Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Đấu tranh tự do: Thế hệ người Hồng Kông mới trong cuộc chiến chống Luật dẫn độ



Phong trào phản đối Luật dẫn độ của người Hồng Kông sau nhiều lần biểu tình quy mô lớn đã phát triển thành xung đột dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình, khiến tình hình bạo lực giữa hai bên không ngừng leo thang. Mỗi khi tuyến đầu thảo luận về vấn đề nên trở về hay ở lại, luôn có người khuyên mọi người nên bình tĩnh, trở về chờ cơ hội tiếp theo. Nhưng cũng luôn có người khóc không muốn rời đi, quyết chí đến cùng trong cho cuộc chiến này. Những người trẻ này đã đặt cược tuổi xuân, thậm chí cả mạng sống vì hai chữ “tự do”.
People wave their cellphone lights at a protest held by civil servants in the Central District of Hong Kong on August 2, 2019, in the latest opposition to a planned extradition law that was quickly evolved into a wider movement for democratic reforms. - Hong Kong civil servants on August 2 night kicked off a weekend of anti-government protests and unsanctioned rallies in defiance of warnings from China and after a prominent independence campaigner was arrested. (Photo by Laurel Chor / AFP)        (Photo credit should read LAUREL CHOR/AFP/Getty Images)
Giới trẻ Hồng Kông đã đặt cược tuổi xuân, thậm chí cả mạng sống vào trận chiến này, đã thắp lên “mùa hè của tự do”. (Ảnh: Getty Images)
Trong ba tháng qua, những cảnh tượng ly kỳ kinh động như chặn đường, đụng độ bạo lực, ném bom xăng… gần như cuối mỗi tuần lại nổ ra trên đường phố Hồng Kông. Có người đã chỉ trích họ là “côn đồ”, “con gián”, cáo buộc rằng họ đã nhận tiền để làm loạn Hồng Kông, nhưng cũng có người gọi họ là “nghĩa sĩ”. A Tổng (bí danh) là một trong số đó, vì đâu anh sẵn sàng mạo hiểm sinh mạng xông pha trên đường phố như vậy?
A Tổng nói: “Công lý, dân chủ, tự do là giá trị phổ quát của chúng tôi. Trong thế giới này, tự do và nhân quyền luôn là giá trị thiêng liêng nhất, chúng tôi không thể để chế độ độc tài tước đoạt tự do, vì vậy tôi chọn ra tuyến đầu chiến đấu.”
Kể từ năm 2012 khi Chính phủ Hồng Kông khởi xướng Khoa Giáo dục Quốc dân, A Tổng đã tích cực tham gia nhiều hoạt động biểu tình, trong phong trào phản đối Dự luật dẫn độ này anh cũng là người thường xuyên ra đường phản kháng. Anh cho biết hành động của anh là vì tương lai của thế hệ tiếp theo.
A Tổng nói: “Chúng tôi lên án thế hệ trước đã không đấu tranh cho dân chủ của chúng tôi trước khi Hồng Kông bị trả về Trung Quốc Đại Lục năm 1997, vì thế chúng tôi càng quyết tâm phải vì thế hệ tiếp theo mà đấu tranh cho dân chủ. Chúng tôi dấn thân đấu tranh là vì thế hệ sau.”
Hổ thẹn sau chấn thương
Khó tránh cảnh sẽ bị thương tích khi đối diện va chạm xung đột bạo lực trên đường phố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, A Tổng không ngoại lệ, trong lần biểu tình lớn tại Yuen Long ngày 27/7, vì bất chấp hiểm nguy xông ra cứu trợ hai người không quen biết mà anh đã trúng đạn cao su trọng thương.
