Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

Triệu Đà là vua của Việt Nam


            Lịch sử Việt Nam, nhất là phần cổ sử, không những rất sơ sài mà còn quá nhiều "góc khuất". Vì thế tranh cãi là lẽ đương nhiên; không tranh cãi mới là lạ. Với tinh thần đó, tôi xin trích ra đây nguyên văn một đoạn chính sử trên Wikipedia để làm ví dụ. 

Trích dẫn: 
Nhà Triệu trong lịch sử Trung Hoa là một vua chư hầu trong đế quốc Trung Hoa, nhưng là một giai đoạn lịch sử gây tranh cãi. Người Trung Hoa không công nhận nhà Triệu và Triệu Đà thuộc nước họ vì ông là Nam Việt hiệu úy còn theo quan điểm chính thống ở Việt Nam ngày nay thì Triệu Đà bị coi là giặc xâm lược.[2]
  • Quan điểm chính thống thời phong kiến, nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam được thể hiện qua các sử gia từ Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) đến Trần Trọng Kim (thế kỷ 20), coi đó là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi các đội quân nhà Hán xâm lược đất nước này và sáp nhập nó vào đế chế Hán thành bộGiao Chỉ. Lê Văn Hưu đã ghi trong bộ Đại Việt sử ký:
Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.
Có một số tác giả phương Tây cũng công nhận điều này và cho rằng chỉ tới khi quân Hán sang tấn công Nam Việtthời Bắc thuộc của Việt Nam mới bắt đầu.Quan điểm phủ nhận nhà Triệu được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam, trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:
An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, và hiện nay các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Hết trích dẫn

             Đọc đoạn chính sử trên đây ta không khỏi băn khoăn:  Tại sao ngay cả sử sách Trung Quốc không coi Tiệu Đà và Nam Việt là của họ và trong khi các thế hệ vua chúa Việt Nam trước TK 18 đều đã coi Triệu Đà (Nam Việt) là Việt Nam,  mà Việt Nam hiện nay lại chối bỏ? Và có vô lý chăng, khi chối bỏ Triệu Đà nhưng lại chấp nhận các vua chúa Việt Nam khác có nguồn gốc là quan lại phương Bắc như nhà Hồ, nhà Lý, nhà Trần...? 

Sự thật là, hầu hết các vua chúa Việt Nam dù đến từ phương Bắc nhưng đều có gốc gác Bách Việt nên đã chọn vùng "đất tổ" Văn Lang (dù dưới bất cứ tên gọi nào sau này như Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam...) để lập nghiệp đế vương và chống lại sự bành trướng của các đế chế Hán tộc. Nói cách khác họ cũng là các bậc tiền bối của dân tộc VN ngày nay. Đó là sự thật không thể chối bỏ.  

Quan điểm của Ngô Thì Sĩ xuất vào thé kỷ 18 tức là  muộn 5 thế kỷ sau sử gia Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) và cũng bị phản bác bởi sử gia Trần Trọng Kim vào thế  kỷ 20. Đặc biệt, Hồ Chí Minh trong quyển thơ sử viết tay dưới đầu đề "Kịch sử nước ta" ( do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản năm 1942 )cũng đã có đoan viết : " Triệu Đà và vị hiền quân/ Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời".  Điều này cho thấy quan điểm chính thống phổ biến lâu đời , chỉ có  một ý kiến của Ngô Thì Sĩ là khác. 

Nhưng tiếc rằng quan điểm đó lại được "tiếp thu" bởi các nhà sử học của Việt Nam từ sau CM tháng Tám.... Câu hỏi đặt ra là, phải chăng đó là do chủ yếu  xuất phát từ động cơ chính trị nhằm thực hiện "dĩ hòa vi quý" với  người anh em phương Bắc cùng ý thức hệ cộng sản, XHCN ? Nếu vậy,  đó là cách hành xử "lợi bất cập hại" khi họ tự  xóa nhòa những dấu tích lãnh thổ tổ tiên đã bị xâm lấn, mà trong đó thời kỳ Triệu Đà là một mắc xích gần nhất của nhiều mắc xích đã bị thất truyền trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ thời Kinh Dương Vương. Không có lý gì trong cả quá trình các Vua Hùng kéo dài hơn hai ngàn năm TCN mà chỉ còn là một tuyền thuyết mơ hồ?

