Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Phân Nửa Lực Lượng Chủ Lực của Hải Cảnh Trung Quốc Hăm Dọa Việt Nam ở Biển Đông


Tác giả: Đặng Sơn Duân
Ngày 15 tháng 8 năm 2019
23a1_new_riaq
Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong những ngày xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên/Ngư dân.
Ít nhất 3 tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.
Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.
Song song đó, có thêm một đến hai tàu hải cảnh được triển khai đến gần khu vực hoạt động của giàn khoan Nhật Bản HAKURYU 5 ở mỏ Phong Lan Dại trong lô dầu khí 06.1 của Việt Nam trong bể Nam Côn Sơn, nằm ở phía tây bãi Tư Chính.
Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hộ tống quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam sau khi tạm thời di chuyển đến Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa vào chiều 7/8, châm ngòi cho những đồn đoán về lý do chúng được rút đi cũng những bước đi kế tiếp của Trung Quốc.
Cả hai phía Việt Nàm và Trung Quốc đều hạn chế công bố thông tin trên thực địa, khiến việc xác định tình hình ở khu vực hiện chỉ có thể dựa vào nguồn dữ liệu tàu bè thu thập qua vệ tinh từ các dịch vụ thông tin tàu biển hoặc từ một số hình ảnh, clip hiếm hoi được cho là do các ngư dân Việt Nam ghi lại.
Nhận diện tàu hải cảnh
68683328_2571070796246933_2952917142736994304_n-e1565864094244.jpg
Sự phân bố tàu hải cảnh hộ tống tàu Haiyang Dizhi 8 được ghi nhận vào lúc 6h32′ ngày 15/8/2019. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic.
Theo những dữ liệu tàu biển mới nhất từ trang Marine Traffic tính đến sáng 15/8, Hải Dương Địa Chất 8 hiện được hộ tống bởi ít nhất 6 tàu hải cảnh, gồm:
– Hải cảnh 37111 (Tổng đội Sơn Đông): Tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 từ đầu tháng 7 và cùng trở lại vào chiều 13/8.
– Hải cảnh 46303 (Tổng đội Hải Nam): Tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 từ đầu tháng 7 và cùng trở lại vào chiều 13/8. Trên trang Marine Traffic cũng như các dịch vụ dữ liệu tàu biển khác, tàu này chỉ được thể hiện dưới cái tên chung là Zhongguohaijing.
Tuy nhiên, bằng cách đối chiếu các dữ liệu khác như Mã nhận dạng dịch vụ lưu động hàng hải (Maritime Mobile Service Identity, viết tắt: MMSI) có thể xác định được tàu này là tàu Hải cảnh 46303.
– Hải cảnh 3308 (Phân cục Nam Hải): Từng xuất hiện gần khu vực hoạt động của giàn khoan HAKURYU 5 trong tháng 7. Hạ tuần tháng 7, Hải cảnh 3308 chuyển sang tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 ở phía bắc và đông bắc bãi Tư Chính và nay vẫn tiếp tục nhiệm vụ này, sau khi cùng trở lại vào chiều 13/8.
– Hải cảnh 33111 (Tổng đội Chiết Giang): Tàu này vừa từ đảo Hải Nam xuống đến đông bắc bãi Tư Chính để hội quân cùng Hải Dương Địa Chất 8 vào sáng 14/8.
– Hải cảnh 45111 (Tổng đội Quảng Tây): Tàu này tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 ngay từ đầu tháng 7.
CoastGuard45111
Hải cảnh 45111, thuộc lớp Zhaojun (Type 718B), tham gia kiểm tra liên hợp nghề cá vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ lần thứ hai năm 2018. Nguồn: Canhsatbien.vn.
Trên trang Marine Traffic cũng như các dịch vụ dữ liệu tàu biển khác, tàu này chỉ được thể hiện dưới cái tên chung là Haijing. Tuy nhiên, bằng việc đối chiếu kích cỡ tàu, cảng nhà ở Bắc Hải, Quảng Tây cũng như số MMSI có thể kết luận đây là tàu hải cảnh Type 718B có số hiệu 45111.
Hải cảnh 45111 dường như vẫn bám trụ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam sau khi Hải Dương Địa Chất 8 rút đi vào ngày 7/8.
Sau khi tàu Hải cảnh 35111 từ khu vực giàn khoan HAKURYU 5 rút về Đá Chữ Thập khoảng ngày 11.8 rồi từ đó đi tiếp về Đá Xu Bi, Hải cảnh 45111 đã di chuyển về phía tây bãi Tư Chính, dường như tạm thời thay thế vị trí của Hải cảnh 35111. Tuy nhiên, đến sáng 15/8, tàu này được ghi nhận tiếp tục gia nhập nhóm Hải Dương Địa Chất 8.
– Hải cảnh 31302 (Tổng đội Thượng Hải): Cũng như tàu Hải cảnh 33111, tàu này chỉ mới từ Hải Nam di chuyển xuống phía nam trong ngày 13.8 song nó ghé qua Đá Chữ Thập chứ không đi thẳng để hội quân cùng Hải Dương Địa Chất 8. Tuy vậy, đến sáng 15.8, Hải cảnh 31302 được ghi nhận tham gia nhóm hộ tống tàu khảo sát Trung Quốc.
Phân tích dữ liệu từ Marine Traffic cũng ghi nhận sự xuất hiện của 2 tàu hải cảnh ở khu vực gần giàn khoan HAKURYU 5 phía tây bãi Tư Chính, gồm:
 Hải cảnh 3402 (Phân cục Nam Hải): Tàu này được ghi nhận xuất hiện ở khu vực gần giàn khoan HAKURYU 5 ít nhất từ ngày 21/7 và dường như vẫn bám trụ tại khu vực này trong thời gian qua.
 Hải cảnh 46301 (Tổng đội Hải Nam): Tàu này cũng chỉ vừa mới khởi hành từ Hải Nam vào ngày 9/8. Tàu này chỉ được thể hiện dưới cái tên giả là ChinaCoastGuard5303. Tuy nhiên, cũng bằng cách đối chiếu các dữ liệu khác có thể xác định tàu này là Hải cảnh 46301.
CoastGuard46301
Hải cảnh 46301 là chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Zhaoduan (Type 818), được biên chế năm 2016. Ảnh tư liệu.
Dữ liệu Marine Traffic cho thấy Hải cảnh 46301 xuất hiện ở phía bắc và đông bắc bãi Tư Chính, khu vực hoạt động trước đó của Hải Dương Địa Chất 8, ít nhất từ ngày 13/8.
Một bản tin của báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng xác nhận sự hiện diện của tàu này tại khu vực trong ngày 13/8. Tờ báo dẫn lời Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết vào lúc 10 giờ 17 phút ngày 13/8, khi tàu BĐ 96813 TS đang hoạt động tại vùng biển có tọa độ 08024’N/111019’E thuộc khu vực quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) thì bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 46301 truy đuổi không cho đánh bắt hải sản. Chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu BĐ 96813 TS Dương Ngọc Dõi đã khẩn cấp liên lạc với Hải Quân Vùng II đề nghị hỗ trợ [1].
CoastGuard46301_2
Hải cảnh 46301 được nhìn thấy tại tọa độ 8,75928 N/111,19452 E, phía đông bắc bãi Tư Chính, trong bức ảnh do vệ tinh Sentinel 2A của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp ngày 13/8. Ảnh do tác giả cung cấp.
Tuy vậy, theo ghi nhận từ Marine Traffic, Hải cảnh 46301đã di chuyển đến khu vực phía tây bãi Tư Chính, tức gần giàn khoan HAKURYU 5 trong ngày 14/8.
Trong khi đó, dữ liệu tàu biển vẫn chưa thể ghi nhận được vị trí của hai tàu khác cũng từng tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 trong đợt đầu là Hải cảnh 3901, một trong hai tàu hải cảnh lớn nhất của Trung Quốc, và Hải cảnh 3501.
CoastGuard3901
Hải cảnh 3901, thuộc lớp Zhaotou, được nhìn thấy hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong tháng 7. Nguồn: Thanh Niên
Tại thời điểm này, Hải cảnh 35111 (Tổng đội Phúc Kiến), chiếc tàu từng quanh quẩn gần giàn khoan HAKURYU 5 ít nhất từ tháng 7, hiện thả neo tại Đá Xu Bi, sau khi rút khỏi lô 06.1 từ ngày 11/8 và ghé qua Đá Chữ Thập.
Lực lượng nòng cốt, hiện đại
Những thống kê nêu trên cho thấy có ít nhất 3 tàu hải cảnh được tăng cường từ cảng Tam Á ở đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vài ngày qua.
Đó là các tàu Hải cảnh 46301, 33111 và 31302. Điểm chung của các tàu này là cũng như đa số các tàu tham gia trong giai đoạn trước đó, chúng đều nằm trong số những chiếc tàu hải cảnh hiện đại của Trung Quốc và được trang bị pháo 76 mm.
Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc hiện có 3 lớp tàu trang bị pháo 76 mm H/PJ-26 là Zhaotou, Zhaoduan (Type 818) và Zhaojun (Type 718B) [2] và đại diện của chúng đều đã được triển khai tham gia chiến dịch vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.
 Đại diện của lớp Zhaotou là tàu 3901, được mệnh danh là “quái thú” với lượng giãn nước 12.000 tấn và dài 165 mét [3]. Trung Quốc hiện chỉ có 2 tàu thuộc lớp này là tàu 3901 thuộc Phân cục Nam Hải và 2901 thuộc Phân cục Đông Hải.
– Đại diện của lớp Zhaoduan (Type 818) là 46301, 46303 và 31302. Với chiều dài 134 mét và lượng giãn nước 4.000 tấn, trang bị một pháo chính 76mm H/PJ-26 và 2 hệ thống pháo cận chiến 30 mm H/PJ-13, lớp tàu này được xem là có hỏa lực mạnh nhất của lực lượng hải cảnh Trung Quốc [4]. Vài ngày qua, có 2 tàu thuộc lớp này là 46301 và 31302 được tăng cường xuống khu vực.
Tàu Type 818 được đóng dựa trên thiết kế thân tàu chiến 054A và được cho là có thể nhanh chóng hoán cải thành tàu chiến khi cần. 
Tính đến đầu năm 2019 đã có 6 tàu thuộc lớp Zhaoduan, gồm 46301, 46302, 46303 (Tổng đội Hải Nam), 31301, 31302 và 31303 (Tổng đội Thượng Hải) được hạ thủy hoặc biên chế.
Trong đó, tàu 46302 thường xuyên được ghi nhận xuất hiện bãi cạn Scarborough và từng quấy phá giàn khoan Sapura Esperanza được Malaysia cấp phép hoạt động tại cụm bãi cạn Luconia Nam vào tháng 5 [5], [6].
CoastGuard_Hakuryu
Hai chiếc tàu nhiều khả năng là tàu hải cảnh Trung Quốc được nhìn thấy gần giàn khoan HAKURYU 5 ở lô 06.1 trong bức ảnh do vệ tinh Sentinel 2A của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp ngày 13/8. Ảnh do tác giả cung cấp
 Đại diện của lớp Zhaojun (Type 718B) là 35111, 45111, 37111 và 33111. Với chiều dài 100 mét và lượng giãn nước 2.700 tấn, tàu này được cho là phát triển từ thiết kế thân tàu hộ tống lớp 056 nhưng với kích cỡ lớn hơn và cũng được trang bị pháo chính 76 mm H/PJ-26 [7].
Cho đến đầu năm 2019 có 9 tàu thuộc lớp này được hạ thủy hoặc biên chế, gồm 45111, 46111, 46112, 46113, 35111, 33111, 21111, 37111 và 44111 [8].
Trong số các tàu hải cảnh được ghi nhận bằng dữ liệu tàu biển đã và đang tham gia chiến dịch vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam chỉ có 3 tàu không trang bị pháo 76 mm là tàu 3308 (lớp Shucha II, 98 mét, 3980 tấn), 3402 (Zhaolai class, 100 mét, 4896 tấn) và 3501 (lớp Shuoshi II, 129 mét, 5.000 tấn) [9]. Tuy nhiên, những tàu này đều có lượng giãn nước xấp xỉ 4.000 tấn trở lên.
Chiến dịch hiệp đồng
Zhaotou, Zhaoduan và Zhaojun – ba lớp tàu được xem là chủ lực trong chiến lược xây dựng hải cảnh biển xa với mục đích chủ yếu có thể là để là uy hiếp và bắt nạt lực lượng các nước láng giềng – phần lớn đều được hạ thủy và biên chế từ năm 2016 trở đi, nghĩa là chưa từng có tàu nào trong số này từng tham gia sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt trong vùng biển Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7/2014.
Sự hiện diện của các tàu kể trên cho thấy xấp xỉ phân nửa số tàu nòng cốt, hiện đại nhất và uy lực nhất của hải cảnh Trung Quốc đã được điều đến tham gia chiến dịch hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 và quấy phá giàn khoan HAKURYU 5 (1/2 tàu lớp Zhaotou; 3/6 tàu lớp Zhaoduan và 4/9 tàu lớp Zhaojun).
01
Tàu hải cảnh 46301 của Trung Quốc (dưới tên giả Chinacoastguard5303) và tàu Crest Argus 5 hỗ trợ hoạt động giàn khoan HAKURYU 5 đang ở cách nhau chưa đầy 2 hải lý, với vận tốc cả hai tàu là 1 knot, theo dữ liệu vệ tinh được ghi nhận vào lúc 18h57′ ngày 15/8/2019. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic.
Việc các tàu hải cảnh thường xuyên lui tới Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi cho thấy sau vài năm được bồi đắp và quân sự hóa, hai đảo nhân tạo này hiện đã có thể đóng vai trò căn cứ tiền phương cho các hoạt động của tàu hải cảnh ở khu vực nam và đông nam Biển Đông, từ đó mở rộng tầm hoạt động của chúng để phục vụ các chiến dịch dài kỳ.
Tương tự chiến dịch giàn khoan Hải Dương 981, lực lượng hải cảnh phụ trách các khu vực biển khác cũng được điều động và triển khai xuống nam Biển Đông lần này.
Chẳng hạn, trong đợt vi phạm lần đầu, các tàu ở Sơn Đông (37111) và Phúc Kiến (35111) đã có mặt và nay đến lượt các tàu ở Thượng Hải (31302) và Chiết Giang (33111) xuất binh.
Với cơ cấu của lực lượng hải cảnh hiện tại, vốn trực thuộc lực lượng cảnh sát vũ trang dưới quyền của Quân ủy Trung ương Trung Quốc từ tháng 7/2018 [10], việc điều động tàu từ khu vực khác chắc chắn phải được tiến hành bởi Cục Hải cảnh Trung Quốc, với sự chấp thuận của Quân ủy Trung ương.
Điều này gợi ý chiến dịch triển khai tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là một chiến dịch đồng bộ được phê chuẩn bởi dàn lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đứng đầu là ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Chú thích
[1] “Tàu cá Bình Định yêu cầu Hải quân hỗ trợ vì bị tàu Trung Quốc truy đuổi,” Báo Nông nghiệp Việt Nam 13/8/2019: https://nongnghiep.vn/tau-ca-binh-dinh-yeu-cau-hai-quan-ho-tro-vi-bi-tau-trung-quoc-truy-duoi-post247395.html (truy cập ngày 15/8/2019)
[2] Erickson, Andrew S.; Hickey, Joshua; and Holst, Henry (2019) “Surging Second Sea Force: China’s Maritime Law-Enforcement Forces, Capabilities, and Future in the Gray Zone and Beyond,” Naval War College Review Vol. 72 (2) , Article 4. 
[3] Erickson, Andrew S. cùng cộng sự, đã dẫn.
[4] Erickson, Andrew S. cùng cộng sự, đã dẫn.
[5] “2 Chinese ships enter Phl waters off Subic,” The Philippines Star16/5/2019:  https://www.philstar.com/headlines/2019/05/16/1918243/2-chinese-ships-enter-phl-waters-subic#l2Ixr4ScVVDSU65A.99 (truy cập ngày 15/8/2019).
[6] “一座油井现身南康暗沙,大批海警船赶到亮出舰炮,该国灰溜溜撤离,” 30/6/2019: https://k.sina.com.cn/article_6423027068_17ed79d7c00100ginb.html (truy cập ngày 15/8/2019).
Đặng Sơn Duân là một nhà quan sát sống tại TP. Hồ Chí Minh. Bài viết được thực hiện dưới sự hỗ trợ về dữ liệu tàu biển từ Dự án Đại sự ký Biển Đông.
———-
Các ấn phẩm đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông không nhất thiết thể hiện quan điểm của tất cả thành viên và cộng tác viên, hay các nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai sẽ là đồng minh và ai sẽ ủng hộ Trung quốc?


