Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Robert Mugabe, từ anh hùng thành nhà lãnh đạo độc tài


Robert MugabeBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Ông Robert Mugabe, biểu tượng cho Zimbabwe độc lập nhưng về sau trở thành nhà lãnh đạo độc tài, vừa qua đời ở tuổi 95.
Ông Mugabe đã được điều trị tại một bệnh viện ở Singapore kể từ tháng Tư.
Ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự hồi 2017, sau 37 năm nắm quyền.
Vị cựu tổng thống từng được ca ngợi vì đã mở rộng dịch vụ y tế, giáo dục ra cho người da đen chiếm đa số.
Tuy nhiên, trong những năm về sau, Zimbabwe đã đàn áp một cách đầy bạo lực các đối thủ chính trị của ông, và nền kinh tế đất nước rơi vào cảnh tàn lụi.
Người lên thay thế ông, Emmerson Mnangagwa, bày tỏ rằng ông "vô cùng đau buồn" và gọi ông Mugabe là "một biểu tượng của tự do".
Mugabe là ai?
Ông Mnangagwa làm phó cho ông Mugabe trước khi lên thay ông.
Bộ Ngoại giao Singapore nói họ đã làm việc với Tòa Đại sứ Zimbabwe tại nước này để đưa di hài ông Mugabe về nước.

Robert Mugabe là ai?

Ông sinh ngày 21/2/1924 tại Rhodesia - nơi khi đó còn là thuộc địa của Anh, do người da trắng chiếm thiểu số cai trị.
Sau khi chỉ trích chính quyền Rhodesia hồi 1964, ông bị bỏ tù suốt hơn một thập niên mà không được đưa ra xét xử.
Năm 1973, khi vẫn còn trong tù, ông được bầu làm chủ tịch đảng Zanu do ông sáng lập.
Robert Mugabe, wearing a bright red scarf and sunglasses, raises a fistBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Mugabe đã cai trị Zimbabwe trong 37 năm
Khi được ra tù, ông tới Mozambique, và từ nơi đó lãnh đạo du kích quân tấn công vào Rhodesia. Ông cũng được coi là một nhà thương thuyết khéo léo.
Các thỏa thuận chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng cuối cùng đã dẫn đến việc ra đời của một quốc gia mới, độc lâp: Cộng hòa Zimbabwe.
Là một gương mặt nổi trội trong phong trào đòi độc lập, ông Mugabe giành được chiến thắng đầy thuyết phục trong kỳ bầu cử đầu tiên của nước cộng hòa này, hồi 1980.
Nhưng qua nhiều thập niên nắm quyền, ông Mugabe dần trở nên khét tiếng là một nhà lãnh đạo "cứng rắn", nắm toàn bộ quyền lực, cai trị bằng sự đe dọa và bạo lực. Ngày càng có nhiều người gọi ông là kẻ độc tài.
A younger Robert Mugabe is seen in this black and white photoBản quyền hình ảnhFAIRFAX / GETTY IMAGES
Image captionÔng Robert Mugabe hồi năm 1981
"Qua đời ở một nơi xa xôi, chết trong cay đắng, cô đơn và nhục nhã, đó là một cái kết ê chề cho ông," phóng viên BBC chuyên về vùng Nam Phi, Andrew Harding, nhận xét.
"Robert Mugabe từng là hiện thân cho cuộc đấu tranh của châu Phi chống lại chủ nghĩa thuộc địa.
"Ông là một chính trị gia quả cảm, bị cầm tù vì dám chống lại sự cai trị của người da trắng thiểu số.
"Đất nước mà ông dẫn dắt đến độc lập là một trong những quốc gia nhiều triển vọng nhất ở châu Phi. Zimbabwe trong nhiều năm đã phát triển tốt.
"Tuy nhiên, khi nền kinh tế đổ vỡ, ông Mugabe đã mất tinh thần. Ông áp dụng chương trình cải cách ruộng đất vô cùng tai hại. Zimbabwe nhanh chóng rơi vào siêu lạm phát, bị cô lập, và lâm vào cảnh hỗn loạn chính trị," phóng viên BBC nói.
Zimbabwe President Robert Mugabe (L) and his wife Grace (R) greet supporters at a national Heroes Day rally in Harare, August 11, 2014Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionSự sụp đổ của ông Mugabe diễn ra sau khi có nghi ngờ rằng bà Grace vợ ông có thể lên kế vị ông
Năm 2000, ông tịch thu đất đai của các chủ sở hữu người da trắng.
Năm 2008, ông dùng dân quân sử dụng bạo lực để bịt miệng các đối thủ chính trị trong kỳ bầu cử.
Ông từng có tuyên bố nổi tiếng rằng chỉ có Chúa Trời mới có thể đẩy ông ra khỏi nhiệm sở.
Ông bị buộc phải chia sẻ quyền lực vào năm 2009, khi kinh tế sụp đổ, và phải đưa đối thủ Morgan Tsvangirai lên làm thủ tướng.
Nhưng năm 2017, giữa lúc có những lo ngại rằng ông đang đầu tư để vợ ông bà Grace, trở thành người kế vị, quân đội vốn là đồng minh lâu năm của ông đã quay lưng, chống lại ông và buộc ông phải từ chức.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm 1945: Liên Xô không ưa Pháp nhưng để Pháp quay lại VN


2 tháng 9 2019 Một trong những vấn đề của lịch sử Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là không một đại cường nào thuộc phe Đồng Minh thắng trận công nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Trước đó, chính phủ Đế quốc Việt Nam với thủ tướng là Trần Trọng Kim năm 1945 cũng không được Đồng Minh công nhận. Các nước lớn khi đó tập trung vào việc làm gì với Pháp và quyết tâm phục hồi chủ quyền của Paris ở cựu thuộc địa Đông Dương.

Stalin và Truman ở Potsdam 7-8/1945. Tại hội nghị này, các đại cường thắng trận trong Thế Chiến 2 đã quyết định số phận của nhiều dân tộc nhỏ.
Moscow, Washington, London đã coi vấn đề của các lực lượng bản địa ở châu Á nói chung, và Việt Minh nói riêng, là thứ yếu so với chính sách lớn hơn của họ.
Không ưa Pháp nhưng vẫn ủng hộ Pháp

Tư liệu từ hội đàm tại Tehran, trong hội nghị ba đại cường Mỹ, Anh, Liên Xô 28/11/1943 cho thấy Moscow và Washington đã khá đồng quan điểm ban đầu về Pháp trong và sau chiến tranh.

Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt không muốn Pháp quay lại chiếm Đông Dương, còn Stalin thì nói thẳng ra là quân Đồng Minh không nên đổ máu ở chiến trường đó.

Vào thời điểm diễn ra Hội nghị Tehran năm 1943, Đông Dương vẫn nằm trong tay đế quốc Nhật.

Hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ thậm chí còn chia sẻ cách nhìn coi thường người Pháp.

Trong tài liệu có nội dung nêu trên do Thomas G. Paterson và Dennis Merrill biên tập và ấn hành năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt nhắc lại với Nguyên soái Stalin điều ông nghe được từ thủ tướng Anh, Winston Churchill.

Quan điểm của Churchill là nước Pháp sẽ nhanh chóng được tái thiết để trở thành quốc gia mạnh.

Roosevelt nói với Stalin ông không nghĩ như vậy mà cho rằng "Pháp cần nhiều năm làm việc cực nhọc để phục hồi vị trí".

"Điều cần thiết, cho cả người dân, và chính phủ Pháp, là trở thành các công dân trung thực."

Tranh ảnh Liên Xô. Stalin và các đại diện nhân dân Trung Á

"Nguyên soái Stalin đồng ý và còn nói thêm rằng ông không hề đề nghị để quân Đồng Minh phải đổ máu nhằm phục hồi Đông Dương cho chế độ thực dân cũ là Pháp", tài liệu trích thuật lại lời nhà lãnh đạo Liên Xô.

"Stalin cũng nói điều quan trọng là không chỉ đánh quân Nhật về quân sự, mà cần chống lại Nhật về chính trị, do Nhật đã trao độc lập, tuy chỉ là hình thức thôi, cho một số vùng thuộc địa. Ông nhắc lại rằng Pháp không thể được cho phép giành lại Đông Dương, và người Pháp phải trả giá cho sự hợp tác tội phạm (criminal collaboration) với Đức."

"Tổng thống Roosevelt nói ông đồng ý 100% với Nguyên soái Stalin và nêu ý kiến rằng sau 100 năm Pháp chiếm Đông Dương, người dân ở đó có cuộc sống tệ hơn trước."

Thế nhưng Moscow và Washington đã dần thay đổi quan điểm về Đông Dương.

Trước khi phát-xít Đức đầu hàng quân Đồng Minh ở châu Âu và trước lúc Nhật Bản thua trận, vào tháng 4/1945, Roosevelt qua đời.

Tổng thống kế nhiệm, Harry Truman lên cầm quyền và thay mặt Hoa Kỳ dự hội nghị Potsdam đề bàn về tình hình thế giới hậu chiến, gồm cả vùng Đông Á.

Chính phủ Pháp tự do của tướng Charles de Gaulle đã vận động ráo riết để Hoa Kỳ hỗ trợ nhằm giành lại các thuộc địa.

Dù không được dự hội nghị Potsdam, Pháp vẫn đề nghị để quân của họ giải giáp quân Nhật ở Đông Dương nhưng bị từ chối.

Các đại cường để quân Anh vào Việt Nam giải pháp quân Nhật ở dưới vĩ tuyến 16, và nhiệm vụ tương tự phía Bắc giao cho Trung Hoa Dân quốc (Đồng Minh chống Nhật).

Theo sử gia David Marr, sự hiện diện của chính quyền Việt Minh năm 1945 tại Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo đặt ra một vấn đề khó khăn cho các đại cường.

Vào tháng 4/1945, Hoa Kỳ đề nghị để lập chế độ ủy trị (trusteeship) với Việt Nam nhưng bị Pháp kịch liệt phản đối.

Mỹ có thái độ không hoàn toàn rõ ràng và để Anh giúp Pháp quay lại Đông Dương.

Anh đã chuyển quân trang quân dụng trên đường từ Ấn Độ về châu Âu cho Pháp để tướng Leclerc chuẩn bị quay lại Sài Gòn.

Liên Xô có vai trò rõ ràng ở hơn Triều Tiên vì nhận nhiệm vụ giải pháp quân đội Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 38.

Với Stalin, châu Á là Đông Bắc Á, Trung Á và Mông Cổ, còn tại Đông Dương, Moscow không thấy có quyền lợi gì để công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.

Một hình tiền năm 1953 với hình cựu hoàng Bảo Đại. Chính phủ Đế quốc VN với thủ tướng là Trần Trọng Kim năm 1945 cũng không được các đại cường thắng trận công nhận

Trong cuốn 'Vietnam: State, War, and Revolution (1945-1946)', David Marr viết rằng Stephane Solovieff, đại diện của Liên Xô ở Hà Nội đã gặp Hồ Chí Minh và biết ông Hồ là một 'đồng chí cộng sản'.

Nhưng ông Solovieff, người thạo cả tiếng Anh, Pháp, và Nhật, muốn giữ quan hệ trung dung, tốt đẹp với tất cả các bên: Nhật, Hoa, Việt Nam và Pháp.

Vẫn theo David Marr, ông Solovieff nói với thiếu tá OSS của Hoa Kỳ Archimedes Patti, người từng tuyển ông Hồ Chí Minh cho công tác tình báo theo dõi quân Nhật ở Đông Dương, rằng nước Nga Xô Viết "cần thời gian để phục hồi, tái thiết trước khi xác định vị thế ở Đông Nam Á".

Người Liên Xô này còn nói rằng theo ông "Người Pháp rất cần có mặt để dẫn đạo giúp cho người Việt Nam đi đến chỗ có khả năng tự chủ (self-government)".
Không chỉ như vậy, từ đầu năm 1946, Solovieff cộng tác chặt chẽ với cao ủy Pháp, Jean Sainteny, người đã giúp ông ta đi tàu thuỷ về Paris.

Theo bài của Merle Pribbenoff được Trung tâm Wilson lưu trữ thì Liên Xô cũng không trợ giúp Việt Minh chút gì về an ninh, tình báo dù có cử an ninh sang.

Các tài liệu của Anh cho hay khi quân Anh vào Sài Gòn, họ bắt được một người Liên Xô hoạt động tình báo tại đó.

Theo Pribbenoff, điều trớ trêu là các nhân vật chủ chốt của an ninh tình báo Việt Minh như Trần Hiệu, Lê Giản đều "học nghề" từ tình báo Mỹ và một đại tá Nhật đi theo Việt Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp điều đình năm 1946 nhưng không thành

Có vẻ như những gì Solovieff nói và làm không chệch ra khỏi đường lối chung của Moscow khi đó, đặt các vấn đề châu Âu lên cao hơn Đông Dương.

Tháng 12/1944, Moscow đã ký với phe kháng chiến Pháp một hiệp ước, tương tự với Anh, coi Pháp có vị thế "đồng minh của Liên Xô cùng chống Đức phát-xít".

Có giá trị 20 năm, hiệp ước này nhằm xóa bỏ mọi đe dọa từ Đức, thỏa thuận các vấn hậu chiến ở châu Âu, liên quan nhiều đến Đức, biên giới Tây Âu ở Bỉ, Hà Lan...

Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự ủng hộ không có gì của Liên Xô cho chính thể VNDCCH có lý do cá nhân, rằng với họ, với ông Hồ chưa 'đủ chất cộng sản'.

Tuy nhiên, ý kiến này có vẻ không đúng nếu ta nhìn vào sự thiếu vắng ủng hộ của Liên Xô dành cho một quốc gia lớn hơn Việt Nam là Indonesia.

Theo Guy Faulker viết trên Foreign Affairs (The Soviet Challenge in Indonesia), sau khi người Indonesia tuyên bố độc lập khỏi Hà Lan (17/08/1945), Moscow chỉ ủng hộ họ tại Liên Hiệp Quốc trên nguyên tắc "chống chủ nghĩa đế quốc".

Trên thực tế, Moscow quan tâm nhiều hơn về quan hệ với Hà Lan ở châu Âu, và không công nhận chính phủ Sukarno ở Jakarta, dù ông Sukarno nhiều lần kêu gọi.

Báo chí Liên Xô còn phê phán tổng thống Sukarno là "tư sản' và đặt hy vọng và cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 9/1948 (sự kiện Madiun - 'Cộng hòa Xô Viết Indonesia') của đảng cộng sản địa phương.

Rút cục, Liên Xô không giúp cho cả Đảng Cộng sản Indonesia lẫn chính phủ Sukarno.

Sự công nhận Indonesia chỉ đến đầu năm 1950, sau khi Indonesia đã ký thỏa thuận chuyển chủ quyền từ Hà Lan cuối 1949.

Điều lạ là Liên Xô công nhận chính quyền Indonesia theo yêu cầu của Hà Lan và sau cả Mỹ và Anh.

Muốn theo Liên Xô nhưng chỉ thấy Pháp và Trung Quốc

Nếu như Liên Xô không muốn dính vào Đông Dương về mặt nhà nước, việc riêng với Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh lại được Moscow 'giao' cho Đảng Cộng sản Pháp quyết định.

Vấn đề là sau chiến tranh, Đảng Cộng sản Pháp tham gia liên minh cầm quyền và không hề mặn mà gì trong việc giúp ông Hồ Chí Minh giành lại độc lập toàn bộ.

Ước vọng của tướng Charles de Gaulle muốn giành lại các thuộc địa được cử tri Pháp rất ủng hộ và vẫn là động lực của các chính phủ Pháp kế nhiệm kể cả sau khi Charles de Gaulle từ chức tháng 1/1946.

Điều này khiến chủ tịch VNDCCH sau chuyến sang Pháp năm 1946 trở về thấy thất vọng về quan hệ cũ của ông với các 'đồng chí cộng sản Pháp', theo David Marr.

Một lối đi nữa cho chính quyền VNCDCH là kêu gọi lên Liên Hiệp Quốc.

Sau khi quân Anh vào Sài Gòn cuối 1945, sang tháng 1/1946, Hồ Chí Minh gửi thư cho Henri Spaak, chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đề nghị đưa vấn đề Việt Nam vào nghị trình bàn thảo, nhưng không nhận được trả lời.

Điều dễ hiểu là các cường quốc châu Âu đã ngồi trong Hội đồng Bảo an như Liên Xô, Pháp chống lại mọi cố gắng được công nhận của người Việt Nam.

Mỹ và Anh cũng có mặt trong Hội đồng Bảo an thì nghiêng về phía Paris.

Những khó khăn của chính phủ VNDCDH diễn ra trong bối cảnh dù không được Moscow ủng hộ, báo chí của Việt Minh tiếp tục ca ngợi Liên Xô và Stalin.

Một số tờ báo Việt Minh, kể cả ở các tỉnh, có bài ca ngợi xã hội Liên Xô và các tấm gương anh hùng Xô Viết.

Sang mùa hè 1946, cây bút của Đảng, ông Trần Huy Liệu bắt đầu có loại bài phân biệt rõ Liên Xô và Hoa Kỳ, "với đường lối để VNDCCH cùng nhịp với Liên Xô", theo David Marr.

Cùng lúc, báo của phe dân tộc chủ nghĩa Việt Nam thì có các bài gọi Stalin là độc tài đỏ.

Mao Trạch Đông đón Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh

Mầm mống của cuộc đấu tranh ý thức hệ Quốc - Cộng đã bắt đầu từ đó giữa người Việt với nhau cho dù các đại cường chưa chú ý đến Việt Nam.

Vấn đề của VNDCCH với Liên Xô xem ra còn tiếp tục kể cả sau khi lực lượng Việt Nam đã lớn mạnh và được Moscow công nhận đầu 1950, theo Pribbenoff.

Stalin đã giao phó việc trợ giúp Hồ Chí Minh cho Mao Trạch Đông còn Liên Xô vẫn giữ khoảng cách với VNDCCH.

Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt trong "chỉnh huấn, chỉnh quân" để biến Việt Minh thành hệ thống chính trị Maoist, với nhiều di sản thể chế ở Việt Nam.

Tóm lại, sau 02/09/1945, ước vọng độc lập của người Việt Nam không được đặt vào nghị trình gì hết của các đại cường thắng trận, kể cả Liên Xô.

Những sợi dây ý thức hệ của Việt Minh với Đảng Cộng sản Liên Xô và Pháp không tác động được được tới tính toán quyền lợi lớn hơn của các đại cường châu Âu.

Những bài học này có thể vẫn còn ý nghĩa khi ta nhìn vào các diễn biến địa chính trị gần đây nhất, trong quan hệ Việt Nam với Nga, EU và Trung Quốc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giờ đền tội của bọn vô lại

FB nhà thơ Bùi Chí Vinh  3-9-2019 - 
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Hai thằng chó chết gặm hàng triệu đô la
Cũng hai thằng đó từng nhát ma nhân dân liên tục
Chúng dọa đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hóa” là tiền đồ chết chắc
Chúng đòi đưa mạng xã hội vào xà lim vì truyền bá nhân quyền
Hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (trái) và 
Trương Minh Tuấn, nhận hàng triệu đô la tiền hối lộ.
Xin nói trước là hai thằng này không hề có triệu chứng giả điên
Chúng là sản phẩm “made in China” tay sai Tàu cộng
Chỉ có tay sai China mới dám siết cổ con Rồng cháu Tiên vô thòng lọng
Chỉ có tay sai China mới bóp nghẹt tự do tư tưởng loài người

Hai thằng hiện nguyên hình nhờ câu tục ngữ “ăn không được thì phá cho hôi”
Bọn thu hoạch ít hơn moi ruột thằng bội thực
Chủ nghĩa gì tụi bay khi trong bụng toàn là cứt
Cứt sặc mùi đô la trong một thể chế bạo tàn


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Bắn tụi bay ư? Sao bắn hết quan tham
Tao dành những băng đạn để xả vào giặc Tàu xâm lược
Tụi bay và những thằng quan ăn đất Thủ Thiêm, uống lộc Đồng Tâm chỉ là đám liếm gót giày bán nước
Chưa xứng đáng để tao “hạ thủ bất hoàn”

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Trải qua 44 năm bể dâu để biết đá biết vàng
Nhân dân hết còn ngây thơ mà trưởng thành như Phù Đổng
Trong “Trại Súc Vật” chất người luôn hằng sống
Nhân quả rồi đây sẽ oán trả ân đền

Khi “Chuông Gọi Hồn Ai” đã vạch mặt chỉ tên…

3-9-2019

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Chính sách hình sự đặc biệt' trong vụ án AVG có vi phạm pháp luật?


05/09/2019 - Luật sư Nguyễn Văn Đài nói trên kênh BHD rằng việc Bộ Công an áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” là vi phạm pháp luật Việt Nam: “Việc họ dùng “chính sách hình sự đặc biệt” ở đây là nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật. Tôi nghĩ rằng đây là kết quả của một sự ‘vận động’ rất lớn. “Việc áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” cho ông Phạm Nhật Vũ và 11 bị can khác trong đại án này là vi phạm hiến pháp và pháp luật.”Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại họp báo ngày 4/9/2019. Hôm 4/9, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, tân Thứ trưởng Bộ Công an, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an nói rằng Bộ Công an kiến nghị áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” với những bị can tích cực hợp tác, thành khẩn khai báo để làm rõ sai phạm trong vụ MobiFone mua AVG. Trang VNexpress trích lời ông Ngọc cho biết chính sách hình sự đặc biệt được đề nghị áp dụng cho một số đối tượng khai báo thành khẩn, khắc phục hậu quả tốt.

“Đây là chính sách ưu việt mà chúng tôi kiến nghị áp dụng đối với những người khai báo thành khẩn”, ông Ngọc nói và khẳng định Bộ Công an đã điều tra toàn diện vụ án, kết quả đến đâu kết luận đến đó.

Truyền thông Việt Nam trích kết luận điều tra cho biết trong 12 bị can được đề nghị cho áp dụng chính sách hình sự đặc biệt có chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà ... song không có cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn

Ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu đôla từ Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ, em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong thương vụ chỉ đạo để MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 7.000 tỷ đồng.

Được hỏi về thuật ngữ “chính sách hình sự đặc biệt," luật sư Nguyễn Văn Đài nói qua bao năm trong nghề ông chưa hề nghe nói chính sách này và nhấn mạnh rằng đây là một cách thức để “giúp” bị can thoát án tử hình.

Sau này chính quyền có lý do nói rằng những người này đã thành khẩn khai báo, có khắc phục hậu quả thì họ có thể miễn hình phạt tử hình mà chỉ còn tù chung thân.
Luật sư Nguyễn Văn Đài

“Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, nếu người nào hối lộ từ 1 tỷ đồng VN trở lên thì sẽ đối diện với hình phạt cao nhất là tử hình. Nay truyền thông loan tin như thế thì sau này chính quyền có lý do rằng những người này đã thành khẩn khai báo, có khắc phục hậu quả thì họ có thể miễn hình phạt tử hình mà chỉ còn tù chung thân.

“Đây là một trong những cách mà những người cộng sản thường áp dụng cho các quan chức cao cấp của họ.”

Hôm 5/9, báo Tiền Phong dẫn lời thẩm phán Trương Việt Toàn, thuộc Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội, khẳng định rằng luật hình sự nước Việt Nam không có khái niệm “chính sách hình sự đặc biệt.”

Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, tòa án xét xử chỉ tuân theo pháp luật và pháp luật, hoàn toàn không có chính sách đặc biệt như cơ quan điều tra đề nghị trong kết luận. Khi xét xử, nếu bị cáo có tội, tòa án sẽ chỉ căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định cụ thể trong luật để ra hình phạt.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói trên kênh BHD rằng việc Bộ Công an áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” là vi phạm pháp luật Việt Nam:

“Việc họ dùng “chính sách hình sự đặc biệt” ở đây là nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật. Tôi nghĩ rằng đây là kết quả của một sự ‘vận động’ rất lớn.

“Việc áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” cho ông Phạm Nhật Vũ và 11 bị can khác trong đại án này là vi phạm hiến pháp và pháp luật.”

Trong một vụ án tham nhũng khác, hôm 4/9, Bộ Công an Việt Nam cáo buộc rằng hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã có hành vi vi phạm sử dụng tài sản Nhà nước, vi phạm các quy định về quản lý đất đai, giúp Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ Nhôm, thâu tóm nhà đất công sản, gây thiệt hại gần 20.000 tỷ đồng, theo báo Dân Trí.

Truyền thông trong nước cho biết ông Trần Văn Minh, cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, được xác định là người chủ mưu, cầm đầu, bị đề nghị truy tố 2 tội danh “vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “vi phạm các quy định về quản lý đất đai.”

Cựu Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Văn Hữu Chiến cũng bị đề nghị truy tố cả 2 tội danh nêu trên.

Giải trình tại phiên họp toàn thể của UB Tư pháp ngày 4/9, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí được trang VietnamNet trích lời nói việc điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn gặp khó khăn: “Điều tra đồng chí, đồng nghiệp rất khó khăn.”

“Ngay từ đoạn đầu đã khó khăn, riêng chuyện "mời" mấy ông bộ trưởng, TƯ vào trong trại giam cũng là một cuộc đấu tranh.

“Nhiều người nói với tôi là đừng bắt, nhưng không bắt không làm được, trong khi Đảng hỏi tại sao không làm,” Viện trưởng nhấn mạnh.

https://www.voatiengviet.com/a/ap-dung-chinh-sach-hinh-su-dac-biet-trong-vu-avg-co-vi-pham-phap-luat/5071239.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trận chiến quyết định Trung-Mỹ nằm tại Đài Loan


BM  
Ngày 3/9, trong video phát trực tiếp, ông Quách Văn Quý đã gây bùng nổ thông tin với nhận định sắp nổ ra Thế chiến thứ Ba, Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC) chuẩn bị kế hoạch thu phục Hồng Kông và Đài Loan, hiện nay nội bộ ĐCSTC đã phổ biến thông tin chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Còn phía Mỹ đang tập trung các lực lượng quân sự gồm cả lục quân, hải quân và không quân.

BM
Quách Văn Quý người Trung cộng lưu vong tại Mỹ. 
   
Theo chia sẻ trực tiếp qua video của ông Quách Văn Quý, hôm 1/9 ông Quách và cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng Bannon cùng chia sẻ thông tin được công luận đặc biệt chú ý: ĐCSTC đã bí mật xây dựng “chiến lược đôi bên cùng có lợi”, nhân sự kiện Hồng Kông thực hiện thu hồi Đài Loan trong 24 tiếng. Quân đội ĐCSTC đã tập hợp xong và chuẩn bị phát động cuộc chiến ở eo biển Đài Loan. Trong 48 giờ qua đã xảy ra những diễn biến đối với Trung cộng như sau:

·        Các cổ phiếu quân sự của Trung cộng đồng loạt lên giá tới giới hạn đỉnh cho phép.
·        Trong 48 giờ qua, lượng vàng lớn nhất của Trung cộng đã được bán ra;
·        Các ngân hàng lớn của Trung cộng đã có thông báo nội bộ, hạ thấp tỉ lệ dự trữ vàng;
·        ĐCSTC đã ban hành hướng dẫn cho 90 triệu đảng viên chuẩn bị cho chiến tranh;
·        Quan trọng nhất là tình hình kho chứa dầu chiến lược của ĐCSTC ở Phúc Kiến, Đại Liên, Hạ Môn và Chu Hải đã bước vào tình trạng sẵn sàng cho chiến tranh.

BM
  
Quách Văn Quý nhấn mạnh rằng tất cả các thông tin trên có thể tra thấy trên các trang thông tin trực tuyến tại Trung cộng Đại Lục.

Thương nhân này cũng chỉ ra việc ĐCSTC đã nhận định những người được gọi là chí sĩ dân quyền Hồng Kông đã đến Đài Loan để liên kết với giới đấu tranh vì độc lập của Đài Loan. Ông Quách nhắc nhở mọi người hãy theo dõi kênh truyền hình 7 Trung ương của ĐCSTC (CCTV7), vì đó là kênh chung của quân sự và nông nghiệp. Gần đây kênh quân sự này liên tục đưa tin về chiến lược quân sự và sức mạnh quân sự chống lại Đài Loan, liên tục phát sóng các cuộc tập trận quân sự trong quá khứ.

Ông Quách còn chế giễu rằng sau khi ông và Bannon gây bùng nổ thông tin thì công ty Bảo an của Đài Loan – Bộ Quốc phòng Đài Loan mới cho biết họ đang quan sát tình hình nhưng chưa phát hiện có động tĩnh gì từ quân đội cũng như hệ thống tên lửa của Đại Lục. Quách Văn Quý nhận định, hiện giờ ĐCSTC muốn thu phục Đài Loan chỉ cần hai căn cứ ở Tây Tạng và Quảng Tây là đủ sức, số lượng tên lửa của ĐCSTC rất nhiều và gần như sắp quá hạn sử dụng, khi tấn công Đài Loan cho dù ĐCSTC dùng mỗi mét đất một tên lửa cũng dùng không hết.

BM
  
Ông Quách cũng nhắc nhở mọi người hãy theo dõi động thái của quân đội Mỹ, châu Âu, Nga và Nhật Bản.

Theo Đài VOA Mỹ đưa tin, hôm 2/9 vừa qua Mỹ và 10 nước đồng minh đã tiến hành tập trận quân sự chung có tên là AUMX.

BM
  
Ngày 2/9, Reuters đã công bố đoạn ghi âm bài phát biểu trong hội nghị kín của bà Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), ghi âm tiết lộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết bà ta đã “phá hoại quá lớn” đối với Hồng Kông và “không thể tha thứ”, nếu có lựa chọn thì xin từ chức. Bà cho biết Bắc Kinh không có kế hoạch đưa quân đội vào Hồng Kông, cũng phủ nhận thông tin cho rằng ĐCSTC muốn bình ổn Hồng Kông trước 1/10, hiện đã sẵn sàng để tổ chức Quốc khánh quy mô nhỏ.

BM
  
Ngay khi có thông tin này, Quách Văn Quý đã thông báo cho những người bạn ở Mỹ và châu Âu rằng ĐCSTC muốn tấn công Đài Loan, nếu ĐCSTC cho điều động quân đội vào Hồng Kông thì khả năng tấn công Đài Loan là 50%, nếu không vào Hồng Kông thì khả năng là 90%. Thực tế quân của ĐCSTC cũng có bộ phận đã vào Hồng Kông với lý do “luân chuyển quân đồn trú”, nếu trong “luân chuyển” 22 năm qua mà chỉ có quân vào chứ không có quân ra thì đường phố Hồng Kông từ lâu đã đầy quân lính của ĐCSTC.

Thương nhân này nhận định rằng cách làm việc của ĐCSTC là mọi thứ muốn làm đều trái với tuyên bố, khi phát ngôn toàn lời lừa dối, phủ nhận, cố gắng che giấu những gì muốn làm.

BM
  
Quách Văn Quý chỉ ra rằng các tin tức nội bộ ĐCSTC là minh chứng rõ ràng: trong cuộc họp của ĐCSTC, hầu hết giới chức muốn thực thi thiết quân luật đối với Hồng Kông, bởi vì cần phải ngăn chặn tình hình ở Hồng Kông lan vào Đại Lục, đặc biệt từ Quảng Đông. Gần đây tại Quảng Đông, Quảng Tây và Tân Cương đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình tập thể, nguyên nhân vì trong thời đại truyền thông mạng xã hội ngày nay, rất nhiều thông tin bên ngoài đã nhanh chóng lan truyền về Đại Lục. 

BM
  
Một bộ phận quan chức khác cho rằng hiện Trung cộng không đủ khả năng chịu được cú sốc kinh tế. Cuối cùng, Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã đưa ra quyết định trong vòng 16 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ phải giải quyết vấn đề Hồng Kông, sau khi Tổng thống Mỹ tiếp theo nhậm chức thì ĐCSTC sẽ nỗ lực đạt được thỏa thuận với Mỹ. Như vậy kế hoạch hiện nay là biến thời kỳ khó khăn hơn 10 tháng trong quan hệ với phương Tây thành thời kỳ chiến lược để thôn tính Đài Loan và Hồng Kông.

Trong video, ông Quách chỉ ra rằng sau khi đưa ra quyết định ĐCSTC đã thông báo cho giới chức Hồng Kông biết. Thông tin tình báo mà ông ta nhận được từ Hồng Kông và phương Tây đã xác nhận rằng ĐCSTC sẽ thiết quân luật ở Hồng Kông. ĐCSTC cũng cho biết họ hối hận vì không mạnh tay xử lý ngay khi chiến dịch chống luật dẫn độ bắt đầu vào ngày 9/6 và 16/6. Số người biểu tình lên đến 1 triệu và 2 triệu là quá quan trọng, giúp cứu được người dân Hồng Kông và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ phương Tây.

BM

Theo các nguồn tin nội bộ, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã nhiều lần xin từ chức, vào sau ngày 9/6, sau 16/6, và sau 17/7, nhưng tất cả đều bị từ chối. Cuối cùng Bắc Kinh thẳng thắn cảnh báo rằng nếu Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức nghĩa là “có âm mưu riêng”. Dọa nạt của Bắc Kinh đã khiến bà Lâm phải khóc sụt sùi khi ở trong phòng rửa mặt.

BM
  
Quách Văn Quý nhận định, lần này mánh khóe trong các quyết sách của ĐCSTC đối với dụng quân và quyền lực đã lộ rõ 100% trước người phương Tây và người Trung cộng trên toàn thế giới: ĐCSTC không hùng mạnh cũng không có gì bí ẩn như thế giới tưởng tượng! Ngày thiết quân luật ở Hồng Kông là khởi đầu cho sự sụp đổ của ĐCSTC.

Quách Văn Quý dự đoán, sau khi thiết quân luật ở Hồng Kông thì sẽ có khoảng thời gian hòa hoãn tạm thời ở Đài Loan. ĐCSTC không muốn gặt hái được quá ít lợi ích khi lao vào cuộc chiến này, phải làm sao bắn một mũi tên trúng hai đích. ĐCSTC muốn dùng thời gian hơn một năm để thu phục hoàn toàn Hồng Kông và Đài Loan, từ đó thống trị châu Á. Đến bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 với việc hạ bệ được Tổng thống Trump thì ĐCSTC sẽ thúc đẩy những nhượng bộ với đảng Dân chủ hoặc Tổng thống mới khác để đạt được thỏa thuận, khi đó có thể từ từ thực hiện mưu đồ thống trị thế giới.

BM
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba (3/9) đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc đối với Trung cộng, yêu cầu nước này không trì hoãn tiến trình đàm phán thương mại với Mỹ, nếu không muốn có một kết cục tồi tệ hơn.

Ông nhấn mạnh rằng nếu ĐCSTC tấn công Đài Loan, chắc chắn 100% quân đội Mỹ sẽ can thiệp, nhưng có một tiền đề là người dân Đài Loan phải tham chiến trước chứ không phải đầu hàng. Vì khoảng cách sức mạnh giữa quân đội của ĐCSTC và của Mỹ là rất lớn nên cuộc chiến này sẽ là đòn kết liễu vận mệnh của chính thể độc tài này. Đây là cơ hội cuối cùng để Mỹ cứu thế giới, không tiêu diệt ĐCSTC thì tất cả thế giới tự do sẽ bị ĐCSTC tiêu diệt.



Tuyết Mai

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TƯỞNG NÓI ĐÙA, MÀ HOÀN TOÀN LÀ CHUYỆN THẬT


 

Về việc Mỹ có thể đòi Bắc Kinh trả nợ cách đây 108 năm:
TƯỞNG NÓI ĐÙA, MÀ HOÀN TOÀN LÀ CHUYỆN THẬT. TƯỞNG ĐÒI NỢ "VÔ LÝ", MÀ LẠI ĐÚNG VỀ PHÁP LÝ

Nguyễn - Chương Mt
1/ Nhà Thanh, vào năm 1911, phát hành trái phiếu để có tiền xây dựng tuyến đường sắt nối Hán Khẩu với Tứ Xuyên. Một số nước mua trái phiếu, trong đó có người Mỹ. Theo tính toán gộp vốn lẫn lời cùng một số chi phí khác (có liệt kê trong trái phiếu giao dịch), tổng số tiền mà Bắc Kinh nợ các trái chủ (chủ trái phiếu) bên Mỹ là hơn 1.000.000.000.000 tức hơn một ngàn tỷ USD!


Bloomberg cho biết Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross gặp các trái chủ và đại diện của họ để xem xét khả năng giúp các trái chủ đòi lại số tiền trên.

2/ Khi hay tin chánh phủ Mỹ có thể buộc Bắc Kinh trả nợ...cách đây hơn một thế kỷ (108 năm, từ năm 1911), nhiều người nghĩ là TT Trump cà rỡn chơi. Bởi vì nước Mỹ quá giàu, đâu cần phải đi moi nợ xa lắc xa lơ để có tiền xài.

Nhưng trước một Bắc Kinh chưa thực hùng mà đã hung, chưa thực giàu mà đã gian, ông Trump quyết cho họ Tập lãnh một bài học vỡ mặt.

3/ Bắc Kinh hiện nay, tức Trung Cộng, cho rằng món nợ kếch sù đó do nhà Thanh đi mượn, chẳng liên can gì với Trung Cộng, "vô lý", không thể buộc Trung Cộng trả nợ thay.

Ngặt cái là chính Trung Cộng đã từng chấp nhận trả nợ từ đời nhà Thanh chớ không "vô lý" gì ráo trọi!

Bà Jonna Bianco, chuyên gia thuộc Quỹ ABF - đại diện cho các chủ nhân của số trái phiếu quá hạn trên, cho biết: vào năm 1987, trong Thỏa thuận lấy lại Hương Cảng từ chánh phủ Vương quốc Anh, Bắc Kinh rốt cuộc đã phải chi trả số tiền trái phiếu mà nhà Thanh còn nợ người Anh.

Hồi đó, Trung Cộng giở lập luận món nợ đó từ triều đình Mãn Thanh nên họ không bị ràng buộc trách nhiệm phải trả. Bên Anh phản đòn: Anh quốc thuê Hương Cảng từ tay nhà Thanh, vậy họ cũng chỉ trả lại Hương Cảng cho ... nhà Thanh mà thôi.

Trung Cộng muốn kế thừa lợi ích (sở hữu Hương Cảng) thì cũng phải kế thừa trách nhiệm (trả nợ), "có qua có lại mới toại lòng nhau".

4/ Nếu Anh quốc có Hương Cảng trong tay để buộc Bắc Kinh trả nợ (rồi mới giao Hương Cảng), vậy Mỹ có gì để ép Bắc Kinh?

Đó chính là... những trái phiếu (do Mỹ ban hành) mà Bắc Kinh đang sở hữu, cũng kếch sù cả ngàn tỉ USD. Bắc Kinh muốn Washington trả vốn lẫn lời từ các trái phiếu này, hiểu rồi đó, Bắc Kinh cũng phải trả nợ do nhà Thanh để lại. Bằng không, Mỹ ghìm lại chưa trả.

Bắc Kinh đang cạn dần ngân khố, gặp phải đòn "bắt chẹt" này từ ông thần Trump, Bắc Kinh có nước xách bị đi ăn mày.

5/ Nói nào ngay, nếu Bắc Kinh cư xử đàng hoàng, ăn nói không nuốt lời, Mỹ cũng không cần nhắc lại món nợ xa lắc xa lơ làm gì. Bắc Kinh giờ đây đang phải chửi thề cha nội Trump mắc dịch, cũng bởi vì họ quên ở đời "cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị", cao nhơn ở đây là ông Trump.

Nếu Mỹ đâm đơn kiện Bắc Kinh đòi trả nợ, tòa xét xử cũng phải mất mấy năm. Trong thời gian vài năm này, Mỹ có quyền "ngâm" trái phiếu Mỹ (mà Bắc Kinh sở hữu) trước khi có phán quyết của tòa. Mỹ thủng thẳng mới trả theo kiểu này, Bắc Kinh cạn tiền, tăng huyết áp, dám chừng thổ huyết nhập địa luôn.

Cũng có nghĩa là ông Trump đang bắn tín hiệu để Bắc Kinh hiểu ra rằng tốt nhứt nên xuống nước, thực hiện răm rắp những yêu cầu từ Mỹ trong đàm phán thương mại bấy lâu.

https://m.trithucvn.net/the-gioi/trai-phieu-thoi-nha-thanh-cong-cu-moi-cua-my-trong-thuong-chien-voi-tq.html

Lời bình của Lê Hoài Anh:

NẾU TRUNG QUỐC KHÔNG CÔNG NHẬN VÀ TRẢ NỢ MÓN NỢ CỦA TRIỀU ĐÌNH MÃN THANH THÌ:

1) HỒNG KÔNG KHÔNG THUỘC VỀ TRUNG QUỐC
2) MACAU KHÔNG THUÔC VỀ TRUNG QUỐC
3) ĐỪNG TO MỒM NÓI BIỂN ĐÔNG CÓ CHỦ QUYỀN TỪ NHỮNG CHÍNH PHỦ CHA ÔNG
4) VÀ CÁC NƯỚC ĐANG NỢ TRUNG QUỐC CHỈ CẦN THAY ĐỔI CHÍNH PHỦ LÀ CÓ THỂ KHỎI PHẢI TRẢ NỢ.

CHIÊU NÀY CỦA TT TRUMP THẬT TUYỆT VỜI NHẤT CỬ BÁCH TIỆN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÀU CẨU KHỔNG LỒ CỦA TRUNG QUỐC TIẾN SÁT BỜ BIỂN VIỆT NAM




TÀU CẨU KHỔNG LỒ CỦA TRUNG QUỐC 
TIẾN SÁT BỜ BIỂN VIỆT NAM

Tri thức VN

Con tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tàu Lam Kình được xác định đã tiến sát vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chỉ cách bờ biển Việt Nam 90km (56 dặm), theo báo Hoa Nam (SCMP) của Hồng Kông đưa tin hôm 5/9. Hoạt động này được đánh giá là có rủi ro gây gia tăng đối đầu hằng hải giữa hai nước láng giềng có lịch sử chiến tranh và tranh chấp biển đảo.


Trước đó hôm 3/9, các nguồn tin về biển Đông đã trích xuất dữ liệu theo dõi con tàu này cho hay Lam Kình đang di chuyển trong vùng EEZ của Việt Nam. Theo VOA, một chuyên gia cho biết thêm rằng lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi động thái của con tàu này.

Theo SCMP, tàu Lam Kình đã rời cảng Trạm Giang (tỉnh Quảng Đông) phía Nam Trung Quốc vào tháng trước. Vào đêm thứ Ba (3/9), nó tới gần bờ biển tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam, theo Marine Traffic, một trang web theo dõi tàu biển.

Hôm 3/9, dữ liệu trích dẫn từ trang web trên cho thấy tọa độ của Lam Kình là 14°56’6.00″N/109°23’42.00″E ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào lúc 9 giờ 42 phút. Tức là chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 30 hải lý về phía nam, nghĩa là trong lãnh hải của Việt Nam, cũng là nơi có dự án Cá Voi Xanh mà Việt Nam đang hợp tác với tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil để khai thác.

Mục đích của con tàu này được cho là để lắp đặt thêm một giàn khoan tới hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.

Các nhà quan sát nói rằng sự hiện diện của con tàu Trung Quốc quá gần với bờ biển Việt Nam như trên cho thấy Bắc Kinh đã “chơi bài ngửa” đối với tham vọng chiếm biển của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng với Việt Nam tại Bãi Tư Chính và việc Việt Nam cứng rắn hơn những lần đụng độ trước trong việc bảo vệ hoạt động dầu khí của mình trên vùng biển mà Trung Quốc cũng khẳng định có chủ quyền. 

Từ tháng 7 cho tới nay, tàu hải giám của Việt Nam đã đối đầu với các tàu hải giám Trung Quốc và tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 khi đội tàu Trung Quốc tiến vào Bãi Tư Chính, nơi Việt Nam đang đặt giàn khoan. Hà Nội nhiều lần lên tiếng đòi Trung Quốc rút tàu xâm phạm về và kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ, một động thái có thể đã khiến Trung Quốc bất ngờ và tiếp tục cho tàu bè tiến vào sát bờ biển Việt Nam để thị uy. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền gần hết biển Đông và chồng lấn lên cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của những nước khác, trong đó có Việt Nam.
Sự hiện diện của tàu Hải Dương Địa Chất 8 được xem như nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn cản hoạt động dầu khí của Việt Nam được thực hiện bằng cách hợp tác với công ty Nga Rosneft. Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, thuộc trường Công nghệ Nanyang Singapore, nhận định rằng Trung Quốc đang dùng tàu Lam Kình để gây sức ép lên các lực lượng hàng hải của Việt Nam.

“Tưởng tượng rằng Việt Nam phải kéo dãn các lực lượng hằng hải có khả năng hạn chế của mình, không chỉ tại Bãi Tư Chính và còn vì tàu Lam Kình. Điều này có thể gây phức tạp tình hình mà Việt Nam vốn đang ở trong một tình thế bất đối xứng với Trung Quốc về mặt năng lực hải quân”, ông Koh nói.

“Nhưng điều Trung Quốc đang làm có thể kích động phản ứng mạnh mẽ hơn từ người dân Việt Nam, buộc giới chính trị Việt Nam phải hành động. Hành động này có thể là cho phép tinh thần dân tộc nổi lên công khai để chống lại hành động mới này của Trung Quốc”.

Tàu Lam Kình được trang bị một cần cẩu khổng lồ có khả năng nâng 7.500 tấn. Bản thân chiếc cần cẩu này nặng 4.000 tấn và có móc phụ nặng 1.600 tấn, có khả năng nâng và hạ các thiết bị đặc biệt nặng như các giàn khoan dầu. Cho đến nay, Lam Kình vẫn được xem là tàu cẩu lớn nhất trên thế giới.

Trung Quốc đưa con tàu này vào sát bờ biển của Việt Nam trong khi Việt Nam lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-ASEAN trên biển Đông.

Hôm 2/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giảm căng thẳng trên Biển Đông do “những diễn tiến nghiêm trọng” gần đây gây ra.

“Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với các nước trong và ngoài khu vực trên bình diện kinh tế, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải”, bà Hằng nói trong một email gửi cho hãng tin Bloomberg hôm 2/9. “Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với các nước khác và cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực”.

Trước đó, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Ấn Độ và Úc đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đưa tàu vào Bãi Tư Chính, cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam. Giới chức Mỹ cũng nhiều lần ngỏ ý ủng hộ Việt Nam và thúc giục chính quyền Donald Trump có hành động cụ thể để ngăn cản âm mưu độc chiếm vùng biển Đông giàu tài nguyên của Trung Quốc. 

Trọng Đức
TRITHUC.VN

Phần nhận xét hiển thị trên trang