Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Triệu đô … cho một chiếc “thẻ xanh” định cư ở Mỹ


baomai.blogspot.com

Từ khi sắc lệnh di trú của Mỹ mới nhất từ khi ông Trump lên tổng thống, một công ty của Mỹ chuyên về tư vấn định cư tại Mỹ, Canada, EU tại Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội đàm về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5 đã khẳng định: 

Hiện nay, để vào định cư ở Mỹ thì ít nhất con số đầu tư tăng lên 1,35 triệu USD, thay vì 500.000 USD như hiện tại mới được sở hữu tấm “thẻ xanh”.

Căng thẳng định cư ở Mỹ khi Trump lên

baomai.blogspot.com
  
Trong thời gian gần đây, trước sắc lệnh về cấm nhập cảnh đối với bảy nước Hồi giáo do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thực hiện đã khiến anh Việt Quang lo lắng về hoàn cảnh của người bạn đời của mình mặc dù anh đã định cư tại Mỹ và có thẻ xanh 10 năm nay. Lo ngại về chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump, anh Quang cho biết, anh quyết định không để vợ mình rời khỏi Mỹ cho đến khi trở thành công dân nước này.

Trước sắc lệnh về cấm nhập cảnh đối với bảy nước Hồi giáo do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thực hiện đã khiến nhiều người lo lắng

Còn đối với Linh Nga, 30 tuổi, đang là nhiếp ảnh gia làm việc tại bang North Carolina. Chị từng có thời gian làm việc tại Hà Nội và đã gặp người bạn đời là anh Jonny Perter, 45 tuổi của mình ở đây. Sau khi kết hôn, cả 2 đã trở về Mỹ sinh sống. Người bạn đời của anh đã có thẻ xanh. Chị bức xúc, “lệnh cấm này hiện chỉ nhắm cụ thể vào 7 nước nhưng nó khiến tôi vô cùng lo ngại. Bởi vì khi Trump có thể làm điều này rất dễ dàng, khi ông ấy gây xáo trộn cuộc sống của rất nhiều người khác nhanh chóng như vậy, thì không ai đoán được điều gì xảy ra sắp tới. Tình hình hiện tại rất khó khăn và không biết ở Mỹ bao lâu, tôi mới có thẻ xanh nữa”

baomai.blogspot.com
  
Lo ngại về chính sách chống nhập cư cứng rắn của Tổng thống Trump, anh Jack Richardson quyết định không để bạn đời người Việt rời khỏi Mỹ cho đến khi trở thành công dân nước này.Theo anh Jonny Peter, chồng chị Nga cũng cương quyết, với quyền hạn của người nắm giữ cương vị tổng thống, ông ấy hoàn toàn có thể ban hành sắc lệnh như vậy. Tuy nhiên, việc ra một quyết định như vậy “cho thấy Trump như muốn chứng tỏ ông ấy có thể làm mọi điều với những đối tượng mà mình không thích. Và anh cũng bày tỏ, danh sách này có thể còn được mở rộng, nên anh lo ngại rằng “không ai biết được nước nào sẽ là kế tiếp, có thể là Việt Nam, Campuchia, Trung cộng, Ấn Độ”.

baomai.blogspot.com
  
Gần đây, một thông tin khá phổ biến trên mạng xã hội nói các hãng hàng không Mỹ vì phải điều chỉnh theo chính sách của Trump, nên tạo ra một “chiêu” khiến những người sở hữu thẻ xanh có thể tự từ bỏ quyền lợi này. Một số hãng phát mẫu đơn I-407 về “hồ sơ từ bỏ quy chế cư trú vĩnh viễn hợp pháp” sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Los Angeles.Với những người đã có thẻ xanh mà không thông thạo tiếng Anh, họ có thể sơ hở ký vào đơn này. “Nhiều loại đơn từ được ký trong các phòng cách ly ở sân bay mà họ không được tiếp cận gia đình hay người đại diện, nên chữ ký này nhiều khả năng không phải tự nguyện”, một luật sư nói.

Thẻ xanh là gì mà giá triệu đô?

Ngay trước khi ông Trump nhận chức, Nghị viện Mỹ đã đề nghị nâng hạn mức đầu tư quy định cho loại thị thực EB-5 từ 500.000 USD lên 1,35 triệu USD đối với những khu vực được đánh giá là kém phát triển (TEA) và từ 1 triệu USD lên 1,8 triệu USD cho các vùng khác. Điều này đồng nghĩa với việc những nhà đầu tư, doanh nhân giàu có phải chi nhiều tiền cho các dự án ở Mỹ mới có thể được xem xét cấp thị thực dạng EB-5 và thậm chí là nhập tịch.

Hơn nữa, việc nâng số tiền quy định đầu tư sẽ khiến thời gian cũng như thủ tục xác định tài chính trở nên dài dòng và khó khăn hơn, qua đó hạn chế số người sử dụng chương trình này để nhập tịch Mỹ. 

baomai.blogspot.com  
Ngay trước khi ông Trump nhận chức, Nghị viện Mỹ đã đề nghị nâng hạn mức đầu tư quy định cho loại thị thực EB-5

Quan điểm của ông Trump khi tranh cử là siết chặt quy chế cấp thẻ xanh (thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Mỹ) nhưng không giải thích rõ giữ tỷ lệ người nước ngoài không cao hơn lịch sử là như thế nào.Năm 1921, Mỹ giới hạn chỉ cấp thẻ xanh cho 3% người dân mỗi nước đã sống từ năm 1910 tại Mỹ. Tỷ lệ này là 2% vào năm 1924 ngoại trừ những người Châu Á.

Nếu quan điểm giữ dưới mức lịch sử của Trump là từ năm 1921 đến 1965 thì tờ New York Times cho rằng tỷ lệ cấp thẻ xanh mỗi năm của Mỹ hiện nay sẽ giảm 50%, còn nếu số liệu là trong khoảng 1966-1976 thì sẽ giảm 41%.

baomai.blogspot.com
  
Mặc dù chưa công bố chi tiết nhưng chắc chắn việc được thường trú tại Mỹ sẽ khó khăn hơn dưới thời của ông Trump. Một trong những ý tưởng “cấp tiến” nhất của tỷ phú mới đắc cử này là hoàn toàn ngừng cấp thẻ xanh trong 1 khoảng thời gian nhất định để ngăn tình trạng các công dân Mỹ gốc nhập cư đưa gia đình và người quen của họ sang.

Giới nhà giàu cũng “khóc” khi muốn lấy thẻ xanh ở Mỹ

Những bậc phụ huynh giàu có đang ngày càng lo ngại về việc con cái họ được nuôi nấng trong môi trường ô nhiễm không khí, chưa kể đến tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng và an toàn thực phẩm ở mức đáng báo động. Các bậc cha mẹ lo xa cũng muốn dùng giấy phép thị thực làm bàn đạp để xin nhập quốc tịch cho con cái họ sau này, trong trường hợp họ sinh con ở nước ngoài. Sau này, kể cả khi những đứa trẻ trở về với hộ chiếu nước ngoài, chúng vẫn có thể theo học tại các trường quốc tế có chất lượng cao. Vì vậy, khi mức giá một tấm “thẻ xanh” lên đến triệu đô thì giới nhà giàu cũng phải “ đau đầu” suy nghĩ. Số liệu chính thức cho thấy trong năm 2017, những người giàu chiếm tới 85,4% trong các chương trình xin thi thực định cư tại Mỹ. Nguyên nhân chính là các biến động gần đây khiến giới nhà giàu tăng cường tìm kiếm những biện pháp bảo đảm như cơ hội nhập tịch vào Mỹ. Ngày càng nhiều người giàu chịu chi những món tiền khổng lồ để sở hữu giấy phép cư trú dài hạn cho họ và gia đình ở nước ngoài.

baomai.blogspot.com  
Các bậc cha mẹ lo xa cũng muốn dùng giấy phép thị thực làm bàn đạp để xin nhập quốc tịch cho con cái họ sau này.

Bên phía các nước tiếp nhận cũng có nhiều quốc gia hoan nghênh xu hướng này, miễn là những triệu phú, ước tính khoảng 1 triệu người, mang tiền của mình theo khi nhập cảnh. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia, nhất là những nước có điều kiện sống cao, đều đề ra những chính sách thuận lợi nhằm thu hút khoản tiền đầu tư đáng kể này. Ví dụ, nếu một người muốn xin quyền cư trú mãi mãi ở Australia, số tiền cần bỏ ra sẽ lên tới 5 triệu đô la Australia (khoảng 3,6 triệu USD).

Mức giá xin cư trú tại các quốc gia khác dao động ở mức thấp hơn, như 1 triệu USD để xin thẻ xanh tại Mỹ, 1 triệu bảng Anh (1,5 triệu USD) để xin 5 năm cư trú ở Anh. Còn ở Tây Ban Nha, một người bỏ ra 500.000 Euro (569.000 USD) để mua bất động sản sẽ có quyền cư trú đến chừng nào tài sản đó còn đủ để sinh sống.

baomai.blogspot.com
  
Rất nhiều luật sư cho người xin định cư tại Mỹ là “thị thực vàng” bởi chúng cho phép những người giàu, người nước ngoài nhập cảnh và thậm chí là nhập tịch vào Mỹ dễ dàng cùng với cả gia đình của họ. Nói cách khác, giới thượng lưu nước ngoài có thể trở thành công dân Mỹ, hoặc để gia đình họ thành người Mỹ chỉ với việc cho các công ty Mỹ thuê một số tiền nhất định trong vòng vài năm và có thể thu hồi lại nếu muốn.

Khi mức giá một tấm “thẻ xanh” lên đến triệu đô thì giới nhà giàu cũng phải “ đau đầu” suy nghĩ.

baomai.blogspot.com  
  
Nhu cầu nhập cảnh và nhập tịch tăng cao đã thúc đẩy hẳn một ngành dịch vụ để làm thị thực. Theo đó hàng loạt những văn phòng luật sư, công ty bất động sản ra đời chỉ để phục vụ cho giới nhà giàu nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp Mỹ tạo nên những dự án, công trình hoặc gọi vốn đầu tư kinh doanh từ những người giàu nước ngoài, đổi lại họ sẽ cung cấp chứng từ để giới nhà giàu này có thể lấy thị thực và nhập tịch Mỹ.



Violet

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam & Triều Tiên: bài học dành cho nhau




Nguyễn Hoàng 
Bài học cuối cùng, thứ năm nhưng lại rất quan trọng (the last but not least), đó là phải cắt nghĩa thế nào cho “chuẩn khỏi cần chỉnh” cái xu thế “viễn Trung cận Mỹ”, tức là “thoát Trung và xích lại gần Mỹ” trong thời đại ngày nay? Triều đại Kim III này lên ngôi 6 năm xử trảm cả chú họ từng đưa mình lên ngai vàng lẫn anh trai, chỉ vì tội “quá thân Tàu” hoặc nghi “do Trung Quốc nuôi” (và chắc có ý tạo phản). Thế không phải là “thoát Trung” thì là gì? “Thoát” nhưng khi cần thì vẫn “nhào dzô” đấy. Trong vòng 10 tháng, ông Kim qua lại Trung Quốc bốn lần. Dẫu rằng, cách “thoát Trung” của anh Kim này chẳng mấy nhân văn và có lẽ chẳng quốc gia nào trên thế gian này có thể học hỏi các phương thức bạo chúa ấy. Nhưng phải thừa nhận “anh chàng ôm hoả tiễn” kia (rocketman là lời của Trump từng chỉ trích Kim) không phải là không dám “chơi rắn” với Trung Quốc khi cần (mà anh ta cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc giống ta đấy thôi).

CT Kim Jong- Un rời Việt Nam ngày 2/3/2019 
Thượng đỉnh Mỹ – Triều diễn ra tại Hà Nội kết thúc chóng vánh mà không có một cam kết chung nào giữa các bên. Giấc mơ Hà Nội thành dấu ấn lịch sử đối với tiến trình phi hạt nhân hóa để thỏa mãn cơn khát của “thành phố hoà giải các xung đột quốc tế” gần như về “mo”. Hai ngày nán lại Hà Nội của ông Kim xem ra cũng kém vui, dù ông Trọng vẫn đãi ông Kim với nghi thức dành cho nguyên thủ. Một cách ước lệ, dưới đây là 5 bài học dễ nhận thấy trước và sau thượng đỉnh Mỹ – Triều cũng như qua cuộc viếng thăm chính thức Hà Nội của Kim Jong-un. Tuy nhiên, việc đánh số các bài học không đồng nghĩa với thứ tự của tầm quan trọng. Bài học cuối cùng có khi lại là cốt tử nhất.

Tuy nhiên, chuỗi sự kiện liên quan đến ba bên (hẳn nhiên Việt Nam chỉ ngồi ở “ghế phụ”) vẫn để lại một số bài học cho mỗi nước, cũng như cho cả hai. Bài học quan trọng nhất đối với cả Triều Tiên lẫn Việt Nam là số phận của các nước nhỏ trong thời đại ngày nay vẫn được quyết định bởi bàn cờ giữa các cường quốc. Bài học xưa như trái đất này muôn thuở có lẽ vẫn đúng!

Ngẫm lại một chút, chẳng có lý gì do để tiếc nuối. Chúng ta (tức Việt Nam) phải hiểu rằng Mỹ – Triều không đạt được thoả thuận như vừa qua là điều logic. Dù chỉ yêu cầu bỏ 5/11 khoản liên quan đến cấm vận, nhưng vấn đề này không thể quyết mà không có tiếng nói của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc. Bỏ cấm vận để đi đến phi hạt nhân hoá cũng như thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn là một “cuộc trường chinh” vạn dặm và liên quan đến nhiều bên.

Trung Quốc không bao giờ mong muốn một quốc gia Triều Tiên thống nhất, độc lập, hùng cường, thoát Trung và có xu hướng thoả hiệp với Mỹ. Nhật Bản cũng chẳng hề muốn có một đối thủ sẽ nổi lên cạnh tranh với họ trên mọi lĩnh vực (Nếu thống nhất, bán đảo Triều Tiên sẽ có gần 80 triệu dân, sở hữu nền tảng kinh tế và khoa học công nghệ rất mạnh, đấy là chưa nói tới cái “máu” dân tộc chống Nhật của dân Hàn).

Và ngay cả Hàn Quốc, dù cùng chung một dân tộc với Triều Tiên và nếm trải nỗi đau chia cắt, nhưng cách biệt giữa hai miền giờ đây đã là quá lớn, bên cạnh gánh nặng phúc lợi vì một cơ cấu dân số “già hoá” chẳng hề kém Nhật, liệu họ có sẵn sàng để chi hàng ngàn tỷ USD nhằm tái thiết miền Bắc (giống như Tây Đức đã từng phải gánh Đông Đức).

Bài học thứ hai, chúng ta (cả Việt Nam lẫn Triều Tiên) cần tỉnh ra ngay, đó là Tổng thống Mỹ bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích nước Mỹ trước tiên, luôn lấy đối ngoại phục vụ đối nội. Nói cách khác, trong trường hợp của Trump, tình hình “nước sôi lửa bỏng” ở Washington những ngày ông vắng nhà, đã buộc ông phải nhanh chóng lấy một quyết định để thu hút truyền thông, nhằm đánh bạt lời khai của tay luật sư Michael Cohen “phản thùng” kia.

Và Trump đã toại nguyện. Sau khi huỷ bỏ bữa tiệc trưa (với một menu rất hấp dẫn), họp báo vội vàng (trong 37 phút) rồi ông lên thẳng chuyên cơ về nước, hiệu ứng có ngay lập tức trên nước Mỹ. Tất cả các nhật báo ở thủ đô, từ The Washington Post đến New York Times, từ Los Angeles Times đến Wall Street Journal… đều đồng loạt chạy trên trang nhất về chuyện đã không thoả thuận được cái “deal” nào với Triều Tiên cả. Hẳn nhiên, lời khai “lật kèo” của Cohen bị đẩy lùi ra những trang sau.

Bài học thứ ba, trong câu chuyện nhiều “chương”, “hồi” về Triều Tiên, cần phân biệt giữa chiến lược với chiến thuật. Nếu chấp nhận dỡ bỏ ngay lập tức toàn bộ cơ sở hạt nhân của mình thì Triều Tiên sẽ còn gì để mặc cả với Mỹ, Nhật, Hàn và cả phương Tây? Đến cả Mỹ cũng tuyên bố “chẳng có gì phải vội”. Bởi vì, nếu Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa ngay thì chẳng còn “raison d'être” nào cho sự hiện diện và chiếc dù an ninh của Mỹ ở Đông Á nữa.

Hơn nữa, câu chuyện đến năm 2020 của Trump là tập trung tái cử. Từ nay đến đó, chắc chắn còn một số màn trình diễn thượng đỉnh Trump – Kim nữa. Nhưng cứ “diễn” mãi thì cũng dễ nhàm chán. Vì vậy sẽ có những thoả thuận “bán phần” nào đấy đủ để nuôi dư luận Mỹ. Rằng, nếu không phải là Tổng thống Trump thì giờ này, Hoa Kỳ và Triều Tiên đang chuẩn bị lâm chiến. Đấy là chiêu Ban vận động tranh cử của Trump cần cho thời gian tới.

Bài học thứ tư, nên tránh rơi vào trạng thái ảo tưởng hay tự huyễn hoặc. Giả định Triều Tiên thành một Việt Nam thứ hai là ăn phải “bả tuyên truyền” của mấy ông Mỹ. Mỹ có ẩn ý đằng sau việc ca tụng “mô hình Việt Nam”. Còn ông Kim từ bé học ở Thuỵ Sỹ sao lại có thể mê món “bún chả” kinh tế thị trường nửa dơi nửa chuột? Chẳng phải bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thừa nhận, mô hình ấy “không hề có trong lý thuyết mà cũng chẳng mấy ai hiểu nổi trên thực tế”.

Rồi nữa, Đặng cởi trói vì kinh tế Tàu lúc bấy giờ kiệt quệ sau những chính sách của Mao Trạch Đông. Lãnh đạo Việt Nam học phép “cởi trói” kinh tế của Trung Quốc khi viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu chấm dứt. Kim Jong-un không lâm vào tình trạng ấy. Sau khi Kim bắt tay Trump năm ngoái, Trung Quốc, Nga và các nước châu Phi đã tìm cách xé rào, né tránh các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc để liên hệ, trao đổi với Bắc Hàn. Cho nên chế độ của gia tộc Kim có lẽ vẫn sẽ sống dài dài.

Bài học cuối cùng, thứ năm nhưng lại rất quan trọng (the last but not least), đó là phải cắt nghĩa thế nào cho “chuẩn khỏi cần chỉnh” cái xu thế “viễn Trung cận Mỹ”, tức là “thoát Trung và xích lại gần Mỹ” trong thời đại ngày nay? Triều đại Kim III này lên ngôi 6 năm xử trảm cả chú họ từng đưa mình lên ngai vàng lẫn anh trai, chỉ vì tội “quá thân Tàu” hoặc nghi “do Trung Quốc nuôi” (và chắc có ý tạo phản). Thế không phải là “thoát Trung” thì là gì?

“Thoát” nhưng khi cần thì vẫn “nhào dzô” đấy. Trong vòng 10 tháng, ông Kim qua lại Trung Quốc bốn lần. Đấy là chưa kể lần sang Việt Nam và lần từ Hà Nội về Bình Nhưỡng vừa rồi không loại trừ có thêm các cuộc tiếp xúc bí mật thứ năm hay thứ sáu ngay trên đường (?). Dù “cùng một mẹ sinh ra” và bây giờ thì chẳng còn chất keo “cộng sản” nào dính hai nước được với nhau, nhưng cách hành xử của Kim đối với Trung Quốc xem ra rất đáng để mấy người ở Ba Đình học tập!!!

Dẫu rằng, cách “thoát Trung” của anh Kim này chẳng mấy nhân văn và có lẽ chẳng quốc gia nào trên thế gian này có thể học hỏi các phương thức bạo chúa ấy. Nhưng phải thừa nhận “anh chàng ôm hoả tiễn” kia (rocketman là lời của Trump từng chỉ trích Kim) không phải là không dám “chơi rắn” với Trung Quốc khi cần (mà anh ta cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc giống ta đấy thôi).

“Xích lại gần Mỹ” là câu chuyện rất thời sự. Nguyễn Gia Kiểng đã đúng khi cho rằng, ban lãnh đạo Việt Nam có lý khi cố gắng tách dần khỏi quỹ đạo Trung Quốc và sáp lại với Mỹ. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu nghĩ rằng có thể mật thiết với Mỹ mà vẫn giữ nguyên chế độ độc tài toàn trị. Điều này có thể đúng với Trump, nhưng Trump chỉ là một “dấu ngoặc đơn” (…) trong nền chính trị Hoa Kỳ. Gánh nặng trên vai ông Trọng trong chuyến thăm Mỹ tới đây, vì vậy, xem ra chẳng mấy nhẹ nhàng./.

Blogger Nguyễn Hoàng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN sẽ là tâm điểm của khủng hoảng năm 2019 ?


Cách đây 25 năm, khi nền kinh tế nước ta đang trên đường chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường một cách khá bài bản và đạt được những tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao (thời các bác Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt lãnh đạo), trong một số bài viết, tôi đã dự báo đến đầu thập niên 2000, đồng tiền VN sẽ trở thành đồng tiền chuyển đổi, đầu thập niên 2010, thu nhập đầu người VN sẽ vượt lên trên 4000 USD. Đây sẽ là cơ hội để giới tài phiệt - đầu cơ quốc tế đánh vào thu lời như đã từng đánh vào nhiều nền kinh tế mới nổi khác (điển hình là đánh vào Indonexia và Thái Lan năm 1997, qua đó đánh lan sang Hàn Quốc và hầu hết các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, dự báo của tôi đã thất bại vì từ năm 1996, chính sách đổi mới đã bị xóa bỏ, cơ chế quản lý kiểu kế hoạch hóa tập trung trá hình được tái lập, nền kinh tế tăng trưởng trì trệ, thậm chí nhiều lần khủng hoảng. Thành tựu kinh tế của đất nước không thấy đâu, chỉ thấy bán tài nguyên, vay nợ, xin tiền kiều hối... về ăn và xây dựng phục vụ hưởng thụ. Đến nay đất nước vẫn rất nghèo, của cải làm ra, kể cả nhà cửa, đường xá... phần lớn là rởm, chất lượng kém. Phần lớn các doanh nghiệp lớn nhất là DNNN làm ăn thua lỗ, chỉ có những doanh nghiệp câu kết với quan lại thoái hóa biến chất kinh doanh đất đai còn làm ăn có lãi. Vì Việt Nam không có tài sản gì đáng giá nên giới đầu cơ quốc tế chẳng thèm ngó ngàng tới. Bài viết dưới đây rất đúng. Nếu VN có khủng hoảng thì là tự bản thân VN tạo ra khủng hoảng (như thời Ba Dũng) chứ chẳng có nhà đầu cơ quốc tế nào tới gây chuyện cả. Bác Phúc vừa loan báo sẽ triển khai ồ ạt chính sách tài chính tiền tệ mở rộng ngay từ tháng này; nguy cơ khủng hoảng sẽ nhãn tiền, chắc chỉ trong vòng 1-2 năm nữa. Bà con cô bác nên thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng ngay từ bây giờ đi.
Tại sao nói khủng hoảng tài chánh sẽ đến trong năm 2019 và Việt Nam và Trung Quốc sẽ là tâm điểm
FB Dương Hoài Linh - Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quốc gia (NADS) thuộc đại học Nhân dân của Trung Quốc cảnh báo leo thang trong chiến thương mại Mỹ- Trung với những trừng phạt áp đặt cho sản phẩm hay giao dịch tài chính có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vì nợ xấu ở hai quốc gia này là nhiều nhất do tình trạng ngân hàng cho vay vô tội vạ, không có kế hoạch dẫn đến những món nợ khó đòi. Có nhiều ngân hàng đã bị lừa đảo chiếm dụng vốn. Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. 

- Các Ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
- Tự do hóa tài chính
- Sự yếu kém trong hệ thống tài chính, nhất là các ngân hàng trong nước
- Thể chế giám sát kém



Các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng kinh tế.

Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những "bong bóng" đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ.

Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. 

Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường và bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá, họ không cần hiểu biết nguyên do khi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là "tâm lý bầy, đàn".

Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quốc gia (NADS) thuộc đại học Nhân dân của Trung Quốc cảnh báo leo thang trong chiến thương mại Mỹ- Trung với những trừng phạt áp đặt cho sản phẩm hay giao dịch tài chính có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngoài đánh thuế thêm hàng Trung Quốc như Donald Trump đe dọa, Washington còn có thể nỗ lực gây mất ổn định thị trường trong lẫn ngoài nước để gia tăng sức ép .

Mỹ có thể bắt đầu bán cổ phiếu của công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường Mỹ và sử dụng phương tiện truyền thông để phóng đại điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc. Hai cách này có thể khiến cổ phiếu nhiều đơn vị, trong đó có hai “ông lớn” công nghệ Alibaba với Tencent, chịu áp lực giảm đáng kể.

Khuyến khích hoặc ép buộc doanh nghiệp Mỹ bỏ đầu tư tại Trung Quốc là một biện pháp khả dĩ khác. Mục tiêu bị nhắm đến sẽ là những lĩnh vực đóng vai trò đòn bẩy phát triển của nền kinh tế cường quốc châu Á, qua đó khiến hai thị trường tài chính cùng bất động sản bị thiệt hại, gây nên một cuộc khủng hoảng tài chính.

Thị trường tiền tệ cũng gặp nguy nếu Mỹ góp phần củng cố cho kỳ vọng rằng đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục suy yếu. Chiến thuật này làm cho các quỹ đầu tư nhanh chóng chuyển sang tài sản “trú ẩn an toàn”, tạo ra tình trạng bán tháo tài sản Trung Quốc mà đặc biệt là bất động sản. Dòng vốn vì vậy mà chạy ra nước ngoài, khủng hoảng mang tính hệ thống sẽ nổ ra.

Trên bình diện quốc tế, Mỹ có thể gây áp lực với những quốc gia mà doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư lớn, gây thiệt hại đáng kể cho tổ chức tài chính Trung Quốc. Washington còn có thể phạt nặng tổ chức tài chính Trung Quốc đóng tại Mỹ, hay dùng sức ảnh hưởng của mình với hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu để cô lập tổ chức tài chính Trung Quốc.

Dương Hoài Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu của Trump: 'VN phát triển nhanh hiếm có' đúng tới đâu?


2 tháng 3 2019 Tới Hà Nội để dự cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump khen ngợi Việt Nam để khích lệ Triều Tiên. Vài giờ đồng hồ sau khi đáp xuống Nội Bài trên, ông viết trên Twitter rằng: ''Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất. Triều Tiên cũng sẽ rất nhanh chóng giống như vậy, nếu chịu phi hạt nhân hóa.". Tuy nhiên, Việt Nam 'cất cánh' trong 30 năm qua nhờ cả vào tiền hỗ trợ phát triển từ bên ngoài. Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp cho thấy từ năm 1995 đến 2016, Triều Tiên chỉ nhận được 1,62 tỷ đô la trong các chương trình viện trợ quốc tế. Con số mà Việt Nam nhận được là 42,2 tỷ. Ngoài ra, mỗi năm, nguồn kiều hối gửi về Việt Nam đều rất cao, lên tới gần 16 tỷ đô la năm 2018, điều Triều Tiên không có.

Ông Trump khen Việt Nam để khích lệ Triều Tiên
Dù phê phán 'chủ nghĩa xã hội' ở Venezuela, TT Trump có vẻ như thích 'nước xã hội chủ nghĩa là Việt Nam', theo Nahal Toosi trong bài 'In Vietnam, Trump finds a 'socialist' country he likes' trên trang Politico,, về chuyến thăm vừa qua của lãnh đạo Mỹ sang Hà Nội. Nhưng các mặt khác nhau của câu chuyện Việt Nam có cho thấy ông Trump nói đúng hay không? Bạn hãy cùng BBC tìm hiểu qua các con số.

Về kinh tế

Theo báo cáo của World Bank, kể từ sau Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, với GDP tăng bình quân tăng 7% một năm.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 1985 chỉ là 230 đô la Mỹ, thì hiện nay đã tăng lên gấp 10 lần, với con số là 2.300 đô la vào năm 2017.

Về chỉ số phát triển con người


Dựa trên các con số từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, kể từ năm 1990 cho đến năm 2017, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng từ 70,5 lên đến 76,5.

Chỉ số Phát triển về con người (HDI) của Việt Nam là 0.694, hơn mức trung bình thế giới, 0.645 và đứng thứ 116 trong tổng số 189 đất nước và lãnh thổ.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (0.733).

Môi trường


Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường ở Việt Nam.

Ô nhiễm không khí ở đô thị VN đang là vấn đề nghiêm trọng

Chỉ số ô nhiễm không khí của thủ đô Hà Nội, dựa trên Chỉ số Chất lượng Không khí (Air Quality Index) hiện nay đang là 161, tính trung bình, tới mức cảnh báo có hại cho sức khỏe.

Con số này cao hơn gấp đôi chỉ số AQI ở TP Hồ Chí Minh, là 65.

Về Chỉ số Năng lực Quản l‎ý Môi trường (Environmental Performance Index), dựa trên nghiên cứu từ ĐH Yale và Columbia, Việt Nam đứng thứ 132 trên 180 nước.

Đây là chỉ số có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của các nước.

Nhân quyền

Giống như Trung Quốc, các chỉ số về nhân quyền ở Việt Nam trong các năm qua vẫn bị cho là rất thấp, cho dù có tăng trưởng kinh tế cao.

Lý do là hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền quản lý có định nghĩa khác về các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, và tự do hội họp.

Hà Nội đón hai ông Trump và Kim tuần qua

Môi trường báo chí vẫn bị cho là "hà khắc vào loại nhất châu Á", theo đánh giá mà trang BBC News phần về Country Profile Việt Nam trích thuật.

Việt Nam không có báo chí tư nhân, và cũng không có đảng phái, nghiệp đoàn nào được hoạt động độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản.

Tuy thế, chính phủ Việt Nam bác bỏ phê phán của Tổ chức Human Rights Watch nói tình hình nhân quyền nước này 'xuống cấp nghiêm trọng' thời gian qua.

Tham nhũng

Theo đánh giá tham nhũng của Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam xếp thứ 117 trên thế giới vào năm 2018, tụt 10 vị trị trên bảng xếp hạng so với năm 2017.

Đây là điều đáng ngạc nhiên là cảm nhận về tham nhũng trong người dân không giảm dù có chiến dịch chống tham nhũng mạnh kể từ năm 2016 của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Vẫn về tham nhũng, Triều Tiên đứng thứ 5 trong các nước 'đội sổ', chỉ trên Somalia, Syria, Nam Sudan và Yemen.

Trong khi đó, Hoa Kỳ xếp thứ 22, tụt xuống sáu vị trí so với năm 2017.

Tự lực năng động và cũng nhờ trợ giúp

Bên cạnh hàng chục tỷ USD tiền đầu tư, Việt Nam 'cất cánh' trong 30 năm qua nhờ cả vào tiền hỗ trợ phát triển từ bên ngoài.

Bài trên trang The Diplomat của Gianluca Spezza và Nazanin Zadeh-Cummings so sánh số tiền ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) mà Bắc Triều Tiên nhận được với các quốc gia khác, gồm Việt Nam.

Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp cho thấy từ năm 1995 đến 2016, Triều Tiên chỉ nhận được 1,62 tỷ đô la trong các chương trình viện trợ quốc tế.

Con số mà Việt Nam nhận được là 42,2 tỷ.

Ngoài ra, mỗi năm, nguồn kiều hối gửi về Việt Nam đều rất cao, lên tới gần 16 tỷ đô la năm 2018, điều Triều Tiên không có.

Với việc không có tuyên bố hòa bình được nêu ra ở Hà Nội sau khi hội đàm Mỹ - Triều bị cắt ngắn, lời khen Việt Nam của TT Trump để khuyến khích Triều Tiên làm theo xem ra ngày càng cách xa thực tế với Bình Nhưỡng.

Ngược lại, để áp dụng mô hình kinh tế của Việt Nam có hiệu quả như những gì giới quan sát nhận định và để nhận ODA ồ ạt như Việt Nam, Triều Tiên phải bỏ 'bảo vật' là vũ khí nguyên tử, điều cho tới nay ông Kim Jong-un không muốn.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47407949

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một nén nhang cho Hạ Đình Nguyên


(Đọc tập tản văn Hãy ngồi xuống đây của Hạ Đình Nguyên)
Ngô Thị Kim Cúc
image
Hãy ngồi xuống đây là tập sách lưu hành nội bộ của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Tập tản văn dày 324 trang, gồm 48 bài viết, từ 2011 tới 2018. Tác giả là một trí thức tiêu biểu của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn: Hạ Đình Nguyên. Anh từng là Chủ tịch Ban đại diện Sinh viên Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Phó Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Chủ tịch Ủy ban Hành động Đấu tranh Sinh viên Sài Gòn. Bị bắt và ở tù Côn đảo, được trao trả sau Hiệp định Paris. Sau 1975, anh làm việc ở Công ty Savimex, ở Làng Bình Minh – một trung tâm tư nhân cai nghiện ma túy tại Thanh Đa - Sài Gòn, với vai trò giám đốc. Là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.
Những bài viết của Hạ Đình Nguyên đăng rải rác trên các trang mạng trong nhiều năm, và khi anh đang ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư, những đồng đội, bằng hữu thân thiết đã tập hợp và tự in ấn để anh có thể trông thấy quyển sách duy nhứt của đời mình, khi anh không còn có thể thực hiện nhiều việc ý nghĩa khác mà anh từng ấp ủ.
Đọc Hãy ngồi xuống đây, người ta có thể hiểu sâu về những sự kiện chính trị xã hội nổi cộm của Việt Nam, bởi trong từng bài, tác giả luôn tổng hợp nhiều thông tin liên quan, đồng thời với việc phân tích, diễn giải, mở rộng suy nghĩ cho người đọc.
Qua tiêu đề, người đọc đã có thể thấy rõ nội dung: Quan hệ giữa nhân quyền và ổn định chính trị; Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ; Nguyễn Phương Uyên, tôi có thể làm gì cho em; Quỹ đất, quỷ đất và 7 phát súng colt của Đặng Ngọc Viết; “Cảm ơn em!”: Một nhà nước u minh đẻ ra nhiều ma quái (Gửi thư cho gió và anh Dương Chí Dũng),; Ông Lê Trương Hải Hiếu hãy giải thích cho nhân dân thành phố rõ: Bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu do “bế tắc về cuộc sống?”; Những cái nhìn về tác phẩm “Đèn Cù”; Một cụm từ hay: “Phản Bội Một Cách Có Phương Pháp”…
Trực diện nhưng không thô thiển, quyết liệt nhưng không hung hăng, luận chiến tới cùng nhưng không bao giờ xúc phạm, đôi khi hài hước để giảm phần căng thẳng… là cách đối thoại của Hạ Đình Nguyên. Với chiều sâu kiến thức và tài sử dụng ngôn từ, bài viết của Hạ Đình Nguyên luôn chinh phục người đọc nhờ những biện luận khó lòng bài bác. Chúng sắc sảo, đẹp đẽ, và rõ ràng xuất phát từ trái tim nồng nhiệt của một người hết lòng yêu nước thương dân.
Với tiêu đề rất khô khan Các Mác và Việt Nam hôm nay, Hạ Đình Nguyên đã dùng một đoạn trích: “Thật đáng thán phục vừa là kinh ngạc, khi đọc kỹ một đoạn văn sau đây của ông, giống như ông vừa mới nói hôm qua ở một vài xứ sở: “Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng. Sở dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nội dung hãnh tiến vô vọng. Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì chính tự bản chất của nó là một lỗi lầm lịch sử... “Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai. Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi hài kịch khủng khiếp”.
(Góp phần phê phán triết học pháp quyền- Hegel).
Và bằng cách phân tích từng phần một, anh chỉ ra Mác có thể đang nói về cái gì và về ai, vào chính thời điểm này.
Trong bài “Kinh Kha tráng sĩ” của Tàu và tư duy của người Việt, Hạ Đình Nguyên ném ra một sự thật phũ phàng: nhiều thi nhân/trí thức Việt Nam vẫn có thói quen mặc định hình ảnh Kinh Kha như một thần tượng đầy dũng khí. Họ quên mất việc sau: “Trong lần chiêu đãi cuối cùng trước khi Kinh Kha bơi qua sông Dịch tiến hành cuộc mưu sát, Kinh Kha đã thốt lên lời ca ngợi bất ngờ về “bàn tay đẹp” của một người đẹp đang phục vụ cuộc chiêu đãi. Lập tức, bàn tay ấy được chặt đi, gói lại, làm quà tặng cho Kinh Kha. Kinh Kha vô cùng cảm kích Thái tử Đan về hành vi được y cho là cao cả và hết lòng của thái tử Đan đối với hắn…”.
Hạ Đình Nguyên nhắc nhở: “Tại sao cả dòng văn học Việt lại ca ngợi Kinh Kha? Cái dũng của Kha có tính chất gì? Bên trong cái dũng ấy là gì, có phải cái dũng của Dịch Nha? Cái chữ “trung” ấy có phản nhân tính hay không? Và đặc biệt, trí tuệ trong tư duy sáng tạo ở đâu? Trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung, ai là Kinh Kha, ai là thái tử Đan trong gần 100 năm qua?”.
Trong bài Có một buổi sáng như thế viết ngày 21/2/2017, Hạ Đình Nguyên không thể hình dung là hai năm sau, ngày 17/2/2019, chiếc lư hương ở Tượng đài Trần Hưng Đạo đã bị cẩu đi chỗ khác. Sẽ không thể có ngay cả nén nhang duy nhứt mà một cựu tù nhân Côn Đảo đã thắp lên để tưởng niệm…
Ở Sài Gòn, thành phố lớn nhất nước với hơn mười triệu dân, ngày 17/2, có một cây nhang và một bó hoa nhỏ được đặt tại Tượng đài Trần Hưng Đạo.
Một thiếu nữ mặc chiếc áo khoác, thong thả và lặng lẽ bước đến tượng đài. Không quan tâm đến một số nhân dạng đứng quanh quẩn, cô cởi áo khoác ngoài, lấy ra một bó hoa nhỏ giấu bên trong, rồi trân trọng đặt bó hoa lên nền chân tượng, trước chiếc lư hương đồng, quỳ xuống, và mặc niệm. Sau mấy phút, cô đứng lên, khoác lại áo và lặng lẽ đi.
Trong chiếc lư đồng có duy nhất một cây nhang đang tỏa ra một làn khói mong manh.
“Và cây nhang kia”. Đó là cây duy nhất của một người cựu tù Côn Đảo năm xưa. Anh đã từng là người lính chiến đấu chống ngoại xâm, những tưởng hôm nay… anh có thể bình yên đến tượng đài tham dự Lễ tưởng niệm mà Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng kêu gọi. Thế rồi, anh thấy lố nhố những nhân viên an ninh, mặc sắc phục và không sắc phục, đang bủa vây một nhóm người đang đến Tượng đài, và họ bị bắt lên xe đưa đi. Anh đảo một vòng xe, rồi chờ đợi, rồi quanh lại Tượng đài quan sát. Trên đường đi, anh xin một cây nhang từ một xe tạp hóa nào đó của người dân, anh đốt và cắm lên chiếc lư hương đồng hoành tráng. Đấy là cây nhang duy nhất sáng hôm ấy, để kỷ niệm một sự kiện lớn đã đi vào Lịch sử của dân tộc. Ở đây không phải là một nghĩa trang hoang lạnh đâu đó trong non ngàn phía Bắc, mà là ở một thành phố nhộn nhịp hào hoa với dòng xe cộ ngồn ngộn qua lại không ngừng”.
Trong buổi phát giải Văn Việt lần III với rất nhiều khó khăn trở ngại năm ngoái, anh Hạ Đình Nguyên vẫn có mặt bên cạnh nhiều bạn bè đồng đội. Năm nay, anh đã không thể…
Ở một cõi xa xăm nào đó, hẳn anh vẫn đang hướng về, vẫn kiên trì đồng hành cùng tất cả mọi người, vì một Việt-Nam-trong-tương-lai-phải-thay-đổi…


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Diễn từ nhận giải thưởng thơ Văn Việt 2018


Vũ Lập Nhật
clip_image002
Kính thưa các anh chị,
Kính thưa Ban Giám khảo giải thưởng Văn Việt,
Tôi rất hạnh phúc khi nhận được giải thưởng Thơ của Văn Việt năm nay. Đó là điều đến thời điểm này tôi chưa bao giờ tưởng tượng, bởi tôi luôn tự nhủ mình vẫn chưa thực sự hiểu gì về thơ. Thỉnh thoảng, tôi lại tự hỏi mình: “Thơ là gì?”, và không có lần nào câu trả lời đưa ra hoàn toàn giống nhau. Có lẽ vì thơ luôn bí ẩn với tôi nên tôi đã viết thơ để hiểu về thơ.
Nghệ thuật vốn là hoạt động tinh thần nhưng vẫn có những "vật chất" đặc trưng: nhân vật, câu chuyện trong tiểu thuyết; màu sắc, hình khối trong hội họa; âm thanh, giai điệu trong âm nhạc... Thơ cũng có vần điệu, hình ảnh, tự sự nhưng nó giống như phép trừ hơn phép cộng, nó lược bỏ những đặc tính có thể chứa đựng đến mức tối đa: có vần điệu nhưng không thành giai điệu rõ ràng như âm nhạc; có hình ảnh nhưng chỉ vẽ lên mơ hồ trong tâm trí mà không hiện ra thành đường nét như hội họa; có tự sự nhưng về cơ bản không có diễn biến, xung đột như tiểu thuyết... Nếu điện ảnh là phép cộng những nghệ thuật tương cận với nó thì tôi cho rằng thơ là phép trừ tất cả những gì cũng tương cận với nó. Vì vậy, thơ nhất thiết phải thanh mảnh. Nhưng trong sự mỏng, nó gợi cho ta thấy độ dày nằm đâu đó ngoài nó, thứ đã bị nó cắt ra.
Khi làm việc trong ngành xuất bản, tôi mới ý thức được rằng thể loại văn học nào càng sử dụng ít chữ để biểu đạt nội dung thì càng có ít người đọc. Theo đó, tiểu thuyết là thể loại được ưa chuộng nhất, rồi đến truyện ngắn, thơ có vẻ như ở vị trí cuối cùng. Tôi cứ băn khoăn rằng đọc một tập thơ hẳn là mất ít thời gian hơn đọc một tiểu thuyết rất nhiều nhưng vì sao phần đông lại chọn tiểu thuyết. Rồi đến một lúc, tôi tìm được câu trả lời cho mình. Người ta có thể dễ dàng thông báo với bạn bè: “Tôi vừa đọc xong một cuốn tiểu thuyết dày,” nhưng có lẽ hiếm ai lại hớn hở nói: “Tôi vừa đọc xong một bài thơ ngắn.” So với tiểu thuyết, thơ khiến người ta khó cảm thấy mình đạt được thành tựu gì đó sau khi đọc xong. Tôi nghĩ tâm trạng này không chỉ đơn giản xuất phát từ việc thời gian đọc thơ thường diễn ra quá nhanh, nguyên nhân có lẽ vì thơ luôn giữ sự mơ hồ và khó nắm bắt, nó thường khước từ thỏa mãn cảm giác của ta về sự trọn vẹn. Thơ là một dòng chảy kết nối những thứ rời rạc, tưởng chừng không liên quan lại với nhau nhưng không phải theo phương pháp cơ học cắt ghép như một môn thủ công. Và khả thể mới do thơ tạo ra từ những mảnh vụn cũng không có tham vọng vững chãi. Nó chờ đợi để tiếp tục được phân mảnh và tạo ra những mối liên kết khác: như cách những hạt mưa rơi độc lập nhưng hòa quyện vào nhau, như những chiếc ghế tuy có vẻ là cố định nhưng vị trí của chúng chỉ là tạm bợ, người ta có thể dễ dàng dịch chuyển chúng đến bất cứ nơi đâu, kết hợp chúng với bất cứ thứ gì để tạo ra những ngữ cảnh mới, những cách hiểu mới cho một cái ghế. Thơ cũng giống như thế. Nó ở đó nhưng không ở đó. Chính sự nửa vời ấy là vẻ đẹp của thơ. Vẻ đẹp của nỗi mơ hồ mênh mông xa vắng.
Nhận được giải thưởng vinh dự ngày hôm nay, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến một người bạn đã giúp tôi nhận ra vẻ đẹp của thơ. Một ngày mùa hè năm 2011, bạn đã gửi cho tôi đọc những bài thơ của Wislawa Szymborska. Và tôi đã bị rung động bởi những dòng thơ của bà. Tôi nghĩ đó chính là khởi điểm của mình với thơ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Văn Việt đã trao giải thưởng Thơ năm nay cho tôi. Đây là một sự khích lệ rất lớn đối với tôi về mặt tinh thần trên con đường văn chương. Tôi hy vọng Văn Việt sẽ ngày càng phát triển để những trái tim yêu văn chương nghệ thuật luôn có nơi tự do cất lên tiếng nói của mình. Và chúng ta sẽ cùng nhau giữ được những ước mơ dành cho văn chương.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KIM JONG UN LÀ NGƯỜI HẠNH PHÚC!!!

ĐỌC XONG CƯỜI RA NƯỚC MẮT VÌ KHÔNG SAO HIỂU NỔI:

Theo donghuongkontum



(Rodong Sinmun, tạm dịch Lao động tân văn là một tờ báo tại Bắc Triều Tiên và là cơ quan ngôn luận chính thức của Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, do Thông tấn xã Rodong phát hành.)Rodong Sinmun vừa đăng tải một số bài báo với nội dung là tình cảm thương nhớ của người dân với Chủ tịch Kim Jong-un khi ông công du Việt Nam. Dưới đây là trích đoạn các bài báo đó.
#
#
#
#
#
#
#
#
————

Phần nhận xét hiển thị trên trang