Nên nhớ, với một số dân tộc khác, chỉ cần một vài trăm năm bị ngoại bang thống trị có thể trở thành vong quốc (như Chiêm Thành hay người Da đỏ ở châu Mỹ và thổ dân ở Úc v.v...) thì dân tộc Việt Nam  sau 1.000 năm Bắc thuộc khó có thể tránh khỏi những sự thất truyền về nguồn cội. Tuy nhiên điều quan trọng là quốc thể và bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, và truyền thuyết - phương tiện duy nhất thay cho sử sách vẫn còn đó để các thế hệ sau này dựa vào mà truy tìm lại  cội nguồn . Tuyệt đối không được  tự tiện "đơn giản hóa" phần cổ sử của dân tộc hoặc nghi ngờ, thậm chí chối bỏ cả truyền thuyết. Cũng không nên tự huyễn hoặc rằng "dân tộc ta  rất anh hùng nên chưa bao giờ để mất tấc đất nào cho giặc ngoại xâm" (!?). Nói như vậy là tự chối bỏ sự thật về một nước Văn Lang với cương vực từ Hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam-bên Trung Quốc).    

Phần nhận xét hiển thị trên trang

3 điểm bất hợp lý trong kịch bản miền Nam biến mất năm 2050


"Nghiên cứu của Climate Central sử dụng giả định triều có tần suất 100 năm/lần kết hợp nước biển dâng 2 m. Đây dự báo quá cực đoan", TS Huỳnh Thị Lan Hương phân tích.
Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó viện trưởng Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TNMT) cho biết Việt Nam chưa có nhận định nào về việc toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.
Bà Hương cho rằng nhiều yếu tố trong nghiên cứu của Climate Central (Mỹ) về nguy cơ ngập gây ra nước biển dâng tại các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, đặc biệt về mặt số liệu và giả định nghiên cứu.

Sự kết hợp của nhiều kịch bản cực đoan

Phân tích sâu hơn về nghiên cứu của Climate Central khi đưa ra nhận định "gần như toàn bộ diện tích miền Nam nước ta ngập dưới đỉnh triều vào năm 2050", TS Hương chỉ ra 3 điểm bất hợp lý.
Thứ nhất, nghiên cứu đã lấy số liệu của Mỹ để hiệu chỉnh và áp dụng kết quả cho tất cả địa hình trên toàn cầu. Trong khi đó, sai số sẽ xảy ra ở những khu vực khác nhau về tự nhiên, mặt đệm đến lớp phủ, nhà cửa, dân cư của từng khu vực.
Do đó, dù đã áp dụng phương pháp hiệu chỉnh sai số khá phù hợp khi kết hợp dữ liệu của Lidar và phân tích mô hình mạng thần kinh nhân tạo, điều này cũng không thể áp dụng cho toàn bộ các khu vực trên Trái Đất. Đây là điểm bất hợp lý lớn nhất trong nghiên cứu, không chỉ riêng với Việt Nam mà còn với các vùng khác.
Thứ hai, Climate Central đã dự báo dựa trên việc xây dựng kịch bản nước biển dâng 2 m. Kịch bản này không được ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu phê duyệt và khuyến cáo sử dụng. Bởi lẽ nước biển dâng 2 m trong vòng 80 năm nữa là điều khó xảy ra.
“Không biết căn cứ vào đâu mà các nhà nghiên cứu của Mỹ lại dựa trên kịch bản này trong khi các đơn vị chuyên môn cũng không khuyến cáo sử dụng. Hiện, các quốc gia trong đó có Việt Nam chỉ xây dựng kịch bản ngập dưới đỉnh triều do nước biển dâng đến 1 m”, TS Hương nói.
Điểm thứ 3 mà bà Hương cho rằng vô lý, đó là nghiên cứu sử dụng thêm giả định về kịch bản triều có tần suất 100 năm xuất hiện một lần kết hợp với việc nước biển dâng 2 m.
"Đây là các yếu tố dự báo quá cực đoan và khó có thể xảy ra. Trong khi triều cường có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó thì báo cáo này lại nhận định khu vực gần như ngập vĩnh viễn khi kết hợp với nước biển dâng", TS Hương phân tích.
Dựa trên 3 điểm bất hợp lý này, bà Hương cho rằng nghiên cứu chỉ mang ý nghĩa thông điệp cảnh báo, chưa đủ cơ sở khoa học để đưa ra nhận định khi áp dụng.

