Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Mỹ nói sẽ có chiến lược mới để phản pháo lại TQ



Mỹ, Hoa Kỳ, Đài Loan, Trung Quốc, tàu chiến, hải quânBản quyền hình ảnhTOMOHIRO OHSUMI/GETTY IMAGES
Image captionHải quân Hoàng gia Anh tham gia diễn tập cùng Hải quân Mỹ và Nhật Bản tháng 3/2019
Hoa Kỳ sẽ công bố một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới trong tháng này nhằm chống lại nỗ lực của Trung Quốc muốn quân sự hóa Biển Đông.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ đã phản ứng bằng thông điệp là một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới sẽ được khởi động vào tháng Năm.
Chiến lược mới được ông Randall Schriver công bố tại Kuala Lumpur, Malaysia vào tuần trước và khu vực này đã được xác định là "vùng ưu tiên" trong bối cảnh Hoa Kỳ tiếp tục tập trung sự quan tâm và hiện diện tại đây.
Quan hệ giữa hai nước có căng thẳng trong những tuần gần đây, sau khi hai tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan và có lời đe dọa của người đứng đầu hải quân Hoa Kỳ nhắm vào các tàu phi vũ trang của Trung Quốc.
Trong số bốn quốc gia được liệt kê là mối đe dọa trong Chiến lược Quốc phòng Hoa Kỳ năm 2018, hai quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là Trung Quốc, nước đang gây ảnh hưởng mở rộng ở Thái Bình Dương và quân sự hóa các đảo và bãi cạn ở Biển Đông và Bắc Hàn do có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuyên bố được đưa ra sau khi người đứng đầu Hải quân Hoa Kỳ đe dọa các tàu không có vũ trang của Trung Quốc hồi đầu tuần này để đáp trả các hành động gây hấn của hải quân Trung Quốc tại đây.
Quân đội Mỹ vào hôm 28/4 cho biết đã điều hai tàu chiến Hải quân qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh Lầu Năm Góc tăng tần suất hoạt động qua tuyến đường thủy chiến lược này, bất chấp phản đối của Trung Quốc, theo Reuters.
Chuyến đi có nguy cơ làm gia tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc trong bối cảnh xích mích ngày càng tăng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
Đài Loan là một trong những điểm nóng trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, bao gồm cả chiến tranh thương mại, lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nơi Hoa Kỳ cũng tiến hành các hoạt động tự do tuần tra hàng hải.
Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân
Hai tàu khu trục được xác định là William P. Lawrence và Stethem. Eo biển Đài Loan rộng 180 km ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc.
"Hai tàu chiến quá cảnh trên eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở hàng hải," ông Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội bảy của Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo.
Ông Doss cho biết không có tương tác không an toàn hoặc không chuyên nghiệp với tàu của các quốc gia khác trong quá trình hai tàu chiến này di chuyển.
Bắc Kinh lo ngại rằng Đài Loan có thể sẽ làm tăng đáng kể ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay, sau phát biểu vào năm mới của Chủ tịch Tập Cận Bình, đe dọa tấn công Đài Loan nếu không chấp nhận sự cai trị của Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhiều lần đưa máy bay và tàu quân sự đi vòng quanh Đài Loan trong các cuộc tập trận trong vài năm qua, nỗ lực để cô lập Đài Loan trên phạm vi quốc tế, và làm giảm số đồng minh còn lại của Đài Loan.
Vào tháng trước Hoa Kỳ dường như đã điều một hàng không mẫu hạm tới khu vực gần rặng san hô chiến lược, nơi đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila.
Phía Mỹ không xác nhận nhưng cũng không bác bỏ tàu chiến hiện diện gần Bãi cạn Scarborough có phải là tàu USS Wasp hay không.
Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough kể từ 2012 tới nay, sau khi cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc kết thúc.
Kể từ đó, Trung Quốc trên thực tế đã phong tỏa khu vực này, nơi vốn là ngư trường màu mỡ của ngư dân Philippines, và thường xuyên cho tàu cá cùng các tàu "cảnh sát biển" tới nơi.
Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế thái độ của Trung Quốc tại đây, hồi tháng Giêng năm ngoái, hải quân Mỹ đã gửi một tàu khu trục tiến sát phạm vi 12 hải lý của bãi cạn này, nhằm thực thi quyền tự do đi lại ở Biển Đông.
TQ tuyên bố chủ quyền theo đường 9 đoạn ở Biển Đông
Image captionTQ tuyên bố chủ quyền theo đường 9 đoạn ở Biển Đông
Ngoài Bãi cạn Scaborough, Manila còn đối đầu với Bắc Kinh về nhiều địa điểm khác trên Biển Đông.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đoàn Thị Hương về đến Hà Nội


3/05/2019  Đoàn Thị Hương vừa đáp xuống sân bay Nội Bài trên chuyến bay thẳng từ Malaysia về Hà Nội. Đoàn Thị Hương rời nhà tù Kajang (Malaysia) sáng nay. Theo các luật sư, Hương được đưa đến Văn phòng Nhập cư trước khi lên máy bay về Hà Nội.

Đoàn Thị Hương tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Phạm Hải
21h45 tối nay, chuyến bay VN 680 mà Đoàn Thị Hương có mặt đã hạ cánh xuống Nội Bài. Trả lời phóng viên nước ngoài tại sân bay, cô chia sẻ: "Hương chưa bao giờ thấy tuyệt vọng vì có mọi người quan tâm, và cảm thấy rất hạnh phúc".

Đoàn Thị Hương. Ảnh: Phạm Hải
Đón Hương tại sân bay có bố - ông Đoàn Văn Thạnh và anh họ. Đại diện Bộ Ngoại giao đi cùng để hỗ trợ công tác bảo hộ công dân. 

Nụ cười rạng rỡ của người bố - ông Đoàn Văn Thạnh, đứng bên phải Hương. Ảnh: Phạm Hải


Đoàn Thị Hương và bố

Luật sư Hisyam đi cùng Hương trên chuyến bay này và dự kiến có cuộc gặp mặt với Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ông Hisyam, luật sư hình sự nổi tiếng tại Malaysia, được xem là trưởng nhóm luật sư bào chữa cho Hương trong các phiên tòa bắt đầu từ tháng 10/2017.



Cùng đi với Hương có luật sư Hisyam(thứ hai từ phải sang). Ảnh: Phạm Hải


Ảnh: Phạm Hải

Trả lời phóng viên về việc Đoàn Thị Hương được trả tự do hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Chúng tôi vui mừng trước việc công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương đã được trả tự do và trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.

"Đây là kết quả của các nỗ lực bảo hộ công dân của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Liên đoàn Luật sư của Việt Nam cùng các luật sư người Malaysia. Đồng thời, chúng tôi ghi nhận các cơ quan chức năng Malaysia thời gian qua đã tích cực giải quyết vụ việc”, bà Hằng nhấn mạnh.

Tại phiên xét xử Đoàn Thị Hương ngày 1/4, thẩm phán Tòa thượng thẩm Shah Alam của Malaysia tuyên án 3 năm 4 tháng tù đối với Hương liên quan đến vụ án một công dân Triều Tiên tên Kim Chol bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur.

Hình phạt được tính bắt đầu từ khi Hương bị bắt giam vào ngày 15/2/2017. Với mức án này, Đoàn Thị Hương được thả tự do vào tháng 5 do đã có gần 2/3 thời gian bị giam giữ và được hưởng khoan hồng, giảm 1/3 mức án.

Sau phiên tòa, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tiến hành các biện pháp cần thiết để đưa công dân Đoàn Thị Hương về nước an toàn.

Hình ảnh Đoàn Thị Hương rời nhà tù Malaysia

Sáng sớm nay, 3/5, nhà chức trách Malaysia đã chính thức trả tự do cho Đoàn Thị Hương sau hơn hai năm ....

Thái An - Phạm Hải - Xuân Quý - An Phú

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Muốn hóa rồng hay thành bò sát?


Tô Văn Trường 

- Để thoát nghèo đã khó, để trở thành một quốc gia phát triển còn khó hơn nhiều lần. Điều kiện cần cho mục tiêu này là phải có môt thể chế thật năng động và tiên tiến, có khả năng phát huy tối đa nội lực của đất nước, kết hợp ngoại lực của khu vực và của toàn thế giới. Nói khác đi, là chúng ta phải có định hướng chiến lược đúng, sách lược phù hợp và chiến thuật khôn khéo, uyển chuyển và năng động. Việt Nam chưa tạo dựng được cho mình các điều kiện cần ấy, chưa nói đến điều kiện đủ, nên giấc mơ “hoá Rồng” với ta còn quá xa vời. Nhìn vào thực trạng của đất nước, có lần tôi đã đề cập đến 3 điều kiện để hóa thành Rồng, rút ra từ bài học thành công của các con Rồng Châu Á.

(1) Có người đứng đầu là bậc hiền tài và thể chế thuận lợi để người đứng đầu cũng như mỗi người dân phát huy hết tài năng phát triển đất nước.
(2) Có đội ngũ cán bộ biết quản lý nhà nước pháp quyền hiện đại có hiệu lực và hiệu quả cao; có những doanh nhân biết kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho đất nước; có các nhà khoa học biết lựa chọn, tiếp thu, vận dụng tốt các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp đó biết sáng tạo thành tựu khoa hoc và công nghệ tiên tiến của chính nước nhà.
(3) Có một dân tộc văn minh và tài trí được đào tạo, bồi dưỡng bởi một nền giáo dục quốc dân hiện đại có chất lượng cao.

Có 3 luồng ý kiến về 3 vấn đề nêu trên.

Luồng ý kiến thứ nhất: 


Tán thành quan điểm nêu trên dù rằng những người thích xét nét có thể nói nhiều hơn hoặc ít hơn 3 điều kiện hóa Rồng đó. Tiếc rằng, hiện nay, chúng ta không có cả 3 điều kiện nói trên. Vấn đề đặt ra là không phải dân tộc ta bị Trời hành, không "ban" cho các điều kiện đó. Mà là ở chỗ thể chế của chúng ta không tạo ra những mảnh đất để phát triển chúng, mà ngược lại, triệt tiêu chúng. Nếu cứ tiếp tục như thế này, thì chẳng những đất nước không bao giờ có những điều kiện đó, mà trái lại, chút ít gì còn lại cũng bị thủ tiêu. Và đương nhiên không thể thành Rồng mà chỉ có thể là bò sát. Vì vậy, vấn đề số 1 là cải cách thể chế. Có thể chế đúng – mà nội dung cốt lõi là dân chủ – thì mới có thể sản sinh ra các điều kiện hóa Rồng.

Thời Cách mạng Tháng Tám và Kháng chiến chống Pháp, chúng ta khó hơn nhiều về mọi mặt, vậy mà do cách làm dân chủ, khơi dậy được tinh thần yêu nước, giải phóng được sức sáng tạo của nhân dân... nên đã làm nẩy sinh nội năng to lớn không ngờ trong một dân tộc mù chữ vừa qua nạn đói, để giành chiến thắng. Các "chủ trương" hiện nay cũng đề cập chuyện đổi mới thể chế, cải cách, dân chủ,... nhưng thực tế chỉ là nói cho vui. Hành động thì ngược lại. Đó là vấn đề nan giải.

Luồng ý kiến thứ hai: 

Cho rằng không một quốc gia nào trên thế giới này có sẵn cả 3 điều kiện hóa Rồng nêu ở trên, mà đấy là 3 điều kiện phải phấn đấu tạo ra trong quá trình tranh đấu của một quốc gia, vì thế quốc gia mới cần có môt lực lượng chính tri tinh túy (đội ngũ elite của đất nước – có thể là 1 hay một số đảng phái, hay tổ chức chính trị...) lãnh đạo; minh quân chỉ có thể ra đời và trưởng thành từ quá trình phấn đấu / chiến đấu của lực lượng tinh túy này mà thôi. Ngồi chờ Chúa trời ban tặng điều kiện hóa Rồng thì không bao giờ có.

Thật ra Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay có đủ khả năng để tạo ra 3 điều kiện này, nếu Đảng Cộng sản lấy mục đích phục vụ Tổ quốc là mục đích duy nhất và trên hết. Đảng hôm nay nắm trọn vận mệnh đất nước và mọi quyền hành trong tay mà không tạo ra được 3 điều kiện này thì còn ai làm được? Nhưng cho đến nay Đảng vẫn không làm được việc này là vì Đảng không chọn làm nhiệm vụ tạo ra 3 điều kiện như tác giả Tô Văn Trường mong mỏi làm lẽ sống và làm nhiệm vụ duy nhất của mình, mà Đảng chỉ chăm lo cho địa vị của chính mình thôi, lầm lẫn và đồng nhất mình với Tổ Quốc, thậm chí Điều 4 đặt Đảng trên cả Tổ quốc!

Cứ nhìn con đường Lý Quang Diệu và Đảng Nhân dân Hành động đã đi để làm nên Singapore hôm nay từ một bãi làng chài thì rõ! Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay vẫn hoàn toàn có thể làm được như Lý Quang Diệu và Đảng Nhân dân Hành động của Singapore đã từng làm, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam muốn, và chỉ cần ĐCSVN có ý chí này là đủ, còn thiếu trí tuệ thì dựa vào trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là giới trí thức.

Luồng ý kiến thứ hai này cũng cho rằng trong điều kiện cụ thể hiện nay của nước ta, Đảng Cộng sản VN nắm trọn vẹn mọi quyền hành hợp lý nhất là Đảng phải chủ động phấn đấu tạo ra 3 điều kiện nói trên cho đất nước, vì lợi ích quốc gia hôm nay đòi hỏi như vậy, và mục tiêu Tổ quốc trên hết cũng đòi hỏi Đảng phải làm như vậy. Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không lựa chọn như vậy và cũng không cho phép ai làm như vậy là đi ngược với lợi ích quốc gia, và sẽ không coi Tổ quốc là trên hết!

Luồng ý kiến thứ ba

Luồng ý kiến thứ ba cho rằng khi một đất nước rơi vào khủng hoảng phát triển có thể có ba khả năng xẩy ra: (1) Lực lượng lãnh đạo nhìn ra vấn đề và tiến hành cải cách; (2) Những lực lượng đối lập sẽ lớn lên, đủ thông minh và trách nhiệm thực hiện việc thay đổi thể chế. (Đây là kết quả của sự phát triển, thường tạo ra bất ngờ với nhiều người quan sát "thông thái"); và (3) Cả hai lực lượng cầm quyền và đối lập đều không đủ năng lực và phẩm chất khai thông sứ mệnh cải cách, để dân tộc rơi vào vòng trầm luân kéo dài. Hai khả năng đầu tiên đều có thể xẩy ra, bất chấp ý chí chủ quan của chúng ta. Xấu nhất là khả năng thứ ba, lại chính là điều mong muốn của láng giềng phương Bắc.

Ngẫm suy:

Trước hết, mong dư luận quan tâm đến vận mệnh đất nước trao đổi về ba luồng ý kiến nói trên và góp ý vào vấn đề đang bàn này.

Nghiên cứu kinh nghiệm các con Rồng châu Á, người viết bài này (Tô Văn Trường) cho rằng 3 điều kiện nêu trên thật ra chỉ xuất phát từ một đầu mối: (1) sẽ cho ra (2) và (3). Tiếc thay, ở xứ ta không có đủ 2 yếu tố trong điều kiện (1): người đứng đầu hiền tài và thể chế dân chủ. Vậy hiền tài sinh ra thể chế hay thể chế sinh ra hiền tài ?

Các nước Âu Mỹ phải trải qua nhiều cuộc biến đổi lịch sử mới có được thể chế dân chủ, rồi thể chế này sản sinh, chọn lọc ra nhiều hiền tài trên các lĩnh vực, họ cũng cải tiến các định chế khi nền dân chủ gặp khó khăn, khủng hoảng.

Khi chỉ có 1 trong 2 yếu tố của điều kiện (1) thì cái này sẽ triệt tiêu cái kia (thể chế phi dân chủ sẽ vô hiệu hóa nhà lãnh đạo hiền tài, hoặc nhà lãnh đạo mưu mô sẽ vô hiệu hóa thể chế dân chủ).
Dân chủ trực tiếp hay đại nghị sinh ra do điều kiện lịch sử của mỗi nước nhưng phải là dân chủ thật sự, nhà nước pháp quyền thực sự (không ai đứng trên Hiến pháp, luật pháp) ) thì đất nước mới phát triển. Nếu bầu trực tiếp mà không có cơ chế bảo đảm dân chủ thật sự thì đất nước cũng không vượt lên được (ví dụ điển hình là nhiều trường hợp tổng thống chế ở Châu Phi, Châu Mỹ Latin) .

Như vậy, 3 điều kiện để Việt Nam hóa Rồng nêu trên chỉ có được khi có một nền dân chủ đích thực bảo đảm quyền tự do của mọi người. Đó là một quá trình nên phải có bước đi. Đã có một số ý kiến đề cập bước đi này nhưng phải tiếp tục làm rõ thêm gắn với khai dân trí, chấn dân khí.
Lời kết

Giới cầm quyền hiện nay khác với những người lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới 1986; thêm vào đó là sự chi phối ngày càng tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay cũng có một thuận lợi rất quan trọng so với cuối thế kỷ trước, đó là internet và mạng xã hội giúp cho khai dân trí, chấn dân khí mà không ai có thể ngăn chặn được.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam phải nghĩ lại, để dựa vào trí tuệ nhân dân thay đổi tất cả theo nguyên tắc cả nước cùng thắng trước khi quá muộn.

Từ lâu rồi, ở nước Nhật đã có một khẩu hiệu bất di bất dịch “Tất cả cho nước Nhật, nước Nhật trước đã!” Tư tưởng này, tương tự khẩu hiệu rất cũ nhưng vô cùng thiêng liêng của Viêt Nam “Tổ quốc trên hết!”. Có lẽ ngày nay ở nước ta, tư tưởng này đã bị người ta ngấm ngầm đổi lại thành “Tất cả cho tôi, vì tôi, tôi trước đã” và cái tư tưởng suy đốn này đang lan rất nhanh sang lớp trẻ. Cầu trời, mong sao đó chỉ là một sự lây nhiễm – vì phàm giả lây nhiễm thì còn có phương phòng ngừa, chữa trị, còn nếu như đó là một sự di căn thì… vô phương cứu chữa, lúc đó Việt Nam ta không thể hiện thực hóa giấc mơ thành Rồng mà chỉ có thể thành bò sát! Đó là hệ quả nhãn tiền , nếu như chúng ta không thay đổi!

Xin có mấy vần để kết thúc bài viết này:

“Chân trời xa, giấc mơ gần
Làm sao thoát cảnh phong trần hỡi ai
Bốn nghìn năm khát vọng hoài
Triền miên chinh chiến, thiên tai, đói nghèo
Nay ta muốn cất cánh diều
Thì xin cắt sợi dây neo "vì mình".

T.V.T.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con buôn và con cưng


Nhà nước và cộng đồng và bản thân khối doanh nghiệp tư nhân cần thay đổi nhận thức: Cấm và Chấm dứt ngay việc kinh doanh bằng quan hệ với quan chức. Toàn xã hội cần học cách tôn trọng pháp luật và lợi ích cộng đồng, làm giàu bằng tri thức, chăm chỉ trong lao động, sáng tạo trong quản trị và hội nhập với sân chơi toàn cầu hóa. Nguyên tắc chung là: Đa số các nước trên thế giới phát triển kiểu gì thì ta làm theo kiểu đó; hãy nhớ không phải vô cớ mà đa số các nước họ làm như thế. Đất nước họ phát triển chính là nhờ họ đã nghiên cứu, chọn ra cách làm tốt nhất, hợp lý nhất vì lợi ích của nhân dân họ. 
Con buôn và con cưng
Đinh Hồng Kỳ, Doanh nhân 2/5/2019 - Khi tôi học cấp một ở Hà Nội, vào thập niên 70, người bác làm ở Viện Vệ sinh dịch tễ Pasteur đi công tác Bulgaria mang về một chiếc áo “bu-dông” ngoại rất đẹp. Tôi hăm hở diện chiếc áo vô cùng xa xỉ đó đến trường và lập tức bị lũ bạn quây lại. Một số chỉ tay vào mặt tôi, hét lên: “Ê, thằng con nhà giàu!”, và chúng tránh xa “thằng nhà giàu”. Ngay hôm sau, chiếc áo khoác “tội lỗi” không còn được đụng đến.

Đinh Hồng Kỳ
Đinh Hồng Kỳ, Doanh nhân
Trong trí óc non nớt của tôi khi ấy, "nhà giàu" là một từ mang lại cảm giác đáng sợ, là một tội lỗi rất ghê gớm, thậm chí còn hơn cả ăn trộm hay phá hoại. Và trong nhiều năm trưởng thành sau đó, tôi chứng kiến nhiều người, hoặc cố tình khai "ba đời bần nông" trong lý lịch, hoặc hãnh diện vì có cụ, ông, bà là bần cố nông.
Nhưng bây giờ, khi ngồi bên một số bàn tiệc, tôi không nghe ai vỗ ngực tự hào ba đời bần cố nông nữa. Có anh đại gia lớn tiếng "xưa ông tôi là địa chủ" hay chính trị gia nọ bảo "cụ trong họ là lý trưởng thời Pháp" với vẻ đầy hãnh diện. Thay đổi nhận thức xã hội đã đi một bước dài trong thái độ đối với người có tiền, cũng như người kinh doanh và tạo ra của cải.

Những năm đất nước vừa Đổi mới, tôi tốt nghiệp đại học và được ra nước ngoài. Ở xứ người, tôi thực sự thấm thía sâu sắc cái hèn của sự nghèo, và động lực "thoát hèn" đó đã theo tôi nhiều năm. Tôi cùng cha mẹ gây dựng một doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi đã làm việc miệt mài trong hơn 30 năm để rồi được chính phủ công nhận là thương hiệu quốc gia.

Tôi đã rất mừng vì nhận thức của Chính phủ đối với người làm kinh tế tư nhân theo năm tháng cũng thay đổi rõ rệt. Từ lúc chỉ được công nhận hợp thức là thành phần nhỏ bé "ăn theo" trong nền kinh tế, thậm chí nhiều người làm kinh tế tư nhân bị gọi là con buôn, bị coi thường với bao xì xầm, xét nét thì nay được xếp ngang hàng với doanh nghiệp nhà nước - "con cưng" một thời được định vị là quả đấm thép của nền kinh tế - ở nhiều hoạt động.

Nhưng gần 30 năm sau khi doanh nghiệp tư nhân được "cởi trói", nhận thức xã hội đối với khối này chưa thật sự công tâm. Nhiều người vẫn kỳ thị, ganh ghét "bọn nhà giàu", đâu đó người ta vẫn hỉ hả về sự thất bại, cơ nhỡ của các doanh nhân nổi tiếng, sự đổ vỡ trong quan hệ gia đình của những người sáng lập nên thương hiệu lớn.

Trong hoạt động, tôi không biết khi nào doanh nghiệp tư nhân mới thoát được tâm lý luôn phải chứng minh mình vô tội khi làm việc với cơ quan quản lý. Chưa phải đã hết những cảnh anh cán bộ hải quan hay chị quản lý thuế nhìn vào hoạt động của doanh nghiệp như bác sỹ đi tìm vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài xã hội, không ít gia đình không muốn cho con làm việc trong các công ty tư nhân dù lương tháng 10, 20 triệu đồng. Thay vào đó, họ chạy vạy cả nửa tỷ để lo lót cho con vào nhà nước với mức lương tháng 4 triệu đồng. Nhận thức đó không chỉ phương hại đến nền kinh tế mà còn tạo ảnh hưởng lệch lạc đến nhận thức của cả một thế hệ tương lai. Đạo đức xã hội cũng dần đi xuống từ sự méo mó này.

Sự bất công bằng còn chuyển sang hình thức khác. Người ta từng nói nhiều về sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, nhưng nay cuộc cạnh tranh đó đã chuyển sang hình thái mới là cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân thuần túy với các doanh nghiệp tư nhân khoác áo nhà nước; hoặc với các doanh nghiệp tư nhân sân sau của các chính trị gia nắm quyền lực trong một khái niệm bị chỉ đích danh là "chủ nghĩa tư bản thân hữu" hay quan hệ "lợi ích nhóm" để thao túng chính sách, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.

Khi tôi trò chuyện với các đối tác của mình ở Mỹ và Canada, họ chia sẻ, giới doanh nghiệp tư nhân thành đạt ở đây rất được chính phủ bảo vệ, nhận được sự tôn trọng đặc biệt của xã hội và dân chúng. Tỷ phú người Mỹ David Tepper từng gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 2015 cho bang New Jersey, Mỹ vì ông quyết định rời nhà và chuyển hoạt động kinh doanh từ bang này sang Florida. New Jersey bị khủng hoảng ngân sách chưa từng có bởi mất đi nguồn thuế thu nhập cá nhân vài trăm triệu USD mỗi năm của ông.

Nhưng tại Việt Nam, chưa phải tất cả mọi người nhận thức được rằng, nhiều nguồn phúc lợi công như đường xá, hạ tầng, trường học, y tế... mà họ đang hưởng đến từ nguồn thu thuế, có đóng góp không hề nhỏ từ các hoạt động của khối kinh tế tư nhân, từ thuế thu nhập của các vị "nhà giàu". Nhóm doanh nghiệp tư nhân là chủ lực của nền kinh tế, tạo thu nhập, cung cấp việc làm, tạo chuyển biến trong thói quen của mọi người và đời sống kinh doanh. Họ đáng nhận được nhiều hơn sự hợp tác công tâm và tích cực của giới công quyền, sự ghi nhận và tôn trọng của toàn thể xã hội.

Chúng tôi cũng mong nhà nước tập trung tạo ra khung pháp lý kiến tạo để xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, thực sự cầu thị trong việc ứng dụng công nghệ để điều hành đất nước, tiêu diệt tham nhũng, bài trừ tiêu cực trong quản trị hành chính và đón nhận một cách tự nhiên làm sóng thay đổi công nghệ đang diễn ra trên toàn cầu. Trên "hạ tầng mềm" đó, doanh nghiệp tư nhân có thể cùng chính phủ đón những con sóng cơ hội lớn từ bên ngoài.

Và không riêng phía nhà nước và cộng đồng, bản thân khối doanh nghiệp tư nhân cũng cần thay đổi nhận thức: chấm dứt việc kinh doanh bằng quan hệ với quan chức. Có những "nhà giàu" cần học cách tôn trọng pháp luật và lợi ích cộng đồng hơn, tuân thủ nghiêm túc việc đóng thuế, làm giàu bằng tri thức, chăm chỉ trong lao động, sáng tạo trong quản trị và hội nhập với sân chơi toàn cầu hóa.

Từ đó, họ mới ứng dụng công nghệ phù hợp và tuân thủ bảo vệ môi sinh, hướng tới xây dựng doanh nghiệp bền vững. Có thế, "nhà giàu" mới được trọng thị, kinh tế tư nhân mới trở thành người dẫn đầu, "con buôn" có thể trở thành con cưng.

Đinh Hồng Kỳ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vua quan chết sống không cần biết



Vua quan chết sng không cn biết
Dân ch
ết sng mi c
T
 xưa ti nay dân luôn là g
B
t gc ri coi như mt sch dâ

Bi vy bn vua quan có chết cũng chng đáng quan tâm
Ch
úng sng như hôn quân, chết s như giòi b
C
òn dân thì bng rng quanh năm
N
ên lúc chết s nh như hơi gió

Gió ca nhân dân góp li thành cung phong bão t
Th
i bay đi mi tham vng đê hèn
Cu
n trn gói mng vinh thân bán nước
B
áđất, bán rng, bán bin, bán anh em 

Bi vy bn vua quan có chết cũng chng đáng quan tâm
Ch
úng luôn lp li vòng tun hoàn lch s
Tri
đại thnh suy hết bo chúđến gian thn
Nh
ng dòng h ác cui cùng đều tuyt t
  
Dân không có quc tang vn muôđời bt t
X
ác nhân dân thành phân bón Tiên Rng
H
n nhân dân thành pháđài, chiến lũy
Ngo
nh mt v phương Bđợi Quang Trung …

BÙICHÍ VINH
3-5-2019

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao Việt Nam tránh sử dụng công nghệ 5G của Huawei?


Tác giả: Lê Hồng Hiệp
Vào ngày 25 tháng 4 năm 2019, Viettel – nhà mạng di động lớn nhất của Việt Nam – tuyên bố đã hoàn thành thử nghiệm một trạm phát sóng thế hệ thứ năm (5G) tại Hà Nội với tốc độ 600 – 700Mbps, ngang với tốc độ của mạng 5G của Verizon ở Mỹ. Viettel cũng sẽ tiến hành thử nghiệm mạng 5G vào tháng 5/2019. Nếu thành công, công ty có thể sớm bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G trong thời gian tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực vận hành mạng 5G.
Đáng chú ý, Viettel tuyên bố sẽ tự phát triển các công nghệ lõi cho mạng 5G, bao gồm chip và thiết bị 5G. Cụ thể, công ty đặt mục tiêu tự sản xuất 80% thiết bị hạ tầng mạng viễn thông vào năm 2020. Ngoài thiết bị tự phát triển, công ty cũng sẽ sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, công ty đã tuyên bố rõ rằng họ không sử dụng thiết bị Huawei, ngay cả đối với mạng 4G hiện tại. Tại Việt Nam, MobiFone, một nhà mạng di động khác đã được cấp phép thử nghiệm mạng 5G, đã lựa chọn các công nghệ Samsung. Trong khi đó, Vinaphone, một công ty viễn thông lớn khác có khả năng sẽ sớm nhận được giấy phép thử nghiệm 5G, đã ký một hợp đồng hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G của mình.
Sự vắng mặt của Huawei tại thị trường 5G của Việt Nam cho đến nay trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận của một số quốc gia trong khu vực như Philippines hay Thái Lan, nơi các nhà mạng di động tiếp tục sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng 5G bất chấp những tranh cãi liên quan đến rủi ro bảo mật mà thiết bị Huawei bị cáo buộc có thể gây ra.
Quyết định của Việt Nam không sử dụng Huawei dường như xuất phát từ sự kết hợp ba cân nhắc về mặt kinh tế lẫn an ninh.
Thứ nhất, vì Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa an ninh đáng kể đối với Việt Nam, Việt Nam có lý do chính đáng để tránh sử dụng các thiết bị viễn thông của các công ty Trung Quốc nói chung và của Huawei nói riêng. Một số cuộc tấn công mạng trước đây, bao gồm một cuộc tấn công lớn vào hệ thống làm thủ tục tại các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào tháng 7 năm 2016, đã làm tăng thêm mối lo ngại về sự dễ bị tổn thương của các hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu của Việt Nam trước các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ, một vấn đề mà Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc. Lựa chọn sử dụng thiết bị tự phát triển hoặc những thiết bị từ các nhà cung cấp không phải của Trung Quốc sẽ là một lựa chọn an toàn hơn cho Việt Nam. Theo xác nhận của một đại diện của Viettel trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei Asian Review thì Viettel đã quyết định tự phát triển và sản xuất các thiết bị mạng lõi “để tránh rủi ro không thể đảm bảo an toàn và bảo mật cho mạng viễn thông quốc gia”.
Thứ hai, do Việt Nam đang tìm cách phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao để hiện thực hóa kế hoạch công nghiệp hóa của mình, việc cho phép sử dụng các thiết bị Huawei chi phí thấp sẽ không khuyến khích các công ty Việt Nam tự phát triển các công nghệ bản địa và dẫn đến sự phụ thuộc vào các công nghệ của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, việc Viettel lên kế hoạch tự phát triển chip 5G và thiết bị hạ tầng mạng lõi mang lại thêm một lý do thuận tiện khác cho Việt Nam để tránh sử dụng các thiết bị của Huawei. Còn từ quan điểm của Viettel, do công ty hiện đang vận hành mạng di động ở 10 thị trường nước ngoài, việc tự phát triển các công nghệ 5G sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh đáng kể cho công ty ở cả trong nước lẫn quốc tế.
Cuối cùng, do Việt Nam đang nỗ lực phát triển quan hệ an ninh và quốc phòng với Hoa Kỳ, việc quan tâm tới các cảnh báo của Hoa Kỳ về rủi ro bảo mật phát sinh từ công nghệ 5G của Huawei sẽ gửi một thông điệp tích cực tới Washington về sự gần gũi lợi ích an ninh giữa hai nước, qua đó củng cố niềm tin lẫn nhau. Sự tin tưởng ngày càng tăng như vậy sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh trong tương lai với Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là trong lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo.
Trong tương lai, liệu Viettel và các công ty bản địa khác có thể tự phát triển thành công công nghệ 5G và sản xuất ra các thiết bị đáng tin cậy với giá cả phải chăng sẽ quyết định sự bền vững trong cách tiếp cận của Việt Nam. Trước mắt, do khả năng công nghệ của Viettel vẫn còn hạn chế, việc hợp tác với các nhà cung cấp không phải của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng đối với việc triển khai mạng 5G của Việt Nam. An ninh tốt hơn sẽ đủ để biện minh cho quyết định không sử dụng thiết bị của Huawei. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu các công ty Việt Nam không thực hiện được kế hoạch của mình, chi phí triển khai mạng 5G cao hơn do phụ thuộc vào thiết bị đắt tiền từ các nhà cung cấp không phải của Trung Quốc có thể khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình, có lẽ bằng cách cho phép Huawei được cung cấp các thiết bị không thuộc phần lõi.
Còn trước mắt, Huawei dường như đang bị qua mặt bởi các đối thủ tại Việt Nam.
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trênISEAS Commentary.

nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989

Báo điện tử VTC News - Đọc báo tin tức trong ngày hôm nay



Đội quân tiên phong bị giải thể trong Chương trình Cải cách Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Quân đoàn 27, sự kiện gây chú ý vì đây là đội quân chính gây ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
Trang tin Next Magazine ở Hồng Kông gần đây đã đăng bài viết tiết lộ thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng (Mỹ), theo đó tình báo Washington từng thu thập được tài liệu của nội bộ Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết.
Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989 
Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989 

Trong cuộc thảm sát này, Quân đoàn 27 là thủ phạm chính. Sau vụ thảm sát, ông Giang Trạch Dân được ông Đặng Tiểu Bình tín nhiệm và cho thay thế ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì đã thẳng tay trừng phạt “Báo Kinh tế Thế giới” và biết nghe lời lãnh đạo ra tay đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.

Trong “Nhật ký Lý Bằng” cũng khẳng định, ông Giang là “kẻ lãnh đạo và quyết định” đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn.

Khác biệt về số lượng thương vong trong tài liệu mật


Có nhiều số liệu khác nhau liên quan đến số người thương vong trong sự kiện Thiên An Môn. Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, số người chết từ 2.600 ~ 3.000 người.

Vào ngày 16/6 năm đó, Tổng Lãnh sự quán Mỹ trú tại Hồng Kông đã chia sẻ một thông tin có được từ tài liệu nội bộ của chính quyền ĐCSTQ, theo số liệu này thì từ ngày 3 – 4/6, tại Thiên An Môn và phố Trường An có 8.726 người bị giết; từ ngày 3 – 9/6, vùng ngoại vi Thiên An Môn thuộc nội thành Bắc Kinh có 1.728 người bị giết.
Vụ thảm sát Thiên An Môn 
Vụ thảm sát Thiên An Môn 

Như vậy, tổng số người chết là 10.454 người, còn số người bị thương thì lên đến 28.796 người. Người Mỹ khẳng định, thông tin tình báo của họ đáng tin cậy, cho dù hiện không có cách nào kiểm chứng được thông tin trong tài liệu gốc này.

Theo truyền thông Hồng Kông, tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn và những chi tiết liên quan đến Quân đoàn 27 gây tội ác thảm sát mà người Mỹ thu thập được là chưa từng được biết đến.

Theo Next Magazine, tin tình báo của Mỹ có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó 10.454 người bị giết.

Chứng cứ này trái ngược hoàn toàn với công bố công khai của chính quyền ĐCSTQ với cộng đồng quốc tế rằng “không có người chết trong Sự kiện Thiên An Môn 1989.”

Quân đoàn 27 gây ra vụ thảm sát là đội quân mù chữ


Tối ngày 9/2 năm nay, chương trình “Tin tức Quân sự” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, Quân đoàn 27 đã từ Thạch Gia Trang chuyển tới Sơn Tây.

Vào tháng 12 năm ngoái, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin, Quân đoàn 27 thuộc Quân khu Bắc Kinh bị giải thể, vào tối ngày 29/12 đã chuyển một bộ phận quân đến doanh trại xe tăng tại quận Giao, thuộc Thái Nguyên – Sơn Tây, đổi tên Sư Lục Quân đoàn 27, Tổng bộ trú tại Thạch Gia Trang – Hà Bắc được chuyển đến Ban Lục quân Chiến khu Trung bộ.
Vụ thảm sát Thiên An Môn 
Vụ thảm sát Thiên An Môn 

Next Magazine chia sẻ thông tin theo hồ sơ mật của Washington, Quân đoàn 27 là đội quân chính ra tay thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6.

Vào sáng sớm ngày 4/6, đội quân này mang theo vũ khí tiến vào Quảng trường Thiên An Môn thực hiện cuộc thảm sát, trong những người bị giết hại có cả lính của những đơn vị khác, vì thế mà tại đây còn xảy ra một cuộc chiến trong nội bộ lực lượng quân đội Trung Quốc.

Theo lời của gián điệp Mỹ, Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, còn Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khi đó là con của tướng Dương Bạch Băng, còn gọi là Dương Thượng Chính.

Nhưng nhân vật bí ẩn này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc đến, không thể tìm được tên gốc bằng tiếng Trung Quốc.

Theo thông tin, Quân đoàn 27 là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ.

Doanh trại Quân đoàn 27 ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 tiếng chạy xe, trước ngày vào thành Bắc Kinh họ được thông báo tới Bắc Kinh để huấn luyện. Trên đường đi vào thành Bắc Kinh, lại được thông báo được cho đi tham quan, ai nấy đều thích thú.
Vụ thảm sát Thiên An Môn 
Vụ thảm sát Thiên An Môn 

Vào ngày 20/5, sau khi Bắc Kinh thực thi lệnh giới nghiêm, họ mới biết “có lực lượng làm loạn.” Khi đó tiến vào Bắc Kinh còn có đội quân của Thẩm Dương và Thành Đô, nhưng chỉ có Quân đoàn 27 mang theo vũ khí chiến đấu, bao gồm: xe tăng, xe thiết giáp, sung ống đạn dược…

Hồ sơ nhắc đến vụ thảm sát diễn ra vào sáng ngày 4/6, vụ thảm sát xảy ra tại Lục Bộ Khẩu (Liubukou) ở phía tây Trung Nam Hải. Khi người dân cản trở đường đi của quân nhân, đội quân mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng lao thẳng vào các quân nhân và người đi đường, những họng súng cũng nhắm thẳng vào người dân khai hỏa.

Quân đoàn 27 đã nhận được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai chạy thoát, không được cho bất cứ ai sống sót.” Khi xe bọc thép chạy vào Quảng trường Thiên An Môn đã chuyển sang lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.

Bọn lính man rợ được thông báo có khoảng 1000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bắc Kinh, khu đường Chính Nghĩa, khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào.

Gián điệp của Mỹ nằm trong Quân đoàn 27 còn cho biết, bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.

Nhưng hồ sơ của Nhà Trắng còn kể lại tình hình nội bộ trong quân đội Trung Quốc khi đó, ví dụ như một quan chức trong đội quân ở Thẩm Dương sau khi biết tin bạn mình bị Quân đoàn 27 giết hại liền đến trước xe bọc thép của Quân đoàn 27 chửi mắng và lập tức bị một phát súng vào đùi; một quân nhân Thẩm Dương về quê nhà lấy vũ khí rồi trở lại Bắc Kinh liều chết với Quân đoàn 27.
Vụ thảm sát Thiên An Môn 
Vụ thảm sát Thiên An Môn 

Quân đội ở Tân Cương, Giang Tây, Sơn Đông cũng đến Bắc Kinh đối đầu với Quân đoàn 27.

Giang Trạch Dân được chọn vì “công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường Thiên An Môn

Nhiều người đều biết, ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.

Năm 1989, ông Giang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.

Sau sự kiện Thiên An Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.

Trong đó, sự kiện của Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên năm 1989.

Trong “Nhật ký Lý Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.

Cuốn Nhật ký còn chỉ ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ.”
Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực sau sự kiện Thiên An Môn 
Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực sau sự kiện Thiên An Môn 

Tháng 1/2011, nhà đấu tranh nhân quyền Ngụy Kinh Sinh sống lưu vong ở ngoài Trung Quốc Đại Lục đã có bài viết tiết lộ, nhiều người không biết, trước sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Giang Trạch Dân đã được xem như là Tổng Bí thư, vì thế mới có thể vào thành Bắc Kinh chỉ huy cuộc tàn sát. Tội ác của ông Giang trong vụ thảm sát này là rõ như ban ngày

Cùng với việc ông Giang lên nắm quyền, ông Triệu Tử Dương vì phản đối đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 nên đã bị mất chức, sau đó bị giam lỏng tại số 6 Hồ Đồng, Phú Cường, Bắc Kinh, đến năm 2005 thì qua đời ở tuổi 85.

Vào năm 2002, khi ông Giang mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là “không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn.”

Nguyên nhân của Quy định này là vì chính ông ta là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi ích nhiều nhất.
Nguồn: Petro Times
Phần nhận xét hiển thị trên trang