Nếu bây giờ Trung Quốc gây ra chiến tranh với Việt nam thì ai sẽ là đồng minh và ai sẽ ủng hộ Trung quốc? Chưa kể thế trận đã khác xưa khi lúc đó Việt Nam không được thế giới hiểu biết, ủng hộ mà còn bị cấm vận vì phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối ngoại giao và đang khốn khó trăm bề mà Việt nam còn tự vệ và đánh đuổi 60 vạn quân xâm lược sau một tháng giao tranh.. Còn bây giờ nếu gây ra cuộc chiến thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi đang thấm đòn với Mỹ và sẽ bị thế giới cấm vận, các con đường vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu hàng hoá đều bị cắt đứt? Chưa kể tình hình nội bộ Trung Quốc đang bất ổn, suy thoái nghiêm trọng và đại loạn được tích tụ quá lâu chực chờ nguyên cớ nhỏ là có thể bùng nổ khắp nơi như các vụ nổ long trời lở đất mấy năm trước khi họ tranh chấp quyền lực nơi thượng tầng..
Có lẽ bọn tình báo Hoa Nam đã thành công khi cố ý thổi phồng quá đáng về con ngáo ộp Trung Quốc để vuốt ve cho những ai bạc nhược lẫn gây nên sự sợ hãi trong dân chúng đang bị khoảng trống mênh mông về lịch sử, về niềm tự hào với truyền thống 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dòng giống Con Hồng Cháu Lạc hiên ngang, bất khuất?
Nhớ rằng: Tổ tiên ông cha Việt nam ta chưa bao giờ nại lý do " giặc mạnh, ta yếu " mà buông bỏ chủ quyền bao giờ dù chỉ là tấc đất mà còn " Sát thát " đánh cho nó biết Nước Nam anh hùng có chủ..
Và cũng nhớ rằng đất nước Nga vĩ đại là vậy mà còn từng phải khòm lưng làm nô lệ dưới móng sắt quân Mông mất hai thế kỷ, nhưng cũng những vó ngựa sắt đó lại bị ông cha ta đánh cho tan tác không chỉ một lần mà đến ba lần buộc phải tâm phục khẩu phục..
Tại sao chỉ vài triệu người Israel xa xứ khắp nơi trên thế giới với ý chí dân tộc mãnh liệt đã quần tụ lại, tự lập thân, lập nghiệp, lập quốc dám kiên cường chống chọi trong vòng vây bủa khốc liệt và dám đánh, dám thắng " con hổ dữ " Arab? Đừng lấy cái gọi là " lời nguyền địa lý " nằm sát bên cạnh một cường quốc khổng lồ, tham lam là Trung Quốc để mà cúc cung lệ thuộc. Tại sao không chịu tư duy ngược lại là cả thế giới nằm mơ cũng không có vị trí đắc địa như Tổ quốc gấm vóc Việt nam - Một giang sơn bờ cõi có vị trí đắc địa ví như căn nhà mặt tiền giữa ngã ba, ngã tư đại lộ thế giới mà tổ tiên ông cha để lại thì ta chỉ cần biết hợp tác với người tử tế là đủ giàu có, chưa kể nhân dân ta nổi tiếng cần cù, chịu cực, chịu khó mà bất khuất trước kẻ thù truyền kiếp quyết bảo vệ đến cùng đất và nước ( biển) Việt Nam.
Xưa kia bản đồ cực nam của Trung Quốc do chính Trung Quốc xuất bản cũng chỉ ở đảo Hải Nam, đáng ra chúng phải biết điều, biết ơn dân tộc Việt Nam đã làm vùng đệm trong cuộc chiến tranh lạnh để cho chúng có điều kiện xây dựng đất nước chứ đừng nói chi đã lợi dụng rồi còn ngạo mạn, ỷ mạnh hiếp yếu để xâm lược bành trướng..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoa học có thể chứng minh Thần tồn tại không? P1: Thí nghiệm G.O.D



Nhiều người tin rằng vũ trụ cũng như vạn sự vạn vật trong vũ trụ được hình thành một cách ngẫu nhiên với một xác suất nào đó. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học uy tín lại không lại cho rằng vũ trụ không hình thành ngẫu nhiên, mà được tạo ra bởi một sinh mệnh có trí huệ vĩ đại, toàn năng và siêu việt hết thảy – Thiên Chúa – Sáng thế chủ vĩ đại của vũ trụ. Không chỉ dừng lại ở đức tin, nhiều nhà khoa học hiện nay đã chứng minh sự tồn tại của trí huệ vĩ đại này bằng những thí nghiệm khoa học hết sức thực tại.

Gary E. Schwartz là một cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu về các hiện tượng siêu thường. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và là giáo sư tâm thần học và tâm lý học tại Đại học Yale, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Tâm lý học Yale và đồng giám đốc của Phòng khám Y học Hành vi Yale từ năm 1976-1988. Ông hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm vì những tiến bộ về ý thức và sức khỏe (LACH) tại Đại học Arizona.

Gary là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như “Các thí nghiệm [về cuộc sống] sau khi chết”, “Các thí nghiệm về chữa bệnh bằng năng lượng”, “Đồng phương tương tính và Một Tâm trí”, “Các thí nghiệm về Thiên Chúa”… Ông cũng nằm trong danh sách các nhà khoa học đã soạn thảo Tuyên ngôn về một nền Khoa học hậu duy vật.Gary E. Schwartz và cuốn sách Các thí nghiệm về Thiên Chúa (nguồn: Internet)

Trong cuốn sách “Các thí nghiệm về Thiên Chúa – The G.O.D Experiments”, Gary và đồng tác giả Bill Simon có cách tiếp cận rất khác khi giải thích Thiên Chúa. Vì có nhiều nhà khoa học không muốn đề cập đến từ Thiên Chúa theo diễn giải truyền thống của tôn giáo xưa nay, nên từ Thiên Chúa – God – được Gary diễn giải riêng trong cuốn sách theo cách của ông là “quá trình G.O.D” – G.O.D process: Guiding – Organizing – Designing process – tức là quá trình Hướng dẫn – Tổ chức – Thiết kế.

Gary tin rằng khoa học thực sự có thể đưa chúng ta đến với Thiên Chúa không chỉ đơn thuần về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực nghiệm. Ông nói: “Hãy tưởng tượng rằng khoa học có thể giúp chúng ta khám phá cách một quá trình G.O.D. hoạt động không chỉ trong việc tạo ra và tiến hóa của các phân tử, sinh vật, hành tinh, ngôi sao và thiên hà, mà còn trong sự biểu hiện của các mối quan hệ cá nhân quan trọng nhất của chúng ta. Hãy tưởng tượng rằng khái niệm Thiên Chúa theo nền tảng khoa học này (science-based G.O.D.) đang ở cùng với bạn khi bạn đọc cuốn sách này, đóng một vai trò phía sau hậu trường trong những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc nhất của bạn.” [1]
Vũ trụ không thể xuất hiện ngẫu nhiên

Gary rất thích những bức tranh cát được tạo ra bởi người dân da đỏ. Để tạo ra các bức tranh này, các nghệ nhân cần chuẩn bị nguyên liệu màu vẽ – các hạt cát được nghiền ra từ đá tự nhiên nhiều màu sắc ở Mỹ, sau đó phác thảo bức tranh trên giấy bằng bút chì, bôi một lớp keo dính lên các hình vẽ, rắc các hạt cát nhiều màu lên các chỗ đã được bôi keo để “tô màu” cho bức tranh theo ý muốn.Các nghệ dân da đỏ đang tạo ra các bức tranh cát từ những hạt cát nhiều màu (nguồn: pinimg.com)

Gary cho rằng vạn nếu vũ trụ và vạn sự vật được tạo ra bởi tự sự ngẫu nhiên và với một xác suất nào đó thì giống như việc chúng ta thí nghiệm bằng cách cho cát vào trong một cái chảo lớn rồi lắc nó thật nhiều, sớm hay muộn thì việc lắc này sẽ tạo ra một bức tranh cát có ý nghĩa. Hay cũng tương tự, nếu vũ trụ được tạo ra bởi sự ngẫu nhiên với một xác suất thì các con sóng đánh vào bờ hay các cơn gió thổi cát bay trong ở sa mạc cũng có thể tạo ra các bức tranh có ý nghĩa trên cát với một xác suất nào đó.

Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ có thể thấy các bức tranh cát của người dân da đỏ có thể được tạo ra bởi việc lắc các hạt cát trong một cái chảo lớn hay thấy các bức tranh có ý nghĩa được tạo ra một cách tự nhiên trên bãi biển hoặc trên sa mạc. Điều này chứng tỏ rằng vũ trụ và vạn vật không thể tạo ra một cách ngẫu nhiên theo một xác suất nào đó.

“Nếu xác suất [ngẫu nhiên] không thể tạo ra những bức tranh cát đơn giản, thì làm sao xác suất có thể tạo ra cả một vũ trụ được tổ chức và có tiến hoá?… Nếu bạn tình cờ bắt gặp một bức tranh cát nhiều màu, chi tiết tương tự như bức tranh cát mà tôi đã mua rất nhiều năm trước trong một cửa hàng, bạn sẽ biết chắc chắn rằng có một quá trình Hướng dẫn – Tổ chức – Thiết kế. (G.O.D process) – hay một trí tuệ cấp cao nào đó – như một nghệ nhân da đỏ – được đặt ở đó”, Gary lập luận.
10 ngày thí nghiệm cùng Thám tử Giấc mơ

Tháng 4/2001, Gary nhận được cuộc gọi từ một người Anh có tên là Christopher Robinson.

Christopher Robinson (còn gọi là Chris) là một người kỳ lạ, ông có những giấc mơ tiên tri sau một trải nghiệm cận tử vào năm 1988. Các giấc mơ của ông luôn chỉ cho ông biết trước rằng ông sẽ làm gì, gặp ai hoặc điều gì sẽ xảy ra, kể cả một vụ án ở một khu vực nào đó trong tương lai với tỷ lệ chính xác 100%. Điều này khiến cho Chris có thể giúp cảnh sát Anh truy bắt được rất nhiều tội phạm quan trọng nhờ những chi tiết thấy được trong các giấc mơ tiên tri về các vụ án. Vì vậy, Chris được gọi là Thám tử Giấc mơ (Dream Detective).Christopher Robinson và cuốn sách Thám tử Giấc mơ (nguồn: Amazon và psychicworld.net)

Chris muốn bay từ Anh sang Arizona để Gary có thể làm thí nghiệm về những trải nghiệm của mình. Thoạt đầu, Gary không tin những điều này, nhưng sau khi đọc cuốn sách Thám tử Giấc mơ mà Chris gửi, đồng thời được biết rằng Chris muốn tự bỏ tiền túi của mình cho vé máy bay và chi phí ăn ở và trao đổi với Chris qua điện thoại, Gary thực sự hy vọng rằng hợp tác giữa ông và Chris sẽ là thí nghiệm đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử cận tâm lý học đương đại, thậm chí là trong khoa học nói chung.
Thiết kế thí nghiệm

Là một giáo sư Đại học, Gary thiết kế thí nghiệm rất nghiêm ngặt theo phương pháp khoa học:

Đầu tháng 8/2001, Chris bay đến từ nước Anh, ở trong một khách sạn ở Tucson, Arizona. Trước khi Chris đến, Gary chọn 20 địa điểm khác nhau của vùng phía nam bang Arizona. 10 trong 20 địa điểm này sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên cho thí nghiệm. Gary viết tên 20 địa điểm ra giấy và cho mỗi tờ giấy ghi địa điểm vào một phong bì, niêm phong lại. Sau đó ông xáo trộn thứ tự các phong bì, cho vào 1 gói hàng rồi gửi tất cả đến Bill Simon (đồng tác giả của cuốn sách) ở phía nam bang California. Bill nhận được gói hàng gồm có 20 phong bì, ông đưa cho một người thứ 3 (Gary không biết họ là ai).

