(Spirit of Democracy, trang 227-237)
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN GIẢ HIỆU
Nếu dân chủ phải giành chiến thắng trên khắp lục địa châu Á và trên thế giới thì nó sẽ phải chiến thắng ở những nơi mà chế độ độc tài thành công nhất. Và trong khi Singapore là nhà nước phi dân chủ thành công nhất về kinh tế, thì Trung Quốc đã và đang tham gia vào cuộc thử nghiệm kéo dài trong việc kết hợp độc tài chính trị lan vào mọi ngõ ngách của đời sống trong một đất nước đông dân nhất thế giới với phát triển kinh tế và tăng trưởng với tốc độ đã từng giúp những người cầm quyền Singapore duy trì được quyền lực lâu dài đến thế.
Năm 1986, theo chỉ đạo của lãnh tụ tối cao của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, thủ tướng Triệu Tử Dương đã thành lập đội đặc nhiệm nhằm kiểm tra khả năng cải cách chính trị. Nhiều người trong giới ăn trên ngồi trốc trong đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc ủng hộ công việc của lực lượng này, họ cho rằng “cải cách kinh tế không thể tiến lên được nếu không kèm theo cải cách chính trị” nhằm giải quyết tình trạng kém hiệu quả của bộ máy nhà nước tập quyền quá mức, hoàn toàn nằm dưới sự chi phối của đảng . Chính Đặng [Tiểu Bình] cũng thận trọng, ông ta chỉ coi cải cách là công cụ mà thôi. Năm 1987, ông đã loại bỏ người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc là Hồ Diệu Bang, sau khi Hồ [Diệu Bang] tỏ ra thích thú với cuộc cải cách theo chủ nghĩa tự do và quá khoan dung với những cuộc biểu tình của sinh viên. Nhưng Triệu [Tử Dương], người kế nhiệm Hồ [Diệu Bang] làm tổng bí thư và “người phụ tá đáng tin cậy” Bao Tong cũng có thiện cảm với sự nghiệp cải cách. Họ thành lập nhóm các “trí thức và quan chức theo chủ nghĩa tự do” để thảo luận về tham vọng tách đảng ra khỏi nhà nước, đưa vào một số biện pháp kiểm soát và đối trọng, thiết lập dần dần chế độ dân chủ (trong đó có cạnh tranh chính trị và tự do ngôn luận) trong nội bộ đảng Cộng sản, và xây dựng dần dần chế độ dân chủ ở cơ sở (bảo vệ hơn nữa các quyền tự do dân sự của quần chúng nhân dân). Triệu [Tử Dương] có suy nghĩ táo bạo; thậm chí ông còn đề nghị tổ chức các cuộc bầu cử có tính cạnh tranh cho các hội đồng nhân dân cấp tỉnh, tương đương với cơ quan lập pháp các bang của Hoa Kỳ, ngoại trừ sự kiện là hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc đông dân hơn hầu hết các nước trên thế giới. Mục tiêu của ông không phải là chế độ dân chủ tự do mà là hệ thống cộng sản đã được tự do hoá trong đảng, sẽ cai trị một cách có trách nhiệm và minh bạch hơn.
Một năm sau, đội đặc nhiệm đệ trình báo cáo, thảo luận về “nhu cầu và tính cấp bách của cải cách chính trị” . Mặc dù đội đặc nhiệm chỉ đưa ra những khuyến nghị chung chung, nhưng Đặng [Tiểu Bình] đã cảnh báo: “Chúng ta không thể bỏ chuyên chính. Chúng ta không được chấp nhận ý kiến về dân chủ hóa” . Tháng 10 năm 1987, Ban chấp hành Trung ương chấp thuận những nét đại cương của cuộc cải cách và không khí cho cuộc thảo luận đã được nới lỏng vào năm 1988. Nhưng tháng 4 năm 1989, kế hoạch này bị nổ tung, sinh viên trưởng Đại học Trung Quốc và các trường khác ở Bắc Kinh đã tụ tập để tưởng niệm Hồ Diệu Bang và phản đối việc nhà nước không tổ chức kỉ niệm một cách xứng đáng ngày mất của ông. Các sinh viên đã lợi dụng bầu không khí chính trị tương đối thoải mái lúc đó để tổ chức những cuộc biểu tình có đông người tham gia hơn trên quảng trường Thiên An Môn, họ lên án tệ tham nhũng và ủng hộ các quyền tự do mà về danh nghĩa là được hiến pháp bảo đảm. Cuối cùng, nhiều sinh viên và các nhà trí thức cùng với công nhân đã tham gia những cuộc biểu tình “được tổ chức ở một phần ba đến hai phần ba trong tổng số 434 thành phố của Trung quốc” . Lời kêu gọi dân chủ và cuộc động viên hơn một trăm ngàn người biểu tình chỉ riêng ở Bắc Kinh đã làm đảng Cộng sản hoảng hốt. Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và ngày 4 tháng 6 họ dọn dẹp quảng trường Thiên An Môn bằng một cuộc tấn công đẫm máu, đồng thời đập tan phong trào ủng hộ dân chủ. Triệu [Tử Dương] và những nhà cải cách theo đường lối tự do khác bị thanh trừng, Bao Tong bị 7 năm tù. Trải qua “kinh nghiệm cận tử” của đảng Cộng sản Trung Quốc và sau đó là vụ sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu, giới chóp bu cầm quyền ở nước này đã đè bẹp tất cả các triển vọng của các cuộc cải cách trong tương lai có thể nhìn thấy được.
Trung Quốc hiện nay là đất nước cởi mở và đa nguyên hơn hẳn hầu hết giai đoạn trong những năm 1980 và ngay sau biến cố Thiên An Môn. Những chiến dịch mang tính ý thức hệ điên cuồng đã trở thành dĩ vãng – thực vậy, phần lớn ý thức hệ cộng sản đã trở thành dĩ vãng. Các nhà tư bản giàu có được mời vào hàng ngũ của đảng, và những người cộng sản được đưa vào chính quyền cấp tỉnh hoặc là người quản lý của công ti quốc doanh đã trở thành những nhà tư sản giàu có. Khủng bố hàng loạt thời Mao [Trạch Đông], kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển và quyền lực đã nhường chỗ cho “chiến lược ‘đàn áp có chọn lọc’ tinh vi, chỉ nhắm vào những người thách thức công khai ... chính quyền, trong khi cho công chúng nói chung được yên. Trung Quốc là một trong vài nước độc tài cho phép tình dục đồng giới và cross-dressing (nam mặc quần áo dành cho phụ nữ và ngược lại – ND), nhưng bất đồng chính trị thì không” . Nhà nước cộng sản vẫn tàn bạo như cũ, tử hình từ năm tới mười hai ngàn người một năm, nhiều hơn tất cả các nước trên thế giới cộng lại . Các nhà báo, luật sư, các nhà hoạt động trong xã hội dân sự và các nhà trí thức cũng như tất cả những người thách thức hệ thống có khả năng bị bắt và bị bỏ tù (hay bị quản thúc tại gia). Nhưng chế độ độc tài của Trung Quốc đang ngày càng có hình thức tinh vi hơn, các tổ chức xâm nhập, các nhà doanh nghiệp, các nhà trí thức và sinh viên hợp tác với chế độ và sử dụng tới 30 ngàn “cảnh sát mạng” được huấn luyện để theo dõi các trang mạng và thư điện tử. Mục tiêu đầy tham vọng của biện pháp này là thanh lọc những trang web có chứa “thông tin độc hại” mà khoảng 140 triệu người sử dụng mạng ở Trung Quốc có thể tiếp cận (trong đó có 34 triệu blogger) và sử dụng “để chống chế độ trong những giai đoạn khủng hoảng ở tầm quốc gia” . Công cụ Internet của Trung Quốc hiện đang ngăn chặn những cụm từ và từ khóa “có tính lật đổ như dân chủ, nhân quyền, Pháp Luân Công (phong trào tôn giáo chống cộng) và ngày 4 tháng 6 (ngày chính phủ đàn áp sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn.
Với sức mạnh vô cùng to lớn của thị trường nước này, chế độ đã đe dọa, buộc những công ty nước ngoài như Google, Yahoo và Microsoft phải tự kiểm duyệt. Trong khi giúp đỡ xây dụng mạng Internet của Trung Quốc vào năm 1998, Cisco Systems đã bị “tố cáo là giúp chính quyền nước này lập trình các thiết bị để có thể lọc thông tin và theo dõi trên mạng” . Từ năm 2004, Trung Quốc đã tăng cường kiểm duyệt Internet bằng những biện pháp lọc tin hung hăng hơn, trong khi các nhà hoạt động nước ngoài tiến hành cuộc chiến tranh trên mạng để có thể vượt qua được những biện pháp này.
Có nhiều lý do để tin rằng một số hình thức của chế độ độc tài – có lẽ vẫn mang tên cộng sản, nếu không còn thực chất – có thể vẫn tồn tại trong một thời gian dài ở Trung Quốc. Vì, thứ nhất, một thế hệ cải cách kinh tế và mở cửa thị trường lớn nhất thế giới đã tạo ra được sự bùng nổ mà chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ là nó sắp kết thúc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn nằm trong khoảng từ 8 tới 10% (và thậm chí leo lên tới 10% vào năm 2006, theo số liệu chính thức) . Hai mươi lăm năm sau khi Đặng Tiểu Bình giành được quyền lực vào năm 1978, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc tăng gấp bảy lần, và khoảng 250 triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo . Số lượng báo in tăng gấp ba lần và số đầu sách tăng mười một lần. Hiện nay, cứ hai hộ gia đình thì đã có hơn một chiếc TV, thế mà năm 1978, trong một ngàn gia đình thì chỉ ba gia đình có TV mà thôi . Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2004, chỉ số phát triển con người nói chung của Trung Quốc đã tăng được khoảng 50% . Nếu phần lớn người dân không còn cảm thấy gắn bó về mặt ý thức hệ với nhà nước cộng sản, thì chí ít họ cũng có vẻ hài lòng với những điều mà hệ thống đang làm nhằm cải thiện mức sống của họ. Tuy nhiên, những người được hưởng lợi nhiều nhất lại là những người dễ gây ra rắc rối nhất, đấy là những kẻ ăn trên ngồi trốc trong lĩnh vực kinh doanh ở đô thị, những người có nghề nghiệp và các trường đại học.
