Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

5 huyền thoại trong tâm trí người Việt về Singapore


baomai.blogspot.com
Sir Thomas Stamford Raffles của Anh lập thương cảng Singapore đầu năm 1819 từ một làng chài

Với nhiều người Việt Nam, Singapore ngày nay là một hình mẫu của phát triển hiện đại, thịnh vượng, tiện nghi và kỷ luật.

Có lãnh đạo Việt Nam muốn TP HCM phấn đấu 'sánh vai' với Singapore.

Điều này không lạ vì Singapore nay còn làm 'ông chủ cũ' Anh Quốc ngưỡng mộ.

Thăm Singapore đầu năm 2019, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói "Anh Quốc muốn học nhiều thứ từ Singapore".

baomai.blogspot.com
  
Đảng Bảo thủ thì mơ Anh sau Brexit thành "Singapore của Biển Bắc", tự do, thịnh vượng và chỉ bỏ neo bên bờ châu Âu mà không còn gắn kết với EU.

Thật là chuyện gió đổi chiều sau 200 năm.

Vì 28/1 vừa qua là dịp kỷ niệm ngày Sir Thomas Stamford Raffles lập thương cảng Singapore năm 1819 từ một làng chài.

Nhưng để hiểu về Singapore và tránh các ngộ nhận và rút ra bài học đúng, có lẽ cũng cần xem lại một số huyền thoại về đảo quốc này.

Huyền thoại 1: Từ hòn đảo nghèo nàn thành đô thị hiện đại

baomai.blogspot.com
  
Đây là huyền thoại do chính đảng Nhân dân Hành động cầm quyền ở Singapore không ngừng tô vẽ.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã rất khéo trong việc tạo ra 'story' độc đáo về nước ông "từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất" chỉ trong một hai thế hệ.

Đúng là khi tách khỏi Liên bang Malaysia để độc lập năm 1965 thì ngân quỹ quốc gia Singapore rất ít tiền.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng Singapore đã thừa hưởng toàn bộ cơ sở hạ tầng của một thương cảng "thuộc hàng giàu có bậc nhất thế giới" ngay từ thế kỷ 19, theo Britannica.

Năm 1867, Singapore chuyển quy chế từ một cảng tự do (free port) của chính quyền Bengal thuộc Anh sang quy chế thuộc địa (colony), do London trực trị.

baomai.blogspot.com
Một đám rước của cộng đồng Hoa tại Singapore năm 1900

Các khoản thu hàng năm cứ dần tăng lên hàng chục lần kể từ năm 1824.

Cuối thế kỷ 19, Singapore đã là 'hòn ngọc Đông Nam Á' của London, với lãi ròng hàng năm 90 triệu đô la (1,7 tỷ ngày nay) với 220 nghìn dân.

Khu phố chính, các dinh thự, trường học, nhà thờ được xây theo mô hình Jackson thẳng tắp, đẹp đẽ.

Giữa thế kỷ 19, Hong Kong có nhiều dịch bệnh khiến Anh chọn Singapore làm nơi đóng hạm đội châu Á.

baomai.blogspot.com
  
Đến năm 1923, Anh đầu tư 60 triệu bảng vào quân cảng này và tới Thế Chiến 2 đã có 80 nghìn quân đóng ở Singapore.

Năm 1942, Nhật Bản thắng Anh, chiếm Singapore, đổi tên đảo thành Chiêu Nam và coi là phần lãnh thổ Nhật.

Một đô thị, hải cảng như thế không thể là hòn đảo 'nghèo nàn'.

Huyền thoại 2: Singapore luôn là xứ sở của kỷ luật và đạo đức

baomai.blogspot.com
  
Singapore từ thời Lý Quang Diệu đã tiếp quản luật Anh, giáo dục Anh và những giá trị khắc kỷ về hành chính của kỷ nguyên Victoria để lại, gồm cả hình phạt roi.

Đánh roi không phải hình phạt người Anh nhằm hạ nhục người bản địa mà luôn được dùng trong trường nội trú ở Anh cho cả con nhà quý tộc.

Ngày nay, Singapore vẫn trừng phạt các vi phạm hành chính rất nặng và xử tử dân buôn ma tuý.

Nhưng hòn đảo ban đầu lại phất lên nhờ thuốc phiện.

baomai.blogspot.com
  
Jeevan Vasagar nhắc lại rằng trong thế kỷ 19, nguồn lợi buôn nha phiến vào Trung cộng đem lại cho Singapore sự giàu có chưa từng thấy.

"Chừng 30-55% nguồn thu của chính quyền thuộc địa tại Singapore đến từ buôn nha phiến, và vô số dân buôn Trung Hoa làm trung gian cho người Anh cũng giàu lên nhanh chóng."

Bản thân Singapore thu nhận hàng vạn di dân từ Trung Hoa đến làm ăn, và đây là một xã hội xô bồ, năng động mà cũng đầy tệ nạn.

Jean Abshire trong cuốn Lịch sử Singapore mô tả thương cảng này 'vô luật lệ như nước Mỹ thuở chinh phục Viễn Tây' (lawless frontier).

Người Anh làm chủ nhưng các doanh nhân, dân phiêu lưu Armenia, Pháp, Do Thái, Mỹ...đều có mặt, cùng người Hoa, Mã Lai, Ấn...đến Singapore tìm vận may.

baomai.blogspot.com
  
"Có một xã hội người Hoa hút thuốc phiện, đĩ điếm, cờ bạc, cướp biển và những tay lính thủy Anh say xỉn, bạo lực" và đủ các loại cò mồi, lừa đảo.

Người Hoa cũng thường xuyên dùng thuyền đem di dân nhập lập vào Singapore để tăng quân số cho dân làm thuê được các bang hội và băng đảng kiểm soát.

Huyền thoại 3: Singapore phát triển nhờ các giá trị châu Á

baomai.blogspot.com
Hải quân Singapore duyệt đội danh dự ở quân cảng Changi

Sau khi nhận trao trả độc lập, Singapore không làm cách mạng đập bỏ 'quá khứ thực dân' theo trào lưu trong vùng khi đó.

Trái lại, ông Lý Quang Diệu đã tiếp nhận hoàn toàn di sản của Anh về luật pháp, kể cả luật giao thông, và nhất là hệ thống giáo dục, ngôn ngữ từ Anh Quốc.

Ông Lý Quang Diệu từng nói nhờ phổ cập tiếng Anh là Singapore liên kết được nhóm dân Hoa, Ấn và Mã Lai đã thành công kinh tế.

baomai.blogspot.com
  
Tuy thế, là người tốt nghiệp Cambridge và LSE ở Anh ra, ông Lý lại nêu ra về giá trị châu Á để tạo sự tự tin cho người Singapore.

Nhờ hệ thống toà án xử theo luật Anh mà Singapore có thể duy trì vai trò 'trọng tài' trong các thương vụ quốc tế.

Càng gần đây, lo ngại Trung cộng lũng đoạn luật pháp Hong Kong lại khiến dân làm ăn tiếp tục tìm đến Singapore.

Huyền thoại 4: Singapore là thương cảng độc đáo nhất Đông Nam Á

baomai.blogspot.com
  
Hàng trăm năm trước khi người Anh tới, đảo Singapore đã là một điểm trung chuyển hàng hóa của các vương quốc mà nay thuộc về Malaysia hoặc Indonesia.

Người Singapore ngày nay cũng nhắc lại lịch sử không phải 200 năm mà là 700 năm của hòn đảo, từ thời kỳ văn hóa Ấn giáo và Hồi giáo.

Cuốn sách 'Singapore: A 700-Year History' của chính phủ công bố gần đây bác bỏ huyền thoại về "một làng chài vắng vẻ" khi Sir Stamford Raffes tới:

"Singapore khi đó đã là một bến cảng sôi động của vương quốc Hồi giáo Johor-Riau..."

Vai trò của người Anh là hiện đại hóa một truyền thống thương mại đã có trong lịch sử hải dương bên Eo biển Malacca.

Thậm chí lịch sử phát triển của Singapore không phải lúc này cũng "thuận buồm xuôi gió".

baomai.blogspot.com
  
Ở gần, Singapore vẫn phải cạnh tranh với ít nhất là ba thương cảng khác : Malacca, Penang, Batavia (Jakarta ngày nay).

Ở xa hơn, Singapore bị Calcutta và Hong Kong cạnh tranh mạnh và đã có lúc - giống như hiện nay - bị Hong Kong giành nguồn lợi từ giao thương với Trung cộng.

Huyền thoại 5: Singapore từng kém Sài Gòn

Như đã nói ở trên, Singapore từng đóng góp rất lớn cho thương mại của Đế quốc Anh tại châu Á về lợi tức.

Nhưng nói là Singapore từng kém cả Sài Gòn thì không hoàn toàn đúng.

Hai đô thị này có hai vai trò khác nhau, tùy vào ông chủ thuộc địa thời đó.

Ban đầu, Singapore là thương cảng thuộc chính quyền Bengal của Anh và sau thêm nhiệm vụ làm quân cảng.

baomai.blogspot.com
  
Còn Sài Gòn vốn là thủ phủ của Đông Dương từ 1887 đến 1902, nên có vai trò chính trị quan trọng hơn với Pháp.

Nhưng về độ trù phú, giàu có thì Singapore thuở ban đầu đã hơn Sài Gòn, như tường thuật của Phạm Phú Thứ ((1821-1882) viết trong Ký sự đi Tây (1863).

Số phận của Singapore lên xuống cùng kinh tế khu vực.

baomai.blogspot.com
Cảng Sài Gòn năm 1950

Năm 1842, Anh cho lập cảng Hong Kong, và thương mại của Singapore bị sụt giảm ngay.
Sau đó, việc Pháp lập ra hai cảng Sài Gòn và Hải Phòng ở Đông Dương cũng làm vị thế của Singapore tiếp tục giảm đi.

Singapore từ chỗ kiếm tiền nhờ buôn nha phiến và trà đã nhanh chóng tìm nguồn lợi kinh doanh ở các vùng xung quanh: Malaysia, Indonesia và thành công trở lại.

baomai.blogspot.com
Hai tiếp viên Shareen Loh và Lily Tian của Singapore Airlines trong chuyến bay của phi cơ Boeing 707 đầu tiên của hãng này đến sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn năm 1972

Sang đầu thế kỷ 20 Singapore thành cảng xuất khẩu thiếc và nông sản lớn nhất Đông Nam Á.

Sau này, khi xảy ra Chiến tranh Việt Nam, Singapore cũng kiếm lời nhờ làm dịch vụ cho quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam.

Còn cụ thể về câu nói của Lý Quang Diệu so sánh Singapore với Sài Gòn thì đã có nhiều diễn giải sai.

baomai.blogspot.com  
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (áo hồng) thăm tầng 49 tòa nhà Bitexco ở TP HCM tháng 3/2017

Ông Lý từng nói rằng, "Nếu ai đó nhìn vào Sài Gòn và Singapore năm 1954 thì người đó sẽ nghĩ Singapore hết thời rồi, chứ không phải Sài Gòn" (If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon).

Nhưng trên thực tế thì Singapore cuối cùng đã thành công, còn VNCH thì không, vì nhiều lý do.

Nguyên văn câu của ông Lý Quang Diệu vế này là "Saigon can do what Singapore did."

Đó là vào năm 1954, khi cuộc chiến chưa tàn phá Nam Việt Nam.

baomai.blogspot.com
  
Còn tới 1974, Singapore đã có 2,3 triệu dân, đông hơn thủ đô VNCH Sài Gòn (325 nghìn), và có thu nhập bình quân đầu người cao hơn Nam Việt Nam.

Sự thật mang tầm huyền thoại về Singapore là tính năng động và thực dụng của lãnh đạo đảo quốc, gió chiều nào cũng xoay buồm ra biển được.

Vẫn trong câu nói về Sài Gòn, ông Lý cả quyết, "Cứ tìm được nhóm người có năng lực là làm được" (If you can find the group of men who could do it).

Điều quan trọng nhất là con người.

baomai.blogspot.com



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổ quốc từng có những người con như Phạm Quang Thành:

40 NĂM (1979 - 2019): CÁI CHẾT CỦA MỘT SINH VIÊN HÀ NỘI

Di ảnh liệt sĩ Phạm Quang Thành

40 năm cuộc chiến vệ quốc 1979
Kỳ 2: Cái chết của người sinh viên năm nhất
Tuổi trẻ
13/02/2019 06:30 GMT+7

TTO - "Trốn" lên biên giới, vừa làm quen đồng đội, chưa kịp nhận quân phục, Phạm Quang Thành, sinh viên năm thứ nhất khoa toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đã chết với cây súng trên tay và bộ quần áo sinh viên trên người.

Anh đã hi sinh chỉ sau mấy tiếng đồng hồ làm quen với đồng đội. Đơn vị còn chưa kịp cấp quân phục. Thành chết với cây súng trên tay và bộ quần áo sinh viên trên người. 

Tháng 2-1980, tức một năm sau cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược, khi làm thống kê chính trị cho tiểu đoàn 1, trung đoàn 2, sư đoàn bộ binh 3 (Quân đoàn 14), sĩ quan Nguyễn Mạnh Hùng (hiện là tiến sĩ, giảng viên Trường đại học Phương Đông) chú ý đến các di vật của sinh viên tên Phạm Quang Thành.


Đơn chiến đấu

Đó là vài bức ảnh, mấy lá thư của người yêu và đặc biệt là lá đơn viết tay ngày 19-2-1979. Nội dung lá đơn như sau:

"Kính gửi các thủ trưởng trong đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam.

Tên tôi là: Phạm Quang Thành, là học sinh năm thứ nhất khoa toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Tôi xin trình bày một việc sau đây: Sau khi nghe sự kiện 4 giờ sáng 17-2-1979 bọn phản động Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ nước ta, lòng tôi như lửa đốt. 

Tôi không thể ngồi yên học hành khi đồng bào và đồng chí của tôi đang đổ máu trên tuyến đầu Tổ quốc bảo vệ từng tấc đất thân yêu. 

Tôi đã làm đơn xin đi chiến đấu, nhưng vì tôi là một người lính đã trở về trường học tập nên việc xin nhập ngũ là rất khó. Chính vì vậy tôi đã đi từ Hà Nội lên đây và sẽ xin vào công tác ở bất cứ đơn vị cầm súng đánh giặc nào. 

Tôi biết đó là một khuyết điểm của mình, nhưng đánh xong giặc tôi sẽ xin chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân với khuyết điểm của mình. 

Là một đoàn viên thanh niên cộng sản mang tên Bác Hồ vĩ đại, tôi càng tự hào bao nhiêu thì càng hiểu trách nhiệm của mình bấy nhiêu trong khi tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang vọng trong lòng. 

Vậy, tôi khẩn thiết đề nghị các thủ trưởng hãy cho tôi sống và chiến đấu tại nơi đây. Tôi xin hứa sẽ hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ gì cấp trên giao phó...".

Đơn được viết tại Hà Nội, ngày 19-2-1979.

Mặt sau lá đơn có dòng chữ: "Hi sinh anh dũng ngày 22-2-1979 tại đồi Thâm Mô, phía nam Đồng Đăng" - đó là chữ của anh Nguyễn Đình Loan, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 1. 

Đơn viết ngày 19-2-1979, tức chỉ ngày thứ hai sau khi Trung Quốc xâm lược nước ta.
.
40 năm cuộc chiến vệ quốc 1979 - kỳ 2: Cái chết của người sinh viên năm nhất - Ảnh 3.
Liệt sĩ Phạm Qauang Thành (hang thứ hai, dấu *) cùng các bạn sinh viên trong lớp.
Ảnh tư liệu gia đình

Con người dũng cảm

"Nhìn ảnh chụp có ghi lớp dự bị A-1978 Trường đại học Tổng hợp Hà Nội và thẻ thương binh loại 1, tôi đoán Thành đi chống Mỹ, bị thương, vào lớp dự bị xong đợi có kỳ thi mới vô chính thức. 

Đã là thương binh loại 1, lại đang là sinh viên một trường đại học danh giá lại còn tình nguyện đi chiến đấu. 

Thành đã là thương binh nên rất khó xin đi chiến đấu. Vì vậy anh ấy mới viết đơn rồi quyết tâm từ Hà Nội lên thẳng Lạng Sơn, ra chiến trường tìm đến đơn vị nào đó xin vào để được chiến đấu. 

Đó là người rất can đảm. Tôi đoán khi lên đến Lạng Sơn, Thành đã phải đi bộ ít nhất 17km mới đến được đồn Thâm Mô - nơi đơn vị tôi đang đóng quân để xin được vào chiến đấu" - tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Sự dũng cảm đặc biệt của người thanh niên ấy đã khiến ông Nguyễn Mạnh Hùng - cũng là một người lính trận - đau đáu, trăn trở. 

Theo những thông tin còn lưu giữ, Phạm Quang Thành ở đại đội bộ binh 3, tiểu đoàn 1. Đó là đại đội bộ binh chiến đấu rất giỏi vì đại đội trưởng, trung đội trưởng đều trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, dày dạn kinh nghiệm và đầy bản lĩnh chiến đấu.

Ông Hùng đã tìm gặp người chỉ huy và những đồng đội còn sống trong đại đội 3 để nghe câu chuyện về Thành. 

Đồng đội kể tối 21-2, đơn vị đang chiến đấu ở đồn Thâm Mô thuộc huyện Văn Lãng, phía nam Đồng Đăng thì thấy một thanh niên mặc thường phục. 

Thời chiến, thấy người lạ đi đúng vào chỗ mình đang chiến đấu nên anh em bộ đội bắt giữ lại đưa đến gặp chỉ huy. 

Anh ấy nói mình là sinh viên, muốn nộp đơn xin tham gia chiến đấu và trình cả thẻ thương binh, thẻ sinh viên. Lúc đó thật giả lẫn lộn nên anh em bộ đội cảnh giác vì sợ Hán gian trà trộn vào.

Nhưng khi xem các giấy tờ và nhìn dáng vẻ của Thành, chỉ huy đơn vị liền đưa súng cho Thành và nói: "Vậy cậu hãy chiến đấu cùng chúng tôi!". 

Khi đó ở đồi Thâm Mô, tiểu đoàn 1 đã kiên cường chiến đấu chống lại hỏa lực quá mạnh của Trung Quốc xâm lược suốt từ ngày 17-2. 

Đến rạng sáng 22-2, đơn vị tổ chức phản công giành lại đồi Thâm Mô, đồi Chậu Cảnh. 

Đó là một trận chiến rất ác liệt. Đại đội 3 hi sinh và bị thương nhiều nhất so với các đại đội khác trong tiểu đoàn 1.

Gặp nhau mới chập choạng tối hôm trước, đến sáng hôm sau trở về sau cuộc chiến khốc liệt, đồng đội không thấy Thành đâu nữa... 

Anh đã hi sinh chỉ sau mấy tiếng đồng hồ làm quen với đồng đội. Đơn vị còn chưa kịp cấp quân phục. Thành chết với cây súng trên tay và bộ quần áo sinh viên trên người.

"Thành hi sinh, không có giấy báo tử gửi về nhà. Tôi bảo mình phải nỗ lực làm hồ sơ mau chóng xác nhận liệt sĩ cho Thành. Thành hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh như bao liệt sĩ khác đã ngã xuống" - tiến sĩ Hùng bồi hồi nhớ lại. 

Ông cất công về trường nơi liệt sĩ Thành học tìm chủ nhiệm khoa, rồi tìm gặp các chỉ huy đại đội 3, nhờ họ xác nhận để hoàn chỉnh hồ sơ, lập báo cáo gửi Ban chính sách trung đoàn 2 đề nghị công nhận liệt sĩ cho anh Thành.

Mười tháng sau, vào một ngày rét buốt, gia đình nhận giấy báo tử của liệt sĩ Phạm Quang Thành. 

Giấy báo tử do trung đoàn 2 ký ngày 16-12-1980. Anh được công nhận liệt sĩ và được truy tặng Huân chương Chiến công hạng 3. 

Trong giấy báo tử, Thành được công nhận là hạ sĩ của đại đội 3, tiểu đoàn 1 với ngày tái ngũ là 19-2-1979. 

Đó là ngày anh viết đơn ở ga Hàng Cỏ (Hà Nội) trong lúc chờ tàu đến lên Lạng Sơn...

40 năm cuộc chiến vệ quốc 1979 - kỳ 2: Cái chết của người sinh viên năm nhất - Ảnh 4.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: MY LĂNG


"Em là thanh niên, không thể ngồi yên"

Đầu tháng 2-2019, ông Phạm Quang Lập (71 tuổi, hiện ở huyện Vũ Thư, Thái Bình, anh trai liệt sĩ Phạm Quang Thành) cho biết tháng 2-1979, anh Thành là sinh viên năm nhất khoa toán, còn ông Lập khi đó đang học năm tư khoa văn. 

Ông Lập kể: "Sáng 19-2-1979, trường phát động mittinh phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Thành gọi tôi đi uống nước rồi nói: "Mai em đi chơi xa mấy ngày, anh ở nhà cứ ăn cơm trước đừng đợi em". 

Ngày hôm sau tôi mở hòm gỗ ra mới thấy một lá thư viết ngắn gọn thế này: "Em là thanh niên, Tổ quốc đang lâm nguy, em không thể ngồi yên nhìn quân Trung Quốc xâm lược giày xéo đất nước mình nên em nguyện ra đi chiến đấu. Anh ở nhà chăm sóc bố mẹ".

Kỳ tới: Khi tiếng súng vang lên
MY LĂNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bức tranh vẽ TT Trump “Vượt qua đầm lầy” trở nên nổi tiếng


baomai.blogspot.com
Crossing the Swamp

Nghệ sĩ Jon McNaughton ở Utah, Hoa Kỳ đã vẽ Tổng thống Donald Trump và các thành viên trong chính quyền của ông “Vượt qua đầm lầy”, mô phỏng theo bức tranh biểu tượng “Washington vượt qua sông Delaware”. Bức tranh này đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Bức tranh “Vượt qua đầm lầy” (Crossing the Swamp) liên quan đến một trong những khẩu hiệu của Tổng thống Trump trong một chiến dịch năm 2016 đó là “hút cạn đầm lầy”, đề cập đến việc giải quyết các vấn đề bê bối như tham nhũng và lợi ích nhóm ở thủ đô Washington. Trong tranh, Tổng thống Donald Trump là người cầm ngọn đèn soi đường.

baomai.blogspot.com
  
“Đừng bao giờ bỏ cuộc. Đừng bao giờ buông ngọn đèn của bạn”, ông Trump viết trên Twitter, “Đừng bao giờ dừng lại cho đến khi đầm lầy khô cạn”.

Danh sách các nhân vật từ trái qua phải: Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Chủ tịch Phát triển Nhà và Đô thị Ben Carson, Tổng thống Mỹ Trump, Tổng chưởng lý Jeff Sessions, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Đệ nhất phu nhân Melania Trump, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders, con gái Tổng thống Trump Ivanka Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, Tham tán cho Tổng thống Kellyanne Conway, Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly.

Họa sĩ John McNaughton viết trên trang cá nhân:

baomai.blogspot.com
  
“Hơn 240 năm trước, George Washington đã vượt qua thung lũng Forge và sông Delaware để mang lại một chiến thắng đáng kinh ngạc cho Lục quân Lục địa. Đây là điều mà nhiều người nghĩ là không thể – đánh bại một tên bạo chúa và đội quân hùng mạnh của ông ta.

baomai.blogspot.com

Hôm nay, ông Trump đã nỗ lực vượt qua “đầm lầy” của Washington DC khi ông mang đến ánh sáng của sự thật, hy vọng và sự thịnh vượng. Dòng nước đục ngầu của nhà nước ngầm bị bao phủ đầy sâu bọ nguy hiểm, hoàn toàn sẵn sàng để tiêu diệt sự thịnh vượng của Mỹ cho ý thức hệ cá nhân của họ và lợi ích tài chính. Các thành viên cốt cán của Đảng Dân chủ, những người theo phong trào “Không bao giờ Trump” trong Đảng Cộng hòa, Nhà nước ngầm và Fake News (Tin giả) sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn phần lớn người Mỹ thành công.

baomai.blogspot.com
  
Là một người họa sĩ, tôi vẽ những gì tôi cảm thấy cần phải nói về tình trạng hiện tại của đất nước chúng ta. Tôi hy vọng ông Trump sẽ được nhớ đến như vị Tổng thống đã phục hồi sự vĩ đại của nước Mỹ. Tôi cũng muốn lên trên chiếc thuyền đó để được tự do!”

Họa sĩ John McNaughton nói thêm rằng ông hy vọng mọi người sẽ “nghiên cứu bức tranh và cố gắng hiểu được ý nghĩa sâu sắc hơn“.



Thường Xuân

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Hoang Iu Mun, mọi người đang ngồi, bàn, phòng khách và trong nhà

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cảm ơn NV Nguyễn Quang Khánh về bức hình đầu xuân Kỷ Hợi

Thấy hoa đẹp vẫn thích! 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt sinh ra có mục tiêu sống là gì?


Mai Thanh Sơn 

Người Việt sinh ra có mục tiêu sống để làm gì? Ghé Hội An, tình cờ gặp một học giả tên tuổi. Ông khoe "Tớ vừa dịch bài của một bà Pháp, hay lắm". "Bà ấy viết cấy chi cụ?" "Bà ấy bàn về mục đích sống của một vài dân tộc/quốc gia trên thế giới". "Dạ, cụ kể nghe sơ đi." "Ờ thì, kiểu như người Pháp sinh ra để được hưởng hạnh phúc; người Nga sinh ra để được hy sinh vì một cái gì đó..." Mình cười, hỏi đùa "Còn người Hán sinh ra là để bành trướng?" Ông cụ gật gù, cười khùng khục mấy tiếng rồi tiếp "Có điều, tớ vẫn chưa hiểu được, người Việt mình sinh ra để làm gì? Người Việt ít bàn đến triết lý nhân sinh. Những câu như 'ở bầu thì tròn, ở ống thì dài', 'đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy', hoặc 'gió chiều nào, che chiều đó' chỉ có thể coi là kinh nghiệm/kỹ năng sống chứ không thể gọi là triết lý nhân sinh được".
Không muốn bàn về những chuyện cao xa trong một ngày nắng đẹp, mình chọc ông cụ "Chả biết người xưa thì ra răng, chứ ngày nay thì người Việt mình sinh ra chủ yếu là để coi bóng đá và chém gió thôi cụ ơi." Ông cụ có vẻ không thích lối bông đùa của mình, tư lự một lát rồi như nói một mình "Không, thế hệ bây giờ sinh ra là để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chẳng phải các Nghị quyết của Đảng đều nói thế sao? Chỉ có điều, chả ai biết hình hài của cái xã hội ấy nó ra răng. Ngay cả ông TBT cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, đến cuối thế kỷ này, chúng ta chưa chắc đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội. Có cái gì đó không ổn cậu ạ." Ngẫm lại, tự dưng mình cũng thấy hoang mang. Năm nay mình U60, nếu đến cuối thế kỷ này mà vẫn chưa có CNXH, có nghĩa là đến chết mình cũng chẳng biết cái mục đích sống của mình nó có hình thù ra sao. Lo nghĩ như rứa có quá nhảm nhí không nhỉ?
Phần nhận xét hiển thị trên trang