Người thứ 3 mở gói hàng, xáo trộn thứ tự các phong bì vẫn còn niêm phong, sau đó đánh số thứ tự các các phong bì từ 1 đến 20 ở ngoài vỏ phong bì, rồi đưa lại cho Bill. Sự việc này được ghi hình lại bằng video camera.

Trong 3 tháng 5, 6, 7 trước khi đến Mỹ và mỗi đêm ở khách sạn tại Mỹ, Chris được yêu cầu mơ về 10 địa điểm mà ông sẽ tới cùng Gary trong 10 ngày liên tục mà ông không biết trước tên địa điểm, ghi lại các đặc điểm của địa điểm và các sự việc liên quan vào cuốn nhật ký giấc mơ. Việc này được ghi hình bằng video camera.

Cứ đầu mỗi buổi sáng trong 10 ngày thí nghiệm, Gary đến phòng khách sạn nơi Chris ở, Chris sẽ nói cho ông biết những đặc điểm hoặc những sự việc sẽ xảy ra tại địa điểm mà hai người sẽ ghé thăm hôm đó. Ngay sau đó, Gary gọi điện thoại cho Bill, yêu cầu người thứ 3 bóc các phong bì đã đánh thứ tự từ 1 đến 10 tương ứng với ngày thí nghiệm và đọc cho ông biết tên địa điểm ông và Chris sẽ phải đến trong ngày hôm đó. Sự việc này được ghi hình lại bằng video camera.

Sau đó, Gary và Chris sẽ cùng nhau đến địa điểm được thông báo bởi Bill để xác định những đặc điểm, sự việc mà Chris mơ thấy và ghi lại trong nhật ký đó có đúng với những gì diễn ra trong thực tế hay không. Thật là kỳ lạ, tất cả những đặc điểm và sự việc diễn ra tại địa điểm mà Chris mơ thấy trước và ghi chép lại đều tồn tại và trùng khớp với các đặc điểm và sự việc mà Gary và Chris nhìn thấy khi ghé thăm 10 địa điểm trong 10 ngày thí nghiệm. Toàn bộ sự việc này cũng được ghi hình lại bằng video camera. Ví dụ:
Ngày thứ nhất của thí nghiệm

Ngày thí nghiệm thứ nhất, 2/8/2001, Chris nói rằng địa điểm hai người hôm đó sẽ đến mà ông mơ được có “rất nhiều hố, những cái hố xuyên xuống lòng đất và một cái vũng nước cạn khô”. Trong thực tế, địa điểm mà họ đến thăm (được người thứ 3 lựa chọn) là Bảo tàng sa mạc Sonora tại Tucson, Arizona. Ở đó có rất nhiều hố lớn bao gồm hang động do con người và do các loài động vật như chó thảo nguyên tạo ra. Bản thân bảo tàng nằm trên một vũng biển lớn đã cạn khô từ lâu. Những điều này trùng khớp với mô tả về giấc mơ của Chris (xem chi tiết ở video cuối bài).Tại bảo tàng sa mạc Sonora tại Tucson, có vô số hang do các con chó thảo nguyên (prairie dog) tạo nên (Ảnh: Shutterstock)
Ngày thứ tư của thí nghiệm

Vào ngày 4, Christopher nói rằng các chủ đề chính trong giấc mơ của ông là “mặt trời, các tấm gương, màn hình LCD, kính viễn vọng, giá gắn ống kính, máy bay, nhà chứa máy bay, một cánh quạt.”

Địa điểm của ngày hôm đó là Đài quan sát thiên văn quốc gia nằm trên đỉnh núi và chứa chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới được ghép bởi những tấm gương lớn, có thể quan sát mặt trời, các màn hình LCD lớn để giám sát và điều khiển chiếc gương. Khi quay trở về, họ dừng chân ở một địa điểm duy nhất trên đường đi – một sân bay, ở đó họ thấy các máy bay, nhà chứa máy bay và một quán ăn trong sân bay được trang trí bởi một chiếc cánh quạt lớn ở đằng trước. Tất cả đều trùng khớp với giấc mơ mà Chris đã tiên đoán (xem chi tiết ở video cuối bài).Đài quan sát thiên văn quốc gia (Kitt Peak National Observatory) là địa điểm của thí nghiệm thứ 4 (ảnh: sciencespring)

Gary chấn động vì kết quả thí nghiệm từ những ngày đầu tiên, ông cho biết: “Những phát hiện được từ thí nghiệm mười ngày này là những điều phi thường. Kết quả mỗi ngày chứng tỏ sự phi thường, nhưng có một số ngày còn vượt xa so với những điều phi thường.”
Ngày thứ chín của thí nghiệm

Ngày thứ 9, Chris mơ thấy chiếc đồng hồ tính thời gian gửi xe tự động, rất nhiều ăng-ten chảo vệ tinh, những chiếc máy bay trông giống như những mũi tên, 3 người đàn ông lái xe rời sân bay, và một vụ giết người lúc cuối ngày tại vị trí không xa nơi họ ghé thăm, nạn nhân là một phụ nữ.

Trong thực tế, ngày hôm đó, địa điểm được lựa chọn là trung tâm thành phố Tucson, nơi đó Gary phải gửi xe và cho tiền xu vào chiếc đồng hồ tính thời gian tự động, họ cũng gặp một toà nhà lớn có rất nhiều ăng-ten vệ tinh. Sau đó chính Gary và Chris cùng ra sân bay quân sự nơi có những chiếc máy bay phản lực hình dáng giống như những mũi tên để đón Bill Simon đến từ California và 3 người lái xe rời sân bay. Sáng hôm sau, tờ báo Tucson Citizen đăng tin một người phụ nữ 74 tuổi bị đã bị giết tại địa điểm cách nơi Chris và Gary có mặt khoảng 3km vào chiều hôm trước. Thông tin từ giấc mơ tiên tri của Chris hoàn toàn khớp với thực tế.

Kết luận?

Kết quả 10 ngày thí nghiệm quả thực gây sốc cho Gary và Bill, nó vượt quá tưởng tượng của các nhà khoa học này.


Gary kết luận rằng rõ ràng có một sức mạnh và trí thông minh siêu thường và vô hình trong vũ trụ đã sắp xếp toàn bộ 10 ngày thí nghiệm tưởng như ngẫu nhiên của ông theo một lịch trình rất tinh tế.

Ngay từ việc xáo trộn các phong bì thư, lấy ra các địa điểm ngẫu nhiên cũng như lịch trình của các cá nhân tham gia thí nghiệm cũng đã được sức mạnh và trí thông minh siêu thường kia sắp xếp một cách hài hoà.

Gary cho biết, ngay từ đầu thí nghiệm, Chris đã khẳng định với ông rằng: “Thí nghiệm này không chỉ liên quan đến việc tiên tri về tương lai, mà nó còn có khả năng tiết lộ sự tồn tại của một trí thông minh và sức mạnh phi thường vô hình trong vũ trụ, đóng vai trò cơ bản trong cuộc sống của chúng ta.”

Kết luận thí nghiệm này, Gary thốt lên: “Thực tế, các bằng chứng của thí nghiệm đã ngụ ý mạnh mẽ rằng quá trình siêu thông minh [G.O.D process] này đã đóng vai trò hướng dẫn có chủ ý trong việc thiết kế và thực hiện thí nghiệm trong 10 ngày.”

Gary cũng chỉ ra rằng, các bằng chứng của thí nghiệm đã chỉ ra sự tồn tại của một quá trình G.O.D thông minh đang chi phối sự hình thành, vận hành của mọi vật trong vũ trụ cũng như đời sống của mỗi cá nhân. Hay nói một cách khác, vũ trụ không hình thành ngẫu nhiên, Thiên Chúa thực sự tồn tại và là thực thể sản sinh, thiết kế, hướng dẫn, tổ chức vạn sự vạn vật trong vũ trụ này.

“Thí nghiệm Thiên Chúa” của Gary và Chris có ý nghĩa gì?

Trong các pháp môn tu luyện phương Đông, khả năng tiên tri của Chris có thể được coi như một phần của công năng đặc dị “túc mệnh thông”. Những người có công năng túc mệnh thông được coi là có khả năng nhìn ngược về quá khứ và nhìn trước tương lai với mức chuẩn xác và chi tiết phi thường.

Người Trung Hoa có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh.” Các pháp môn tu luyện cũng như văn hoá truyền thống phương Đông cũng cho rằng mỗi người đều tồn tại số mệnh của mình, đường đời của mỗi người cũng như mọi sự việc trong vũ trụ đều được Thần – các sinh mệnh cao cấp – an bài, mọi việc đều có nhân duyên, không có điều gì là ngẫu nhiên.

Như vậy, các thí nghiệm mang tính khoa học của Gary E. Schwartz và Christopher Robinson trình bày bên trên là dẫn chứng khẳng định rằng những quan điểm của các pháp môn tu luyện và văn hoá truyền thống phương Đông nêu trên là hoàn toàn chính xác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngoài chiến tranh thương mại, ông Tập còn phải đối mặt với những vấn đề “gây nhức đầu” gấp bội ở quê nhà


Ngoài chiến tranh thương mại, ông Tập còn phải đối mặt với những vấn đề "gây nhức đầu" gấp bội ở quê nhà
Giống như ông Trump đang lo lắng về nhiệm kỳ sắp tới, thì ông Tập cũng có những nỗi lo cần phải cân bằng. Và nền kinh tế là thách thức rõ ràng đối với ông.
Tổng thống Donald Trump mới đây cho biết rằng bất kỳ thoả thuận thương mại nào mà Trung Quốc có thể đạt được từ Mỹ sẽ trở nên "khó khăn hơn rất nhiều" khi ông tái đắc cử. Đương nhiên, ẩn ý ở đây là Bắc Kinh nên thực sự thực hiện điều gì đó trước tháng 11/2020.
Cùng ngày hôm đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố với các quan chức trong nước rằng những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt sẽ chỉ ngày càng rối ren hơn và rằng những cuộc đối đầu này có thể sẽ kéo dài đến ít nhất là vào năm 2049. Dựa vào 2 thông tin này, dường như khoảng cách giữa ông Tập và ông Trump là khoảng 30 năm, dù có thể sẽ ngắn hơn.
Sự liền mạch của hệ thống chính trị và kế hoạch dài hạn được coi là một trong những thế mạnh của Trung Quốc. Điều đó cũng khiến nhiều người nghi ngờ chiến lược cuối cùng của Bắc Kinh là chờ đợi ông Trump hết nhiệm kỳ và tìm cách đối đầu với chính quyền mới. Dẫu vậy, giống như ông Trump đang lo lắng về nhiệm kỳ sắp tới, thì ông Tập cũng có những nỗi lo cần phải cân bằng. Và nền kinh tế là thách thức rõ ràng đối với ông.
Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại và triển vọng đối với đất nước này thậm chí còn thấp hơn nữa. Tuần này, một số nhà kinh tế đã cắt giảm dự báo cho năm 2020, sau khi thuế quan bổ sung từ Mỹ có hiệu lực vào hôm 1/9.
Một thoả thuận thương mại không chỉ là "chỗ dựa" cho triển vọng tăng trưởng, điều này cũng giúp Bắc Kinh có được một khoảng thời gian nhẹ nhõm mà họ cần khi phải đối mặt với vô số những vấn đề kinh tế khác. Mức độ nguy hiểm của nợ, sự căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và bong bóng thị trường nhà ở là một trong số đó.
Ngoài chiến tranh thương mại, ông Tập còn phải đối mặt với những vấn đề gây nhức đầu gấp bội ở quê nhà - Ảnh 1.
Hơn nữa, ngay cả khi Trung Quốc đang chờ đợi thời cơ ông Trump không thể tiếp tục nhiệm kỳ sau, thì vẫn không điều gì có thể đảm bảo rằng việc đối đầu với chính quyền mới sẽ dễ dàng. Cuối cùng thì, có rất nhiều lý do lý giải tại sao một thoả thuận trước ngày 11/2020 sẽ là sự ổn thoả với Bắc Kinh.
Hồng Kông
Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam đã đưa ra động thái nhượng bộ lớn nhất từ trước tới nay đối với phe biểu tình. Hồi đầu tuần này, bà tuyên bố rằng khai tử dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Ngay sao đó, thị trường chứng khoán Hồng Kông đã phản ứng tích cực với đà tăng mạnh nhất kể từ năm 2011.
Ngoài chiến tranh thương mại, ông Tập còn phải đối mặt với những vấn đề gây nhức đầu gấp bội ở quê nhà - Ảnh 2.
Dẫu vậy, nhiều người biểu tình vẫn không hài lòng với tuyên bố của bà Lam, họ cho rằng mọi thứ đã "quá muộn màng". Với tình trạng nhiều cuộc biểu tình vẫn được kêu gọi thực hiện vào cuối tuần này, thì một giải pháp hợp lý nên được đưa ra vào ngày thứ Hai.
Huawei
"Gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc đã đưa ra động thái đối phó với Washington khi đưa ra một loạt cáo buộc chống lại chính phủ Mỹ. Khiếu nại của Huawei bao gồm cáo buộc Mỹ giam giữ nhân viên của họ và gây áp lực buộc các nhân viên này phải tiết lộ thông tin của công ty.
Giờ đây, Huawei phải đối mặt với rủi ro rất lớn, bộ phận bán điện thoại của họ hồi tháng trước có thể mất 10 tỷ USD vì lệnh hạn chế mua công nghệ từ Mỹ. Vị trí dẫn đầu trong cuộc đua 5G của công ty này cũng đang bị đe doạ khi Mỹ kêu gọi các đồng minh tẩy chay thiết bị của họ.
Giá thịt lợn
Dịch tả lợn châu Phi vẫn hoành hành ở Trung Quốc. Thành phố Nam Ninh bắt đầu đưa ra mức giới hạn không chỉ đối với mức giá bán thịt lợn, mà còn là số lượng mua thịt lợn của mỗi khách hàng. Bởi thịt lợn là một nguyên liệu rất phổ biến trong các bữa ăn của người Trung Quốc, nên mức giá cũng như số lượng có sẵn là một vấn đề nhạy cảm. Điều đó có thể phần nào giải thích lý do tại sao chính quyền địa phương dường như đang khiến Bắc Kinh bối rối về mức độ nghiêm trọng của nó. Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa, cuối tuần trước cho biết tình trạng này "căng thẳng hơn nhiều so với những gì chúng tôi được thông báo".
Giá nhà ở
Vấn đề nhạy cảm khác khiến ông Tập "đau đầu" là giá nhà. Một trong những vấn đề gây ra tình trạng bất ổn ở Hồng Kông là thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Điều đó khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ không có nhà để ở. Đó cũng là một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh lo ngại, khi Bộ Chính trị nước này cho biết rằng Trung Quốc sẽ không nới lỏng sự kiểm soát đối với thị trường bất động sản, thậm chí khi nền kinh tế giảm tốc.
Ngoài chiến tranh thương mại, ông Tập còn phải đối mặt với những vấn đề gây nhức đầu gấp bội ở quê nhà - Ảnh 3.
Để hiểu được những rủi ro có thể xảy ra, hãy nhìn vào thành phố hạng 2 Hạ Môn. Giá nhà ở đây đã tăng hơn gấp 3 lần trong thập kỷ qua. Một căn hộ rộng hơn 1000m2 ở Hạ Môn hiện có giá tương đương với giá nhà ở London, dù mức lương trung bình ở địa phương chỉ bằng 1/4 so với thủ đô của Anh.
Hương Giang / Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt Nam ‘dùng mạng xã hội nhiều hơn cả Trung Quốc’



Khảo sát mới cho thấy thời gian dùng mạng xã hội tăng trung bình gần 60% trong bảy năm qua.
Khoảng 30% người dùng tuổi từ 16 đến 24 đã nói về một số hình thức theo dõi màn hình trong khảo sát của GlobalWebIndex - cao nhất trong các nhóm tuổi.
Khảo sát mới cho thấy thời gian dùng mạng xã hội tăng trung bình gần 60% trong bảy năm qua.
Công ty GlobalWebIndex có trụ sở tại London phân tích dữ liệu từ 45 thị trường internet lớn nhất thế giới và ước tính thời gian mỗi người dành cho các trang hoặc ứng dụng mạng xã hội tăng từ khoảng 90 phút mỗi ngày năm 2012 lên 143 phút trong ba tháng đầu năm 2019.
Có sự thay đổi lớn về việc sử dụng ở mức độ khu vực và quốc gia: Mỹ Latinh, nơi có số người sử dụng mạng xã hội lớn nhất, thời gian truy cập hàng ngày trung bình 212 phút.
Mức trung bình khu vực thấp nhất thuộc về Nam Mỹ (116 phút).
Người dân Philippines dùng mạng xã hội nhiều nhất: 241 phút mỗi ngày, trong khi ở Nhật Bản chỉ là 45 phút.
Sự sụt giảm
Nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên, khảo sát khoảng 1,8 triệu người cũng tiết lộ rằng thời gian sử dụng điện thoại không thay đổi hoặc giảm ở gần một nửa số quốc gia khảo sát (20).
GlobalWebIndex nói rằng dữ liệu cho thấy "nhiều người sử dụng internet đang có nhận thức tốt hơn về thời gian họ sử dụng điện thoại."
"Người dùng internet hiện đang dùng hơn sáu giờ lên mạng mỗi ngày, và một phần ba thời gian đó là cho mạng xã hội," Chase Buckle từ GlobalWebIndex nói với BBC.
"Lượng thời gian hàng ngày chúng ta dùng mạng xã hội là một trong những chỉ dấu rõ ràng nhất về sự hiện diện của nó, và sự phát triển của các công cụ phúc lợi kỹ thuật số trên điện thoại thông minh chỉ làm tăng sự rõ ràng về sự hiện diện này," Buckle cho biết thêm.
Trong số các quốc gia được khảo sát, Thái Lan có sự sụt giảm lớn nhất trong việc sử dụng mạng xã hội hàng ngày: thời gian trung bình giảm từ 194 phút xuống 171 phút trong năm 2018 và 2019.
Ở Việt Nam, thời gian dùng mạng xã hội hàng ngày giảm 10 phút so với năm ngoái, từ 2 giờ 33 phút trong năm 2018 xuống 2 giờ 23 phút năm 2019.
mạng hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Smartphone và Facebook đã trở thành khái niệm quen thuộc với giới trẻ Việt Nam
Indonesia, Bỉ, Ghana và Hoa Kỳ cũng cho thấy sự giảm mạnh.
Siêu ứng dụng
Trung bình người Trung Quốc dùng mạng xã hội 139 phút mỗi ngày, nhiều hơn 19 phút so với năm 2018.
Mức sử dụng hàng ngày tăng 14 phút ở Saudi Arabia và 13 phút ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Ở châu Á, bối cảnh mạng xã hội khá độc đáo. 'Siêu ứng dụng' - ứng dụng mạng xã hội vượt xa vai trò của nền tảng mạng xã hội theo nghĩa phương Tây - đang phổ biến. Nó cho phép người dùng không chỉ kết nối với nhau, mà còn làm bất cứ thứ gì từ thanh toán hóa đơn tiện ích, đặt nhà hàng, gọi taxi và thanh toán các sản phẩm trong cửa hàng," Chase Buckle giải thích.
"Ở Trung Quốc, WeChat thống trị mạng xã hội, và ngày càng nhiều hoạt động đang chuyển dần sang ứng dụng, khiến người dùng ngày càng có nhiều lý do sử dụng mạng xã hội để điều hướng cuộc sống hàng ngày của họ."
Số liệu thống kê dân số
Việc tăng thời gian dùng mạng xã hội dường như được củng cố bằng việc sử dụng của những người từ 16 đến 24 tuổi.
The most "social" countries
Average daily minutes spent online
RankingCountryMinutes (2019)Minutes (2018)
1Philippines241248
2Brazil225219
3Colombia216214
4Nigeria216206
5Argentina207197
6Indonesia195203
7UAE191180
8Mexico190194
9South Africa190178
10Egypt186185
12Saudi Arabia186172
13Turkey185172
18Russia148141
19India145148
22China139120
25US117125
Source: GlobalWebIndex, 2019
Họ là những người dành thời gian online nhiều nhất mỗi ngày - GlobalWebIndex đếm thời gian dùng mạng xã hội hàng ngày của họ chỉ dưới 180 phút vào năm 2018.
Dân số càng trẻ, thời gian sử dụng nói chung của quốc gia sẽ càng cao, đó là lý do tại sao các quốc gia thị trường mới nổi dẫn đầu bảng xếp hạng "thời gian online"
"Người dùng trẻ tuổi vẫn nằm trong số những người sử dụng nhiều nhất so với các nhóm tuổi khác. Thực tế là họ sẽ vẫn là những người bận rộn nhất," Buckle tin là như vậy.
Hạnh phúc
Các chuyên gia cảnh báo rằng thời gian sử dụng điện thoại nhiều hơn liên quan đến một loạt vấn đề về sức khỏe thần kinh.
Two Arab women looking at their mobile phones hình ảnhGETTY IMAGES
Thời gian dùng MXH tăng ở phần lớn các quốc gia được khảo sát
"Nghiên cứu chỉ ra rằng những người dùng mạng xã hội nhiều hơn thì ít hạnh phúc hơn," Ashley Williams, trợ lý giáo sư tại Harvard Business School nói.
"Sử dụng công nghệ quá mức có thể gây vấn đề. Trong các trưởng hợp cực đoan, nó liên quan đến trầm cảm, tai nạn và thậm chí tử vong."
Những rủi ro tiềm ẩn dường như đã gây ra các thay đổi về hành vi, mặc dù: các ứng dụng "digital well-being", giới hạn hoặc theo dõi thời gian sử dụng điện thoại, đang gia tăng.
Screen showing loads of emoticons
Nghiên cứu của GlobalWebIndex cho thấy những người sử dụng mạng xã hội "nhiều" thường sử dụng các công cụ đó - bao gồm cả số liệu thống kê nhân khẩu của người trẻ.
"Họ là người am hiểu kỹ thuật số, nhưng nó cũng cho phép họ dễ dàng điều chỉnh thời gian trên màn hình kỹ thuật số hơn. Hơn hai phần ba trong số những người từ 16 đến 24 tuổi thừa nhận rằng họ liên tục online và hơn một phần ba cũng nói rằng công nghệ khiến cuộc sống phức tạp hơn. Rõ ràng, vẫn có sự nhận thức sâu sắc về tác động của công nghệ đối với cuộc sống của họ ", Buckley lưu ý.
Gen Z youngsters checking phones hình ảnhGETTY IMAGES
Những người trong độ tuổi 16-24 dùng MXH nhiều nhất trên thế giới
Khoảng 30% người dùng tuổi từ 16 đến 24 đã nói về một số hình thức theo dõi màn hình trong khảo sát của GlobalWebIndex - cao nhất trong các nhóm tuổi.
BBC



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

RÚNG ĐỘNG VỤ DOANH NHÂN NGA BỊ Ý BẮT THEO YÊU CẦU CỦA MỸ - MỘT PHIÊN BẢN MẠCH VÃN CHU CỦA NGA




Vụ bắt giữ doanh nhân Alexander Korshunov, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh của Công ty chế tạo động cơ UEC (United Engine Corporation) của Nga tại sân bay ở Naples, Italy, sau khi chính phủ Mỹ ban hành lệnh bắt giữ có những tình tiết như vụ bắt giữ doanh nhân Mạch Vãn Chu của Huawei đang làm rúng động dư luận thế giới.
Theo FoxNews, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã cáo buộc Alexander Korshunov nằm trong nhóm đồng phạm đánh cắp bí mật công nghệ chế tạo máy bay của Mỹ.
Công ty chế tạo động cơ UEC chuyên sản xuất động cơ máy bay dân dụng và quân sự, là công ty con của Tập đoàn công nghệ Rustec thuộc sở hữu nhà nước Nga.
Nước Nga mặc dầu may mắn ban đầu trong những năm 1989 là xóa bỏ được CNXH nhưng sau đó không phát triển mạnh mẽ được như các nước Đông Âu mà bị Putin “điều hướng” quay dần về độc tài và phi thị trường, cũng có thể xem là một phiên bản “nửa xã hội chủ nghĩa” và luôn duy trì tình trạng đối đầu với Mỹ như thời Liên Xô.
Trong thời gian gần đây Nga vào hùa với Trung quốc trong nhiều vấn đề quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông và lén lút đi đêm với Venezuela, Bắc Hàn, Cuba... khiến cho quan hệ Mỹ - Nga ngày càng xa dần.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét
Ảnh: Putin lên tiếng sau vụ bắt giữ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

XOAY TRỤC SANG MỸ LÀ HƯỚNG ĐI TẤT YẾU KHÔNG THỂ KHÁC CỦA VIỆT NAM





Sự kiện công ty dầu khí Mỹ Exxon Mobil rút khỏi Biển Đông rồi một vài facebook lo âu lên tiếng thở than khiến nhiều người hỏi tôi chiến lược xoay trục của Việt Nam thế nào.
Xoay trục qua Mỹ giờ đây đã trở thành một hướng đi mặc định không thể thay đổi của Việt Nam rồi, cho dù có những này khác xảy ra.
Lịch trình thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn sẽ là song song với kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong tháng 10.
Có nhiều người băn khoăn chuyện xoay trục là không khả thi vì 2 nước có chế độ chính trị khác nhau.
Thật ra đó không phải là trở ngại chính bởi vì nhận thức của con người không bao giờ đứng yên một chỗ.
Khi đi lên CNXH bị hụt hơi thì phải quay trở lại thời kỳ phát triển tư bản chừng vài trăm năm rồi đi lại lần 2 cũng đâu có gì muộn! Cỡ chừng năm 2500 hoặc thậm chí năm 3000 Việt Nam có thể đi lên CNXH cũng được mà.
Bây giờ mới 2019 thì phải quay lại tư bản thôi.
Nhưng chuyện đó từ từ tính sau, trước hết là thân với Mỹ để anh bạn vàng không còn hiếp đáp đã.
Chính sách không chơi với ai là khi không bị ai chèn ép, còn khi bị chèn ép thì phải tìm ai đó có khả năng bảo vệ mà chơi.
Mỹ chưa bao giờ cướp của ai mà họ cần thì mua bán sòng phẳng. Còn Trung quốc chưa bao giờ mua bán sòng phẳng mà cần thì họ cướp.
Cho nên chính sách xoay trục thân Mỹ là không thể đảo ngược.

Phần nhận xét hiển thị trên trang