Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

HAPPY NEW YEAR 2020 | CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020 | NHẠC XUÂN - NHẠC TẾT TUYỂ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

���� HAPPY NEW YEAR 2020 ����

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VAI TRÒ CỦA VIN TRONG VIỆC TẠO DỰNG HÌNH ẢNH ĐÔ THỊ


Dương Quốc Chính

Hôm qua, trong stt trước, có mấy người bảo là VIN đầu tư ở tỉnh nào thì cũng góp phần làm đẹp đô thị. Đại khái là VIN có công lớn về việc phát triển kiến trúc, đô thị...Vì tút kia dài rồi, cmt cũng quá nhiều, sợ loãng, nên mình khất sang tút này để phân tích cho rõ về kiến trúc của VIN và vai trò của VIN trong việc phát triển đô thị. Tút này không chỉ nhằm vào 1 mình VIN mà với đa số các chủ đầu tư khác nữa.
10 năm nay, do vấn đề luật lệ không được phép bán nền đất ở ở các đô thị lớn nữa, nên kiến trúc nhà ở xây mới hầu hết là ở các khu đô thị, khu dân cư mới phải theo 1 số mẫu giống nhau. Nhà dân tự xây chủ yếu chỉ còn ở các lô đất xây chen cũ.
Điều đó có cái hay là tạo nên sự đồng bộ. Nhưng nhược điểm là giết chết sự sáng tạo trong thiết kế nhà ở. Bởi vì kiến trúc mặt ngoài của các khu này hoàn toàn chỉ do chủ đầu tư quyết định, chủ nhà rất ít được can thiệp. Kiến trúc lúc này cũng giống như quần áo may sẵn, không còn may đo nữa. Khả năng tùy biến lúc đó chỉ còn là phần bên trong nhà mà thôi.
Như vậy, chính các chủ đầu tư là kẻ quyết định bộ mặt kiến trúc đô thị, trong đó VIN là 1 trong các chủ đầu tư lớn nhất, nên vai trò cũng thuộc loại lớn nhất trong việc tạo lập bộ mặt đô thị.
Đầu tiên phải nhắc đến câu nói của KTS hàng đầu thế giới Le Corbusier: "Không có KTS giỏi, chỉ có chủ nhà thông minh". Có nghĩa là, công trình kiến trúc đẹp hay xấu thì vai trò chính là ở chủ nhà, KTS chỉ là phụ. Sau mấy chục năm hành nghề, mình xác nhận điều này. Vì tác phẩm kiến trúc không phải bức tranh mà là căn nhà, chủ nhà quyết định việc chọn KTS thiết kế, chọn phương án thiết kế, chọn vật liệu xây dựng và hoàn thiện, KTS chỉ tư vấn thôi.
Những dự án đầu tiên của VIN đều là ở các lô đất trung tâm, có mật độ XD và độ cao lớn, tạo nên sự ngột ngạt và quá tải cho hạ tầng đô thị và xã hội. Nhiều dự án tạo nên các điểm tắc đường ở cửa ngõ. Dự án Giảng Võ còn gây bức xúc dư luận khi có tới 50 tầng ở vị trí rất chật chội.
Về kiến trúc chung cư của VIN, mình đã viết nhiều, đăng tạp chí Kiến trúc Việt Nam, là tạp chí chuyên ngành dạng hàn lâm của giới KTS VN. Tất nhiên bây giờ anh em search sẽ không ra đâu, vì bị xóa cả rồi, nhưng vẫn còn ở đâu đó trên thế giới mạng. Search từ khóa tên mình và tên tạp chí là ra. Viết thế để anh em ngoài nghề hiểu là chuyện này mình không phải chém gió phét lác, mà đã qua sự thẩm định của Ban biên tập, toàn GS TS tóc bạc, trán hói trong nghề!
Hai sản phẩm đầu tiên của VIN là Royal City và Times City là sản phẩm lỗi của anh Vượng. Căn hộ thiết kế rất tệ, bí, nhiều phòng ngủ bị tịt, không có cửa sổ. Mình phân tích chuyện này từ khi Royal City mới đang ép cọc, tầm 2011, lúc đó FB chưa phổ biến, chả mấy ai quan tâm. Kiến trúc mặt ngoài của 2 khu này cũng chả có gì đáng nói, khá thô, nói chung là không có giá trị kiến trúc gì đáng kể.
Sau "tai nạn" này, anh Vượng chỉ lặng lặng sửa sai chứ không nhận sai. Anh tặng phí dịch vụ cho cư dân 10 năm và không tự nuôi KTS thiết kế nữa, đồng thời rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
Khu Park hill Time City và Central Park (Tân Cảng) đã có thiết kế mặt bằng mới, không còn phòng ngủ tịt nữa, nhưng cũng chỉ có chất lượng thiết kế ở mức trung bình. Về kiến trúc mặt ngoài khu Central Park khá hiện đại, kiến trúc không có gì ấn tượng, mang tính thực dụng thôi. Có lẽ vì thị hiếu của người miền Nam thích hiện đại nên kiến trúc khu đó không tệ. Nhưng mật độ XD và hệ số sử dụng đất (tổng diện tích sàn chia cho diện tích đất) quá cao, nên trông ngột ngạt như Hongkong.
Còn lại kiến trúc mặt ngoài của các dự án CC ở miền Bắc và đặc biệt là biệt thự và shophouse của VIN chỉ có 1 kiểu tân cổ điển, màu trắng, trải khắp tất cả các tỉnh, giống hệt nhau, loanh quanh khoảng 4-5 mẫu. Về mặt kinh tế, tính thực dụng, thì đúng là phải như thế, sẽ giảm được chi phí và thời gian để thiết kế và thi công. KTS thiết kế cho VIN thì làm việc giống robot, tính sáng tạo gần bằng không. Đổi lại, thiết kế sẽ rất nhanh, kiểu sản xuất công nghiệp.
Việc VIN giết chết sáng tạo của các KTS thiết kế cho họ cũng không quá nguy hiểm, vì số lượng KTS đó không đông. Điều nguy hiểm hơn là nó tạo nên bộ mặt đô thị vô hồn, lặp lại, thiếu sáng tạo, không còn tính thời đại (thế kỷ 21 mà sử dụng kiến trúc của mấy trăm năm trước). Sự khác biệt chỉ là thay cửa gỗ bằng cửa nhôm.
Nhưng theo mình, nguy hiểm hơn cả là VIN đã làm thay đổi thị hiếu của người dân Bắc. Nói thế cũng không hoàn toàn chính xác, bởi vì có sự tác động qua lại giữa thị hiếu của người dân và mẫu nhà của VIN.
Dân Bắc, nhất là quan Bắc, vốn bảo thủ, thích kiến trúc Pháp. Cho dù người Pháp lẽ ra còn phải ảnh hưởng tới miền Nam nhiều hơn do Nam Kỳ mới là thuộc địa Pháp.
Đa số dân VN không được giáo dục đầy đủ về nghệ thuật tạo hình, nên khả năng cảm thụ thẩm mỹ tạo hình là không cao. Tranh, tượng thì thường là dòng tả thực, cổ điển, thích bày bình lọ, tượng Quan Công, Phật, đồ Đồng Kỵ...chứ không ưa điêu khắc hiện đại. Không hiểu về điêu khắc hiện đại thì tất nhiên cũng khó cảm thụ kiến trúc, nội thất hiện đại.
Thế là VIN chạy theo thị hiếu của người dân bằng kiến trúc tân cổ điển. Đồng thời, do sự phổ biến và độ sang chảnh của các dự án Vinhomes, phong cách kiến trúc này thành dấu hiệu nhận biết cho kiến trúc nhà ở, nhất là biệt thự sang trọng. Kể cả các nhà ở riêng lẻ, được tự thiết kế, chủ nhà vẫn bị định hướng bởi lối kiến trúc này, do chả hiểu gì về nghệ thuật, nên thích bắt chước những thứ đã có tràn lan, giống như chạy theo mốt. Lý luận của họ rất buồn cười, xây nhà cổ thì không sợ bị lạc hậu, vì kiểu cách đã quá cũ, thì không thể cũ thêm nữa!
Mấy năm trước, Hội KTS đã phải lên tiếng khá nặng nề để phê phán lối kiến trúc này, chỉ trích trực tiếp chính trụ sở Bộ Tài chính. Nhưng giờ đây, phong cách kiến trúc này thậm chí còn tràn lan hơn nữa, Hội KTS cũng bất lực, KTS thì tặc lưỡi chạy theo thị hiếu của chủ đầu tư. Vai trò của các chủ đầu tư như VIN, FLC...là không nhỏ.
Trước kia, khi không có mấy KTS, thì kiến trúc dân gian ở các địa phương còn có chút bản sắc vùng miền. Bây giờ, Vinhomes cả nước giống hệt nhau, không còn tính địa phương nữa, bất chấp khí hậu, lối sống.
Những hệ lụy kể trên mình thấy quá bế tắc, với cả Hội KTS, Bộ XD, vì không thể can thiệp. Ai có thể giáo dục thẩm mỹ cho anh Vượng, anh Quyết? Thẩm mỹ nào, luật lệ nào đè được tính thực dụng về kinh tế của các anh?
Trong 1 hoàn cảnh gần giống, hãng Apple đã có công lao vô cùng lớn để áp đặt phong cách thiết kế tối giản cho sản phẩm công nghệ của họ. Trước khi iPhone phổ biến, thiết kế điện thoại rất nhiều chi tiết. Nhưng kể từ khi có iPhone, iPad, Macbook, thiết kế của các hãng khác cũng chạy theo phong cách tối giản. Nếu được chọn, người Việt cũng sẽ chọn điện thoại có nhiều phào chỉ diêm dúa, mạ vàng. Nhưng các hãng công nghệ đã ép người dùng phải thích phong cách tối giản, vốn không gần gũi với sở thích của người Việt.
Ở tầm của VIN, anh Vượng hoàn toàn đã đủ khả năng áp đặt phong cách thiết kế khác, hiện đại hơn, cho kiến trúc của họ, rồi dần dần sẽ định hướng được thẩm mỹ cho người dân. Nhưng anh không làm. Chỉ có thể dự đoán là thẩm mỹ của chính anh cũng rất xôi thịt, trọc phú?
Hội KTS VN từng dám phê phán kiến trúc của Bộ Tài chính, 1 cơ quan quyền lực lớn, đưa vào trang đen của tạp chí Kiến trúc, nhưng cũng không dám phê phán kiến trúc của VIN!
Như thường lệ, dự là có 1 số anh em bò VIN vào cmt là: "Mày đã được ở Vinhomes chưa mà đòi chê bai?". Anh trả lời trước cho cả lũ nhé, để bọn mày đỡ bi bô: "Thế chúng mày đã có tút ngàn like chưa mà đòi chê anh? Chúng mày có phải tự ăn cư't mới biết là không nên ăn cái đó không?"
Bài đăng TC KT VN đây nhé, ko anh em bảo chém gió phét lác


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Triều Tiên phạm sai lầm khi ép Trump nhượng bộ


Những tuyên bố cứng rắn của Triều Tiên có thể báo hiệu nước này sắp phóng thử tên lửa tầm xa, động thái khó có thể làm Trump lay chuyển.
Nỗ lực ngoại giao kéo dài hai năm qua giữa Mỹ và Triều Tiên liên tiếp chứng kiến những dấu hiệu xấu cuối tuần qua. Đầu tiên là tuyên bố của đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song cho biết Bình Nhưỡng không còn đàm phánhạt nhân với Washington, khẳng định Triều Tiên không cần những cuộc thảo luận lê thê.
Tình hình trở nên xấu đi khi Viện Khoa học Quốc gia Triều Tiên thông báo đã thực hiện "vụ thử rất quan trọng" tại bãi phóng Sohae (còn gọi là Tongchang-ri), địa điểm Kim đồng ý đóng cửa trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Trump tại Singapore vào tháng 6/2018. Ông cũng lặp lại cam kết này tại hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 9/2018.
Harry J. Kazianis, giám đốc Nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia, cho rằng các tuyên bố này của Triều Tiên thể hiện tư duy của Bình Nhưỡng rằng họ có thể gây sức ép ngược với chính quyền Trump trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đang đối mặt với "bão luận tội" ở Hạ viện. Tuy nhiên, chuyên gia này cảnh báo tính toán của Bình Nhưỡng có thể là sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là với người như Trump.
"Tìm cách bắt nạt Washington để họ nhượng bộ, cho rằng Trump đã bị suy yếu và rất cần một thỏa thuận, là lối tư duy ngớ ngẩn", Kazianis viết. "Trên thực tế, trò đánh cược này của Bình Nhưỡng có nguy cơ rất cao nổ tung trước mặt họ".
Sau những lời đe dọa của Triều Tiên, Trump, người thường tìm cách hạ mức độ nghiêm trọng của những động thái từ Bình Nhưỡng, hôm qua "đổi giọng" khi đăng một phát ngôn mạnh mẽ lên Twitter.
"Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un có tiềm năng kinh tế to lớn, nhưng họ phải phi hạt nhân hóa như đã hứa. Kim Jong-un quá thông minh và có quá nhiều thứ để mất, thực tế là tất cả, nếu ông ấy hành động theo cách thù địch", Trump viết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại biên giới liên Triều hôm 30/6. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại biên giới liên Triều hôm 30/6. Ảnh: AFP.
Bình Nhưỡng không nói rõ thử nghiệm được thực hiện ở bãi phóng Sohae là gì. Trong khi đó, các nhà phân tích nhận định nước này khả năng cao đã thử nghiệm một loại động cơ mới cho tên lửa đạn đạo tầm xa. Do Triều Tiên không đưa ra mô tả hoặc công bố hình ảnh như trước đây, chưa rõ vụ thử có thành công hay không.
Giới chuyên gia cho biết nếu Bình Nhưỡng thực sự đã thử nghiệm động cơ như họ dự đoán, đây có thể là lời cảnh báo rằng Kim Jong-un đang xem xét tiến hành trở lại các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa. Động thái này, cùng loạt vụ phóng tên lửa tầm ngắn và những phát ngôn cứng rắn từ giới chức Triều Tiên, được cho là dấu hiệu Kim đang dần mất kiên nhẫn trong chính sách với Mỹ.
"Triều Tiên tới nay vẫn tránh những vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, họ đang nâng cấp động cơ và độ chính xác của các tên lửa để có thể đặt ra mối đe dọa hạt nhân đáng tin cậy", Leif-Eric Easleu, phó giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul, Hàn Quốc, cho hay.
"Chính quyền Kim biết rằng các vệ tinh giám sát của Mỹ đang theo dõi họ. Vì vậy, thông qua hoạt động tại bãi thử Sohae, Bình Nhưỡng còn đang tìm cách khiến cộng đồng quốc tế lo ngại khả năng họ tăng cường khiêu khích và quay lưng với các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa vào năm sau", chuyên gia giải thích.
Kazianis cho rằng Triều Tiên khó có đủ thời gian để tiến hành một vụ thử hạt nhân trong thời gian ngắn. Bởi vậy, nếu Kim Jong-un hoàn toàn mất kiên nhẫn với Mỹ, ông có thể ra lệnh phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), thứ vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân vốn bị Washington coi là mối đe dọa hàng đầu.
Nhà Trắng trong khi đó thể hiện thái độ quyết liệt với động thái mới của Triều Tiên. "Triều Tiên và Chủ tịch Kim Jong-un đang có một lựa chọn", một quan chức cấp cao giấu tên Nhà Trắng nói. "Họ có thể quay lại bàn đàm phán và thảo luận với chúng tôi về con đường hướng tới phi hạt nhân hóa, hoặc họ có thể gia tăng căng thẳng. Nhưng đừng phạm sai lầm nào, một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa sẽ là một sai lầm".
Bất chấp việc Trump nỗ lực cứu vãn quan hệ với Kim bằng các cuộc gặp và "những lá thư tốt đẹp", giới chức Nhà Trắng thừa nhận rằng tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa đã bị đình trệ hoàn toàn. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội, cuộc gặp bất ngờ giữa hai lãnh đạo tại biên giới liên Triều, cùng nhiều cuộc thảo luận giữa giới chức hai nước vẫn không giải quyết được những khác biệt trong cách thức thực hiện thỏa thuận chung tại hội nghị ở Singapore năm ngoái.
Kim Jong-un, với lời hứa phục hồi nền kinh tế yếu kém của đất nước, dự kiến triệu tập Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên trong tháng này nhằm "thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng", dựa trên "tình hình thay đổi trong và ngoài nước", truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết.
Stephen Schwartz, chuyên gia tại tạp chí Tập san của Các nhà khoa học Nguyên tử, bày tỏ nghi ngờ về khả năng Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí, thậm chí không chắc rằng họ có ý định từ bỏ chúng hay không.
"Kim đang giữ nhiều lá bài trong tay. Ông ấy có thể tiếp tục thử nghiệm tên lửa tầm xa hơn, tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Điều này có thể gây khó khăn cho Trump trong việc đối phó với tình hình trong nước", Schwartz cho hay, nói thêm rằng Kim cũng đã đạt được nhiều điều trong hai năm qua. "Ông ấy được hiện diện trên trường quốc tế, ngăn chặn được các cuộc tập trận Mỹ - Hàn".
Tuy nhiên, theo bình luận viên Ramon Pacheco Pardo của The Hill, cũng như Trump, Kim rõ ràng muốn hai bên đạt được thỏa thuận. Việc từ bỏ kho vũ khí có thể làm suy giảm khả năng phòng vệ của Bình Nhưỡng, nhưng mối quan hệ với Washington được cho là sẽ mang lại sự công nhận cho chính quyền Kim, điều mà họ vẫn mong mỏi, đồng thời giúp gỡ các lệnh trừng phạt khiến nền kinh tế Triều Tiên kiệt quệ.
Pardo cho rằng nếu bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Triều Tiên không những phá bỏ được những rào cản cấm vận, mà còn mở ra cánh cửa thu hút tài trợ từ các tổ chức quốc tế và quỹ đầu tư nước ngoài, từ đó giúp Kim hiện thực hóa lời hứa cải cách kinh tế với người dân kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2011.
Để nâng cao triển vọng đàm phán với Mỹ, Pardo cho rằng Kim nên ngừng các động thái khiêu khích, đồng thời thúc đẩy quan hệ với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga nhằm đa phương hóa thỏa thuận trong tương lai. Nếu không, mối quan hệ nồng ấm hiện tại giữa Trump và Kim sẽ sụp đổ, khiến Triều Tiên một lần nữa phải thất vọng như những tiến trình hòa giải trong quá khứ.
Bình luận viên Pardo nhận định thỏa thuận cũng giúp Trump củng cố quyền lực của mình và nâng cao khả năng tái đắc cử, nhưng nếu tiến trình đàm phán thất bại, Bình Nhưỡng mới là bên mất mát nhiều nhất. Mỹ vẫn sẽ tồn tại mà không cần thỏa thuận, trong khi Kim Jong-un cần nó để thực hiện các mục tiêu.
Ánh Ngọc (Theo NY Times, Hill, Stuff)


Tiền quan tham nộp lại vì đâu và ở đâu?!


Hình minh họa. Cựu Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son (ngoài cùng bên phải) tại tòa
Cựu Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son (ngoài cùng bên phải) tại tòa

‘Nôn’ tiền hối lộ ra!

Trong phiên tòa sáng ngày 20/12, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị mức án tử hình đối với cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông về tội nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% AVG.
Đến chiều ngày 23/12, tin cho biết gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã nộp 21 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả sau một quá trình dài bất hợp tác. Tuy nhiên, số tiền này chỉ gần bằng 1/3 số tiền hối lộ ông Son nhận được từ cựu Chủ tịch Hội đồng Quản Trị AVG, ông Phạm Nhật Vũ.
Tuy nhiên đến ngày 27/12, một ngày trước khi Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án vụ MobiFone mua AVG, người nhà ông Son đã đem thêm 45 tỷ đồng đến giao nộp.
Như vậy, ông Nguyễn Bắc Son đã nộp lại tổng cộng 66 tỷ đồng, tương đương với số tiền 3 triệu USD mặc dù trong phiên tòa ông thừa nhận có cầm thêm 200.000 USD từ Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà.
Số tiền 66 tỷ đồng tiền mặt là một số tiền lớn, tuy nhiên báo chí nhà nước không cho biết số tiền này gia đình ông Son kiếm đâu ra chỉ trong vài ngày, dù con gái ông cựu Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phủ nhận có nhận tiền từ người cha chuyển cho trước đó.
Nhận xét về hành vi nhận hối lộ và khắc phục hậu quả của Cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông, ông Nguyễn Văn Khánh, nguyên phóng viên ban Khoa giáo báo Tiền Phong cho rằng ông Son thể hiện sự tráo trở, không nhất quán qua các lời khai tại tòa:
“Từ đầu ông nói đưa cho con gái, sau đó ông nói rằng không nhớ gì cả, rồi lại xin Tổng Bí thư tha lỗi cho ông.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự lập luận:
“Trước kia họ không chịu trả, nghĩ rằng có thể ôm trọn được số đó, nhưng vì tòa án dọa tử hình thì họ sợ mạng sống của mình nên phải ‘nôn’ ra thôi.

Tiền mặt đâu lắm thế?!

Ngay sau khi gia đình ông Nguyễn Bắc Son chỉ trong vòng 4 ngày có thể kiếm đủ 66 tỷ đồng tiền mặt nộp lại để khắc phục hậu quả cho ông, dư luận xã hội đồng loạt bày tỏ thắc mắc người nhà ông Son bằng cách nào có thể huy động số tiền mặt lớn như vậy chỉ trong một khoảng thời gian quá ngắn. Phải chăng việc cất giữ nhiều tiền mặt tại nhà đang là cách an toàn cho các quan chức Việt Nam khi thu giữ tiền bất chính?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần phải phân biệt rõ ràng tình hình vì không phải nhà cán bộ lúc nào cũng nhiều tiền. Trong trường hợp ông Nguyễn Bắc Son thì tình hình lại khác:
Hai ông cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (ở giữa) và Nguyễn Bắc Son (bìa phải) tham nhũng số tiền hơn 6 triệu USD trong thương vụ Mobifon mua 95% cổ phần của AVG.
Hai ông cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (ở giữa) và Nguyễn Bắc Son (bìa phải) tham nhũng số tiền hơn 6 triệu USD trong thương vụ Mobifon mua 95% cổ phần của AVG. RFA edited
Tiền ông Bắc Son nhận hối lộ của người ta bỏ ngân hàng sợ lộ thì để đấy (nhà), chưa di tản kịp nên bây giờ nộp lại. Nếu giải thích theo hướng đó thi tiền nhiều đó không phải ông có từ trước mà tiền mới nhận hối lộ. Ở Việt Nam xài tiền mặt trong nhà không phải là gì cấm kỵ. Hiện giờ chưa có luật mỗi gia đình phải có bao nhiều tiền mặt tại nhà.
Đồng ý với ý kiến Luật sư Thuận, cựu nhà báo Nguyễn Văn Khánh cũng nghĩ rằng thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch cũng như cất giữ của người Việt hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên:
Hiện nay các quan chức có nhiều tiền là đương nhiên rồi, vấn đề tham nhũng ở Việt Nam rất trầm trọng. Còn vấn đề giữ tiền trong nhà tôi cho rằng các ông ấy không dám gửi tiền vô các ngân hàng nhà nước, còn các ngân hàng nước ngoài có thể trong tầm tay các ông đấy.
Giải thích rõ hơn nguyên nhân vì sao, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng các quan chức ở Việt Nam bây giờ thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu không kém gì các doanh nhân giàu có nên việc có nhiều tiền mặt là điều dễ hiểu:
Thực sự việc giữ tiền mặt, hoặc vàng, đô la, cổ phiếu là những thứ dễ biến thành tiền mặt, độ thanh khoản cao là tập quán ở đâu cũng thế. Ở Việt Nam việc giữ tiền mặt lại càng dễ dàng hơn vì đấy là cách làm cho tung tích đồng tiền khó có thể theo dõi. Nói cách khác, những kẻ tham nhũng và những kẻ rửa tiền đều có điểm chung là thích tiền mặt, vàng, hay những đồ dễ mang và giá trị cao.

Của nổi, của chìm từ tham nhũng!

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng số tiền hối lộ ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận trước tòa chỉ là phần nổi của tảng băng:
Tiền hối lộ mà khai ra như ông Nguyễn Bắc Son thì đó là lần đầu tiên khai ra như thế, thực tế qua những sai phạm mà người ta nghi vấn hoặc người ta đặt vấn đề có nhận hối lộ thì không phải 3 triệu (USD) là lớn đâu, còn những khoản tiền lớn hơn chẳng hạn như qua đất đai, doanh nghiệp công ty này thì số tiền nhận hối lộ gấp nhiều lần, không phải tiền ông Bắc Son nhận là lớn đâu.
Xác nhận thực tế này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng việc nhận hối lộ ở Việt Nam không phải chỉ mới đây mà đã có từ lâu.
Từ thời đổi mới, tức khoảng 25-30 năm trở lại đây thì nó trở nên phổ biến hơn nhiều và quy mô lớn hơn nhiều. Trước kia cũng có nhưng bởi vì cả đất nước nghèo nên sự tham nhũng tương đối cũng là kinh khủng thời đấy, nhưng so với lượng như bây giờ thì thời cách đây 30 năm không gây nên bức xúc như vậy bởi vì nó dễ giấu hơn và không tràn lan nên người ta không để ý lắm.
Vào ngày 26/12 vừa qua, bà Trần Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1967 - một nữ Bí thư huyện ủy Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết bà bị trộm vào nhà khống chế rồi cướp đi 30 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng dư luận lại tập trung vào hình ảnh ngôi nhà bà được báo chí trong nước đăng tải. Nhiều người dân không khỏi thắc mắc với chức vụ Bí thư Huyện ủy mà bà Tuyết đang đảm nhiệm, bằng cách nào bà có thể xây được căn biệt thự rộng lớn như hình và có cả tài xế riêng.
Chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình về thông tin này, một số người dân cho rằng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng cần rà soát lại xem bà Tuyết có trốn thuế hay không.
Nhận xét về tình quan chức tham nhũng, nhận hối lộ hiện nay, cựu nhà báo Nguyễn Văn Khánh cho rằng:
Tôi nghĩ rằng từ khi lứa thứ hai của những người cộng sản, tôi không nói thế hệ ban đầu thế nào tôi không biết nhưng từ thế hệ thứ 2 đến thứ 3 trở đi thì việc tham nhũng là việc hiển nhiên của một chế độ đã lỗi thời và không còn phù hợp với cả xu hướng thế giới, càng ngày càng trở nên dã man và man rợ.
RFA

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phạm Nhật Vũ và tiến trình chuyển giao ‘cơ đồ’ cho ‘trọc phú đỏ’


Blog VOA / Trân Văn
Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam Investment Review
Bản án mà Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG – vừa tuyên giống như một tuyên ngôn: Tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc và “cơ đồ” của đảng CSVN đã được đặt vào tay các “trọc phú đỏ”.
***
Phạm Nhật Vũ – người đứng phía sau chính phủ, âm thầm điều khiển nhiều bộ (từ Công an, Kế hoạch Đầu tư đến Thông tin Truyền thông,…) để có thể dễ dàng bán 95% cổ phần của AVG cho Mobifone với giá cao gấp 14 lần giá trị thật, chiếm đoạt của công quỹ 7.000 tỉ đồng – chỉ bị phạt ba năm tù (1).
Cả giới lãnh đạo đảng CSVN lẫn HĐXX Phạm Nhật Vũ đều cho rằng, ông Vũ đáng được… khoan hồng vì ngoài việc chủ động khắc phục hậu quả còn thành khẩn khai báo, khiến các viên chức cao cấp phải “nhận tội”, giúp đảng và hệ thống bảo vệ pháp luật có đủ căn cứ để xét xử vụ án đầu tiên về tham nhũng (2).
Khi khắc họa sự thành tâm và thiện ý của Phạm Nhật Vũ để giải thích cho việc tạo ra – áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” hết sức bất thường (không chỉ luật pháp chưa hề đặt định mà trong thực tế xử lý hình sự cũng chưa bao giờ có tiền lệ) đối với Phạm Nhật Vũ, có một điều mà cả giới lãnh đạo đảng CSVN, lẫn hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức cùng lờ đi: Phạm Nhật Vũ đã sản xuất như thế nào, kinh doanh ra sao để có đủ năng lực tài chính, chịu đựng cả thiệt đơn lẫn thiệt kép?
Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG là một trường hợp điển hình, minh họa cho thực trạng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bị các “doanh nhân” lũng đoạn, thi nhau bán rẻ tài nguyên quốc gia, tước đoạt đủ thứ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của dân chúng để giao cho một số “doanh nhân”, hỗ trợ những “doanh nhân” này thành các tỉ phú đô la! Không phải ngẫu nhiên mà thiên hạ gọi những “doanh nhân” hối mại quyền thế để “phá sơn lâm, đâm hà bá” giàu có “nứt đố, đổ vách” là “trọc phú đỏ”!
Không phải tự nhiên mà giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nhiều lần thừa nhận về sự tồn tại và phát triển càng ngày càng nguy hiểm, kể cả cho đảng, của các “nhóm lợi ích” – tập hợp những cá nhân hoặc là viên chức hoặc là “doanh nhân” câu kết với nhau để chia chác tài sản quốc gia, các nguồn lợi xã hội.
Nếu trước đây, việc xử lý một số “nhóm lợi ích” luôn theo khuynh hướng tha những viên chức hữu trách, chỉ “chặt đầu, lột da” các “doanh nhân” thì nay, cách xử lý hình sự Phạm Nhật Vũ trong bản án sơ thẩm xử thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG cho thấy “gió đã đổi chiều”. Khi khối tài sản của các “doanh nhân” là “trọc phú đỏ” càng ngày càng lớn, vai trò của các “trọc phú đỏ” càng ngày càng quan trọng, gánh nặng “trách nhiệm hình sự” được chuyển sang vai các viên chức hữu trách như Nguyễn Bắc Son,…
***
Cần lưu ý thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vốn đã hoàn tất và “tiền đã trao, cháo đã múc”, tình thế chỉ bị lộn ngược sau khi Phạm Nhật Vũ đột nhiên “tự nguyện” hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận, “thành khẩn khai báo” đã đưa hối lộ 6,2 triệu Mỹ kim cho Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải.
Đó cũng là lý do, tuy Nguyễn Bắc Son bị xem như nghi can hàng đầu trong thương vụ vừa kể, đảng ta vẫn phải tổ chức trao “Huân chương Độc lập hạng Nhì” cho “đồng chí” Son, nhẫn nại chờ đến khi “doanh nhân” Phạm Nhật Vũ quyết định “đổi chủ giữa dòng”, đảng ta mới khởi tố và biến “đồng chí” Son thành “chủ mưu”!
Ai cũng biết tại sao một số “doanh nhân” ở Việt Nam đột nhiên trở thành tỉ phú đô la chỉ trong một thời gian rất ngắn. Khi các “doanh nhân” loại này được hưởng “chính sách hình sự đặc biệt” như Phạm Nhật Vũ, đó chính là sự khuyến khích “đổi chủ giữa dòng” và từ nay, các viên chức hữu trách sẽ trở thành “con tin” của “trọc phú đỏ”.
Bởi tương quan giữa thế và lực của các nhóm trong đảng liên tục thay đổi, qua trường hợp Pham Nhật Vũ, việc “đổi chủ giữa dòng” mở ra một cơ hội mới, khuyến khích các “trọc phú đỏ” chủ động chọn “chủ” để hoán chuyển các “trọng tội” thành những “đại công” giới này sẽ sớm nắm giữ toàn bộ “cơ đồ”.
Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đã cũng như đang bảo rằng, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với Phạm Nhật Vũ là cần thiết vì nhờ vậy mà thu hồi được tài sản bị thất thoát do tham nhũng. Đây là một kiểu ngụy biện nguy hiểm!
Nếu thật sự muốn chống tham nhũng và thu hồi tài sản bị tham nhũng, tại sao từ giới lãnh đạo đảng đến giới lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ vẫn gạt bỏ đề nghị đưa “giàu có bất minh” vào bộ luật hình sự theo tinh thần của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (3)?
Thất bại trong việc đề nghị hình sự hóa “giàu có bất minh” (điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự tất cả những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản của họ) khi soạn – sửa Luật Hình sự Việt Nam vào các năm 2015, 2017, một số chuyên gia pháp lý tại Việt Nam tiếp tục đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” bằng Luật Phòng – chống tham nhũng như: Định giá phần tài sản mà viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc rồi buộc nộp thuế hoặc tịch thu sung công,… (4).
Tuy nhiên sau ba năm nâng lên, đặt xuống, tất cả những đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” và gian dối khi kê khai tài sản đều bị gạt khỏi Dự luật sửa đổi Luật Phòng – chống tham nhũng khi Quốc hội thông qua dự luật này hồi tháng 11 năm ngoái. Nếu xác định “giàu có bất minh” là tham nhũng, chấp nhận dùng Luật Hình sự xử lý “giàu có bất minh”, chắc chắn hệ thống bảo vệ pháp luật của Việt Nam không cần đến sự “hợp tác” của Phạm Nhật Vũ. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức cũng không cần phải ca ngợi “thành tâm, thiện ý” của Phạm Nhật Vũ!
***
Nếu ngẫm cho kỹ, bản án sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG chỉ minh định một điều: Sau khi đã cùng nhau bán đủ thứ theo kiểu đại hạ giá, để có thể triệt hạ các “đồng chí” có lợi ích khác biệt với mình, nhằm củng cố quyền lực, những đồng chí đang ở thế thượng phong trong đảng ta tiếp tục bán cả “cơ đồ” của đảng. Đáng lo là “cơ đồ” ấy bao gồm cả vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc!
Chú thích

Phần nhận xét hiển thị trên trang

20 cái "nhất" kinh hoàng của năm 2019!



Xem một vòng bình chọn các sự kiện thời sự năm 2019 của các báo thấy chán quá. Nói chung vẫn phải có những sự kiện được cho là tươi sáng, đẹp đẽ của đất nước. Báo về nông nghiệp thì kiểu gì cũng có sự kiện là tái cơ cấu nông nghiệp thành công; chương trình nông thôn mới rực rỡ; Báo về công nghiệp, thương mại thì thế nào cũng có sự kiện về ký kết EVFTA mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Báo ngành y tế cũng phải có vài sự kiện thành công của ngành....
Để bớt sự nhàm chán này, và cũng nhân dịp cuối năm, mỗ ra tay làm cái tổng hợp riêng, để hầu độc giả review lại 1 năm đầy biến động, đủ thứ chuyện chua, cay, mặn, ngọt ...của năm 2019. Mong là được anh em đóng góp cho thêm phần sinh động:
1. Chuyên gia công phu "vỗ mông ngựa" giỏi nhất: TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, FullBritght với câu nói: "Nên trao huy chương vàng thứ 100 cho...Thủ tướng"
2. Câu nói hớ gây hậu quả tệ nhất: "Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ..." của ông Nguyễn Đình Thắng- Chủ tịch Ngân hàng Lienvietbank tại hội nghị Thủ tướng gặp gỡ các doanh nghiệp. Sau câu nói này, 1 tuần sau, ông Thắng tự nguyện xin nghỉ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên.
3. Đại gia "dê" nhất năm: Vũ Anh Cường, Giám đốc Công ty BĐS Đất Lành: sàm sỡ tiếp viên và cả tiếp viên trưởng trên chuyến bay của Vietnam Airlines tháng 6/2019.
4.Hành vi kỳ quặc nhất năm: Phạm Văn Khoa- Tổng Giám đốc một Tổng Công ty BĐS: Ngày thì chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, đêm thì lái xe Leixus đột nhập các văn phòng nhà nước để ...ăn trộm. Khi bị bắt (tháng 6/2019), anh này khai: Tôi không thiếu tiền, tôi chỉ làm việc này vì ....đam mê!
5.Những kẻ tàn ác nhất năm: Chắc chắn là của nhóm nghiện thuốc phiện trên Điện Biên rồi: Vì hành vi bắt cóc, hãm hiếp, giết cô nữ sinh, đã có 6 tên ác thú nhận hình phạt tử hình.
6.Bản án có tính khoan hồng nhất năm: Án chung thân cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, sau khi ông này đã nộp đủ 66 tỷ đồng do hành vi nhận hối lộ. Nếu đúng quy định của luật pháp thì ông này phải nhận án tử hình.
6.Thảm họa tồi tệ nhất năm: 39 người Việt Nam tử nạn trong xe container trong một cố gắng nhằm tìm việc làm, có thu nhập cao tại Anh vào tháng 10/2019.
7. Hành động khốn nạn nhất năm: Là ....của Trung Quốc. Trung Quốc đã cho tàu thăm dò cùng với hàng chục tàu quân sự, tàu hộ tống khác xâm phạm Bãi Tư chính của Việt Nam trong nhiều tháng.
8. Hành động ngớ ngẩn nhất: Đó là trò tráo đổi biển số xe từ trắng sang xanh của chủ nhân chiếc xe 30 F 462.75 sang biển số 80 B 4329- người được cho là vợ ông Tô Huy Rứa, nguyên Ủy biên Bộ Chính trị. Sau việc này, tài xế lái chiếc xe trên bị phạt ...5 triệu.
9. Lời khai trơ trẽn nhất: Là của bị cáo Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông. Ông này khai rằng ông nhận 200.000 USD vụ AVG mà nghĩ là đó là khoản người ta mừng ông lên chức Bộ trưởng.
10. Hành vi gian lận kinh tởm nhất: Thuộc về nhóm y, bác sĩ bệnh viện Xanh Pôn cắt đôi các que thử HIV và viêm gan B. Nhưng bị phát hiện lãnh đạo bệnh viện vẫn nói rằng: Không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm !
11. Vụ tai nạn thương tâm nhất với trẻ: Đó chính là cái chết em Long, học sinh lớp 1, vào đúng ngày đi học đầu tiên của em đến Trường quốc tế Gateway. Do sự vô trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, người đón trẻ, lái xe...em bị bỏ quên và chết ngạt trong xe. Vụ án đến nay dù đã có kết luận điều tra nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi do còn nhiều vấn đề mờ ám chưa được làm rõ.
12. Công chức láo lếu và hậu quả nhanh thấy nhất: Đại úy công an của quận Đống Đa Nguyễn Thị Hiền đại náo tại sân bay, chửi bới độc ác, bẩn thỉu với một tiếp viên hàng không; Thượng úy Nguyễn Xô Việt (Thái Nguyên) đã không trả tiền mua hàng lại còn hành hung người bán...Cả 2 người này do phản ứng mạnh mẽ của báo chí và cộng đồng mạng đã bị tước quân tịch.
13. Những sự cố môi trường lớn nhất: Đáng lưu ý là vụ cháy kho hàng của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông khiến gần 30 kg thủy ngân- 1 loại chất cực độc phát tán ra môi trường. Tiếp theo là vụ đổ trộm dầu thải vào đầu nguồn nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà khiến hàng vạn dân Thủ đô điêu đứng, khốn khổ hơn 1 tuần lễ. Tuy nhiên, các vụ này đều chưa được xử lý đến nơi đến chốn.
14.Vụ tự tử khó hiểu nhất: Là của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hải An. Hiện nay người ta vẫn chưa công bố vì sao ông An nhảy lầu.
15. Người vợ giàu đức hi sinh nhất: Đó chắc hẳn là bà vợ của nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Do con gái ông Vinh được cho là chạy điểm nhưng bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh lại bị kiểm điểm vì để em chồng tác động nâng điểm cho con ))
16. Việc làm của cơ quan Nhà nước được dân ủng hộ nhất năm: Đó là việc Bộ giao thông hủy đấu thầu quốc tế đại dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam trước làn sóng dư luận lo ngại Trung Quốc lại một lần nữa trúng thầu một dự án có tầm ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của Việt Nam.
17. Xung đột lớn nhất năm giữa báo chí và doanh nghiệp: Chắc chắn là vụ việc kiện tụng của Công ty Asanzo với báo Tuổi trẻ rồi.
18. Cô con gái sướng nhất năm: Đó là con gái ông Chủ tịch Công ty Sông Đà 7. Được bố chiều, cô yêu bố quá, post lên mạng khoe mỗi năm bố cho 20 tỷ, để đầu tư, kinh doanh có tính trải nghiệm. Cứ hết là bố lại cho. Con gái cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng có thể tương tự: Vì ông Son ban đầu khai cho con gái 3 triệu USD tiền bố đã hối lộ, đưa cho con bảo đầu tư, không được gửi ngân hàng. Nhưng sau ông lại đổi lời khai, nói rằng, không nhớ đã tiêu vào việc gì mà hết sạch.
19. Bức tranh tươi đẹp nhất 2019: Ắt hẳn là bức tranh cánh đồng hoa cải bất tận ở đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông: Quá thất vọng với tiến độ và triển vọng dự án này, cộng đồng mạng đã chung tay vẽ nó thành một con đường hoa cải tuyệt đẹp, với hy vọng đây là một gợi ý tốt cho Bộ Giao thông vận tải để chuyển hướng đầu tư, tránh thất thoát số tiền thuế khổng lồ của người dân đã nộp để đầu tư vào dự ánnày.
20. Cái kết bi kịch nhất của một đại gia lừng lẫy một thời: Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV, được cho là đã chết trong tù vào tháng 7/2019

Phần nhận xét hiển thị trên trang