Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC:

Tóm tắt lịch sử giết người của đảng Cộng sản Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị chết bất thường (bức hại, đói khổ, hành quyết…) dưới thời cai trị của ĐCSTQ. Con số này nhiều hơn số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Hãy cùng điểm lại hành trình giết và giết của ĐCSTQ…
Năm 1953, tại Phụ Khang – Tân Cương, quân sĩ của ĐCSTQ hành quyết “địa chủ” và “phần tử phản cách mạng” (National Archives).
Năm 1953, tại Phụ Khang – Tân Cương, quân sĩ của ĐCSTQ hành quyết “địa chủ” và “phần tử phản cách mạng” (National Archives).
Thảm sát Đoàn AB
Đoàn AB là một tổ chức thuộc Quốc dân đảng được thành lập tại Giang Tây vào tháng 12/1926, mục đích nhằm chống lại ĐCSTQ đã chiếm quyền lực của Quốc dân đảng tại Giang Tây. Tháng 4/1927 Đoàn AB tan vỡ. Nửa sau năm 1930, ĐCSTQ phát động phong trào chống Đoàn AB và đã giết hại vô số người từng làm việc cho tổ chức này.
Tháng 12/1930, Quân đoàn 20 Hồng quân Công nông Trung Quốc phát động binh biến tại Phú Điền – Giang Tây, chiếm thị trấn Phú Điền và thả tất cả người bị bắt, bắt nhân viên chính phủ bản địa của ĐCSTQ. Ngày 28/3, lãnh đạo tối cao ĐCSTQ Vương Minh (Wang Ming) cử Bật Nhậm Thời phụ trách khu Xô-Viết trung ương, tuyên bố biến cố Phú Điền là “bạo động chống cách mạng”. Ngày 18/4, lãnh đạo binh biến của Quân đoàn 20 bị bắt trong lúc đi tham gia đàm phán, sau đó bị hành quyết. Tháng Bảy cùng năm, Quân đoàn 20 bị điều đến trại Bình Đầu Giang Tây và bị quân của Bành Đức Hoài cùng Lâm Bưu bao vây tước vũ khí, hơn 700 quân bị đưa đi hành quyết.
Sau biến cố Phú Điền, phong trào tấn công Đoàn AB nổi lên cao trào mới, mức tàn khốc khác thường, “trói tay treo người lên tra tấn, kẻ nào ngoan cố còn bị dùng dầu lửa thiêu thân, thậm chí dùng đinh đóng tay vào bàn gỗ và dùng nạt tre đâm vào trong móng tay”. Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người tại khu Xô-Viết Giang Tây đều sống trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, trong nhiều cơ quan của ĐCSTQ tại khu vực có đến 80 – 90% người trở thành “phần tử AB”, tổng cộng hơn 70.000 người đã bị giết.
Ông Mao Trạch Đông là người trực tiếp phụ trách trấn áp. Sau này ĐCSTQ thừa nhận, đa số những người hành quyết đều là người vô tội.

Chỉnh đốn Diên An

Từ đầu năm 1942 đến tháng 4/1945 nổ ra phong trào chỉnh đốn tại Diên An, đây cũng là phong trào quy mô lớn đầu tiên do đích thân ông Mao Trạch Đông lãnh đạo, phong trào khủng bố đẫm máu này đã đưa Mao lên địa vị quyền lực tột đỉnh trong Đảng.
Trong phong trào chỉnh đốn Diên An đã giết hại hơn 1.000 người. Người bị hại nổi tiếng nhất là trí thức Vương Thực Vị. Ông Vương Thực Vị đến Diên An vào tháng 10/1937, làm việc tại phòng biên dịch học viện Marx, đã dịch tổng cộng hơn hai triệu chữ trong bộ tác phẩm kinh điển của Marx. Từ tháng 2/1942, học giả Vương Thực Vị đã viết bài cho các tạp chí Cốc Vũ, Nhật báo Giải phóng, và tạp chí của Viện Nghiên cứu Trung ương, tố cáo khoảng tối trong “cuộc sống mới” tại Diên An, đặt vấn đề chế độ đẳng cấp và xu thế quan liêu hóa của ĐCSTQ. Những bài viết đã khiêu chiến với quan điểm của Mao, và bị liệt vào phần tử chống cách mạng, đặc vụ ngầm của Quốc dân đảng.
Ngày 1/4/1943, Khang Sinh ra lệnh bắt Vương Thực Vị. Tháng 6/1947, máy bay của quân Quốc dân đảng đã phá hủy trại giam Vương Thực Vị. Bộ trưởng Công an ĐCSTQ Khang Sinh và Thứ trưởng Lý Khắc Nông chỉ đạo cho hành quyết bí mật Vương Thực Vị. Ngày 1/7/1947 tại huyện Hưng – Sơn Tây, học giả Vương Thực Vị bị đưa đi chém tại một khu hẻo lánh ven sông Hoàng Hà, thi thể bị quăng xuống sông.
Hiện nay chưa từng có công bố số liệu phong trào chỉnh đốn Diên An giết chết bao nhiêu người.

Vây khốn thành Trường Xuân

Ngày 13/3/1948, liên quân dân chủ Đông Bắc chiếm Tứ Bình, và Trường Xuân trở thành một ốc đảo bị quân của ĐCSTQ bao vây. Ngày 7/6/1948, ông Mao Trạch Đông chính thức cho phép dùng phương án bao vây cắt đường lương thực tại Trường Xuân. Khẩu hiệu được đề ra: “Không cho kẻ thù tiếp viện lương thực, cho quân tướng Trường Xuân bị chết đói trong thành”.
Ban đầu Quốc dân đảng không cho phép người dân rời khỏi thành Trường Xuân, nhưng vì số lương thực trong thành chỉ còn dùng đủ đến cuối tháng Bảy, vì thế sau đó ông Tưởng Giới Thạch chấp nhận yêu cầu từ ngày 1/8 cho sơ tán dân chúng. Nhưng ĐCSTQ thực hiện biện pháp “giới nghiêm không cho dân chúng ra khỏi thành”. Sau ba tháng bao vây, ngày 9/9 Lâm Bưu cùng La Vinh Hoàn, Lưu Á Lâu, Đàm Chính cùng nhau báo cáo với Mao: “Bao vây đã thu được thành quả, trong thành đang thiếu lương thực nghiêm trọng… nhiều người dân phải ăn lá cây, cỏ xanh lót dạ, nhiều người chết đói”.
Ông Đoàn Khắc Văn (Duan Kewen), cựu lãnh đạo tỉnh Cát Lâm từng viết trong hồi ký tả cảnh một người lính của ĐCSTQ trông thấy nạn dân tiến lại gần đã quát: “Đồng hương, không được tiến lên, các người còn tiến lên chúng tôi sẽ nổ súng”. Nạn dân khẩn cầu: “Chúng tôi toàn người dân lương thiện, sao có thể nhẫn tâm ép chúng tôi chết đói tại đây?” Người lính kia đáp: “Đây là lệnh của Mao chủ tịch, chúng tôi không dám chống lệnh”.Một người liều mạng lao về trước, một tiếng súng “bằng” vang lên…
Ngày 24/10/1948, Nhật báo Trung ương Nam Kinh viết trong bài «Quá trình phòng thủ Trường Xuân» : “Theo tính toán thấp nhất, từ cuối tháng 6 – đầu tháng 10, tổng số hài cốt không dưới 150.000”. Con số người chết đói do phía chính quyền ĐCSTQ thừa nhận là 120.000 người, trong cuối hồi ký của Thị trưởng kiêm Giám đốc sở Dân chính Thượng Truyền Đạo (Shang Chuandao) cũng nhắc đến số liệu này.
Chính phủ Quốc dân đảng từng nhận định hành động bao vây Trường Xuân của ĐCSTQ đủ cấu thành tội ác chiến tranh.
Mục đích của phong trào trấn áp phần tử “phản cách mạng” để củng cố chính quyền mới. Trong hình là các “địa chủ” bị thanh trừng vào năm 1951 (National Archives).
Mục đích của phong trào trấn áp phần tử “phản cách mạng” để củng cố chính quyền mới. Trong hình là các “địa chủ” bị thanh trừng vào năm 1951 (National Archives).

Cải cách ruộng đất và đàn áp “phản cách mạng”

Tháng 3/1950, ĐCSTQ phát động «Chỉ thị trấn áp phần tử phản cách mạng», Mao Trạch Đông tuyên bố trong một văn bản “nhiều nơi sợ sệt không dám giương ngọn cờ giết bọn phản cách mạng”. Mao chỉ thị “giết phần tử phản cách mạng, ở nông thôn cần vượt qua tỉ lệ một phần ngàn dân số… ở thành thị nên ít hơn một phần ngàn”.
Một phần ngàn ở đây chính là chỉ tiêu giết người, nhưng trên thực tế số người bị giết hại cao hơn nhiều. Theo thống kê của ĐCSTQ, số phần tử “phản cách mạng” bị giết, cải tạo lao động hoặc quản chế vào khoảng 30 triệu người.
Theo tài liệu «Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ sau khi kiến quốc» do Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương Trung Quốc biên soạn, trong kế hoạch đàn áp “phản cách mạng” từ đầu năm 1949 đến tháng 2/1952, số người bị đàn áp khoảng 15,8 triệu người, trong đó có khoảng 873.600 người bị tử hình.
Cùng với phong trào trấn áp “phản cách mạng” sôi sục là phong trào “cải cách ruộng đất”. Thực tế phong trào này tương tự như lý tưởng “có ruộng cùng cày” thời Thái Bình Thiên Quốc. Mục đích thực tế là mượn cớ giết người.
Thời cải cách ruộng đất thường tổ chức hội đấu tranh, lôi địa chủ và phú nông ra luận tội. Những kẻ luận tội là Đảng viên ĐCSTQ hoặc phần tử tích cực với Đảng, việc hành quyết thực thi khi kẻ đứng đầu hô to “nên giết!”
Theo công bố của ĐCSTQ, đến cuối năm 1952, số “phần tử phản cách mạng” bị tiêu diệt là hơn 2,4 triệu người, thực tế tổng số quan chức Quốc dân đảng, nhà giáo và địa chủ bị bức hại lên đến hơn 5 triệu người.

“Tam phản” và “ngũ phản”

Từ năm 1951 – 10/1952, ĐCSTQ triển khai phong trào “Tam phản” và “Ngũ phản”. “Tam phản” là phong trào “chống tham ô lãng phí” trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, “chống chủ nghĩa quan liêu”; “Ngũ phản” là phong trào “chống hối lộ, trốn thuế” đối với giới doanh nghiệp tư nhân, “chống ăn cắp tài sản quốc gia”, “chống đánh cắp thông tin tình báo kinh tế quốc gia”.
Phong trào “Tam phản” để xử lý cán bộ ĐCSTQ hủ bại, nhưng rồi ĐCSTQ cho rằng cán bộ biến chất là do bị nhà tư bản dụ dỗ, hệ quả là sau đó đã thực hiện “Ngũ phản”. Thực tế “Ngũ phản” chính là cướp tiền của nhà tư bản, là giết người cướp của. Trong mục «Lịch sử giết người của ĐCSTQ» trong «Cửu bình» có ghi: “Buổi tối mỗi ngày thị trưởng thành phố Thượng Hải ngồi trên ghế xô-pha bưng ly trà nghe báo cáo, hỏi câu hờ hững: Hôm nay có bao nhiêu lính nhảy dù?” Thực tế ý câu này là hỏi có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu.
Theo số liệu trong «Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ khi kiến quốc» xuất bản năm 1966, có hơn 323.000 người bị bắt trong phong trào “Tam phản Ngũ phản”, hơn 280 người tự sát hoặc mất tích; có hơn 5.000 người bị liên lụy và hơn 500 người bị bắt trong “phong trào chống Hồ Phong”, hơn 60 người tự sát, 12 người chết bất thường; sau đó trong phong trào “dẹp phản động” có khoảng 21.300 người bị phán tội tử hình, hơn 4.300 người tự sát và mất tích.
Phóng viên Nicholas Kristof của New York Times trú tại Bắc Kinh viết trong «Trung Quốc thức tỉnh» (China Wakes): “Theo báo cáo của cựu Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh, từ 1948 – 1955 có bốn triệu người bị hành quyết”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mĩ trên thực tế sẽ có nghĩa là gì?



Prashanth Parameswaran

Phạm Nguyên Trường dịch
Suốt mấy tháng qua, trong bối cảnh các cam kết ở cấp cao đã được lên kế hoạch, đã có nhiều cuộc thảo luận về tiềm năng nâng cấp quan hệ chính thức Việt-Mĩ lên mức quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. Mặc dù ý tưởng này không phải là mới, nhưng hàm ý của nó thì lại rất đáng được quan tâm, cả về quan hệ song phương lẫn sự phát triển trong khu vực và trên trường quốc tế rộng lớn hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu đến Việt Nam

Quan hệ Việt-Mĩ đã tiến khá xa so với thời Chiến tranh Việt Nam. Trong khi quá trình bình thường hóa từng bước một các mối quan hệ đã diễn ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bill Clinton và tiếp tục dưới thời các chính phủ của các đảng Dân chủ và Cộng hòa sau đó, người ta đặc biệt quan tâm tới việc nâng quan hệ lên mức hợp tác toàn diện vào năm 2015, dưới thời Tổng thống Barack Obama. Như tôi đã từng nhận xét trên trang mạng này, việc này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng lập chính sách của cả hai nước: Nó phản ánh những nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương và vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam trong mạng lưới đó - cùng với các đối tác toàn diện khác như Malaysia và Indonesia (cũng được nâng lên thành đối tác chiến lược); và còn nhấn mạnh những cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc khi nước này gắn kết với Mĩ trong hệ thống quan hệ đối tác rộng lớn hơn của chính mình.

Cho đến lúc này, trong số những thách thức đáng chú ý và mới dưới trào Trump – cùng với những sự kiện chiếm hàng đầu trên các trang báo, trong đó có chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mĩ tới Việt Nam và cán cân thương mại Việt-Mĩ – là những cuộc thảo luận về tiềm năng nâng quan hệ Việt-Mĩ lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh cam kết cấp cao đang được lên kế hoạch, mà đáng chú ý nhất là chuyến thăm Mĩ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi đầu tiên của ông tới Washington vào năm 2015: Chuyến thăm tự nó đã là sự kiện lịch sử trong Việt-Mĩ.

Những vụ tán dóc về động thái này không làm ai ngạc nhiên. Mặc dù bản thân quá trình phát triển có thể không ấn tượng như các tiêu đề báo chí có thể gợi ý - chẳng hạn, Indonesia đã trải qua quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện tương tự như thế và sau đó được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược với Mĩ – nó phải có giá trị nào đó. Với các di sản lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và sự khác biệt trong giai đoạn hiện nay trong các lĩnh vực, từ chế độ chính trị đến nhân quyền, nâng tầm quan hệ song phương sẽ củng cố sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước cũng như giữa các cơ quan quản lí, công chúng và các quốc gia khác trong khu vực. Việc này còn có thể có ý nghĩa rộng hơn là quan hệ song phương, nếu xét tới sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mĩ và Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong những vấn đề khu vực, như Biển Đông, nơi mà thái độ quyết đoán của Trung Quốc ngày càng gia tăng và việc kiểm soát của Trung Quốc không hề giảm và Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng tăng.

Nhưng các cuộc thảo luận về xu hướng này bao giờ cũng có chút lo lắng. Một mặt, quan tâm tới những khác biệt cụ thể trong quan hệ thương mại Việt-Mĩ hoặc Bắc Triều Tiên trong mấy năm qua đôi khi làm cho việc giải quyết các mối quan hệ chưa thể toàn diện - chứ chưa nói tới quan hệ chiến lược – mà đáng lẽ ra thực tế địa chính trị đã và đang thúc đẩy cho đến nay. Khía cạnh khác, bối cảnh khu vực và quốc tế cũng buộc người ta tăng cường theo dõi những sắp xếp đã được lập ra – dù khá lỏng lẻo - giữa các nước với Mĩ hoặc Trung Quốc, và những sáng kiến như chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương Mở và Tự do, lần đầu tiên được đưa ra công khai trong diễn văn của Trump tại Hội nghị cấp cao APEC, diễn ra tại Việt Nam năm 2017, hoặc những cơ sở quân sự mới vừa được báo cáo (ý nói những căn cứ quân sự mới của Trung Quốc trong khu vực – ND). Những yếu tố này có vai trò quan trọng vì chúng nằm trong các tính toán mà các nhà hoạch định chính sách phải làm về phí tổn và lợi ích của việc dịch chuyển sắp xếp tổng quát cũng như các khía cạnh cụ thể hơn như thời khóa biểu và thông điệp. Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã và đang thấy Việt Nam trì hoãn một số quan hệ trực tiếp liên quan đến quốc phòng với Mĩ, mặc dù có những lợi ích mà chúng ta đã thấy vì nó cũng tạo ra những bước tiến mới trong những quan hệ quan trọng khác như với châu EU và Nhật Bản.

Những lo lắng này tự chúng không có nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược Việt-Mĩ là không đáng mong muốn hay không thể thực hiện được. Thật vậy, như đã nói ngay từ đầu, mặc dù có những thăng trầm trong quan hệ song phương, các xu hướng chiến lược như ta thấy hiện nay đang làm cho Washington và Hà Nội hướng tới liên kết mạnh hơn, chứ không ít đi, dù công khai họ có nói thế nào thì cũng vậy mà thôi. Nhưng điều đó có nghĩa là cả Mĩ lẫn Việt Nam đều cần đảm bảo rằng các mối quan hệ tương thích với tất cả các quyết định mà họ lựa chọn, mỗi khi họ chọn. Cuối cùng, tên gọi các liên kết chỉ có giá trị như lời cam kết mà cả hai bên sẵn sàng bỏ công sức vào việc chuyển sự hội tụ tiềm năng thành hợp tác thực sự, như được thể hiện bằng sự pha trộn giữa các liên minh và đối tác kém hiệu quả và hiệu quả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ Việt-Mĩ nhất định phải có những tính toán như thế, và nó sẽ được đánh giá không phải bằng cách so sánh hiện nay với quá khứ, mà là quan hệ đó đang có vị trí như thế nào và hai nước dành cho nó vai trò gì dù vẫn có sự khác biệt giữ hai nước này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

3 nhân tố khiến kinh tế TQ sụp đổ, theo dự báo của nhà sáng lập Lenovo

Đang tải về...
Loaded: 0%
Progress: 0%
-0:11

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tòa Panorama Mã Pì Lèng “mọc” trái phép, chủ đầu tư Vũ Thị Ánh nói gì?

“Đi chỗ nào cũng không có câu trả lời. Tôi biết phải đi đâu? Tôi chỉ còn biết nhảy xuống sông Nho Quế thôi!”, bà Vũ Thị Ánh – chủ đầu tư nói về khách sạn Panorama Mã Pì Lèng.   Liên quan đến vụ việc tòa nhà 7 tầng Panorama Mã Pì Lèng xây dựng và hoạt động trái phép trên hẻm Tu Sản của đèo Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) gây xôn xao dư luận những ngày gần đây, bà Vũ Thị Ánh (hay Vũ Ngọc Ánh) đã chính thức lên tiếng.
Trả lời Zing về thông tin nhiều ngày nay tỉnh Hà Giang đã bắt đầu tiến hành kiểm tra công trình khách sạn 7 tầng Panorama, trong khi đó Sở VHTT&DL tỉnh đã xác định tòa nhà này xây dựng trái phép, bà Ánh cho biết bản thân rất lo lắng nhưng vẫn phải mở cửa đón khách.
“Lúc nào tôi cũng lo, từ sáng đến nửa đêm cũng lo. Mệt mỏi thì tôi có thể không làm, không nấu, không phục vụ khách. Nhưng tôi chỉ sợ nếu đóng cửa vào thì những người khác sẽ không được vào ngắm cảnh, khiến mọi người thất vọng”, bà Ánh nói.
toa panorama ma pi leng moc trai phep chu dau tu vu thi anh noi gi
Bà Vũ Thị Ánh - chủ đầu tư tòa Panorama Mã Pì Lèng. (Ảnh: Zing).
Theo Sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang, công trình khách sạn này dù đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2019 nhưng chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng chưa được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, công trình chưa được cấp phép xây dựng và chưa từng tham mưu với Sở VHTT&DL về việc xây dựng.
Tuy nhiên, trên Zing, bà chủ của khách sạn 7 tầng này cho biết: “Các sếp bảo là thôi mình có đất thì mình làm đi, thì thôi tôi cũng cố gắng hết lòng làm thôi. Tôi không hề làm vụng trộm. Vì vụng trộm không bao giờ làm được tòa nhà như thế này”.
Về việc chưa có hàng loạt các giấy phép, bà này cho hay: “Tôi không có giấy phép thì bây giờ hoàn thiện giấy phép cho tôi thì có sao đâu”.
Tháng 7/2019, UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Mèo Vạc tháo dỡ những công trình trái phép, khách sạn này do đó cũng thuộc diện phải dỡ bỏ.
Về thông tin này, bà Ánh nói: “Tại sao phải đóng lại? Hãy tới nhìn đi, hãy xem đi có đáng phải đập, dỡ, phá bỏ không?”.
toa panorama ma pi leng moc trai phep chu dau tu vu thi anh noi gi
Khách sạn Panorama Mã Pì Lèng nằm trên sườn dốc hẻm vực Tu Sản, view nhìn thẳng xuống dòng sông Nho Quế.
Trước làn sóng cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay khách sạn trên đèo Mã Pì Lèng, bà nói: “Tẩy chay nó đi, nó là ai? Nó là một bà già 60 tuổi, hai ngày nay đứng làm chưa được một miếng cơm nào vào mồm. Chủ Mã Pì Lèng Panorama là ai? Là tôi, là một người đang đeo tạp dề”.
Theo bà Ánh, tòa nhà Panorama Mã Pì Lèng từ bên ngoài nhìn vào thì gây chướng mắt. Nhưng khi đi vào bên trong ai cũng hết sức hài lòng.
Nhiều người cho rằng việc xây dựng tòa nhà này với mục đích chính là kiếm tiền chứ không phải để phát triển du lịch địa phương, bà phủ nhận: “Tôi có mười mấy tỷ thì để vào ngân hàng cho sướng. Có khổ thì tôi cũng phải tính được bài toán đơn giản đấy. Nếu gửi ngân hàng mỗi ngày được bao tiền mà tự nhiên bây giờ thành nợ đầm đìa toàn vay bạn bè”.
Khi được hỏi về việc xin giấy cấp phép cho công trình này, bà Ánh cho hay bản thân rất quan tâm đến việc xin cấp phép từ các cơ quan ban ngành địa phương. Tuy nhiên bà đã “gõ cửa” nhiều nơi mà đều bị từ chối vì “không thuộc thẩm quyền”.
“Tôi cũng rất lo đến thủ tục giấy tờ. Tôi đã đến Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh nhưng họ bảo không thuộc thẩm quyền. Hỏi ở đâu cũng bảo không thuộc thẩm quyền. Đi chỗ nào cũng không có câu trả lời. Tôi biết phải đi đâu? Tôi chỉ còn biết nhảy xuống sông Nho Quế thôi!”, bà Ánh nói.
Chủ đầu tư này cũng cho biết, nếu biết trước được sự việc thì bà sẽ không xây dựng công trìnhPanorama Mã Pì Lèng.
Đông Phong


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông giữa nguy cơ tàu ngầm Trung Quốc



Bên cạnh tàu ngầm và các thiết bị lặn không người lái, tàu ngầm không người lái của Trung Quốc là rủi ro đe dọa ổn định trên Biển Đông.

Tàu HSU-001 xuất hiện tại lễ duyệt binh ngày 1.10 vừa qua /// Reuters

Tàu HSU-001 xuất hiện tại lễ duyệt binh ngày 1.10 vừa qua
Reuters

UUV đa nhiệm

Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Trung Quốc vừa diễn ra ngày 1.10, quân đội nước này đã giới thiệu cả tàu ngầm không người lái (UUV) loại HSU-001 có kích thước khá lớn. Hình ảnh này đã được truyền đi bởi truyền thông quốc tế.
Đến nay, thông tin về HSU-001 vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng theo giới chuyên gia thì loại UUV này với kích thước dài khoảng 5 m, thì khó có thể đủ sức mang theo vũ khí đạn dược. Tuy nhiên, nó lại có thể tích hợp nhiều tính năng về thu thập thông tin, do thám và trinh sát. Đây sẽ là một thách thức lớn cho cả tàu chiến nổi lẫn tàu ngầm của nhiều nước. Cụ thể hơn, TS Koh Swee Lean Collin (chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) nhận xét HSU-001 đặt ra một thách thức cho nhiều nước tại các vùng biển như Biển Đông và biển Hoa Đông.
Hiện nay, nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển UUV vì ngoài việc thu thập thông tin, loại thiết bị này còn cho phép triển khai tác chiến điện tử nhằm tấn công vô hiệu hóa chiến đấu cơ, thiết bị trên tàu chiến... Chính vì thế, nếu Trung Quốc triển khai UUV đến Biển Đông có thể dẫn đến nhiều rủi ro cực lớn bởi hầu hết vũ khí hiện đại ngày nay đều dựa trên nền tảng kỹ thuật điện tử.


Current Time1:09
/
Duration2:31
Auto



[VIDEO] Trung Quốc khoe "cơ bắp" quân sự nhân quốc khánh

Thời gian qua, giới chuyên gia đã đặt ra nhiều lo ngại quanh việc Bắc Kinh đang thúc đẩy nhiều chương trình để mở đường cho việc tăng cường hoạt động của tàu ngầm ở khu vực Biển Đông. Vào tháng 9 vừa qua, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ.

Khi đó, trả lời Thanh Niên về diễn biến này, PGS Stephen Robert Nagy (thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) cho rằng: “UAV có thể giúp Bắc Kinh mở rộng hoạt động sang nhiều khu vực ở Biển Đông để có được các thông tin về địa hình trong lòng biển, độ sâu, dòng chảy...”. Đây là những cơ sở quan trọng để Bắc Kinh triển khai các phương tiện, thiết bị dưới mặt nước để kiểm soát khu vực. Qua đó, Trung Quốc có thể triển khai và đẩy mạnh hoạt động tàu ngầm.
Trước đó, PGS Nagy cũng đề cập đến nguy cơ Trung Quốc tìm cách khai thác thông tin để tạo điều kiện triển khai tàu ngầm hoạt động trên Biển Đông thông qua kế hoạch khảo sát thăm dò lòng biển chung với Philippines.


Current Time0:00
/
Duration2:59
Auto



[VIDEO] Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo: mối nguy mới từ Trung Quốc dành cho Mỹ

Lo ngại tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân

Tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Trung Quốc cũng là một thách thức khác xảy đến cho Biển Đông khiến giới chuyên gia quốc tế lo ngại. Mới đây, TS Satoru Nagao (chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) đã có bài phân tích cho rằng các nước trong khu vực, điển hình là Nhật Bản, cần sớm có biện pháp ứng phó trước nguy cơ Bắc Kinh triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và mang vũ khí hạt nhân đến Biển Đông.
Theo chuyên gia này, địa hình Biển Đông đáp ứng điều kiện cho loại tàu ngầm trên hoạt động, triển khai tác chiến. TS Nagao cho rằng Bắc Kinh đã tiến hành bước đầu tiên khi xây dựng hạ tầng trên các thực thể tại vùng biển này đủ để phát triển căn cứ tàu ngầm. Tiếp đó, Trung Quốc cũng đã triển khai tên lửa, oanh tạc cơ, máy bay tiêm kích, tàu chiến hạng nặng... đến Biển Đông. Sau hai giai đoạn này thì Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiến hành bước thứ ba là điều động tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hạt nhân đến đây.
Tất cả nhằm hình thành một mạng lưới hỏa lực, khí tài toàn diện tại Biển Đông. Khi đó, Bắc Kinh có đủ sức răn đe quân sự nhiều tầng mức, mà cao nhất là răn đe hạt nhân để đe dọa các nước khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cơn ác mộng của Trung Quốc chính thức bắt đầu: Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng, rút lui hoàn toàn khỏi đây!



Cơn ác mộng của Trung Quốc chính thức bắt đầu: Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng, rút lui hoàn toàn khỏi đây!
Việc gã khổng lồ điện thoại thông minh toàn cầu Samsung rút lui hoàn toàn khỏi Trung Quốc làm dấy lên mối quan ngại lớn về tương lai nền kinh tế Trung Quốc.
Theo thông tin từ tờ Nikkei, Samsung Electronics sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, Trung Quốc vào cuối tháng này. Bước đi này đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của Samsung khỏi Trung Quốc.
Trước đó, Samsung đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tại nhà máy ở Huệ Châu theo sau việc đóng cửa một nhà máy khác ở Thiên Tân vào cuối năm ngoái.
Hiện Samsung vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, bán ra khoảng 290 triệu chiếc mỗi năm. Họ từng chiếm 15% thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc – lớn nhất thế giới. Nhưng sau đó thị phần bắt đầu giảm xuống còn 1% trong bối cảnh họ gặp phải sự cạnh tranh lớn của Huawei và Xiaomi.
Việc giá nhân công tại Trung Quốc tăng khiến Samsung bắt đầu rục rịch chuyển sản xuất sang Việt Nam từ những năm 2000. Quốc gia Đông Nam Á này sau đó trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Samsung với khoảng 200.000 công nhân. Gần đây, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đã khiến Samsung quyết định rút lui hoàn toàn khỏi quốc gia đông dân số 1 thế giới.
Đối với riêng Trung Quốc mà nói đây là một điều rất đáng lo ngại, làm dấy lên mối quan ngại lớn hơn về tương lai kinh tế được xem là "công xưởng thế giới" và vai trò của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhà máy Samsung tại Huệ Châu được khởi công xây dựng vào năm 1992 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993. Thời điểm năm 2003, lượng công nhân tại nhà máy này lên tới 9.000 người, sản lượng điện thoại xuất khẩu từ nhà máy Huệ Châu có lúc lên tới 70,14 triệu chiếc/năm.
Theo Phương Linh / Trí thức trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang