu nhất, chúng ta thậm chí có thể chưa dành được nhiều thời gian. Gates nhắc nhở tôi về thực tế này. Đó là bài học lớn nhất của anh ấy.
@ nhipsongkinhte

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới giả lập là gì?





THẾ GIỚI GIẢ LẬP là gì? Đó là một thế giới GIẢ, trong đó có loài người chúng ta đang sống, bao gồm cả vũ trụ - với các thiên hà, ngôi sao (như mặt trời), hố đen, vật chất tối, hành tinh (như trái đất, sao hoả, ...) - do AI ĐÓ đã tạo ra. 
  1. Ma Trận - một giả định về sự hình thành thế giới giả lập
  2. Thế giới chúng ta đang sống là … giả lập!? (1/2017)
  3. Chỉnh sửa gen, hai bé gái "người nhân tạo" đầu tiên đã xuất hiện?
  4. Thời của "luật sư" Robot sắp tới (2/2018)
  5. Tương lai "rợn người" quanh đề xuất gắn "nút chết" cho robot (1/2018)

......
Đây là một GIẢ THUYẾT KHOA HỌC, do những nhà khoa học có uy tín hàng đầu đưa ra gần đây (năm 2016). 

Điểm đặc biệt đáng nói, đây không phải là thế giới có thật, mà chỉ là một ẢO ẢNH, HOÀN TOÀN NẰM TRONG MỘT CHIẾC MÁY VI TÍNH. 

Tức là NẾU THẾ GIỚI GIẢ LẬP LÀ MỘT SỰ THẬT, thì loài người chúng ta chính là những NHÂN VẬT trong thế giới đó. Giống như một nhân vật trong một game (trò chơi) nào đó, mà chúng ta đang chơi hàng ngày trên máy vi tính. 

Là một nhân vật trong trò chơi, khi đó chúng ta thực sự không biết/không có khả năng biết rằng NGƯỜI NÀO/AI đã tạo/viết ra trò chơi đó? và trò chơi này sẽ đưa chúng ta (những nhân vật trong trò chơi) đi đến đâu, làm những điều gì và bao giờ thì trò chơi kết thúc. Mặc dù "nhân vật" trong trò chơi cũng biết sống, chết, ăn uống, yêu, ghét, bắn súng, lái xe ... giống như "con người thật" ngoài đời. Tất cả tuỳ thuộc theo nội dung trò chơi, do tác giả AI ĐÓ viết ra theo ý thích của họ. 

Hẳn có người sẽ thắc mắc nếu thật sự con người là ảo, là "nhân vật" trong trò chơi - thì tại sao lại biết đói bụng, khi ăn biết mùi vị cay, ngọt, biết yêu, biết sinh con? ...vv - là những điều hoàn toàn có thể cảm nhận được và có thật. Chẳng lẽ những điều này cũng đều là GIẢ hết sao? 

Chúng ta cần lưu ý rằng tất cả đều mọi thứ có trong vũ trụ này đều có thể tạo ra được một cách dễ dàng - kể cả ở trình độ khoa học phát triển ở mức sơ khởi như hiện nay trong xã hội loài người của chúng ta. Chứ chưa nói tới là xã hội của AI ĐÓ - đã phát triển trước loài người chúng ta cả hàng triệu, hàng tỷ năm. 

Hơn nữa GIẢ hay THẬT thì cũng chỉ là một khái niệm, một cảm giác hết sức tương đối mà thôi. Đối với "nhân vật" trong trò chơi, thì những sông, núi, cây cối, lâu đài ... mà nhân vật này nhìn thấy là thật. Nhưng đối với NGƯỜI đang chơi trò chơi, thì rõ ràng tất cả đều chỉ nằm trong chiếc máy vi tính. Hoàn toàn không có ý nghĩa điều đó là tốt hay xấu, là đúng hay sai. Chẳng hạn như ngày hôm nay chúng ta gọi là "hôm nay", nhưng qua ngày mai thì "hôm nay" đã trở thành "ngày hôm qua" rồi.

Giả thuyết về THẾ GIỚI GIẢ LẬP là một vấn đề KHOA HỌC NGHIÊM TÚC, hoàn toàn không phải là chuyện mê tín dị đoan.

Những bài viết trong chuyên mục này ("thế giới giả lập", liên tục cập nhật, bổ sung) sẽ đề cập đến vấn đề này. Dựa trên những thành tựu khoa học, kỹ thuật của loài người đã, đang và sẽ nghiên cứu, sáng tạo ra - được đăng tải trên báo chí trong và ngoài nước.
BLG Bình Luận án
Phần nhận xét hiển thị trên trang