Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Blogger Anh Ba Sàm kể lại chuyện trong và ngoài trại giam


BM
Blogger Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh trong ngày ra tù hôm 05/5/2019, bên cạnh vợ của ông, bà Lê Thị Minh Hà

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, người vừa mãn hạn năm năm tù giam và được trao trả tự do hôm 05/5/2019, nói về dự định tương lai của ông, trong đó có công ty mà ông từng vận hành trước khi bị bắt.

Trả lời BBC qua điện thoại hôm 07/05 từ nhà riêng tại Hà Nội trong một phỏng vấn dài hơn mà dưới đây là trích lược, ông Nguyễn Hữu Vinh trước hết nói về tình hình sức khỏe của ông và cảm nghĩ khi đoàn tụ với gia đình:

"Sức khỏe của tôi trong ba hôm nay có thể nói là rất tốt so với khi mới bước chân ra khỏi trại. Cảm giác lớn nhất của tôi là tôi như từ một thế giới này bước sang một thế giới khác."

Về những cản trở mà ông và gia đình gặp phải khi có khách tới thăm, ông nói:

"Chỉ có buổi chiều tôi về thì cản trở kinh khủng, tức là mọi người đến, đem lẵng hoa đến rất nhiều, nhưng gần như không ai vào được, chỉ có một vị đi xe ôm và cái nạng trên người nên hình như người ta nghĩ là thương binh, nên người ta không cản trở. Còn tất cả không vào được.
"Luật sư Trần Vũ Hải cũng không vào được, cãi nhau ầm ĩ cả lên và họ chốt khắp xung quanh khu nhà của chúng tôi. Khu này trở thành một khu náo loạn."

Cách đối xử trong tù

"...Tôi có thể tóm tắt một điều là cái mà tràn ngập trong 5 năm đối với tôi và tràn ngập trong việc của tôi hàng ngày và suy nghĩ của tôi hàng ngày là những cái mà tôi tạm gọi, mà tôi nghĩ tôi phải dùng một từ vừa phải nhẹ nhàng là đầy những phong cách và cách làm mà tôi gọi là "ăn gian".

BM
Phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy

"Tức là lách luật, phạm luật rồi vô nguyên tắc thì rất là nhiều, ở hai giai đoạn là hai năm rưỡi của các thủ tục tố tụng và hai năm rưỡi là các thủ tục mà gọi là thi hành án, tức là trại giam. Đầy rẫy những sự vô nguyên tắc và sai trái, kể cả nhân đạo cũng kém, kém so với những cái mà tiêu chuẩn bây giờ đáng nhẽ phải có và đương nhiên là so sánh với các nước khác trên thế giới."

So sánh với các nhóm khác ở trong trại giam là các bạn tù thường phạm và nói về sự khác biệt trong việc được ứng xử bởi những người quản lý trại giam, ông Vinh cho biết:


"Cách dùng từ cho mười mấy người chúng tôi trong một khu riêng thì không biết cách dùng từ gì. Bởi vì chính những cán bộ trại và hình như hệ thống trại giam này, họ đều không có một ngôn ngữ nào, từ nào, cái tên nào để đặt cho một dạng phạm nhân của chúng tôi.

"Ở phân trại này có một khu riêng, chúng tôi có khoảng 15 người, thế còn ở toàn bộ trại ấy có mấy nghìn người đều là tù tội phạm hình sự, phạm các tội hình sự, kinh tế, còn trong số chúng tôi tạm gọi gần như là phạm tội về an ninh quốc gia, trong khung về an ninh quốc gia. Thì họ cũng không nói là khu [tội phạm] an ninh quốc gia, mà họ cũng không nói là khu chính trị, đương nhiên rồi, vì họ không bao giờ công nhận là tù chính trị.

"Thế nên khu của tôi, về phạm nhân tạm gọi là 'an ninh quốc gia và chính trị' này có những cái hơn phạm nhân hình sự, nhưng có những cái kém hơn nhiều. Ví dụ như là hơn có thể là điều kiện chỗ ăn, chỗ ở rộng rãi hơn, riêng biệt hơn.

"Nhưng về tinh thần có những cái, tôi hình dung, bởi vì tôi không được chỗ của phạm nhân hình sự, nhưng tôi cố gắng tìm hiểu, và trước đây tôi cũng đã tìm hiểu rồi, có những cái soi và o ép là hơn hẳn phạm nhân hình sự. Tôi chỉ lấy một ví dụ có thể là đập vào mắt ngay, tức là một phòng của chúng tôi hai người thì có ba camera theo dõi, hai cái ở trong và một cái ở sân nhỏ ở ngoài. Tức là hai người được ba camera đó.

"Còn ở ngoài bên phạm nhân hình sự thì 70 người không có một cái camera nào. Thì đấy là một ví dụ thôi, nhưng mà đối với chúng tôi có thể quen rồi thì chúng tôi coi là bình thường, nhưng mà có thể người ở ngoài, rồi người ở các nước văn minh thì họ có thể lại suy nghĩ khác. Nhưng đơn giản một điều, làm cách đó tôi cho là chéo ngoe và ngược đời.

"Tức là phạm nhân hình sự rất hay xảy ra những chuyện đánh nhau rồi vi phạm đủ các thứ, cái đó là phải công nhận, bởi vì tính chất của tội phạm cũng dễ xảy ra chuyện ấy. Thì đáng nhẽ những phạm nhân đó là đối tượng cần phải theo dõi bằng camera giám sát nhiều hơn, thì ngược lại chúng tôi lại là những người bị theo dõi bằng phương tiện đó và không những thế khi mà chúng tôi ra sân chơi, sân nhỏ nhỏ chơi, thì lúc nào cũng phải có cán bộ, mặc dù chỉ có hơn mươi người.

"Còn phạm nhân hình sự 70 người, họ ra một sân của khuôn viên ở khu của họ ở thì không bao giờ cần phải có cán bộ cả. Họ khóa cửa ngoài và cán bộ ở ngoài thôi. Nó có những trái ngược như thế. Cái đó về phía hệ thống trại giam nên xem lại. Còn rất nhiều điều khác... nhưng tôi chỉ có thể lấy một ví dụ nho nhỏ như thế."

'Chỉ là cưỡi ngựa xem hoa'

Khi được hỏi về các cuộc thăm viếng trại giam của giới chức trong chính quyền ông Nguyễn Hữu Vinh nói:

"Trong luật thi hành án thì có nói là giám sát việc thi hành án có nào là Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc... không nói về mặt báo chí, nhưng chỉ trước khi tôi ra cách đây chỉ ít ngày thôi, với hai năm rưỡi thi hành án đó, tôi tích tụ lại và làm một cái đơn khiếu nại và khuyến nghị, gửi đến hai vị rất cao cấp trong hệ thống Đảng và nhà nước Việt Nam.


"Tôi nêu nhiều vấn đề, trong đó tôi đưa ra một hiện tượng là trong Luật thi hành án thì có hẳn một câu như thế - là các cơ quan này, tổ chức này giám sát, phối hợp với các hoạt động thi hành án, nhưng hai năm rưỡi và trước cả tôi nữa, những người ở trước, chưa bao giờ nhìn thấy người của Mặt trận, rồi Hội đồng Nhân dân, rồi Quốc hội gì cả. Không bao giờ thấy và không bao giờ nghe thấy ở ngoài có.

"Nhưng về phía ngành Công an, cơ quan quản lý trại giam, trước là Tổng Cục 8 còn bây giờ là Cục C10, thì cũng một năm một lần, có khi là hai lần các vị xuống, nhưng mà xuống tôi nói chính xác là cưỡi ngựa xem hoa. Tức là có lần là cấp đại tá trưởng phòng ở trên Tổng Cục xuống, và có một lần cao nhất, một ông thiếu tướng xuống và vào hẳn phòng tôi rồi hỏi thăm này khác, nhưng mà vị đó hỏi tôi là sống thế nào, tốt không, mọi thứ.

"Ở đây tốt không? Thì tôi cũng nói thẳng ra là có những cái tốt, khá lên, nhưng có nhiều cái là chưa tốt, thì vị đó tỏ ra là khó chịu, và cũng không hỏi là thế thì không tốt là cái gì? Tức là hỏi, thấy nói không vừa ý mình thì vị ấy thôi, khó chịu và đi luôn, không có hỏi tại sao tốt cái gì cả? Tất cả những chuyện xuống đây có tính chất kiểm tra thì thấy chỉ là làm rất là hình thức.

BM
Bà Lê Thị Minh Hà, ông Nguyễn Quang A và nghị sĩ, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Đức, ông Martin Patzel, trước phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh năm 2016

"Và trước khi những vị này xuống, họ thừa biết là tôi và gia đình tôi có hàng loạt những kiến nghị thay đổi, ít nhất là ở trong khuôn viên của chúng tôi có hàng loạt thay đổi. Những cuộc như thế đáng lẽ họ xuống họ phải hỏi, họ phải giải quyết được chuyện, tránh được chuyện là phạm nhân sợ không nói ra với trại, thì họ phải hỏi riêng chúng tôi. Ví dụ như thế. Nếu họ cần kiểm tra, thì họ không có cái chuyện ấy..."

Về khách thăm nước ngoài, quốc tế tới thăm ông khi ở trong tù, ông Nguyễn Hữu Vinh kể lại:

"Rất là may và rất là hiếm có, nó có một chuyện rất cảm động, nhưng mà lại rất khôi hài. Tức là có hai ông nghị sỹ Đức, sau này tôi mới được biết là hai ông nghị sỹ Đức cùng với đại diện của Sứ quán Đức và Bộ Ngoại giao đến trại này thăm, trong mục đích đặt ra thì có thăm trại rồi thăm tôi có rõ ràng trong những yêu cầu không, nhưng trong đó có mục là thăm tôi, nhưng mà không được phép.

"Thế và họ có gửi cho tôi một cái đồng hồ để tặng tôi, đồng hồ treo tường mà ông nghị sỹ Đức mua từ Đức, đem sang tận bên này để ông tặng tôi. Thế nhưng trong suốt hơn một năm trời nó đã diễn ra những chuyện rất kỳ quái và rất đáng xấu hổ trong hệ thống trại giam ở Việt Nam này, nhưng mà cụ thể là trong trại của chúng tôi. Ông ấy tặng tôi, nhưng cuối cùng trại lại nói là tặng cho giám thị trại, cho trại. Khi được thông báo, tôi hỏi thì họ cứ giấu giấu, diếm diếm, họ không nói gì với tôi là có người đến thăm và có người gửi đồng hồ cả.

"Đến lúc mà họ không giấu được, thì họ mới nói là tặng trại chứ không phải tặng tôi...và chuyện này nó rất là hài kịch và gia đình tôi đã đưa ra công luận rồi và một ngày nào đó tôi sẽ viết về chuyện này với một góc độ khác, mà tôi tin là mọi người nhìn trong chuyện này thì nó sẽ rất là thú vị."

Ông Vinh cho biết thêm về các chuyến thăm của bạn bè trong ngành công an và an ninh:

"Có bốn đợt các bạn tôi vào thăm, cái này là một điều rất quý hóa. Tôi cũng phải nói mình là một người trong ngành công an mà ra khỏi ngành, dứt áo đi, gọi là một đi không trở lại và đến một ngày làm những việc mà ngành công an cho là - mà phải dùng từ là "thế lực thù địch", đối đầu với mình, mà các bạn tôi, cả những người đương chức và cả những người đã về hưu và cương vị đều cao, từ cấp phòng cho đến cấp Tổng cục, thì họ vào thăm tôi tình cảm, rất là vui vẻ.

BM
Bà Lê Thị Minh Hà trong một lần đi vận động ở quốc tế cho chồng

"Hoàn toàn là chuyện bạn bè, chứ không có chuyện vào để giáo dục, khuyên bảo mà nói là "mày phải thế này, mày phải thế kia" và "phải cải tạo tốt" thì hoàn toàn không có, mà chuyện bạn bè rất vui, thì cái đó là một chuyện cảm động.

"Thế nhưng cũng có chuyện kỳ quái là mặc dù bạn tôi vào thăm và rất có cương vị như thế, và đến độ có đoàn mà trại còn phải đãi đằng rất là trọng thị, thế nhưng ngược lại Tết vừa rồi cán bộ Trại lại dọa cả tôi và vợ tôi là khi ra tù thì trước đấy phải nói với bạn bè như thế nào để khi mà ra tù đừng để có bạn bè đến đây băng rôn, khẩu hiệu này nọ, làm thế nọ, thế kia, (nếu) thế thì Trại sẽ đem tôi ra, quăng tôi ra đâu đó ngoài đường ngoài rừng, chứ không để ra ở cổng Trại.

"Tôi ngạc nhiên kinh khủng và tôi phải viết thư cho vợ tôi để nói với các bạn tôi là phải đưa lên mạng để cho các bạn tôi đọc được, các bạn học ở trong trường công an đấy, tôi phải nói là "họ làm điều ấy là sỉ nhục các bạn" và làm cho, ngoài tôi ra, tất cả những ai biết chuyện ấy người ta sẽ nghĩ, sẽ đánh dấu hỏi về tình cảm, việc đến thăm của các bạn. Tôi không muốn nói ra nhưng chắc ai cũng hiểu là "người ta sẽ nghi ngờ là các ông đến có phải là thăm bạn không, hay là các ông đến lại nhấm nháy với Trại là phải xử, hay phải rắn với thằng này chẳng hạn?"

"Bởi vì nó rất logic là họ đến thăm như thế mà Trại lại có kiểu xử rắn với tôi. Rõ ràng theo logic của người dân bình thường, người ta nghĩ rằng mấy ông công an này bạn bè cái gì, các ông đến thì giả vờ như thế thôi, chứ rồi các ông lại nhăm nhe với Trại là phải đừng có nhân nhượng với thằng cha này, ví dụ như thế. Nhưng mà tôi tin, tôi hiểu các bạn tôi và chúng tôi chơi với nhau sau khi ra trường hàng chục năm nay. Tôi tin các bạn tôi rất quý tôi."

"Ngoài ra cũng có bốn, năm cuộc thăm rất đặc biệt, cái này lúc nào có dịp tôi sẽ nói kỹ, nhưng mà tôi tóm tắt là những cuộc thăm không bình thường, không nằm trong nguyên tắc gì cả. Và có những cuộc chẳng có màu sắc gì cả, mà nếu nói xã hội đen thì nó hơi quá, nhưng có những người vào đây, cán bộ nói tôi là ra làm việc nhưng mà ra thì có mấy ông trẻ, mặc thường phục.

"Rồi tôi hỏi, thì bảo là ở Bộ Công an, tôi hỏi Bộ Công an thì không giới thiệu tên, không giới thiệu đơn vị, không giới thiệu cấp chức gì cả, tôi hỏi cấp chức thì nói ỡm ờ, thế rồi tôi hỏi việc của các vị đến đây làm việc cái gì, thì nói là đến chơi, thăm tôi. Tôi lạ, tôi bảo không phải bạn bè gì cả, thăm gì, các vị muốn gì? Đại khái là rất là buồn cười và sau này tôi cũng phản ứng mạnh với Trại, tôi nói là yêu cầu cho tôi biết mấy vị đấy là ai và đến mục đích gì? Ví dụ thì nó có một cuộc như thế, còn có một số cuộc khác thì có thể sau đó họ rút kinh nghiệm, thì có hai cuộc, thì họ cũng đàng hoàng, có cấp chức này khác, nhưng cuối cùng cũng không hết chuyện không đàng hoàng..."

Bạn của bộ trưởng

Ông Nguyễn Hữu Vinh từng học ở trường Trường Sỹ quan An ninh và tốt nghiệp cùng khóa với đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Nay ông nói về quan hệ của ông Tô Lâm với ông trước và sau khi vào tù:

"Tôi rất khó để mà biết được đầy đủ và chính xác, tôi chỉ có một vài chi tiết nho nhỏ thông tin thì tôi cũng xin thưa với quý đài. Thứ nhất là tôi vẫn coi chuyện bạn bè vẫn là bạn bè. Cách khi tôi bị bắt khoảng mươi ngày, một tuần gì đấy, thì tôi với bạn Tô Lâm đã cùng nhau ngồi trong một bữa tiệc, một bữa liên hoan nho nhỏ của bọn chúng tôi để mừng một ông bạn lên Thiếu tướng. Thì bạn Tô Lâm cũng ngồi cạnh tôi và chúng tôi cũng nói chuyện vui vẻ.

"Thì cách ngày tôi bị bắt, ngày 5/5/2014, khoảng mươi ngày gì đó. Còn trước đấy nữa thì chúng tôi vẫn thường hay gặp nhau và có đàm đạo, và có nhiều chuyện nữa tôi không muốn nói ở đây. Nhưng sau đấy, khi tôi vào tù, thời gian tôi ở Trại B14, thì tôi cũng không có gì, vì thời gian đó hoàn toàn ngăn cách, giới hạn trong chuyện quyền của tôi được làm việc nọ, việc kia.

"Nhưng từ khi về Trại 5 thi hành án, thì tôi rất để ý việc thực hiện nghiêm túc hay không của Trại với pháp luật, thì tôi phát hiện nhiều cái rất dở của khâu thi hành án, kể cả văn bản pháp luật. Ví dụ một Thông tư từ đời ông Lê Hồng Anh, tiền nhiệm của ông Tô Lâm, có những câu rất là nguy hiểm trong một số nội dung, và trong những khâu thi hành án của Trại có nhiều vấn đề, thì tôi viết thư riêng cá nhân, bạn bè thôi. Tôi viết cho ông Lâm và tổng cộng trong mấy tháng, tôi viết ba thư và tôi chỉ hoàn toàn góp ý chuyện ấy.

"Và tôi thể hiện ngay trong ấy là tôi hoàn toàn không cần và không muốn có một sự gọi là chiếu cố, đãi ngộ gì với tôi, mà chỉ là công việc, chỉ là giúp cho ông ấy, góp cho ông ấy công việc. Ví dụ trong Thông tư 40 về Nội quy trại giam, câu đầu tiên của Nội quy trại giam, đọc vào là thấy chối kinh khủng.

"Tôi thấy đã nguy hiểm quá, nói yêu cầu là "Phạm nhân phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cán bộ trại giam". Thì tôi thắc mắc, tôi bảo thế mệnh lệnh trại giam trên cả các luật và thậm chí cả Hiến pháp à? Tuyệt đối mà! Và thứ hai là cán bộ gì? Cán bộ y tế, cán bộ căng-tin, cũng phải chấp hành hết à? Rồi cán bộ bảo "phải đánh thằng này, đánh thằng kia" thì cũng phải tuân thủ à?"

Ông Nguyễn Hữu Vinh nói tiếp:

"... Khi tôi về Trại 5 này thì một trong bốn tốp bạn tôi lên, thì có một người bạn cũng khá thân với tôi thì có nói, tôi xin phép được thuật nguyên văn, bảo là: "Hôm bà già mày mất, bọn tao đi viếng, thì bạn Lâm có gọi tao đến Văn phòng, vì đi công tác, có nhờ tao chuyển phong bì phúng viếng Cụ, thắp hương hộ. Thì tao cũng đã làm việc ấy rồi."

BM
Bìa cuốn sách Anh Ba Sàm của Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội năm 2016. Cuốn sách được tái bản, bổ sung năm 2019, ngay trước khi ông Vinh được thả tự do

"Tôi nói là thế thì gửi lời cảm ơn ông ấy. Đấy là trong thời gian chỉ sau khi tôi bị bắt mấy tháng thôi thì bà cụ mất. Thế còn khi tôi về Trại 5 mà thi hành án, sau khi tôi có những thư như thế, tôi nghĩ là trừ khả năng ở dưới họ giấu, họ không đưa cho ông ấy thì tôi không nói làm gì, nhưng nếu ông biết chuyện ấy thì ông nên có tối thiểu những sự hồi âm. Nó đúng với tính chất cải cách hành chính của Chính phủ.

"Bởi vì lâu nay nhân dân có đề đạt gì, các cơ quan nhà nước đều có hồi âm tối thiểu. Nhưng đây không có một hồi âm nào cả và khi mà tôi bắt đầu gửi cái thư đầu tiên thì rất là vất vả. Cán bộ Trại xét lên, xét xuống, tôi biết chắc gửi lên Tổng Cục để duyệt này nọ, rồi làm khó tôi, hỏi tôi có biết địa chỉ nhà hay biết địa chỉ cơ quan, tức là họ cứ làm như là họ không biết. Thế và quan trọng là sau khi gửi đi thì không thấy hồi âm.

"Nhưng tôi cũng phải nói công bằng là cũng không phải chỉ có thư cho ông Tô Lâm, sau đó tôi gửi một thư cho ông Trần Đại Quang. Cũng là theo cách thư riêng thân tình thôi. Bởi vì ông Trần Đại Quang cũng có một thời gian làm cùng một Cục với tôi và lúc đó ông Tô Lâm cũng thế, ba người cùng đơn vị. Thì tôi cũng góp ý với ông Quang tương tự như góp ý với ông Lâm.

"Tôi cũng phải nói thêm là trong những thư của tôi, tôi nhấn mạnh hai điều. Điều một là thực hi văn bản thi hành án rất có vấn đề và thứ hai nữa là vấn đề gọi là tù chính trị, thì họ phải lưu ý là dư luận ở ngoài quốc tế họ vẫn cứ hay tạm gọi là chĩa mũi dùi vào Việt Nam về vấn đề tù chính trị, thế nên phải có cách cư xử làm sao để đừng có tai tiếng hoặc là người ta thấy những cái nổi cộm những cái không bình thư trong cư xử đối với một số phạm nhân, những dạng phạm nhân mà tạm gọi là tù chính trị đấy."

Dự định tương lai

Về dự định tương lai của mình, ông Nguyễn Hữu Vinh nói:

"Về chuyện mưu sinh của mình, tôi cũng tạm chưa nghĩ tới lắm, bởi vì riêng chuyện công ty tôi cũng phải choán thời gian một chút để nói về chuyện mưu sinh, bởi vì nó cũng lại rất liên quan đến chuyện tôi bị bắt. Công ty của tôi quá khác thường và 6 năm liền Bộ Công an tìm mọi cách để thu hồi giấy phép nhưng mà không được; cuối cùng sau 6 năm là phải chịu chấm dứt sức ép ấy. Thế nhưng họ cũng không ngừng.

BM
Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là một trong những blogger được nhiều người biết đến trên truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam

"Một người bạn trong cùng một khóa (trường an ninh) nói riêng với tôi là: "Chúng tôi rất ủng hộ bạn ra kinh doanh như thế, nhưng tôi nói thật với bạn là công ty của bạn còn để cái tên như thế là còn mệt đấy."

"Khi tôi bị bắt, thì trong suốt thời gian ấy công ty của tôi là ngừng luôn, đông cứng luôn và không hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn nộp thuế không đáng kể, theo đúng luật.

"Cách đó nửa năm, gia đình tôi nói là Sở Kế hoạch và Đầu tư có gửi giấy dọa là sẽ thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tôi, thì tôi viết đơn mời luật sư vào để cùng tôi xử lý việc này. Thế mà suốt gần một năm, Trại không cho gửi cái đơn đó, chẳng có lý do gì hết.

"Bây giờ, nếu tôi muốn trở lại việc kinh doanh, bắt đầu rảnh, tôi sẽ khởi động lại, hoặc là lấy lại giấy phép, hoặc là làm thủ tục cho nó khỏi bị lấy giấy phép chẳng hạn. Rồi tôi sẽ giao cho ai đấy làm kinh doanh, cho tôi vẫn rảnh thời gian.

"Tôi sẽ đảm trách việc kinh doanh ít thôi, tôi không tốn thời gian nhiều, tôi không muốn làm và cũng không có khả năng để làm giàu, đủ tiền để sống và làm việc theo chí hướng của mình.

"Còn cái dự định thì nhiều lắm, trong tù nghĩ nhiều dự định, nhất là tất cả những gì tôi biết được trong 5 năm vừa qua và mình đã cố gắng những đấu tranh của mình, thì nó nhiều kinh khủng, đấy là cả một khối lượng công việc rất lớn rồi. Thế còn những việc khác, những việc thời sự, thì tôi vẫn rất muốn, bởi vì mục tiêu của tôi trước đây tôi càng ngày tôi thấy càng quá đúng và quá hợp với tôi.

"Bây giờ tôi cũng vẫn rất muốn, chỉ có cái là mình phải tìm hiểu, mình phải biết ở ngoài hiện nay, rồi tình thế xã hội trong nước, ngoài nước rồi vân vân. Các quy định pháp luật mới mình phải cố gắng tìm hiểu, cập nhật thật nhiều.

"Và gặp mọi người, để mọi người, nhiều người hiểu biết, có kiến thức và sáng kiến thì sẽ cùng với mình góp ý và sẽ tìm một cách làm nó hay hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn chẳng hạn. Thì tôi vẫn đang dự tính nhiều hướng, có thể hơi khác nhau tí thôi, nhưng xu hướng chung vẫn là như thế, không thay đổi," blogger Anh Ba Sàm nói.



Quốc Phương
***
Anh Ba Sàm: lên kệ sách Amazon

Nỗi sợ Ba Sàm

Tường thuật phiên tòa Anh Ba Sàm và cô Nguyễn Thị ...

BM



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam qua suy nghĩ của các bộ trưởng quốc phòng Mỹ


BM
Donald Rumsfeld từng hai lần làm bộ trưởng quốc phòng Mỹ

Việt Nam xuất hiện như thế nào trong hồi ký của các bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ?

Donald Rumsfeld

Donald Rumsfeld, nguyên bộ trưởng quốc phòng Mỹ (1975-77, và lần hai 2001-06), viết vài đoạn về Việt Nam trong hồi ký 'Known and Unknown: A Memoir' (2011).

Trích đoạn:

BM
  
"Tháng 5/1966, Tiểu ban hạ viện về hoạt động nước ngoài và thông tin chính phủ của chúng tôi đi đến Việt Nam để tìm hiểu cáo buộc lãng phí và quản lý kém tiền dân đóng thuế của Tổ chức Phát triển Quốc tế (AID). Tôi xem chuyến đi cũng là dịp nói chuyện với quân đội không gặp rào cản, và lắng nghe lãnh đạo quân sự và ngoại giao ở Việt Nam trực tiếp.

...Tại Nam Việt Nam, các buổi thông tin chúng tôi nghe từ lãnh đạo quân sự, kể cả Tướng William Westmoreland, thật bi quan.

BM
  
Chúng tôi chỉ nhận ít thông tin về nỗ lực xây dựng khả năng quân sự, chính trị và kinh tế của người Nam Việt Nam. Tôi nghĩ thật là dễ cho chính quyền ra lệnh quân đội Mỹ, chủ yếu từ người đi quân dịch, tới Việt Nam, nhưng khó hơn nhiều để huy động chuyên gia kinh tế hay ngoại giao có thể giúp người Việt phát triển khả năng họ cần có để tự sinh tồn.

Rõ là Chiến tranh Việt Nam là xung đột phi quy ước, mà quân đội Mỹ cũng như các nhân tố khác trong chính phủ không đủ tổ chức, đào tạo, nhận tiền, cũng chả đủ nhân viên để lo. Kẻ thù mà Mỹ đối đầu không cần phải thắng một trận với quân chúng tôi để sống sót, và họ chả bao giờ làm thế cả. Thực ra có lợi cho họ khi chả phải chiến đấu kiểu chúng tôi.

BM
  
Họ sẽ phục kích quân Mỹ hôm thứ Hai, rồi quay đi làm đồng hôm thứ Ba. Họ lựa chọn giao chiến với quân lính khi phù hợp, nhưng thông thường thì tránh đối đầu trực diện, vì họ biết mình sẽ thua. Chiến lược của họ chỉ là cầm cự, khiến chiến tranh tổn phí đủ cho người Mỹ và các đồng minh rốt cuộc bỏ đi.

Ngoài ra, có vẻ chả mấy thành công trong khía cạnh ý thức hệ của xung đột. Việt Công chiến đấu vì một điều gì đó. HCM hứa hẹn người ủng hộ về tiến bộ kinh tế, còn Mỹ bị mô tả là chỉ hứa bom và đổ máu.

Dĩ nhiên nhân dân Việt Nam hẳn sẽ khá hơn nhiều khi không có chính thể Cộng sản đàn áp, có hệ thống kinh tế và chính trị tự do hơn. Nhưng chúng tôi và những người Việt chúng tôi ủng hộ chả phát triển được khả năng nói ra sự thật đó thuyết phục.

BM
Y tá Mỹ chăm sóc thương binh trước khi phi cơ rời Tân Sơn Nhất những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ tháng 4/1975

Chúng tôi chiến đấu với những kẻ cách mạng ý thức hệ quyết tâm, không đầu hàng ý thức hệ Marxist, và tại bàn đàm phán thì không từ bỏ hy vọng cho một Việt Nam duy nhất, thống nhất dưới HCM.

Khi tăng quân Mỹ ở nước này, chúng tôi cũng tăng thêm số mục tiêu bị đánh, dẫn tới thêm thương vong, giảm thêm ủng hộ cho chiến tranh ở nhà.

Cách làm của Mỹ có vẻ rơi vào tay kẻ thù - tăng đánh bom, tăng quân Mỹ, mà không sao giúp cho các đồng minh Nam Việt Nam nhận thêm gánh nặng đánh nhau.

…Trong thời Nixon, tôi ủng hộ chính sách Việt Nam hóa, nhấn mạnh giúp người Việt tự lo việc của mình.

BM
  
Ngay trong những ngày chót của chiến tranh, ít nhất vẫn còn khả năng là chúng tôi có thể kéo lại được chút ít từ nỗ lực này, giá như Quốc hội thông qua nguồn lực để hỗ trợ chính quyền Nam Việt Nam - đặc biệt là chi tiền cho lính của họ - trong thời gian dài hơn. Nhưng Quốc hội không sẵn lòng đi ngược lại tình cảm phản chiến trong đất nước."

Robert Gates

BM
  
Phục vụ từ 2006 tới 2011, ông Robert Gates là bộ trưởng quốc phòng duy nhất trong lịch sử Mỹ được tân tổng thống (Barack Obama) yêu cầu tiếp tục ở lại sau khi đã phục vụ người tiền nhiệm (George W. Bush).

Ông Gates cũng là giám đốc CIA từ 1991 đến 1993. Ông ra mắt hồi ký 'From the Shadows: The Ultimate Insider's Story of Five Presidents and How They Won the Cold War', vào năm 1996.

Trong cuốn này, Robert Gates kể chuyện:

BM
Ông Robert Gates cũng là giám đốc CIA từ 1991 đến 1993

"Khi Gerald Ford, phó tổng thống được bổ nhiệm đầu tiên, trở thành tổng thống ngày 9/8/1974, ông bị yếu thế vì không qua bầu cử và vì tha tội cho Richard Nixon.

Hoàn cảnh kém may mắn này lại càng tệ đi vì một Quốc hội đang tấn công đặc quyền và uy quyền Hành pháp (gồm cả CIA).

Tệ hơn nữa, tân Quốc hội bầu ra tháng 11/1974 (gọi là 'Quốc hội Watergate') nhanh chóng chống lại không chỉ uy quyền Hành pháp mà cả uy quyền của các nghị sĩ lãnh đạo ở quốc hội.

Thật không may, phần còn lại của thế giới - và đặc biệt là Liên Xô - nhận thấy sự hỗn độn và yếu thế của chúng tôi. Nếu người ta thiện chí lắm mà xem chính sách của Liên Xô giai đoạn đó là cơ hội đến tàn nhẫn, thì nhiều năm kế tiếp đã đem lại cho họ nhiều cơ hội, và họ giành lấy chúng tàn nhẫn.

Như thể định mệnh đòi hỏi Hoa Kỳ phải nhục nhã nặng nhất ở Việt Nam trước khi được thoát khỏi bi kịch này, tai họa đầu tiên chờ đợi Ford là ở Đông Dương. Đợt tấn công cuối cùng của Bắc Việt ở Campuchia bắt đầu ngày 1/1/1975. Một tuần sau, đợt tấn công cuối cùng ở Nam Việt Nam bắt đầu.

BM
  
Ngày 10/4/1975, TT Ford yêu cầu Quốc hội chi 722 triệu đôla mua đạn dược cho chính quyền Sài Gòn. Yêu cầu bị bác thẳng tay. Thủ đô Phnom Penh của Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ ngày hôm sau, và Sài Gòn rơi vào tay quân Hà Nội chưa đầy ba tuần sau đó, ngày 29/4.

Liên Xô đến phút cuối vẫn một giọng. Họ từ chối liên lạc với Hà Nội để xin thời gian cho việc di tản người tị nạn có trật tự. Đại sứ Liên Xô ở Mỹ, Anatoliy Dobrynin, nói họ không thể giúp vì thái độ cứng rắn ở Bắc Việt. Đáp trả đe dọa của Kissinger, có vẻ như Liên Xô cũng giúp dàn xếp một khoảng dừng ngắn trong đợt tấn công cuối cùng, nhưng chỉ để cho phép di tản vội vã người Mỹ."

Đặng Tiểu Bình

BM
  
Trong phần khác của sách, Robert Gates viết về diễn tiến liên quan chiến tranh Việt - Trung tháng 2/1979.

"Theo lời mời của tổng thống Carter đầu tháng 12/1978 trong giai đoạn cuối bàn bạc bình thường hóa, Đặng Tiểu Bình thăm Washington và Nhà Trắng từ 29 tới 31/1/1979.

Ông Đặng có một chuyện mà ông yêu cầu đặt ra cho tổng thống trong chỗ riêng tư lúc 5 giờ chiều ngày 30/1.

Với sự có mặt của phó tổng thống, ngoại trưởng Vance và Brzezinski, ông Đặng nói với Carter rằng Trung cộng định "kiềm chế tham vọng của người Việt và dạy cho chúng bài học hạn chế thích hợp".

BM
  
Trung cộng chỉ có thể thấy được động viên nhờ phản ứng từ ông Carter đạo đức, người mà ngày hôm sau đã gặp riêng Đặng, tóm tắt các hậu quả có thể xảy ra cho hành động của Trung cộng, và chỉ khuyến khích kiềm chế.

Ngày 2/2, 48 giờ sau, CIA báo cáo cho Nhà Trắng rằng có 14 sư đoàn Trung cộng ở biên giới Việt Nam, và một đoàn quân thứ hai đang hướng về nam để chi viện. Ngày 18, các lực lượng này đi dọc về nam qua biên giới Việt Nam.

Số quân lính ban đầu khiến CIA lo ngại Trung cộng có thể quyết định tiến thẳng tới Hà Nội, đặc biệt vì Nhà Trắng - theo đúng kiểu của Nixon và Kissinger - giấu kín với CIA về bình phẩm của Đặng với tổng thống, Mondale, Vance và Brzezinski.

BM  
Xe tăng Liên Xô chế tạo tại bảo tàng ở HN. Moscow là đồng minh quân sự chủ chốt của HN sau 1975

Dẫu vậy, vài ngày đi qua, qua hệ thống của chúng tôi, chúng tôi thấy Việt Nam đối phó tốt và Trung cộng gặp vấn đề duy trì mệnh lệnh và triển khai, thiết bị của họ lạc hậu, và quân đội của Hà Nội là binh lính dày dạn kinh nghiệm so với Trung cộng. Chúng tôi đến giờ vẫn không rõ liệu Trung cộng có ý định đi xa hơn không (mặc dù Đặng nói với Carter là hành động sẽ chỉ hạn chế về quy mô và thời gian). Dẫu sao thì rốt cuộc họ dừng trong khoảng vài chục dặm của biên giới.

…Khi nguy hiểm dâng cao, phản ứng của Liên Xô chỉ tối thiểu. Một đợt "không vận" của Liên Xô cho Việt Nam bắt đầu ngày 22/2, bốn ngày sau khi "bài học" bắt đầu. Tuy nhiên trong hai tuần đầu tiên, chỉ có 10 chuyến bay, so với tại Ethiopia, trong ba tháng đầu tiên, cứ 20 phút lại có chuyến bay của Liên Xô hạ cánh.

"Cảnh báo" chính thức của Liên Xô cho Bắc Kinh vẫn duy trì sự mơ hồ tính toán về việc Liên Xô sẽ làm gì để đáp ứng cam kết hiệp định với Việt Nam nếu Trung cộng không rút quân. Nói chung, mặc dù hỗ trợ chính trị và tuyên truyền của Liên Xô mạnh mẽ, nỗ lực thực tế của họ chỉ khiêm tốn, tập trung giúp Việt Nam bên trong biên giới.

BM
  
…Vào lúc Trung cộng rút quân, Việt Nam đã học bài học. Họ nhanh chóng tăng cường quan hệ an ninh và quân sự với Liên Xô. Trong nửa cuối tháng Ba, Việt Nam lần đầu cho phép tàu chiến Liên Xô dùng căn cứ do Mỹ xây ở Vịnh Cam Ranh. Đó là địa chỉ mà rốt cuộc sẽ là căn cứ hải ngoại lâu dài duy nhất của Liên Xô, không tính khối Warsaw…"

Thăm Việt Nam

BM
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates tại đại học quốc gia Hà Nội ngày 11/10/2010

Năm 2014, Robert Gates lại ra hồi ký 'Duty: Memoirs of a Secretary at War'.Trong đó có đoạn ông viết về lần thăm Việt Nam năm 2010.

"Khi ở Hà Nội, tôi có bài nói chuyện ở đại học quốc gia Việt Nam. Nó khác hẳn mọi thứ mà tôi từng trải nghiệm.

Bài nói chỉ là tóm tắt bình thường về diễn tiến quan hệ quân sự Mỹ - Việt trong 15 năm qua.

Nhưng phản ứng dành cho tôi thật phi thường. Khi tôi vừa bước vào giảng đường, nhạc xập xình thật to, đèn chớp lóa, và khán giả - gồm nhiều sĩ quan trẻ và cả nhiều nữ sinh viên - vỗ tay, huýt sáo. Tôi biết cách duy nhất để tôi được tiếp đón như ngôi sao nhạc rock như vậy là vì mệnh lệnh của một chế độ độc tài."

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Vì sao thế hệ cán bộ sau ít người tài hơn trước?


08/05/2019 - Số cán bộ có trình độ học vấn thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngày càng đông đảo nhưng vì sao có người nói ‘thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước’. Tuần Việt Nam/ Báo VietNamNet mới đây đăng bài viết ‘Thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước’ của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông cho rằng: “Người ta cứ nói xã hội nhiều khủng hoảng nhưng với tôi khủng hoảng lớn nhất là con người. Thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước...” Ý kiến này rất đáng suy ngẫm chỉ trên khía cạnh chất lượng cán bộ trong năm, sáu thập kỷ qua.
Phải nói rằng người tài thuộc nhiều lĩnh vực là rất nhiều. Vấn đề là số lãnh đạo yếu kém, vô cảm trước những người dân gặp khốn khó thì không ít và phẩm chất, lý tưởng cách mạng nơi họ không còn như thế hệ cán bộ ngày xưa. Ngày trước, đã là người lãnh đạo thì lý tưởng cách mạng, khát vọng phấn đấu, mong muốn được cống hiến luôn được đặt lên trên hết. 

Chúng ta hẳn cũng biết, bằng cấp của các thế hệ lãnh đạo đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều không hẳn là cao. Trong số đó, có người còn chưa học tú tài hoặc chỉ đến cấp tú tài hay cao đẳng. Cả Bộ Chính trị các khoá 2, 3 tìm mỏi mắt cũng không có ai tốt nghiệp đại học, chứ chưa nói tới học vị tiến sĩ. 


Nhưng các lãnh đạo tiền bối ấy lại có một nền tảng chính trị, văn hoá, quân sự... hết sức vững chãi mà các thế hệ sau có lẽ rất khó bì nổi. Họ coi việc tự học là nhiệm vụ bắt buộc để có đủ kiến thức lãnh đạo khi Đảng tin tưởng phân công. 

Như trường hợp đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một ví dụ điển hình. Ông không chỉ là nhà quân sự tài năng mà còn là nhà chính trị xuất sắc nhờ chịu học từ chính anh em cấp dưới. Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông mời từng nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, hoạ sĩ... có trình độ, kiến thức và uy tín đến cơ quan giảng giải cho ông nghe về từng lĩnh vực văn nghệ. Vì thế, giới văn nghệ sĩ rất nể trọng ông.

Theo tôi biết, thế hệ lãnh đạo ngày ấy viết báo, viết sách thực thụ, bằng tư duy, công sức của mình chứ không nhờ người khác chấp bút còn mình đứng tên. Các trợ lý, thư ký giúp việc có muốn tự thay, thêm vào bài viết của các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... một dấu chấm, dấu phảy cũng không hề đơn giản bởi những tư duy, suy tưởng ấy đã nằm trong đầu các ông trên nền tảng một “phông” kiến thức đồ sộ.

Ngày nay, số cán bộ có trình độ học vấn thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngày càng đông đảo. Không chỉ ở các cấp trong Trung ương, các bộ, ngành, tỉnh thành mà ngay cấp cơ sở, có khi chỉ một trưởng phòng chuyên môn cấp huyện mà cũng đã là thạc sĩ, tiến sĩ. Nghe ra thì rất đáng mừng, nhưng thực tế lại có những điều không đơn giản vậy.

Như mới đây, báo chí xới lại chuyện của hơn năm trước về một vị quan chức phụ trách lĩnh vực tài nguyên môi trường thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông xưng “mày, tao”, chửi dân như hát, thách thức dân như dân chợ búa. Chẳng biết vị này có bằng tiến sỹ học hành thâm sâu đến đâu nhưng hành xử dưới mức trung bình như vậy.

Rồi trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Sau khi trốn ra nước ngoài hòng thoát tù tội, ông ta buộc phải trở về. Đơn xin đầu thú ông ta viết tại cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khiến người ta khó tin nổi một cán bộ lãnh đạo tỉnh, là nguồn để quy hoạch làm thứ trưởng bộ Công thương mà viết một văn bản ngắn ngủi cũng đầy lỗi chính tả!

Tôi không nghĩ trong số cán bộ lãnh đạo của hệ thống nước nhà có nhiều người tương tự như thế, nhưng những trường hợp nêu trên, đáng buồn, lại không phải là hy hữu.

Dường như, xưa kia, cán bộ, lãnh đạo của chúng ta thường tự học để nâng cao kiến thức, qua đó theo kịp với thời cuộc. Không như một số vị bây giờ học để lấy bằng cấp cho sang, cho oai, muốn đi học thêm và rất thích đi học, bởi qua đó sẽ có được cái mác danh giá về học hàm, học vị, chờ có thời cơ là lấy nó ra để cân, đong, đo, đếm so đo với đồng nghiệp, rồi mong cất nhắc ghế này, ghế nọ.

Vì đâu nên nỗi? Nếu căn nguyên xuất phát từ cái nôi giáo dục của chúng ta chưa ổn thì đó là cái gì? Ở đây tôi chỉ xin đề cập sơ qua câu chuyện đầu vào đại học nóng ran những tháng ngày qua.

Scandal chạy điểm kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 bị phát hiện đã cho thấy khâu tuyển sinh có những lỗ hổng đáng sợ vượt ngoài tưởng tượng. Nếu vụ việc tiếp tục được mở rộng điều tra thêm các tỉnh khác, e rằng sẽ còn không ít sai phạm tương tự “lộ sáng”.

Như vậy thì sẽ tệ hại vô cùng nếu nghĩ sâu xa đến giang sơn xã tắc. Người giỏi bị thui chột, mất niềm tin vào sự công chính, trong khi người không đủ năng lực nhưng thừa tiền, thừa quan hệ lại ung dung vào đại học, ra trường lại “chạy” vào chỗ ngon, chạy để được làm lãnh đạo.

Bi kịch của đất nước nhiều khi cũng xuất phát từ đây. Đó là người giỏi thì không có chỗ làm trong nhà nước, buộc phải ra đi, không muốn trở về Tổ quốc bởi sợ phải làm tớ cho thằng dốt, sợ phải làm việc trong một môi trường không lành mạnh, nặng về phe phái, bè cánh.

Trong khi thế giới người ta đã chuyển từ việc tuyển dụng dựa vào bằng cấp sang nhân lực sở hữu kỹ năng cụ thể, vào thực lực, thì ở ta bệnh sính bằng cấp, sính danh vẫn trầm kha. Tất yếu nhiều người sẽ chỉ lo “chạy” cho có tấm bằng chứ học thật thì lại thờ ơ.

Đó chỉ là lát cắt nhỏ bé trong vô vàn vấn đề của ngành giáo dục mà nhiều người cho rằng đã cần gióng lên hồi chuông, cần cải tổ lại thật căn cơ, trả lại sự trung thực. Có như vậy tương lai nước nhà mới có được nguồn nhân lực, cán bộ tốt, đủ sức đảm đương lãnh đạo, quản lý đất nước, phục vụ bộ máy chính trị, người tài mới không vắng bóng vì đã tìm “bến đỗ” phương xa.

Còn nếu không, nguy cơ suy vong cũng sẽ đến từ chính nền giáo dục nước nhà.

Quốc Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hạ viện Mỹ thông qua luật bảo vệ Đài Loan, Bắc Kinh tức tối


Hải quân Đài Loan tập trận chống xâm lược tại cảng Đài Bắc ngày 03/05/2019.


Hạ viện Mỹ hôm 07/05/2019 đã nhất trí thông qua dự luật ủng hộ Đài Loan, vốn đang phải đối phó với áp lực quân sự và ngoại giao của Trung Quốc. Động thái này diễn ra vào lúc quan hệ thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng, và Bắc Kinh giận dữ tuyên bố cần phải ngăn chận đạo luật.

Với 414 phiếu thuận và 0 phiếu chống, Hạ viện đã đồng lòng tái khẳng định các cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, với một nghị quyết không mang tính ràng buộc. 

Tất cả các dân biểu Mỹ cũng thông qua « Taiwan Assurance Act of 2019 », nhằm hỗ trợ Đài Loan và cổ vũ Đài Bắc gia tăng chi tiêu quốc phòng. Đạo luật lưu ý rằng Washington cần phải « thường xuyên bán vũ khí » cho Đài Loan, và ủng hộ sự tham gia của đảo quốc vào các tổ chức quốc tế. Dự luật này còn phải được trình lên Thượng viện, nhưng thời điểm hiện chưa rõ.

Bộ Ngoại giao Đài Loan hoan nghênh động thái « tích cực » trên đây, đồng thời bày tỏ lòng cảm kích. Thông cáo cho biết « Đài Loan sẽ tiếp tục sát cánh với chính quyền Hoa Kỳ để siết chặt thêm mối quan hệ đối tác giữa đôi bên ». 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng dự luật là một sự can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, và Bắc Kinh đã « nghiêm khắc cảnh báo »Washington về việc này. Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngăn chận tiến trình của dự luật, « xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, để không gây phương hại nặng nề cho sự hợp tác Mỹ-Trung trên các lãnh vực quan trọng, cho hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan ».

Reuters cho biết trong tuần này, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ dự kiến tổ chức năm buổi điều trần về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

dối trá nhằm che giấu cuộc chiến thương mại với Mỹ


BM

BM  

Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC) đã dùng việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, thao túng tiền tệ, trợ giá nhà nước, các sắc thuế và thao túng hệ thống luật trong hàng thập kỷ để mang lại cho các công ty Trung cộng lợi thế không chính đáng so với các công ty nước ngoài. Đằng sau điều này là mục tiêu đã tuyên bố một cách công khai là để “bắt kịp nhanh chóng” và “vượt trên” nước Mỹ.

Hiện nay chính quyền Trump đang vấp phải thách thức gay go nhằm chấm dứt các giao dịch không công bằng của ĐCSTC, nhiều hãng tin đã tô vẽ ý tưởng của “cuộc chiến thương mại” với Trung cộng như thể nó là một hiện tượng mới mẻ. Trên thực tế, đó là một cuộc chiến xảy ra đã hàng thập kỷ, nhưng nước Mỹ chỉ mới bắt đầu làm điều gì đó với nó.

 BM

Chứng mất trí mang tính lịch sử này có giá trị chiến lược. Đối với ĐCSTC, họ sử dụng tính chóng quên hay sự thiếu nhận thức rõ ràng của công chúng về quá khứ của họ để tự đóng khung mình như là nạn nhân của “cuộc chiến thương mại của Trump”. Và vài hãng tin có chính sách hoàn toàn chống đối lại những gì ông Trump đã thực hiện, đang cố tình vào hùa với trò chơi lừa đảo của Trung cộng nhằm phớt loại bỏ bối cảnh lịch sử.

Ngày 28 tháng Tư, ĐCSTC đã đưa ra một chiến thuật nhằm lợi dụng tính thiếu minh bạch trong lịch sử chiến tranh thương mại của họ: đó là đơn giản chối bỏ rằng nó đã từng xảy ra.

BM
  
Ông Shen Changyu, người đứng đầu Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung cộng, nói rằng những chỉ trích ĐCSTC về các chính sách sở hữu trí tuệ là “thiếu bằng chứng”.

“Những chỉ trích của một số nước về bảo hộ sở hữu trí tuệ của Trung cộng thiếu bằng chứng và không rõ ràng”, tờ Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời ông Shen Changyu.

Tất nhiên, có hàng đống chứng cứ. Những ước tính về giá trị của việc Trung cộng đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ là từ 13 tỷ USD đến 400 tỷ USD một năm. Một vài ước tính đánh giá thiệt hại về giá trị kinh tế Mỹ do bị Trung cộng đánh cắp sở hữu trí tuệ là hàng nghìn tỷ USD.

BM
  
ĐCSTC đã sử dụng một hệ thống khổng lồ – gồm tin tặc trong giới quân sự, gián điệp, nhà nghiên cứu, sinh viên và doanh nhân – để đánh cắp sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ. Gồm cả những tin tặc khét tiếng trong đơn vị quân đội 61398 của ĐCSTC – đơn vị đã bị chính quyền Obama buộc tội vì trộm cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Khi ĐCSTC cơ cấu lại các hoạt động quân sự của Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược mới, vào lúc đó, đơn vị 61398 chỉ là một trong 22 đơn vị tác chiến được biết chuyên tiến hành các hoạt động tương tự. Nó nằm trong Đơn vị thứ Ba thuộc cục tác chiến của Bộ Tổng tham mưu của ĐCSTC. Đơn vị thứ Ba này tập trung vào các hoạt động không gian mạng, phối hợp với Đơn vị thứ Hai, chuyên về các mạng lưới gián điệp.

BM
  
Từ năm 1986, đề án 863 của ĐCSTC đã định hướng chính sách vào đánh cắp kinh tế. Các chương trình bổ sung, như Chương trình Ngọn đuốc, Chương trình 211 và Chương trình 973, cũng chuyển hướng vào các hoạt động tương tự. Theo quyển “Gián điệp Công nghiệp Trung cộng” của ông William C. Hannas và cộng sự, “Mỗi một chương trình này tìm kiếm sự cộng tác và công nghệ của nước ngoài để bù đắp những khoảng cách chủ yếu.”

Từ đó, dựa vào Đề án 863, ĐCSTC đã bổ sung thêm "chính sách Trung cộng 2025" được xây dựng theo Kế hoạch 863 nêu rõ 10 lĩnh vực công nghệ liên quan nhằm làm ĐCSTC có ảnh hưởng chi phối – bằng mọi cách móc ngoặc hoặc lừa đảo.

Sau khi đánh cắp được sở hữu trí tuệ, ĐCSTC tái tạo đảo ngược nó qua các "Tổ Chức Quốc Gia Giới Thiệu Hàng" mới, còn được biết đến như là "Các Trung Tâm Chuyển Đổi Công Nghệ Quốc Gia" của Trung cộng. Theo tin từ Hannas và cộng sự, ĐCSTC đã tiến hành những hoạt động này vào năm 2001 và đến năm 2007 đã chỉ đạo quyết liệt hơn qua "Chương Trình Khuyến Khích Thực Hiện Chuyển Đổi Công Nghệ Quốc Gia."

BM
  
ĐCSTC điều khiển 202 trung tâm chuyển đổi này như là “các hình mẫu cho các cơ sở chuyển đổi khác mô phỏng”, gồm cả Cục Chuyên Gia Nước Ngoài nằm trong Uỷ Ban Quốc Gia Về Khoa Học Và Công Nghệ – thuộc văn phòng về người Trung cộng ở nước ngoài và trung tâm chuyển đổi công nghệ quốc gia tại trường đại học khoa học và công nghệ Hoa Đông.

“Những bản điều lệ của chúng chỉ ra một cách rõ ràng ‘công nghệ nước ngoài và trong nước’ là những mục tiêu ‘thương mại hoá,’ ” các tác giả tuyên bố trong quyển “Gián điệp công nghiệp Trung cộng”.

Cùng với những hoạt động này, ĐCSTC còn điều hành nhiều mạng lưới gián điệp công khai trên diện rộng trong Mặt trận thống nhất, gồm cả các mạng lưới giám sát dành cho đánh cắp kinh tế. Họ chỉ đạo các nhóm sinh viên, như Hội sinh viên và học giả Trung cộng để cài cắm các sinh viên Trung cộng một cách có chiến lược vào các vị trí và các ngành công nghiệp mục tiêu.

BM
  
ĐCSTC đã sử dụng trợ giá nhà nước, các biện pháp trừng phạt về pháp lý đối với các công ty nước ngoài, và gián điệp công nghiệp để làm cạnh tranh nước ngoài giảm giá trị và không đủ năng lực. Một ví dụ của điều này là các cuộc tấn công mạng trong “chiến dịch rồng đêm” của ĐCSTC từ năm 2013, được ĐCSTC sử dụng để do thám các đối thủ trong ngành công nghiệp năng lượng, khiến họ có khả năng bỏ thầu các hợp đồng với giá thấp.

BM
  
Chiến lược của ĐCSTC nhằm thay đổi những nhận thức về quy mô và tác động của việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của họ đơn giản là rất hiệu quả. Những hoạt động đánh cắp kinh tế của họ sử dụng cách tiếp cận “cái chết bởi hàng nghìn vết đâm” và có một hệ thống chính quyền khổng lồ đằng sau. Đó là một tội ác chống nước Mỹ đã xảy ra nhiều thập kỷ.



Joshua Philipp
Biên dịch: Dung Lê

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang

New York Times : Trump bị lỗ hơn 1 tỉ đô la trong vòng 1 thập niên

Trước cửa vào tòa tháp Trump (Trump Tower) trong khu Manhattan, New York, Hoa Kỳ, biểu tượng của đế chế kinh doanh nhà Trump. Ảnh chụp ngày 18/04/2019.



Tờ New York Times hôm qua 07/05/2019 đã tiết lộ các bản khai thuế cũ của ông Donald Trump. Các tài liệu mà tổng thống Mỹ luôn từ chối công bố đã được tờ báo nghiên cứu tỉ mỉ, cho thấy ông Trump từng bị lỗ đến 1,2 tỉ đô la trong vòng 10 năm, khác xa với những hình ảnh thành công trên thương trường mà ông chủ Nhà Trắng vẫn tô vẽ.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Những món nợ khổng lồ, thiệt mất trên 1 tỉ đô la trong vòng một thập niên, các vụ làm ăn thất bại, một cuộc sống xa hoa từ tiền vay ngân hàng và gia tài của người cha. Đó là chân dung của đế chế Trump, kết quả nghiên cứu các bản khai thuế từ năm 1985 đến 1994.

Nhà tỉ phú địa ốc đã bị lỗ lã rất nhiều tiền vào thời kỳ đó, khiến ông không phải trả thuế thu nhập trong vòng tám năm. Một hình ảnh hoàn toàn tương phản với những gì mà tổng thống thường khoe khoang.

Ông Donald Trump luôn tự giới thiệu là một tỉ phú đã đạt được vô số thành công, nhất là với cuốn sách tô đậm tài năng thương lượng của ông. Nhà kinh doanh địa ốc đúng là đã thắng trong một số thương vụ tài chính lớn, nhưng vào thời kỳ được tờ báo xem xét, số tiền lời của Donald Trump luôn bị những lỗ lã của doanh nghiệp nhấn chìm. 

Luật sư của tổng thống Mỹ khi được New York Times liên lạc đã cho rằng các bản khai thuế không thể cung cấp một hình ảnh đúng đắn về tình hình của thân chủ mình vào thời kỳ đó. 


nhận xét hiển thị trên trang