Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

9 sự thật về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos


9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos
Jeff Bezos là người giàu nhất hành tinh. Với tổng giá trị ước tính lên đến 121 tỷ USD, CEO Amazon hơn người giàu thứ 2 là Bill Gates đến 16 tỷ USD.
Thậm chí sau khi ly hôn vợ là MacKenzie Bezos (và phải chia gia sản), CEO Amazon vẫn tiếp tục chiếm giữ vị trí người giàu nhất thế giới. Vợ cũ của ông sẽ giữ 4% cổ phần tại Amazon với giá trị gần 35,7 tỷ USD, trở thành người phụ nữ giàu thứ 3 thế giới.
Dù lương hàng năm của Jeff Bezos chỉ 81.840 USD, hầu hết sự giàu có của ông lại đến từ cổ phần trong Amazon. Người đàn ông giàu nhất thế giới này làm ra 2.489 USD mỗi giây, tức cao gấp đôi số tiền một công nhân bình thường ở Mỹ làm được mỗi tuần.
Dưới đây là 9 sự thật nổ não cho thấy sự giàu có tột cùng của Jeff Bezos.
9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos - Ảnh 1.
1. Tài sản của Bezos có giá trị 121 tỷ USD dù chỉ được trả lương mỗi năm 81.840 USD - thậm chí còn thấp hơn mức lương của đại đa số người Mỹ.
Tất nhiên, một phần khá lớn trong sự giàu có của Bezos gắn liền với cổ phiếu của Amazon, không phải lương của ông.
2. Bezos làm ra 2.489 USD mỗi giây - hơn gấp đôi số tiền một công nhân Mỹ làm ra mỗi tuần.
Con số này tương đương 149.353 USD mỗi phút. Điều đó có nghĩa là chỉ trong 1 phút, CEO Amazon kiếm được hơn gấp 3 lần một công nhân trung bình ở Mỹ kiếm được trong 1 năm: khoảng 47.000 USD.
3. Sau khi ly hôn MacKenzie Bezos và từ bỏ 25% cổ phần Amazon sở hữu bởi cả hai người, Jeff Bezos vẫn giữ vị trí người giàu nhất thế giới.
9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos - Ảnh 2.
Trong khi đó, MacKenzie Bezos sẽ trở thành người phụ nữ giàu thứ 3 thế giới, sau người thừa kế L'Oreal là Francoise Bettencourt Meyers và người thừa kế Walmart là Alice Walton.
MacKenzie, từng là một trong những nhân viên đầu tiên của Amazon, hiện có giá trị tài sản ước tính 38,9 tỷ USD.
4. Với 121 tỷ USD của mình, tài sản của Bezos có giá trị ròng tương đương 30% số tiền học bổng của top 100 trường đại học Mỹ.
Ba trường đại học giàu nhất nước Mỹ vào năm ngoái dựa trên số tiền học bổng của họ là Đại học Harvard (38,3 tỷ USD), hệ thống Đại học Texas (30,9 tỷ USD) và Đại học Yale (29,4 tỷ USD).
Tài sản của Bezos lớn hơn tổng số tiền tài trợ của 3 trường đại học nêu trên gộp lại - chính xác là hơn tới 22 tỷ USD.
5. Bezos giàu đến mức nếu một người trung bình tại Mỹ tiêu 1 USD sẽ tương đương với Bezos tiêu 1,2 triệu USD.
Giá trị ròng trung bình của một hộ gia đình trung bình ở Mỹ là 97.300 USD. Lấy 121 tỷ USD chia cho 97.300 USD sẽ cho ra kết quả 1,2 triệu USD.
6. CEO Amazon giàu hơn Hoàng gia Anh đến gần 38%.
Hoàng gia Anh có giá trị tài sản ước tính 88 tỷ USD vào năm 2017.
7. Tài sản Bezos có giá trị gần tương đương với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn Angola.
Khoảng một nửa GDP của Angola (121 tỷ USD) đến từ sản xuất dầu mỏ, vốn chiếm hơn 90% số mặt hàng xuất khẩu của quốc gia này.
8. Giá trị tài sản ròng của Bezos lớn hơn tổng số GDP của Iceland, Afghanistan và Costa Rica gộp lại.
GDP của Iceland vào khoảng 31,6 tỷ USD, của Afghanistan là 22,9 tỷ USD, và Costa Rica là 64,9 tỷ USD.
9. Theo cơ quan An ninh Xã hội Mỹ (SSA), một người đàn ông trung bình tại Mỹ với bằng cử nhân sẽ kiếm được khoảng 2,2 triệu USD trong suốt cuộc đời. Bezos kiếm được chừng đó tiền chỉ trong chưa đầy... 15 phút.
9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos - Ảnh 3.
Theo SSA, một người phụ nữ trung bình tại Mỹ với bằng cử nhân sẽ kiếm được 1,3 triệu USD trong suốt cuộc đời.
Trong khi đó, Bezos, cũng có bằng cử nhân Đại học Princeton, kiếm được 149.353 USD mỗi phút.
Tham khảo: Business Insider

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mô hình nào để VN phát triển?


Trương Nhân Tuấn 6-5-2019 

VN muốn tiếp tục theo mô hình TQ hay mô hình Nhật (như ý muốn một số đông trí thức VN) ? Nếu đặt đúng mục tiêu phục vụ, VN theo mô hình TQ sẽ mất từ 60 năm đến 80 năm để phát triển tương tự như TQ bây giờ. Trong đó 20 năm phải mất để đào tạo các thế hệ hạt nhân lãnh đạo trong sạch, có thực tài. Còn nếu theo mô hình của Nhật, với một bản hiến pháp theo đúng mô hình xây dựng quốc gia trên nền tảng các hệ thống luật lệ (Etat de Droit – nhà nước pháp trị); quan chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm. Quan chức bình đẳng với dân chúng trước pháp luật, thì VN sẽ mất từ 15 đến 20 năm để phát triển (như Nam Hàn hay Đài loan bây giờ). Còn nếu tiếp tục như hôm nay, thì cán bộ tiếp tục lạm dụng quyền lực để làm giàu. Dân cả nước sẽ sa vào vòng nô lệ, làm công cho tài phiệt nước ngoài.
Kinh tế Trung Quốc Ä‘ang lâm vào vết xe đổ của Nhật Bản?
VN theo mô hình TQ hay mô hình Nhật ???
VN muốn phát triển như Nhật thì phải có một bản Hiến pháp “do người Mỹ” viết và một “Samurai da trắng” lãnh đạo. Còn muốn phát triển như TQ thì phải tức khắc từ bỏ tâm thức “lấy đất nước và dân tộc để xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Thật vậy, VN và Nhật giống nhau ở điểm là “tôn thờ bạo lực”. Lịch sử VN và lịch sử Nhật tương đồng ở chỗ nội chiến liên miên. Hai bên cùng có thói quen tôn thờ những vị tướng lẫy lừng nơi trận mạc.

Nhật, “nhờ” thua trận Thế chiến II nên “được” Mỹ áp đặt một bản Hiến pháp. Người ta thường nói đây là bản hiến pháp “hòa bình”. Nhưng điểm quan trọng khác của bản hiến pháp này là nền “dân chủ”, trong đó vai trò của hoàng đế chỉ có giá trị tiêu biểu về “đại diện”. Mọii quyền bính của ông vua bị tước đi và giao lại cho “toàn dân”. Quan chức nhà nước đều có trách nhiệm trước pháp luật như một công dân bình thường. Tức là mô hình thực chất là “Etat de Droit – Quốc gia pháp trị”.

Sau khi thua Thế chiến II lãnh thổ Nhật bị đặt dưới chế độ “quân quản” của Mỹ, do tướng McArthur cầm đầu. Có thể vì lo ngại dân Nhật ngả theo cộng sản chống lại “nền thực dân” của Mỹ, McArthur chủ trương cai trị bằng “bàn tay nhung” với nhiều sự dễ dãi dành cho hoàng gia cũng như đối với nhân viên hành chánh Nhật (mà điều này trái với ý chí của chính phủ Mỹ cũng như của các nước Đồng minh). 

McArthur thuyết phục chính phủ Mỹ thành lập một chương trình “xây dựng và khôi phục lại nước Nhật”, tương tự chương trình Marshall dành cho Châu Âu. Ông quan niệm rằng chỉ có cách này dân Nhật mới không theo cộng sản và nhà nước Nhật mới có khả năng trả nợ chiến tranh cho các quốc gia khác. Nhờ McArthur nước Nhật được hồi phục. Dân Nhật yêu mến và tôn thờ McArthur, gọi ông này là “Samurai da trắng”. Bây giờ Nhật không còn tôn thờ bạo lực như trước nữa, mặc dầu ngôi đền Yasukuni vãn còn thờ những bài vị của những vị tướng thời Đệ nhị Thế chiến (bị xếp vào tội phạm chiến tranh).

Người Việt mình hay ngưỡng mộ ý chí sắt đá của người Nhật mà quên đi rằng ý chí đó đã bị chuyển hướng sang hòa bình do bản Hiến pháp. Nước Nhật phát triển hôm nay không phải do tính hiếu sát hiếu thắng của người Nhật trước Thế chiến II mà do bản Hiến Pháp (dân chủ và hòa bình) của ông Samurai da trắng là tướng McArthur (và chương trình viện trợ của Mỹ).

Với bản Hiến pháp này Nhật chỉ mất 15 năm để trở thành cường quốc kinh tế.

Về phía TQ, VN từ (rất) lâu đã rập khuôn mô hình phát triển của TQ. TQ làm cái chi là VN làm cái đó. Thời Mao, miền Bắc VN là một bản sao TQ của Mao. Bây giờ VN là một bản sao TQ, bắt đâu từ thời Đặng Tiểu Bình.

Vấn đề là VN lấy quyền lợi của đất nước và dân tộc để xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Vấn đề “thế nào là xã hội chủ nghĩa” ? Xây dựng XHCN là xây dựng cái gì ? Thời còn chiến tranh lạnh, việc này cụ thể qua câu nói của Lê Duẩn “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”.

Nhưng thời bây giờ, ông Trọng có thú nhận là 100 năm nữa không biết có thấy XHCN hay chưa. Tức là việc xây dựng “Xã hội chủ nghĩa” không thể định nghĩa được. Việc này khiến cho nguyên khí quốc gia bị tiêu hao. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm. Đạo đức, văn hóa xã hội suy đồi. Cán bộ đảng viên cộng sản nhập nhằng khái niệm, đục nước béo cò. Cán bộ đảng viên nào cũng giàu sụ trong khi người dân thì nghèo đói.

Trong khi TQ họ lấy xã hội chủ nghĩa để phục vụ cho quyền lợi và đất nước của họ. Quan điểm mới đây của Tập Cận Bình về đảng: “lý do duy nhứt cho sự hiện hữu của đảng CSTQ là phục vụ cho lợi ích của toàn dân”. Hôm kia tôi có nói sơ qua lý do vì sao TQ thành công trong công cuộc “dò đá qua sông”. Là vì họ đặt mục đích phục vụ quyền lợi của ngườ i dân.

Ta thấy tài phiệt (tư nhân) TQ bây giờ có ảnh hưởng đến toàn cầu. Hàng hóa của TQ bây giờ đang chinh phục cả thế giới. Ngay cả bây giờ Mỹ gây chiến tranh thương mại với TQ, việc này cũng không thể cản trở TQ lên hàng đầu thế giới.

TQ đã mất 40 năm để phát triển thành công, từ sau cuộc chiến biên giới với VN kết thúc 1979.

VN muốn tiếp tục theo mô hình TQ hay mô hình Nhật (như ý muốn một số đông trí thức VN) ?

Nếu đặt đúng mục tiêu phục vụ, VN theo mô hình TQ sẽ mất từ 60 năm đến 80 năm để phát triển tương tự như TQ bây giờ. Trong đó 20 năm phải mất để đào tạo các thế hệ hạt nhân lãnh đạo trong sạch, có thực tài.

Còn nếu theo mô hình của Nhật, với một bản hiến pháp (không cần hòa bình) mà chỉ giới hạn quyền lực của đảng CSVN, theo đúng mô hình xây dựng quốc gia trên nền tảng các hệ thống luật lệ (Etat de Droit – nhà nước pháp trị). Quan chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm. Quan chức bình đẳng với dân chúng trước pháp luật.

Nếu áp dụng mô hình Nhật thì VN sẽ mất từ 15 đến 20 năm để phát triển (như Nam Hàn hay Đài loan bây giờ).

Còn nếu tiếp tục như hôm nay, thì cán bộ tiếp tục lạm dụng quyền lực để làm giàu. Dân cả nước sẽ sa vào vòng nô lệ, làm công cho tài phiệt nước ngoài.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cử tri kiến nghị tử hình phạm nhân bằng lá ngón cho tiết kiệm

( Kiến nghị quá khôi hài. Không chỉ quan chức mà cả các cử tri chuyên nghiệp cũng toàn phát ngôn ra những câu không người bình thường nào có thể nghĩ ra ).

Image may contain: 4 people, people sitting

Infonet 04/05/19 Tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV diễn ra sáng nay 4/5, cử tri Trần Ngọc Toán (Hoàn Kiếm) nêu vấn đề, tiêm thuốc tử hình phạm nhân như hiện nay gây tốn kém ngân sách. Do đó, ông Toán kiến nghị dùng lá ngón thay thế để tiết kiệm ngân sách. “Tại sao chúng ta không dùng phương pháp rất đơn giản và hiệu quả nhất là lá ngón, đỡ tốn kém. Dùng lá ngón, hình phạt tự tử tù phải ăn, chỉ cần 11 lá ngón là thi hành án xong rồi”, cử tri Toán nêu ý kiến.



Cử tri lý giải việc đưa ra kiến nghị này: Việc điều chỉnh, bổ sung, thay thế các điều luật là hết sức cần thiết nhằm phù hợp quá trình phát triển xã hội, quản lý nhà nước hiệu quả. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đồng thời phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bởi lẽ xã hội luôn phát triển thì xã hội luôn nẩy sinh những vấn đề mới mà các nhà làm luật chưa thể định hướng trước được. Pháp luật cũ không còn phù hợp do đó, việc bổ sung, sửa đổi đề điều chỉnh luật là điều đương nhiên.

Cử tri Toán cũng đề nghị Quốc hội cần bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong Bộ luật hình sự. Theo ông Toán, hiện nay tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng cả về tính chất lẫn quy mô, gây khó khăn cho công tác điều tra xử lý.

Nguyên nhân cơ bản là do mức độ xử phạt còn nhẹ, không đủ sức răn đe, đặc biệt đối với những hành vi như chống đối người thi hành công vụ, uống rượu bia lái xe, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, tiêu thụ thực phẩm bẩn nguy hại, xâm hại tình dục, đặc biệt tội phạm buôn bán ma túy ngày càng tăng với số lượng rất lớn… nhưng “chúng ta vẫn chưa có cơ chế để xử lý, không dám tịch thu phương tiện”.

Do đó, ông Toán kiến nghị Luật hình sự quy định mỗi tội danh tương ứng với một khung hình phạt có thời hạn nhất định cụ thể, ví dụ 2, 3, 5 hay 10 năm hay tử hình chứ không nên quy định như hiện nay từ 5- 7 năm, 10- 20 năm có thể nảy sinh "lách" chạy án.

“Đáng nhẽ tội 5 năm nhưng quy định từ 2-5 năm thì sẽ chạy xuống 2 năm, dẫn đến hỏng cán bộ, rồi xuất hiện đội ngũ trung gian cò mồi chạy án", cử tri Toán cảnh báo.

Về xử lý phạm nhân án tử hình, cử tri Toán cho rằng tiêm thuốc như hiện nay gây tốn kém ngân sách mà thời gian chờ đợi quá lâu, trong khi tồn đọng tử tù lớn gây nghi ngờ trong xã hội.

“Tại sao chúng ta không dùng phương pháp rất đơn giản và hiệu quả nhất là lá ngón, đỡ tốn kém. Dùng lá ngón, hình phạt tự tử tù phải ăn, chỉ cần 11 lá ngón là thi hành án xong rồi”, cử tri Toán nêu ý kiến.

