Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Chính phủ Trung Quốc đang mặc kệ một làn sóng vỡ nợ trái phiếu xảy ra

Dân trí Các nhà đầu tư vẫn luôn tin rằng nhà nước Trung Quốc sẽ vào cuộc, hỗ trợ nhiều công ty, nhưng điều đó không còn đúng. 
>>Thị trấn sầm uất Trung Quốc hóa “thị trấn ma” sau khi Samsung rời đi 
>>Xuất khẩu giảm mạnh - Lý do Trung Quốc cần một thỏa thuận thương mại 
>>Trung Quốc đang đóng góp lớn cho "quả bom" nợ công toàn cầu

Chính phủ Trung Quốc đang mặc kệ một làn sóng vỡ nợ trái phiếu xảy ra - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Trung Quốc đã có một năm vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp kỷ lục. Đó không phải là một cuộc khủng hoảng. Đó là một kế hoạch.
Một thập kỷ trước, ở Trung Quốc, có một điều mặc định hầu như không bao giờ xảy ra: Vỡ nợ của các doanh nghiệp. Điều đó không phải là vì các công ty ở Trung Quốc luôn khỏe mạnh, đó là bởi hệ thống tài chính tại đây được kiểm soát chặt chẽ, nơi các công ty thường được liên kết với chính phủ và trái phiếu được mua chủ yếu bởi các nhà cho vay thuộc sở hữu nhà nước.
Các nhà chức trách thường vào cuộc để đảm bảo rằng các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không bị vỡ nợ, vì lo ngại về tình trạng bất ổn xã hội trong trường hợp người lao động mất việc làm hoặc không được thanh toán tiền lương.
Hệ thống này áp đặt những kỷ luật đối với người vay nhưng đồng thời cũng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu tiến đến thị trường trái phiếu Trung Quốc. Mặc dù nhiều công ty vẫn được nhà nước hậu thuẫn, các nhà hoạch định chính sách đang trở nên thoải mái hơn với việc để các doanh nghiệp tiếp xúc với nền kinh tế thị trường. Không có sự bảo hộ của nhà nước, người mua trái phiếu sẽ phải đánh giá cẩn thận hơn về uy tín tín dụng của các công ty.
Nhưng việc hạn chế sự can thiệp của nhà nước cũng có nghĩa là các nhà đầu tư toàn cầu phải từ bỏ một số giả định về việc doanh nghiệp nào cũng an toàn. Mới đây, có một số danh sách dài các công ty Trung Quốc đã bị vỡ nợ hoặc giá trái phiếu lao dốc. Trong số đó, có cả một ngân hàng đầu tư theo phong cách Phố Wall được bảo lãnh bởi thủ tướng Trung Quốc và hai công ty công nghệ kết nối với các trường đại học hàng đầu Trung Quốc.
Vào tháng 12, Tewoo Group Corp, một tập đoàn khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước đã phải công bố vụ việc vỡ nợ lớn nhất chưa từng có trong hai thập kỷ, trong đó phần lớn các nhà đầu tư phải chấp nhận thua lỗ nặng nề. “Những sự kiện đó có thể chứng minh một bước ngoặt trên thị trường trái phiếu Trung Quốc”, Todd Schubert, giám đốc quản lý thu nhập cố định tại Bank of Singapore nói và cho biết thêm: “Việc dựa dẫm quá nhiều vào một số công ty, về bản chất, có thể khiến bạn thất bại”.
Tập đoàn Tewoo hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khai thác, hậu cần và cơ sở hạ tầng. Có trụ sở tại thành phố công nghiệp Thiên Tân, phía đông nam Bắc Kinh, công ty đã chính thức vỡ nợ, khoản nợ của nó buộc phải được cơ cấu lại, với việc các trái chủ được trả lại chỉ 37 cent cho một đồng đô la đầu tư (1 USD = 100 cent).
Sau khi có tin về kế hoạch tái cơ cấu nợ của Tewoo, Công ty Dịch vụ đầu tư Moody đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang phát triển trong chiến lược ít quan trọng đối với chính phủ sẽ ít có khả năng nhận được tiền cứu trợ.
“Trong khi đó, việc tìm ra công ty nào vẫn đủ điều kiện là được chính phủ hậu thuẫn không hề dễ dàng. Có bao nhiêu doanh nghiệp sẽ được nhà nước hậu thuẫn sẽ là một câu hỏi đau đầu với các nhà đầu tư vào năm 2020?”, Andrew Collier, giám đốc quản lý của Orient Capital Research cho biết.
“Hàng trăm tỷ USD nợ có khả năng trở thành vấn đề. Điều đó bao gồm cả tín dụng mở rộng cho các nhà phát triển bất động sản và hay các công cụ tài chính của chính quyền địa phương, vốn chủ yếu tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Việc thiếu nguồn thu nhập bền vững và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, chỉ vào khoảng 6% chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn”. Ông nói.
Những bài học cuối năm 2019 được coi là đắt giá cho các nhà đầu tư. Việc chọn mua trái phiếu từ các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ đã không còn đúng. Ngoài Tewoo, trái phiếu của hai công ty công nghệ lớn được nhà nước hậu thuẫn cũng đang sụt giảm giá trị.
Tsinghua Unigroup Co. là một nhà sản xuất chip đi đầu trong chiến lược của Bắc Kinh về thống trị công nghệ toàn cầu. Nguồn tài chính của nó đã xuống cấp mạnh trong ba năm qua khi vay để đầu tư và mua lại, bất chấp việc được liên kết với Đại học Thanh Hoa, nơi Chủ tịch Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào là cựu sinh viên.
Một công ty khác, Tập đoàn sáng lập Đại học Bắc Kinh, một tập đoàn lớn với hoạt động trong lĩnh vực y tế và Internet, gắn liền với Đại học Bắc Kinh, một trường học top đầu khác. Trước đây, các công ty thuộc sở hữu nhà nước và hoạt động trong lịch vực công nghệ có thể có nghĩa là trái phiếu của họ miễn nhiễm với những lo ngại thua lỗ, nhưng giờ thì không.
Ngân hàng đầu tư Trung Quốc đã có một thống kê kỷ lục: 21 tỷ đô la trái phiếu mặc định được phát hành trong năm nay. Phần lớn trong số đó là ở thị trường nội địa với Trái phiếu có mệnh giá bằng đồng nhân dân tệ và được nắm giữ chủ yếu bởi các nhà đầu tư trong nước, nhưng sự gia tăng trái phiếu vào năm 2019 cho thấy nhiều rắc rối có thể xảy ra vào năm 2020 đối với khoản nợ dựa trên đồng đô la trong bối cảnh thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư quốc tế hơn.
Thùy Dung
Theo Bloomberg

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao người Ấn thống trị vị trí CEO ở nhiều tập đoàn lớn trên thế giới?


Hiện nay, nhiều công ty hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Pepsi, Deutsche Bank, MasterCard, Adobe Systems, hay công ty về tiêu dùng Reckitt Benckiser đều có điểm chung là họ sử dụng các CEO gốc Ấn Độ để điều hành.
Sundar Pichai – CEO của Google, cũng là một người gốc Ấn  /// Ảnh: AFP
Sundar Pichai – CEO của Google, cũng là một người gốc Ấn
Ảnh: AFP
Liệu có điều gì khiến người gốc Ấn được tin tưởng để giao phó các vị trí trọng yếu này? Hầu hết họ đều ở độ tuổi 40-50 và đã tốt nghiệp các trường đại học quốc tế danh tiếng ở Mỹ hoặc Anh, trước đó họ xuất thân và học phổ thông ở Ấn Độ.
Trong số đó phải kể tới những CEO nổi bật như Sundar Pichai (Google) và Satya Nadella (Microsoft), họ đều là những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật từ các trường Đại học hàng đầu của Ấn Độ, họ có bằng MS (Master of Science) và MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) ở nước ngoài. Còn những CEO khác như Indra Nooyi (Pepsi) , Ajay Banga (MasterCard) và Ivan Menezes (Diageo) đều là những người lấy bằng MBA từ các trường thuộc Học viện quản lý Ấn Độ (IIM).
Nhưng phải có một lý do tại sao khiến hiện có rất nhiều người (gốc) Ấn Độ mà không phải nước khác mới nổi như Trung Quốc, Nga hay Nhật lại trở thành những người điều hành các doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thế giới như chúng ta đang thấy? Điều gì khiến cho người Ấn Độ phù hợp với các vị trí CEO tại các công ty công nghệ?
Câu trả lời cho những câu hỏi này rất đơn giản. Người quản lý gốc Ấn Độ đang “lên đỉnh” vì họ có sự kiên trì. Họ có đủ kiên nhẫn để từ từ vươn lên từ các vị trí thấp trong một công ty và cũng không luân chuyển qua các công ty khác, cho tới khi họ đạt được cấp độ kinh nghiệm và tin cậy nhất định. Họ đã 'đạt được' (chứ không phải 'trở thành') những gì mà họ xứng đáng với các vị trí lãnh đạo (họ đang có). Sau hơn hai thập kỷ làm việc chăm chỉ tại Microsoft, Nadella đã được bổ nhiệm làm CEO. Còn Sundar Pichai đã làm việc cho Google từ năm 2004. Nooyi cũng đã gia nhập PepsiCo vào năm 1994 và đã đồng hành cùng họ kể từ đó.
Ngoài ra, các CEO gốc Ấn khác như Anshu Jain, Menezes và Narayen đều đã kiên nhẫn làm việc trong các công ty tương ứng của họ suốt hơn một thập kỷ trước khi được bổ nhiệm vào vị trí CEO. Narayen là chủ tịch kiêm CEO của Adobe. Ông gia nhập Adobe vào năm 1998 và trở thành CEO công ty này vào năm 2007. Ông đã góp phần vào thành công của Adobe trong việc chuyển thương hiệu phần mềm thiết kế sáng tạo sang nền tảng đám mây và được tạp chí Barron đề cử là một trong những CEO giỏi nhất thế giới vào năm 2016 và 2017.
Một điểm quan trọng khác cần ghi nhận đối với người Ấn Độ là sự khiêm tốn trong công việc. Bạn có thể là một CEO nhưng vẫn là người ngồi làm việc cả ngày trong văn phòng, tham gia trực tiếp vào các dự án, di chuyển khắp văn phòng từ bàn này sang bàn khác để làm việc với các nhân viên mà không nề hà gì. Theo nghiên cứu, khi có được cảm giác rằng công ty thực sự quan tâm, các nhân viên sẽ có sự trung thành mạnh mẽ vượt xa các phần thưởng tài chính vốn “dễ đến và dễ đi”. CEO Indra Nooyi của Pepsi Co cho rằng cần tôn trọng nhân viên của mình trong cả cuộc sống ở ngoài công ty nữa, chứ không chỉ là một nhân viên của hãng. CEO của công ty bán dẫn hàng đầu thế giới GlobalFoundries là Sanjay Kumar Jha cũng nổi tiếng với việc sẵn sàng xắn tay áo nhảy vào làm việc cùng với các đồng nghiệp công nghệ của mình.
Một đức tính khác là người Ấn thường tập trung vào các chiến lược dài hạn và có khả năng đạt được mơ ước của họ. CEO Nadella của Microsoft đã chia sẻ với nhân viên của mình trong bức thư đầu tiên lúc nhậm chức rằng, “chúng ta cần tin vào những điều không thể và loại bỏ những điều không thiết thực” (We need to believe in the impossible and remove the improbable).
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là ngôn ngữ. Người Ấn rất thành thạo tiếng Anh và họ có khả năng giao tiếp lưu loát tiếng Anh hơn các vị lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia mới nổi khác. Rất có thể các sản phẩm của các quốc gia khác tốt nhưng lại thiếu khả năng giao tiếp và tiếp thị với thế giới một cách trọn vẹn như người Ấn đang làm, điều đó thật đáng tiếc. Chúng ta có thể coi đây là một dấu ấn tích cực của giai đoạn thực dân Anh đô hộ Ấn Độ, bên cạnh hàng tá những hậu quả tiêu cực khác trong giai đoạn lịch sử đó.
Tại sao người Ấn thống trị vị trí CEO ở nhiều tập đoàn lớn trên thế giới? - ảnh 1
Dưới tài lãnh đạo của CEO Satya Nadella, Microsoft đã thích nghi với thị trường hơn
Ảnh: AFP
Với sự gia tăng của các CEO gốc Ấn ở các tập đoàn có ảnh hưởng như Microsoft, Google, MasterCard, PepsiCo, câu hỏi đặt ra là liệu tham vọng công nghệ của chính người Ấn đang ở đâu? Bởi hiện vẫn rất khó tìm thấy các phiên bản “Ấn Độ” của Microsoft, Google,… ở quốc gia này. Vì sao một số công ty như Apple lại vẫn “miễn nhiễm” với các nhà lãnh đạo gốc Ấn?
Rõ ràng là Ấn Độ hiện vẫn đang ở trong giai đoạn cực thịnh về khởi nghiệp, với hàng loạt startup như Flipkart, Paytm, Hike, Ola, Freecharg,.. vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi các doanh nghiệp mới nổi này chuyển dịch dần sang các công ty đa quốc gia. Đó cũng là bài học đáng để cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể học hỏi, từ cách tiếp cận ngôn ngữ “quốc tế” là tiếng Anh cho tới sự kiên nhẫn của giới trẻ Ấn Độ trong công việc, trước khi được ghi nhận và đề bạt ở những vị trí quản lý quan trọng.
Dưới đây là danh sách một số CEO gốc Ấn tiêu biểu ở các tập đoàn hàng đầu tại Mỹ và châu Âu:
1. Sundar Pichai- Google
2. Satya Nadella- Microsoft
3. Chaianu Narayen- Adobe Systems.
4. Anshuman Jain - Deutsche Bank
5. Indra Nooyi- Pepsi Co.
6. Ajaypal Singh Banga- Mastercard
7. Rajeev Suri - Nokia
8. Sanjay Jha- Global Foundries
9. Sanjay Mehrotra - Sandisk
10. Dinesh Paliwal- Harman International Industries
Bên cạnh các CEO gốc Ấn khác của những tập đoàn lớn như NetApp, Reckitt Benckiser, Motorola, Micron, Softbank Vision Found, Citigroup, Diageo, Novartis…
@ Thanh niên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÃNH ĐẠO ĐÀI LOAN KHÔNG CHẤP NHẬN "NHẬP TRUNG QUỐC"


Xuân Nguyên 
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất hoàn toàn đất nước Trung Quốc là nhiệm vụ lịch sử, còn Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phản đối Lãnh đạo Đài Loan từ chối đề nghị thống nhất của Trung Quốc theo mô hình Hong Kong * BBC* 01.01.2020 *Ngày 1/1, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, nước này sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hong Kong.* Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và sẽ dùng vũ lực để thống nhất... thêm »

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BA ĐIỀU SÁNG TỎ TỪ BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG TRẦN QUỐC VƯỢNG



Ngày 25/12/2019 tại “Hội nghị Toàn quốc Tổng kết Công tác Tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, Triển khai Nhiệm vụ năm 2020” của Ban Tổ chức Trung ương, ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư đã có bài phát biểu quan trọng. Trong đó, ông Trần Quốc vượng đề cập:
"Hết sức chú ý công tác nhân sự. Đây là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu, chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta".
“Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, Thấy sai không dám đấu tranh, thấy đúng không dám bảo vệ, cục bộ, bè phái, cơ hội”, “chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, 'lợi ích nhóm'; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm” (Infonet.vn,, 25/12/2019, https://infonet.vn/ong-tran-quoc-vuong-khong-lam-tot-cong-t…).
Những lời trên đây của ông trần Quốc Vượng đã làm sáng tỏ được 3 vấn đề cốt lõi sau đây.
1. Ông Trần Quốc Vượng đã xác định đúng “Cơ đồ xây dựng 75 có nguy cơ sụp đổ”.
Điều này không mới, vì TBT Nguyễn Phú Trọng trước đây cũng đã nói đến nguy cơ tồn vong của chế độ. Nhưng sự đề cập mới của ông Trần Quốc Vượng thêm một lần cho thấy nguy cơ sụp đổ là có thực, và lo lắng của chính quyền về sự sụp đổ là có thực.
2. Ông Trần Quốc vượng đã xác định đúng:
“Không ai mang máy bay và đại bác đến để lật đổ chúng ta”. “Ta không làm tốt thì ta tự lật đổ ta”, “chẳng phải do kẻ thù đâu”.
Nghĩa là ông Trần Quốc vượng đã chỉ ra rằng: Thế lực thù địch và phản động không phải đến từ ngoài chính quyền. Chính quyền không làm tốt thì “ta tự lật đổ ta” “chẳng phải do kẻ thù đâu”.
Như vậy, từ trước đến nay nhiều người trong chính quyền đã xác định sai thế lực thù địch và phản động.
3. Từ lo lắng về nguy cơ sụp đổ và từ xác định đúng thế lực thù địch, ông Trần Quốc Vượng đã rút ra kết luận “ Hết sức chú ý công tác nhân sự”; “Đây là vấn đề quan trọng”.
Phải hiểu cho đúng ý của ông Trần Quốc Vượng về kết luận “ Hết sức chú ý công tác nhân sự”; “Đây là vấn đề quan trọng”. Một người đã nhìn thấy gốc rễ vấn đề như ông Trần Quốc Vượng thì đề xuất của ông không phải để giải quyết phần ngọn của nguy cơ sụp đổ cơ đồ, mà phải giải quyết phần gốc tại sao lại dẫn đến nguy cơ sụp đổ cơ đồ. Từ đó mà nhìn thấy rõ ba điều sau đây.
Một là, không bổ nhiệm những nhân sự chỉ biết hô hào bảo vệ chế độ bằng miệng, mà không nhìn thấy nguyên do tại sao lại sụp đổ. Đã không nhìn thấy nguyên do đích thực để sửa chữa, thì không thể nào bảo vệ chế độ mù quáng bằng cách hô hào và tuyên truyền miệng.
Hai là, cũng không bổ nhiệm những cán bộ chỉ lo diễn tập chống nhân dân biểu tình mà không biết nguyên nhân tại sao nhân dân lại biểu tình. Vì không bao giờ có thể dùng bạo lực để thắng được nhân dân. Những kẻ khát bạo lực như vậy chỉ làm cho chính quyền nhanh sụp đổ chỉ là một mặt, mà quan trọng hơn, ở mặt khác, là đắc tội với muôn đời mai sau vì đã đàn áp đồng bào của mình để duy trì quyền lực.
Vì thế, ba là, cần tìm kiếm những nhân sự biết rõ nguyên nhân vì sao cơ đồ có nguy cơ sụp đổ mà chữa trị - không phải bảo vệ chế độ bằng súng đạn và tù đày, mà bảo vệ chế độ bằng cách thuận theo ý nguyện của toàn dân.
Trong trường hợp này, toàn dân muốn một chính quyền như thế nào thì theo ý của toàn dân. Khi chính quyền theo ý nhân dân quyết định thì chính quyền sẽ tồn tại cùng với nhân dân.
Còn ngược lại, cơ cấu vào chính quyền những nhân sự chỉ biết cướp của công thành của riêng, cướp quyền lực của nhân dân thành quyền lực của riêng mình, áp đặt ý nguyện của chính quyền mà bắt nhân dân phải theo, vì quyền lợi của chính quyền mà đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, thì nhân dân sẽ lật đổ chính quyền. Cơ cấu những nhân sự như thế vào chính quyền thì chúng xem nhân dân là kẻ thù, chúng biến chính quyền thành kẻ thù của nhân dân.
“Ta tự lật đổ ta” là như vậy. “ Hết sức chú ý công tác nhân sự” là vì vậy.
Từ đó suy ra, phải “làm tốt” nhân sự để tránh “ta tự lật đổ ta” nghĩa là:
1. Không cơ cấu vào chính quyền những kẻ “cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm”. Những kẻ như thế chỉ biết đục khoét tiền bạc và tài sản của nhân dân, tàn phá nhà nước. Những kẻ như thế không chỉ tham nhũng vật chất, mà nguy hiểm hơn, còn tham nhũng quyền lực - rồi khuynh đảo pháp lý, đổi trắng thay đen, gieo rắc oan trái khắp mọi.
2. Cũng không cơ cấu vào chính quyền những kẻ hô hào bảo vệ chế độ bằng tuyên truyền miệng, giáo điều mù quáng ôm lấy điều cũ mà không chịu nhìn thấy sự vận động thực tế. Những kẻ như thế chỉ xiềng xích sự phát triển của dân tộc, làm cho đất nước ngày thêm tụt hậu so với các nước khác.
3. Càng không thể cơ cấu vào chính quyền những kẻ khát bạo lực, tâm can chỉ lo diễn tập đàn áp, bỏ tù, mà không dồn nghĩ đến các mưu kế làm cho dân giàu nước mạnh. Những kẻ đó cầm quyền chỉ biết đến bạo lực, nhìn dân thành kẻ thù, tự biến chính quyền thành kẻ thù của nhân dân rồi không tránh được bị lật đổ.
Hiểu cho đúng ý biện chứng của ông Trần Quốc Vượng, thì xác định đúng thế lực thù địch, thì đề ra được giải pháp đúng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

CSGT sẽ có thêm cơ hội thu bộn xiền:

Nâng mức phạt vi phạm luật GT là chính sách sai lầm

Lại Trần Mai tại Tôi thích đọc . I love to read - 4 giờ trước
*Nâng mức phạt vi phạm luật giao thông là một chính sách sai lầm* *Mức phạt vi phạm giao thông quá cao là một chính sách vô cùng sai lầm. Tạm thời có thể đưa ra một số giải thích sau.* *Một là, dân trí nói chung và dân trí giao thông của người dân VN còn quá thấp nên mức phạt quá cao chỉ có tác dụng không đáng kể tới các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Mức phạt đặt ra cao ngất ngưởng nhưng khi người VN đã vào bàn tiệc với tâm lý "không say không về", "vui phải hết cỡ",... thì họ sẽ quên sạch mức phạt khủng khiếp trên. Thêm nữa, cưới xin, ma chay, liên hoan, tiệc tùng... đ... thêm »

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Forbes: Việt Nam sẽ nằm trong danh sách những nền kinh tế châu Á đang phát triển tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2020


Forbes: Việt Nam sẽ nằm trong danh sách những nền kinh tế châu Á đang phát triển tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2020
Việt Nam được Forbes dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2020.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự chậm lại của xuất nhập khẩu toàn cầu đang gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế châu Á đang phát triển, khiến ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực.
ADB kỳ vọng các nền kinh tế châu Á đang phát triển (gồm 45 nền kinh tế bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản) sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm 2020.
ADB cho biết căng thẳng thương mại kéo dài vẫn là rủi ro chính đối với triển vọng của khu vực, nhưng một số ít quốc gia dự kiến ​​sẽ vượt trội hơn so với các nước láng giềng vào năm tới. Đây là những nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2020:
Bangladesh được dự báo sẽ tăng trưởng 8% nhờ đầu tư nước ngoài gia tăng vào ngành dệt may, may mặc và giày dép giá rẻ. Bangladesh đã tăng trưởng ít nhất 6% mỗi năm kể từ năm 2011. Mức lương trung bình chỉ 101 USD/tháng đã thu hút các khoản đầu tư đó.
Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 7,2% khi nước này tìm cách trở thành một cường quốc sản xuất mới, đặc biệt là lĩnh vực thiết bị điện tử, theo chính sách của chính phủ.
Tajikistan được dự báo sẽ tăng trưởng 7% nhờ các mỏ vàng và bạc, lĩnh vực chế biến kim loại và kiều hối từ khoảng một triệu công dân sống ở nước ngoài. GDP của Tajikistan đã tăng 6,9% trong năm 2016, 7,1% vào 2017 và 7,3% vào năm 2018.
Myanmar được dự kiến sẽ tăng trưởng 6,8%, vì xuất phát điểm còn thấp. Ngành sản xuất xuất khẩu của Myanmar đã tăng trưởng nhanh chóng trong 5 năm qua, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Campuchia dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6,8%, một phần nhờ đầu tư của Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ vốn vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng ven biển và cơ sở hạ tầng như đường xá và 2 sân bay. Trung Quốc đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng Campuchia từ năm 2018.
Việt Nam được Forbes dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm tới. Trước đó, Việt Nam đã tăng trưởng đều trên 6% mỗi năm kể từ năm 2012, trong những nỗ lực chuyển sang các mặt hàng sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn như hàng điện tử.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tạo sức mạnh lớn cho nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng 69,1% so với cùng kỳ trong đầu tư trực tiếp trong năm tháng đầu năm nay, lên 16,74 tỷ USD.
Các nền kinh tế châu Á đang phát triển khác mà ADB dự báo sẽ tăng trưởng hơn 6% bao gồm Nepal và Maldives ở mức 6,3%, Lào và Philippines đều ở mức 6,2% và Mông Cổ ở mức 6,1%.
@ Trithuctre

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sắc màu năm mới trên khắp thế giới trước thềm 2020



Khắp nơi trên thế giới từ Australia đến các nước châu Á đều đang rộn ràng không khí chờ đón năm mới 2020 và thập kỷ mới, hy vọng có những thay đổi tích cực sau một năm biến động.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 1 Chuan_bi_2020_1.JPG
Những nữ sinh trường Ahmedabad tại Ấn Độ vẽ số 2020 lên mặt để đón mừng thế giới bước sang năm mới và thế kỷ mới. Đất nước Nam Á đón năm mới giữa bối cảnh đất nước chìm trong làn sóng phản đối những bất bình đẳng trong xã hội, từ việc bảo vệ phụ nữ khỏi vấn nạn bạo lực và cưỡng hiếp đến luật hạn chế công dân đối với người Hồi giáo. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 2 Chuan_bi_2020_8.JPG
Học sinh trường trường Ahmedabad tổ chức đón mừng năm mới và thập kỷ mới trong buổi học cuối cùng của năm 2019. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 3 Chuan_bi_2020_3.JPG
Những vật lưu niệm và trang trí hình con chuột đã bắt đầu được bày bán trên các gian hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Không lâu sau tết dương lịch 2020, các nước châu Á cũng đón tết âm lịch năm Canh Tý. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 4 Chuan_bi_2020_4.JPG
Bắc Kinh sẽ tổ chức một sự kiện hòa nhạc cổ truyền vào ngày 15/1 ở Trung tâm Trình diễn Nghệ thuật Quốc gia nhân Lễ hội Mùa xuân và tết nguyên đán, theo Tân Hoa xã. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 5 Chuan_bi_2020_11.JPG
Trung Quốc đón năm mới 2020 trong nhiều lo toan, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn chưa tìm ra giải pháp triệt để trong khi bất ổn tại Hong Kong gia tăng sức ép lên giới lãnh đạo nước này. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 6 Chuan_bi_2020_9.JPG
Một hiệu bán pháo bông tại Jakarta, Indonesia, vẫn mở cửa ngày 31/12 để khách hàng mua đón năm mới. Indonesia cùng múi giờ GMT + 7 và sẽ đón năm mới 2020 cùng lúc với Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 7 Chuan_bi_2020_2.JPG
Indonesia tăng cường an ninh tại thủ đô Jakarta cho lễ đón năm mới 2020 trước lo ngại bất ổn. Gần 1.150 nhân viên cảnh sát được tăng cường, đặc biệt ở những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch như Tượng đài Quốc gia. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 8 Chuan_bi_2020_6.JPG
Sự kiện bắn pháo hoa tại Sydney cũng bị kêu gọi hủy bỏ vì không phù hợp trước tình trạng cháy rừng nghiêm trọng ở nước này những tháng qua. Nhiệt độ ở phía tây Sydney trong ngày cuối năm 2019 được ước tính lên đến 40 độ C gây ra các lo lắng về hỏa hoạn. Tuy vậy, cơ quan cứu hỏa bang New South Wales đã chấp nhận cho trình diễn pháo hoa được diễn ra. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 9 Chuan_bi_2020_7.JPG
Hai khách du lịch nữ đến từ Nhật Bản hào hứng chờ pháo hoa tại thành phố Brisbane, Australia vào chiều 31/12. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 10 Chuan_bi_2020_10.JPG
Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, được trang hoàng lung linh đón đêm giao thừa 2019 - 2020. Ảnh: Reuters.
Sac mau nam moi tren khap the gioi truoc them 2020 hinh anh 11 Chuan_bi_2020_5.JPG
Người dân Seoul đêm nay sẽ đón mừng thập kỷ mới với lễ rung chuông truyền thống hàng năm ở Bosinggak Belfry. Chính quyền thủ đô Hàn Quốc đã cấp xe ôtô vào khu vực này từ 22h30 đêm 31/12/2019 đến 1h30 sáng 1/1/2020. Các phương tiện công cộng cũng làm thêm đến 2h sáng 1/1 để hỗ trợ người dân trở về nhà dễ dàng. Ảnh: Reuters.
@ Zing


Phần nhận xét hiển thị trên trang