39% diện tích ĐBSCL có nguy cơ ngập trong năm 2100

Cùng với việc chỉ ra các điểm bất hợp lý trong nghiên cứu của Climate Central, đại diện cơ quan chuyên môn của Bộ TNMT cũng nêu nhận định về nguy cơ ngập dưới đỉnh triều của khu vực ĐBSCL. 
Theo đó, trong kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất (năm 2016) được Bộ TNMT xây dựng, nước ta có thể chịu ảnh hưởng nặng nề khi nước biển dâng 1 m. Đây là kịch bản xấu nhất mà Bộ có thể đưa ra ở thời điểm này. 
"Với kịch bản này, 39% diện tích vùng ĐBSCL sẽ có nguy cơ ngập dưới đỉnh triều vào năm 2100. Đây là kịch bản khả dĩ nhất", bà Hương cho biết. 
Do đó, Phó viện trưởng Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho rằng người dân không nên quá hoang mang về nguy cơ khu vực bị xóa sổ. Mọi phân tích, đánh giá cần dựa trên số liệu Bộ TNMT cung cấp.
3 diem bat hop ly trong kich ban mien Nam bien mat nam 2050 hinh anh 3
Miền Tây liên tục có những trận ngập lịch sử trong thời gian qua do các tác động của nước biển dâng, địa hình sụt lún và triều cường đạt đỉnh. Ảnh: Phạm Ngôn. 
Tuy nhiên, bà Hương cho rằng ĐBSCL đang phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài, dẫn đến các tác động xấu đến địa hình. Tác động đến từ việc khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến suy giảm phù sa, đô thị hóa khiến nền đất ngày càng yếu. 
Các trận ngập lịch sử liên tiếp ở miền Tây trong thời gian qua là sự cộng hưởng của các yếu tố về nước biển dâng, sụt lún địa hình và triều cường đạt đỉnh.
"Cộng đồng quốc tế đang có những nỗ lực để nhiệt độ Trái Đất không bị tăng quá 2 độ C. Nếu như đạt được điều này, mực nước biển sẽ không thể dâng cao đến 1 m và nguy cơ ngập lụt của các khu vực cũng không trầm trọng như dự báo", TS Hương nhận định. 
Để làm được điều này, đại diện Viện nghiên cứu thuộc Bộ TN&MT cho rằng cần có sự nỗ lực rất lớn từ phía Nhà nước, chính quyền địa phương và phía người dân. Các đơn vị cần có chính sách về tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu lượng phát thải ra bầu khí quyển. Khi những yếu tố này được cải thiện và tốc độ sụt lún được giảm thiểu, các kịch bản về ngập lụt đưa ra sẽ khả quan hơn. 
Theo kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2016 của Bộ TNMT, đến năm 2100, với khả năng nước biển dâng ở mức cao nhất là 1 m thì khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng; 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; 17,8% diện tích TP.HCM; 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Trong đó, cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao.
Đồng bằng sông Cửu Long có biến mất vào năm 2100? Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng lên 3 độ C và mực nước biển tăng khoảng 1 m. Khi đó, 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập nước.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc không ngại “chạm mặt” Nga tại Syria

Trung Quốc không ngại “chạm mặt” Nga tại Syria

Phương Võ | 
Trung Quốc không ngại “chạm mặt” Nga tại Syria
Quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc không loại trừ khả năng sẽ tham gia vào cuộc xung đột quân sự tại Syria trong khi Nga cũng đang tiến hành các hoạt động chống khủng bố tại khu vực này.

Theo tờ Sina của Trung Quốc, trong bối cảnh những kẻ cực đoan từ nhóm “Đảng Hồi giáo Turkestan” đang chiến đấu chống lại lực lượng quân chính phủ ở Syria, Trung Quốc có thể sẽ tới Syria và tăng cường sự ổn định tại khu vực này.
Hiện tại, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, tuy nhiên, vài tháng trước, chính quyền Cộng hòa Ả Rập Syria đã gửi cho Trung Quốc yêu cầu chính thức về việc hỗ trợ quân sự cho Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không triển khai các căn cứ quân sự của mình tại Syria khi Nga vẫn đang tiến hành các hoạt động chống khủng bố tại đất nước này.Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng đã đưa tin rằng Syria là nơi tuyệt vời để Trung Quốc chiếm được chỗ đứng ở Trung Đông.
Trang Sina nhấn mạnh, Trung Quốc không muốn có sự “đụng độ” với các căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ Syria nhưng nếu Damascus yêu cầu điều này, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện những bước đi phù hợp.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai sẽ là đồng minh của Nga nếu xảy ra Thế chiến III?


Văn Đức 
Ai sẽ là đồng minh của Nga nếu xảy ra Thế chiến III?
Nga liệu có đứng về phía Mỹ trong Thế chiến III? (Ảnh: IA Rex)

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, trong trường hợp Thế chiến III nổ ra, Liên bang Nga sẽ ở cùng phe với Mỹ để đối đầu Trung Quốc.

Trong trường hợp Thế chiến III nổ ra, Liên bang Nga sẽ ở cùng một phe với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Nhận định này được Thiếu tướng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ về hưu Osman Pamukoglu đưa ra trong trong sách “Chiến tranh thế giới thứ ba” của mình.
Khi tình hình trở nên không thể chịu đựng nổi, người phát động chiến tranh sẽ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” - trích dẫn lời Tướng Pamukoglu.
Tia lửa làm bùng phát chiến tranh có thể chỉ đơn giản là một cuộc đụng độ đâu đó tại điểm biên giới, bắn hạ một chiếc máy bay, đánh chìm tàu cá, tấn công khủng bố, mưu sát hay bất kỳ sự cố không thể tưởng tượng nào khác. Thậm chí, lý do dẫn đến chiến tranh có thể là một sự kiện không xảy ra trong thực tế, nhưng sẽ được trình bày như thật vậy” - ông Pamukoglu dự báo.
Sau khi phân tích kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh thế giới trong quá khứ, khi mà trong cả hai cuộc chiến tranh đó, Nga đều từng là đồng minh của Anh và Mỹ, chuyên gia quân sự người Thổ Nhĩ Kỳ đi đến kết luận rằng, trong một cuộc chiến mới khác, Nga có thể lại một lần nữa trở thành đồng minh của Mỹ, trong khi đó, liên minh của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ ở thế đối đầu.
Đồng thời, ông Pamukoglu tin chắc rằng Thế chiến III là không thể tránh khỏi: việc liên tục gia tăng chi tiêu mua sắm, trang bị vũ khí hàng năm của các quốc gia có tham vọng trở thành siêu cường là dấu hiệu rõ ràng nhất cho điều này.
Ông Pamukoglu dự báo rằng, một cuộc chiến tranh lớn mới cũng sẽ tương tự như các cuộc xung đột trong quá khứ và có những điều kiện nhất định.
Giống như trong quá khứ, chiến tranh bắt nguồn từ mong muốn của các quốc gia hướng tới phát triển kinh tế: không để mất hoặc muốn mở rộng khu vực thống trị của mình và kiểm soát các nguồn tài nguyên” - ông Pamukoglu cho biết.
Ai sẽ là đồng minh của Nga nếu xảy ra Thế chiến III? - Ảnh 1.
Cuốn sách "Chiến tranh thế giới thứ ba" của ông Osman Pamukoglu.
Bên cạnh đó, Thiếu tướng Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định rằng, Thế chiến III sẽ không thực sự là một cuộc chiến của toàn bộ thế giới: các châu lục – châu Phi và Nam Mỹ - sẽ đứng sang một bên và không tham gia các hoạt động tác chiến.
Các khu vực nhạy cảm chiến lược có thể là nguyên nhân gây ra sự bủng nổ của Thế chiến III, theo chuyên gia, đó là các vùng Baltic, Đông Âu, Balkan, Trung Đông , Đông Á, bán đảo Trung - Ấn và Thái Bình Dương.

Đó sẽ là công cụ để Mỹ củng cố vị thế đàm phán của mình trong hầu hết các vấn đề trên chính trường thế giới. Thứ hai, nếu những loại tên lửa này được triển khai ở châu Âu, thì châu Âu sẽ trở thành con tin cho quan hệ Nga-Mỹ. Người Mỹ sẽ tống tiền người châu Âu với nguy cơ xảy ra chiến tranh quy mô lớn giữa Mỹ và Nga ở châu Âu” - ông Blokhin phân tích.Trong cuộc phỏng vấn với NSN, ông Konstantin Blokhin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề an ninh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói rằng, việc rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ cho phép Mỹ có cơ hội “tống tiền” thế giới bằng một cuộc chiến mới.
Điều đó có nghĩa là, người Mỹ sẽ không chỉ kiềm chế Trung Quốc và Nga, mà còn tăng cường kiểm soát các đồng minh của họ, cả ở châu Âu và châu Á” - chuyên gia kết luận.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Biển Đông, RCEP phủ bóng ASEAN

TTO - Câu chuyện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là những trọng tâm, chờ giá trị cốt lõi của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thể hiện.

Biển Đông, RCEP phủ bóng ASEAN - Ảnh 1.
Thủ đô Bangkok của Thái Lan chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 - Ảnh: Reuters
Câu chuyện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là những trọng tâm, chờ giá trị cốt lõi của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thể hiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35, tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 2 tới 4-11.
Hoài nghi cam kết của Mỹ
Là loạt hội nghị quan trọng cuối cùng trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên ASEAN của Thái Lan, sự kiện ở Bangkok năm nay sớm gặp "trục trặc" khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó tổng thống Mike Pence không tham gia.
Thay vào đó, ông Trump cắt cử Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, người không có trong nội các của mình, và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đến Bangkok.
Truyền thông Mỹ nhìn nhận đây là động thái "hạ cấp" mức độ quan tâm của Washington đối với sự kiện lớn này, vốn có thể gây thất vọng cho các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.
Hãng tin AP dẫn lời nhà phân tích chính trị tại Philippines Richard Heydarian nói: "Tổng thống Trump đang đối phó với hàng loạt khó khăn chính trị trong nước và điều đó cũng gây lo ngại cho sự ủng hộ và cam kết của Mỹ đối với khu vực này".
Theo ông Heydarian, sự vắng mặt của ông Trump "giúp Trung Quốc lột tả hình ảnh của Mỹ như một thế lực không đáng tin cậy trong khu vực", đồng thời xây dựng một trật tự "trọng tâm Trung Quốc" hơn ở nơi đây.
Không khó hiểu khi việc ông Trump vắng bóng ở Thái Lan lại thu hút sự quan tâm đặc biệt trước thềm hội nghị năm nay. Thương mại chỉ là một phần trong cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng trên diện rộng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nó đã góp phần lớn định hình một số chính sách tại những khu vực khác trong đó có châu Á - Thái Bình Dương, hay Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương theo mô hình của Mỹ. Vì vậy một động tác "hạ cấp" quan tâm như vậy sẽ khiến giới quan sát phải lật lại những dự đoán trước đó về bức tranh địa kinh tế và địa chính trị khu vực.
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, nay là CPTPP) đại diện cho thái độ không cam kết đối với thương mại tự do đa phương. Nó khiến các nước liên quan tới Hội nghị cấp cao ASEAN năm nay càng có xu hướng tìm thêm giải pháp thay thế, mà cụ thể là RCEP.
RCEP chính là một trong những trọng tâm của Hội nghị cấp cao ASEAN năm nay. Mỹ vốn không tham gia RCEP, và sự vắng mặt của những nhân vật chóp bu ở Nhà Trắng càng gợi cảm giác Trung Quốc đang "thắng" thì các nước sẽ theo đuổi sáng kiến do Bắc Kinh dẫn đầu này.
Trước đó trong ngày 31-10, các bộ trưởng, trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng kinh tế ASEAN của 10 nước thành viên được cho là đã lạc quan về triển vọng RCEP sau khi kết thúc Hội nghị hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 18.
Hôm 1-11, các bên tiếp tục đàm phán để thống nhất một số vấn đề còn lại, trong đó có sự do dự của Ấn Độ. Báo Economic Times của Ấn Độ ngày 1-11 thẳng thắn nhìn nhận RCEP biến thành một biểu tượng chính trị, trong đó Ấn Độ được xem là thế lực cân bằng trong hiệp định gồm 16 thành viên này (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ).
Chờ ASEAN củng cố giá trị
Vấn đề thứ hai phủ bóng Hội nghị cấp cao ASEAN 35 là Biển Đông và COC. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa có hàng loạt hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam, vốn cũng kéo theo những bất đồng khiến đàm phán COC chưa có tiến triển.
Việc Mỹ không có sự góp mặt của đại diện cấp cao nhất có thể gây thất vọng, nhưng nó cũng là liều thuốc thử cần thiết cho triết lý của ASEAN.
Các quốc gia Đông Nam Á dù thế nào đi nữa vẫn phải giữ đúng giá trị đoàn kết, tự lực tự cường và đóng vai trò trung tâm trong các sáng kiến định hình khu vực, vốn là những nền tảng đem lại sự thành công cho ASEAN hơn nửa thế kỷ tồn tại.
Đó cũng là tinh thần mà đoàn Việt Nam dưới sự dẫn đầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn truyền tải: thắt chặt và củng cố tinh thần đoàn kết ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của hiệp hội, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác của ASEAN, kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững của từng nước và của cả khu vực; nâng cao hình ảnh Việt Nam tiếp tục đổi mới, tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các nội dung hợp tác khu vực, từ đó bảo vệ hiệu quả các lợi ích của Việt Nam.
Một chi tiết đáng chú ý là ngay trước thềm diễn ra hội nghị, trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell đã kêu gọi ASEAN noi theo gương Việt Nam phản đối hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Đây là sân nhà bạn, đây là khu vực của bạn. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc kháng cự. Dựa vào sự đồng lòng của ASEAN, tôi cho rằng nhóm có thể tham gia cùng Việt Nam vào việc chống lại các hành động nhằm gây bất ổn và ảnh hưởng đến an ninh" - ông Stilwell nhấn mạnh.
Cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, người đi đầu trong vụ Philippines kiện tuyên bố "đường lưỡi bò" của Trung Quốc lên tòa án quốc tế năm 2016, mới đây kêu gọi ASEAN kiên quyết lấy phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague (Hà Lan) làm cốt lõi cho đàm phán COC.
3.000
Hội nghị cấp cao ASEAN năm nay có sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu, trong đó có lãnh đạo và đại diện từ 23 nước và 5 tổ chức quốc tế.

17.000 người bảo vệ hội nghị
Chính quyền Thái Lan đã chuẩn bị mức đảm bảo an ninh cao nhất cho các phái đoàn tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN năm nay, với việc triển khai 17.000 viên chức an ninh.
Phát biểu khi thị sát tại đường Witthayu ở Bangkok ngày 1-11, trợ lý cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Damrongsak Kittiprapas khẳng định "chúng tôi đã sẵn sàng 100%" với những hoạt động kiểm tra an ninh đối với xe cộ và người qua lại quanh khu khách sạn của các phái đoàn Myanmar, Nhật Bản và Liên Hiệp Quốc.
Hội Luật quốc tế Việt Nam đấu luật với Trung Quốc về Biển ĐôngHội Luật quốc tế Việt Nam đấu luật với Trung Quốc về Biển Đông
TTO - Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) đã gửi thư trả lời chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc (CSIL), trao đổi lại về những vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương địa chất 8.

NHẬT ĐĂNG




Phần nhận xét hiển thị trên trang