A Tổng nói: “Về cơ bản, nếu tôi lùi lại, tôi sẽ không bị thương, nhưng một số cảnh sát chống bạo động đuổi theo hai cô gái, họ sợ nên đã dừng lại. Thông thường thì lựa chọn là rời bỏ đi, nhưng lựa chọn của tôi khi đó là phải kéo họ đi, giúp họ tránh bạo lực từ phía cảnh sát, cho dù biết có thể bị trúng đạn. Cuối cùng cảnh sát chống bạo động thấy tôi chống trả, họ sợ hãi và lập tức rút súng ra bắn, khiến tôi bị thương.”
Nhưng sau khi bị bắn trọng thương, khó chịu do vết thương trên cơ thể gây ra không là gì so với vết thương trong lòng. Thời gian đó ngày nào cũng có người bị thương, A Tổng không dám đọc tin tức, bởi vì mỗi lần đọc xong thì anh lại tự trách mình tại sao khi đó anh không thể chiến đấu bên cạnh mọi người.
A Tổng nói: “Bị trúng đạn nên không thể đi ra tiền tuyến, vì đôi chân đi lại khó khăn. Khi không thể ra tuyến đầu thì không thể bảo vệ được người khác, cảm thấy bản thân vô dụng, đau buồn. Ý thức biết trách nhiệm cộng đồng, lại thấy cảnh người bị thương tích mà không giúp được gì, cho nên cảm giác trong lòng rất khó chịu.”
Từ nhỏ anh đã thích đọc sách về triết học chính trị, và nó giúp anh có được tư duy độc lập về các vấn đề xã hội. Trong quá trình dấn thân đấu tranh phản đối Dự luật dẫn độ lần này cũng đã giúp anh có hiểu biết sâu sắc hơn về quan hệ giữa chính phủ và nhân dân.
A Tổng nói: “Trên thực tế, sự tồn tại của Chính phủ là vì có người dân. Chính phủ mà bỏ quên nhân dân thì có còn là Chính phủ không? Chúng ta vừa chào đời đã bị kẻ khác cướp bóc và tước đoạt quyền con người cơ bản, tại sao chúng ta không thể giành lại quyền lợi của mình? Tại sao tôi không thể đi giành lấy tự do? Tại sao tôi phải tuân phục thứ pháp luật của kẻ độc tài, thứ tư duy chế độ quân chủ?”
Dùng sinh mạng thắp lên ngọn lửa tự do
Kể từ tháng Sáu đến nay người dân Hồng Kông đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn, nhưng những cuộc biểu tình ban đầu hòa bình khi đến giai đoạn cuối thường chuyển biến thành xung đột gay gắt giữa cảnh sát và người dân, vũ lực giữa hai bên không ngừng leo thang, trước tình cảnh này khiến nhiều người nêu câu hỏi cuối cùng thì ranh giới của cuộc đấu này là gì? Mỗi lần đấu tranh, cứ đến giai đoạn cuối, khi tuyến đầu thảo luận về vấn đề nên trở về hay ở lại, luôn có người khuyên mọi người nên “như nước”, trở về chờ cơ hội tiếp theo, nhưng luôn có người vừa khóc vừa nói “Tôi đã định sẽ chết”.
A Tổng nói: “Khi tôi xông pha lên trước, tôi chỉ ôm ấp quyết tâm phải vì công bằng chính nghĩa mà dẹp bỏ quyền lực độc tài. Tôi không màng đến hậu quả, tôi dùng máu của mình để đổi lấy tự do, không phải tự do của tôi mà là tự do của Hồng Kông, tôi sẵn sàng hy sinh tất cả. Tôi thà dùng máu của mình, để đốt lên ngọn lửa cho tự do, dùng mạng sống của mình để thắp lên ngọn lửa tự do, vì vậy tôi sẽ làm tất cả mọi thứ.”
Họ đã đặt cược tuổi xuân, thậm chí cả mạng sống vào trận chiến này, đã thắp lên “mùa hè của tự do”. Không ai lường trước được cuộc chiến này cuối cùng sẽ kết thúc ra sao, nhưng có thể khẳng định so với thế hệ trước tôn thờ tiền bạc thì những người trẻ đấu tranh cho tự do này đáng trân trọng hơn nhiều.
(Blog Trịnh Nhật Nghiêu)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sách mới của nhà báo Mỹ: Bắc Kinh còn đáng sợ hơn Liên Xô


Một quyển sách mới xuất bản tại Mỹ đã gây chú ý khi nhấn mạnh rằng mối đe doạ mà Bắc Kinh tạo ra đối với Mỹ và toàn cầu, từ lâu đã vượt qua Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tất cả những điều này, có thể nói là bắt nguồn từ hàng loạt những chính sách sai lầm của Mỹ đối với Trung Quốc từ thế kỷ 20, khiến cho “đế quốc tà ác” này trỗi dậy. 
A paramilitary policeman stands guard at Beijing's Tiananmen Square during a plenary session of the Chinese People's Political Consultative Conference in the adjacent Great Hall of the People on March 7, 2009 in Beijing, China. China said on Wednesday its official military budget will grow to 480.6 billion yuan ($70.24 billion) in 2009, a 'modest' 14.9 percent rise on last year.  (Photo by Feng Li/Getty Images)
(Ảnh minh hoạ từ Getty Images) 
Ông Bill Gertz, tác giả của cuốn sách “Che giấu cả bầu trời: Hé lộ hành động tranh đoạt bá quyền toàn cầu của đảng cộng sản Trung Quốc” (Deceiving the Sky: Inside Communist China’s Drive for Global Supremacy), là Biên tập cao cấp của truyền thông bảo thủ tại Mỹ “Ngọn đèn Tự do Washington”. Cuốn sách được viết dựa trên cơ sở đưa tin trong hơn 20 năm qua về mối đe doạ liên tục tăng cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hôm 6/9, ông Bill Gertz chia sẻ qua điện thoại với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ: “Tôi cố gắng để cho mọi người hiểu rõ ràng được bản chất của mối đe doạ này, bao gồm từ đe doạ về ý thức hình thái đến đe doạ về kinh tế, tài chính, rồi đến đe doạ về quân sự và mạng Internet, cuối cùng là mối đe doạ trong không gian.”
Nghi ngờ về các lý luận tiếp xúc giữa Mỹ và Bắc Kinh của ông Bill Gertz, có thể tìm được manh mối trong cuốn sách “Mối đe doạ Trung Quốc: Cộng hoà Nhân dân nhắm đến Mỹ như thế nào” xuất bản năm 2000. Khi đó, Mỹ vừa mới mở cánh cửa lớn để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tổng thống đương nhiệm của Mỹ khi đó là ông Bill Clinton hết sức tán thưởng các mối quan hệ tiếp xúc với Trung Quốc.
Ông Bill Clinton cho rằng: “Kinh tế của Trung Quốc càng tự do, thì ngày càng có thể giải phóng đầy đủ tiềm lực của người dân. Hơn nữa, khi một người không những có khát vọng, mà còn có thể thực hiện khát vọng đó, thì tự nhiên họ sẽ muốn quyền phát ngôn lớn hơn nữa.”
Đáng tiếc là gần 20 năm qua, ông Bill Gertz cho rằng đây là một chính sách “hoàn toàn sai lầm”. Bởi vì sự điều tiết chính sách của Mỹ trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đã bị Trung Quốc “lợi dụng một cách vô tình”. Một bước chuyển rất quan trọng diễn ra năm 2012 – 2013, chính là thời điểm sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tối cao của Trung Quốc, đã từ bỏ chính sách giấu tài mà Đặng Tiểu Bình là người đi đầu, bắt đầu theo đuổi phát huy sức ảnh hưởng hơn nữa đối với toàn thế giới, mà đằng sau hành vi này lại làm tổn hại đến thực lực và địa vị của Mỹ.
Mất bò mới lo làm chuồng, lo lắng cũng chưa phải là muộn. “Đế quốc tà ác” Bắc Kinh đã gây ra tổn hại đến toàn cầu, ông Trump biết rất rõ, cũng vì thế mà sau khi ông được bầu làm Tổng thống, ông đã đi ngược với thái độ nuông chiều của nhiều đời Tổng thống trước đó, bắt đầu tiến hành những chính sách buộc Bắc Kinh phải có “thay đổi lớn”.
Ví dụ, một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh thương mại, là do Bắc Kinh mỗi năm đánh cắp công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ có giá trị từ 250 tỷ USD đến 600 tỷ USD. Chính phủ Tổng thống Trump cũng đã chỉ rõ “Sự tồn tại và thịnh vượng của một chính quyền, không phụ thuộc vào trộm cắp và cưỡng ép chuyển giao công nghệ”.
Tác giả Bill Gertz cho rằng, chính quyền Bắc Kinh liệu có thể tiếp tục tồn tại mà không dựa vào đánh cắp công nghệ Mỹ sau khi mất chính sách tự do tiếp xúc trước đây hay không, điều này vẫn phải quan sát thêm, và đây cũng là khảo nghiệm đối với Bắc Kinh.
Ông  Bill Gertz  cũng đề cập đến các dấu hiệu khiến lãnh đạo cao tầng của của ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi, bởi vì tổng thể nền kinh tế Trung Quốc đang liên tục đi xuống. Những lãnh đạo đó đang cố gắng đảm bảo một đường sống trong khi không còn sự viện trợ của Mỹ như trước đây.
Về việc dư luận cho rằng, nếu ông Trump kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, Washington và Bắc Kinh sẽ khôi phục lại hữu hảo như trước đây, và kết thúc đối kháng. Ông Bill Gertz chia sẻ với VOA rằng, tình huống này có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ rất thấp. Bởi vì mặc dù đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà có nhiều tranh cãi kịch liệt về mặt chính trị, nhưng cả hai đều có nhận thức chung về “Mối đe doạ của Bắc Kinh đối với Mỹ ngày càng tăng”.
Ông Bill Gertz nói, có lẽ cả hai đảng có kiến giải và cách làm khác nhau về chính sách, nhưng có thể hình thành được nhận thức chung này, đã là điều rất đáng quý. Còn đối với sự đối kháng giữa Washington và Bắc Kinh, cũng giống như một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Đương nhiên, đối với người hiểu sâu về Bắc Kinh như ông Bill Gertz, tự nhiên cũng là “cái gai trong mắt” của Bắc Kinh. Cuốn sách mà ông vừa mới xuất bản này, cũng giúp cho người trên thế giới có nhận thức sâu hơn đối với sự tà ác của chính quyền ĐCSTQ. Điều này đối với Bắc Kinh mà nói, cũng là một cú đánh mạnh song song với cuộc chiến tranh thương mại.
Huệ Anh / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

- CHINAZI là gì ?

Trần Trung Đạo

*Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng Chinazi. Chinazi, một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018, và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hồng Kông hiên nay. * Việc tố cáo chế độ cộng sản (CS) dưới thời Tập Cận Bình tương tự như Đức Quốc Xã Hitler cũng không phải chỉ phát xuất từ sự “nổi giận” của tuổi trẻ Hồng Kông, mà còn là nhận xét của nhiều lãnh đạo quốc gia, chính trị gia trên thế giới. Thế giới còn khá nhiều nước độ... thêm »

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT





- Người Mỹ không thích người khác biết mình có tiền. Người Việt thì tìm cách khoe của.
- Người Mỹ thả thú vào rừng. Người Việt vào rừng bắt thú.
- Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít hoặc "nói một đằng làm một nẻo".
- Người Mỹ khi ra nước ngoài thì tìm học cái hay. Người Việt thì tìm chỗ ăn chơi (thích hưởng thụ)
- Người Mỹ hôn nhau ngoài đường, đi tiểu trong toilet. Người Việt hôn nhau trong toilet, đi tiểu ngoài đường. - Yêu nhau người Mỹ hôn công khai. Người Việt hôn trong bóng tối.
- Ở Mỹ, lễ sếp tặng quà cho nhân viên. Ở Việt Nam nhân viên biếu quà cho sếp.
- Người Mỹ ăn nhanh để đi làm. Người Việt làm nhanh để đi ăn.
- Đàn ông Mỹ tan sở về nhà ngay. Đàn ông Việt tan sở lê la quán nhậu, Cafe...
- Người Mỹ yêu động vật, thích chăm sóc thú cưng. Người Việt đâm trâu, chém lợn, ăn thịt chó-mèo.
- Người Mỹ vừa dạo chơi vừa nhặt rác. Người Việt vừa dạo chơi vừa xả rác ra đường.
- Người Mỹ đánh bắt hải sản thì thả mấy con nhỏ và con cái đang mang trứng. Người Việt đánh bắt hải sản thì tóm toàn bộ không tha con nào hết (càng nhiều trứng càng tốt vì bổ béo).
- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì ôn hòa bắt tay xin lỗi và hỏi han lẫn nhau. Người Việt thì hung hăng để quyết ăn thua đủ.
- Người Mỹ cuối tuần đem gia đình đi xa thành phố để thay đổi không khí. Người Việt thì đem cả nhà đến trung tâm thành phố.
- Mỹ quy hoạch nhà theo chiều ngang (bề rộng), nhà xa mặt đường thì đắt. Việt Nam quy hoạch nhà theo chiều dọc (hình hộp dẹp), nhà xa đường thì rẻ.
- Người Mỹ không uống rượu trước mặt trẻ em. Người Việt uống rượu sai trẻ em đi mua thêm, đi chậm sẽ bị đánh đòn.
- Người Mỹ đến nhà hàng gọi ăn, uống vừa đủ. Người Việt tỏ ra sành điệu ăn uống phải bỏ mứa, lãng phí.
- Người Mỹ đến nhà thờ cầu nguyện cho yên bình. Người Việt đi đền-chùa để “hối lộ thần thánh” và phá lộc, cướp phết...
- Người Mỹ đi du lịch thì mặc cốt sao thoải mái và khám phá cảnh vật, văn hóa. Người Việt đi du lịch thì lo áo quần, mặc đẹp và chụp ảnh, khoe khoang lên facebook, etc...
- Mỹ không thích hỏi tuổi, hỏi lương. Người Việt là câu cửa miệng.
- Người Mỹ không bao giờ vứt rác sang nhà hàng xóm. Người Việt thường rác vứt ra đường vì ỷ có NV vệ sinh dọn dùm.
- Người Mỹ mạnh dạn, thẳng thắn góp ý với sếp. Người Việt thích đàm đúm nói xấu cấp trên.
- Người Mỹ sống thật không thích khoe mẽ. Người Việt không khoe sợ người khác nghĩ mình nghèo...
- Người Mỹ thích vận động nên họ đi bộ rất nhanh, tác phong gọn gàng, thái độ dứt khoát. Người Việt lề mề, ù lì - thụ động.
- Ở Mỹ chặt một cây thì trồng 3 cây. Ở Việt Nam chặt hàng trăm cây nhưng không trồng cây nào.
- Người Mỹ nuôi con theo ý họ. Người Việt nuôi con theo chỉ đạo của mẹ chồng.
- Người Mỹ bàn xong thì đồng thuận - nhất trí & bắt tay làm. Người Việt bàn xong thì tiếp tục bàn ra và tranh cãi...
- Người Việt bị phê bình thì nhảy dựng lên như đụng phải nước sôi. Người Mỹ bị chỉ trích thì tranh luận & tiếp thu.
- Người Mỹ muốn đến nhà ai thì gọi điện thoại trước. Người Việt cứ đến nhà không thấy thì gọi hỏi sao không có ở nhà?
- Người Mỹ luôn hỏi ý kiến con trước mọi vấn đề. Người Việt coi con trẻ là không biết gì, áp đặt phải nghe theo ý mình.
- Ở Mỹ học nhiều, tiến sĩ ít. Việt Nam học ít, tiến sĩ nhiều (theo đầu người)
- Ở Mỹ lên xe là chạy. Ở Việt Nam lên xe là bóp còi.
Ps: xin chia sẻ rộng rãi ạ !
ST



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng chục ngàn người Trung Quốc đã rời khỏi Campuchia, chỉ trong 3 tuần sau khi nước này ra quyết định cấm đánh bạc trực tuyến vào trung tuần tháng 8.

TTO - Hàng chục ngàn người Trung Quốc đã rời khỏi Campuchia, chỉ trong 3 tuần sau khi nước này ra quyết định cấm đánh bạc trực tuyến vào trung tuần tháng 8.

Người Trung Quốc lũ lượt về nước khi Campuchia cấm đánh bạc trực tuyến - Ảnh 1.
Hàng trăm người Trung Quốc chờ xuất cảnh ở sân bay tỉnh Preah Sihanouk - Ảnh: Khmer Times
Ngày 18-8, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ký quyết định cấm tất cả các hình thức đánh bạc trực tuyến và trò chơi điện tử, nhằm lập lại an ninh trật tự và giảm số vụ tội phạm của người nước ngoài.
Theo báo Khmer Times ngày 10-9, ông Hun Sen cho biết một số đơn vị được phép tổ chức đánh bạc trực tuyến đã gian lận, và đe dọa tính mạng con bạc không còn khả năng trả nợ.
Ông nói: "Một số người nước ngoài đã lừa đảo người chơi trong và ngoài nước. Do đó, chính quyền hoàng gia Campuchia quyết định ngưng cấp giấy phép cho hoạt động kinh doanh đánh bạc trực tuyến, có hiệu lực ngay lập tức".
Ông Brig Gen Ath Bony, phó giám đốc Tổng cục Hành Chính, phụ trách Tổng cục Hải quan, xác nhận ngày 2-9: số người Trung Quốc rời khỏi Campuchia đang nhiều hơn con số nhập cảnh kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực.
Từ ngày 18-8 đến 7-9, có khoảng 140.000 người Trung Quốc xuất cảnh. Số người Trung Quốc nhập cảnh là 130.000. Điều này không có nghĩa là tất cả người Trung Quốc đều bỏ đi, nhưng xu hướng rời đi là chủ đạo vẫn tiếp tục.
Trước đây, khi vừa mở cửa chào đón nhà đầu tư, số khách Trung Quốc nhập cảnh nhiều hơn.
Nhà chức trách nhiều bộ ngành tin biện pháp cấm đánh bạc trực tuyến sẽ góp phần làm giảm số vụ phạm tội như bắt cóc tống tiền của người nước ngoài, cải thiện tình hình an ninh trật tự.
Tòa án tỉnh Banteay Meanchey vào tháng 6-2019 xử 12 công dân Trung Quốc về tội bắt cóc 3 người đồng hương thiếu nợ tiền thua bạc.
Ngày 1-9, có 6 người Trung Quốc khác bị cảnh sát bắt giữ trong một chiến dịch bao vây sòng bài ở Sihanoukville nghi do tổ chức bắt cóc 3 người đồng hương nợ tiền thua bài, và tống tiền gia đình nạn nhân ở Trung Quốc.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Campuchia, tính đến tháng 6-2019 có 163 sòng bài được cấp phép ở nước này, 91 trong số đó ở tỉnh Preah Sihanouk.
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ, ông Khieu Sopheak cho biết trên thực tế Campuchia không thu được mấy từ việc cho phép mở sòng bài và đánh bạc trực tuyến. Ngược lại, hoạt động đánh bạc trực tuyến gây ra nhiều quan ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nạn nhân và ổn định xã hội. Campuchia đã trục xuất hơn 3.000 công dân Trung Quốc thuộc dạng "bất hảo".
Cũng trong tháng trước, Campuchia ra quyết định cấm người nước ngoài làm 10 loại công việc, trong đó có việc quản lý nhân sự, quản lý các công ty tư nhân.
Trung Quốc phá đường dây đánh bạc trực tuyến với hàng trăm ngàn con bạcTrung Quốc phá đường dây đánh bạc trực tuyến với hàng trăm ngàn con bạc
TTO - Công an Trung Quốc bắt hàng trăm nghi can và tiếp tục điều tra một đường dây đánh bạc trực tuyến với hàng trăm ngàn người tham gia.
HỒNG VÂN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc nổi giận trước kế hoạch quân sự táo bạo của Anh ở Biển Đông


VnMedia 10/09/19
Sau Mỹ, đến lượt Anh đang có ý định thực hiện một bước đi quân sự quyết liệt để thách thức những hành động gây hấn cũng như những đòi hỏi chủ quyền tham lam của Trung Quốc ở Biển Đông. Kế hoạch của Anh khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng.
Tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, họ có kế hoạch điều tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cụ thể là Biển Đông, trong lần triển khai thực hiện chiến dịch đầu tiên của chiến hạm hùng mạnh này. Chiến dịch nói trên dự kiến diễn ra vào năm 2021.
Chính phủ Anh đang rất quyết tâm thực hiện chiến dịch khẳng định tự do hàng hải ở các khu vực biển quốc tế. Anh cùng với hai đồng minh Mỹ và Australia thể hiện sự quyết liệt trong việc bảo vệ các quyền tự do hàng hải trước một Trung Quốc đang ngày càng tham vọng và hung hăng.
Kế hoạch triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở Biển Đông sẽ bao gồm cả hoạt động triển khai những chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Thủy quân Lục chiến Mỹ trên con tàu mới có trọng tải 65.000 tấn của Hải quân Hoàng gia Anh.
Trung Quốc đã phản ứng đầy tức giận trước thông tin trên. Bắc Kinh nhanh chóng cảnh báo Anh rằng, hoạt động triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông có thể sẽ được coi là “một hành động thù địch”.
Phát biểu ở thủ đô London hồi tuần trước, Thiếu tướng Su Guanghui – Tùy viên quân sự của Trung Quốc tại Anh, cho biết: “Nếu Mỹ và Anh chung tay thách thức hay vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc thì đó sẽ là một hành động thù địch”.
Trước đó, hồi năm ngoái, Bắc Kinh từng tức giận gửi văn bản phản đối đến London sau khi một chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh đi vào sát khu vực gần quần đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền phi lý và trái phép ở Biển Đông. Cụ thể, hôm 31/8/2018, tàu tấn công đổ bộ có trọng tải 22.000 tấn HMS Albion mang theo một đội Thủy quân lục chiến của Hoàng gia Anh đã tiến vào gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông. Động thái này khiến Trung Quốc nổi giận phản ứng, bởi Bắc Kinh đang tham lam đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng lên tiếng phản ứng, miêu tả hành động của Anh là “khiêu khích” và đã gửi văn bản phản đối đến giới chức Anh. Bắc Kinh còn phái một tàu khu trục và hai trực thăng đi đối đầu với Anh. Tuy nhiên, cả hai đã giữ được sự kiềm chế. Anh lập tức có câu trả lời. London khẳng định chiến hạm của họ đang thực thi “quyền tự do hàng hải” khi đi qua quần đảo Hoàng Sa để đến thành phố Hồ Chí Minh trước khi được triển khai đến Nhật Bản.
Trung Quốc đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông.
Sự tham gia của Anh vào mặt trận thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy sự lo ngại gia tăng của cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và các nước bắt đầu lần lượt lên tiếng. Anh mặc dù rất cần hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế nhưng nước này cũng không chấp nhận cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.
Kiệt Linh (tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG HIỂU!



Báo VNnet đưa tin
... "ngày 6/8, tại thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà (Kon Tum), C04 Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Công an Trung Quốc và các đơn vị A06, A07, A08, C09, K02, công an các địa phương Kon Tum, Bình Dương, Bình Định, Ninh Thuận, TP.HCM và lực lượng Bộ đội Biên phòng, Viện KSND Tối cao bắt 7 đối tượng người Trung Quốc có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy"...
TÔI THỰC SỰ KHÔNG HIỂU:
1. Tại sao bắt tội phạm (người TQ) sản xuất Ma túy trên nước ta lại phải báo cáo, phối hợp với CA Trung quốc cùng phá án?
2. Tại sao bắt có 7 tên tội phạm mà phải huy động bao nhiêu đơn vị CA và cả quân đội?
3. Những tên tội phạm này lại được trao trả cho TQ xét xử, đúng không? (Tức là họ sẽ rút kinh nghiệm để "các đồng chí" đó lần sau hoạt động hiệu quả hơn, đúng không)?
4. Lâu nay cứ thấy CA bắt hàng tấn Ma túy, có phải cơ sở "cực lớn" này sản xuất ra không?
Ai biết xin giải thích giùm với!
(https://vietnamnet.vn/…/xoa-so-xuong-san-xuat-ma-tuy-cuc-lo…)
VIETNAMNET.VN
Các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phối hợp với nhiều địa phương đã triệt phá 'xưởng' sản xuất ma túy cực lớn đặt tại huyện Đắk Hà (Kon Tum) do người Trung Quốc điều hành.


nhận xét hiển thị trên trang