Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh


Từ 7h sáng 3/5, lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
  • 8h10
    Đoàn Chính phủ Campuchia do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Samdech Tea Banh dẫn đầu vào viếng.
    59515660-402053207013284-80523-4038-4441
    Đoàn Chính phủ Campuchia. Ảnh: Gia Chính
  • 7h50
    Đoàn Chính phủ Nhật Bản do Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
    59064579-448317592583346-28952-3220-1575
    Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu đoàn Chính phủ Nhật Bản tại lễ viếng. Ảnh: Gia Chính
  • 7h45
    Tại quê nhà Đại tướng Lê Đức Anh ở Thừa Thiên Huế, tỉnh lập bàn thờ tại trụ sở UBND để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến viếng; treo cờ rủ trên Kỳ Đài Kinh thành Huế.
    Từ sáng sớm, cảnh sát và kiểm soát quân sự có mặt tại các điểm giao với đường Lê Lợi để điều tiết giao thông. 
    Đoàn đại biểu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thừa Thiên Huế vào viếng đầu tiên.
    59447157-469706680434337-28104-4429-9866
    Đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Võ Thạnh

    58961483-2300383416898280-3209-8645-8208
    Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế viết sổ tang. Ảnh: Ngọc Thạnh
  • 7h40
    Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã vào kính viếng và chia buồn với gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh. Tất cả thành viên trong đoàn đứng nghiêm, giơ tay chào trước linh cữu cố Chủ tịch nước trong tiếng nhạc Hồn tử sỹ.
    Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đoàn Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an vào viếng.
    58802428-443906856363898-19394-7946-9499
    Đoàn Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng tại lễ viếng. Ảnh: Gia Chính
    4fa94f9d969673c82a87-8144-1556845950.jpg
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm dẫn đầu đoàn Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an vào viếng. Ảnh:Giang Huy
  • 7h35
    Tại Hội trường Thống Nhất TP HCM
    Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành mời đoàn Thành uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên ban Tổ chức lễ tang do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân vào viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.
    Trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, đoàn đại biểu dành một phút tưởng niệm nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
    quoc-tang-7-7250-1556845803.jpg
    nguyen-thien-nhan-1-8951-1556845803.jpg
    quoc-tang-5-1766-1556845804.jpg
    so-tang-4735-1556846007.jpg
    Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân viết vào sổ tang. 
  • 7h07
    409f486d88666d383477-8406-1556844892.jpg
    Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Giang Huy
    Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Trong đoàn có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; các vị nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Trần Đức Lương; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An...
    5f0304f0c4fb21a578ea-7901-1556844727.jpg
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương trước linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Giang Huy
    Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương trước linh cữu, Đoàn dành một phút mặc niệm trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ và bước chậm rãi vòng quanh linh cữu tiễn biệt Đại tướng Lê Đức Anh. Nhiều người tay chắp trước ngực, đầu cúi thấp khi bước đến bên linh cữu cố Chủ tịch nước. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giơ tay chào nghiêm trang, hướng lên phía di ảnh.
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dừng lại nắm tay chia sẻ  nỗi đau mất mát với nhiều người trong gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh trước khi ngồi vào bàn ghi sổ tang.
    Tiếp sau đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng là đoàn Quốc hội, đoàn Chính phủ... Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong trang phục áo dài đen, dẫn đầu đoàn Quốc hội vào viếng. 
    92dc2527f42c1172483d-2079-1556843369.jpg
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại lễ viếng. Ảnh: Giang Huy
  • 7h00
    Tại Dinh Thống Nhất TP HCM
    quoc-tang-4-9468-1556845568.jpg
    nguyen-thien-nhan-2-7669-1556844564.jpg

    Lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM do Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu có mặt từ rất sớm. Về phía Trung ương, có Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến... cùng tham gia đoàn viếng.
    quoc-tang-6-6600-1556845569.jpg
    Khi nghi thức quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tất cả mọi người có mặt tại Hội trường Thống Nhất đều hướng mắt về màn hình trực tiếp.
    quoc-tang-2-1309-1556842844.jpg
    Ảnh: Thành Nguyễn
    quoc-tang-1-8823-1556842844.jpg
    Trước đó, từ 6h, an ninh trên các tuyến đường xung quanh khu vực Dinh Thống Nhất (quận 1) được thắt chặt. 
    quoc-tang-3-5225-1556844564.jpg
  • 6h50
    Lúc 6h45, đội danh dự vào vị trí chuẩn bị lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh. 
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có mặt để thực hiện lễ viếng. 
    Binh-4675-1556843950.jpg
    Phó thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu mở đầu tang lễ. Ảnh: Gia Chính
    Đúng 7h, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình có bài phát biểu mở đầu tang lễ, nhấn mạnh đến những đóng góp của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua nhiều trọng trách khác nhau. Theo ông, để đảm bảo thời gian an táng tại TP HCM và nguyện vọng của gia đình, lễ truy điệu được tổ chức lúc 10h45 phút ngày 3/5 thay vì 11h như đã thông báo trước đây. Lễ an táng vào hồi 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM.
    Linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh đặt ở trung tâm đại sảnh Nhà tang lễ. Trước linh cữu là bàn thờ và Quốc kỳ viền dải băng đen, tiếp đó là di ảnh của Đại tướng trong bộ quân phục.
    a1b6c09e1095f5cbac84-5937-1556842704.jpg
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuẩn bị vào viếng. Ảnh: Giang Huy
  • 6h35
    Lễ tang diễn ra trong một ngày
    Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời lúc 20h10 ngày 22/4 tại nhà số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội. Tang lễ ông diễn ra với nghi thức Quốc tang. Danh sách Ban lễ tang gồm 39 người, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
    Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h đến 11h, lễ truy điệu từ 11h ngày 3/5, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ an táng từ 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM. Cũng thời gian trên, tại hội trường Thống Nhất TP HCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.
    le-duc-anh-3080-1556837327.jpg
    Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: CTV
    Sau lễ truy điệu, linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ từ Nhà tang lễ quốc gia đi qua nhà công vụ ông từng ở (số 5A Hoàng Diệu), Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ chủ tịch rồi ra sân bay Nội Bài vào TP HCM. Tại TP HCM, linh cữu sẽ qua quân khu 7, nơi ông từng là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân khu, đi qua nhà riêng 240 Pasteur trước khi đến nghĩa trang TP HCM.
    Ông Lê Mạnh Hà - con trai Đại tướng Lê Đức Anh cho biết, nguyện vọng của gia đình là được tổ chức Quốc tang giản dị, thời gian tổ chức tang lễ giảm một ngày. Như vậy Quốc tang kéo dài hai ngày song lễ tang chỉ diễn ra trong một ngày. Gia đình cũng mong muốn các hoạt động khác trong xã hội diễn ra bình thường, không bị đình trệ.
  • 6h30
    Treo cờ rủ trên quảng trường Ba Đình 
    Lúc 6h sáng 3/5, cờ rủ kéo lên tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội bắt đầu hai ngày quốc tang tưởng nhớ cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Nghi lễ do tiêu binh Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện. Quốc kỳ được buộc lại bằng băng vải đen để cờ không bay và treo ở độ cao 2/3 chiều cao của cột cờ.
    Để chuẩn bị cho lễ Quốc tang, từ sáng sớm, cảnh sát đã có mặt trên nhiều tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia để phân luồng giao thông; an ninh ở khu vực này được thắt chặt. Sáng nay trời Hà Nội mưa nhỏ và hơi lạnh.
    77bae8100b1bee45b70a-5552-1556839803.jpg
    Nghi lễ treo cờ rủ trên Quảng trường Ba Đình sáng 3/5. Ảnh: Gia Chính
    Trong hai ngày Quốc tang (3 và 4/5), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại Hà Nội, TP HCM.
    Sinh năm 1920, tại xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít người có sự nghiệp gắn liền với nhiều thời kỳ cách mạng.
    Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới Phía Bắc.
    Năm 1981-1986, ông làm Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5 bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986. 
    Tháng 2/1987, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Từ năm 1997, ông là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đến khi nghỉ hưu năm 2001.
    Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII. 
     


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hôm nay cử hành tang lễ:

Lê Đức Anh - Giang Trạch Dân và cuộc họp 'kiên định con đường XHCN'

BM
TBT Giang Trạch Dân của Trung cộng ký hiệp định biên giới với những lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô tại Moscow năm 1991. Sau đó, Liên Xô tan rã, gây choáng cho ban lãnh đạo Trung cộng.

Báo Việt Nam vừa giới thiệu lại lời cố Đại tướng Lê Đức Anh và lãnh đạo Giang Trạch Dân của Trung cộng hồi 1991 cùng đồng ý 'bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội' và sự lãnh đạo của hai đảng cộng sản trong bối cảnh Liên Xô tan rã.

Trang VietnamNet (24/04/2019) có bài "Phút gặp riêng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân" trích lại nhiều đoạn trao đổi giữa hai người mà ông Lê Đức Anh ghi lại trong hồi ký.

BM
  
Tại cuộc họp ở Bắc Kinh vào tháng 7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh với tư cách là đặc phái viên của TBT Đỗ Mười, đã cùng ông Hồng Hà, trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, được các quan chức cao cấp Trung cộng đón tiếp.

Cùng nhau vì chủ nghĩa xã hội

Đây là thời điểm mà như TBT, Chủ tịch nước Trung cộng Giang Trạch Dân nói với khách Việt Nam, người Trung cộng "giật mình" (xúc mục kim tâm) trước sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Giới quan sát cho rằng đây là lý do khiến hai đảng cộng sản ở Trung cộng và Việt Nam "tìm đến nhau" sau nhiều năm thù địch, kể từ Cuộc chiến Biên giới 1979.

Những gì đoàn Việt Nam và phía chủ nhà phát biểu xác nhận điều này.

Đại tướng Lê Đức Anh đã cảm ơn viện trợ của Bắc Kinh cho Hà Nội trong hai cuộc kháng chiến và ca ngợi Trung cộng trong hoàn cảnh mới, làm chỗ dựa cho Việt Nam:

  
"Bây giờ Trung cộng hơn một tỷ dân, đang tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đó là viện trợ to lớn nhất, không thể đánh giá hết được."

Đáp lời, TBT Giang Trạch Dân nói:

"Tôi nghe thông báo về Đại hội 7, thấy các đồng chí kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tự đáy lòng tôi thấy rất phấn khởi."

Ông Lê Đức Anh nói thêm, khẳng định "sự phấn khởi trước lập trường quan điểm" của lãnh đạo Trung cộng, và "niềm tin ở tương lai xã hội chủ nghĩa". 

BM
Hai ông Lê Đức Anh và Giang Trạch Dân gặp nhau trong tình đồng chí hồi tháng 7/1991

"Trong thời điểm này, Trung cộng đóng vai trò cực kỳ to lớn trước sự tồn vong, còn hay mất của chủ nghĩa xã hội, của phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Đó là nhận thức sâu sắc của chúng tôi.

"Về phía Việt Nam, chúng tôi kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên không cần lập mặt trận chống ai, nhưng Trung cộng ổn định, vững, là niềm cổ vũ lớn cho phong trào cộng sản quốc tế."

Cũng tại cuộc gặp, ông Giang Trạch Dân nêu ra các nguy cơ và cho đoàn Việt Nam biết sự kiên định bảo vệ Đảng CS và đường lối XHCH của Trung cộng là gì.

BM
Trung cộng mở cửa nhưng kiên quyết duy trì chế độ không có đối lập và quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng CS

Đó là chống mọi âm mưu lật đổ, chống cách dùng chế độ đa đảng để lật đổ Đảng Cộng sản.

Ngoài ra là việc coi các nước phương Tây muốn dùng chiêu bài dân chủ, tự do, nhân quyền để thực hiện "diễn biến hòa bình".

Trung cộng kiên quyết bác bỏ con đường nghị viện kiểu phương Tây, không cho phép có đảng đối lập, cảnh giác với tư tưởng luân phiên nắm chính quyền.

Thêm nữa, quân đội nhân dân phải tuyệt đối đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Và tuyên truyền quả thật phải không ngừng cải tiến, đi sâu vào lòng người...Về công tác tư tưởng, phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật, dùng truyền thông hiện đại cho tuyên truyền.

BM
 
Trung cộng cũng nói họ chống cả tự do hóa tư sản nhưng học tập kỹ thuật tiên tiến, cách quản lý khoa học, văn hóa ưu tú của tư sản.

Cuối cùng là quan điểm chuyển hướng cải cách mở cửa, khuyến khích nước ngoài đầu tư nhưng phải tôn trọng pháp luật.

Một kết quả ngay lập tức của cuộc gặp Giang Trạch Dân - Lê Đức Anh là vào tháng 11/1991, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang thăm chính thức TC.

Hai bên đã ra bản thông cáo chung và ký hiệp định chính thức bình thường hóa quan hệ .

BM
Cho đến nay, giống như Trung cộng, Việt Nam vẫn kiên định theo con đường 'CHXH'

Đặc biệt họ cũng ký kết "quan hệ bình thường giữa hai đảng sau hơn 10 năm trắc trở", theo báo Việt Nam.

Sau nhiều năm nhìn lại, hiện có hai dòng quan điểm về việc bình thường hóa quan hệ Trung - Việt những ngày cuối của Chiến tranh Lạnh.

Một quan điểm cho rằng đây là điều tích cực cho môi trường địa chính trị chung tại Đông Nam Á, sau nhiều 'cuộc chiến Đông Dương' liên tiếp và tạo cơ hội cho VN có hòa bình để đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

BM

Một quan điểm khác, phổ biến trong một số giới ở Việt Nam và hải ngoại, cho rằng để đổi lấy bình thường hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêng về phía Trung cộng trong nhiều năm sau đó.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua đời ở Hà Nội hôm 22/04, hưởng thọ 99 tuổi.

BM

Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong thời gian có các cuộc pháo kích xuyên biên giới Việt - Trung của cả hai bên, và khi xảy ra trận Gạc Ma 14/3/1988, với ít nhất 64 bộ đội Việt Nam bị Trung cộng bắn chết hết và chiếm đảo.

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện các xứ còn vương triều và vấn đề có vua thì hơn gì


BM
Người dân Nhật mừng đón niên hiệu Lệnh Hòa của tân Nhật hoàng

Tuần này, châu Á có hai sự kiện nổi bật đều liên quan đến hai vương triều nổi tiếng, ở Nhật Bản và Thái Lan.

Tân Nhật hoàng Naruhito vừa đăng quang với niên hiệu Lệnh Hòa, và tân vương Thái Lan, Maha Vajiralongkorn, sẽ chính thức lên ngôi vào dịp cuối tuần.

BM
  
Một số báo quốc tế đã tìm hiểu câu chuyện các vương triều "sống sót" ra sao trên thế giới, và quan điểm chung là định chế cổ xưa này "phải thay đổi, trẻ hóa" thì mới không bị thời gian đào thải.

BM
  
Sau thế kỷ 20 đầy các cuộc cách mạng xóa sổ vua chúa - tất cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa đều bỏ vua - nay trên thế giới chỉ còn trên 50 nước có vua.

Trên thực tế, con số này còn ít hơn, chỉ gần 30 nước thực sự có vua của mình.

BM
  
Có tới 16 nước thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) nhận vị quốc vương chung là Nữ hoàng Elizabeth II: Liên hiệp Vương quốc Anh, Canada, Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Đảo Solomon, Tuvalu, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Grenada, Jamaica, St. Kitts và Nevis, St. Vincent và Grenadines, cùng St. Lucia.

Nếu như Canada, Úc và New Zealand có liên hệ sắc tộc, văn hóa mật thiết với đế quốc Anh, và do con cháu người Anh, Scotland, Ireland sang định cư thì nhiều đảo quốc nhỏ xíu từng có vua hoặc vị tù trưởng đứng đầu trước khi thực dân Anh sang xâm chiếm.

BM
Hoàng gia Đan Mạch, thành viên Hoàng tộc Hy Lạp (không còn được công nhận) và Hoàng gia Na Uy tại Oslo

Nay độc lập rồi họ vẫn coi Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia, chứng tỏ duy trì mối liên hệ biểu tượng đó cũng có lợi cho họ.

Trong số các nước có vua, nữ hoàng là người của chính họ, thì châu Phi lại "tiến bộ đi đầu" chỉ còn ba quốc gia có vương triều: Lesotho, Morocco và Swaziland.

Nam Mỹ không có nước nào còn vua.

Châu Á và châu Âu hóa ra lại "bảo hoàng" hơn cả, với mỗi châu có 13 vương quốc.

Tại châu Âu, ngoài Anh và Tây Ban Nha vẫn có vương triều liên tục hàng trăm năm qua, các nước lớn như Nga, Đức, Pháp, hoặc tầm trung về dân số như Ý, Ba Lan, Romania đều đã lật đổ vua chúa.

Trong các nước còn lại, Andorra, Bỉ, Đan Mạch, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Monaco, Hà Lan, Na Uy vẫn giữ nền quân chủ.

Bạn có thể đếm qua và thấy chưa đủ 13 nước.

Đúng thế, còn một quốc gia nữa, về nguyên tắc cũng là vương quốc: Nhà nước Vatican.

Giáo hoàng La Mã cũng vua nhưng người lên ngôi không phải cha truyền con nối mà do Giáo hội bầu

Vatican là biệt lệ vì theo thần quyền, còn Liechtenstein và Luxembourg thực ra không có vua (king) mà chỉ do đại công tước làm chủ.

BM
Cảnh đẹp Chùa Xieng Thong ở Luang Prabang, Lào. Lịch sử chính thống nước này nay không nhắc đến cái chết trong trại cải tạo của Vị vua cuối cùng, Savang Vatthana.

Châu Á, gồm Trung Đông, Nam Á và Đông Á, còn 13 vương triều, với quyền lực của vua đôi khi mạnh hơn nhiều so với vua châu Âu.

Các nước này là Bahrain, Bhutan, Brunei, Campuchia, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Malaysia, Oman, Qatar, Saudi Arabia, UAE và Thái Lan.

Trong thế kỷ 21, một nước châu Á là Nepal đã bỏ vua, chấm dứt triều đại Gorkhaki.

Vào thế kỷ trước, các nước Việt Nam, Lào, Trung cộng... đều xóa hoàng gia.

BM
  
Vị vua cuối cùng của Lào, Savang Vatthana, chết trong trại cải tạo sau cuộc cách mạng.

Nhưng các nước khác thì không hề có dấu hiệu muốn bỏ vua.

Nền quân chủ, đôi khi chỉ hình thức, hoặc luân phiên như các vị sultan của Malaysia, nhưng được cho là tạo sự ổn định.

Trong một thế giới nhiều thay đổi, việc duy trì một sợi dây tinh thần với truyền thống văn hóa dân tộc cũng có ý nghĩa tốt.

Sau khi khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa tan rã, có các nhóm bảo hoàng vận động để phục hồi vua cho Bulgaria, Serbia, Romania...

BM

Họ lập luận rằng lịch sử là rất quan trọng, và chế độ cộng sản đã bắn súng vào quá khứ nhưng không xây dựng được tương lai tốt hơn.

Phục hồi vai trò quốc vương sẽ giúp kết nối quá khứ với hiện tại, làm khởi sắc các giá trị cũ tốt đẹp.

Vị quốc vương còn có thể đứng trên chính trị đảng phái, làm điểm tựa cho quốc gia khi gặp thiên tai, nguy biến.

Giới bảo hoàng cũng tin rằng khác tổng thống, thủ tướng, vua vì trị vị suốt đời nên không tham nhũng bởi chẳng cần tăng sự giàu có và kiếm chác theo nhiệm kỳ.

Bulgaria có vẻ hào hứng nhất với ý tưởng gần như là phục hồi vương triều, và năm 2001, cựu vương Simeon II đã được bầu làm thủ tướng.

BM
Quốc vương 16 của Malaysia, vị Sultan của bang Pahang, Al-Sultan Abdullah Ri'ayatuddin Al-Musta'in Billah, cùng Hoàng hậu Hajah Azizah Alallah Sultan Iskandar Al-Haj trong lễ hồi tháng 1/2019. Các sultan của Malaysia luân phiên nhau làm vua

Nhưng sau một nhiệm kỳ không mấy ấn tượng, vị cựu vương cao tuổi, đã mất chức.

Sang năm 2018, ông còn dính vào việc kiện cáo đòi lại lâu đài Vrana ở Sofia và bị chính quyền Bulgaria đuổi khỏi tòa nhà mà dòng ông làm chủ từ 1892.

Việc phục hồi hoàng gia như vậy không phải chuyện dễ.

Tồn tại trong khiêm tốn

Chưa kể phái chống vua chúa luôn nói rằng nền quân chủ không còn lý do tồn tại ở thời hiện đại, và tốn kém.

BM
  
Nepal hồi 2008 đã phế truất vua và lập ra nước cộng hòa.

Các hoàng gia đều biết họ thuộc về quá khứ nên phải tự hiện đại hóa, phải không gây tốn kém, phiền toái cho quốc dân và giới chính khách cầm quyền.

Hoàng tử Bỉ hồi cuối 2017 đã bị chính phủ dọa cắt trợ cấp 308.000 euro vì dự sự kiện do Trung cộng tổ chức, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.

Trên thực tế, ai xem lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito đều thấy nó quá giản dị, chỉ gồm vài động tác chào hỏi, cảm ơn, chúc tụng và trao 'báu vật', trong 10 phút.

BM
Vua George VI và Hoàng hậu Elizabeth, cùng hai công chúa Elizabeth và Margaret

Vì cả niên hiệu Bình Thành của Nhật hoàng Akihito là thời gian chuộc lỗi cho quá khứ Thế Chiến 2, nên sự tồn tại của họ càng ít xa hoa càng tốt.

Riêng tại Anh, việc cắt giảm chi tiêu tối đa và để chứng tỏ mình không gây tốn kém cho quốc gia đã khiến Hoàng gia vẫn được nhiều ủng hộ.

Trong các năm 1996 và 2012, Nữ hoàng Elizabeth II hai lần cắt số con cháu có tư cách 'thành viên hoàng tộc', xuống còn chưa đến 20 người hiện nay.

Anh có Crown Estate, một dạng Hoàng triều Cương thổ mà nhà Nguyễn ở Việt Nam từng có, gồm điền sản, địa ốc của vương triều.

Crown Estate đem lại một năm trên 300 triệu bảng tiền lãi từ kinh doanh.

BM  
  
Mỗi năm, Nữ hoàng Elizabeth II chỉ nhận 43 triệu bảng để chi cho các hoạt động của bà và Hoàng gia, và số tiền còn lại nộp vào ngân sách nhà nước Anh.

Crown Estate, hiện trị giá 12 tỷ bảng, cũng không phải tài sản riêng của Hoàng gia hiện hành mà thuộc về vương triều Anh, tức là quốc gia, không ai được quyền chuyển nhượng, bán đi cho bất cứ ai khác.

Việc duy trì Hoàng gia hóa ra không tốn gì mà còn đem lại lợi nhuận lớn cho Anh Quốc.

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang