Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

ĐCS đề nghị kỷ luật cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và nhiều tướng lĩnh


Cuộc chiến chống tham nhũng đất đai và tài sản nhà nước (cổ phần hóa) đã bắt đầu trong quân đội. Rõ ràng tham nhũng, chia chác đất quốc phòng cực lớn, ai cũng nhìn thấy, ngay từ cuối thập kỷ 1980. Rất mong cụ Tổng Chủ sớm khỏe lại, tiếp tục nghiêm khắc trừng phạt lũ quan chức và tướng tá tham ô này.

Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu kỷ luật đảng đối với một cựu phó thủ tướng trong bối cảnh không rõ sức khỏe của người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện ra sao. Nhiều lãnh đạo của Bộ Giao thông Vận tải cùng nhiều tướng tá quân đội cũng bị yêu cầu kỷ luật đảng trong kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, diễn ra từ ngày 24 đến 26/4/2019. Kết luận của Ủy ban Kiểm tra được công bố hôm 5/5.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong 
một chuyến đi thăm Ấn Độ hồi 2013
Bộ Giao thông Vận tải thời hậu Đinh La Thăng tiếp tục sóng gió
Cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, người từng có chân trong Ban chấp hành Trung ương Đảng và là phó thủ tướng từ 8/2011 đến 4/2016, bị xác định đã có sai phạm trong việc "quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải", kết luận của Ủy ban Kiểm tranói. Ông Ninh bị đề nghị kỷ luật và "xử lý trách nhiệm" cá nhân bên cạnh bốn quan chức khác của Bộ Giao thông Vận tải.

Những người này gồm các thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Nhật và Nguyễn Hồng Trường. Riêng ông Trường đã nghỉ hưu từ 8/2017.

Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn cũng bị đề nghị phải chịu hình thức kỷ luật, với 'sai phạm' trong việc "tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải".

Các sai phạm ở Bộ Giao thông Vận tải, được xác định là xảy ra dưới thời ông Đinh La Thăng làm bộ trưởng, đã "gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành giao thông vận tải", tuyên bố của Uỷ ban Kiểm tra viết.

Ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải trong thời gian từ 8/2011 đến 4/2016, dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Đinh La Thăng hiện đang thi hành hai án tù liên quan tới các sai phạm ở PetroVietnam

Ông Thăng hiện đang thi hành hai bản án tù do các sai phạm ở PetroVietnam, nơi ông giữ vị trí lãnh đạo trong thời gian từ 2005 đến 2011.

Kỷ luật nhiều tướng lĩnh cao cấp trong quân đội

Dàn lãnh đạo đảng trong quân chủng hải quân bị đề nghị kỷ luật hàng loạt trong kỳ họp vừa rồi của UBKT.

Các sai phạm khiến Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, và Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo phạm phải được cho là có liên quan tới "công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng", theo kết luận cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra, "gây thiệt hại thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước".

Các ông Nguyễn Văn Hiến và Nguyễn Văn Tình từng là ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Quân ủy Trung ương, và là hai người giữ chức vụ đảng cao nhất trong Đảng ủy Quân chủng Hải quân.

Ông Hiến từng giữ chức thứ trưởng quốc phòng, thời kỳ 2011-2016.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến tham dự hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Subang, Malaysia hồi 11/2015

Cũng liên quan tới vấn đề đất đai, Tư lệnh Quân khu 9, Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy và Phó tham mưu trưởng Quân khu 9, Đại tá Trương Thanh Nam cũng bị đề nghị xử lý kỷ luật đảng.

Một gương mặt khác nữa bị nêu danh trong kỳ họp này của Ủy ban Kiểm tra là ông Nguyễn Bá Cảnh, Phó ban Dân vận Đà Nẵng.

Ông Bá Cảnh bị đề nghị kỷ luật do "vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống" và vi phạm các quy định về "những điều đảng viên không được làm", thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra viết.

Tuy nhiên, vấn đề kỷ luật đảng đối với ông Nguyễn Bá Cảnh đã được Thành ủy Đà Nẵng họp bàn và thống nhất biểu quyết từ chiều 12/4, nhiều ngày trước khi Uỷ ban Kiểm tra ra kết luận.

Kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra diễn ra trong lúc có nhiều đồn đoán về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Lần cuối cùng ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện công khai là 14/4, trong chuyến đi công tác tới tỉnh Kiên Giang.

Việt Nam hôm 25/04 chính thức xác nhận nhà lãnh đạo Đảng có vấn đề về sức khỏe nhưng "sẽ sớm quay trở lại làm việc bình thường".

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng đã không tới dự lễ quốc tang cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh hôm 3/5, sự kiện mà ông trước đó được tuyên bố đảm nhiệm vị trí trưởng ban tang lễ.

Không xuất hiện công khai, nhưng ông Trọng trên danh nghĩa vẫn thực hiện các hoạt động đối ngoại, với việc gần đây nhất là gửi thư chúc mừng tới tân vương Thái Lan nhân dịp Quốc vương Vajiralongkorn đăng quang trong dịp cuối tuần rồi.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48169010

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Với VinBus, Vượng Vin đang quay đầu vào bờ ?


Cuối đời Vượng Vin đã biết quay đầu lại bờ. Hoan hô Vượng Vin trước đi theo địch nay về với dân, dùng tiền kiếm được nhờ câu kết với quan tham để phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế (sản xuất ô tô). Theo tham luận của Vượng tại Diễn đàn kinh tế tư nhân khai mạc 3/5/2019, Vingroup cam kết 3000 xe bus được triển khai tại các thành phố lớn trong tháng 3/2020, VinBus sẽ hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, nghĩa là toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ quay trở lại tái đầu tư cho hệ thống xe bus. Điều này có thể phi thực tế nếu như Vingroup chỉ thuần túy là một doanh nghiệp vận tải, nhưng với một hệ sinh thái đa dạng như của Vingroup thì câu chuyện thần tiên về giao thông đô thị hoàn toàn có thể bắt đầu xuất hiện ở VN. Ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân. Phản đối các doanh nghiệp nhà nước. Ngẫm thấy Trần Bắc Hà đúng là tên quan ngu, gia tài nhiều tỷ đô cũng nhờ tham nhũng, nhưng cuối đời ung thư sắp chết mà vẫn thấy chưa đủ...
Kinh tế tư nhân: VinBus và bài tham luận hay nhất
Phạm Trung Tuyến 04/05/2019 - Tôi không rõ ông Phạm Nhật Vượng vô tình hay hữu ý mà chọn đúng ngày khai mạc Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 để thông báo thành lập VinBus và chính thức tham gia vào lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Dù vậy, tôi thích ý nghĩ rằng đây là một chủ đích của ông chủ doanh nghiệp tư nhân hùng mạnh này.

Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Đích đến của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 là gì? Đó là mở ra một cuộc đối thoại nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng để kinh tế tư nhân có thể đóng vai trò lớn hơn vào nền kinh tế, tác động nhiều hơn vào sự phát triển. Và trong đúng ngày mà Diễn đàn này khai mạc, một doanh nghiệp tư nhân tuyên bố chơi lớn lĩnh vực giao thông công cộng, một lĩnh vực mà lâu nay cả nhà nước, doanh nghiệp, và cộng đồng đều đang bế tắc.

Hà Nội, TpHCM, những thành phố lớn nhất nước đều đang đau đầu với ùn tắc giao thông mà không thể tìm ra lời giải cho việc cấm xe máy trước hay phát triển giao thông công cộng trước. Những người ủng hộ việc cần phải cấm xe máy trước cho rằng nếu không cấm xe máy thì không doanh nghiệp nào dám đầu tư vào xe bus vì không có khách. Trong khi nguồn lực của nhà nước có hạn, nếu không có sự vào cuộc của các doanh nghiệp tư nhân. Phía ngược lại, những người phản đối cấm xe máy thì cho rằng chưa đầu tư phương tiện công cộng thì người dân đi bằng gì?

Cuộc tranh luận cấm hay không cấm xe máy sẽ vẫn còn tiếp tục giằng dai, tưởng như không có hồi kết. Nhưng, khi mà Vingroup tuyên bố nhảy vào lĩnh vực này, với cam kết 3000 xe bus được triển khai tại các thành phố lớn trong tháng 3/2020, thì lời giải cho sự loay hoay giao thông đô thị đã có.

Vingroup tuyên bố VinBus sẽ hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, nghĩa là toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ quay trở lại tái đầu tư cho hệ thống xe bus. Điều này có thể phi thực tế nếu như Vingroup chỉ thuần túy là một doanh nghiệp vận tải. Nhưng với một hệ sinh thái đa dạng như của Vingroup thì câu chuyện trở nên dễ hiểu. Dù mọi lợi nhuận của VinBus đều chỉ để phục vụ phát triển thì lợi ích của Vingroup trong câu chuyện này không thể chỉ tính bằng tiền. Bởi cư dân của chuỗi đại đô thị Vinhomes sẽ là người hưởng lợi đầu tiên khi việc kết nối giao thông được đáp ứng bằng hệ thống bus hiện đại. Bởi thương hiệu ô tô Vinfast sẽ được phổ biến một cách hiệu quả, bởi sự hiện diện trên mọi tuyến đường đô thị.

Vingroup được rất nhiều lợi ích khi tham gia vào lĩnh vực xe bus đô thị. Nhưng quan trọng hơn, cộng đồng được hưởng lợi do có nhiều lựa chọn giao thông từ những lợi ích của doanh nghiệp. Đó là những lợi ích lành mạnh của một nền kinh tế khi mà lợi ích của doanh nghiệp tạo nên lợi ích của xã hội. Đó cũng là điều mà không thể có được khi lợi ích của xã hội chỉ có thể trông chờ vào các doanh nghiệp công ích của nhà nước, được vận hành bởi ngân sách từ những đồng tiền thuế nhỏ bé của người dân.

Kinh tế tư nhân có vai trò như thế nào trong nền kinh tế của đất nước? Kinh tế tư nhân có thể làm được gì cho cộng đồng, và làm thế nào để cân bằng lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, và người dân? Những câu hỏi quan trọng nhất của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 đều có thể được soi tỏ từ câu chuyện VinBus. Bản thông cáo báo chí của Vingroup về việc ra mắt VinBus trong ngày khai mạc Diễn đàn kinh thế tư nhân 2019, vì thế, chính là bài tham luận hay nhất của diễn đàn này.

Phạm Trung Tuyến
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những trường ở Hà Nội có học phí trên 200 triệu






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Anh Ba Sàm được trả tự do





Hôm nay, rất nhiều bạn đọc chờ đợi giây phút tự do của nhà báo Nguyễn Hữu Vinh. Tuy tự trào là "Ba Sàm" và gọi tờ báo mình làm là "Thông tấn xã vỉa hè"nhưng, kể từ 9-9-2007, Anh Ba Sàm đã đưa tin, đã tham gia ngôn luận, nghiêm túc hơn bất cứ tờ báo nào trong nước. Chưa biết, trong những ngày tới anh sẽ lựa chọn cho mình cách thức đóng góp nào, nhưng với tờ Anh Ba Sàm mà anh làm trước khi chấp nhận tù đày đã thực sự làm thay đổi nhận thức của rất nhiều người về lịch sử và đất nước


Anh Ba Sàm một thời có sức hút hơn bất kỳ tờ báo nào. Sức hấp dẫn Anh Ba Sàm không chỉ đối với nhiều tầng lớp độc giả. Uy tín Anh Ba Sàm không chỉ được nhìn nhận với giới trí thức. Sự thu hút Anh Ba Sàm không chỉ ảnh hưởng đối với giới báo chí truyền thông nhà nước. 

Bằng cách nới được đường biên thông tin để tạo ra sự tái nhận thức mới cho xã hội, Anh Ba Sàm cũng định dạng lại hình thức báo chí, theo mô hình hoạt động báo chí tự do với tinh thần độc lập, không làm cái loa cho thể chế cũng như không làm công cụ cho phe nhóm chính trị. Nó khác với cách thức vận hành ngoan ngoãn một chiều như một nô lệ chỉ biết tuân phục và vâng lời của hệ thống truyền thông nhà nước. Chẳng phải tự nhiên mà Anh Ba Sàm lấy slogan là “Phá vòng nô lệ”. Ngoài “tuyên ngôn” này, Anh Ba Sàm chẳng có bất kỳ “hiệu triệu” hay tuyên bố đao to búa lớn nào. Uy tín Anh Ba Sàm tạo được không phải từ những tuyên bố mà từ những gì Anh Ba Sàm làm. 

Đến giờ, khái niệm “báo chí lề trái” gần như đã không còn hợp thời vì “truyền thông quần chúng” đã có một diện mạo hoàn toàn khác so với thời điểm mà Anh Ba Sàm ra đời cũng như giai đoạn mà Anh Ba Sàm đạt đỉnh cao uy tín cho đến khi ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt. Tuy nhiên, nếu phải ghi lại lịch sử báo chí Việt Nam thời hiện đại thì Anh Ba Sàm nhất định phải có một vị trí xứng đáng và ông Nguyễn Hữu Vinh phải được nhìn nhận như là người tiên phong trong “Phá vòng nô lệ”. Hôm nay, ông Vinh được trả tự do. Xin chúc mừng ông!


Quả thật đến giờ phút này chưa hết ngạc nhiên. Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh xuất thân từ một gia thế khủng. Là con trai của thượng thư Nguyễn Hữu Khiếu. Là cháu rể của bộ trưởng công an Lê Minh Hương. Là thiếu tá an ninh cùng khóa với bộ trưởng công an Tô Lâm. Vậy mà anh không vương vấn với những điều kiện dễ dàng cưỡi lên đầu trăm họ hưởng thụ xa hoa mà dấn thân theo chủ trương của cụ Phan Chu Trinh "Khai dân trí; Chấn dân khí; Hậu dân sinh" với lô gô: PHÁ TAN XIỀNG NÔ LỆ! Một con người như thế không nể trọng sao được?



Sáng nay 5/5/2019, ông Nguyễn Hữu Vinh đã rời nhà tù Trại 5 - Thanh Hóa sau khi mãn hạn 5 năm tù giam. Ông Vinh bị bắt cùng với cộng sự của mình là bà Nguyễn Thị Minh Thúy hồi tháng 5/2014. Họ bị cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”

Ông Vinh xuất thân từ một gia đình bề thế, có tiếng tăm trong guồng máy cai trị của chế độ. Cha ông là Nguyễn Hữu Khiếu, từng là UVTW đảng, bộ trưởng bộ lao động, cựu đại sứ VN tại Liên Xô cũ.

Ông Vinh là sĩ quan công an, sau đó chuyển sang công tác tại Ban Việt Kiều Trung Ương. Năm 2000, ông thành lập Cty TNHH Điều tra và Bảo vệ VPI- công ty thám tử đầu tiên của VN sau khi nghỉ việc nhà nước vài năm sau đó.

Tên tuổi của ông Vinh gắn liền với trang blog Ba Sàm. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng không đề cập đến các hoạt động của ông và người cộng sự, bà Nguyễn Thị Minh Thúy trên trang điểm tin nổi tiếng này. Cơ quan an ninh chú tâm vào việc buộc tội cho ông Vinh, bà Thúy trong các hoạt động trên hai trang blog Dân quyền và Chép sử. Song cơ quan này vẫn phải thừa nhận “không có điều kiện xác minh, làm rõ nguồn gốc, tác giả của 24 bài viết” trên hai trang blog này vì “các bị can không chịu khai báo”.

Ông Vinh và bà Thúy bị tạm giam 22 tháng trước khi bị đưa xét xử tại tòa sơ thẩm. Đây là hai trường hợp điển hình trong việc vi phạm luật tố tụng hình sự vì bị tạm giam quá thời hạn.
Ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị kết án trình tự là 5 năm và 3 năm tù giam trong phiên sơ thẩm hồi tháng 3/2016. Bản án này được giữ nguyên trong phiên phúc thẩm vài tháng sau đó tại Hà Nội.

Trước ngày ông Vinh mãn hạn tù, công an Hà Nội đã chốt chặn, canh gác tại tư gia của nhiều nhà hoạt động nhân quyền nhằm ngăn cản họ đến nhà tù trại 5, Thanh Hóa để đón ông Vinh. Nhiều người bị công an đến tận nhà khuyến cáo không được đi đón người tù đặc biệt này.

Ông Vinh là một trong số ít những người xuất thân từ ngành công an đã dũng cảm dấn thân cho hoạt động đấu tranh đòi tự do, dân chủ tại Việt Nam. 

Xin chúc mừng Anh Ba Sàm -Nguyễn Hữu Vinh trở về sum họp bên gia đình, bè bạn.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Ba Sàm trở về với cuộc sống

Nhờ "cải tạo tốt", hay hết án không quan trọng, anh đã về


Chúc mừng BẠN ra khỏi chiếc lồng sắt nhỏ.
Hy vọng Anh Ba Sàm lại phục sinh.
Bauxite Việt Nam
Tổng hợp hình ảnh từ hai trang FB: Vũ Thư Hiên  Võ Văn Tạo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HơnTin buồn: 10 triệu người Triều Tiên đang thiếu đói


Thời tiết khắc nghiệt được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại Triều Tiên trong thời điểm hiện tại.
Người dân Bắc Triều Tiên (Ảnh: Pixabay)
Ngày 3/5, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố khảo sát đánh giá về tình hình lương thực tại Triều Tiên được thực hiện từ ngày 29/3 đến 12/4.
Khảo sát do Chương trình lương thực thế giới và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp LHQ phối hợp thực hiện.
Báo cáo cho thấy đất nước này vừa gặp tình trạng mất mùa tồi tệ nhất trong một thập kỷ sau các đợt khô hạn, nắng nóng và lũ lụt, khiến hơn 10 triệu người Triều Tiên đang bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng và không đủ lương thực cho đến vụ thu hoạch tiếp theo.
Ngoài ra, Triều Tiên đã cắt giảm khẩu phần lương thực tính theo đầu người xuống còn 300g/ngày. Một số gia đình chỉ có thể ăn thức ăn có chất đạm (như thịt, hải sản, trứng, sữa, đậu và các loại hạt) một vài lần trong năm.
Ngoài lý do thời tiết, nhiều kênh truyền thông trên thế giới cho rằng sức ép từ các lệnh trừng phạt của LHQ và của Mỹ cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực và năng lượng.
Tuy nhiên, đáp trả tại Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh cuối tháng 4 vừa rồi, Bộ trưởng kinh tế Triều Tiên Kim Yong-jae đã cứng rắn khẳng định Bình Nhưỡng hầu như không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến các chương trình hạt nhân hiện nay.
“Hãy để bọn họ áp đặt trừng phạt trong 100 năm hoặc 1.000 năm nếu họ muốn. Chúng tôi chẳng quan tâm và gần như không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt”,Bộ trưởng Kim Yong-jae tuyên bố.
Trước đây, Triều Tiên từng trải qua một nạn đói vào giữa những năm 1990 làm khoảng 3 triệu người chết.
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên sẽ là chủ đề chính tại cuộc thảo luận cấp chuyên viên giữa Mỹ và Hàn Quốc trong tháng 5 này.
Bảo Minh / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BQP Mỹ: TQ sẽ lợi dụng Vành đai-Con đường để “rải căn cứ quân sự” khắp thế giới


BQP Mỹ: TQ sẽ lợi dụng Vành đai-Con đường để "rải căn cứ quân sự" khắp thế giới
Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc sẽ tìm cách thiết lập căn cứ quân sự tại các nước mà họ có quan hệ hữu nghị lâu dài và lợi ích chiến lược tương đồng.
AFP dẫn nguồn báo cáo chính thức đưa tin, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều căn cứ quân sự khắp thế giới để bảo vệ cho hoạt động đầu tư trong khuôn khổ chương trình hạ tầng toàn cầu Vành đai - Con đường đầy tham vọng của mình.
Hiện nay Bắc Kinh chỉ có duy nhất một căn cứ quân sự ở nước ngoài tại Djibouti (nơi mà Bắc Kinh khẳng định chỉ là 'cơ sở hậu cần') tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng các căn cứ khác, có thể bao gồm cả Pakistan, khi mà nước này đang tìm cách thể hiện bản thân là một cường quốc thế giới.
"Tiến triển trong các dự án như 'Vành đai - Con đường' của Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài thông qua nhu cầu đảm bảo an ninh cho các dự án", Lầu Năm Góc nêu rõ trong báo cáo thường niên trình Quốc hội.
"Trung Quốc sẽ tìm cách thiết lập căn cứ quân sự tại các nước mà họ có quan hệ hữu nghị lâu dài và lợi ích chiến lược tương đồng, ví dụ như Pakistan và ở những nơi có tiền lệ cho quân đội nước ngoài đồn trú".
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, các vị trí tiềm năng có thể được chọn làm nơi đặt căn cứ quân sự bao gồm Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc vốn đã thiết lập tiền đồn ở một số khu vực mà nước này ngang nhiên chiếm đóng và bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
Năm ngoái, có thông tin xung quanh việc Trung Quốc tiến hành bàn thảo về khả năng xây dựng căn cứ ở hành lang Wakhan, Tây Bắc Afghanistan.
Gần đây, Washington Post còn nhận thấy một tiền đồn có nhiều binh lính Trung Quốc xuất hiện ở phía Đông Tajikistan, gần giểm giao chiến lược giữa Hành lang Wakhan, Trung Quốc và Pakistan.
AFP nhận định: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách thể hiện quyền lực của Trung Quốc bên ngoài các khu vực "sân sau" ở Đông Á và Đông Nam Á.
Động thái này bao gồm củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở nhiều cơ quan quốc tế, thâu tóm công nghệ hàng đầu, thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ về mặt kinh tế trên toàn thế giới và phô bày năng lực quân sự ở cả đất liền, đại dương, cũng như không gian.
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự, ngoại giao, kinh tế ngày càng tăng của đất nước để làm đòn bẩy nhằm thiết lập vị trí trong khu vực và mở rộng ảnh hưởng quốc tế", báo cáo của Lầu Năm Góc nhấn mạnh.
Bắc Kinh đã bắt đầu chú ý tới làn sóng nghi ngại gia tăng ở nhiều nước về chương trình Vành đai - Con đường và đã bớt gay gắt hơn khi phản ứng trước các cáo buộc. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc khẳng định, giới lãnh đạo của Bắc Kinh sẽ không thay đổi mục tiêu chiến lược cơ bản của mình.
theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang