Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Vạch trần âm mưu cài cắm đường lưỡi bò: Tăng cường đấu tranh học thuật


Tham gia tranh luận khoa học quốc tế và lên tiếng mạnh mẽ hơn với các tổ chức là một giải pháp để ngăn chặn ý đồ hợp thức hóa đường lưỡi bò.
Bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên tạp chí Science
 ///  Ảnh: Chụp lại từ Science
Bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên tạp chí Science
ẢNH: CHỤP LẠI TỪ SCIENCE
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên về âm mưu lồng ghép bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp vào các bài báo khoa học quốc tế không liên quan đến Biển Đông, tiến sĩ Nguyễn Thành Trung (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chỉ rõ đây là một phần trong chiến lược toàn diện của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông ngoài các khía cạnh như “mặt trận” thực địa, lực lượng dân quân biển, tăng cường sức mạnh hải quân xa bờ, giàn khoan thăm dò khổng lồ...

Cực kỳ nguy hiểm

Theo tiến sĩ Trung, khía cạnh học thuật này được chính phủ Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích một cách có bài bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, chính trị học, quan hệ quốc tế, luật học, địa lý, hải dương học... sử dụng cả học giả trong nước cũng như học giả gốc Trung ở nước ngoài, thậm chí cả những chuyên gia phương Tây “thân thiện” với Trung Quốc. Chính vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài thì Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng định hình, chiếm ưu thế và thậm chí dẫn dắt diễn ngôn của giới nghiên cứu về tình hình Biển Đông. “Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, ông cảnh báo.
Tương tự, chuyên gia Hoàng Việt thuộc Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) nói với Thanh Niên: “Cái gọi là yêu sách đường lưỡi bò không dựa trên cơ sở pháp lý nào, thậm chí còn vi phạm Công ước LHQ về luật Biển 1982 mà Trung Quốc cũng là một thành viên tham gia. Trong phiên tòa xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc, Tòa trọng tài hồi năm 2016 đã bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc tại các vùng nước nằm trong đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có chính sách khuyến khích các nhà nghiên cứu của họ, cho dù bất cứ lĩnh vực nào, tìm cách đưa hình vẽ có đường lưỡi bò vào các ấn phẩm quốc tế. Điều này rất có hại về nhiều mặt, theo phân tích của chuyên gia Hoàng Việt.
Thứ nhất, hành động của các tác giả Trung Quốc sẽ khiến tính khoa học của ấn phẩm giảm sút khi đưa một vấn đề chính trị vô căn cứ và vô luật lồng vào trong các nghiên cứu khoa học. Thứ hai, nguy hại hơn là Trung Quốc sẽ tìm cách biến không thành có, nại lý do là đường này đã được “công bố từ lâu trên thế giới mà không ai phản đối”.

Chung tay ngăn chặn

Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước liên tục phát hiện và gửi thư phản đối việc đăng tải đường lưỡi bò trong ấn phẩm khoa học quốc tế. Tuy nhiên, với con số những bài báo lợi dụng khoa học để phổ biến đường lưỡi bò lên tới hàng ngàn, cần có những biện pháp ngăn chặn căn cơ hơn và để làm rõ với cộng đồng quốc tế.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giới học giả và chuyên gia Việt Nam cần tham gia nhiều hơn trong các tranh luận học thuật quốc tế về vấn đề Biển Đông. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ chính giới học giả Việt Nam phải giỏi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và tự tin trong tranh luận trong các hội thảo cũng như trên các ấn phẩm khoa học. Ngoài ra, chính phủ cũng nên hỗ trợ về tài nguyên học liệu và tài chính để giới học giả có thể an tâm nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc. Tốt hơn nữa, chính phủ cũng nên tạo điều kiện cho các học giả nước ngoài ủng hộ quan điểm chủ quyền Việt Nam.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC, tiến sĩ Nguyễn Đình Phú, Phó giáo sư Đại học UCI, California (Mỹ), cũng cho rằng các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ hơn với các hiệp hội chuyên ngành, các tổ chức khoa học quốc tế uy tín để cộng đồng quốc tế thấy rõ mưu đồ của chính phủ Trung Quốc. Bản thân tiến sĩ Phú đã dành nhiều thời gian phát hiện những bài báo lồng ghép đường lưỡi bò và liên lạc với hàng chục nhà xuất bản để yêu cầu chỉnh sửa. Ông kêu gọi các nhà khoa học trẻ của Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài hãy chung tay đấu tranh chống âm mưu phổ biến đường lưỡi bò thông qua ấn phẩm khoa học để biến hành động này trở nên vô nghĩa, thậm chí phản tác dụng.

Tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp

Ngày 6.5, hải quân Mỹ triển khai 2 khu trục hạm USS Preble và USS Chung-Hoon di chuyển trong vùng 12 hải lý xung quanh đá Ga Ven và Gạc Ma, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của lực lượng này xác nhận. Ga Ven và Gạc Ma là 2 thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp thành đảo nhân tạo để quân sự hóa. Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Mỹ Clay Doss nhấn mạnh hoạt động của 2 tàu khu trục là nhằm đảm bảo tự do hàng hải, đồng thời “thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý, bảo vệ quyền tiếp cận những tuyến đường biển theo luật quốc tế”.
Văn Khoa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc sống ở những quốc gia sạch nhất thế giới


BM
Những báo cáo mới nhất về khí hậu có vẻ u ám: nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Khoa học cho thấy nước biển đã ấm nhanh hơn 40% so với người ta nghĩ trước đây.

Trong khi đó, hội đồng các nhà khoa học về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc vừa công bố một báo cáo vào tháng 10/2018 cảnh báo rằng nhiệt độ tăng sẽ gây ra những trận lụt lớn, khô hạn, thiếu lương thực và cháy rừng vào năm 2040 nếu ta không có những hành động quyết liệt.

Trong khi cộng đồng toàn cầu vẫn còn phải đi chặng đường dài để có thể giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu trong báo cáo, một số quốc gia lại nổi lên là những nhân tố tích cực đóng góp cho hành tinh, theo Bảng xếp hạng Quốc gia Tốt.

Bảng xếp hạng này nhằm mục đích đo lường tác động mà một quốc gia gây ra trên phạm vi toàn cầu, như dấu ấn quốc gia đó để lại đối với hệ sinh thái do tác động của quy mô nền kinh tế và phần trăm năng lượng tái tạo được sử dụng.

"Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa cao cấp và các quốc gia cực kỳ lệ thuộc lẫn nhau, mọi thứ sớm muộn cũng sẽ gây tác động lên toàn hệ thống," Simon Anholt, nhà tư vấn chính sách độc lập, người sáng lập ra bảng xếp hạng nói.

"Tôi muốn tạo ra một bảng xếp hạng đầu tiên đo đạc tác động bên ngoài của mỗi quốc gia với toàn bộ loài người, với cả hành tinh, ngoài biên giới của nó."

Các quốc gia Châu Âu chiếm đa số trong top 10 trong hạng mục Hành tinh và Khí hậu của Bảng xếp hạng Các Quốc gia Tốt, nhưng nhiều quốc gia khắp thế giới đang có những bước tiến lớn trong việc giảm tác động tiêu cực với môi trường.

Chúng tôi trò chuyện với cư dân đến từ năm quốc gia trong nhóm năm nước tốt nhất về cảm giác của họ khi sống ở một nơi đang hành động để cứu hành tinh chung.

Na Uy

Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng nhất

BM
Arendal, Hạt Aust Agder ở bờ biển phía nam Na Uy

Đứng đầu bảng trong nhóm có đóng góp cho hành tinh và khí hậu là Na Uy.

Quốc gia này dẫn đầu thế giới trong nhiều sáng kiến môi trường, trong đó có tỷ lệ chuyển đổi sang xe hơi điện cao nhất thế giới và chính phủ ra cam kết trở thành quốc gia trung hòa về khí hậu đến năm 2030.

Nhưng mối quan hệ với thế giới tự nhiên ở đây còn tiến xa hơn cả chính sách. Người Na Uy tôn vinh ý tưởng "friluftsliv", dịch ra có nghĩa là "đời sống ngoài trời", thể hiện sự quan trọng của việc dành thời gian sống ngoài trời để khỏe mạnh và hạnh phúc.

"Đây là điều bắt nguồn sâu sắc từ văn hóa của chúng tôi, và gần như là tôn giáo với rất nhiều người," Axel Bentsen, người Na Uy, sáng lập viên và là CEO của công ty tên Urban Sharing, công ty tổ chức chương trình chia sẻ xe đạp nổi tiếng có tên Oslo City Bike [Xe đạp trong thành phố Oslo] nói.

BM
  
"Chúng tôi dành thời gian ở ngoài trời trong mọi thời tiết, và trẻ em thậm chí ngủ trưa ngoài trời. Thủ đô của chúng tôi, thành phố Oslo, độc đáo ở điểm bạn thực sự có thể đón phương tiện công cộng để đi vào rừng. Những chuyến đi như vậy rất phổ biến, là việc mọi người thường làm sau giờ làm việc."

Oslo được Hội đồng Châu Âu vinh danh là Thủ đô Xanh Châu Âu năm 2019 vì đã khôi phục hệ thống đường sông, đầu tư vào xe đạp và phương tiện công cộng và vì cách tiếp cận sáng tạo trong ngân sách khí hậu (đưa con số phát thải CO2 thành một chỉ số có thể đo đạc được giống như các quỹ tài chính).

Thành phố cũng hành động để trung tâm thành phố không còn xe hơi.

BM
  
"Trong năm vừa qua, thật tuyệt khi thấy thành phố bỏ các bãi giữ xe hơi dành không gian cho người đi bộ và các khu vực thân thiện với xe đạp hơn, trong khi đó cơ sở hạ tầng cho xe đạp cũng được cải thiện thêm nhiều làn xe cho xe đạp hơn," Bentsen nói.

Tuy 99% năng lượng dùng trong nội địa của Na Uy được cung cấp từ các nguồn năng lượng bền vững như thủy điện từ bờ biển, vịnh biển và thác nước, nhưng Na Uy vẫn là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn, và điều này đã trở thành vấn đề chính trị gây tranh cãi.

BM
Người Na Uy tôn vinh ý tưởng friluftsliv, dịch ra có nghĩa là "đời sống ngoài trời"

"Liệu có đáng không khi tiếp tục khai thác và xuất khẩu dầu mỏ và khí gas vì nó giúp tạo ra số tiền khổng lồ để chi cho cơ sở hạ tầng môi trường mà nếu không có số tiền này sẽ không thể nào làm được?" David Nikel, một người Anh sống ở Na Uy từ năm 2011 và viết blog tên Đời sống ở Na Uy (Life in Norway), nói.

"Rất nhiều người nghĩ rằng [số tiền chi trả cho các cơ sở vật chất môi trường] sẽ tạo cảm hứng cho các thành phố và quốc gia khác, và cuối cùng sẽ khiến thế giới xanh hơn. Nhiều người khác nghĩ đó là tiêu chuẩn kép. Rốt cuộc thì bạn sống ở vế nào của phương trình?"

Bồ Đào Nha

Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 3

BM
  
Xếp hạng ba trong những nỗ lực đóng góp cho hành tinh, Bồ Đào Nha sớm là quốc gia đi đầu trong việc đầu tư vào mạng lưới trọn vẹn cho xe hơi điện (và gần đây đã được miễn phí), khích lệ cư dân lắp đặt bảng năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo với chi phí thấp hơn.

Với việc lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời, người dân sẽ có cơ hội bán điện lại cho lưới điện quốc gia đối với lượng điện năng không sử dụng đến.

BM
  
"Hầu hết hàng xóm của tôi đều lắp tấm pin mặt trời hoặc máy bơm nước. Ở nhà tôi, cha mẹ lắp đặt máy bơm để chuyển nước mưa thành nước sạch. Chúng tôi dùng nước đó tưới cây, giặt đồ và cho thú cưng uống," Mariana Magalhães, người đến từ Bồ Đào Nha và nay đang sống ở Anh Quốc và là giám đốc truyền thông tại công ty quảng cáo Forty8Creates, nói.

Cô cũng nhấn mạnh rằng cô cảm thấy sốc khi thấy quá ít trạm sạc điện cho xe hơi ở London, so với số trạm sạc điện ở thị trấn nhỏ miền quê nơi cô sống.

Tái tạo và sử dụng phân hữu cơ là lối sống bình thường ở nơi đây, với những thùng rác đặc thù ở mỗi khu vực, bao gồm một thùng rác có pin.

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc khiến nỗ lực sống xanh hàng ngày trở thành hiện thực.

"Ở trường trung học, chúng tôi có rất nhiều lớp học về giáo dục môi trường và chúng tôi thường tổ chức lớp học trong công viên địa phương để xây dựng tình yêu với môi trường trong chúng tôi," Magalhães nói.

BM
Bồ Đào Nha là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng đầy đủ hệ thống trạm sạc cho xe hơi điện

Bồ Đào Nha từ lâu đã là xã hội trồng trọt tận dụng tài nguyên tự nhiên giàu có của chính mình.
"Ở biên giới giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha về phía bắc, bạn có thể thấy những ngọn núi đầy những cỗ máy năng lượng tái tạo từ gió. Bạn có thể thấy [đập thủy điện] trên hồ thu thập năng lượng từ nước," Magalhães nói.

"Chúng tôi có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc sử dụng năng lượng tái tạo," Joana Mendes, giám đốc của nhà nghỉ Molinum ở miền Nam Bồ Đào Nha, nói. "Vì chúng rẻ hơn, chúng tôi dần dần chuyển qua sử dụng chúng."

Ở thủ đô Lisbon trên đồi cao, việc chuyển đổi qua xe đạp không mạnh mẽ như nhiều thủ đô Châu u khác, nhưng những mô hình phương tiện vận tải bền vững khác đang bắt đầu được thực hiện.

BM
  
"Xe máy điện cho thuê đã có mặt ở Lisbon, và chúng trở nên cực kỳ nổi tiếng," Wendy Werneth, người Mỹ sống ở Bồ Đào Nha và viết blog ở trang The Nomadic Vegan [Người du mục ăn chay] nói.

"Người Lisbon cực kỳ đề cao xe máy điện, coi đó là cách đi lại trong thành phố thân thiện với môi trường."

Uruguay

Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 15

BM
  
Được xếp hạng cao nhất trong các quốc gia Nam Mỹ trong bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu (hạng 15) và liên tục được nêu danh là một trong những điểm đến đạo đức nhất vì các chính sách môi trường và khí hậu, Uruguay đã trở thành quốc gia dẫn đầu trên hành tinh về năng lượng tái tạo - vì nhu cầu cũng như vì sự tôn trọng với hành tinh.

Top 10 quốc gia xanh, trong hạng mục Hành tinh và Khí hậu của Bảng xếp hạng Các Quốc gia Tốt:

Na Uy
Thụy Sĩ
Bồ Đào Nha
Slovenia
Cyprus
Phần Lan
Thụy Điển
Đức
Croatia
Slovakia

"Uruguay không có trữ lượng dầu mỏ và đã phải chi rất nhiều tiền để nhập khẩu mặt hàng này. Vì vậy chúng tôi bắt đầu thay thế nhiên liệu dựa trên dầu mỏ bằng năng lượng sạch, đây là thành tựu đạt được trong gần một thập niên," Lola Méndez, một người Uruguay gốc Mỹ, viết blog tại trang Miss Filatelista. nói.

Ngày nay, khoảng 95% điện năng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, hầu hết là từ thủy điện, nhưng cũng có thêm năng lượng mặt trời, điện gió và năng lượng sinh học.

"Vào năm 2012, Uruguay chỉ vận hành ở mức độ 40% năng lượng tái tạo, vì vậy đây là thay đổi mạnh mẽ trong khoảng thời gian rất ngắn," Méndez nói thêm.

BM
  
Cam kết này đã được đền đáp, khi quốc gia nhỏ bé này được thế giới chú ý đến trong suốt Thỏa thuận Paris 2015 về việc tạo ra chuyển đổi quyết liệt, mà không có sự trợ giá từ chính phủ.

Ngoài những khuyến khích kinh tế, cư dân được rèn luyện kết nối mạnh mẽ với vùng đất này qua nhiều thế kỷ.

"Người Uruguay luôn yêu quý và trân trọng Tierra Madre," Méndez nói. "Từ những cư dân bản địa thuộc bộ tộc Charrúa đến những tay gaucho [cao bồi - trong tiếng Tây Ban nha] đã chăn thả hàng triệu con cừu và bò ở quốc gia này, sống dựa vào đất luôn luôn là cách mà người Uruguay trở nên phồn thịnh."

BM
Uruguay liên tục được nêu tên là một trong những điểm đến đạo đức về chính xách môi trường và xã hội

Phương tiện công cộng (hầu hết chạy bằng điện) có mặt ở hầu hết các thành phố lớn, và sân bay quốc tế Carrasco ở thủ đô Montevideo cũng tiến gần đến sử dụng hoàn toàn năng lượng bền vững với hệ thống năng lượng mặt trời quang điện (PV). Đây là sân bay đầu tiên ở Nam Mỹ với nhà máy sản xuất quang điện PV.

Kenya

Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 26

BM
  
Do thời tiết ngày càng cực đoan và hạn hán thường xuyên xảy ra, Kenya đã nếm trải những hiệu ứng ban đầu của biến đổi khí hậu.

Trước tình hình đó, chính phủ đang hành động để bảo vệ nền kinh tế phụ thuộc cực kỳ nhiều vào nông nghiệp, và đã khởi động Kế hoạch Hành động Biến đổi Khí hậu và cam kết giảm tỷ lệ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống còn 30% vào năm 2030.

Một nỗ lực khác khiến Kenya được xếp hạng 26 trong Bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu là lệnh cấm túi nhựa gần đây để bảo vệ nguồn nước và môi trường địa phương.

Lệnh cấm này đã trở thành một trong những lệnh cấm nghiêm khắc nhất thế giới, trong đó có đe dọa sẽ bỏ tù và phạt nặng nếu cư dân (hoặc thậm chí du khách) bị phát hiện có mang theo túi nhựa.

BM
Cộng đồng địa phương ở Kenya đã có hệ thống truyền thống bảo vệ môi trường tại chỗ

Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng cần đến can thiệp của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường.

"Cộng đồng địa phương ở đây đã có hệ thống bảo vệ môi trường truyền thống tại chỗ, và những hệ thống truyền thống đó cũng hoạt động hiệu quả," Faye Cuevas, người Mỹ sống ở Nairobi và là phó chủ tịch cao cấp tổ chức IFAW (Quỹ quốc tế vì An sinh Động vật) nói.

"Rừng Maasai Loita là một ví dụ, đó là một trong số ít những khu rừng do cư dân bản địa quản lý còn sót lại ở Kenya và khu rừng còn nguyên sơ, phần lớn là vì luật lệ tại địa phương và hệ thống truyền thống tại chỗ bảo vệ nơi này."

Gia đình và môi trường là những điều không thể tách rời với người Maasai, một cộng đồng cư dân bản địa ở miền nam Kenya và miền bắc Tanzania.

BM
  
"Khi bạn nghe người Maasai chào nhau, lời chào bắt đầu với hàng loạt những câu thăm hỏi. Đầu tiên họ thảo luận về môi trường - mưa, tình trạng của cỏ cây, nước. Sau đó, họ nói về gia súc. Và cuối cùng họ hỏi về gia đình của nhau," John Kamanga, một người già Kenya và là giám đốc tổ chức bảo tồn SORALO Conservancy ở Thung lũng South Rift ở Kenya nói.

"Những nguyên tắc truyền thống trên được sử dụng để quản lý tất cả đời sống - môi trường không lành mạnh nghĩa là không có bò, nghĩa là không có con trẻ, nghĩa là văn hóa truyền thống và cách sống cổ xưa sẽ mất đi."

New Zealand

Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 39

BM
  
Được xếp hạng thứ 39 trong Bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu - khiến đây là quốc gia dẫn đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, New Zealand đã cực kỳ nghiêm túc trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt vì nền kinh tế nông nghiệp và du lịch lệ thuộc vào môi trường.

BM
New Zealand xếp hạng thứ 39 trong Bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu - khiến đây là quốc gia dẫn đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

"Quốc gia của chúng tôi nổi tiếng thế giới là 'New Zeland Xanh, Sạch' và chúng tôi đã gắn bó danh tính của mình với điều đó," Brendan Lee, người New Zealand viết blog tại trang "Bren on the Road" nói.

"Người New Zealand rất tự hào khi du khách nói thiên nhiên của chúng tôi tuyệt đẹp, đất nước của chúng tôi tuyệt đẹp."

Vì lượng khí phát thải methane chủ yếu đến từ đàn gia súc và ngành công nghiệp chăn cừu lớn, cũng như ngành công nghiệp năng lượng đang phát triển ở quốc gia này, New Zealand nằm trong nhóm quốc gia xả thải carbon cao nhất tính trên đầu người.

Nhưng quốc gia này đã tạo ra liên minh lãnh đạo nghị viện giữa các đảng để tạo ra kế hoạch "Không phát thải ở New Zealand"[Net Zero in New Zealand] một kế hoạch vạch ra các chính sách cần thiết để đạt đến mức độ trung hòa carbon vào năm 2050.

New Zealand có kích cỡ bằng hai phần ba bang California và có số dân bằng 10% dân số Hoa Kỳ. Điều này giúp New Zealand bớt lo lắng về những vấn đề môi trường hàng ngày, như ô nhiễm không khí hay bãi chứa rác quá tải, so với những trung tâm đô thị lớn khác.
Nhưng điều đó đã thay đổi trong những năm gần đây.

"Rất hiếm khi người ta thấy các bãi rác thải ở New Zealand quá tải với nhựa, hay các dòng sông bị nghẽn vì chai nhựa và túi nhựa," Lee nói.

BM
  
"Túi nhựa đã bị cấm ở siêu thị - bạn không thấy ai dùng ống hút nhựa nữa, và mọi người thường dùng các loại chai đựng nước, trông đẹp đẽ và có thể dùng đi dùng lại nhiều lần," Jess Tonking người Anh, sống ở Queenstown và làm việc tại thương hiệu thời trang bền vững Sundried, nói.

"Tôi quan tâm đến môi trường nhiều hơn từ khi sống ở New Zealand. Tôi tái sử dụng mọi thứ ở đây, và tôi đã giảm bớt việc mua sản phẩm từ động vật. Tôi nghĩ rằng mình có cách sống thân thiện hơn với môi trường."



Lindsey Galloway

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Mỹ sẽ thức tỉnh trước họa TQ


BM
  
Sau khi tác phẩm "Death by China - Chết bởi Tàu cộng" của tác giả Peter Navarro phát hành thì từ tổng thống Donald Trump, đến phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton,... đều cảnh báo Tàu cộng là mối đe dọa thường trực và nguy hiểm của nước Mỹ.

BM
  
Nay ông Christopher Wray , giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ - FBI cũng lên tiếng cảnh báo "Hơn khi nào hết, các đối thủ đang nhắm vào tài sản, thông tin và ý tưởng cho sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển, công nghệ của chúng ta. Không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa về thu thập thông tin tình báo nghiêm trọng hơn, rộng lớn hơn như Tàu cộng".

BM
  
Vậy nhưng lão Joe Biden, cựu phó tổng thống 2 nhiệm kỳ dưới thời Obama và hiện đang chạy đua vận động giành vé trong đảng Dân chủ để đấu loại trực tiếp với ông Trump vào năm 2020 lại phán trước cử tri ở tiểu bang Iowa rằng "Tàu cộng quá bận rộn để giải quyết các vấn đề trong khu vực và tham nhũng nội bộ. Vì vậy, họ không đặt ra mối đe dọa đối với quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ".

Hòa với Joe Biden, bà Hillary Clinton xuất hiện trên một chương trình giải trí châm biếm rằng:

BM

"Tàu cộng hãy tấn công mạng để đánh cắp hồ sơ khai thuế của Donald Trump".

Như vậy sẽ không còn nghi ngờ gì nữa vào việc có thông tin rò rỉ từ email của bà Hillary Clinton khi bà ta làm ngoại trưởng với bằng chứng bà ta cùng với Obama muốn bán rẻ Đài Loan và Biển Đông cho Tàu cộng với giá trên một ngàn tỉ Mỹ kim.

BM
  
Những chốp bu quyền lực trong Bạch Cung thời Obama là Obama - Joe Biden - Hillary Clinton - John Kerry đã phơi bày bộ mặt rước Tàu cộng vào nhà để phá tan nước Mỹ. Cử tri Mỹ sẽ không khó nhận ra sự thật nhục nhã này và đảng Dân chủ sẽ về đâu khi những âm mưu đen tối của thế lực phản quốc kia sẽ lần lượt bị ông Trump lôi ra ánh sáng vào dịp vận động tranh cử tổng thống sắp tới đây.



Tran Hung

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang