Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Tổng thống Trump thăm Anh mang theo những gì?


BM
Chiến dịch an ninh trị giá hàng triệu đô la đang được triển khai trước thời điểm Tổng thống Donald Trump có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh.

Ông Trump sẽ có chuyến thăm ba ngày, bắt đầu từ thứ Hai, 3/6, theo lời mời của Nữ hoàng Anh.

Chuyến đi dự kiến sẽ tốn hơn 18 triệu bảng Anh.

BM
BM

Tổng thống sẽ tới Anh trên chiến Air Force One được thửa riêng, và nhiều khả năng sẽ đáp xuống sân bay Stansted ở phía bắc London.

Air Force One không phải là một loại máy bay cụ thể nào, mà được dùng để chỉ một trong hai chiếc Boeing 747-200B được thửa riêng, mang mã số ở đuôi là 28000 và 29000.

Chiếc phi cơ nào có tổng thống ngồi trên sẽ được gọi là Air Force One.

Tuy nhiên, trong chuyến đi tới Anh, có thể cả hai chiếc phi cơ sẽ đều được sử dụng.

Các tường thuật trên truyền thông Anh nói Tổng thống Trump sẽ mang theo toàn bộ các con cùng con rể, con dâu, cho nên cần tới chiếc phi cơ thứ hai.

Air Force One được xếp vào hàng phi cơ quân sự, có khả năng chống đỡ được cuộc không kích.

BM

Một số phi cơ vận tải, trong đó có phi cơ C-17 Globemaster, chở theo đoàn xe bọc thép và trực thăng của tổng thống, sẽ tới nơi trước Tổng thống.

Đoàn xe hộ tống tổng thống, trong đó có hai chiếc limousine giống hệt nhau và các xe bảo vệ an ninh, thông tin liên lạc, sẽ được chở tới London trước.

BM

Khi tới nơi, tổng thống sẽ đi trên chiếc Cadillac One, chiếc xe có biệt danh 'The Beast' (Quái Thú).

Một chiếc xe 'chim mồi' đi cùng, mang theo cùng biển số của vùng Washington DC - 800-002.

BM

Các xe khác trong đoàn hộ tống gồm xe cảnh sát dẫn đường, xe của mật vụ, các xe chở theo nhóm đối phó với các vụ tấn công, nhóm phát hiện, phòng chống chất độc, một chiếc xe SUV chở hệ thống thiết bị liên lạc, được gọi là Roadrunner, xe chở nhóm nhân viên y tế, và xe báo chí.

BM

BM

Tổng thống cũng sẽ mang theo một đội trực thăng tới Anh. Trong số đó có Marine One, là bất kỳ chiếc trực thăng nào thuộc lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được dùng để chở tổng thống.

BM
BM

Tuy nhiên, Marine One thường được dùng để chỉ một trong các phi cơ cỡ lớn Sikorsky VH-3D Sea Kings, hoặc chiếc VH-60N White Hawks thuộc đời mới hơn và nhỏ hơn.

Marine One được gọi là 'thân trên trắng' (white tops).

Để đảm bảo an toàn, Marine One thường bay trong một đội gồm nhiều chiếc trực thăng giống nhau nhằm ngụy trang, tránh bị phát hiện chiếc nào thực sự chở Tổng thống.

BM
BM

Nó cũng thường được hộ tống bởi hai hoặc ba chiếc phi cơ Osprey MV-22, được gọi là 'thân trên xanh' (green tops).

Các nhân viên sẽ được chở bằng trực thăng CH-46s Sea Knight.

Phi cơ của Không lực Anh cũng sẽ tham gia chiến dịch đảm bảo an ninh cho tổng thống.

Mật vụ và các lực lượng đặc nhiệm

BM

Ước tính khoảng 1.000 người đã tháp tùng ông Trump trong chuyến đi trước của ông tới Anh, trong đó có hơn 150 nhân viên mật vụ.

Các nhân viên gồm chuyên gia liên lạc quân sự, các tùy tùng Tòa Bạch Ốc, một bác sĩ, một đầu bếp và nhóm truyền thông.

Khoảng 750 phòng đã được đặt cho chuyến đi hồi 2018 của ông, theo Matt Chorle từ báo Times.

Chuyến thăm của ông Trump sẽ gồm một loạt các sự kiện, nghi lễ, bắt đàu với lễ đón tiếp và bữa ăn trưa riêng tư tại Điện Buckingham, dùng trà chiều với Thái tử Charles và phu nhân, Công tước xứ Cornwall, và một đại yến quốc gia tại phòng đại lễ trong cung điện.

Ông Trump cũng sẽ có các cuộc thảo luận với Thủ tướng Theresa May tại Điện St James's và Số 10 Downing Street, và chủ trì một bữa ăn tối tại tư dinh của Đại sứ Hoa Kỳ tại Regent's Park ở London.

Vào ngày cuối của chuyến thăm, cùng các thành viên Hoàng gia Anh, ông sẽ dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày quân Đồng minh đổ bộ lên Normandy trong Đại chiến Thế giới II, tại Portsmouth.

BM
BM
BM

Thực hiện bởi Lucy Rodgers, Dominic Bailey, Gerry Fletcher, Sandra Rodriguez Chillida và Irene de la Torre Arenas.

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SINH RA ĐỂ LÀM THƠ


Võ Thị Xuân Hà




Đã quen đọc Nguyễn Việt Anh những vần thơ lục bát. Đôi khi quên mất rằng anh khá khó khăn khi hạ gieo những con chữ trên máy tính, khó khăn bởi anh không được nhìn thấy ánh sáng như mọi người; mặc dù tôi chắc chắn rằng cuộc đời của Nguyễn Việt Anh, cho đến thời khắc này, là để làm thơ.
Nhưng Người Thơ này không thích đi theo lối của những người gieo vần đúng luật, hay lối của những nhà thơ với những chân trời khoáng đạt và hùng tráng. Nguyễn Việt Anh giống như gã lãng tử, dửng dưng và hàm chứa chất umua. Người Thơ ấy đứng lặng lẽ ở một góc công viên, hay bên lề đường, thấp thoáng trong một quán cà phê nhỏ… Và cứ thế, tỉnh bơ giữa địa cầu.
Phác thảo những chân trời/ Tìm kiếm những phận người/ Có ai thương tượng đứng/ Giữa quảng trường lẻ loi
Dưới chân hoa cứ nở/ Trên đầu mây cứ trôi/ Phải chi thu nhỏ được/ Bỏ tượng vào túi tôi
(Giữa quảng trường)
Định mệnh luôn là đề tài của mỗi người viết. Dường như con đường sáng tạo chữ nghĩa luôn là sự thử thách, thử thách đến nghiệt ngã, đến tận cùng số phận. Nhưng Nguyễn Việt Anh vẫn luôn là người thách thức cái số phận đó:
Kìa số phận đừng bức nhau quá thể/ Rượu mời anh tôi đã rót đầy/ Bao nhiêu lần quật ngã tôi không được/ Phen này tôi tính sổ với anh đây. (Định mệnh)
Tập thơ lần này, lấy tên rất lạ: THANH CHÂU. Nguyễn Việt Anh cho bạn đọc thưởng thức các thể thơ khác nhau, trừ lục bát.
Thơ Nguyễn Việt Anh có vẻ nghiêng về tư duy phân định những sự vật sự việc một cách tinh tế và có chiều hướng phản biện.
Mặt nạ này từ năm nghìn năm trước
Che được không ma quỷ đội lốt người
Cái trống này từ bốn nghìn năm trước
Xua được không, những ám muội truyền đời
(Trong Viện Bảo tàng)
Và rồi anh tiếp tục đối thoại với “hướng dẫn viên bảo tàng”:
Xin lỗi nếu tôi làm cô mất hứng
Cứ xem như tôi vừa nói tầm phào
Hãy chỉ cho tôi thứ tôi muốn nhất
Những hòn đá lửa lưu giữ ở đâu.
(Trong Viện Bảo tàng)
Triết lí cuộc đời không thể có hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh gói gọn trong mấy câu thơ sau:
Anh cứ chạy như người không ý thức
Ma lực hút anh về phía chân trời
Để một ngày kia hụt hơi, kiệt sức
Lăn mấy vòng rồi nhào xuống trùng khơi
(Có phải em)
Và ngay cả hình ảnh nhật thực trong bài thơ Không thích, cũng được anh nhìn nhận ở một góc nhân sinh khổ đau của con người, và cũng là câu thơ - trong suốt tập thơ - Nguyễn Việt Anh nói rõ với bạn đọc anh là người khiếm thị. Trong mỗi đôi mắt của con người, dù sáng hay tối, đều luôn là những ánh nhìn yêu thương, dù là yêu thương theo cách nào.
Tôi không thích không phải vì khiếm thị/ Mà vì tôi chứng kiến nhiều rồi/ Diễn ra hàng ngày lúc nào chẳng có/ Người che khuất người ở khắp mọi nơi.
Người che khuất người, đó chính là hình ảnh nhật thực của con người, có lạ lẫm gì đâu mà phải thi nhau chờ đợi một hình ảnh nhật thực trên bầu trời. Và vì vậy, con người đáng thương xiết bao.
Tình yêu trong thơ Nguyễn Việt Anh giống như bông hoa được anh nâng niu. Ngay cả khi tình yêu đã rời bỏ, đã chia xa. Nhưng bông hoa tình yêu ấy vẫn còn mãi trong góc trái tim Người Thơ. Ngay cả cách anh đặt tên tập thơ là Thanh Châu, cũng là để nhớ và thương.
Có phải em tia nắng mong manh ấy/ Quyến rũ anh ở cuối con đường/ Vừa đẹp đẽ, nồng nàn, chung thủy…/ Lại mơ hồ và cám dỗ khôn lường (Có phải em).
Thơ Nguyễn Việt Anh nhiều hình ảnh, da diết và sống động, khiến cho ta nhớ đến hình ảnh Edip trong Thần thoại Hy Lạp, tự chọc mù mắt mình, để đi tìm chân lý với đôi mắt mù lòa mà trí tuệ lại sáng rỡ.
Thế gian hiện lên với màu sắc và âm thanh lay động:
Sao đồi hoang thế nhỉ
Chợt nghe tiếng heo may
Kìa có đôi lá trẻ
Bỏ nhau trên vòm cây.
(Bước chân)
Một giá sách, với con mắt thơ, như một “mối tình đã cũ hơn bụi bặm”. “Những trang gấp góc còn nguyên nếp/ Từng dòng đánh dấu vẫn chưa phai/ Bao giờ giá sách đời ta nhỉ/ Yên vui một cuốn mới trên tay” (Giá sách)
Tôi nhớ mấy năm trước, trong phòng làm việc của Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn, có một chàng trai trẻ đeo đôi kính khiếm thị bước vào, tin cậy giao cho bản thảo một tập thơ. Bận rộn nhiều việc, quá nhiều bài vở của cộng tác viên, tôi đã để quên tập thơ ấy của Nguyễn Việt Anh trong đống tài liệu bản thảo.
Để đến hôm nay, tôi thật sự cảm động khi đọc tập thơ mang cái tênThanh Châu này. Cho dù còn đôi chút vụng về, còn đôi chút thả lỏng về nghiêm luật. Nhưng như Nguyễn Việt Anh mượn hình ảnh Cây thôngđể trải lòng mình:
Đã có thời nông nổi
Muốn xuyên thủng trời xanh
Cây thông đâu hay biết
Ngày tháng chẳng yên lành…
Và anh ngộ ra:
Rồi mùa đông ập đến
Lá kia phải lìa cành
Cây thông giờ bạc phếch
Đứng giữa đời là anh.
Quả thật, tôi trân trọng cái sự “bạc phếch” kia.
Nếu không, hẳn đã không thể có một Cây thông, một hồn thơ mang tên Nguyễn Việt Anh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỸ-TÀU ĐÁNH NHAU VÀ VIỆT NAM HỒ HỠI



TBT Hòa cùng nhiều người Việt Nam đang theo dõi thương chiến Mỹ-Trung, GS Mạc Văn Trang thấy vui và công khai, hào hứng reo mừng: Bà con ơi, Mỹ đánh cho Tàu cộng thất điên, bát đảo !
https://xuandienhannom.blogspot.com/2019/06/gs-mac-van-trang-ang-cam-thay-lang-lang.html

 ĐANG CẢM THẤY LÂNG LÂNG…
 Mạc Văn Trang
Đọc tin tức thấy vui trong lòng và chả việc gì phải “múa tay trong bị”, mà công khai, hào hứng reo vui: Bà con ơi, Mỹ đánh cho Tàu cộng thất điên, bát đảo!
1. Chiến tranh THƯƠNG MẠI khiến Tàu cộng đang khốn đốn, sản xuất đình đốn, Chứng khoán tụt dốc, đồng Mao tệ mất giá… Giờ muốn ký Hiệp định mà Trump lờ đi!
2. Nhưng Chiến tranh CÔNG NGHỆ mới khủng khiếp. Không chỉ Huawei, ZTE mà hơn 140 Công ty của Trung cộng vào danh sách gian lận, sẽ bị điều tra, trừng phạt. Các công ty Mỹ, Nhật, Hàn, Châu Âu không cũng cấp những linh kiện cao cấp (mà TQ chưa tự làm được) thì các lĩnh vực công nghệ đều khủng hoảng, mộng Made in china 2025 thành ảo mộng, cộng nghệ 4.0 cũng teo, phong trào tẩy chay mạng 5G của Huawei lan rộng khắp nơi!
3. Cuộc chiến TRI THỨC cũng không kém phần kinh khủng, Hàng loạt Viện Khổng tử bị đóng cửa; hàng ngàn sinh viên Trung cộng bị loại khỏi trường đại học; các cơ sở khoa học công nghệ đều ra soát chống gián điệp Trung cộng ăn cắp phát minh, sáng chế… Sẽ có nhiều vụ án về lĩnh vực này…

4. Theo Trần Đình Thu, những dấu hiệu đầu tiên của một cuộc chiến tranh TÀI CHÍNH có vẻ đang bắt đầu. Đó là việc một số chuyên gia tài chính đang thúc giục Nhà Trắng xem xét việc hạn chế cho các công ty Trung quốc hiện diện tại các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ…
5. Cuộc chiến PHÁP LÝ cũng đã bắt đầu: “Đạo luật trừng phạt vì Biển Đông và biển Hoa Đông”, đã được 13 thượng nghị sĩ Dân chủ lẫn Cộng hòa Mỹ trình ra Quốc hội ngày 23-5. Đây là lần thứ hai nó được đưa ra quốc hội sau lần đầu tiên năm 2017. Nếu được thông qua, đạo luật sẽ cho phép Mỹ đóng băng thậm chí tịch thu tài sản và thu hồi thị thực của các cá nhân tham gia vào các chính sách đe dọa hòa bình, an ninh khu vực. 
6. Cuộc chiến NGOẠI GIAO căng thẳng. Mỹ đang củng cố liên minh với Nhật, Hàn. Tin cho biết “Các tàu Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận chung đầu tiên với các tàu chiến của các đồng minh Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc ở Tây Thái Bình Dương, Hải quân Hoa Kỳ cho Reuters biết hôm 23/5”; “Mỹ tổ chức liên tiếp 2 cuộc gặp cấp bộ trưởng với Australia và Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”… Nhưng căng thẳng nhất là vấn đề Đài Loan. Tại Đối thoại Shangri-La 2019, Mỹ tuyên bố giúp Đài Loan tự vệ… Trung cộng phản ứng điên cuồng… Tóm lại trên mặt trân ngoại giao, gắn liền với Quân sự, Trung cộng đang bị cô lập…
7. Tại Đối thoại Shangri-La 2019, Singapore, không gà rù như Phùng Quang Thanh năm nào nữa, Tướng Ngô Xuân Lịch đã dõng dạc tuyên bố: Việt Nam khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và các lợi ích chính đáng của Việt Nam theo luật pháp quốc tế”…Vậy VN phải vui lên và có hành động mạnh mẽ, khôn ngoan để thực hiện điều đã tuyên bố chứ! 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đã không lên án Trung Quốc xâm lược biển đảo, sao còn đề cao “thiện chí” của Trung Quốc?


Suốt cả bài diễn văn, ông Ngô Xuân Lịch không có một lời phê phán Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông Nam Á, xua đuổi, đâm chìm thuyền cá ngư dân Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam. Trái lại, chỉ thấy Trung Quốc và Việt Nam đang “thống nhất duy trì” hòa bình, ổn định trên Biển Đông Nam Á. Do đó, một lần nữa phải khẳng định rằng, Việt Nam không có tranh chấp với Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Không hiểu tại sao nhiều quan chức Việt Nam luôn luôn nhầm lẫn.
Bộ đôi hoàn hảo vì lợi ích của Tàu ?
1. Ai cũng biết Trung Quốc nói một đường làm một nẻo. Và mục tiêu chiếm đoạt BIỂN ĐÔNG NAM Á của Trung Quốc là không thay đổi và không khoan nhượng. Chỉ có áp lực quốc tế mới làm cho Trung Quốc phải thay đổi cách xâm chiếm và trì hoãn sự toàn thắng về mục tiêu xâm chiếm của Trung Quốc.

2. Việc Việt Nam và các nước ASEAN yêu cầu Trung Quốc ngồi đàm phán về BIỂN ĐÔNG NAM Á, đòi hỏi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) là điều cần thiết.

Thế nhưng phải xác định trước rằng, đàm phán chỉ là kế sách kéo dài thời gian của Trung Quốc. Và ý thức trước rằng, có thể phí thời gian cho Trung Quốc câu giờ, nhưng vẫn phải làm, vì đó là cách vạch mặt Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế.

Điều cần xác định trước một cách không nghi ngờ, là không bao giờ đạt được một thoả ước đúng nghĩa với Trung Quốc. Vì nếu Trung Quốc ký vào một thoả ước thì chỉ có hai điều kiện xảy ra: Một là thoả ước đó có lợi thế nhiều hơn cho Trung Quốc; Hai là, nếu không có lợi thế áp đảo, thì Trung Quốc sẽ tìm cách không thực hiện thoả ước.

Biết rõ điều đó để xác định đúng mục tiêu và âm mưu của Trung Quốc, rằng mọi đề nghị của Trung Quốc chỉ là một trò chơi ngoại giao và mỵ công luận.

3. Nhưng tướng Nguỵ Phương Hoà lại đã quá thâm mưu. Ngay trước diễn đàn Shangri-La (31/5/2019), Nguỵ Phương Hoà làm một cuộc viếng thăm Việt Nam (27-29/5/2019). Rồi đưa nhử Việt Nam một chiếc bánh vẽ - cùng Việt Nam duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông Nam Á – điều chưa bao giờ có và sẽ không bao giờ có trên thực tế.

Mũi tên của Nguỵ Phương Hoà nhằm vào 2 đích.

Đích thứ nhất: Việt nam là nước bị Trung Quốc chiếm nhiều biển đảo nhất trong khu vực Asean. Đưa cho Việt Nam những hứa hẹn hoà bình ổn định ở Biển Đông Nam Á để Việt Nam không phê phán Trung Quốc ở Hội nghị Shangri-La.

Đích thứ hai: Shangri-La là diễn đàn mà các nước, trong đó nhất là Mỹ, chỉ trích mưu đồ và hành động càn rỡ của Trung Quốc ở Biển đông Nam Á. Nay Trung Quốc vừa đưa ra sáng kiến duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông Nam Á lại được Việt nam nhất trí ủng hộ. Việt Nam là nước bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo nhiều nhất mà không kêu thì các nước lấy cớ gì mà lên án Trung Quốc?

4. Trên thực tế, một cách vô tình, phát biểu của ông Ngô Xuân Lịch lại đề cao “sáng kiến” của tướng Nguỵ Phương Hoà tại diễn đàn Shangri-La. Và do đó, trở thành lá chắn chặn trước ý định của quốc tế phê phán hành động xâm lược ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á. Hãy nghe ông Ngô Xuân Lịch phát biểu:

"Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Nếu chúng ta cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển".

"Cách đây vài ngày tại Hà Nội, tôi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thống nhất rằng Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt đối với vấn đề Biển Đông, nhưng duy trì hòa bình, hợp tác là lợi ích chung của hai nước và khu vực. Đó là nền tảng để biến Biển Đông thành vùng biển “Hòa bình - hợp tác - phát triển”. Trên cơ sở đó mà thu hẹp bất đồng, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, không để xảy ra xung đột” (Lao động, 02/6/2019).

5. Như vậy, thay vì phải lên án Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam thì ông Ngô Xuân Lịch lại đi quảng bá cho Trung Quốc đã có sáng kiến bảo vệ hoà bình ở Biển Đông Nam Á. Đã thế, ông Lịch lại còn ca ngợi và đặt lòng tin vào một tên đại bợm với sứ mệnh “Cộng đồng chung vận mênh”:

"Tôi tin Trung Quốc luôn ý thức về vai trò nước lớn của mình ở khu vực, họ đang khởi xướng ý tưởng xây dựng 'Cộng đồng chung vận mệnh', sẽ ủng hộ, cùng Việt Nam và các nước biến điều đó thành hiện thực".

Tiếp theo, ông Lịch đặt Việt Nam vào cùng một bè chung chí hướng với với Trung Quốc: "Làm được như vậy, Trung Quốc và Việt Nam sẽ đóng góp một “mô hình tốt” cho việc “Giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình; Với tinh thần đối tác; Vì trách nhiệm cộng đồng.”

Như thế là đã loại thế giới ra khỏi lo lắng về Trung Quốc bành trướng xâm chiếm Biển Đông Nam Á. Vì Việt Nam và Trung Quốc “đóng góp một mô hình tốt cho việc giải quyết tranh chấp; Với tình thần đối tác; Với trách nhiệm cộng đồng”.

6. Suốt cả bài diễn văn, ông Ngô Xuân Lịch không có một lời phê phán Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông Nam Á, xua đuổi, đâm chìm thuyền cá ngư dân Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam. Trái lại, chỉ thấy Trung Quốc và Việt Nam đang “ thống nhất duy trì” hòa bình, ổn định trên Biển Đông Nam Á.

7. Một lần nữa phải khẳng định rằng, Việt Nam không có tranh chấp với Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Không hiểu tại sao nhiều quan chức Việt Nam luôn luôn nhầm lẫn.

Nguyễn Ngọc Chu
P/S: Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Ngô Xuân Lịch.

Thưa Ngài Chủ tịch, Tiến sĩ John Chipman!
Thưa toàn thể các quý vị!

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Singapore đã mời tôi dự và chia sẻ với quý vị tại Đối thoại lần này. Qua 17 lần tổ chức, Đối thoại Shangri-La đã khẳng định được vị trí, vai trò cũng như sức hút của mình như một trong những diễn đàn hàng đầu về đối thoại an ninh khu vực và quốc tế, chia sẻ quan điểm để hướng tới hợp tác vì hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.

Tôi đánh giá cao chủ đề mà Ban Tổ chức đặt ra ngày hôm nay là “Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh”. Đây là vấn đề vừa mang tính thời sự, cấp thiết, vừa mang tính cơ bản, lâu dài, nhằm tìm kiếm các giải pháp thu hẹp khác biệt, giảm thiểu nguy cơ xung đột, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng phát triển, thịnh vượng như nguyện vọng của tất cả chúng ta.

Thưa toàn thể các quý vị!
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh an ninh thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta thấy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và lợi ích chung của các nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức an ninh, những vấn đề phức tạp; trong đó có sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất là các nước lớn.

Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí địa - chiến lược ngày càng cao, sức hút ngày càng tăng thì sự cạnh tranh lợi ích chiến lược ngày càng quyết liệt hơn. Cạnh tranh diễn ra phức tạp với tầm mức cao hơn, cả toàn cầu và khu vực; mở rộng trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, tài nguyên, môi trường, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, không gian mạng; liên quan đến cả an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng; sự khác biệt về lợi ích chiến lược; sự không nhất quán giữa lời nói và hành động; còn hành xử theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, không thừa nhận và tôn trọng lợi ích chính đáng hợp pháp của các nước khác, cũng như lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế...

Thưa toàn thể các quý vị!
Cạnh tranh là một tồn tại khách quan, là động lực cho phát triển xã hội, cạnh tranh đã, đang và sẽ tiếp tục hiện hữu. Tuy nhiên, cạnh tranh với mục đích khuất phục nhau, giành giật lợi ích của nhau, bao vây kiềm chế nhau sẽ dẫn đến căng thẳng, đối đầu, thậm chí là xung đột và chiến tranh. Điều này đang tiềm ẩn nguy cơ không thể coi thường.

Trong thế giới toàn cầu hóa, liên kết ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, nếu xung đột xảy ra sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia trực tiếp liên quan mà còn tác động đến cả khu vực và thế giới.

Vấn đề quan trọng là cách thức xử lý cạnh tranh. Dù có khác biệt về lợi ích, nhưng nếu mọi quốc gia đều đặt hòa bình, ổn định lên trên hết thì chúng ta có thể hợp tác, tìm cách thu hẹp khác biệt, xử lý tranh chấp.

Ngược lại, nếu áp đặt, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết, thì càng làm cho mâu thuẫn, tranh chấp gia tăng, kéo dài, dẫn đến xung đột. Chúng ta phải cùng nhau quản lí bất ổn, ngăn ngừa từ sớm các vấn đề cạnh tranh có thể dẫn đến xung đột, chiến tranh.

Muốn vậy, các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của mọi quốc gia; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, cũng như không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình; tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi, xây dựng lòng tin, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp.
Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và sự chung tay hành động của mọi quốc gia, chứ không thể thụ động chờ đợi.

Trước các thách thức an ninh phức tạp thì việc ứng xử và hành động của các nước lớn có vai trò rất quan trọng. Sự không nhất quán và thiếu trách nhiệm của các nước lớn đều gây ra hoài nghi, thậm chí là bất an cho các nước vừa và nhỏ; thay vì làm dịu tình hình lại thổi bùng khác biệt, mâu thuẫn thành điểm nóng, dẫn đến xung đột.
Vì vậy, các nước lớn cần gánh vác trách nhiệm cao hơn trong các nỗ lực chung của khu vực, hành xử gương mẫu trong quan hệ quốc tế. Việc các bên liên quan ngồi lại với nhau, đối thoại để cùng tìm giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng là hành động tích cực, cần được ủng hộ, cổ vũ.

Thưa toàn thể các quý vị!
Việt Nam là quốc gia đã từng trải qua các cuộc chiến tranh, chịu nhiều đau thương, mất mát để giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, không chỉ cho dân tộc mình mà còn làm tròn nghĩa vụ quốc tế; hơn ai hết, chúng tôi thấu hiểu được giá trị của hòa bình. Việt Nam luôn khát vọng sống trong hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển thịnh vượng.

Mục tiêu quốc phòng Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ nền hòa bình của đất nước; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước; tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực và thế giới. Những nội dung đó là định hướng để giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng.

Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng các quốc gia trong khu vực và quốc tế xây dựng và thực hiện các cơ chế hợp tác, tham gia các diễn đàn đa phương; tổ chức thành công Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai...

Chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp cho các cơ chế hợp tác đa phương, thúc đẩy hòa bình, hòa giải, ngăn ngừa xung đột. Đó là mục đích và trách nhiệm của Việt Nam khi đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Tinh thần đó thể hiện trong chính sách đối ngoại Việt Nam, mà một trong những văn kiện quan trọng là Sách Trắng quốc phòng. Việt Nam tiếp tục khẳng định rõ tính chất cơ bản của nền quốc phòng hòa bình, tự vệ; nêu rõ những thách thức quốc phòng, an ninh, những điều chỉnh chiến lược, cơ chế lãnh đạo, quản lí quốc phòng, tổ chức quân đội; xây dựng tiềm lực; đồng thời, minh bạch chính sách và khả năng quốc phòng Việt Nam.

Thưa toàn thể các quý vị!
Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao..., tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Với vị trí địa - chính trị quan trọng, tiềm năng to lớn về nhiều mặt, nhiều quốc gia có lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Nếu chúng ta cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí, thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển.

Chúng tôi đánh giá cao những tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC); việc sớm xây dựng một COC thực chất, ràng buộc, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Việt Nam mong muốn các bên liên quan tăng cường đối thoại, tham vấn, cùng nhau quản lý rủi ro và ngăn ngừa xung đột. Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan, kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và các lợi ích chính đáng của Việt Nam theo luật pháp quốc tế”.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là: Các vấn đề liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, các vấn đề liên quan đến nhiều nước thì giải quyết đa phương; bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên và lợi ích chung của khu vực. Giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn ở Biển Đông trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng.

Tinh thần đó được đề cập trong các cuộc gặp, trao đổi giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc. Cách đây vài ngày tại Hà Nội, tôi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thống nhất rằng, Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt đối với vấn đề Biển Đông, nhưng duy trì hòa bình, hợp tác là lợi ích chung của hai nước và khu vực. Đó là nền tảng để biến Biển Đông thành vùng biển “Hòa bình - hợp tác - phát triển”. Trên cơ sở đó mà thu hẹp bất đồng, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, không để xảy ra xung đột.

Tôi tin Trung Quốc luôn ý thức về vai trò nước lớn của mình ở khu vực, đang khởi xướng ý tưởng xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”, sẽ ủng hộ, cùng Việt Nam và các nước biến điều đó thành hiện thực. Làm được như vậy, Trung Quốc và Việt Nam sẽ đóng góp một “mô hình tốt” cho việc “Giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình; Với tinh thần đối tác; Vì trách nhiệm cộng đồng”.

Thưa toàn thể các quý vị!
Chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả do ASEAN dẫn dắt như: Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Biển ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng... và các cơ chế khác như Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh, Hội nghị An ninh quốc tế Mátxcơva..., góp phần quan trọng kiểm soát bất ổn, cạnh tranh, ngăn ngừa xung đột.

Được thiết lập năm 2010 tại Hà Nội, ADMM+ là cơ chế hợp tác quốc phòng quan trọng hàng đầu giữa ASEAN và các nước đối tác; là diễn đàn để lãnh đạo quốc phòng các nước thành viên chia sẻ quan điểm, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm, tìm kiếm tiếng nói chung, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột. Đồng thời, là cơ chế để lực lượng quân sự các nước thành viên triển khai hoạt động hợp tác thực chất, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp hành động và hỗ trợ nhau xây dựng năng lực thông qua các Nhóm chuyên gia.

Trong gần một thập kỷ qua, ADMM+ đã phát huy vai trò, hiệu quả trong cấu trúc an ninh khu vực đang định hình, gắn kết các thành viên, huy động sức mạnh cộng đồng để đối phó với những thách thức chung, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc các nước lớn đề xuất mong muốn tham gia ADMM+ là điều dễ hiểu, phù hợp với xu thế chung, cần được ủng hộ.

Kỷ niệm 10 năm thành lập ADMM+ là dịp để các quốc gia thành viên cùng nhìn nhận các kết quả đạt được, rút ra những bài học bổ ích và định hướng cho sự phát triển trong tương lai.

Là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn cùng các quốc gia thành viên ADMM+ xây dựng tầm nhìn tổng thể cho hoạt động hợp tác quốc phòng - an ninh của khu vực trong các thập kỷ tới, để ADMM+ phát huy vai trò ngày càng cao của một cơ chế mở và dung nạp, ngày càng đóng vai trò tích cực, trung tâm đối với những nỗ lực chung bảo đảm môi trường an ninh, hòa bình, ổn định tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Thưa toàn thể các quý vị!

Châu Á - Thái Bình Dương đang ở giai đoạn chuyển mình trong một thế giới đầy biến động. Thách thức nhiều, nhưng vận hội và tiềm năng rất lớn. Trách nhiệm đặt lên vai mỗi chúng ta. Châu Á - Thái Bình Dương có tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới, là khu vực hòa bình, ổn định hợp tác, phát triển thịnh vượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào hành động của chúng ta hôm nay; trong đó có vấn đề “ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực cạnh tranh”.

Tôi lạc quan rằng với trách nhiệm trước cộng đồng, sự thiện chí và thực tâm của tất cả chúng ta nhằm tăng cường đối thoại, hợp tác, giải quyết bất đồng, khác biệt bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế thì những sóng gió, những khác biệt đang tồn tại không là và không thể ngăn cản bước tiến hướng tới mục tiêu cao cả là hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho mỗi quốc gia và cả khu vực.

Xin trân trọng cám ơn!
(Lao Động 02/5/2019)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tác giả Lã Minh Luận

Lã Minh Luận 
26 - 5 - 2019

Đó là tiêu đề bài viết của nhà giáo Chu Mộng Long - một cây bút có tầm, một nhân cách đáng nể phục. Điều tôi muốn nói ở đây là tôi rất đồng quan điểm với thầy khi thầy kể về những “trí thức” hèn. Theo con mắt của tôi, những người đó chỉ là “mang danh trí thức” thôi. Họ không được đứng ngang hàng với trí thức. Họ chỉ “mang danh giáo viên” hành nghề kiếm cơm thôi chứ tri thức có trong họ chỉ như vũng nước đọng rêu phong. Là giáo viên nhưng cũng có năm, bảy đường giáo viên...

Tôi giám nói rằng 99,9% giáo viên chấp nhận HÈN, chấp nhận bị bóc lột, bị đè đầu cưỡi cổ hoặc ngậm miệng ăn tiền. Vì tôi đã từng là một nạn nhân, một nhân chứng sống. Nhưng tôi lại khác, NHẤT THÌ BÉT, phủi đít mà đi. Và trước khi đi phải nói cho hết, đối thoại trực diện luôn với lãnh đạo rằng thì là tôi không đồng quan điểm thế này, thế kia. Vì thế, cuộc ra đi của tôi luôn được tôn trọng, thậm chí họ còn sợ tôi “bêu” họ trên mặt báo mà phải xử ôn hoà. Vậy thì sao những người mang tiếng “có ăn, có học, có cái miệng để nói” mà sao hèn đến thế, phải nhờ hoặc mượn tay người khác nói hộ mình? Thầy Chu còn gọi họ là “trí thức” nhưng tôi thì không. Tôi ghét cay ghét đắng loại người HÈN, NGU, THAM. Họ không chỉ tham ăn mà còn tham sống sợ chết. Họ ngu bởi vì họ chỉ coi cái nghề là nơi kiếm miếng ăn, quẩn quanh với miếng ăn chứ không hề biết về quyền và lợi của mình. Họ hèn bởi họ không biết họ là ai, họ sợ đủ thứ và không có lòng tự trọng bản thân... Vì thế, nếu tôi là SẾP tôi cũng sẽ “đè” cho chết luôn bởi cái thói ngu hèn.

Cái giống ngu hèn thì lại hay nói xấu sau lưng, ném đá giấu tay chứ lại không giám công khai phản biện. Tôi lại trọng người có bản lĩnh, có trí tuệ, biết phản biện chân thành, biết tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng chứ không chống phá nhau, thù địch, dìm đạp nhau, những kẻ tiểu nhân thì thường làm thế. Tôi đồng ý với thầy Chu, không phải đối tượng nào mình cũng dang tay trợ giúp. Người hiểu đời thì chỉ nghĩa hiệp với người yếu thế, bị chính quyền hay kẻ mạnh ăn hiếp, áp bức mà thôi. Thừa dư nước mắt khóc thay cho kẻ há miệng chờ sung, khôn vặt, hèn bẩn, chuyên núp bóng kẻ mạnh, theo đóm ăn tàn, chờ cú kêu cho ma ăn. Tôi còn đạp cho chết luôn chứ không cảm với thông gì, dù bất cứ lí do nào...

Tôi đã từng dạy cho một Hệ thống giáo dục rất nổi tiếng tại Hà Nội, bước chân về trường chỉ mấy tháng, tôi nhận thấy rất nhiều vấn đề cần góp ý cho lãnh đạo trường, tôi mạnh dạn viết thư riêng gửi thầy hiệu trưởng, thầy đọc và rất cảm ơn tôi. Sau đó, trường âm thầm cải tổ, kể cả phần đãi ngộ cho giáo viên...

Tại sao con người lại không có thể đối xử với nhau một cách có văn hoá chứ, nhất là trong ngành giáo dục? Trong mọi cuộc cách mạng, người trí thức nói chung và những người thầy nói riêng phải là người dẫn dắt nhân dân, các thế hệ trẻ đi trên con đường tự do, dân chủ mới đúng. Đại bộ phận trí thức Việt Nam chỉ là phường giá áo túi cơm hoặc ngụy quân tử. Ở bất cứ một đất nước nào mà trí thức hèn bẩn như thế thì đất nước đó chỉ có thể là mạt vận.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

LỢN NUÔI NHÀ VĂN

Mấy hôm nay báo chí liên tục đưa tin dịch lợn trên cả nước, hàng triệu con lợn đã bị chết. Nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay, nhiều món nợ chồng chất, nhiều nước mắt nhiều lo toan...

          Vụt nhớ một thời, toàn dân nuôi lợn.

          Đầu tiên là giai thoại ông Văn Như Cương nuôi lợn. Ông thầy dạy toán này nổi tiếng vì nhiều nhẽ, thứ nhất là giỏi toán, tất nhiên, hàm chính thức là phó giáo sư tiến sĩ toán, nhưng đa phần người ta cứ giới thiệu ông là giáo sư dù ông liên tục cải chính. Thứ nữa là ông có bộ râu rất đẹp. Và nữa là có nhiều... giai thoại, trong đó có giai thoại... nuôi lợn.

          Người ta kể rằng, như mọi gia đình Việt Nam thời bao cấp, bất cứ chỗ nào có thể quây lại được là để... nuôi lợn, bất cứ chỗ nào có thể cắm rễ được là người ta trồng khoai cho lợn ăn, ông Văn Như Cương ở tầng trên của một khu tập thể, và cái toilet kiêm nhà tắm, ông đã biến nó thành nơi... nuôi lợn. Một hôm chính quyền đến phạt vì tội phân lợn làm ô uế môi trường chung, trong quyết định ghi "phạt ông Văn Như Cương nuôi lợn trong nhà tắm". Ông vui vẻ đóng phạt nhưng đề nghị sửa lại thành: "Lợn nuôi Văn Như Cương trong nhà tắm". Có lần tôi hỏi ông về giai thoại này, thấy ông cứ cười cười mà không trả lời. Thì giai thoại mà, gật hay lắc nó chả còn là giai thoại nữa.

          Nhưng có một sự thật mà không hề là giai thoại, ấy là thời ấy, toàn dân nuôi lợn. Nông dân nuôi, đã đành, tất nhiên mà. Cán bộ công nhân viên nuôi, bộ đội công an cũng nuôi. Ai không nuôi bị đánh giá là... không chăm chỉ, không yêu lao động, không chí thú thi đua...

          Tốt nghiệp đại học tôi xung phong lên Pleiku công tác tại Ty văn hóa. Cả cơ quan còn 3 đứa không nuôi lợn, là 3 thằng trí thức độc thân. Còn từ nam tới nữ, từ trẻ tới già, từ độc thân tới gia đình, ai cũng nuôi lợn. Cứ tầm 4 giờ chiều là ai ở cửa chuồng lợn nhà ấy, say sưa ngắm, say sưa nói chuyện với... lợn. Xong ngắm lợn thì quay sang tưới và ngắm rau cho... lợn.

          Chúng tôi bị liệt vào thành phần... chậm tiến vì không chịu tăng gia, tức là trồng rau và nuôi lợn, họp bị mang ra phê bình, hành lên hành xuống. Có hẳn nghị quyết chi đoàn, công đoàn và chi bộ là mỗi người trồng bao nhiêu rau, nuôi bao nhiêu lợn. Hồi ấy cả cái khu cơ quan to oành chỉ có 2 thứ nổi bật, một là nhấp nhô các chuồng lợn, đa phần bằng ván mua chế độ chất đốt về quây thành chuồng, và 2 là xanh mướt giàn su su phía trên, rau lang phía dưới. Tất cả để phục vụ... lợn. Mỗi khi có xe đi công tác xuống huyện là hàng chục cái bao tải được dúi xuống dưới ghế. Khi về lặc lè cám, bắp... thức ăn của thủ trưởng đấy. Người ta gọi lợn là... thủ trưởng. Và cũng truyền nhau câu sấm: Con có thể ốm nhưng lợn không được ốm. Con có thể đói nhưng lợn không được đói. Con có thể không tắm nhưng lợn phải được tắm hàng ngày (hồi ấy Pleiku rất hiếm nước, cả khu tập thể chung nhau một cái giếng sâu 40 mét)...

          Rồi tôi... lấy vợ. Vừa xong tuần trăng mật là cởi trần ra làm chuồng lợn. Nhờ mấy thằng bạn (mà sau này đến mấy đứa thành... nhà thơ), cùng xúm vào làm. Chưa có kinh nghiệm, nên cũng đi mua củi từ phiếu chất đốt, về lấy ván đóng xung quanh, nền tráng xi măng, mua con lợn tháu thả vào (nhà nghèo thường mua cả cặp hoặc 2 cặp lợn con chừng 7 đến 10 cân một con rồi nuôi, tôi nghe thiên hạ xui là vừa cưới đang có tiền, mua lợn tháu nuôi nhanh hơn), chỉ một buổi là nó phá tan cái chuồng. Ván xung quanh nó lần lượt gỡ từng miếng như ta rút cót vách làm đóm ấy, nền thì sau vài cú sục nó biến thành ruộng luôn. Chưa kể, đổ cám vào nó cúi xuống xong lại ngẩng lên ngay chứ không chịu ăn. Ngửa mặt lên và kêu là sở trường của con lợn quyền quý này.

          Thế mà rồi tôi cũng có thâm niên tới chục năm nuôi lợn, đa phần là lỗ, nhưng vợ động viên là, coi như mình bỏ ống, bán lợn mua vàng, cuối năm về thăm ông bà nội lại bán vàng để đi...

          Hầu như bất cứ đâu có tí đất là đều được cuốc lên để trồng khoai. Chỉ lấy rau để cho lợn nên không cần luống, thả cho nó bò. Mùa khô, ai có điều kiện, tức là có nước tưới khoai thì được những người khác thèm thuồng nhìn. Có lần tôi được cử đi công tác cùng bác phó chủ tịch tỉnh. Lên xe đến nhà đón bác thì bác đang trong... chuồng lợn. Bước ra, điếu thuốc rê trên miệng, cúi xuống thả ống quần, kêu bác gái đưa cái cặp, bác bước lên xe. Lái xe lui hui nhét mấy cái bao tải bác gái đưa vào đít xe, tôi phát hiện móng tay bác này vẫn còn dính... phân heo, đen đen. Điều tôi ghen tị với bác này là, nhà bác có nước máy để tưới khoai nên đám rau lang xanh mướt, tốt um.

          Bán lợn cũng là cả một nghệ thuật. Ban đầu là cái cân. Những nhà nuôi nhiều lợn thường sắm riêng một cái cân, lái heo có cân của mình, tất nhiên. Đa phần lái heo dễ dàng chấp nhận cho chủ nhà mượn cân. Lần đầu tiên tôi mới biết cách cân con heo hơn tạ bằng cái cân 1 tạ, ấy là ngoắc 2 cân cùng một lúc. Thời gian bắt là cuộc đấu trí hơn cả hồi các nhà ngoại giao đấu nhau ở hội nghị Paris. Thường lái heo hẹn 10 giờ chiều bắt chẳng hạn, thì non 8h chủ heo bắt đầu cho ăn. Đấy là nồi cám đặc biệt gồm cá, xương heo và... gạo, đúng nghĩa là cháo heo. Ông lợn ăn no kềnh quỵ ngay tại chỗ thở phì phì. Và, 10 giờ không thấy, 11 giờ không thấy, phải 4 giờ lái heo mới xuất hiện, cười hì hì, em phải bắt mấy con ở nhà kia, em phải đi ăn giỗ, vợ em ốm vân vân, thôi giờ anh chị cho ăn đi, chia tay lợn. Huhu, vừa là không chuẩn bị cám, vừa là nó vừa suýt chết vì no như thế, giờ có tôm hùm nó cũng chả húp nổi. Mà mỗi con heo tạ, cái bụng nó lúc no và đói chênh lệch nhau cả trên chục cân, một đống tiền. Bán lợn xong bao giờ ở nhà tôi cũng có một trận nhậu tưng bừng.

          Nhà tập thể, điện bao cấp, nhưng rất yếu, chỉ đỏ như đom đóm, nên điện 220 chúng tôi dùng bóng 110V để thắp. Thế mà nhà nào cũng dùng bếp điện nấu cám lợn. Trước khi đi ngủ bắc nồi cám to oạch lên bếp điện, loại lò xo Liên Xô, rồi cứ kệ đấy, thế mà sáng mai cũng chín. Có người bày chôn một cọc sắt xuống đất rồi kéo dây nguội ra tăng hiệu điện thế, nhà ai cũng làm thế, từ 7 giờ tới 10 giờ đêm, điện cứ tối sầm sầm.

          Con heo nó là cả cơ nghiệp, cả đống tiền, nên ăn heo, ngủ heo, sáng sớm ngủ dậy heo, trước khi đi ngủ heo, nhậu cũng nói chuyện heo mà cà phê nước trà cũng heo. Nhà ai có heo ốm là cả cơ quan biết, chia buồn rồi tới thăm như... con ốm. Mà con ốm có khi còn không được thăm kỹ như thế. Đang làm việc mà có ai mách ở đâu bán cám hạ giá là cả cơ quan rùng rùng... chạy. Rất nhiều nhân viên có gia đình dưới huyện trở thành người cung cấp cám cho thủ trưởng nuôi lợn. Cũng có hôm nửa đêm thấy oành oành ở nhà hàng xóm. Tất tả chạy sang can, thì ra là cũng vì... lợn. Vợ nói mua lúa về xay lấy cám cho rẻ, gạo người ăn. Chồng nói mua bắp, có mối bắp ở huyện rẻ. Thế là... oánh nhau.

          Các bà vợ đi chợ, vào hàng cá nhưng không phải mua cho người mà mua cho... lợn. Có loại cá chỉ bán để nấu cho lợn, có xác mắm, có nước rửa cá... tùy, "yêu" lợn đến đâu cứ nhìn cách mua cá là biết.

          Chúng tôi chơi với nhau một nhóm 3 đứa, một giáo viên dạy toán cấp 3, một kỹ sư chăn nuôi ở Ty nông lâm và tôi khi ấy là cán bộ ty Văn hóa. Chiều chiều đi... hoạn heo lấy tiền uống rượu. Ông kỹ sư chăn nuôi là chính, 2 thằng tôi giữ chân vật lợn. "Gánh" hoạn lợn chúng tôi đắt hàng bởi làm khoa học và kỹ, có thuốc sát trùng, có khâu bằng chỉ tự hủy, thậm chí kêu to quá thì có thuốc tê nữa, chứ các ông hoạn dạo thì chỉ nhọ nồi là xong. Năm nào đấy nhà văn Đỗ Tiến Thụy mang chuyện này ra kể trên báo. Giờ cả 3 ông đều thành nhà văn, là tôi, Hương Đình và Phạm Đức Long. Ơ, thế là lợn nuôi nên nhà văn chứ còn gì nữa...

3 thằng hoạn lợn ngày nào, ảnh này cũng cũ rồi, có cái ảnh mới chụp 3 thằng cà phê như tìm chưa ra.
A, Đây rồi




                                                              



Phần nhận xét hiển thị trên trang