Còn có những lý do về mặt chính trị để dự đoán được điều mà nhà chính trị học của đại học Columbia (Columbia University), Andrew Nathan, một chuyên gia về Trung Quốc và cũng là người ủng hộ dân chủ, gọi là sự dẻo dai của chế độ độc tài. Trong nhiều khía cạnh, hệ thống này đã vượt qua quyền lực độc đoán của cá nhân thời Mao [Trạch Đông] hay thậm chí là thời Đặng [Tiểu Bình] và ngày càng trở thành thiết chế hóa hơn. Quy trình và quy tắc kế vị các vị trí lãnh đạo và thời gian nắm quyền có giới hạn bảo đảm sự luân chuyển những người cầm quyền. Ảnh hưởng của quân đội và các cán bộ già nua đã nghỉ hưu cũng giảm đi rất nhiều. Các lãnh đạo được học hành và được đào tạo tốt hơn, trọng dụng hơn trong quá trình tuyển dụng và ít bị chia rẽ hơn. Và có nhiều phương tiện hơn để nhân dân tham gia và phàn nàn về quá trình ra quyết định, từ những cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh trong làng xã (được tiến hành lần đầu tiên năm 1987), những hội đồng nhân dân các cấp tới việc công dân có thể nộp đơn kiện về mặt hành chính các cơ quan chính phủ .
Từ đầu những năm 1990, những cải cách quản trị khác cũng đã được áp dụng nhằm đưa công tác quản lý hành chính vào khuôn khổ, giảm sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, lập ra các cơ quan quản lý tài chính, áp dụng biện pháp cạnh tranh trong việc mua sắm của chính phủ, cải thiện công tác thu thuế – và gần đây nhất – bắt đầu dọn dẹp khu vực ngân hàng đã bị kéo căng ra đến mức nguy hiểm, với gánh nặng của các khoản nợ xấu, và bỏ tù những người phạm tội tham nhũng nhất. Dali Yang, một nhà chính trị học gốc Hoa ở Đại học Chicago (University of Chicago) khẳng định rằng những cuộc cải cách này “đã giúp nâng cao hiệu quả, cải thiện tính minh bạch và công bằng trong quản lý hành chính” và “môi trường kinh doanh” . Nathan, Yang và những người khác cho rằng ban lãnh đạo đương đại của Trung Quốc là những người thông minh, có trình độ, thực dụng, phi dân chủ – và sẽ cón nắm quyền trong một thời gian dài nữa.
CHUYỂN HÓA ĐỘC TÀI
Nhưng dài là bao lâu? Và làm sao các nhà cầm quyền cộng sản thoát ra khỏi giai đoạn độc tài? Có bốn kịch bản khả dĩ sau đây.
Chính quyền độc tài có thể kéo dài suốt nhiều thập kỉ, với quá trình chuyển hóa dần dần từ chế độ độc tài hiện tại đến chế độ “pháp quyền tư vấn” (consultative rule of law), tức là độc lập về tư pháp, đa nguyên trong lĩnh vực dân sự và những biện pháp giao tiếp giữa người dân và chính quyền nhưng không có các cuộc bầu cử có tính cạnh tranh hay, đáng sợ hơn, từ bỏ vai trò bá quyền của Đảng Cộng sản . Nói cách khác, hệ thống của Trung Quốc sẽ dần dần hội tụ với mô hình Singapore, trở thành không còn là nước cộng sản nữa và cũng không đàn áp một cách trắng trợ nữa. Nhưng ngoài sự khác biệt đập ngay vào mắt là quy mô giữa hai nước, tham nhũng ở Trung Quốc hiện đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đến mức thật khó tưởng tượng làm sao có thể ngăn chặn trừ khi người dân có quyền, một cách dân chủ, buộc những người lãnh đạo phải có trách nhiệm giải trình. Và nếu Trung Quốc không thực sự hướng về phía nhà nước “pháp quyền tư vấn” với bộ máy tư pháp thực sự độc lập và không gian lớn hơn nữa cho các phương tiện truyền thông độc lập và cho các tổ chức dân sự và bất đồng chính kiến, thì phong trào quần chúng – ở quy mô mà các nhà cầm quyền Singapore thậm chí không hề nghĩ tới – chắc chắn sẽ xuất hiện nhằm đòi hỏi chế độ dân chủ đầy đủ, như đã từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc trong thế kỉ vừa qua . Đấy chính là lý do vì sao các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sợ những cuộc cải cách do Mikhail Gorbachev thực hiện ở Liên Xô. Các nhà dân chủ của chính Trung Quốc cũng đồng ý như thế. Cách đây chưa lâu, một nhà khoa bảng hàng đầu đã nói với tôi: “Tiến trình cải cách của Trung Quốc tích tụ rủi ro. Trung Quốc như con tàu đang tăng tốc mà không có phanh. Nó sẽ tiếp tục chạy, vượt qua mô hình Singapore”.
Kịch bản thứ hai là một quá trình chuyển hóa dần dần thành chế độ dân chủ mà động lực là phát triển kinh tế – như đã từng xảy ra ở Đài Loan và (nhanh hơn) ở Hàn Quốc. Theo ước tính của nhà kinh tế học tại Viện Hoover, cũng là cựu chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia, Henry S. Rowen, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, thậm chí nếu có chậm lại một chút, ví dụ, 7% một năm. Tốc độ tăng trưởng đó sẽ làm tăng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc từ 6.000 USD hiện nay (tính bằng sức mua tương đương) lên 10.000 USD (theo giá USD năm 2006) vào năm 2015 – ngang với Mexico và Malaysia hiện nay và cao hơn một chút so với thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc vào thời điểm nước này chuyển sang dân chủ vào năm 1987. Năm 2015, Rowen dựa đoán chí ít Trung Quốc cũng sẽ trở thành nước “tự do phần nào” (theo xếp hạng của Freedom House về các quyền chính trị và quyền tự do dân sự). Giả sử một tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 5% một năm trong mười năm sau, Rowen dự đoán rằng đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên đến 14.000 USD (theo giá USD năm 2006), ngang với Argentina và Ba Lan ngày hôm nay. Vào thời điểm đó, Rowen dự đoán, Trung Quốc sẽ tiến hành quá trình chuyển hóa dân chủ, mà động lực là các lực lượng nội bộ, như đã thảo luận trong Chương 4: trình độ giáo dục và thông tin gia tăng, sự phức tạp của xã hội và chủ nghĩa đa nguyên ngày càng tăng lên, ép nhà nước phải bảo đảm nhiều quyền tự do chính trị và cạnh tranh hơn thì mới duy trì tính chính danh .
Bằng chứng của điều tra dư luận ủng hộ cho phân tích của Rowen. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2002, mức độ ủng hộ các giá trị dân chủ ở Trung Quốc đại lục đã tăng lên đáng kể, mặc dù vẫn thấp hơn hẳn so với Hong Kong và Đài Loan. Ví dụ, số người Trung Quốc đồng ý với tuyên bố: “Người lãnh đạo chính phủ cũng giống như người đứng đầu gia đình, chúng ta phải làm theo tất cả các quyết định của ông ta” đã giảm từ 73 xuống còn 53%; những người sẵn sàng để cho “các nhà lãnh đạo liêm khiết về mặt đạo đức... quyết định tất cả mọi thứ” giảm từ 70 xuống còn 47%; những người nói rằng quan tòa nên chấp nhận những hướng dẫn của ngành hành pháp trong quá trình xét xử những vụ án quan trọng giảm từ 64 xuống còn 45% – tất cả diễn ra chỉ trong một thập kỉ. Năm 2002, tỉ lệ người bác bỏ các giá trị độc tài không khác nhiều so với Đài Loan hồi giữa những năm 1980, ngay trước khi nước này tiến hành công cuộc chuyển hóa sang dân chủ . Hơn nữa, đặc điểm của cá nhân liên quan mật thiết với sự ủng hộ các giá trị dân chủ ở Trung Quốc là trình độ học vấn. Khi người Trung Quốc được học hành tốt hơn, họ sẽ tiếp tục là những người ủng hộ các giá trị dân chủ mạnh mẽ hơn .
