Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Sử ta không học, bắt học sử Tàu ?



Lại Trần Mai 

*Sử ta không học, bắt học sử Tàu ?* *Đây là ảnh trên mạng, được giới thiệu là sách dạy tiểu học hay tham khảo cho các lớp tiểu học, nhưng không biết cụ thể đối tượng và lớp nào. Nhờ các bạn kiểm tra hộ, nhất là các bạn làm trong ngành giáo dục tiểu học hay phổ thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc không cho tàu chiến Mỹ thăm Hong Kong


Trung Quốc đình chỉ các chuyến thăm nghỉ ngơi và hồi phục của tàu chiến Mỹ để đáp trả Washington thông qua đạo luật Hong Kong.
"Để đáp trả hành vi bất hợp lý của phía Mỹ, chính phủ Trung Quốc đã quyết định đình chỉ xem xét đơn xin tàu chiến Mỹ đến Hong Kong để nghỉ ngơi phục hồi như hiện nay", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm nay.
Quyết định được đưa ra để đáp trả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/11 ký thông qua đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong được quốc hội trình lên. Theo đạo luật này, Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm chứng nhận Hong Kong duy trì quyền tự quyết để đặc khu có thể hưởng ưu đãi thương mại từ Mỹ, duy trì vai trò trung tâm tài chính của thế giới.
Hong Kong vốn được hưởng trạng thái đặc biệt, giúp đặc khu mua các công nghệ nhạy cảm, đồng thời đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng đôla Mỹ và đôla Hong Kong cũng như cho phép thành phố đàm phán các thỏa thuận thương mại và đầu tư độc lập với Bắc Kinh. Trạng thái đặc biệt còn giúp cư dân Hong Kong tránh các hạn chế về thị thực áp dụng cho công dân Trung Quốc đại lục.
Tổng thống Mỹ cũng ký thông qua luật cấm bán hơi cay, đạn cao su và các thiết bị khác được lực lượng cảnh sát Hong Kong sử dụng để đối phó người biểu tình.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ thăm Hong Kong tháng 11/2018. Ảnh: Bloomberg.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ thăm Hong Kong tháng 11/2018. Ảnh:Bloomberg.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố nước này sẽ áp lệnh trừng phạt với các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ đã hành động "tồi tệ" đối với tình trạng bất ổn gần đây tại Hong Kong. "Trung Quốc kêu gọi Mỹ sửa chữa sai lầm, ngăn chặn mọi hành động và hành vi can thiệp vào vấn đề Hong Kong và các vấn đề nội bộ của Trung Quốc", bà Hoa nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó ra tuyên bố gọi việc Trump thông qua đạo luật là hành động "ghê tởm, chứa ý đồ nham hiểm", đồng thời cảnh báo sẽ có biện pháp trả đũa quyết liệt và phía Mỹ phải chịu mọi hậu quả. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng từ chối bình luận về biện pháp đáp trả của Bắc Kinh. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng không nói đạo luật Hong Kong có ảnh hưởng đến đàm phán thương mại Mỹ - Trung hay không.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu Đại sứ Mỹ Terry Branstad, yêu cầu Washington không áp dụng đạo luật và ngay lập tức ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Tổng biên tập tờ Global Times của Trung Quốc Hồ Tích Tiến đăng Twitter rằng Bắc Kinh đang xem xét cấm thượng nghị sĩ Marco Rubio, người đề xuất đạo luật Hong Kong, nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macau.
Hôm 28/11, hàng nghìn người đã tập trung tại trung tâm Hong Kong, vẫy cờ Mỹ và ảnh Trump để cảm ơn việc Trump thông qua đạo luật. Nhà tổ chức ước tính khoảng 100.000 người đã tham dự cuộc tập hợp, trong khi cảnh sát đưa ra con số 9.600 người vào lúc cao điểm.
Huyền Lê (Theo AFP)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đọc thử một bài thơ lạ:



BÙI CHÍ VINH
ALEXANDRE DE RHODES VÀ NHỮNG ÂM MƯU BÁN NƯỚC ĐẰNG SAU CHỮ QUỐC NGỮ
Chắc chắn ông Alexandre de Rhodes không cần đặt tên đường 
Nhiệm vụ của ông ở Việt Nam kể như chấm dứt
Ông tạo ra chữ Quốc ngữ không phải để người ta dẫm lên sỉ nhục
Tại sao lại phơi thây tận Viễn Đông bằng một tấm bảng chỉ đường giao thông bội nghĩa vong tình ?
Alexandre de Rhodes đã hoàn tất sứ mạng của mình
Sứ mạng khai hóa cho một dân tộc từng chịu 1000 năm nô lệ
Họ có quyền từ chối ông để đội lên đầu chữ Hán chữ Nôm ca ngợi Tập Cận Bình vạn tuế
Ngày xưa họ triều cống mỹ nữ, đồi mồi, ngọc trai, tê giác, ngà voi… nay họ triều cống đất Vân Đồn
Họ triều cống đặc khu, nhiệt điện than tàn phá môi trường, đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai cho đến bãi Tư Chính Biển Đông
Họ mê mẩn Cao Biền yểm long mạch nước Nam bằng trò chơi phù thủy
Họ gọi nước Tàu là anh, nước Việt là em qua miệng lưỡi gã nhà sư ma quỷ
Họ nguyền rủa Lý Thường Kiệt là vô luân khi dám đánh thiên triều
Họ đã dám phủ nhận tổ tiên và tổ quốc dấu yêu
Thì họ cần gì ông, một giáo sĩ phương Tây xa lạ
Nhưng đáng thương cho những kẻ vô ơn không hề biết “cây cỏ có thể mọc lên từ đá”
Chữ Quốc ngữ có thể mọc lên từ nhân dân yêu nước thương nòi
Alexandre de Rhodes ơi, ông mãi mãi là một tấm gương soi !
30-11-2019
Bùi Chí Vinh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIAI ĐOẠN CUỐI BẮT ĐẦU:

Bất ổn tài chính bùng lên khắp nơi tại Trung Quốc

Nợ xấu và hệ thống ngân hàng yếu kém đang đe dọa ổn định tài chính cũng như tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo Bloomberg, các ngân hàng nông thôn Trung Quốc đang lao đao trong cơn khủng hoảng, nợ tiêu dùng của người dân nước này tăng vọt và hiện tượng tái cơ cấu trái phiếu quy mô lớn là những dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang căng thẳng nghiêm trọng. 
Chính quyền Trung Quốc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: vừa phải kích thích tăng trưởng kinh tế, vừa ngăn chặn nguy cơ chi tiêu quá tay, khiến quả bom nợ 40.000 tỷ USD ngày càng phình to.
Việc Bắc Kinh ngần ngại không dám giải cứu các nhà băng đang khủng hoảng và mạnh tay kích thích kinh tế đã dẫn tới tình trạng vỡ nợ tràn lan và tăng trưởng tiếp tục sụt giảm. 
Bat on tai chinh bung len khap noi tai Trung Quoc hinh anh 1
Hệ thống tài chính Trung Quốc đang cho thấy nhiều dấu hiệu xấu. Ảnh: Forbes

Nguy cơ trật đường ray

“Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng thực hiện các biện pháp cần thiết tối thiểu để ngăn chặn nguy cơ cỗ xe lửa kinh tế trật đường ray”, Bloomberg dẫn lời của Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng tại Goldman Sachs, nhận định.
Một trong những thách thức nan giải nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc là tình trạng sức khỏe của các ngân hàng quy mô nhỏ và công ty nhà nước ở nhiều tỉnh thành đang ngày càng sa sút trầm trọng.
Vụ Công ty chứng khoán Tewoo thuộc sở hữu nhà nước đối mặt nguy cơ vỡ nợ và không được chính phủ bảo lãnh đã làm dấy lên mối lo ngại về một cơn bão tài chính tại thành phố Thiên Tân, nơi hãng này đặt trụ sở.
Những tín hiệu xấu cũng đã bùng lên từ nhiều tháng qua, tập trung tại các ngân hàng quy mô nhỏ. Niềm tin dành cho các nhà băng này sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Trung Quốc nắm quyền kiểm soát một ngân hàng ở Nội Mông và đẩy lỗ về phía một số chủ nợ.
Chính quyền Trung Quốc cũng đã can thiệp để dập tắt ít nhất hai làn sóng rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng và giải cứu hai nhà băng khác.
Bat on tai chinh bung len khap noi tai Trung Quoc hinh anh 2
Nợ Trung Quốc đang tăng mạnh. Ảnh: Reuters
Trong Báo cáo Ổn định Tài chính 2019 mới được công bố, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết 586 trên tổng số 4.400 ngân hàng nước này “đối mặt rủi ro cao”.
Cơ quan này cũng nhấn mạnh những nguy cơ liên quan tình trạng nợ leo thang. Theo báo cáo, tỷ lệ nợ của các hộ gia đình Trung Quốc tính theo thu nhập khả dụng tăng từ 93,4% vào năm ngoái lên 99,9% trong năm 2018.
PBOC và các cơ quan quản lý khác từ lâu đã cảnh báo về rủi ro nợ doanh nghiệp Trung Quốc quá cao, tăng lên mức kỷ lục 165% GDP vào năm 2018, theo Bloomberg Economics.

Thế tiến thoái lưỡng nan

Vào lúc này, dường như các nhà đầu tư vẫn hi vọng chính phủ Trung Quốc đủ khả năng kiềm chế các rủi ro tài chính và đảm bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không còn biến động quá mạnh, một phần do giới đầu tư lạc quan về khả năng Mỹ và Trung Quốc đạt một thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, việc chứng khoán Hong Kong lao ốc hôm 28/11 đã ảnh hưởng đến thị trường nội địa.
PBOC và một số cơ quan quản lý khác cho biết đang buộc các ngân hàng gặp khó khăn phải tăng vốn, cắt giảm nợ xấu, hạn chế trả cổ tức và thay thế các vị trí quản lý. PBOC cũng đưa ra một số biện pháp khuyến khích các nhà băng nhỏ sáp nhập và tranh thủ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Hôm 29/11, Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính Trung Quốc - do Phó thủ tướng Trung Quốc làm chủ tịch - kêu gọi tăng cường sức mạnh vốn tại các ngân hàng nhỏ và thiết lập cơ chế dài hạn để ngăn ngừa và giải quyết rủi ro.
Bat on tai chinh bung len khap noi tai Trung Quoc hinh anh 3
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang tìm cách ổn định tình hình tài chính nước này. Ảnh: Bloomberg
Hồi đầu tuần, cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc tuyên bố cần nhiều nỗ lực để bảo vệ các cổ đông, đặc biệt là các nhà đầu tư bán lẻ, đồng thời ngăn chặn rủi ro thanh khoản và tín dụng trên thị trường vốn.
Bộ Tài chính Trung Quốc cũng ra lệnh cho các chính quyền địa phương đẩy nhanh việc cho các dự án cơ sở hạ tầng vay vốn.Bloomberg nhận định đây là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh lo ngại về nguy cơ nền kinh tế tiếp tục sa sút. 
Quyết định này cũng cho thấy rõ tình thế lưỡng nan của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh buộc phải thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế trong ngắn hạn, nhưng sẽ đối mặt với nguy cơ bom nợ ngày càng phình to, đe dọa hệ thống tài chính.
"Chính quyền Trung Quốc càng mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này, thị trường sẽ càng méo mó và hậu quả càng trở nên nghiêm trọng", giáo sư Michael Pettis của Đại học Peking nhận định.

11 sự thật về nền kinh tế Trung Quốc

Nền kinh tế bùng nổ khiến Trung Quốc có nhiều tỷ phú hơn, nhu cầu đối với các thương hiệu xa xỉ và động vật quý hiếm cũng gia tăng, theo Business Insider.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ là khác vẻ bề ngoài/ Bên trong vẫn thios độc tài khó ưa:

Ông Kim thay đổi cách ăn mặc, tạo hình ảnh khác với cha và ông nội

Sự thay đổi trong cách ăn mặc của nhà lãnh đạo Triều Tiên thời gian gần đây khiến giới quan sát nghi ngờ ông muốn tạo nên hình ảnh khác biệt với cha và ông mình.
Trong nhiều sự kiện gần đây, ông Kim Jong Un chọn cách ăn mặc khác với phong cách của hai nhà lãnh đạo tiền nhiệm là cha và ông mình, theo Yonhap.
Ngày 28/11, ông đến địa điểm giám sát buổi thử nghiệm bệ phóng đa tên lửa siêu lớn trong bộ áo măng tô dáng dài màu xanh đen làm bằng da. Trước đó vài ngày, nhà lãnh đạo có chuyến chỉ đạo thực địa tại một cơ sở quân sự trên đảo Changrin, cũng mặc áo măng tô dáng dài màu trắng ngà cùng một chiếc sơ mi xanh dương.
Theo giới quan sát, sự thay đổi phong cách thời trang cho thấy ông Kim có thể đang xây dựng một hình ảnh riêng, tạo khác biệt với cố lãnh đạo Kim Jong Il và cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Ong Kim thay doi cach an mac, tao hinh anh khac voi cha va ong noi hinh anh 1 Kim_Jong_Un_1.jpg
Ông Kim Jong Un giám sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa mới của Triều Tiên. Ảnh:KCNA.
Kể từ khi nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong Un chủ yếu học theo hình ảnh của cha và ông mình. Kiểu tóc vuốt ngược ra sau, cặp kính gọng cứng và bộ đồ đại cán đen kiểu Mao Trạch Đông được xem là phong cách ăn mặc đặc trưng của cố lãnh tụ Triều Tiên.
Việc nhà lãnh đạo trẻ tuổi xây dựng hình ảnh tương tự như ông mình trong những năm đầu cầm quyền là điều không thể tránh khỏi, theo nhận định của nhiều nhà quan sát. 
Ông Kim Jong Un tiếp nhận cương vị người lèo lái đất nước sau cái chết đột ngột của cha mình, dù mới có vài năm chuẩn bị. Ông đối diện nhiều thách thức lớn để tập trung quyền lực trong đảng Lao động Triều Tiên, chính quyền và quân đội. Các cơ quan này đều mang đậm dấu ấn của hai cố lãnh đạo Triều Tiên suốt nhiều thập kỷ.
"Ông Kim có vẻ đang tìm cách xây dựng hình ảnh và đặc trưng riêng càng nhiều càng tốt", Kim Yong Hyun, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Hàn Quốc, nhận định.
Ong Kim thay doi cach an mac, tao hinh anh khac voi cha va ong noi hinh anh 2 Kim_Jong_Un_2.jpg
Hình ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố ngày 25/11 về chuyến thị sát tại đảo Changrin của ông Kim Jong Un. Ảnh: KCNA.
Ông Kim cũng bắt đầu theo đuổi phong cách lãnh đạo khác với các bậc tiền bối, điển hình là chính sách ngoại giao với MỹTrung Quốc và Nga. Ông đã có 3 cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống MỹDonald Trump trong gần 2 năm qua, bao gồm 2 hội nghị thượng đỉnh và cuộc gặp đột xuất tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Trong khi đó, một số nhà phân tích đánh giá sự thay đổi về phong cách ăn mặc gần đây của ông Kim có thể chủ yếu xuất phát từ sở thích cá nhân, thay vì tham vọng xây dựng hình ảnh lãnh đạo mới của đất nước.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ sự thay đổi báo hiệu những thay đổi lớn sắp tới về chính sách quân sự và đối ngoại. Đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều đang chìm trong bế tắc. Vòng đối thoại mới nhất tại Thụy Điển vẫn không đạt được tiến triển mới. Hai bên vẫn bất đồng về các bước phi hạt nhân hóa và gỡ bỏ cấm vận.
Triều Tiên thời gian qua liên tiếp có những động thái làm gia tăng căng thẳng tình hình bán đảo, với 14 lần thử tên lửa kể từ tháng 5. Đợt thử tên lửa tầm ngắn gần nhất diễn ra vào ngày 28/11. Bình Nhưỡng cũng đặt hạn chót cho Washington thay đổi yêu sách đàm phán là cuối năm 2019.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghe người Trung Quốc nói về thói xấu của chính mình

Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được.
Những nhận định về bản chất thật của người Trung Quốc thông qua bình luận, phân tích của một người Trung Quốc – nhà văn, nhà thơ, nhà báo kiêm sử gia Bá Dương.
Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn? Nguyên do vì sao?
Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp : Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh.
Có người sẽ bảo: “Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!”. Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng “Quần ma” (Những con ma) của Ibsen có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa trẻ mắc bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: “Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à!?”.
Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta.
Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được.
Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!
Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi.
Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp một trường đại học về chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Paris sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: “Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!” (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc).
Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi : “Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?” Cô ta đáp: “Làm sao nổi!”
Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn.
Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân.
Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: “Chúng tôi đang thì thầm với nhau”.
Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế?
Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau.
Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc.
Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng.
Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch. Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật.
Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20.
Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư.
Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi – nơi không cần quan hệ với người khác – thì lại có thể phát triển tốt. Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau.
Theo TRÍ THỨC TRẺ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Một coment đáng đọc và suy nghĩ:

Trung Linh Nguyen

 Nhà văn im lặng thì đã hèn mọn giá áo túi cơm, đã vậy mà rẻ rúng làm bút nô thì đáng kinh tởm với chữ nghĩa chứa đầy giòi bọ..
Như ông Trần Long Ẩn cả đời trung ngu để kiếm ăn chưa đủ, nay tiếp tục cũng vì cơm thừa cá cặn, rượu bẩn, vì bã vinh hoa, mùi
 phú quý mà bán rẻ linh hồn cho giặc để chia rẻ dân tộc, cổ xúy đấu tranh giai cấp tương tàn lầm than.. Đáng ra người càng có học thì càng phải là tấm gương, là cội nguồn cổ vũ cho giới trẻ yêu nước thương nòi, thương núm ruột đồng bào dù khác chiến tuyến nhất thời, ông quá cơ hội hay bản chất sặc mùi khát máu dù chiến tranh đã qua hơn 44 năm..
- “… Người nghệ sĩ luôn đổ tâm huyết vào tác phẩm của mình, dù tác phẩm ấy chỉ để thưởng thức bên chung trà chén rượu; huống chi là một tác phẩm để đời! Người nghệ sĩ có lòng tự trọng, cũng không thể vì quyền lực hay chén cơm manh áo mà chấm bút phóng bừa; xem tác phẩm là phương tiện đạt tới vinh hoa, mà bất chấp búa rìu dư luận! Thảo dân một đời cầm bút, kinh tởm sự đê hèn của những kẻ tự xưng là thi sĩ, văn nhân, mà lại quì mọp mình để uốn cong ngòi bút hầu cầu hưởng lợi lộc nhất thời mà lưu tiếng xấu trăm năm!... “

- “…Cũng vì chữ lợi mà mầy ca tụng phường vô sỉ, mập mờ đen trắng thị phi. Cứ tưởng đơn giản là tiền trao cháo múc, hết xôi rồi việc, chứ đâu có ngờ là bút sa gà chết! Mầy đã vô tình bôi nhoà ý thức, làm lệch đường nhận định của kẻ hậu sinh. Xét ra cũng là tội ác!”

- “… Chớ cho rằng thanh gươm luôn gây điều ác nghiệt mà ngọn bút không hề tạo nỗi oan khiên! Lỡ một đường gươm chỉ giết chết môt người, nhưng lỡ ngọn bút sẽ làm khổ đau trăm họ. Ngọn bút vẽ vời tư tưởng; nghiên son truyền đạt ý tình. Ý tình chân chính sẽ đem cho lê dân nghìn năm no ấm, nhưng tư tưởng ngông cuồng sẽ di hại muôn đời cuộc sống quần sinh! Rửa sạch máu trên lưỡi gươm là chuyện dễ dàng, nhưng xóa đớn đau trong lòng nhân loại phải chẳng là chuyện một ngày một buổi!...”

- “… Nếu chẳng phải đành bẻ cong ngòi bút để tán dương phường vô lại, hay kể cả kẻ thù chiếm lấn biên cương? Đó là phường bồi bút! Hoặc ngoan ngoãn cúi đầu viết theo vương lịnh. Đó là hạng bút nô tài! Kẻ sĩ chân chính luôn đắn đo từng ý tưởng, để khỏi muộn màng khi xuống bút, giống như tên bật khỏi dây cung, làm sao bắt lại? Văn chương cũng không thuần là thứ để kẻ sĩ gởi gấm tâm tư; càng không phải để mua vui trong buổi trà dư tửu hậu; mà phải có chủ đích hẳn hoi. Dù chẳng là hùng binh nhưng cũng phải góp phần đánh đuổi giặc thù, dù chẳng phải gươm thiêng nhưng cũng phải chung vai đập tan cường quyền, bạo lực” .
- Kha Tiệm Ly. 

Ai ai cũng nên có trách nhiệm với vận mệnh đất nước dù với thiên kiến nào cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt lợi ích dân tộc, Tổ quốc lên trên. Chính kiến chỉ là nhất thời còn tình yêu quê hương, đất nước, Tổ quốc, dân tộc là mãi mãi. Biết chọn lựa hướng đi thích hợp chung với xu hướng thời đại văn minh, dân chủ của thế giới để khai trí, khai sáng chiến đấu chống lại bóng tối của sự thiếu hiểu biết, biết lôi ra ánh sáng những kẻ ác, kẻ xấu dù rằng chúng có " Mượn màu son phấn đánh lừa con đen " cũng không qua được trí tuệ và bản lĩnh của mình và không được ăn tiền của kẻ thù truyền kiếp mà cấy vào đầu tuổi trẻ Việt Nam những nhận thức bạc nhược, đầu hàng bởi lịch sử ông cha đã từng chứng minh nhiều lần rằng Trung Quốc dù to lớn nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. " Người thầy thuốc mà lầm thì giết một con bệnh, người làm chính trị mà lầm thì giết một thế hệ, người làm văn hoá mà lầm thì di hại muôn đời ".


Phần nhận xét hiển thị trên trang