Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Max Weber Chính trị - Nghề nghiệp và sứ mệnh


Phạm Nguyên Trường

Vài dòng tiểu sử 

Tư tưởng gia người Đức, Max Weber, có vai vai trò nổi bật trong quá trình phát triển môn xã hội học hồi cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Max Weber (1864-1920)
Max Weber sinh ngày 21 tháng 4 năm 1864 trong một gia đình quan chức cao cấp của hệ thống chính quyền nước Đức thời bấy giờ, một địa vị có thể giúp người ta hưởng thụ mọi thú vui ở trên đời. Nhưng, ngược lại, mẹ ông là một người phụ nữ tuân thủ những quy tắc của một đời sống khổ hạnh khắt khe, suốt ngày chìm đắm trong những giáo điều tôn giáo của Calvin, luôn luôn lo lắng về khả năng được Chúa chọn và cứu rỗi linh hồn sau khi chết. Những khác biệt sâu sắc giữa cha và mẹ thường xuyên làm cho gia đình rơi vào tình trạng căng thẳng, đồng thời có tác động đáng kể đến thế giới quan, cách sống, tính chất công việc của Weber, trong đó có sự kết hợp khá kì quặc giữa mối quan tâm tới bộ máy quan liêu và đời sống khổ hạnh của tôn giáo.

Max Weber được đào tạo tại những trường đại học tốt nhất nước Đức và cuối cùng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật học. Weber từng tham gia quân đội, ban đầu là lính nghĩa vụ, sau đó trở thành sĩ quan trong quân đội của đế chế Đức. Nhưng những mối quan tâm về kinh tế học, lịch sử và xã hội học đã đã đưa ông ra khỏi con đường hoạn lộ. Weber quyết định sống theo lối khổ hạnh, tương tư như mẹ mình, mặc dù ông không phải là người theo đạo và dành trọn đời mình cho khoa học. Weber dạy xã hội học ở Đức và Mỹ, ông từng tham gia một số đại hội quốc tế về khoa học xã hội, là tổng biên tập tạp chi Văn khố Khoa học Xã hội và Phúc lợi Xã hội (Archives for Social Science and Social Welfare). Năm 1910, ông thành lập Hiệp hội Xã hội học Đức (Deutsche Gesellschaft für Soziologie). Ông kết hợp các hoạt động giảng dạy và hoạt động chính trị - thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong Thế chiến I, là chuyên viên của phái đoàn Đức ở Hội nghị Versailles và tham gia soạn thảo bản Hiến pháp Weimar. Tuy nhiên, chính trị không phải là mục đích tự thân, mà là kiến thức thực tế. Quan trọng nhất đối với ông là kiến thức về đời sống của con người.

Chính trị - Nghề nghiệp và Sứ mệnh , Domino Books

Các tác phẩm chính của Weber: Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Kinh tế và xã hội, Chính trị - Nghề nghiệp và sứ mệnh, Khoa học – Nghề nghiệp và sứ mệnh, và nhiều tác phẩm khác.

Max Weber từ trần ngày 14 tháng 6 năm 1920.

Max Weber - Nghề nghiệp và Sứ mệnh, Domino Books

Chính trị - Nghề nghiệp và sứ mệnh
Trong những năm cuối thập kỉ đầu tiên của thế kỷ XX, Max Weber, một nhà xã hội học và học giả được mọi người kính trọng, đã được Đại học Munich mời nói chuyện hai lần. Bài đầu tiên là Khoa học – Nghề nghiệp và sứ mệnh (tháng 11 năm 1917) và sau đó là Chính trị - Nghề nghiệp và sứ mệnh (tháng 1 năm 1919). Trước sự kiện là nước Đức vừa bị đại bại trong Thế chiến I và đang có những rắc rối về chính trị trong giai đoạn thành lập nước Cộng hòa Weimar, nhiều người, trong đó có Weber như ông thừa nhận trong phần mở đầu bài nói, là ông “sẽ trình bày quan điểm của mình về những vấn đề thời sự hiện nay”. Nhiều người kỳ vọng như thế vì lúc đó Max Weber đang là học giả được kính trọng nhất ở Đức. Nhưng Weber đã nói tới những câu hỏi triết học rộng lớn hơn: Chính trị là gì và đặc điểm chung của những người coi chính trị là nghề nghiệp và sứ mệnh.

Chính trị và quyền lực 


Weber nhấn mạnh chính trị có nghĩa là “lãnh đạo hoặc gây ảnh hưởng lên phương thức lãnh đạo nhà nước”. Định nghĩa rộng như thế lại đưa ông đến một câu hỏi trung tâm khác: Nhà nước là gì? Weber định nghĩa nhà nước là “cộng đồng người khẳng định (một cách thành công) độc quyền sử dụng bạo lực thể chất một cách hợp pháp trong một khu vực lãnh thổ nhất định”.

Như vậy, có thể định nghĩa chính trị “đấu tranh để chia sẻ quyền lực hoặc để gây ảnh hưởng lên quá trình phân bố quyền lực giữa các nước hoặc giữa các nhóm người trong một nước”. Do đó, “người làm chính trị tìm cách giành quyền lực để làm phương tiện nhằm phục vụ các mục đích khác, có thể là mục đích lý tưởng hay ích kỷ, hoặc giành “quyền lực chỉ vì quyền lực”. Weber sau đó chuyển sang những hình thức hợp pháp hóa quyền lực. Theo Weber, có ba cách hợp pháp hóa quyền lực. Một nhà lãnh đạo có thể hợp pháp quyền lực của mình nhờ truyền thống, ân sủng, hay luật pháp. Theo Weber, nhà lãnh đạo được hợp pháp hóa nhờ khả năng lôi cuốn quần chúng là hình mẫu của một người coi chính trị là nghề nghiệp và sứ mệnh, vì “đây là nguồn gốc của tư tưởng về thiên chức, theo nghĩa cao cả nhất của từ này”.

Vấn đề tập trung quyền lực trong nhà nước hiện đại

Một chủ đề nữa được Weber xem xét là quá trình chuyển hóa xã hội từ hệ thống, trong đó các nhân viên quản lí “sở hữu các phương tiện hành chính” thành xã hội mà người quản lí bị “tách” ra khỏi những phương tiện quản lí hành chính. Các phương tiện của chính phủ tập trung trong tay một người hoặc một cơ quan. Weber lấy ví dụ, hệ thống chư hầu với thái lấp kiểu cũ và nhà nước quan liêu hiện đại, trong đó những người quản lí nằm dưới quyền nhà lãnh đạo bị tách ra khỏi phương tiện quản lí (không sở hữu phương tiện quản lí). Cùng với quá trình chuyển sang chính phủ tập quyền hơn, người đứng đầu hệ thống ban hành nhiều quyết định hơn, còn hầu hết các những người quản lí cấp thấp chỉ thực hiện các quyết định đã được ban hành, vì họ không có sở hữu. Sau đó, Weber đưa ra những ví dụ: Cách thức hoạt động của những xã hội khác nhau, mà cụ thể là Anh, Mỹ và Đức.

Đặc điểm của chính trị gia


Chủ đề cuối cùng là đạo đức mà chính trị gia, đặc biệt là người lãnh đạo, phải có để có thể cai trị hiệu quả. Ba phẩm chất mà chính trị gia phải có là “Đam mê, ý thức trách nhiệm và ý thức về khoảng cách”. Weber giải thích đam mê là “lòng hăng say, tận tình với sự nghiệp”. Nhưng ông cũng nói rõ rằng chỉ có đam mê thôi thì chưa đủ. Để trở thành chính trị gia, người ta cần có ý thức về trách nhiệm thì mới trở thành lực lượng hướng dẫn hành động; chính trị gia phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện những mục tiêu mà họ đam mê. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất là ý thức về khoảng cách kết hợp với đam mê. Ý thức về khoảng cách là “Bình tĩnh và định tâm trước tác động của ngoại cảnh, nói cách khác, giữ được khoảng cách với con người và sự kiện”.

Nói cách khác, chính trị gia cần giữ khoảng cách với dân chúng và bộ máy của mình. Chính trị gia không thể vì quá đam mê trước mục tiêu mà đánh mất ý thức về phạm vi công việc hay những vấn đề thực sự quan trọng. Weber nói rằng phải cân bằng giữa đam mê và khoảng cách. Không có đam mê, chính trị chỉ đơn thuần là “trò chơi trí tuệ phù phiếm”, nhưng, không giữ được khoảng cách, chính trị gia sẽ “bất lực về chính trị”. Một đặc điểm khác mà chính trị gia phải có liên quan đến hai khái niệm khác nhau về đạo đức: đạo đức của đức tin và đạo của trách nhiệm. Đạo đức của đức tin đánh gía theo ý định và hành động thiện hay ác, mà không cần biết tới hậu quả. Đạo đức của trách nhiệm quan tâm tới hậu quả của bất kỳ hành động nào. Đối với Weber, lý tưởng là cân bằng được giữa hai quan điểm này.

Nghề nghiệp và sứ mệnh trong thời hiện đại 


Một tư tưởng quan trọng nữa trong Chính trị - Nghề nghiệp và sứ mệnh (và cả trong Khoa học – Nghề nghiệp và sứ mệnh) là tư tưởng về sứ mệnh, về ơn phước. Weber sử dụng từ “beruf” trong tiếng Đức, thường được dịch là “nghề nghiệp và sứ mệnh”. Hiện nay người ta cũng thường nhắc tới Weber vì quan điểm này của ông. Chúng ta đang sống trong giai đoạn khi mà dân chúng thờ ơ với chính trị và vỡ mộng trước các chính sách; khi người dân trên toàn thế giới đang tỏ ra thất vọng trước các ban lãnh đạo và nạn tham nhũng. Chính bối cảnh hiện nay đã giúp cho tư tưởng của Max Weber tiếp tục có giá trị đối với toàn thế giới. Coi công việc (chính trị, khoa học hay bất cứ công việc gì khác) không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh, một ơn phước chính là sống cuộc đời có ý nghĩa trong giai đoạn khi mà nhiều lý tưởng xã hội đã và đang sụp đổ, mất phương hướng về văn hóa và tuyệt vọng hiện nay. Chính trị - nghề nghiệp và sứ mệnh, cùng với Khoa học – Nghề nghiệp và sứ mệnh là những ví dụ điển hình về biện pháp giải quyết những vấn đề của đời sống hiện đại thông qua khái niệm sứ mệnh và ơn phước.

PNT.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam chi hơn 4 tỷ đô la trả nợ trong quý đầu năm 2019


RFA 2019-04-06 - Bộ Tài chính Việt Nam hôm 5/4 cho biết Việt Nam đã chi hơn 4 tỷ đô la trong quý đầu năm để trả nợ bao gồm hơn 3,6 tỷ đô la nợ trong nước và hơn 648 triệu đô la nợ nước ngoài. Như vậy, mỗi ngày, chính phủ Việt Nam phải chi hơn 47 triệu đô la để trả nợ.
Một nhân viên ngân hàng đang đếm tiền đô la Mỹ ở Hà Nội
Báo cáo được Bộ Tài chính công bố hôm 5/4 cho biết thu ngân sách của Việt Nam trong quý 1 năm 2019 là hơn 16 tỷ đô la, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, doanh thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam là hơn 517 triệu đô la.
Tuy nhiên, chi ngân sách của Việt Nam trong quý 1 là hơn 13 tỷ đô la, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo mới Việt Nam đạt thặng dư ngân sách gần 3 tỷ đô la.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

- LOẠI NHÀ THẦU TQ BẰNG CÁCH NÀO?

Trần Anh Sơn 
Ngày ấy cách đây trên 20 năm, tôi được chứng kiến bài học hết sức có ý nghĩa đối với Hiệp hội Xây dựng và Cung ứng vật liệu tại Ba Lan, xin được kể lại để chúng ta có bài học ứng phó với nhà thầu Trung Quốc trong tham gia dự án làm đường Cao tốc Bắc - Nam sắp tới và còn nhiều dự án khác.
Hồi ấy đất nước Ba Lan mở cửa hội nhập Quốc tế cũng như Việt Nam bây giờ, đã mở cửa thì không thể ngăn cản nhà thầu Quốc tế, không thể muốn cho nhà thầu này tham gia mà không cho nhà thầu khác, không bị vi phạm gì lại không được tham gia, trong đó có nhà thầu Trung Quốc, và cũng không thể chấm thầu thiên vị, vì trong hồ sơ thầu họ đạt điểm cao.
Như vậy chúng ta làm cách nào để loại bỏ nhà thầu gian dối, lấy các chính sách của nước họ để làm lợi cho họ và làm hại cho đất nước mình.
-Trung Quốc với chính sách khuyến khích di dân trải rộng khắp thế giới,
- Chính sách đưa tù nhân đi ra nước ngoài lao động để mang ngoại tệ về cho đất nước họ, (đỡ cơm nuôi của chính phủ TQ, tất nhiên đối với loại tù nhân không nguy hiểm )
- Và nhiều chính sách khác nhằm chiếm lĩnh thị trường Quốc tế trên mọi lĩnh vực.
* Sao chúng ta chưa đủ tiềm lực như họ, thì cũng cần phải biết và có chính sách phòng ngừa, nếu không, Việt Nam dần bị các nước mạnh tìm cách thôn tính ???
Kể lại câu chuyện nhà thầu xây dựng Trung Quốc. Hồi ấy tuyến đường cao tốc Wasava, Ba Lan - Berlin, CHLB Đức được mở thầu xây dựng Quốc Tế, cũng là lần đầu tiên các doanh nghiệp xây dựng của Ba Lan vấp phải nhà thầu Trung Quốc tham gia giảm giá cực sốc của một cung đoạn trong toàn tuyến đó, nên nhà thầu TQ thắng thầu với bảo lãnh dự thầu là 5 triệu USD.
Sau khi Hiệp hội xây dựng Ba Lan bị thất thủ trong gói thầu trên thì họ đã cử người bay sang TQ tìm hiểu tại sao Doanh nghiệp TQ bỏ thầu giá thấp, mà Doanh nghiệp nào vào làm cũng sẽ bị lỗ. Sau chuyến công tác mật vụ thì họ đã sáng tỏ vì:
*. Nhà thầu TQ dự kiến đưa Tù nhân TQ sang Ba Lan để thi công giá rẻ
*. Đưa thiết bị Xây dựng giá rẻ của TQ sang thi công.
Đây là hai điểm mấu chốt để hạ giá dự thầu.
TQ vừa thắng thầu vừa đạt được chính sách cắm dân di cư, ( bài học này Việt nam đã dính đòn, hiện nay tại Kỳ Anh Hà tĩnh, sau fomusa là đã nổi lên nhiều làng TQ giữa đất Kỳ Anh, họ lấy vợ Việt và đương nhiên sẽ trở thành công dân Việt lai.)
Sau khi có thông tin thì Hiệp hội xây dựng,( viết tắt HHXD )Ba Lan họ xử lý như sau:
1. Làm văn bản kiến nghị thủ tướng Ba Lan với hai nội dung.
- Để tạo công ăn việc làm cho người dân Ba Lan kiến nghị Chính phủ không cho tiếp nhận Lao động phổ thông và Kỹ Sư mà nước sở tại có đủ khả năng đảm nhiệm ( đương nhiên Chính phủ phải đồng ý yêu sách này nếu không họ kêu gọi biểu tình vì mất việc làm )
- Kiến nghị Chính phủ không cho phép nhập khẩu các máy móc thiết bị xây dựng mà không đạt tiêu chuẩn Châu âu ( kiến nghị này Chính phủ Ba lan cũng phải chấp nhận, vì Ba lan nằm trong lòng Châu âu, trong lúc thiết bị TQ không đạt tiêu chuẩn châu âu )
Như vậy HHXD Ba lan đã ngăn chặn được 2 yếu tố cơ bản mà TQ lấy làm lợi thế để hạ giá thành dự thầu,
Không chỉ dừng lại ở đó, đòn hiểm nhất mà họ đưa ra buộc nhà thầu TQ mất cọc dự thầu 5 triệu USD và nhiều thứ khác bỏ chạy, đó là nhờ sự đoàn kết, thống nhất và vai trò Hiệp hội chính thức phát huy:
2. Họ thống nhất, Công nhân và kỹ sư vào làm việc cho nhà thầu TQ yêu cầu trả lương cao hơn mức bình thường thì họ mới làm việc, một chủ trương ngầm mà rất hiệu quả, thiết bị thì buộc phải mua từ các nước châu âu hoặc Mỹ đương nhiên đắt hơn thiết bị TQ.
Nhưng cái quan trọng hơn đó là:
3. Họ kêu gọi và thống nhất doanh nghiệp nào cung cấp vật liệu như; Đá, cát , sắt , xi măng đất.... phải tăng giá khi bán cho nhà thầu TQ.
Đây là đòn hiểm quyết định cho nhà thầu TQ bỏ của chạy lấy người, vì vật liệu xây dựng là khai thác tại chỗ, không thể nhập khẩu, mà khi tăng giá đồng nghĩa, giá đầu vào đội lên thì xây dựng sẽ lỗ nặng, nên Doanh nghiệp TQ phải bỏ gói thầu đó và mất cọc cùng nhiều thứ khác.
Họ làm việc rất văn hóa, đúng luật mà nhiều nhà thầu TQ sau đó không dám tham gia dự thầu nữa, nếu như không liên danh với doanh nghiệp của nước sở tại,
Hiệp hội xây dựng Việt Nam nên xem đây là bài học kinh nghiệm và nên vì người dân Việt , doanh nghiệp Việt để tìm giải pháp tốt nhất ứng phó trong điều kiện hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam chúng ta.
Ghi lại ngày 30.3.2019
Trần Anh Sơn
Ghi chú; Có người cẩn thận quá nhắn tin cho tôi, xin anh cho chia sẽ bài viết này.
Xin thưa quý bạn đọc, quý vị đọc cho đã quý rồi, còn nếu thấy ý nghĩa mà chia sẽ cho nhiều người được biết thì không gì quý bằng, nên không phải xin phép.
Trân trọng./.
(FB Trần Anh Sơn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

25.000 NGƯỜI PHILIPPINES ỦNG HỘ KIỆN TẬP CẬN BÌNH LÊN TÒA ÁN QUỐC TẾ


Huyền Lê


Đơn kiện cáo buộc ông Tập phạm "tội ác chống lại nhân loại" vì hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
"Tuyên bố ủng hộ" cựu ngoại trưởng Albert del Rosario và cựu tổng thanh tra Omopaman Conchita Carpio Morales kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên Tòa Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan sẽ nhận được khoảng 25.000 chữ ký tính đến chiều nay.
Văn phòng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gọi hành động thu thập chữ ký là "vô ích", trong khi đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói không có kế hoạch phản hồi đơn kiện của hai cựu quan chức.
Trong đơn kiện đệ trình ICC hôm 15/3, Del Rosario và Morales khẳng định việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông đã gây thiệt hại lớn về môi trường và khiến hàng trăm nghìn ngư dân, trong đó có 320.000 ngư dân Philippines, bị mất ngư trường. Hai cựu quan chức nói sự ảnh hưởng đối với ngư dân Philippines cấu thành "tội ác chống lại nhân loại" theo Công ước Rome.
Đơn kiện được gửi chỉ vài ngày trước khi Duterte rút Philippines khỏi ICC. Trung Quốc cũng không phải thành viên ICC và điều này đặt câu hỏi về thẩm quyền của tòa.
Dù bị chính quyền Duterte bác bỏ, đơn kiện nhận được sự ủng hộ từ nhiều quan chức Philippines. Phó Tổng thống Leni Robredo cho biết bà rất vui mừng vì "ít nhất đã có người đưa vấn đề này lên cơ quan có thẩm quyền", trong khi thượng nghị sĩ Panfilo Lacson ca ngợi đây là động thái yêu nước của những người Philippines và xứng đáng được người dân ủng hộ.
Trong khi đó, đại biện lâm thời Tan Qingsheng của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói hành động của Del Rosario và Carpio-Morales "không thể hiện quan điểm của chính phủ, người dân Philippines và sẽ không cản trở sự phát triển quan hệ song phương".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines. Trung Quốc đã cải tạo ít nhất 7 thực thể thành các đảo nhân tạo được bố trí cơ sở quân sự để củng cố các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên thủy sản, năng lượng và là nơi lưu thương của 3.000 - 5.000 tỷ USD giá trị thương mại toàn cầu.
Philippines từng giành chiến thắng trong vụ kiện chống lại yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông tại Tòa Trọng Tài thường trực ở The Hague. Tuy nhiên, Duterte sau khi nhậm chức đã gạt bỏ phán quyết của tòa trọng tài, tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Bắc Kinh từ đó cam kết tài trợ cho sáng kiến cơ sở hạ tầng của Duterte và hai bên cũng đồng ý thăm dò chung ở Biển Đông.
Cách tiếp cận Trung Quốc của Duterte khiến lãnh đạo này hứng chịu nhiều chỉ trích vì thể hiện "lập trường mềm yếu, nhu nhược".
Huyền Lê (Theo SCMP)
Nguon VNN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ BÁO THẤT NGHIỆP, KÝ GIẢ SẼ ĐI ĂN MÀY?



Nguyễn Công Khế

Thế là, Chính phủ đã ký Phê duyệt Qui hoạch báo chí với rất nhiều viện dẫn từ các văn bản của Ban bí thư TƯĐ và BCT khoá trước, và cả khoá này.Qui hoạch phát triển và quản lý báo chí này cho thấy ,ít nhất gần 30 báo của các Hội,Đoàn phải trở thành tạp chí điện tử hoặc ngừng xuất bản trong năm 2019 này.

Hà nội, Tp HCM còn tồn tại được 5 cơ quan báo chí, TƯĐTNCS HCM còn 3 cơ quan báo chí. Nhưng tất cả các ưu tiên trước mắt cũng chỉ cho lộ trình tới năm 2025.Sau đó, thì cả 2 thành phố lớn và TƯĐ cũng chỉ còn 1 tờ báo chính thức. Đó là tờ Hà nội mới, tờ Sàigòn giải phóng và tờ Tiền phong.

Như vậy, là hai tờ báo có số lượng người đọc lớn nhất là Thanh niên và Tuổi trẻ sẽ biến mất khỏi thị trường báo chí, ít nhất là trên văn bản chính thức hiện nay.

Giờ đây các cơ quan báo chí và nhiều cơ quan chủ quản thắc mắc, là theo qui định nào của pháp luật, giữa các Hội Đoàn, Hội nào được cho là quan trọng được quyền ra Báo và Hội - Đoàn nào không được phép ra báo.Đó vẫn là một câu hỏi chưa được giải thích đầy đủ và thuyết phục.

Đành rằng, phải thừa nhận rằng, hiện nay có những tờ báo không đủ khả năng tài chánh và năng lực chuyên môn để cho Báo phát triển tốt.Có những tờ báo để cho phóng viên tiêu cực, đi doạ dẫm doanh nghiệp để lấy quảng cáo,cấu kết với những phần tử xấu trong xã hội để làm tiền không chính đáng, và có cả những mục đích thiếu lành mạnh.

Nhưng qui hoạch như thế này không những không đánh đúng vào những thủ phạm đó, mà không khéo còn đẩy hàng nghìn nhà báo có nghề thất nghiệp và gây ra hậu quả không lường trước được. 

Tôi có mấy lời góp ý chân thành và với tư cách là người làm báo lâu năm , có chút ít kinh nghiệm. Hy vọng sẽ có điều hữu ích cho Quí vị có trách nhiệm.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

XIN NÓI THẲNG ĐỂ CHÚNG TA CÂN NHẮC LỢI HẠI VÀ SUY NGẪM XEM: CHÚNG TA CÓ BẢN LĨNH KHÔNG?



Hồ Bất Khuất



Hơn 30 năm trước, khi nước ta bắt đầu đổi mới, không khí hồ hởi, phấn khởi, tự do lắm. Ngày đấy, tôi làm ở Tạp chí Cộng sản - Cơ quan Lý luận và Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam nên biết được nhiều điều. Lúc đó, nhiều trí thức nói rất tâm huyết và mạnh mẽ. Các nhà lý luận trung kiên thì thận trọng hơn. Họ nói: Nhất trí đổi mới, nhất trí mở cửa nhưng dù mở rộng, thoáng đến đâu thì Nhà nước vẫn phải giữ độc quyền trong một số lĩnh vực sau đây: Ngân hàng, hàng không, viễn thông, điện lực, giáo dục, báo chí...

Sau hơn 30 năm, như chúng ta đã thấy: Ngân hàng, hàng không, viễn thông, giáo dục - Nhà nước không kiểm soát độc quyền nữa. Và điều gì đã xẩy ra? Trước đây, khi chúng ta chỉ có mỗi một hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines thì giá vé ở trên trời, hành khách chủ yếu là quan chức nhà nước, mua vé bằng tiền ngân sách. Kể từ khi có thêm một số hãng hàng không tư nhân, giá vé xuống thấp, nông dân cũng đi máy bay được. Hay trong lĩnh vực viễn thông thì còn rõ hơn. Khi mới có Vinaphone, giá cước điện thoại di động mấy ngàn đồng 1 phút. Nay thì chúng ta thấy rồi, chỉ mấy trăm đồng thôi.

Còn lĩnh vực giáo dục thì thế nào? Cách đây đúng 30 năm, vào năm 1989, cố Nhà giáo Văn Như Cương đưa đề án xin thành lập trường tư thục. Một quan chức cao cấp lên tiếng: Lĩnh vực nào có tư nhân cũng được, trừ giáo dục. Lúc đấy Bộ trưởng Phạm Minh Hạc không nghĩ thế, ông đồng ý thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập, chỉ thay chữ "tư thục" bằng "dân lập" mà thôi. Nay chúng ta có hàng ngàn cơ sở giáo dục ngoài công lập (chủ yếu là tư thục), từ mẫu giáo đến đại học. Những cơ sở giáo dục này làm lợi cho ngân sách hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Đến nay, trong những lĩnh vực mà các nhà lý luận trung kiên đề nghị là Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ theo kiểu độc quyền, chỉ còn điện lực và báo chí nữa mà thôi. Điện lực thì thế nào? Nhà nước vẫn kiểm soát độc quyền định giá và phân phối. Theo quan sát của tôi, đây là lĩnh vực giá chỉ có tăng, chưa bao giờ giảm, mà tăng liên tục. Cụ thể, năm 2009, giá điện trung bình 835 đồng/kW/h, năm 2019 con số này là 1.864 đồng/kW/h.

Còn báo chí thì sao? Nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ, không cho phép có báo chí tư nhân. Vừa qua, Chính phủ đã duyệt Quy hoạch báo chí đến năm 2025. Điều đáng nói là nội dung quy hoạch này được soạn thảo dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Trong quan sát của tôi, đây chính là việc gây khó cho những người đảm nhiệm chức vụ này trong tương lai. Nay, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Bắc Son đã vào tại giam, ấy thế mà cái bản quy hoạch này vẫn gây hoang mang trong xã hội. Điều đáng nói là bản quy hoạch này không hề dựa vào cơ sở khoa học báo chí hiện đại. Nó điển hình cho việc áp đặt của quyền lực. Một số quan chức nói rằng, quy hoạch như thế này để phát triển. Tôi xin nói: Không ai tin quy hoạch như thế này để phát triển cũng như có vị đại biểu Quốc hội đã nói rằng, không ai tin ông Nguyễn Hữu Linh ôm ghì, hôn hít bé gái trong thang máy là nựng (xin lỗi về sự so sánh không được nhã cho lắm!).

Thực ra, nếu có hiểu biết về khoa học báo chí và có bản lĩnh, chúng ta chấp nhận cho xuất bản báo chí tư nhân (cứ nhìn vào giáo dục, ngân hàng, hàng không, viễn thông thì thấy) trên cơ sở quản lý theo pháp luật và cơ chế thị trường. Đó là báo chí phải hoạt động như một doanh nghiệp, lời ăn, lỗ chịu, không chịu nổi thì đình bản (phá sản). Nhà nước không nên cấp kinh phí tràn lan cho các cơ quan báo chí, mà buộc họ phải tự chủ. Còn về nội dung chính trị-tư tưởng thì quản lý trên có sở pháp luật của quốc tế và của Việt Nam: Báo chí không được tuyên truyền chiến tranh, bạo lực; không được phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy; không được làm lộ bí mật quốc gia; không được xâm phạm đời tư của con người; không được nói sai sự thật...

Nhà nước nên quản lý báo chí theo cách đó chứ không cần phải chỉ đạo là mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành chỉ có một cơ quan báo và cơ quan tập chí. Hơn thế nữa, làm như vậy cũng là hạn chế tự do báo chí đấy!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Té ra kiếp trước họ đã cứu nhau


FB Hoàng Nguyên Vũ 
Cô giáo Lagi, "hiền như cô Tấm" đã phải cảm ơn cô Yến chùa Ba Vàng một cách chân tình nhất. Chắc kiếp trước cô Yến đi thuyết pháp tầm bậy bị người ta gọt tóc bôi vôi, dìm xuống biển Bình Thuận cùng với đống chất thải nhiệt điện Vĩnh Tân, cô giáo Lagi đang vui đùa cùng một nam sinh trên thuyền, thấy vậy đã xả thân cứu cô Yến. Nghiệp cô Yến mang từ mấy chục kiếp trước, kiếp này cô Yến trả.
Ở một chiều thế giới khác, cô Yến sau khi được cô giáo Lagi cứu, hai chị em bơi vào thuyền đột nhiên nam sinh trên thuyền chèo thuyền đi, Yến và cô giáo Lagi bị sóng đánh dạt vào một hòn đảo. Nam sinh sau khi phản bội cô giáo Lagi bơi thuyền đi nhưng không thoát khỏi con sóng. Lập tức 5 con cá sấu thành tinh đã cứu nam sinh để có bạn "tâm sự". 5 con cá sấu ấy là hiện thân của 5 con quái nữ tuổi teen của Hưng Yên vừa rồi đánh đập bạn học tơi bời.

Kiếp này, 5 quái nữ gặp nạn vì thói côn đồ ác độc, thế là nam sinh đó trong kiếp này phải cứu 5 yêu nữ. Nam sinh đó ở kiếp này, không ai khác, chính là Khá Bảnh. Để đổi lấy món nợ cứu mạng trong quá khứ, kiếp này, Khá Bảnh vào tù.

Ngỡ như búa rìu dư luận là oan gia trái chủ của Khá Bảnh kiếp trước, nhưng không, một nhân vật quan trọng xuất hiện và đã cứu truyền thông cho Khá Bảnh, đó chính là Nguyễn Hữu Linh, Phó viện trưởng Viện KS Đà Nẵng. Nhờ ơn Linh mà những ngày qua Bảnh đã tạm yên hơn trong tù.

Không biết kiếp sau, cặp đôi hoàn cảnh này sẽ trả nợ oan gia trái chủ cho nhau thế nào đây?

Chỉ biết rằng đến kiếp này, tại xứ sở thiên đường, họ đều được phong tặng những lời lẽ hoa mỹ không biết từ kiếp nào: Ừ, kiếp trước những nhân vật trên vốn "ngoan ngoãn hiền lành".

Để làm rõ thực hư, thánh chửi Dương Minh Tuyền quyết mặc chiếc áo dài của Cô Ba Vàng Ngọc con bà Ba Hoa xuyên không về từng kiếp một của nhân vật trên để tìm cho ra chúng hiền lành tử tế lúc nào, và đi đến đâu Tuyền lên mạng lai chym đến đấy, nhưng không tìm ra.

Cuối cùng, Tuyền đến Chùa Ba Vàng thì té ra, chỉ có vong mới bảo những nhân vật trên từng "hiền lành tử tế", chứ có người nào bảo thế đâu.

Tuyền ngộ ra chân lý sau khi được thầy Thích Múc Chúng Sinh giảng pháp: Té ra, xứ thiên đường này là của vong, chứ đâu phải của người!

Và hai thầy trò kéo nhau đi ăn thịt chó!

Hoàng Nguyên vũ





Phần nhận xét hiển thị trên trang