Hai khả năng cuối cùng cho quá trình chuyển hóa sang chế độ dân chủ ở Trung Quốc giả định rằng hệ thống này sẽ không tồn tại được lâu và cũng không tự chuyển hóa một cách từ từ như là kết quả của sự thành công của chính Trung Quốc. Nó sẽ sụp đổ, để trở thành một hình thức mới của chủ nghĩa độc tài hay chế độ dân chủ. Những quan điểm rất khác nhau này thể hiện sự thối rữa đã tích tụ trong nền tảng của sự thần kì về kinh tế của Trung Quốc, một nhà nước đảng trị mà nhà nghiên cứu chính trị học Minxin Pei khẳng định rằng sẽ không có khả năng giải quyết và cải tổ, bởi vì đảng và nhà nước chính là cốt lõi của vấn đề. Pei, một học giả thường trú tại Carnegie Endowment ở Washington, tương tự như Dali Yang, sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc và hiện là một trong những học giả hàng đầu về Trung Quốc ở Hoa Kỳ, khẳng định rằng chế độ độc tài ở Trung Quốc không còn là “phát triển” nữa. Không những thế, đấy là “nhà nước cướp bóc đã được phân quyền”, trong đó, “lợi ích cá nhân của các nhân viên của nó” – kiếm tiền khi vụ bùng nổ còn tiếp tục và làm giàu một cách nhanh chóng nhất có thể, bằng bất cứ phương tiện nào – đang từ từ phá hủy sự ổn định chính trị. Kết quả là tăng trưởng kinh tế không bền vững, “đạt được do bất bình đẳng gia tăng, hạn chế đầu tư cho nhân lực, phá hủy môi trường, và tham nhũng tràn lan” . Nhiều thành phố và thị trấn đã và đang chứng kiến tội phạm có tổ chức kiểm soát lĩnh vực kinh doanh với sự thông đồng và bảo vệ của chính quyền đến mức những khu vực này đã trở thành “nhà nước mafia khu vực” . Những người cầm quyền ở địa phương cướp bóc nông dân nghèo, thu các khoản thuế và lệ phí bất hợp pháp và bán lại đất của nông dân cho các doanh nghiệp có lợi nhuận cao . Một báo cáo của chính phủ năm 2006 “khẳng định rằng, hơn 60% các vụ mua lại đất gần đây để xây dựng là bất hợp pháp” . Tháng 9 năm 2006, “công ty kiểm toán hàng đầu của nước này cảnh báo rằng nạn cướp bóc và lạm dụng tài sản của chính phủ đã phá hoại nhiều tài sản và là mối đe dọa lớn nhất đối với các quốc gia” . Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ra đòn với một số quan chức cao cấp, nhưng đây là những vụ thanh trừng có chọn lọc – nhằm vô hiệu hóa các đối thủ – và không thể giải quyết được quy mô của cuộc khủng hoảng. Pei và các nhà phê bình khác dự đoán rằng hệ thống này chỉ có thể tự điều chỉnh một cách hời hợt, không hơn; sớm muộn gì nó cũng thua “sự năng động mang tính tự hủy, có mặt trong hầu hết các chế độ chuyên quyền: trách nhiệm giải trình chính trị thấp, thiếu trách nhiệm trước dân, thông đồng và tham nhũng” .
Nhìn theo cách này, Trung Quốc đang bị mắc kẹt trên đường chuyển hóa và thiếu phương tiện mang tính thiết chế hoặc thiếu ý chí để hoàn thành quá trình chuyển hóa. Chẳng bao lâu nữa, những căn bệnh này sẽ cản trở, không cho kinh tế phát triển, làm gia tăng thái độ bất mãn của dân chúng, và tiếp tục bào mòn tính chính danh và năng lực của nhà nước. Pei không nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ sụp đổ trong tương lai gần. Không những thế, hệ thống có thể tiếp tục “mắc kẹt trong tình trạng trì trệ về kinh tế và chính trị kéo dài” trước khi nó sụp đổ hẳn, về mặt chính trị cũng chẳng khác gì người ta đồng loạt rút tiền ra khỏi một ngân hàng nào đó, đấy là nói nếu trước đó hệ thống không tiến hành cải cách một cách căn bản . Hiện nay, Trung Quốc đang chứng kiến một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của một chế độ đã mất niềm tin vào chính nó. Năm 2006, một nhà trí thức có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc nói với tôi rằng ngày càng có nhiều quan chức cộng sản Trung Quốc gửi tài sản của mình ra nước ngoài. "Chúng tôi bi quan [về tương lai của chế độ]”, ông nói. “Nhưng họ còn bi quan hơn”.
Pei tin rằng chế độ sụp đổ có khả năng dẫn đến một hình thức độc tài mới (hay sự thất bại nhà nước) cũng như có thể dẫn tới chế độ dân chủ. Tuy nhiên, có một quan điểm tràn đầy hi vọng về cái đích mà “nạn tham nhũng, quản trị tồi, bất công, bất ổn, và đàn áp” sẽ dẫn tới: đấy là chế độ dân chủ . Trong tác phẩm có tính khiêu khích của mình, nhan đề Tương lai dân chủ của Trung Quốc (China’s Democratic Future), Bruce Gilley, một nhà chính trị học Canada, người đã dành gần một thập kỉ để tường trình về Trung Quốc, đã trình bày điều mà tôi nghĩ là kịch bản chuyển hóa hợp lí nhất đối với Trung Quốc.
Thành công hay thất bại thì tất cả các chế độ độc tài cũng đều bị nguyền rủa. Nếu ngoại suy của Rowen về tương lai phát triển của nền kinh tế Trung Quốc là chính xác thì năm 2025 hoặc một ngày nào đó tương tự như thế trong tương lai còn khá xa, đa phần người Trung Quốc sẽ bước vào tầng lớp trung lưu. Sau khi đã có cuộc sống tốt hơn về vật chất thì họ sẽ muốn nhiều hơn: công lí, nhân phẩm, trách nhiệm giải trình, có quyền cất lên tiếng nói của mình. Ngay cả trong cái tương lai đã được hình thành bằng những nỗ lực cải cách từ từ và quản trị tốt hơn, tầng lớp trung lưu mới này chắc chắn sẽ thể hiện sự bất bình trước nạn tham nhũng ở địa phương, những biểu hiện của sự thiên vị và áp bức, và chính phủ trung ương sẽ không thể giải quyết được những vấn đề này nếu thiếu cơ chế dân chủ, tức là cơ chế cung cấp cho cử tri ở tất cả các cấp chính quyền khả năng thay thế những nhà lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ. Đây là phiên bản lạc quan. Trong kịch bản bi quan hơn: Nếu thu nhập quốc gia của Trung Quốc đạt mức như Rowen dự đóan mà bất bình đẳng và hiện tượng nghèo đói không giảm “thái độ cực đoan của người nghèo” sẽ đạt quy mô mang tính bùng nổ và thay đổi chính trị sẽ diễn ra theo cách khác, bạo lực hơn . Trong cả hai kịch bản, Gilley khẳng định, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải sẽ phải đối mặt với xã hội dân sự rộng lớn hơn, tháo vát hơn và liên kết với nhau tốt hơn xã hội dân sự đã hiện diện trong cuộc nổi dậy dân chủ vào năm 1989. Đây là hậu quả không thể tránh khỏi của thế hệ của cải cách thị trường và bành trướng diễn ra nhanh đến chóng mặt trong thập kỉ vừa qua . Với sự bùng nổ của sách, báo, TV và máy tính, “Trung Quốc hiện đã tràn ngập thông tin, đã từng bị coi là có tính phản loạn như hồi những năm đầu l990” . Số lượng các NGO đăng ký chính thức với chính quyền đã tăng từ 4.500 vào năm 1988 lên hơn 300.000 vào năm 2006, và người ta cho rằng thực tế lớn hơn mười lần con số đó .
Muốn đáp ứng kì vọng của xã hội tự tin hơn, có hiểu biết hơn, liên kết chặt chẽ hơn và đòi hỏi theo tinh thần dân chủ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chí ít cũng sẽ phải cho phép nhiều quyền tự do hơn để dân chúng tổ chức, thảo luận, và hội họp, và những cuộc bầu cử có cạnh tranh nhằm thay thế các nhà lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ ở cấp chính quyền cao hơn là làng xã. Giới ăn trên ngồi trốc cầm quyền ở Trung Quốc biết cải cách sẽ dẫn đến đâu – dẫn tới chế độ dân chủ và rất có thể là đảng Cộng sản sẽ mất quyền lực – và đây là lý do vì sao họ đã và đang chống lại nó. Nhưng kháng cự mãi có thể dẫn đến cơn chấn động vì những vụ phản đối như năm 1989, nhưng lần này là từ xã hội dân sự rộng lớn hơn, liên kết hơn, có thể lật nhào chế độ ngay lập tức và quan trọng nhất là, trước khi các nhà lãnh đạo đảng có thể đảm bảo được tính mạng và tài sản của họ. Vì vậy, đến một lúc nào đó (như người ta đã làm ở Hàn Quốc và Đài Loan) khi tầng lớp cầm quyền quyết định rằng tốt hơn là chấp nhận nguy cơ mất quyền chứ đừng để xảy ra nguy cơ mất tất cả. Vì nếu tình hình xấu đi, họ cũng có thể có các cố vấn, những người nhắc nhở họ về những bài học của lịch sử chưa xa: “Những chế độ chờ đợi quá lâu đã từng chứng kiến những nhà cầm quyền bị lôi ra khỏi văn phòng và bị cho một phát đạn vào sọ” .
Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng tiến hành những cuộc cải cách dân chủ một cách từ từ. Như Pei đã chỉ ra, những cuộc cải cách khiêm tốn được tung ra hồi cuối những năm 1980 đã bị ngưng lại. Những cuộc bầu cử có tính cạnh tranh cho những hội đồng làng xã ngày càng bị những ông trùm của đảng ở địa phương và bọn tội phạm hình sự thao túng. Đại hội Nhân dân Toàn quốc (quốc hội Trung Quốc) không trở thành cơ quan lập pháp và có quyền giám sát thật sự; không có dự luật nào do các đại biểu đề xuất trở thành luật, và những cuộc họp hàng năm của cơ quan này vẫn chỉ là, như tờ New York Times nhận xét trong bài xã luận gần đây, “Một chương trình được dàn dựng nhằm đóng dấu lên những quyết định đã có sẵn từ trước” . Số vụ kiện hành chính giảm hẳn, nguyên đơn phát hiện ra là trong năm vụ thì họ chỉ có cơ hội thành công trong một vụ mà thôi. Ngày càng nhiều luật sư bị giam giữ và bị chính quyền lăng mạ. Các tòa án vẫn chưa có đủ nhân viên và bị chính trị hóa quá cao . Việc cắt xén theo lối bảo thủ công cuộc cải cách chính trị dường như sẽ không được người ta uốn nắn lại, vì như Gilley giải thích, các nhà lãnh đạo cộng sản “bị giam hãm trong chính những việc họ đã làm. Họ có thể từ chối cải cách và đối mặt với những vụ phản đối hay tiến hành cải cách và mất việc” .
Sự tức giận và phản đối của dân chúng có thể xuất phát không chỉ từ sự nôn nóng muốn có dân chủ do quá trình phát triển tạo ra, như ở Hàn Quốc trong những năm 1980, mà còn từ sự phá sản của chế độ độc tài. Tương tự như những triều đại Trung Quốc trước đây, chế độ cộng sản có thể đánh mất “thiên mệnh" khi những căn bệnh do quản trị tồi gây ra đạt đến khối lượng tới hạn. Tội phạm, tham nhũng, ô dù, gian lận trong lĩnh vực ngân hàng, hành động bạo ngược của chính quyền địa phương, thiếu trách nhiệm của chính quyền quốc gia, và một loạt những căn bệnh khác đang đe dọa chế độ, như Gilley và Pei đã khẳng định. Bất bình đẳng về kinh tế gia tăng đột ngột, đến mức “ngang với những nước bất bình đẳng nhất ở Mỹ Latin hay châu Phi” và có thể trở thành một cú hích chứa đầy nọc độc . Khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa thành thị và nông thôn đang gia tăng nhanh chóng. Nông thôn phát triển chậm và tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt, thanh niên phải chuyển vào các thành phố và tạo thành một đám đông dân nhập cư không gốc rễ, sẵn sàng bị lôi kéo vào các cuộc phản đối. “Lúc nào cũng có hơn 120 triệu lao động di cư từ nông thôn tìm việc làm, lang thang trên đường trong các thành phố của Trung Quốc” . Thiếu đầu tư vào lĩnh vực y tế và giáo dục trong một thời gian dài – làm cho đất nước dễ bị những dịch bệnh như AIDS và cúm gia cầm tấn công hay lâm vào khủng hoảng vì bệnh SARS năm 2003 – đã tước đoạt của những người nghèo ngay quyền tiếp cận hạn chế đối với việc chăm sóc sức khỏe mà họ được hưởng trong chủ nghĩa cộng sản (trên thực tế). Các loại bệnh mãn tính đang bùng nổ, năm 2006 HIV được báo cáo là đã tăng 30%, bệnh viêm gan ảnh hưởng tới 10% dân số . Một phần ba đất đai của Trung Quốc đã bị xói mòn nghiêm trọng, ba phần tư số hồ và một nửa chiều dài của các dòng sông đã bị ô nhiễm; một phần ba của ba mươi ba ngàn đập thủy điện của Trung Quốc (trong đó có một trăm đập lớn) “bị cho là ‘khiếm khuyết’”. Kết quả, nạn sa mạc hóa lan rộng (tới sát Bắc Kinh), ô nhiễm hủy hoại môi trường và những trận lũ lụt có sức tàn phá rất mạnh . Lại còn tình trạng đường xá và an toàn lao động: năm 2002 hơn một trăm ngàn người chết vì tai giao thông, một trăm ngàn người bị bệnh vì thuốc diệt chuột rò rỉ ra môi trường sống của con người, số người chết trong quá trình khai thác mỏ gấp mười ba lần so với Ấn Độ . Trong thập kỉ tới, bất cứ vấn đề nào trong những vấn đề này, chưa nói tác động phức tạp giữ chúng với nhau, đều có thể bùng nổ thành khủng hoảng – hay thành cái mà Gilley gọi là “khủng hoảng di căn”, đấy là khi sự rối loạn chức năng lây lan qua ranh giới ban đầu của nó, ảnh hưởng tới các chức năng khác và cả nước”
Giới ăn trên ngồi trốc cầm quyền ở Trung Quốc – những nhà quản lý ngày càng có trình độ hơn có thể tiếp tục đối phó, đến một lúc nào đó. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu họ có thể giải quyết được những căn bệnh đang gậm nhấm dần nền tảng của sự ổn định. Nếu họ không làm được như thế, trong lúc thành tích về kinh tế và chính trị suy giảm, bất kì một cuộc khủng hoảng nào – thị trường chứng khoán sụp đổ, thảm họa môi trường, không quản lý tốt dịch bệnh – có thể làm chế độ tan rã. Vì những lí do thuần túy thực dụng, các chủ doanh nghiệp, thậm chí ngay cả những người từng trung thành với chế độ, những người không có cam kết đặc biệt nào với dân chủ có thể là những người đầu tiên bỏ chạy. Cũng có thể nói như thế về tầng lớp trung lưu đang lớn dần, đấy là những người chứng kiến chính phủ đang lãng phí những khoản thuế khóa lấy từ những đồng tiền mà phải khó khăn lắm họ mới kiếm được. Hiện nay, doanh nhân ở một số vùng đang âm thầm cung cấp tiền cho các nhà hoạt động và các trí thức dân chủ.
Tôn giáo, trụ cột đang lớn lên của xã hội dân sự cũng là mối nguy tiềm tàng không kém đối với chính quyền Cộng sản. Pháp Luân Công là biểu hiện chống cộng công khai, một phong trào mới xuất hiện trong thời gian gần đây, dựa vào Phật giáo và các giáo lí và thực hành truyền thống khác của Trung Quốc. Chính phủ ước tính có khoảng 70 triệu tín đồ Pháp Luân Công ở Trung Quốc khi họ tung ra chiến dịch đàn áp tàn bạo vào năm 1999 . Mặc dù vẫn còn bị cấm, nhưng Pháp Luân Công vẫn giữ được lực lượng ngầm khá mạnh, sau đó tìm cách phân phối các ấn phẩm của mình – trong đó có “chín bài phê phán” (Cửu bình) đảng Cộng Sản – một cách bí mật và trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. Kitô giáo cũng phát triển rất nhanh. Bên cạnh khoảng 35 triệu tín đồ của giáo hội được nhà nước cho phép, còn có rất nhiều người tiến hành các nghi lễ trong nhà thờ không đăng kí hoặc nhà thờ “tại gia”, số lượng các Kitô hữu có thể lên đến hơn 100 triệu, nhiều hơn số đảng viên chính thức: Hiện đảng này có 70 triệu đảng viên .Điều mà chế độ phải lo là đảng đã đánh mất phần lớn niềm tin, trong khi Kitô giáo và những tôn giáo có tổ chức khác đang chiếm lĩnh khoảng chân không vừa hình thành. Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà lãnh đạo và trí thức đứng sau phong trào Thiên An Môn năm 1989 đã trở thành những tín đồ Kitô giáo sùng đạo, trong khi một số người khác gia nhập Pháp Luân Công. Rất ít hệ thống đức tin có sức động viên và đoàn kết mọi người vì sự nghiệp chung như tôn giáo.
Ngoài ra, còn có hệ thống niềm tin của chính dân chủ nữa, niềm tin này có thể tương thích với và thậm chí còn kích thích bởi tôn giáo . “Nhiều người cho rằng Trung Quốc có những nhà lãnh đạo có tư tưởng tự do hơn là Liên Xô” khi nước này tiến hành công cuộc chuyển hóa . Các tư tưởng tự do và dân chủ và tác phẩm kinh điển được lưu hành ở Trung Quốc – không chỉ ở các trường đại học, mà còn trong trường học và các viện nghiên cứu của chính phủ và thậm chí cả trong đảng Cộng sản . Những lời lên án của những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân về nhà nước tự cao tự đại (trong đó có nhà kinh tế học người Áo, Friedrich Hayek) cũng rất phổ biến, và nhiều tác phẩm viết về dân chủ cũng đang được âm thầm dịch sang tiếng Trung Quốc. Nhưng, các nhà tư tưởng theo đường lối dân chủ của Trung Quốc còn quay lại với tác phẩm kinh điển của Nho giáo và Đạo giáo trong chính nền văn hóa của họ và giải thích lại những tác phẩm này theo tinh thần của những đòi hỏi của dân chủ đương thời. Cùng với các nghệ sĩ và các nhà văn, các học giả này đang tìm cách để biến “kiến thức thành văn hóa”, như một người trong số họ đã nói với tôi. Các nhà hoạt động dân bí mật của Trung Quốc cũng là những người sáng tạo, họ in và lưu hành những cuốn sách cấm và những tờ tạp chí theo đường lối cải cách và tìm cách tránh những người theo dõi người dung trên Internet, bằng cách sử dụng những từ đã mã hóa để lừa công an mạng.Thế giới ảo của e-mail, blog, điện thoại di động và tin nhắn tạo điều kiện cho người ta kết nối với nhau và giữ liên lạc từ khoảng cách rất xa thông qua một loạt những hoạt động khác nhau. Vì tất cả những lý do này, mạng lưới của xã hội dân sự trên toàn quốc, thiết yếu cho phong trào dân chủ mang tính quần chúng đang từ từ được định hình và có thể làm rung chuyển cả hệ thống khi xảy ra cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Trong một loạt kịch bản mà Druce Gilley và các nhà quan sát khác hình dung về Trung Quốc, sự xuất hiện của phong trào dân sự quần chúng sẽ làm cho ban lãnh đạo cấp cao chia rẽ. Các nhà cải cách và những người thực dụng trong đảng sẽ tìm cách đàm phán với những người ôn hòa trong phe đối lập dân chủ. Như ở Tây Ban Nha, Mỹ Latin, Ba Lan và những nơi khác, các hiệp ước được kí kết sẽ cung cấp sự nhượng bộ “đủ sức giữ uy tín và quyền lợi” cho giới ăn trên ngồi trốc bảo thủ, cũng như giới quân sự, những người có thể ra khỏi tổ chức đảng ngay trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng bằng cách không lặp lại sai lầm của năm 1989 .
Lúc đó câu hỏi sẽ là liệu có tổ chức nào trong xã hội có thể đưa ra phương án thay thế về chính trị để người dân lựa chọn hay không. Hiện nay chưa có, nhưng ở Nga trong năm 1990 cũng không có. Và tôi đoán là những sự kiện xảy ra ở Nga cũng sẽ xảy ra ở Trung Quốc: một liên minh rộng rãi các lực lượng đối lập sẽ tạm thời liên kết nhau nhằm lật đổ chế độ cộng sản, trước khi mỗi nhóm sẽ đi theo con đường riêng của mình. Hoàn toàn không thể nói chắc được là Trung Quốc sẽ trở thành nước dân chủ có sức sống và hoạt động hiệu quả vào năm 2025, nhưng đến lúc đó đảng Cộng sản (nếu vẫn còn giữ được quyền lực) sẽ cai trị Trung Quốc trong bảy mươi sáu năm – lâu hơn thời gian cầm quyền của đảng Cộng sản Nga và đảng Cách mạng Thể chế Mexico (hai đảng này đều cầm quyền 70 năm). Vì vậy, tôi có thể đánh liều mà dự đoán như sau: năm 2025, Ấn Độ sẽ về cơ bản vẫn có hệ thống chính trị như ngày hôm nay, nhưng Trung Quốc thì không.
Một năm sau, đội đặc nhiệm đệ trình báo cáo, thảo luận về “nhu cầu và tính cấp bách của cải cách chính trị” . Mặc dù đội đặc nhiệm chỉ đưa ra những khuyến nghị chung chung, nhưng Đặng [Tiểu Bình] đã cảnh báo: “Chúng ta không thể bỏ chuyên chính. Chúng ta không được chấp nhận ý kiến về dân chủ hóa” . Tháng 10 năm 1987, Ban chấp hành Trung ương chấp thuận những nét đại cương của cuộc cải cách và không khí cho cuộc thảo luận đã được nới lỏng vào năm 1988. Nhưng tháng 4 năm 1989, kế hoạch này bị nổ tung, sinh viên trưởng Đại học Trung Quốc và các trường khác ở Bắc Kinh đã tụ tập để tưởng niệm Hồ Diệu Bang và phản đối việc nhà nước không tổ chức kỉ niệm một cách xứng đáng ngày mất của ông. Các sinh viên đã lợi dụng bầu không khí chính trị tương đối thoải mái lúc đó để tổ chức những cuộc biểu tình có đông người tham gia hơn trên quảng trường Thiên An Môn, họ lên án tệ tham nhũng và ủng hộ các quyền tự do mà về danh nghĩa là được hiến pháp bảo đảm. Cuối cùng, nhiều sinh viên và các nhà trí thức cùng với công nhân đã tham gia những cuộc biểu tình “được tổ chức ở một phần ba đến hai phần ba trong tổng số 434 thành phố của Trung quốc” . Lời kêu gọi dân chủ và cuộc động viên hơn một trăm ngàn người biểu tình chỉ riêng ở Bắc Kinh đã làm đảng Cộng sản hoảng hốt. Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và ngày 4 tháng 6 họ dọn dẹp quảng trường Thiên An Môn bằng một cuộc tấn công đẫm máu, đồng thời đập tan phong trào ủng hộ dân chủ. Triệu [Tử Dương] và những nhà cải cách theo đường lối tự do khác bị thanh trừng, Bao Tong bị 7 năm tù. Trải qua “kinh nghiệm cận tử” của đảng Cộng sản Trung Quốc và sau đó là vụ sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu, giới chóp bu cầm quyền ở nước này đã đè bẹp tất cả các triển vọng của các cuộc cải cách trong tương lai có thể nhìn thấy được.
Trung Quốc hiện nay là đất nước cởi mở và đa nguyên hơn hẳn hầu hết giai đoạn trong những năm 1980 và ngay sau biến cố Thiên An Môn. Những chiến dịch mang tính ý thức hệ điên cuồng đã trở thành dĩ vãng – thực vậy, phần lớn ý thức hệ cộng sản đã trở thành dĩ vãng. Các nhà tư bản giàu có được mời vào hàng ngũ của đảng, và những người cộng sản được đưa vào chính quyền cấp tỉnh hoặc là người quản lý của công ti quốc doanh đã trở thành những nhà tư sản giàu có. Khủng bố hàng loạt thời Mao [Trạch Đông], kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển và quyền lực đã nhường chỗ cho “chiến lược ‘đàn áp có chọn lọc’ tinh vi, chỉ nhắm vào những người thách thức công khai ... chính quyền, trong khi cho công chúng nói chung được yên. Trung Quốc là một trong vài nước độc tài cho phép tình dục đồng giới và cross-dressing (nam mặc quần áo dành cho phụ nữ và ngược lại – ND), nhưng bất đồng chính trị thì không” . Nhà nước cộng sản vẫn tàn bạo như cũ, tử hình từ năm tới mười hai ngàn người một năm, nhiều hơn tất cả các nước trên thế giới cộng lại . Các nhà báo, luật sư, các nhà hoạt động trong xã hội dân sự và các nhà trí thức cũng như tất cả những người thách thức hệ thống có khả năng bị bắt và bị bỏ tù (hay bị quản thúc tại gia). Nhưng chế độ độc tài của Trung Quốc đang ngày càng có hình thức tinh vi hơn, các tổ chức xâm nhập, các nhà doanh nghiệp, các nhà trí thức và sinh viên hợp tác với chế độ và sử dụng tới 30 ngàn “cảnh sát mạng” được huấn luyện để theo dõi các trang mạng và thư điện tử. Mục tiêu đầy tham vọng của biện pháp này là thanh lọc những trang web có chứa “thông tin độc hại” mà khoảng 140 triệu người sử dụng mạng ở Trung Quốc có thể tiếp cận (trong đó có 34 triệu blogger) và sử dụng “để chống chế độ trong những giai đoạn khủng hoảng ở tầm quốc gia” . Công cụ Internet của Trung Quốc hiện đang ngăn chặn những cụm từ và từ khóa “có tính lật đổ như dân chủ, nhân quyền, Pháp Luân Công (phong trào tôn giáo chống cộng) và ngày 4 tháng 6 (ngày chính phủ đàn áp sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn.
Với sức mạnh vô cùng to lớn của thị trường nước này, chế độ đã đe dọa, buộc những công ty nước ngoài như Google, Yahoo và Microsoft phải tự kiểm duyệt. Trong khi giúp đỡ xây dụng mạng Internet của Trung Quốc vào năm 1998, Cisco Systems đã bị “tố cáo là giúp chính quyền nước này lập trình các thiết bị để có thể lọc thông tin và theo dõi trên mạng” . Từ năm 2004, Trung Quốc đã tăng cường kiểm duyệt Internet bằng những biện pháp lọc tin hung hăng hơn, trong khi các nhà hoạt động nước ngoài tiến hành cuộc chiến tranh trên mạng để có thể vượt qua được những biện pháp này.
Có nhiều lý do để tin rằng một số hình thức của chế độ độc tài – có lẽ vẫn mang tên cộng sản, nếu không còn thực chất – có thể vẫn tồn tại trong một thời gian dài ở Trung Quốc. Vì, thứ nhất, một thế hệ cải cách kinh tế và mở cửa thị trường lớn nhất thế giới đã tạo ra được sự bùng nổ mà chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ là nó sắp kết thúc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn nằm trong khoảng từ 8 tới 10% (và thậm chí leo lên tới 10% vào năm 2006, theo số liệu chính thức) . Hai mươi lăm năm sau khi Đặng Tiểu Bình giành được quyền lực vào năm 1978, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc tăng gấp bảy lần, và khoảng 250 triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo . Số lượng báo in tăng gấp ba lần và số đầu sách tăng mười một lần. Hiện nay, cứ hai hộ gia đình thì đã có hơn một chiếc TV, thế mà năm 1978, trong một ngàn gia đình thì chỉ ba gia đình có TV mà thôi . Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2004, chỉ số phát triển con người nói chung của Trung Quốc đã tăng được khoảng 50% . Nếu phần lớn người dân không còn cảm thấy gắn bó về mặt ý thức hệ với nhà nước cộng sản, thì chí ít họ cũng có vẻ hài lòng với những điều mà hệ thống đang làm nhằm cải thiện mức sống của họ. Tuy nhiên, những người được hưởng lợi nhiều nhất lại là những người dễ gây ra rắc rối nhất, đấy là những kẻ ăn trên ngồi trốc trong lĩnh vực kinh doanh ở đô thị, những người có nghề nghiệp và các trường đại học.
Còn có những lý do về mặt chính trị để dự đoán được điều mà nhà chính trị học của đại học Columbia (Columbia University), Andrew Nathan, một chuyên gia về Trung Quốc và cũng là người ủng hộ dân chủ, gọi là sự dẻo dai của chế độ độc tài. Trong nhiều khía cạnh, hệ thống này đã vượt qua quyền lực độc đoán của cá nhân thời Mao [Trạch Đông] hay thậm chí là thời Đặng [Tiểu Bình] và ngày càng trở thành thiết chế hóa hơn. Quy trình và quy tắc kế vị các vị trí lãnh đạo và thời gian nắm quyền có giới hạn bảo đảm sự luân chuyển những người cầm quyền. Ảnh hưởng của quân đội và các cán bộ già nua đã nghỉ hưu cũng giảm đi rất nhiều. Các lãnh đạo được học hành và được đào tạo tốt hơn, trọng dụng hơn trong quá trình tuyển dụng và ít bị chia rẽ hơn. Và có nhiều phương tiện hơn để nhân dân tham gia và phàn nàn về quá trình ra quyết định, từ những cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh trong làng xã (được tiến hành lần đầu tiên năm 1987), những hội đồng nhân dân các cấp tới việc công dân có thể nộp đơn kiện về mặt hành chính các cơ quan chính phủ .
Từ đầu những năm 1990, những cải cách quản trị khác cũng đã được áp dụng nhằm đưa công tác quản lý hành chính vào khuôn khổ, giảm sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, lập ra các cơ quan quản lý tài chính, áp dụng biện pháp cạnh tranh trong việc mua sắm của chính phủ, cải thiện công tác thu thuế – và gần đây nhất – bắt đầu dọn dẹp khu vực ngân hàng đã bị kéo căng ra đến mức nguy hiểm, với gánh nặng của các khoản nợ xấu, và bỏ tù những người phạm tội tham nhũng nhất. Dali Yang, một nhà chính trị học gốc Hoa ở Đại học Chicago (University of Chicago) khẳng định rằng những cuộc cải cách này “đã giúp nâng cao hiệu quả, cải thiện tính minh bạch và công bằng trong quản lý hành chính” và “môi trường kinh doanh” . Nathan, Yang và những người khác cho rằng ban lãnh đạo đương đại của Trung Quốc là những người thông minh, có trình độ, thực dụng, phi dân chủ – và sẽ cón nắm quyền trong một thời gian dài nữa.
CHUYỂN HÓA ĐỘC TÀI
Nhưng dài là bao lâu? Và làm sao các nhà cầm quyền cộng sản thoát ra khỏi giai đoạn độc tài? Có bốn kịch bản khả dĩ sau đây.
Chính quyền độc tài có thể kéo dài suốt nhiều thập kỉ, với quá trình chuyển hóa dần dần từ chế độ độc tài hiện tại đến chế độ “pháp quyền tư vấn” (consultative rule of law), tức là độc lập về tư pháp, đa nguyên trong lĩnh vực dân sự và những biện pháp giao tiếp giữa người dân và chính quyền nhưng không có các cuộc bầu cử có tính cạnh tranh hay, đáng sợ hơn, từ bỏ vai trò bá quyền của Đảng Cộng sản . Nói cách khác, hệ thống của Trung Quốc sẽ dần dần hội tụ với mô hình Singapore, trở thành không còn là nước cộng sản nữa và cũng không đàn áp một cách trắng trợ nữa. Nhưng ngoài sự khác biệt đập ngay vào mắt là quy mô giữa hai nước, tham nhũng ở Trung Quốc hiện đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đến mức thật khó tưởng tượng làm sao có thể ngăn chặn trừ khi người dân có quyền, một cách dân chủ, buộc những người lãnh đạo phải có trách nhiệm giải trình. Và nếu Trung Quốc không thực sự hướng về phía nhà nước “pháp quyền tư vấn” với bộ máy tư pháp thực sự độc lập và không gian lớn hơn nữa cho các phương tiện truyền thông độc lập và cho các tổ chức dân sự và bất đồng chính kiến, thì phong trào quần chúng – ở quy mô mà các nhà cầm quyền Singapore thậm chí không hề nghĩ tới – chắc chắn sẽ xuất hiện nhằm đòi hỏi chế độ dân chủ đầy đủ, như đã từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc trong thế kỉ vừa qua . Đấy chính là lý do vì sao các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sợ những cuộc cải cách do Mikhail Gorbachev thực hiện ở Liên Xô. Các nhà dân chủ của chính Trung Quốc cũng đồng ý như thế. Cách đây chưa lâu, một nhà khoa bảng hàng đầu đã nói với tôi: “Tiến trình cải cách của Trung Quốc tích tụ rủi ro. Trung Quốc như con tàu đang tăng tốc mà không có phanh. Nó sẽ tiếp tục chạy, vượt qua mô hình Singapore”.
Kịch bản thứ hai là một quá trình chuyển hóa dần dần thành chế độ dân chủ mà động lực là phát triển kinh tế – như đã từng xảy ra ở Đài Loan và (nhanh hơn) ở Hàn Quốc. Theo ước tính của nhà kinh tế học tại Viện Hoover, cũng là cựu chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia, Henry S. Rowen, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, thậm chí nếu có chậm lại một chút, ví dụ, 7% một năm. Tốc độ tăng trưởng đó sẽ làm tăng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc từ 6.000 USD hiện nay (tính bằng sức mua tương đương) lên 10.000 USD (theo giá USD năm 2006) vào năm 2015 – ngang với Mexico và Malaysia hiện nay và cao hơn một chút so với thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc vào thời điểm nước này chuyển sang dân chủ vào năm 1987. Năm 2015, Rowen dựa đoán chí ít Trung Quốc cũng sẽ trở thành nước “tự do phần nào” (theo xếp hạng của Freedom House về các quyền chính trị và quyền tự do dân sự). Giả sử một tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 5% một năm trong mười năm sau, Rowen dự đoán rằng đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên đến 14.000 USD (theo giá USD năm 2006), ngang với Argentina và Ba Lan ngày hôm nay. Vào thời điểm đó, Rowen dự đoán, Trung Quốc sẽ tiến hành quá trình chuyển hóa dân chủ, mà động lực là các lực lượng nội bộ, như đã thảo luận trong Chương 4: trình độ giáo dục và thông tin gia tăng, sự phức tạp của xã hội và chủ nghĩa đa nguyên ngày càng tăng lên, ép nhà nước phải bảo đảm nhiều quyền tự do chính trị và cạnh tranh hơn thì mới duy trì tính chính danh .
Bằng chứng của điều tra dư luận ủng hộ cho phân tích của Rowen. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2002, mức độ ủng hộ các giá trị dân chủ ở Trung Quốc đại lục đã tăng lên đáng kể, mặc dù vẫn thấp hơn hẳn so với Hong Kong và Đài Loan. Ví dụ, số người Trung Quốc đồng ý với tuyên bố: “Người lãnh đạo chính phủ cũng giống như người đứng đầu gia đình, chúng ta phải làm theo tất cả các quyết định của ông ta” đã giảm từ 73 xuống còn 53%; những người sẵn sàng để cho “các nhà lãnh đạo liêm khiết về mặt đạo đức... quyết định tất cả mọi thứ” giảm từ 70 xuống còn 47%; những người nói rằng quan tòa nên chấp nhận những hướng dẫn của ngành hành pháp trong quá trình xét xử những vụ án quan trọng giảm từ 64 xuống còn 45% – tất cả diễn ra chỉ trong một thập kỉ. Năm 2002, tỉ lệ người bác bỏ các giá trị độc tài không khác nhiều so với Đài Loan hồi giữa những năm 1980, ngay trước khi nước này tiến hành công cuộc chuyển hóa sang dân chủ . Hơn nữa, đặc điểm của cá nhân liên quan mật thiết với sự ủng hộ các giá trị dân chủ ở Trung Quốc là trình độ học vấn. Khi người Trung Quốc được học hành tốt hơn, họ sẽ tiếp tục là những người ủng hộ các giá trị dân chủ mạnh mẽ hơn .
Hai khả năng cuối cùng cho quá trình chuyển hóa sang chế độ dân chủ ở Trung Quốc giả định rằng hệ thống này sẽ không tồn tại được lâu và cũng không tự chuyển hóa một cách từ từ như là kết quả của sự thành công của chính Trung Quốc. Nó sẽ sụp đổ, để trở thành một hình thức mới của chủ nghĩa độc tài hay chế độ dân chủ. Những quan điểm rất khác nhau này thể hiện sự thối rữa đã tích tụ trong nền tảng của sự thần kì về kinh tế của Trung Quốc, một nhà nước đảng trị mà nhà nghiên cứu chính trị học Minxin Pei khẳng định rằng sẽ không có khả năng giải quyết và cải tổ, bởi vì đảng và nhà nước chính là cốt lõi của vấn đề. Pei, một học giả thường trú tại Carnegie Endowment ở Washington, tương tự như Dali Yang, sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc và hiện là một trong những học giả hàng đầu về Trung Quốc ở Hoa Kỳ, khẳng định rằng chế độ độc tài ở Trung Quốc không còn là “phát triển” nữa. Không những thế, đấy là “nhà nước cướp bóc đã được phân quyền”, trong đó, “lợi ích cá nhân của các nhân viên của nó” – kiếm tiền khi vụ bùng nổ còn tiếp tục và làm giàu một cách nhanh chóng nhất có thể, bằng bất cứ phương tiện nào – đang từ từ phá hủy sự ổn định chính trị. Kết quả là tăng trưởng kinh tế không bền vững, “đạt được do bất bình đẳng gia tăng, hạn chế đầu tư cho nhân lực, phá hủy môi trường, và tham nhũng tràn lan” . Nhiều thành phố và thị trấn đã và đang chứng kiến tội phạm có tổ chức kiểm soát lĩnh vực kinh doanh với sự thông đồng và bảo vệ của chính quyền đến mức những khu vực này đã trở thành “nhà nước mafia khu vực” . Những người cầm quyền ở địa phương cướp bóc nông dân nghèo, thu các khoản thuế và lệ phí bất hợp pháp và bán lại đất của nông dân cho các doanh nghiệp có lợi nhuận cao . Một báo cáo của chính phủ năm 2006 “khẳng định rằng, hơn 60% các vụ mua lại đất gần đây để xây dựng là bất hợp pháp” . Tháng 9 năm 2006, “công ty kiểm toán hàng đầu của nước này cảnh báo rằng nạn cướp bóc và lạm dụng tài sản của chính phủ đã phá hoại nhiều tài sản và là mối đe dọa lớn nhất đối với các quốc gia” . Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ra đòn với một số quan chức cao cấp, nhưng đây là những vụ thanh trừng có chọn lọc – nhằm vô hiệu hóa các đối thủ – và không thể giải quyết được quy mô của cuộc khủng hoảng. Pei và các nhà phê bình khác dự đoán rằng hệ thống này chỉ có thể tự điều chỉnh một cách hời hợt, không hơn; sớm muộn gì nó cũng thua “sự năng động mang tính tự hủy, có mặt trong hầu hết các chế độ chuyên quyền: trách nhiệm giải trình chính trị thấp, thiếu trách nhiệm trước dân, thông đồng và tham nhũng” .
Nhìn theo cách này, Trung Quốc đang bị mắc kẹt trên đường chuyển hóa và thiếu phương tiện mang tính thiết chế hoặc thiếu ý chí để hoàn thành quá trình chuyển hóa. Chẳng bao lâu nữa, những căn bệnh này sẽ cản trở, không cho kinh tế phát triển, làm gia tăng thái độ bất mãn của dân chúng, và tiếp tục bào mòn tính chính danh và năng lực của nhà nước. Pei không nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ sụp đổ trong tương lai gần. Không những thế, hệ thống có thể tiếp tục “mắc kẹt trong tình trạng trì trệ về kinh tế và chính trị kéo dài” trước khi nó sụp đổ hẳn, về mặt chính trị cũng chẳng khác gì người ta đồng loạt rút tiền ra khỏi một ngân hàng nào đó, đấy là nói nếu trước đó hệ thống không tiến hành cải cách một cách căn bản . Hiện nay, Trung Quốc đang chứng kiến một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của một chế độ đã mất niềm tin vào chính nó. Năm 2006, một nhà trí thức có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc nói với tôi rằng ngày càng có nhiều quan chức cộng sản Trung Quốc gửi tài sản của mình ra nước ngoài. "Chúng tôi bi quan [về tương lai của chế độ]”, ông nói. “Nhưng họ còn bi quan hơn”.
Pei tin rằng chế độ sụp đổ có khả năng dẫn đến một hình thức độc tài mới (hay sự thất bại nhà nước) cũng như có thể dẫn tới chế độ dân chủ. Tuy nhiên, có một quan điểm tràn đầy hi vọng về cái đích mà “nạn tham nhũng, quản trị tồi, bất công, bất ổn, và đàn áp” sẽ dẫn tới: đấy là chế độ dân chủ . Trong tác phẩm có tính khiêu khích của mình, nhan đề Tương lai dân chủ của Trung Quốc (China’s Democratic Future), Bruce Gilley, một nhà chính trị học Canada, người đã dành gần một thập kỉ để tường trình về Trung Quốc, đã trình bày điều mà tôi nghĩ là kịch bản chuyển hóa hợp lí nhất đối với Trung Quốc.
Thành công hay thất bại thì tất cả các chế độ độc tài cũng đều bị nguyền rủa. Nếu ngoại suy của Rowen về tương lai phát triển của nền kinh tế Trung Quốc là chính xác thì năm 2025 hoặc một ngày nào đó tương tự như thế trong tương lai còn khá xa, đa phần người Trung Quốc sẽ bước vào tầng lớp trung lưu. Sau khi đã có cuộc sống tốt hơn về vật chất thì họ sẽ muốn nhiều hơn: công lí, nhân phẩm, trách nhiệm giải trình, có quyền cất lên tiếng nói của mình. Ngay cả trong cái tương lai đã được hình thành bằng những nỗ lực cải cách từ từ và quản trị tốt hơn, tầng lớp trung lưu mới này chắc chắn sẽ thể hiện sự bất bình trước nạn tham nhũng ở địa phương, những biểu hiện của sự thiên vị và áp bức, và chính phủ trung ương sẽ không thể giải quyết được những vấn đề này nếu thiếu cơ chế dân chủ, tức là cơ chế cung cấp cho cử tri ở tất cả các cấp chính quyền khả năng thay thế những nhà lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ. Đây là phiên bản lạc quan. Trong kịch bản bi quan hơn: Nếu thu nhập quốc gia của Trung Quốc đạt mức như Rowen dự đóan mà bất bình đẳng và hiện tượng nghèo đói không giảm “thái độ cực đoan của người nghèo” sẽ đạt quy mô mang tính bùng nổ và thay đổi chính trị sẽ diễn ra theo cách khác, bạo lực hơn . Trong cả hai kịch bản, Gilley khẳng định, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải sẽ phải đối mặt với xã hội dân sự rộng lớn hơn, tháo vát hơn và liên kết với nhau tốt hơn xã hội dân sự đã hiện diện trong cuộc nổi dậy dân chủ vào năm 1989. Đây là hậu quả không thể tránh khỏi của thế hệ của cải cách thị trường và bành trướng diễn ra nhanh đến chóng mặt trong thập kỉ vừa qua . Với sự bùng nổ của sách, báo, TV và máy tính, “Trung Quốc hiện đã tràn ngập thông tin, đã từng bị coi là có tính phản loạn như hồi những năm đầu l990” . Số lượng các NGO đăng ký chính thức với chính quyền đã tăng từ 4.500 vào năm 1988 lên hơn 300.000 vào năm 2006, và người ta cho rằng thực tế lớn hơn mười lần con số đó .
Muốn đáp ứng kì vọng của xã hội tự tin hơn, có hiểu biết hơn, liên kết chặt chẽ hơn và đòi hỏi theo tinh thần dân chủ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chí ít cũng sẽ phải cho phép nhiều quyền tự do hơn để dân chúng tổ chức, thảo luận, và hội họp, và những cuộc bầu cử có cạnh tranh nhằm thay thế các nhà lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ ở cấp chính quyền cao hơn là làng xã. Giới ăn trên ngồi trốc cầm quyền ở Trung Quốc biết cải cách sẽ dẫn đến đâu – dẫn tới chế độ dân chủ và rất có thể là đảng Cộng sản sẽ mất quyền lực – và đây là lý do vì sao họ đã và đang chống lại nó. Nhưng kháng cự mãi có thể dẫn đến cơn chấn động vì những vụ phản đối như năm 1989, nhưng lần này là từ xã hội dân sự rộng lớn hơn, liên kết hơn, có thể lật nhào chế độ ngay lập tức và quan trọng nhất là, trước khi các nhà lãnh đạo đảng có thể đảm bảo được tính mạng và tài sản của họ. Vì vậy, đến một lúc nào đó (như người ta đã làm ở Hàn Quốc và Đài Loan) khi tầng lớp cầm quyền quyết định rằng tốt hơn là chấp nhận nguy cơ mất quyền chứ đừng để xảy ra nguy cơ mất tất cả. Vì nếu tình hình xấu đi, họ cũng có thể có các cố vấn, những người nhắc nhở họ về những bài học của lịch sử chưa xa: “Những chế độ chờ đợi quá lâu đã từng chứng kiến những nhà cầm quyền bị lôi ra khỏi văn phòng và bị cho một phát đạn vào sọ” .
Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng tiến hành những cuộc cải cách dân chủ một cách từ từ. Như Pei đã chỉ ra, những cuộc cải cách khiêm tốn được tung ra hồi cuối những năm 1980 đã bị ngưng lại. Những cuộc bầu cử có tính cạnh tranh cho những hội đồng làng xã ngày càng bị những ông trùm của đảng ở địa phương và bọn tội phạm hình sự thao túng. Đại hội Nhân dân Toàn quốc (quốc hội Trung Quốc) không trở thành cơ quan lập pháp và có quyền giám sát thật sự; không có dự luật nào do các đại biểu đề xuất trở thành luật, và những cuộc họp hàng năm của cơ quan này vẫn chỉ là, như tờ New York Times nhận xét trong bài xã luận gần đây, “Một chương trình được dàn dựng nhằm đóng dấu lên những quyết định đã có sẵn từ trước” . Số vụ kiện hành chính giảm hẳn, nguyên đơn phát hiện ra là trong năm vụ thì họ chỉ có cơ hội thành công trong một vụ mà thôi. Ngày càng nhiều luật sư bị giam giữ và bị chính quyền lăng mạ. Các tòa án vẫn chưa có đủ nhân viên và bị chính trị hóa quá cao . Việc cắt xén theo lối bảo thủ công cuộc cải cách chính trị dường như sẽ không được người ta uốn nắn lại, vì như Gilley giải thích, các nhà lãnh đạo cộng sản “bị giam hãm trong chính những việc họ đã làm. Họ có thể từ chối cải cách và đối mặt với những vụ phản đối hay tiến hành cải cách và mất việc” .
Sự tức giận và phản đối của dân chúng có thể xuất phát không chỉ từ sự nôn nóng muốn có dân chủ do quá trình phát triển tạo ra, như ở Hàn Quốc trong những năm 1980, mà còn từ sự phá sản của chế độ độc tài. Tương tự như những triều đại Trung Quốc trước đây, chế độ cộng sản có thể đánh mất “thiên mệnh" khi những căn bệnh do quản trị tồi gây ra đạt đến khối lượng tới hạn. Tội phạm, tham nhũng, ô dù, gian lận trong lĩnh vực ngân hàng, hành động bạo ngược của chính quyền địa phương, thiếu trách nhiệm của chính quyền quốc gia, và một loạt những căn bệnh khác đang đe dọa chế độ, như Gilley và Pei đã khẳng định. Bất bình đẳng về kinh tế gia tăng đột ngột, đến mức “ngang với những nước bất bình đẳng nhất ở Mỹ Latin hay châu Phi” và có thể trở thành một cú hích chứa đầy nọc độc . Khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa thành thị và nông thôn đang gia tăng nhanh chóng. Nông thôn phát triển chậm và tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt, thanh niên phải chuyển vào các thành phố và tạo thành một đám đông dân nhập cư không gốc rễ, sẵn sàng bị lôi kéo vào các cuộc phản đối. “Lúc nào cũng có hơn 120 triệu lao động di cư từ nông thôn tìm việc làm, lang thang trên đường trong các thành phố của Trung Quốc” . Thiếu đầu tư vào lĩnh vực y tế và giáo dục trong một thời gian dài – làm cho đất nước dễ bị những dịch bệnh như AIDS và cúm gia cầm tấn công hay lâm vào khủng hoảng vì bệnh SARS năm 2003 – đã tước đoạt của những người nghèo ngay quyền tiếp cận hạn chế đối với việc chăm sóc sức khỏe mà họ được hưởng trong chủ nghĩa cộng sản (trên thực tế). Các loại bệnh mãn tính đang bùng nổ, năm 2006 HIV được báo cáo là đã tăng 30%, bệnh viêm gan ảnh hưởng tới 10% dân số . Một phần ba đất đai của Trung Quốc đã bị xói mòn nghiêm trọng, ba phần tư số hồ và một nửa chiều dài của các dòng sông đã bị ô nhiễm; một phần ba của ba mươi ba ngàn đập thủy điện của Trung Quốc (trong đó có một trăm đập lớn) “bị cho là ‘khiếm khuyết’”. Kết quả, nạn sa mạc hóa lan rộng (tới sát Bắc Kinh), ô nhiễm hủy hoại môi trường và những trận lũ lụt có sức tàn phá rất mạnh . Lại còn tình trạng đường xá và an toàn lao động: năm 2002 hơn một trăm ngàn người chết vì tai giao thông, một trăm ngàn người bị bệnh vì thuốc diệt chuột rò rỉ ra môi trường sống của con người, số người chết trong quá trình khai thác mỏ gấp mười ba lần so với Ấn Độ . Trong thập kỉ tới, bất cứ vấn đề nào trong những vấn đề này, chưa nói tác động phức tạp giữ chúng với nhau, đều có thể bùng nổ thành khủng hoảng – hay thành cái mà Gilley gọi là “khủng hoảng di căn”, đấy là khi sự rối loạn chức năng lây lan qua ranh giới ban đầu của nó, ảnh hưởng tới các chức năng khác và cả nước”
Giới ăn trên ngồi trốc cầm quyền ở Trung Quốc – những nhà quản lý ngày càng có trình độ hơn có thể tiếp tục đối phó, đến một lúc nào đó. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu họ có thể giải quyết được những căn bệnh đang gậm nhấm dần nền tảng của sự ổn định. Nếu họ không làm được như thế, trong lúc thành tích về kinh tế và chính trị suy giảm, bất kì một cuộc khủng hoảng nào – thị trường chứng khoán sụp đổ, thảm họa môi trường, không quản lý tốt dịch bệnh – có thể làm chế độ tan rã. Vì những lí do thuần túy thực dụng, các chủ doanh nghiệp, thậm chí ngay cả những người từng trung thành với chế độ, những người không có cam kết đặc biệt nào với dân chủ có thể là những người đầu tiên bỏ chạy. Cũng có thể nói như thế về tầng lớp trung lưu đang lớn dần, đấy là những người chứng kiến chính phủ đang lãng phí những khoản thuế khóa lấy từ những đồng tiền mà phải khó khăn lắm họ mới kiếm được. Hiện nay, doanh nhân ở một số vùng đang âm thầm cung cấp tiền cho các nhà hoạt động và các trí thức dân chủ.
Tôn giáo, trụ cột đang lớn lên của xã hội dân sự cũng là mối nguy tiềm tàng không kém đối với chính quyền Cộng sản. Pháp Luân Công là biểu hiện chống cộng công khai, một phong trào mới xuất hiện trong thời gian gần đây, dựa vào Phật giáo và các giáo lí và thực hành truyền thống khác của Trung Quốc. Chính phủ ước tính có khoảng 70 triệu tín đồ Pháp Luân Công ở Trung Quốc khi họ tung ra chiến dịch đàn áp tàn bạo vào năm 1999 . Mặc dù vẫn còn bị cấm, nhưng Pháp Luân Công vẫn giữ được lực lượng ngầm khá mạnh, sau đó tìm cách phân phối các ấn phẩm của mình – trong đó có “chín bài phê phán” (Cửu bình) đảng Cộng Sản – một cách bí mật và trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. Kitô giáo cũng phát triển rất nhanh. Bên cạnh khoảng 35 triệu tín đồ của giáo hội được nhà nước cho phép, còn có rất nhiều người tiến hành các nghi lễ trong nhà thờ không đăng kí hoặc nhà thờ “tại gia”, số lượng các Kitô hữu có thể lên đến hơn 100 triệu, nhiều hơn số đảng viên chính thức: Hiện đảng này có 70 triệu đảng viên .Điều mà chế độ phải lo là đảng đã đánh mất phần lớn niềm tin, trong khi Kitô giáo và những tôn giáo có tổ chức khác đang chiếm lĩnh khoảng chân không vừa hình thành. Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà lãnh đạo và trí thức đứng sau phong trào Thiên An Môn năm 1989 đã trở thành những tín đồ Kitô giáo sùng đạo, trong khi một số người khác gia nhập Pháp Luân Công. Rất ít hệ thống đức tin có sức động viên và đoàn kết mọi người vì sự nghiệp chung như tôn giáo.
Ngoài ra, còn có hệ thống niềm tin của chính dân chủ nữa, niềm tin này có thể tương thích với và thậm chí còn kích thích bởi tôn giáo . “Nhiều người cho rằng Trung Quốc có những nhà lãnh đạo có tư tưởng tự do hơn là Liên Xô” khi nước này tiến hành công cuộc chuyển hóa . Các tư tưởng tự do và dân chủ và tác phẩm kinh điển được lưu hành ở Trung Quốc – không chỉ ở các trường đại học, mà còn trong trường học và các viện nghiên cứu của chính phủ và thậm chí cả trong đảng Cộng sản . Những lời lên án của những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân về nhà nước tự cao tự đại (trong đó có nhà kinh tế học người Áo, Friedrich Hayek) cũng rất phổ biến, và nhiều tác phẩm viết về dân chủ cũng đang được âm thầm dịch sang tiếng Trung Quốc. Nhưng, các nhà tư tưởng theo đường lối dân chủ của Trung Quốc còn quay lại với tác phẩm kinh điển của Nho giáo và Đạo giáo trong chính nền văn hóa của họ và giải thích lại những tác phẩm này theo tinh thần của những đòi hỏi của dân chủ đương thời. Cùng với các nghệ sĩ và các nhà văn, các học giả này đang tìm cách để biến “kiến thức thành văn hóa”, như một người trong số họ đã nói với tôi. Các nhà hoạt động dân bí mật của Trung Quốc cũng là những người sáng tạo, họ in và lưu hành những cuốn sách cấm và những tờ tạp chí theo đường lối cải cách và tìm cách tránh những người theo dõi người dung trên Internet, bằng cách sử dụng những từ đã mã hóa để lừa công an mạng.Thế giới ảo của e-mail, blog, điện thoại di động và tin nhắn tạo điều kiện cho người ta kết nối với nhau và giữ liên lạc từ khoảng cách rất xa thông qua một loạt những hoạt động khác nhau. Vì tất cả những lý do này, mạng lưới của xã hội dân sự trên toàn quốc, thiết yếu cho phong trào dân chủ mang tính quần chúng đang từ từ được định hình và có thể làm rung chuyển cả hệ thống khi xảy ra cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Trong một loạt kịch bản mà Druce Gilley và các nhà quan sát khác hình dung về Trung Quốc, sự xuất hiện của phong trào dân sự quần chúng sẽ làm cho ban lãnh đạo cấp cao chia rẽ. Các nhà cải cách và những người thực dụng trong đảng sẽ tìm cách đàm phán với những người ôn hòa trong phe đối lập dân chủ. Như ở Tây Ban Nha, Mỹ Latin, Ba Lan và những nơi khác, các hiệp ước được kí kết sẽ cung cấp sự nhượng bộ “đủ sức giữ uy tín và quyền lợi” cho giới ăn trên ngồi trốc bảo thủ, cũng như giới quân sự, những người có thể ra khỏi tổ chức đảng ngay trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng bằng cách không lặp lại sai lầm của năm 1989 .
Lúc đó câu hỏi sẽ là liệu có tổ chức nào trong xã hội có thể đưa ra phương án thay thế về chính trị để người dân lựa chọn hay không. Hiện nay chưa có, nhưng ở Nga trong năm 1990 cũng không có. Và tôi đoán là những sự kiện xảy ra ở Nga cũng sẽ xảy ra ở Trung Quốc: một liên minh rộng rãi các lực lượng đối lập sẽ tạm thời liên kết nhau nhằm lật đổ chế độ cộng sản, trước khi mỗi nhóm sẽ đi theo con đường riêng của mình. Hoàn toàn không thể nói chắc được là Trung Quốc sẽ trở thành nước dân chủ có sức sống và hoạt động hiệu quả vào năm 2025, nhưng đến lúc đó đảng Cộng sản (nếu vẫn còn giữ được quyền lực) sẽ cai trị Trung Quốc trong bảy mươi sáu năm – lâu hơn thời gian cầm quyền của đảng Cộng sản Nga và đảng Cách mạng Thể chế Mexico (hai đảng này đều cầm quyền 70 năm). Vì vậy, tôi có thể đánh liều mà dự đoán như sau: năm 2025, Ấn Độ sẽ về cơ bản vẫn có hệ thống chính trị như ngày hôm nay, nhưng Trung Quốc thì không.
Phần nhận xét hiển thị trên trang