Trong khi đó, cử tri Trần Công Dân (Thành Công, Ba Đình) đánh giá, thời gian qua công tác xây dựng pháp luật, chất lượng xây dựng luật tốt hơn trước, một số luật đi vào cuộc sống, tuy nhiên vẫn có những văn bản có độ trễ quá dài, hiện tượng nợ đọng văn bản vẫn còn, làm giảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của các cơ quan, thậm chí có những văn bản pháp luật vừa ra đã lạc hậu phải bổ sung, sửa đổi.

Cử tri Dân cũng bày tỏ sự băn khoăn về sự xuống cấp của đạo đức trong xã hội. “Việc tăng trưởng kinh tế tốt song việc xuống cấp đạo đức là vấn đề đáng báo động, đề nghị Quốc hội có quốc sách tối ưu, nghiên cứu thấu đáo toàn diện văn bản pháp luật làm sao phối hợp giữa gia đình- nhà trường - xã hội nhằm ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội giống như ngăn chặn tham nhũng hiện nay.

Ngoài tuyên truyền giáo dục cần có xử lý nghiêm minh.

"Tai nạn giao thông do rượu tại sao không thu liền bằng lái 5 năm?”, ông Dân bày tỏ.

Vấn đề giá điện khiến nhiều người dân bức xúc cũng được cử tri Kiều Quang Long (Quận Hoàn Kiếm) đề cập. Cử tri Long nêu vấn đề: Tại sao việc ban hành giá điện lại được Bộ Công thương đóng dấu mật?

Ông cho rằng “những gì liên quan đến giá cả không được mật, phải minh bạch. Giá điện đang thiếu minh bạch lại mật nữa thì quá nuông chiều cho ngành điện. Ngành điện đã, đang độc quyền, cần bắt buộc phải minh bạch giá. Bởi theo tôi biết ở một số nước, người dân doanh nghiệp mua điện càng nhiều, giá càng rẻ, trong khi chúng ta thì ngược lại”, ông Long nói.

Sau khi lắng nghe 10 ý kiến từ cử tri của hai quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, đại biểu Bùi Huyền Mai, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, thay mặt tổ đại biểu phúc đáp một số kiến nghị của cử tri. Bà Mai hoan nghênh các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, đồng thời giải đáp nhiều băn khoăn cử tri nêu trong công tác xây dựng pháp luật.

Trong 16 Luật Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua, đoàn ĐBQH Hà Nội xin tiếp thu, đặc biệt về một số đề xuất liên quan đến Luật Kiến trúc, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương. Về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) được nhiều cử tri quan tâm, ĐB Mai nhấn mạnh đây là dự án luật đặc biệt quan trọng nên Quốc hội cũng có sự quan tâm đặc biệt, đã xem xét qua 2 kỳ họp và chuẩn bị sang kỳ thứ ba.

Về ý kiến đề nghị Quốc hội có giải pháp phù họp để hạn chế việc xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt trong tình trạng xâm hại trẻ em, bà Mai thông tin năm 2018, Hà Nội đã khởi tố 47 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 44 vụ xâm hại tình dục. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa qua cũng tổ chức phiên điều trần riêng về nội dung này và dự kiến năm 2020 sẽ có cuộc giám sát tối cao về chuyên đề xâm hại trẻ em.

Đối với kiến nghị về giá điện, bà Mai cho biết Thủ tướng đã có chỉ đạo đối với Bộ Công thương cần phải thành lập đoàn kiểm tra cụ thể và có báo cáo lại với Thủ tướng về tất cả các vấn đề liên quan đến giá điện trong tháng 6 năm 2019 để làm sao đảm bảo minh bạch, công khai và thông tin chính thức cho người dân biết.

N. Huyền

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Nam Hải sợ “Nhật ký Lý Nhuệ” được công khai?

Trước khi qua đời, ông Lý Nhuệ – nguyên lão “phe tự do” của Trung Quốc – đã giao cuốn nhật ký 80 năm cuộc đời ông cho con gái Lý Nam Anh để bà tặng nó cho trung tâm nghiên cứu của Đại học Stanford. Tuy nhiên, gần đây, vợ của ông Lý Nhuệ là bà Trương Ngọc Trân, đã kiện bà Lý Nam Anh để đòi lại cuốn nhật ký của chồng.
lý nam anh
Bà Lý Nam Anh, con gái của cố nguyên lão ĐCSTQ Lý Nhuệ (Ảnh: RFA)
Ngày 2/4, bà Trương Ngọc Trân (vợ hai của ông Lý Nhuệ, mẹ kế của bà Lý Nam Anh) đã khởi kiện bà Lý Nam Anh ra tòa án Quận Tây Thành thành phố Bắc Kinh, để đòi lại cuốn nhật ký của ông Lý Nhuệ. Bà Lý Nam Anh đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với truyền thông để trả lời về vụ kiện này.
Theo Đài Á châu Tự do đưa tin hôm 23/4, di vật của phụ thân bà Lý Nam Anh tặng cho Trung tâm nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, ngoài cuốn nhật ký còn có các thư từ khác và sổ ghi chép công tác khi ông tham gia vào cải cách ruộng đất.
Bà Lý Nam Anh nói: Chính quyền Trung Quốc phản ứng mạnh như thế, đại khái là vì truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin, nói rằng bên trong cuốn nhật ký có nội dung gì đó. Họ [ĐCSTQ] rất lố bịch, họ tự tin thế này tự tin thế kia, nhưng khi đem sự việc thực sự đã xảy ra ghi vào trong nhật ký cá nhân thì liền sợ như thế, đến nỗi không thể không lấy lại, mà mục đích khi lấy lại là rất rõ ràng, chính là tiêu hủy.
Bà Lý Nam Anh cho biết, việc bà Lý Ngọc Trân khởi kiện để đòi lại cuốn nhật ký của ông Lý Nhuệ không phải là vụ án về tranh chấp tài sản gia đình, mà là một vụ kiện tụng chính trị do cao tầng của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giật dây. Vụ kiện này còn được đánh mã số là LimsTim134, do Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco gửi các hồ sơ tư pháp về vụ án cho bà Lý Nam Anh, và đại diện bà Lý Ngọc Trân truyền đạt thông tin cho Trung tâm nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, chính quyền Trung Quốc còn phái một vị Phó Tổng lãnh sự quán đi thương lượng cùng Trung tâm nghiên cứu Hoover.
Bà Lý Nam Anh cho biết, Trung tâm nghiên cứu Hoover đã hoàn thành xử lý số hóa nhật ký của ông Lý Nhuệ. Việc công khai ra công chúng như thế nào, thì Trung tâm nghiên cứu Hoover sẽ có câu trả lời. Tương lai dù xảy ra chuyện gì, việc mở nhật ký của ông Lý Nhuệ cho công chúng xem là điều không thay đổi.
Theo đơn thông báo thụ lý vụ án trên trang web của Tòa án Quận Tây Thành, bà Trương Ngọc Trân kiện bà Lý Nam Anh về việc tranh chấp kế thừa, tòa án đã quyết định đăng ký lập án.
Phóng viên độc lập tại Trung Quốc có tên Cao Du trước đó đã công khai thư trả lời của Luật sư của bà Lý Nam Anh gửi cho bà Trương Ngọc Trân, trong thư cho rằng, bà Trương Ngọc Trân nói bà Lý Nam Anh “tự tiện” xử lý tài sản của ông Lý Nhuệ là không đúng sự thật. Từ năm 2017, ông Lý Nhuệ đã biểu thị rõ ràng rằng, để cho bà Lý Nam Anh đem nhật ký của ông giao cho Trung tâm nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford lưu giữ, đây là việc trao tặng mang tính dân sự, chứ không phải là xử lý di sản. Đồng thời, khi còn sống, ông Lý Nhuệ cũng xác nhận, cuốn “Nhật ký Lý Nhuệ” có thể do bà Lý Nam Anh biên tập và xuất bản tại Mỹ.
Trong thư cũng chỉ ra, bà Trương Ngọc Trân đã nói dối trong cáo trạng của mình, vụ kiện này không phải là tranh chấp quyền kế thừa, lẽ ra không được lập án. Bà Lý Nam Anh còn nói, vụ án tranh chấp quyền kế thừa rốt cuộc là như thế nào thì trong lòng của bà Trương Ngọc Trân hiểu rất rõ.
Trên Twitter, nhà báo Cao Du nói: “Cuộc “tranh chấp di sản’ sau khi ông Lý Nhuệ qua đời, tuyệt đối không phải là vụ kiện dân sự bình thường, mà là do chính quyền Trung Quốc ngầm chỉ đạo. “Nhật ký Lý Nhuệ” giao cho Trung tâm nghiên cứu Hoover là quyết định của bản thân ông Lý Nhuệ.”
“Việc đoạt lại nhật ký, thư từ, bài viết của ông Lý Nhuệ sau khi ông qua đời, là chà đạp đối với nhân quyền, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận.”
Ông Lý Nhuệ được coi là nguyên lão “phái tự do” của Trung Quốc, từ những gì được bà Lý Nam Anh và những người khác tiết lộ, ông Lý Nhuệ đã phân tích cho công chúng thấy một Mao Trạch Đông và ĐCSTQ hoàn toàn khác với những gì mà ĐCSTQ tuyên truyền. Ông đã từng phản bác mạnh mẽ lời nói dối của ĐCSTQ rằng nạn đói không phải trách nhiệm của ông Mao Trạch Đông. Ông nói thẳng những gì mà Mao làm trong thời Cách mạng Văn hóa chính là tà ác. Ông cũng tiết lộ bí mật Mao cưỡng gian em họ của Dương Khai Huệ (Dương Khai Huệ là vợ của Mao), phê bình Mao là “côn đồ trong chính trị”, “côn đồ trong đời sống”.
Ông cũng tiết lộ, trong vụ thảm sát đẫm máu Đoàn AB (đoàn chống Bolševik, viết tắt của Anti-Bolševik) tại căn cứ cách mạng nằm giữa Giang Tây và Phúc Kiến, ĐCSTQ đã giết chết hàng trăm nghìn đảng viên, có huyện chỉ còn lại một hai người.
Trong sự kiện “Lục Tứ”, trong một căn nhà cao tầng ở Mộc Tê Địa, ông Lý Nhuệ đã chính mắt nhìn thấy xe tăng tiến vào Bắc Kinh thảm sát sinh viên và người dân. Khi ông nhìn về phía bệnh viện bên cạnh, thấy thi thể chất đống và máu chảy khắp mặt đất, lúc đó, ông đã hoàn toàn tuyệt vọng đối với ĐCSTQ.
Có bình luận cho rằng, nhật ký của ông Lý Nhuệ sắp được công khai sẽ làm đảo lộn những sự thật mà mọi người đã biết từ trước, trong đó có những sự việc xấu xa của lãnh đạo ĐCSTQ khiến người ta phải căm phẫn bao gồm cả ông Mao Trạch Đông. Cũng rất có khả năng khi công khai, nó sẽ là một thông đạo khác để thế giới và người dân Trung Quốc hiểu về Mao và ĐCSTQ hơn.
Trí Đạt
Xem thêm:



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người xem bói cho vua Bảo Đại và các tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn

Cụ Ngô Hùng Diễn, thường được gọi là “thầy bói Diễn”, là một nhà tướng mệnh học nổi tiếng từ cuối thập niên 1930 cho tới khi cụ qua đời, vào năm 1974.
Quan niệm về tướng số của cụ rất rõ rệt : “Xem tướng xem số là để làm điều lành, tránh điều dữ”. Cụ rất phiền hà khi có người muốn nhờ cụ đem phú quý vinh hoa tới cho mình, kiểu “muốn gỡ nhà người khác đem về làm chuồng heo !”. Theo cụ thì nghề thầy số là nghề… tổn âm đức, vì trong mọi tình huống khi đã xem cho ai, hướng dẫn người xem làm này tránh kia đều là “tiết lộ thiên cơ”. Có lẽ vì vậy nên cả đời cụ chẳng bao giờ dư dã, chỉ đủ ăn đủ mặc và không có con trai nối dõi (chỉ sinh duy nhất có một bà con gái, hiện vẫn còn ở Việt Nam).
Vì quan niệm trên (tổn âm đức) nên cụ không có học trò theo đúng nghĩa.
Đầu năm 1973, khi hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được thi hành thì cụ đã tiên đoán rằng tương lai miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay phe cộng sản. Về các chính khách đặc biệt cụ đề cập đến 3 nhân vật đóng vai trò then chốt trong ngày mất nước là Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền và Vũ Văn Mẫu. Cụ nói: “Khi Việt Nam Cộng hòa chỉ cần một trong ba bộ mặt sau đây lên nắm vận mệnh thì cầm chắc trong tay ngày mất nước đã tới. Đó là mặt ướt Dương Văn Minh, mặt sưng Vũ Văn Mẫu và mặt tuột Nguyễn Văn Huyền”. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1975, đúng lúc trời đang sáng sủa bỗng tối xầm lại, đài phát thanh Sài Gòn loan tin chính phủ mới, một lúc xuất hiện chình ình ba bộ mặt định mệnh “Ướt, Sưng, Tuột” thì sự việc mất nước là điều dĩ nhiên đã được Thiên Cơ an bày rồi vậy. Nếu đài BBC hay ký giả Derek Wilson có nhận lệnh của ai đó để loan tin bậy về Việt Nam, tiếp tay cho việc cưỡng chiếm miền Nam thì cũng là chuyện đã nằm trong định liệu của Tạo Hóa (Thiên Cơ Định Mệnh)….
Trước khi qua đời, cụ được xem một số hình ảnh các nhân vật trong chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Cụ cho biết: “đa số quyền cao, cằm đánh vào, là những người có danh mà không có lợi”. Quả nhiên sau khi chiếm được miền Nam không lâu, cả Mặt Trận Giải Phóng lẫn chính phủ do Mặt Trận lập ra đều bị giải thể không kèn không trống. Mặt Trận ra đời năm 1960 với trống rung cờ mở inh ỏi ở Hà Nội vang dội ra ngoài thế giới, khi giải thể chỉ được loan tin đúng 5 dòng chữ corp 6 nơi trang chót của báo Nhân Dân. Nhà viết tự điển Thanh Nghị theo Mặt Trận vừa được cấp cho ngôi nhà góc đường Thống Nhất/Hai Bà Trưng, trông sang trụ sở công ty xăng Esso (ngôi nhà sơn trắng, mái xanh), ở chưa nóng đít là đã bị…. đá đít ra ngoài.
Cụ Ngô Hùng Diễn và Giáo sư Trần Quang Quyến.
Cụ được hầu hết các nhân vật chính trị lẫn quân sự thời đó mời tới hỏi ý kiến. Cụ nói tướng cách ông Nguyễn Văn Thiệu tai bạt hậu nên không chịu nghe ai, hạ đình bị phá cách nên hậu vận hư hết. Trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống, cụ thường được mời vào dinh Độc Lập dùng cơm và nói chuyện thời thế, cụ chỉ yên lặng và nghe nhiều hơn là nói. Lần Nguyễn Văn Thiệu độc cử, cụ có tìm cách khuyên khéo, nhưng Nguyễn Văn Thiệu là người chỉ thích làm theo ý mình (duy ý chí). Về bà vợ thì cụ khen là người nhã nhặn, có giáo dục và vượng phu ích tử.
Tướng cụ cao lớn, dáng đi lắc lư, hai tay ve vẩy, là một trong các cách tướng rất xấu: cách tướng của người hành khất. Nhưng nhờ có những nét tướng khác bù đắp nên cuộc đời cụ tuy không giàu sang, nhưng lúc nào cũng phong lưu. Cụ không có con trai, nhưng khi qua đời cũng vẫn có người chống gậy, là đứa cháu trai gọi bằng chú được cụ “hành sao” cứu mạng năm xưa. Ngoài ra cụ còn có vô số người nhận làm cha nuôi. Đám tang cụ vào tháng 3 âm lịch năm Giáp Dần 1974 khăn trắng chít dài hàng mấy cây số, được coi là một trong số những đám tang lớn nhất trong lịch sử Hòn Ngọc Viễn Đông. Thành phần tham dự ngoài thân nhân họ hàng không quá 50 người, còn lại đều là bè bạn và những người đã từng chịu ơn cụ.
Cụ nói xem tướng không khó, sửa tướng mới khó. Đối với môn địa lý cũng vậy. Có những ngôi nhà người tới ở thường bị đau yếu, nhờ cụ giúp đỡ, cụ chỉ cần thay đổi giường nằm, bàn thờ, hoặc có khi là vị trí cầu tiêu thì tự nhiên đời sống phấn chấn hanh thông hẳn lên.
Hồi sinh thời, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, mời cụ xem vị thế chùa Xá Lợi. Cụ nói Chùa cần xây cổng về hướng con đường nhỏ, bên cạnh, nếu không sẽ có đổ máu. Cụ Mai Thọ Truyền và ban quản trị đều không tin. Khi có vụ Phật giáo tranh đấu đưa tới cuộc cách mạng 1/11/1963, Chùa Xá Lợi trở thành bãi chiến trường người ta mới tin lời cụ. Sau này Chùa được sửa sang lại, làm thêm chiếc cổng bên hông. Cổng chính chỉ mở vào dịp lễ lớn ở mặt đường bà Huyện Thanh Quan, còn hàng ngày ra vào đều dùng cổng bên hông.
Sau cách mạng 1/11/1963 các vị tăng ni muốn tìm một vùng đất rộng để xây dựng một Trung Tâm Phật Giáo. Thượng Tọa Thích Tâm Giác mời cụ đến hỏi ý kiến. Cụ, sau nhiều ngày đi trực thăng xem đất, chỉ vào một khu thuộc Thị Nghè. Lúc đó xa lộ Biên Hòa chưa làm xong, cầu bê-tông nối từ Văn Thánh sang phía ấp Thảo Điền và xã An Khánh Thủ Đức chưa có… Lúc đó, Phật giáo không biết nghe ai bàn, quyết tâm xin bằng được miếng đất ở số 16 đường Trần Quốc Toản. Cụ lại được mời tới coi. Cụ hoàn toàn không đồng ý, vì lẽ khu đất này “hăng tê”, vua chúa Triều Nguyễn khi xưa đã dùng nơi đây làm pháp trường. Thượng Tọa Tâm Giác một mực khăng khăng nói “Phật tới đâu, lành tới đó”. Khi ngôi Chùa Việt Nam Quốc Tự dựng xong với gỗ và tôn … thì nội bộ Phật giáo bắt đầu lủng củng rắc rối. Thật ra thì sự lủng củng này đã có từ trước, nhưng vào thời gian đó mới vỡ tung ra. Cụ thường nói nơi thờ cúng cần chỗ đất tốt, vì quy tụ nhiều người lễ bái. Thế đất 16 đường Trần Quốc Toản có một con lạch như mũi dao đâm sâu vào trong, nhất là tam quan Chùa Việt Nam Quốc Tự làm bằng gỗ và tôn có dáng dấp như cổng nghĩa trang thì dữ nhiều lành ít. Sau này Thượng Tọa Tâm Giác dù có quyết tâm xây ngôi bảo tháp nhưng vẫn không thể hoàn thành. Thời gian trước khi cụ Diễn qua đời, Thượng Tọa Tâm Giác tỏ ý hối tiếc về chuyện đã qua và ngỏ lời xin lỗi. Về miếng đất cụ Diễn “cắm” cho nhà Chùa, sau này trở thành khu Tân Cảng rộng lớn với sông nước hữu tình… thì ai nấy đều tiếc hùi hụi.
Năm 1945, Việt Minh nắm chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị trở thành công dân Vĩnh Thụy, cụ tiên đoán thời của vua Bảo Đại hãy còn. Một hôm trong hàng chả cá Lã Vọng ở Hà Nội gặp vua Bảo Đại, cụ cúi mình chào “Hoàng Thượng”. Vua Bảo Đại rối rít đỡ cụ và nói ông không còn làm vua nữa, nhưng cụ một mực gọi “Hoàng Thượng” và mách cho vài điều về mệnh vận trong vài năm sắp tới… Quả nhiên sau đó vài năm (1949), vua Bảo Đại thành vị Quốc Trưởng của chế độ Quốc Gia đầu tiên đương đầu với chủ thuyết vô thần.
Gần dinh Độc Lập có một biệt thự của Pháp để lại, biệt thự khá lớn, nhưng không ai có thể ở lâu được, vì trước sau người ở cũng gặp chuyện bất hạnh. Cụ có tới coi và nói: “Nhà này chỉ có tướng tinh như Đức Thánh Trần Hưng Đạo mới ở được mà thôi”. Sau 1/11/1963, tướng Dương Văn Minh mời cụ lại và cười tự đắc hỏi: “Bây giờ cụ thấy sao? Tôi ở được chứ?”. Không muốn đẩy đưa với tướng Minh, cụ đáp cho xong chuyện: “Bây giờ ngài đã là Quốc Trưởng rồi mà!”. Câu nói bỏ lửng ở đấy. Nhưng về nhà cụ nói với con cháu: “Chết đến nơi rồi mà vẫn còn tự đắc!”. Quả nhiên sau đó không lâu có cuộc chỉnh lý và tướng Minh bị hạ bệ. Sau này biệt thự thuộc chủ quyền một nhà tỷ phú Việt Nam. Biết thân biết phận nhà tỷ phú này xin ý kiến cụ. Cụ bảo: “Có thể ở, nhưng không được ở phòng khách và toàn bộ ngôi nhà trên… Nơi đây chỉ có thể tiếp khách, làm văn phòng, còn ăn ngủ thì xuống nhà dành cho…. bồi bếp!” Nhà tỷ phú nghe lời cho sửa lại khu nhà phụ cận để ở và không gặp chuyện rủi ro nào, ngoài cái rủi ro mất nước mà toàn dân miền Nam Việt Nam đều phải gánh chịu, chứ không phải chỉ mình ông.
Về sinh hoạt thế giới khi đề cập tới nước Anh, cụ nói Thái Tử Charles, con của Nữ hoàng Elizabeth II, không có tướng làm Vua. Ngôi vua nước Anh rồi đây sẽ trở lại dòng vị cựu hoàng thoái vị. Cách đây trên nữa thế kỷ, vị cựu hoàng này đã từ bỏ ngai vàng cưới một phụ nữ Mỹ ly dị chồng, nhường ngôi cho người em, tức Vua George VI, thân phụ của nữ hoàng hiện nay. Tuy sự việc chưa xảy ra, nhưng dù sao cũng là một đề tài chiêm nghiệm. Một bài toán chưa có đáp số.
Cụ Ngô Hùng Diễn mất ngày 13 tháng 3 năm Giáp Dần (1974) tại Quân Y Viện Cộng Hòa, an táng tại nghĩa trang Phước Hòa, Gò Vấp Gia Định.
Theo Giáo Sư Trần Quang Quyến
Cụ Ngô Hùng Diễn và Giáo sư Trần Quang Quyến
Sau 9 năm theo học Cụ Ngô Hùng Diễn và 45 năm áp dụng những điều học được để giúp bạn hữu và những người quen biết khi cần một vài ý kiến thuộc lãnh vực “huyền bí”, tác giả đã có ý định viết quyển TƯỚNG PHÁP NGÔ HÙNG DIỄN. Năm tháng qua đi, nay quyển sách đã được viết xong. Tác giả coi đây là một lễ vật để tạ ơn người Thày, đã như hình với bóng, như tấm gương để noi theo cho suốt cuộc đời. Tác giả cũng hy vọng tài liệu này được chấp nhận như một đóng góp khiêm tốn vào lãnh vực nhân tướng học, nói chung và như một viên gạch để xây nền móng cho khoa nhân tướng của Việt Nam, nói riêng.
Một trường hợp khác
Trần Lệ Xuân sinh ngày 22/8/1924, trong một gia đình quyền quý. Cha bà là luật sư Trần Văn Chương, con trai cả của Đông Các Đại học sĩ Trần Văn Thông. Mẹ bà là quận chúa Thân Thị Nam Trân, con gái của Đông Các Đại học sĩ Thân Trọng Huề. Ông Chương là đại địa chủ và là luật sư đầu tiên của Việt Nam có bằng tiến sĩ luật của Pháp. Cụ Ngô Hùng Diễn xem tướng cho Trần Lệ Xuân vào năm 1940, khi người con gái tài sắc này mới tròn 16 tuổi, xem ngay tại nhà riêng của luật sư Chương ở Hà Nội. Lời phán của thầy Diễn cho Trần Lệ Xuân như sau: “Cô là một người phụ nữ danh giá. Chồng cô chỉ đứng sau một người và trên cả triệu người. Nhưng trong cuộc đời, cô tuyệt đối không được rời xa nhà chồng. Nếu cô rời xa nhà chồng thì cả gia đình nhà chồng sẽ gặp đại họa”. Và cuộc đời của Trần Lệ Xuân đã diễn ra đúng như vậy. Mười tám tuổi, Trần Lệ Xuân lấy chồng và đó là Ngô Đình Nhu, em trai Ngô Đình Diệm. Sau này Ngô Đình Nhu trở thành cố vấn đặc biệt của Ngô Đình Diệm, đúng là dưới một người và trên cả triệu người.
Nhưng biến cố năm 1963 cũng xảy ra khi bà Trần Lệ Xuân rời gia đình sang Mỹ. Chồng cùng gia tộc họ Ngô gần như bị tận diệt. Rõ ứng với những gì cụ Diễn đã tiên đoán.
Trước đó các lần đảo chính của phe chống ông Ngô Đình Diệm thì đều được bà chuyển dữ thành lành. Thậm chí là lúc tổng thống bị ném bom tại dinh Nordom cũng chẳng làm gì được gia đình bà.
Biến cố năm 1963 âu cũng là một định mệnh không thay đổi được.
Đăng lại từ Fanpage Sài Gòn Văn Sử


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc có thể từ chối đàm phán với Mỹ sau phát ngôn của Trump”

Donald Trump

Trung Quốc đang xem xét khả năng hủy bỏ cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ vì phát ngôn mới đây của nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế với hàng loạt mặt hàng Trung Quốc. The Wall Street Journal đưa ra nhận xét này dẫn nguồn riêng.
Như lưu ý, Bắc Kinh lấy làm ngạc nhiên bởi tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ và không định đàm phán trong bối cảnh áp lực.
Vòng đàm phán thương mại gần nhất giữa hai nước diễn ra vào ngày 30 tháng 4, vòng kế tiếp dự kiến ​​vào ngày 8 tháng 5 và cần được tổ chức ở Washington.
Trước đó, Trump tuyên bố từ ngày 10 tháng 5 sẽ tăng thuế  với hàng loạt hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%.
Chính quyền Hoa Kỳ thông báo rằng cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang "về đích". Đồng thời CNBC dẫn nguồn tin lại cho biết rằng Washington và Bắc Kinh có thể tuyên bố về ký kết giao kèo thương mại vào ngày 10 tháng 5.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÃO TƯỚNG 104 TUỔI LÊN TIẾNG VỀ DỰ ÁN CAO TỐC BẮC NAM



Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh 104 tuổi lên tiếng về Dự án Đường Cao tốc Bắc - Nam. Ông kêu gọi các tướng lĩnh trận mạc hãy quan tâm trước nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng nếu Chính phủ Việt Nam giao cho Trung Quốc thực hiện dự án này.






Phần nhận xét hiển thị trên trang