Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

“Pháo đài” của những kẻ buôn người và cuộc chiến giành địa bàn của mafia người Việt trên đất Pháp


Những kẻ buôn người Việt Nam đã kiểm soát khu vực này suốt khoảng 10 năm nay, bất chấp nỗ lực tranh giành của các băng nhóm khác và các đợt truy quét của cảnh sát.
Mỗi năm, rất nhiều người Việt Nam tới Pháp sau khi chật vật đi xuyên châu Âu trong một hành trình đầy hiểm nguy với mong muốn đặt chân đến Anh quốc. Đối với hàng trăm người trong số họ, điểm dừng chân cuối cùng trước nỗ lực băng qua eo biển Manche là một khu trại kín đáo ở Angres, nơi được dân địa phương gọi với cái tên “Vietnam City” (Thành phố Việt Nam).
Dưới đây là phần lược dịch bài viết của nhà báo Pháp Elisa Perrigueur đăng trên Mediapart về câu chuyện tranh giành địa bàn xung quanh khu trại này của băng đảng Việt Nam. Trong bài có sử dụng hình ảnh minh họa của Elisa Perrigueur, cùng một số trích dẫn từ Guardian, France-3region và Al Jazeera.
Welcome to “Vietnam City”
Bóng tối buông xuống tòa nhà gạch, những chiếc đèn lồng đỏ le lói dưới bầu không lạnh lẽo, ánh sáng hiu hắt tỏa ra từ nhà kho kế bên. Im lặng bao trùm dù trên thực tế, khoảng 30 con người đang ngồi giết thời gian trong cái lạnh một ngày tháng Hai.
Trong vòng vài tiếng đồng hồ, khi màn đêm phủ khắp khu rừng, những người đàn ông ấy sẽ đi bộ vài trăm mét tới trạm xăng của BP trên cao tốc A26, vốn được gọi là “Cao tốc Anh” và làm một việc mà họ vẫn làm gần như hàng đêm: Tìm cách giấu mình trên một trong những chiếc xe tải đỗ bên lề đường trước khi nó khởi hành vào Anh sáng hôm sau.
Khu trại này nằm ở Angres, một thị trấn nhỏ có đường cao tốc chạy qua, con đường cách Calais và eo Manche khoảng 100km. Trại tị nạn không chính thức này đã hiện diện ở đây từ năm 2010 và hiện giờ chỉ đa phần là người Việt, vì thế mà dân địa phương gọi nó là “Vietnam City”. Dân thường rất ít người từng vào bên trong khu trại bí mật này.
Những người đàn ông trong bóng tối có vẻ dè dặt nhưng một thanh niên trẻ tươi cười, tiến về phía phóng viên của Mediapart. Cậu là một trong số ít người ở đó có thể nói tiếng Anh. Cậu này nói đến từ Hà Nội và giải thích làm sao mà mất “3 tháng để sang châu Âu”.
Tuy nhiên, cậu thanh niên không kịp kể nốt câu chuyện của mình. Một nhóm người bỗng quây lại, nhìn chăm chăm khiến cậu ta trở nên e dè và lo lắng. Như chính quyền và các nhóm tình nguyện địa phương nắm được, những kẻ buôn người ngủ ở “Vietnam City” và sống ngay bên cạnh những người mà chúng gọi là “khách hàng”.
Khu trại, nằm sát sườn một nhà máy hóa chất nhỏ, là điểm dừng cuối cùng cho những di dân Việt Nam vượt biên bất hợp pháp sang Anh.
“Họ chủ yếu đi qua Nga”, Đại úy Vincent Kaprzyk, trưởng đơn vị điều tra BMR thuộc lực lượng cảnh sát biên phòng Pháp ở Coquelles gần Calais cho biết, “Từ đó người Việt Nam bắt đầu phải băng qua các biên giới trên đất liền để tới Pháp”. Có nghĩa là họ phải cuốc bộ đường trường hoặc nhảy xe tải qua Belorussia hoặc Ukraine, Ba Lan, Séc và Đức.
Pháo đài của những kẻ buôn người và cuộc chiến giành địa bàn của mafia người Việt trên đất Pháp - Ảnh 1.
Minh họa: Elisa Perrigueur
Trên bức tường bạc phếch của tòa nhà chính trong trại treo một tấm biển bằng tiếng Pháp và tiếng Việt đề: “Trại Angres, tối đa 50 người, cấm trẻ vị thành niên”.
“Nhìn chung, có khoảng 10-15% người dưới 18 tuổi, phụ nữ chiếm khoảng 20%, đàn ông 80%. Họ khá trẻ”, Mimi Vũ – chuyên viên của tổ chức từ thiện Pacific Links – cho biết. Rất hiếm khi thấy các gia đình ở đó.
Số người thường ngủ bên trong trại dao động từ 70-150 người. Rất khó có con số chính xác bởi lượng người quay vòng rất chóng vánh.
“Chúng tôi đã gặp hàng nghìn người Việt trong những năm gần đây. Không bao giờ là cùng những con người ấy sau vài tháng”, Benoît Decq – một tình nguyện viên từ tổ chức thiện nguyện Collectif Fraternité Migrants Bassin Minier 62 – cho hay. Decq đã hỗ trợ những người di dân ở khu trại này suốt gần 1 thập kỷ và được họ tin tưởng.
Những kẻ buôn người cũng thay đổi. Mỗi tháng lại có người mới đến để thay thế những kẻ thành công vượt qua eo Manche.
“Chính quyền cảng ở Calais có thể tìm thấy từ 20-30 người Việt vài đêm mỗi tuần”, Julien Gentile, người đứng đầu văn phòng Office Central pour la Répression de l’Immigration irrégulière et de l’Emploi d’Etrangers Sans Titre (OCRIEST) – đơn vị cảnh sát chống buôn người của Pháp cho biết.
“Chúng tôi nghĩ là có một đường dây buôn người chính giữa Pháp và Anh. Điều đáng ngạc nhiên là khu trại khá nhỏ, so với lượng người được cho là vượt biên”, Julien Gentile nói. Đó là một hệ thống có tổ chức cao. “Trong trại có vài đường dây, có khi là 4-5 đường dây”.
Những kẻ buôn người khuyến cáo với khách hàng của mình phải thận trọng với người dân địa phương và không được nói gì cả. Những “kẻ chăn dắt” ấy rất cảnh giác. Chúng đã thiết lập đường dây từ Việt Nam tới Anh một cách tỉ mỉ và không có ý định buông tay cho những người di cư đang oằn mình gánh nợ.
Khác với những nhóm di cư hiện diện trong khu vực phía Bắc nước Pháp – người Kurd, người Afghanistan, người Eritrea, người Sudan – người Việt Nam có thể “không phải trả tiền trước cho những kẻ buôn người, thay vào đó, họ làm việc trên đường đi, ở nhà hàng, trong các xưởng dệt may, để trả cho hành trình mà họ chọn”, Vincent Kasprzyk nói.
Trạm xăng cuối cùng trước khi tới Calais:
“Pháo đài” của mafia Việt
Ngày 6/2/2018, các sĩ quan thuộc đơn vị cảnh sát OCRIEST phát hiện ra một thế giới ngầm tại khu vực. Trong một chiến dịch chống buôn người mà họ thực hiện gần như hàng năm ở khu trại, họ tìm thấy một hố sâu dưới đất trong khu rừng cách trại vài trăm mét. Có thể tụt xuống dưới đó bằng đoạn dây cáp buộc sẵn vào thân cây.
Sâu 3 mét dưới lòng đất là một đường hầm gạch đỏ có từ những ngày Angres còn là thị trấn mỏ, dẫn tới những hang động. Một trong những đường hầm bỏ hoang dẫn tới ngay phía dưới căn nhà kho ở Vietnam City.
Chính quyền địa phương cho rằng các đường hầm ấy có thể được sử dụng để che giấu người di cư trong những đợt truy quét của cảnh sát. Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện 14 điểm canh gác trên lối mòn từ khu trại tới trạm xăng.
Những phương án hậu cần ấy cho thấy khu trại được canh gác như pháo đài. Nhưng vì sao nó lại cần bảo vệ và được thèm muốn tới mức ấy?
Lý do chính là ở trạm xăng BP kế bên đường cao tốc. Nằm ở một vị trí chiến lược, trạm xăng này giống như thỏi nam châm đối với những kẻ buôn người. Là trạm xăng cuối cùng và duy nhất trước khi tới cảng Calais hoặc đường hầm Eurotunnel nên rất nhiều xe tải đỗ ở đó – tạo cơ hội cho người di cư trốn đi.
Người Việt Nam “giành được” vị trí này sau một “trận chiến khu vực bãi đỗ xe” dài hơi vào giữa những năm 2000. Lúc ấy, nhiều băng đảng buôn người tranh giành các trạm xăng khác nhau trong khu vực, một số cuộc đụng độ còn biến tướng thành đối đầu có vũ trang.
“Người Việt tới Pháp vào khoảng năm 2002 và họ có một bãi đỗ xe trên cao tốc tới Bỉ, nhưng chính quyền đã đóng cửa nó”, Đại úy Kasprzyk cho hay. “Sau đó họ xuống Angres”.
Trạm xăng BP này đã có thời do một trùm buôn người từ Albania nắm giữ, nhưng rồi hắn bị Ali Tawil – một kẻ buôn người người Iraq giết hại. Tawil muốn độc chiếm trạm xăng.
Tuy nhiên, sau vụ thanh trừng, hắn phải tới Bỉ lánh nạn. Ali Tawil để lại nơi này cho đàn em kiểm soát nhưng chúng không kháng cự được với băng đảng người Việt và để mất khu vực này trong vòng vài tuần.
Các băng nhóm vẫn luôn nhòm ngó vị trí có giá trị chiến lược này. Năm 2009, các băng nhóm Chechnya đã tìm cách thế chỗ mafia người Việt nhưng thất bại. Và những kẻ buôn người Việt Nam đã kiểm soát khu vực này suốt khoảng 10 năm nay, bất chấp nỗ lực tranh giành của các băng nhóm khác và các đợt truy quét của cảnh sát.
Theo hội đồng địa phương, sự tồn tại của khu trại không chính thức này vẫn là lựa chọn đỡ tồi tệ hơn.
“Các khu trại mọc lên từ năm 2006, người Việt sống trong các khu rừng xung quanh trạm xăng và rất khó để kiểm soát”, nguồn giấu tên của Mediapart tiết lộ, “Ít nhất hiện giờ họ còn có một mái nhà. Và nếu nó bị phá hủy thì một cái trại khác lại được tạo ra ở đâu đó trong thị trấn”.
Khi có đề nghị đóng cửa khu trại, lãnh đạo thị trấn đã nói: “Không phải khu trại hút người Việt Nam tới, mà là trạm nghỉ (trạm xăng BP trên cao tốc A26 – ND). Nếu chúng ta phá bỏ, họ sẽ vẫn tới và kết cục là họ ở trong rừng, dưới những điều kiện vô cùng tệ hại”.
“Thành phố vàng El Dorado”phía bên kia eo biển Manche
Ở cuối hành trình dài, người Việt tới Angres từ các chuyến taxi có biển đăng kiểm ở Paris, Đại úy Kasprzyk cho hay. “Phí cho chuyến đó là 600 euro. Nhưng để vượt qua biên giới cuối cùng ở Calais thì mất tới 10.000 euro”.
“Những người nhập cư đến từ các khu vực nghèo ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Nghệ Anh, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Ở đó không có việc cho họ và họ có văn hóa di cư làm kinh tế”, Mimi Vũ nói.
“Mục tiêu của họ là kiếm tiền gửi về cho gia đình. Những kẻ buôn người đảm bảo với họ là họ sẽ kiếm được từ 1.500-2.000 euro/tháng. Thế nên họ chấp nhận dù phải trả giá”.
“Tất cả những người nhập cư tôi gặp ở Angres và Coquelles đều nghĩ mình sẽ tới làm việc tại các tiệm nail”, Mimi Vũ nói, “Nhưng trên thực tế, khi họ đến nơi, đó lại là những vườn cần sa”.
Đây là một hệ thống kinh doanh ngầm đồ sộ với những vườn, xưởng trồng cần sa bí mật trên khắp nước Anh. Mimi Vũ cho hay: “Các nhóm xã hội đen Việt Nam thống trị thị trường này”, cùng với người Albania và người Anh.
Pháo đài của những kẻ buôn người và cuộc chiến giành địa bàn của mafia người Việt trên đất Pháp - Ảnh 2.
Nhiều nạn nhân bị đưa tới làm việc trong các vườn cần sa. Minh họa: Elisa Perrigueur
Những băng nhóm người Việt bóc lột chính những đồng bào của mình. Những kẻ buôn người lợi dụng món nợ khổng lồ và nỗi sợ hãi của các nạn nhân để kiểm soát họ. Các nạn nhân phải ăn, ngủ tại chỗ, đêm ngày quần quật chăm sóc vườn cần sa trong những ngôi nhà vắng ánh mặt trời.
Tom Dowdall, phó giám đốc Cục Tội phạm Quốc gia Anh, nhận định: “Những kẻ buôn người không hề suy nghĩ tới lần thứ hai khi đặt mạng người vào chỗ rủi ro. Chúng áp dụng hàng loạt phương thức nguy hiểm để tránh kiểm soát biên giới. Với chúng, các nạn nhân chỉ là món hàng, chứ không phải con người”.
“Không ai dám trốn chạy. Những kẻ buôn người nói rằng, nếu không có giấy tờ thì sẽ bị vào tù và không thể trả tiền được nữa. Tuy nhiên, những con người trẻ tuổi ấy vẫn hy vọng có thể kiếm được tiền và thấy tủi hổ nếu không gửi được chút gì về cho gia đình”.
Nhưng đó là câu chuyện của sau này, còn với những người dân di cư ở Angres thì phía bên kia eo Manche là Anh quốc, là “thành phố vàng” El Dorado.
Rất nhiều người ý thức được là mình sẽ làm việc bất hợp pháp. Nhưng không ai trong số họ ở Angres biết số phận thực sự đang chờ đợi mình phía bên kia bờ eo biển.
Theo Thi Anh / Trí thức trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Cán bộ chiến lược’ thế này thì...

 Trân Văn

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vừa tổ chức bế giảng “Lớp Bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN.
Cán bộ quy hoạch cấp chiến lược là những cá nhân được lựa chọn để làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN trong giai đoạn từ 2021 đến 2026. Những cá nhân này cũng đã được lựa chọn để làm lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể tầm quốc gia, hoặc lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở các tỉnh, thành phố.
Báo chí chính thức dẫn lời của ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HV CTQG HCM), cho biết, năm nay, nơi này mới tổ chức hai lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN cho 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược”.
Điều đó có nghĩa là sẽ còn một số lớp nữa. Những lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN dạy gì?
Ông Thắng bảo rằng, “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13 ” được học 44 chuyên đề về: Nền tảng tư tưởng – lý luận của đảng CSVN, Xây dựng đảng – hệ thống chính trị, Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội – Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo – quản lý. Sau đó được đưa đi thực tế tại sáu tỉnh trong… sáu ngày rồi làm đề án tốt nghiệp. Đề tài xoay quanh những vấn đề có tính thời sự, thiết thực đang cần phải giải quyết ở lĩnh vực, ở địa phương mà học viên đang phụ trách hoặc công tác. Cuối cùng, học viên phải bảo vệ “đề án tốt nghiệp” trước một hội đồng là các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN và các nhà khoa học đầu ngành.
Ông Thắng khoe là 100% học viên của hai lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN đạt loại “giỏi và xuất sắc”. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức của BCH TƯ đảng CSVN thì cho rằng, việc tổ chức thành công hai lớp này sẽ là “mẫu” cho công tác đào tạo cán bộ quản lý các cấp (1).
***
Không biết trong số 44 chuyên đề mà HV CTQG HCM dạy cho 95 học viên của hai lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN có bao nhiêu chuyên đề liên quan tới Nền tảng tư tưởng – lý luận của đảng CSVN, Xây dựng đảng – hệ thống chính trị?
Kẻ viết bài này không dám lạm bàn về những chuyên đề kiểu đó, tuy nhiên những chuyên đề liên quan tới các lĩnh vực còn lại (Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội – Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo – quản lý) rõ ràng không phải là dễ dàng, đơn giản.
Ở đâu dưới gầm trời này cũng có rất nhiều người học hành, nghiên cứu cả đời về từng lĩnh vực cụ thể trong chuỗi đa lĩnh vực mà HV CTQG HCM tổ chức “bồi dưỡng” cho “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” nhưng có bao nhiêu người dám thừa nhận họ “giỏi” và bao nhiêu nơi dám khẳng định họ “xuất sắc” trong lĩnh vực ấy?
Chỉ “bồi dưỡng” trong hai tháng (từ 6 tháng 8 đến 28 tháng 10) mà khẳng định 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược” là “giỏi và xuất sắc” cả về Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế lẫn về Văn hóa – Xã hội – Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo – quản lý thì quả là đáng… ngỡ ngàng!
Chẳng lẽ “kiến thức mới” trong tất cả các lĩnh vực liên quan tới “quốc kế, dân sinh” có thể “đóng gói” và “chuyển giao” trong vòng hai tháng? Chưa kể cần xem xét nơi nào “đóng gói”, “chuyển giao” “kiến thức mới” và những cá nhân giữ vai trò thẩm định chất lượng của 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng”.
Chỉ nhìn ở góc độ… chính thức, từ trước đến nay, có “gương mặt” nào mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam ngưng tô vẽ, để cho… “mốc” rồi đem làm… “củi”, chưa… mài đũng quần trên ghế HV CTQG HCM? Có thể đặt niềm tin vào một cơ sở đào tạo mà tất cả những kẻ đã được xác định là “ăn tàn, phá hại” đều… từ đó mà ra?
Ngoài HV CTQG HCM, những ai tham gia thẩm định – xác định: Sau hai tháng được “bồi dưỡng”, 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” trở thành “giỏi và xuất sắc” đa lĩnh vực? Đó là các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN và các nhà khoa học đầu ngành!
Cứ nhìn hiện trạng quốc phòng – an ninh – đối ngoại, kinh tế, văn hóa – xã hội – môi trường của Việt Nam là có thấy hiểu biết và kỹ năng lãnh đạo – quản lý của các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN như thế nào. Với hiểu biết và kỹ năng như thế, thẩm định – nhận định ai đó “giỏi và xuất sắc” có đáng… ngờ không?
Cần phải xét đến một đối tượng khác cũng tham gia thẩm định chất lượng của 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng”: “Các nhà khoa học đầu ngành”! Có nhà khoa học đúng nghĩa nào đủ tự tin và thiếu tự trọng đến mức công nhận ai đó chỉ cần “bồi dưỡng” trong hai tháng là trở thành “giỏi và xuất sắc” đa lĩnh vực? Còn nếu đó là “các nhà khoa học đầu ngành” về… chủ nghĩa cộng sản, về… xây dựng đảng, về… lịch sử đảng thì thôi… khỏi bàn để bàn sang chuyện khác!
***
Năm tới, các cơ sở đảng cấp thấp nhất, chẳng hạn từ thôn, ấp, mới tổ chức đại hội để lựa chọn đại biểu đi dự đại hội của đảng ở cấp cao hơn. Tại đại hội đảng cấp cao hơn (ví dụ phường, xã), các đại biểu sẽ vừa bầu lãnh đạo tổ chức đảng tương ứng (như Bí thư xã), vừa lựa chọn đại biểu tham dự đại hội đảng ở cấp cao hơn nữa… Cứ thế cho đến khi những đại biểu thay mặt đảng viên trong toàn quốc chọn xong các Ủy viên BCH TƯ, các thành viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư mới của đảng CSVN.
Nói cách khác, năm 2021, phải sau vô số đại hội đảng, đảng CSVN mới có BCH TƯ mới và từ đó mới có các thành viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư mới. Song đó là… lý thuyết! Trên thực tế, chưa cử, chưa bầu thì giới lãnh đạo đảng hiện nay đã lựa chọn và sắp đặt xong các cá nhân lãnh đạo đảng ở đủ mọi cấp.
Việc lựa chọn – sắp đặt như thế được gọi là… qui hoạch. Những cá nhân được lựa chọn – sắp đặt vào những vị trí cao nhất được gọi là… “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược”. Những “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược” cho BCH TƯ đảng khóa 13 để lãnh đạo đảng từ 2021 đến 2026 vừa hoặc sắp được… “bồi dưỡng”.
Nhìn một cách tổng quát, chẳng phải dân, ngay cả đảng viên cũng chỉ là con rối trong tay một số “đồng chí” của mình. Những quy hoạch nhân sự, lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” chính là ví dụ minh họa: Các đại hội đảng là những vở kịch và dù muốn hay không, các đảng viên cũng phải diễn cho tròn vai.
Lẽ ra người Việt không cần bận tâm đến chuyện nội bộ đảng CSVN nếu họ không phải gánh chi phí cho vô số vở kịch như thế. Chưa kể họ phải gánh thêm cả chi phí cho việc bầu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu quốc hội cho dù lãnh đạo các cơ quan dân cử, cơ quan công quyền cũng đã được… quy hoạch xong về nhân sự lãnh đạo.
Tuy chẳng có bao nhiêu người biết 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng kiến thức mới” gồm những ai nhưng xét cho đến cùng, chắc chắn không có “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” nào có thể được xem là vô can trước những vấn nạn ở địa phương họ lãnh đạo hoặc ngành họ công tác tạo ra.
95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng kiến thức mới” và những “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” sắp được “bồi dưỡng kiến thức mới” sẽ tiếp tục thực hiện hoặc đề ra những “chủ trương lớn”, chỉ đạo soạn – thực hiện những dự án giống như những cá nhân lựa chọn – sắp đặt họ làm “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” và nếu không có gì thay đổi, họ sẽ tiếp tục lựa chọn – sắp đặt chính mình hoặc những cá nhân khác làm “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa… 14,15, 16,…”.
Bội chi? Nợ nần gia tăng từ trăm ngàn lên cả triệu tỉ? Phúc lợi công cộng suy giảm? Đồng bào lầm than, oán thán?… Không phải là chuyện đáng bận tâm vì đó là những hậu quả mà đảng không phải chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm vì lựa chọn – sắp đặt những cá nhân kiểu như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn,…
Nếu dân chủ xã hội chủ nghĩa không ưu việt như thế, đảng ta sẽ không thèm dốc toàn lực để giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, không… qui hoạch nhân sự như đang thấy!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh


Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh
Từng là một xã nghèo, quanh năm cuộc sống dựa vào nghề ngư nghiệp và nông nghiệp nhưng giờ đây xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân,Hà Tĩnh) đã trở thành một trong những xã giàu có nhất nhì huyện, sau khi hàng nghìn người đi theo “làn sóng” xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Xã nghèo rủ nhau đi xuất khẩu lao động
Huyện Nghi Xuân nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung từ lâu nay vẫn được biết đến là một trong những “thủ phủ” về lĩnh vực đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 1.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 2.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 3.
Hình ảnh xã Xuân Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Có đến hàng chục ngàn người dân ở tỉnh này hiện vẫn đang sinh sống và làm việc ở rất nhiều nước trên thế giới. Việc xuất khẩu lao động đã góp phần thay đổi cuộc sống, bộ mặt của nhiều địa phương.
Ở huyện Nghi Xuân hiện nay, có những xã giàu lên trông thấy nhờ xuất khẩu lao động, trong đó có thể kể đến xã Cương Gián, xã Xuân Liên, xã Cổ Đạm.
Xuân Liên hiện giờ, được ví như là một đại gia mới nổi ở huyện này, bởi sự lột xác về nhà cửa, chất lượng cuộc sống khiến nhiều người ao ước.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 4.
Ông Cát chia sẻ với PV.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Văn Cát, Bí thư đảng ủy xã Xuân Liên vui vẻ nói rằng: “không có xuất khẩu lao động, không có một Xuân Liên như bây giờ”.
Vị lãnh đạo này kể, trước đây, 1730 hộ dân địa phương này sinh sống chủ yếu bằng nghề nghư nghiệp và nông nghiệp. Quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng có những nhà cũng chẳng đủ ăn, lo cho con đi học.
Nghèo đói, nhiều con em trong xã đã cùng nhau vào miền Nam, làm việc trong các công ty nhưng cũng không khá hơn là bao. Sự chuyển mình của làng chài nghèo bắt đầu từ những năm 2000.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 5.
Nhờ xuất khẩu lao động, Xuân Liên giàu lên trông thấy, nhiều năm qua nhiều ngôi nhà tiền tỷ đã mọc lên.
Thời điểm đó, người dân nhận thấy hàng xóm mình là xã Cương Gián giàu lên trông thấy nhờ xuất khẩu lao động nên cũng đã đi theo.
“Cứ như vậy đến hiện tại đã có trên 2000 người đang đi xuất khẩu các nước, trong đó chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
Từ ngày đó đến nay, cuộc sống người dân cải thiện lên trông thấy, hiện tại có những gia đình đã thoát nghèo, làm giàu”, ông Cát chia sẻ.
Nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm
Dứt lời, ông Cát bước ra hành lang cơ quan chỉ cho chúng tôi những căn nhà, biệt thự mọc san sát nhau và nói đó là nhà từ tiền đi nước ngoài.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 6.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 7.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 8.
Hình ảnh nhà cao tầng được xây dựng từ tiền đi xuất khẩu lao động ở Xuân Liên.
Ghi nhận của PV, hiện tại xã Xuân Liên có rất nhiều nhà giá trị hàng trăm triệu đến tiền tỷ mọc san sát nhau.
Đời sống người dân được nâng cao rõ rệt, đường sá, điện đường trường trạm được đổi mới khang trang, sạch sẽ.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 9.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 10.
Đường sá khang trang, sạch sẽ ở Xuân Liên.
Người dân nơi đây vẫn nói đùa rằng những căn nhà sang trọng này là nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản”, bởi đây là tiền từ người đang lao động ở hai nước này gửi về.
Không chỉ có xây nhà, nhiều người cho biết, có những người đi nước ngoài đã gần chục năm nay, đi cả vợ chồng, thâm chí có gia đình đi gần hết hiện đang gửi ngân hàng tiền tỷ.
“Quê chúng tôi xưa nghèo lắm, đến cơm cũng không có để ăn cho no bụng, may mà người dân họ theo nhau đi nước ngoài lao động, giờ mới thoát nghèo, sống khá giả được. Nhìn nhà cửa, đường sá trông chẳng khác gì thị trấn, thị xã”, người phụ nữ vui vẻ nói.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 11.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 12.
Chùm ảnh: Hàng loạt nhà “Hàn Quốc”, nhà “Nhật Bản” mọc lên như nấm ở xã nghèo Hà Tĩnh - Ảnh 13.
Hình ảnh một xã Xuân Liên giàu có, sầm uất sau những năm người dân nơi đây đi xuất khẩu lao động.
Ông Cát chia sẻ thêm, hiện tại hàng năm, địa phương này vẫn có rất nhiều người đi nước ngoài lao động, ở xã này cũng có một số trường hợp đi nước Anh, Đức nhưng mấy năm nay chưa thấy trở về.
Ông nói rằng, ở đây không đi nước ngoài thì dân chẳng biết làm gì để sống, đi nước ngoài cho họ rất nhiều thứ.
Song ông cũng thừa nhận rằng, phía sau sự giàu có, đi xuất khẩu lao động cũng đem tới những điều không tốt, những hệ lụy đáng buồn mà không ai muốn nhắc đến…
@ trithuctre


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ và thông điệp với Trung Quốc: Đã lùi xa giấc mơ soán ngôi Mỹ


Một năm sau bài phát biểu tại Viện Hudson vào ngày 4/10/2018, thấy gì về Chính sách của Mỹ với Trung Quốc và định hướng quan hệ hai bên sắp tới?
Ngày 24/10/2019, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có bài phát biểu được trông đợi về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc tại Trung tâm Wilson.
Sau một năm dồn dập các sự kiện, cả về song phương, khu vực, nội tình trong và ngoài nước Mỹ, Phó Tổng thống Pence đã có một phát biểu với thông điệp nhiều chiều. Trong khi tiếp tục phê phán Trung Quốc vi phạm trên các lĩnh vực, điểm lại tình hình một năm qua và tái khẳng định nước Mỹ kiên định Chiến lược An ninh Quốc gia và chiến lược về Trung Quốc của Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Pence khẳng định thông điệp với Trung Quốc: Đã lùi xa giấc mơ soán ngôi Mỹ.
Tái khẳng định chính sách của Trump đối với Trung Quốc
Trong bài phát biểu của mình hôm 24/10, Phó Tổng thống Pence đầu tiên nhấn mạnh thông điệp bao trùm bằng việc tái khẳng định chiến lược của Tổng thống Trump về cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, đồng thời cập nhật bao quát những diễn biến đã xảy ra trong năm qua liên quan đến hai nước.
Theo đó, ông Pence khẳng định: Trước hết, nước Mỹ không chấp nhận một Trung Quốc đã và tiếp tục trục lợi và lạm dụng, có những hành vi không công bằng (unfair), gây phương hại cho lợi ích của Mỹ. Nhắc lại Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017, ngay từ đầu bài phát biểu, Phó Tổng thống Mỹ tái khẳng định: “Giờ đây nước Mỹ thừa nhận coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược”.
Thứ hai, Tổng thống Trump khác với những người tiền nhiệm, đó là không chấp nhận im lặng để Trung Quốc trục lợi, mà sẵn sàng đối diện thẳng thắn với những sai phạm của Trung Quốc – Chính sách của Mỹ giờ đây đã thay đổi và khác trước.
Thứ ba, đây là chính sách lâu dài dựa trên lợi ích và giá trị của nước Mỹ.
Thứ tư, Trung Quốc muốn quan hệ tốt với Mỹ, phải dựa trên nguyên tắc: công bằng, bình đẳng, có đi có lại.
Đó chính là thông điệp bao trùm: Trung Quốc là đối thủ chiến lược và Trung Quốc đang phải đứng trước một nước Mỹ rất khác, một nước Mỹ sẵn sàng đối diện và hành động trước những hành vi gian lận, lạm dụng của Trung Quốc, nếu Trung Quốc không thay đổi. Trong năm qua, các chính sách của Tổng thống Trump đã chứng tỏ hiệu quả và phát huy tác dụng, theo đó: Đã lùi xa giấc mơ Trung Quốc soán ngôi Mỹ.
Điểm lớn thứ hai, nhìn lại một năm qua, Phó Tổng thống Pence nhận định rất thẳng thắn: Trung Quốc đã không hề có bất kỳ một bước tiến hay động thái nào đáng kể trong cải thiện quan hệ kinh tế-thương mại giữa 2 nước trong năm qua; trong khi, về nhiều vấn đề khác mà Mỹ quan tâm, thì Trung Quốc lại hành xử mang tính quyết đoán và gây bất ổn nhiều hơn, từ gian lận thương mại, đến việc tạo bẫy nợ, gây sức ép với các nước, quân sự hoá, gây phương hại đến an ninh hàng hải cũng như quyền thăm dò dầu khí của các nước trên vùng biển của mình. So với bài năm ngoái, Phó Tổng thống Pence nêu đậm và thêm những điểm mới sau:
Về kinh tế thương mại: Trong khi chưa khắc phục các hành vi lạm dụng và bất công bằng, về thương mại hay công nghệ, lật lại thỏa thuận đã đạt tháng 5 buộc đàm phán 2 bên trở về vạch xuất phát, Trung Quốc còn gia tăng ép buộc các công ty Mỹ, vì lợi ích kinh tế, chấp nhận hoặc làm ngơ trước các quan điểm chính trị của Trung Quốc trái với các giá trị của Mỹ hay buộc họ phải chuyển giao kỹ thuật vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Lần đầu tiên, Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích mạnh và đích danh hai công ty Mỹ là Nike và NBA, trước lợi ích và sức ép của Trung Quốc mà xâm phạm quyền tự do bày tỏ ý kiến liên quan đến biểu tình ở Hồng Kông: “NBA hành động như một công ty con thuộc sở hữu toàn phần” của Trung Quốc. Phó Tổng thống Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc gây áp lực với các hãng phim, học giả, giáo viên, sinh viên Đại học để chấp nhận quan điểm chính trị của Trung Quốc, và qua đó tác động, can thiệp vào nội trị của Mỹ.
Về tình hình Trung Quốc, lần đầu tiên, Phó Tổng thống Mỹ nêu rất đậm về một loạt những vấn đề nội trị của Trung Quốc: từ vi phạm tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, dân thiểu số (Tân Cương, Hồi giáo, Duy Ngô Nhĩ), xây dựng Nhà nước kiểm soát người dân thông qua công nghệ theo dõi và nhận diện. Một mặt tái khẳng định chính sách về Đài Loan, phát biểu lần đầu nêu mạnh về Hồng Kông, khẳng định “được truyền cảm hứng” và “đứng về phía người biểu tình” khi họ thực hiện biểu tình một cách hoà bình, gắn vấn đề Hồng Kông với đàm phán thương mại. Có thể nói đây là một phát biểu mạnh nhất không chỉ thời Trump mà cả số với các chính quyền trước đây, liên quan cả những vấn đề nội trị, chính sách Một Trung Quốc, hay một nước hai chế độ của Trung Quốc.
Trên thực tế, Trump cũng là Tổng thống đầu tiên ra sắc lệnh về Hồng Kông, với những biện pháp trừng phạt đối với cả các quan chức, tổ chức của Trung Quốc bị cáo buộc chịu trách nhiệm về việc “làm suy yếu tự do cơ bản tại Hồng Kông”.
Về sáng kiến Vành đai – Con đường: Phó Tổng thống Pence khẳng định rõ, nó không chỉ thuần túy về mục đích thương mại, mà qua đó, Trung Quốc tìm cách đặt chân về chính trị và căn cứ quân sự. Thực tế là Trung Quốc đã treo cờ của mình ở các hải cảng từ Sri Lanka đến Pakistan đến Hy Lạp, có tin cho biết hệ thống căn cứ quân sự của Trung Quốc trải từ Mỹ Latinh qua Bắc Phi đến Nam Á – và điều này là mối đe dọa lớn với nước Mỹ hơn chứ không chỉ còn là vấn đề thương mại.
Điểm lớn thứ ba là về khu vực châu Á, nhất là về an ninh hàng hải và vấn đề Biển Đông, được đề cập mạnh, đậm nét và cập nhật những hành vi sai phạm trên biển vừa qua của Trung Quốc.
Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc trong năm qua gia tăng các hành động quân sự hóa, gây sức ép với các nước láng giềng; Trung Quốc đã phản lại lời hứa không tôn tạo nhưng thực tế đã vừa cả tôn tạo, vừa quân sự hóa, đưa tên lửa biến các đảo ở Biển Đông thành các căn cứ quân sự.
Đặc biệt, Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc sử dụng lực lượngcảnh sát biển để đe dọa và ngăn cản Việt Nam khoan thăm dò trên chính vùng biển của Việt Nam (Vietnam’s own shore). Đồng thời, phê phán Trung Quốc sử dụng cái gọi là lực lượng dân quân để đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền, trong đó có Malaysia, Philippines. Đây là lần đầu tiên ở cấp Phó Tổng thống, phía Mỹ đã nêu đậm quyền của Việt Nam về khai thác tài nguyên trong vùng biển của mình (vừa qua, về Tư Chính, Mỹ có nhiều tuyên bố ở cấp Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng), cũng như chỉ trích Trung Quốc dùng chiến lược “vùng xám” để lấn ép các nước khu vực.
Về con đường phía trước: Chiều hướng quan hệ ra sao, lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào vào chính Trung Quốc
Đây chính là điểm lớn thứ ba của bài phát biểu: Mỹ sẵn sàng mở cánh cửa quan hệ nếu Trung Quốc thay đổi, còn không, Mỹ sẽ tiếp tục kiên định chiến lược của mình.
Nước Mỹ coi trọng các giá trị dân chủ, tự do, kinh tế thị trường, chính sách của Mỹ tiếp tục dựa trên các giá trị Mỹ và lợi ích Mỹ, để từ đó, tái cấu trúc một cách căn bản quan hệ Mỹ – Trung Quốc dựa trên môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau.
Để đạt quan hệ kiinh tế-thương mại công bằng, bình đẳng, chính quyền Trump đã áp đặt các loại thuế, chính là để Trung Quốc phải thay đổi các hành vi vi phạm.
Bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ và thông điệp với Trung Quốc: Đã lùi xa giấc mơ soán ngôi Mỹ - Ảnh 1.
Phó Tổng thống Mỹ khẳng định, năm qua đã cho thấy chính sách Trung Quốc của Trump là đúng và đã phát huy tác dụng. Nước Mỹ phát triển gia tăng, trong khi Trung Quốc ngày càng gặp khó khăn và khoảng cách về kinh tế lùi xa hơn so với Mỹ. Khác với thời điểm đầu nhiệm kỳ, người ta dường như cho rằng Trung Quốc đã ngấp nghé soán ngôi số 1 của Mỹ về kinh tế, thậm chí chỉ còn tính bằng vài ba năm, thì nay viễn cảnh đó đã càng xa rời.
Nhưng cũng trong năm qua, chính Tổng thống Trump đã vẫn luôn để ngỏ cánh cửa, bằng câu nói “Trung Quốc cần một thỏa thuận” và Mỹ trông đợi sẽ đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Để kết luận, Phó Tổng thống Pence nhấn mạnh: Nước Mỹ sẽ không lùi bước – nhưng cũng không nhằm kiềm chế, đối đầu hay ‘chia tay’ Trung Quốc – Nước Mỹ muốn quan hệ xây dựng với Trung Quốc, nhưng đó phải là dựa trên nguyên tắc công bằng, tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại.
Dù khác biệt, cạnh tranh nhau và Mỹ mạnh, nhưng Mỹ vẫn sẽ tranh thủ hợp tác với Trung Quốc, trong đó có các vấn đề như Triều Tiên, Vùng Vịnh.
Cánh cửa quan hệ mở rộng và lựa chọn là do Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có lợi khi từ bỏ các hành vi gian lận, lạm dụng, thiếu công bằng của mình, khi đó Trung Quốc sẽ lại được hưởng lợi như trước đây, thời Đặng Tiểu Bình coi trọng cải cách và mở cửa trước đây.
Bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence không chỉ nhìn lại và quan hệ Mỹ – Trung Quốc một năm qua và tái khẳng định chính sách đã có, mà còn cập nhật quan điểm về hầu hết các vấn đề có liên quan và định hướng quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Có thể thấy, chính sách chung của chính quyền Trump là tiếp tục chính sách cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, để buộc Trung Quốc phải điều chỉnh. Cuộc chiến thương mại là tuyến đầu, song Trump vẫn nắm quyền chủ động giữ nhịp cuộc đấu, có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác, tuỳ từng thời điểm. Tuy nhiên, hai bên kể cả Mỹ, cạnh tranh, dù gay gắt nhưng là để giành ưu thế, không nhằm triệt tiêu nhau. Do vậy, cuộc đấu sẽ còn kéo dài, có lúc căng, nhưng hai bên từng lúc cũng tìm cách đạt các thoả thuận nhỏ.
Về tính thời điểm, bài phát biểu diễn ra ngay trước khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc sang Mỹ để tiếp tục đàm phán cũng tác động để tạo sức ép với Trung Quốc đi vào thỏa thuận.
Tuy Trung Quốc muốn làm dịu cuộc đấu để tập trung phát triển, nhưng Trung Quốc sẽ không chấp nhận mọi thứ Mỹ muốn. Như vậy, quan hệ hai bên sẽ còn nhiều phức tạp và sẽ còn cả các diễn biến kịch tính, kể cả trong quá trình trước mắt, chuẩn bị và tiến tới cuộc gặp cấp cao bên lề APEC vào tháng 11 (nay đã bị hoãn lại).
Rõ ràng, xu hướng chung hai bên sẽ vẫn là cạnh tranh chiến lược, với nhiều bất ổn và rủi ro, giữa hai cường quốc số một và số hai thế giới, nhất là trong bối cảnh hai bên đều đứng trước nhiều áp lực và vấn đề nội bộ. Thế giới và khu vực sẽ tiếp tục chịu những tác động phức tạp của mối quan hệ quan trọng nhất này.
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh – Xử lý ảnh: Đỗ Linh
Trí thức trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những giai thoại lạ về cụ Nguyễn Khuyến


Một làng nọ bị hỏa hoạn cháy mất cả đình làng. Khi dựng lại đình, kỳ mục làng đến xin cụ Tam Nguyên mấy chữ về treo để trấn thần hỏa vì người ta tin rằng cụ là một vị thần sống…
Mộ cụ Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ.
Cụ Nguyễn Khuyến quê ở làng Vị Hạ, nay thuộc xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam. Cụ là người nuôi chí học hành để giúp dân giúp nước và đã đạt đến vinh dự cao nhất trong nghiệp thi cử khi đỗ đầu cả ba kỳ thi (Hương, Hội, Đình). Tuy nhiên, đỗ đạt rồi ra làm quan cụ mới thấy chán ngán thế sự khi thực dân Pháp thì đang lấn chiếm dần dần đất nước còn triều đình Huế thì hèn nhát cam chịu.
Bởi thế làm quan đúng 10 năm, cụ cáo quan về quê nhà dạy học, ngâm thơ. Sống vui vầy giữa xóm làng, cụ nhiều lần viết đại tự, cho câu đối bà con lối xóm. Điều đó là chuyện bình thường đối với một người khoa danh như cụ. Tuy nhiên, điều đặc biệt là mỗi lần cho chữ, cho câu đối của cụ là một giai thoại kỳ thú.
Tài vẽ bùa “trấn yểm”
Cuốn sách Nguyễn Khuyến và giai thoại do Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh ấn hành năm 1987 do Bùi Văn Cường sưu tầm và biên soạn kể rằng: Một làng nọ bị hỏa hoạn cháy mất cả đình làng. Khi dựng lại đình, kỳ mục làng đến xin cụ Tam Nguyên mấy chữ về treo để trấn thần hỏa vì người ta tin rằng cụ là một vị thần sống và do vậy chữ cụ có thể cảm động được cả thần linh.
Nghe những người đến xin chữ nói rõ sự tình, cụ liền lấy cây bút đại tự viết lên lụa điều một chữ “Nhất” rất lớn có hai đầu phình ra, giữa thót lại. Cụ dặn đem về treo ngược lên giữa cửa đình. Chẳng ai hiểu ý nghĩa ra sao nhưng người ta không dám hỏi mà cứ y lời đêm về treo lên.
Lâu lâu sau, không thấy xảy ra hỏa hoạn nữa, người ta tin là do sự mầu nhiệm của đạo bùa của cụ Tam Nguyên nên làng bèn biện lễ và cử quan viên đến tạ ơn cụ. Hôm ấy có người đánh bạo hỏi cụ ý nghĩa của chữ “Nhất” trên đạo bùa.
Nghe vậy cụ hỏi lại: “các ông thấy chữ “Nhất” ấy có giống cái chày không?”. Đám người kia bảo rất giống. Lúc ấy cụ mới cười rồi thủng thỉnh bảo: “Cái chày mà treo đứng là “chày đứng”. Chày đứng là đừng cháy. Có thế thôi!”.
Bán chữ cho quan tham
Từ khi cụ Tam Nguyên cáo lão về quê sinh sống, dân quanh vùng vì kính ngưỡng học vấn, chữ nghĩa của cụ nên thường đến xin cụ cho câu đối. Trong những đối tượng xin câu đối, xin hoành phi có người có lòng thành thực nhưng cũng không ít kẻ xin vì thói hãnh tiến. Cụ vốn căm ghét bọn quan lại sống dựa vào Tây nên nhiều phen cụ đã sử dụng vốn chữ nghĩa của mình để chửi đám này khi chúng đến xin câu đối.
Sách Nguyễn Khuyến và giai thoại có chép giai thoại về việc cụ dùng phép chiết tự để mắng tên tri huyện Thanh Liêm khi y đến xin cụ một bức hoành phi.
Vốn dĩ viên quan này vừa tham lại vừa kiệt nhưng lại thích làm sang. Để tỏ ra mình cũng là tay biết chơi chữ nghĩa, nhân một lần có việc quan đi qua làng, hắn rẽ vào nhà cụ Nguyễn Khuyến xin cụ viết cho mấy chữ để về treo nơi công đường.
Đã biết rõ bản chất hắn, cụ không úp mở nói ngay: “Được, chữ thì có nhưng đắt đấy! mỗi chữ mười quan. Thầy cần mấy chữ, cứ việc tính tiền ra mà lấy”. Viên tri huyện nghe thì giật mình nhưng chót ngỏ lời rồi không thể chạy làng mà hoành phi thì không thể xin một chữ. Cuối cùng y đành cay đắng xin hai chữ. Cụ hẹn mai cho người mang đủ tiền đến lấy.
Viên quan về nhà thuật lại chuyện cho vợ nghe, mụ vợ giãy nảy lên: “Thôi chết! Chỗ nào chứ chỗ cụ Tam Nguyên, ông làm thế chỉ tổ lòi tính keo kiệt ra, người ta khinh cho. Này nhé, hoành phi 2 chữ là ít nhất, người ta cũng thường xin thế. Nhưng đằng này khác: cụ đã ngã giá trước mà mình chỉ xin có hai chữ, có phải rõ ra mình bủn xỉn, tiếc tiền không?”.
Nghe vợ nói viên quan vỡ lẽ là mình dại nên lại bấm bụng sai người mang 40 quan xuống xin cụ cho hẳn 4 chữ. Dù rất xót của nhưng viên quan cũng được nở nang mày mặt vì cụ cho 4 chữ rất hay là “Thiên lý lương nhân” tạm dịch là “nghìn dặm người tốt”.
Nghĩ đến thân phận mình làm quan phụ mẫu, hoành phi như thế nghĩa là có tiếng tốt được người ta đồn xa đến nghìn dặm nên vợ chồng tri huyện rất mừng bèn chọn gỗ tốt thuê thợ khắc ngay.
Ít lâu sau có một anh học trò lỡ lời thế nào đấy bị quan sai lính nọc ra đánh giữa công đường. Anh học trò bị đánh xong hậm hực quay ra vừa đi vừa ngoái cổ lại nhìn bức đại tự lẩm bẩm: “Hèn gì mà cụ Tam Nguyên chẳng chửi cho! Đáng kiếp”.
Quan nghe thấy chột dạ mới gọi anh ta lại hỏi nghĩa là làm sao. Nhưng anh học trò chỉ nói: “Cụ Tam Nguyên chửi quan mà quan không biết”. Quan phải nài nỉ mấy lần, sau phải cho anh ta một ít tiền làm lộ phí anh ta mới giảng cho.
Thì ra “Thiên lý lương nhân” có thâm ý chửi quan là “Trọng thực” tức là tham ăn. Bởi vì chữ Thiên đặt trên chữ Lý thành chữ Trọng, chữ Nhân đặt trên chữ Lương là chữ Thực.
Câu đối vô tiền khoáng hậu
Lại có anh làm nghề coi chợ vừa mua được chức phó lý lại dựng được ngôi nhà mới vừa gần chợ lại vừa gần sông. Chuẩn bị đến ngày tân gia, anh này đến xin cụ Tam Nguyên đôi câu đối. Vốn biết dăm ba chữ Hán, anh ta xin cụ cho câu đối bằng chữ Hán.
Nhưng khi về nhà khoe vợ thì vợ lại trách sao không xin cho câu đối chữ nôm cho dễ hiểu. Rồi chẳng đợi chồng thỏa thuận, chị vợ chạy ngay đến nhà cụ Tam Nguyên thưa lại là xin câu đối nôm. Thấy chuyện ngộ nghĩnh, cụ làm bộ khó khăn nói: “Lôi thôi nhỉ! Anh thích chữ, chị thích nôm, khó chiều quá! Thôi thì thế này là vừa cả lòng anh, lòng ả”. Nói rồi cụ kêu lấy giấy bút ghi:
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tịch tằng xưng tị ốc
Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm
Cái hay của câu đối là ở đầu mỗi câu có một câu tục ngữ và dù là một vế chữ Hán một vế chữ Nôm nhưng lại đối nhau chan chát: Làng với Thị, Giang với Nước. Hay nhất là mấy chữ cuối của hai vế: Xưng tị ốc (nghĩa là xưa từng thịnh vượng) với vểnh râu tôm vừa nói được nỗi mừng lại vừa tả được sự hãnh diện của vợ chồng anh coi chợ.
Theo KIẾN THỨC
Phần nhận xét hiển thị trên trang