Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Trích đoạn "NỖI BUỒN THẾ KỶ":

Kết quả hình ảnh cho Đêm trong rừng mùa đông

"..Bên ngoài lâu đài hạnh phúc
sót lại vài hòn than đỏ rực
đang nguội dần theo thời gian
anh gặp nhiều người đang say giấc
dù bó gối bằng tay
ngủ gục
đấy là tinh hoa của miền đất này
một thời bão dông
một thời máu lửa
từng vang lên bao bản hùng ca:
"quên sinh cho tổ quốc"
Có điều gì đó ngoài lo gich
sự đồng thuận hãi hùng
điều lãng quên đáng tiếc
tập dần lặng im
và điếc
cho sự cầu toàn của mình
dù đêm tối như bưng lấy mắt
mỗi lúc thêm dày đặc
cho dù đang là mùa xuân
không ai thấy được
cây lặng lẽ đâm chồi
dù suối kia cạn nước
sót lại làn gió đông
lạnh lùng từ năm trước
Thôi thì cứ để mọi người say giấc
không ai ngủ được ngàn năm
lúc nào đó chắc chắn mọi người tỉnh thức
Có thể là ánh ban mai le lói dọi vào
có thể là nguyên cớ khác
Anh lại gần một gốc cây
thân của nó đã bị bọn cướp rừng cắt đi từ năm trước
nhưng vẫn đủ làm chỗ tựa lưng
bật que diêm
hút thuốc
đợi đêm này đi qua
vì chẳng thể làm gì khác
may mà chưa bị thôi miên
anh còn thức.."
HG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Unfinished Symphony with the HUAWEI Mate 20 Pro

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài ngâm cứu:


Một trăm năm cách mạng Nga: Ba sai lầm chết người và một lời hứa vô căn cứ của Karl Marx.

Phạm Nguyên Trường

Karl Marx 1818-1883

Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.

1. Bãi bỏ sở hữu tư nhân 

Trong tất cả các loài động vật sống thành bày đàn/xã hội, chỉ có ba loài là ong, kiến, mối là toàn tâm toàn ý, sống chết với đàn mà thôi. Các thành viên của những loài động vật sống thành bày khác như trâu rừng, linh dương đầu bò, chó sói, sư tử… tuy sống trong đàn, nhưng vẫn giữ cho mình mức độ độc lập nhất định, thậm chí nếu bị con đầu đàn o ép quá thì có thể bỏ đi. Loài người cũng như thế. Không có người nào muốn để cho người khác chi phối hoàn toàn cuộc sống của mình. Chỉ có một khác biệt: con người không thể bỏ xã hội, con người giữ độc lập bằng cách có sở hữu riêng. Đấy là lý do câu châm ngôn của người Anh: “Nhà tôi là pháo đài của tôi”.

Không có sở hữu tư nhân, không thể tự kiếm sống, con người trở thành nô lệ. Cả xã hội đều là nô lệ. Đấy là lí do vì sao trong lòng xã hội dựa trên sở hữu tập thể luôn luôn và bao giờ cũng có những người đứng lên chống lại nó. Đấy là những người còn giữ được tính người, còn chứa trong tim mình khát vọng tự do, tự chủ. Số người đứng lên chống lại cái xã hội phi nhân đó, trái với suy nghĩ của các ông trùm cộng sản, lại ngày càng đông thêm. Nếu có xã hội bên ngoài để người ta so sánh thì thời gian tồn tại của xã hội dựa trên sở hữu tập thể sẽ không thể lâu. Đấy là lí do vì sao các xã hội dựa trên sở hữu tập thể phải dựng lên những bức màn sắt, nhằm ngăn chặn cả con người lẫn thông tin, nội bất xuất ngoại bất nhập.

Tuyên ngôn cộng sản

Không có sở hữu tư nhân, người ta không thể mạo hiểm với những quy trình sản xuất hay sản phẩm mới. Lưỡi gươm: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng lúc nào cũng treo ngay trên đầu. Tất tất đều phải chở chỉ đạo của cấp trên. Xã hội không thể nào phát triển được.

Những người hoạt động trong các ngành nghệ thuật cảm nhận được chuyện này rõ ràng nhất. Bộ trưởng văn hóa có là người tài giỏi và phóng khoáng đến đâu thì cũng chỉ là người thích một số bộ môn nào đó mà thôi. Những bộ môn không được ông/bà ta ưa thích tất nhiên là sẽ không được nhà nước tài trợ và không phát triển được. Chỉ có xã hội dựa trên sở hữu tư nhân, tức là chính người nghệ sĩ là những người giàu có hoặc được những người giàu có tài trợ thì nghệ thuật mới đa dạng và đơm hoa kết trái.

Vì vậy mà, xã hội dựa trên sở hữu tập thể là xã hội đơn điệu, nghèo nàn, bàng bạc, thiếu sức sống, thậm chí là thoái hóa dần cả về vật chất lẫn nhân cách.

2. Thuyết vế giá trị lao động 

Đây là học thuyết nói rằng, lượng lao động hao phí của con người trong việc sản xuất ra sản phẩm sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Hay lao động là cội nguồn của mọi giá trị.

Tương tự như quan điểm địa tâm, học thuyết về giá trị lao động bề ngoài dường như là hợp lý, vì thường thường, dường như món hàng cần nhiều sức lao động có giá trị cao hơn. Nhưng, tương tự như những câu chuyện trong môn thiên văn học, lý thuyết ngày càng trở nên phức tạp khi nó tìm cách giải thích một số mâu thuẫn hiển nhiên. Bắt đầu từ những năm 1870, trong kinh tế học đã diễn ra cuộc cách mạng tương tự như cuộc cách mạng của Copernicus, đấy là khi lý thuyết chủ quan về giá trị (subjective theory of value) được nhiều người sử dụng để giải thích giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, thuyết về giá trị lao động chỉ còn rất ít tín đồ, đấy là nói trong số các nhà kinh tế học chuyên nghiệp, nhưng trong các môn học khác, cũng như trong dân chúng nói chung, nó vẫn được nhiều người sử dụng khi thảo luận các vấn đề kinh tế.

Luận cứ cho rằng chủ nghĩa tư bản bóc lột công nhân được xây dựng chủ yếu trên quan điểm cho rằng lao động là nguồn gốc của tất cả các giá trị và lợi nhuận của nhà tư bản, vì vậy mà người công nhân - những người xứng đáng được hưởng những giá trị này đã bị tước đoạt. Nếu không có thuyết về giá trị lao động, thì không rõ lời phê phán chủ nghĩa tư bản của Marx còn giá trị đến mức nào.

Trong kinh tế học, câu trả lời xuất hiện khi, tương tự như Copernicus, một số nhà nhà kinh tế học nhận ra rằng cách giải thích cũ đã thuộc về quá khứ. Điều này đã được trình bày một cách rõ ràng trong tác phẩm của Carl Menger, cuốn Những nguyên lý của kinh tế học của ông không chỉ đưa ra lời giải thích mới về bản chất của giá trị kinh tế, mà còn tạo ra nền tảng của trường phái kinh tế học Áo.

Menger và những người khác khẳng định rằng, giá trị là chủ quan. Nghĩa là, giá trị của một món hàng không được xác định bởi những yếu tố đầu vào có tính vật lý, trong đó có lao động, giúp tạo ra nó. Thay vào đó, giá trị của một món hàng hình thành trong nhận thức của con người về tính hữu dụng của nó đối với những mục đích cụ thể mà người ta có tại một thời điểm cụ thể nào đó. Giá trị không phải là một cái gì đó khách quan và siêu nghiệm. Nó là một chức năng của vai trò mà đối tượng đóng như là phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu vốn là một phần của những mục đích và kế hoạch của con người.

Nói một cách đơn giả: Món hàng mà bạn làm ra chỉ có giá trị khi có người mua, còn món hàng mà bạn làm ra, dù mất bao nhiêu công sức nhưng xã hội không có nhu cầu về món hàng đó thì công sức bạn của bạn là dã tràng xe cát biển đông. Cụ thể hơn: Nếu bạn có sức khỏe nhưng không có tài đắp tượng bằng cát thì có bỏ ra bao nhiêu công xúc cát trên bãi biển bạn cũng chẳng được ai trả đồng tiền công nào. Nhưng nếu bạn có tài đắp tượng cát, thu hút du khách tới ngắm tượng của bạn thì chắc chắn công ty du lịch địa phương sẽ trả tiền cho bạn.

Tóm lại: Lao động phải tạo ra sản phẩm mà xã hội có nhu cầu thì mới có giá trị.

Những người cộng sản, sau khi giành được chính quyền đã áp dụng học thuyết về giá trị lao động, được tóm tắt bằng câu: “Làm theo năng lực hưởng theo lao động” để trả lương cho người lao động.

Xin nói về vế thứ nhất: “Làm theo năng lực”. Xin hỏi: Ai biết năng lực của bạn? Không ai biết, chính bạn cũng không biết. Năng lực của bạn được thể hiện qua thử và sai. Trừ những người có năng lực quá kém, còn nói chung, trong cuộc đời mình, tất cả mọi người đều thử làm khá nhiều việc, cho đến khi tìm được công việc phù hợp nhất với mình. Cách đây 20 năm, người viết những dòng này không thể nào ngờ được rằng mình sẽ là người dịch sách, càng không thể ngờ được là một lúc nào đó mình sẽ viết những dòng chữ như thế này. Năm 1954, ai dám bảo vị tướng quân lừng danh, đánh đông dẹp bắc một ngày nào đó bỗng có năng lực quản lí về món kế hoạch hóa gia đình. Không ai biết được năng lực của người khác, cho nên nếu để cho tổ chức phân công thì người có thực tài có thể phải đi rửa bát, quét nhà; còn bọn ba lăng nhăng ăn không nên đọi, nói không nên lời, nhưng con ông cháu cha thì lại có quyền to chức lớn. Năng lực được thể hiện qua thử và sai. Và vì vậy kinh tế thị trường là nơi rèn luyện và kiểm tra năng lực của người làm kinh tế; còn chế độ dân chủ là nơi rèn luyện và kiểm tra năng lực của người làm chính trị. Không có cách nào khác.

Xin bàn sang vế thứ hai: “Hưởng theo lao động”. Đây là việc làm bất khả thi. Bởi vì, ví dụ, trong một ngày một người thợ thịt giết thịt được 5 con bò, còn ông bác sĩ phẫu thuật thì mổ ruột thừa cho 3 người. Lương của ai cao hơn và cao hơn bao nhiêu lần? Không ai trả lời được câu hỏi này. Làm theo năng lực hưởng theo lao động hóa ra chỉ áp dụng được cho những người làm trong cùng ngành nghề và là những ngành nghề đơn giản: Người thợ may may được 3 cái áo tất nhiên sẽ được nhận lương bằng 3/5 người thợ may may được 5 cái áo trong cùng thời gian.

Tất cả những giải pháp, cải tiến, cải lùi đều chẳng đi đến đâu. Cuối cùng, nhà cầm quyền chỉ còn 2 lựa chọn: Cào bằng hay trả theo cấp bậc. Cào bằng thì chẳng ai còn muốn làm, mà trả theo cấp bậc thì sẽ dẫn đến những bất hợp lý và đẩy tất cả mọi người vào cuộc đua tranh giành quyền chức.

Một trong những nguyên nhân dẫn xã hội dựa trên sở hữu tập thể lâm vào bế tắc, dẫm chân tại chỗ chính là không tìm được cách trả lương nhằm khuyến khích người lao động.

Học thuyết về giá trị lao động mà Marx dựa vào còn dẫn đến sai lầm quyết định hơn, đấy là công thức để đo lường giá trị thặng dư: GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V).

3. Gía trị thặng dư 

      A. Về giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị học Marxist. Công thức như sau:

GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V), trong đó: trong đó: GT là giá trị sản phẩm bán được, m là giá trị thặng dư;

C là phần tư bản bất biến được chuyển vào giá trị hàng hóa. C bao gồm 2 bộ phận là c1 và c2. c1 là phần khấu hao tài sản cố định phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa, phần này không tăng lên hay giảm đi trong quá trình sản xuất mà nó chỉ chuyển dịch giá trị từ tổng tài sản cố định vào giá trị hàng hóa, sau đó nhà tư bản thu hồi lại bằng trích quỹ khấu hao. c2 là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu, phụ gia, phụ phẩm... và giá trị công cụ, dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa. Phần này được chuyển hết 01 lần vào giá trị của hàng hóa Cả c1 và c2 đều không trực tiếp tạo ra giá trị mới (nên nó mới có tên gọi là tư bản “bất biến”), mà nó chỉ là phương tiện để sinh ra giá trị thặng dư mà thôi, chính đặc điểm này đã che đậy giá trị thặng mà lại biểu hiện ra bên ngoài bằng lợi nhuận;
V là phần tiền công mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của người công nhân, nó còn gọi là lao động sống tạo ra giá trị mới của hàng hóa. m là giá trị thặng dư. Giá trị tăng thêm này cũng được hình thành do hao phí lao động trừu tượng của người công nhân kết tinh vào hàng hóa (khả biến), nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt, không trả cho người tạo ra nó, tức là nhà tư bản đã mua giá trị lao động thấp hơn giá trị thật của nó, phần chênh lệch gía trị thật của sức lao động này với giá trị mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của công nhân chính là Giá trị thặng dư - vấn đề cốt lõi đang bàn tới.


Công thức được coi là thiên tài nói trên thiếu hai thành tố cực kì quan trọng: Tiền lãi trả cho C và kĩ năng quản lí của người chủ hay của giám đốc điều hành doanh nghiệp.

1. Lãi suất: Tại sao người có vốn lại được hưởng lãi? Câu trả lời là như sau: Nếu có 100 USD (100 ngàn hay 1 triệu thì cũng thế), tôi có thể tiêu dùng ngay trong ngày hôm nay. Nhưng doanh nhân/ngân hàng có thể nói với tôi: Đưa cho tôi số tiền đó, đúng ngày này, tháng này sang năm anh sẽ có 105 USD (lãi suất 5%). Cơ chế đơn giản là: Hoãn tiêu dùng trong hiện tại để có thể được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai và hiện tượng đó được gọi là tích lũy tư bản. Không có tích lũy tư bản (nôm na là tiết kiệm) thì nhân loại mãi mãi chỉ có mấy hòn đá để ném chim và ném nhau mà thôi. Nhưng công thức thiên tài của Karl Marx không có thành tố này. Xin hỏi Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

2. Kĩ năng quản lí/kinh doanh. Hồi ông Phan Văn Khải còn làm thủ tướng, đi đâu ông cũng hỏi: “Trồng cây gì? Nuôi còn gì?”. Có thể nói một cách tồng quát hơn là: “Sản xuất cái gì?” Đấy là câu hỏi cực kì khó, thậm chí, “Mua cây giống/con giống ở đây? Rồi bán sản phẩm ở đâu?” cũng là những câu hỏi rất khó. Chỉ có một ít người biết câu trả lời cho những câu hỏi nói trên. Họ chính là doanh nhân/quản trị doanh nghiệp. Họ chính là những người có công rất lớn trong quá trình phát triển của nền văn minh. Có những doanh nhân thiên tài như Bill Gates, Mark Elliot Zuckerberg… họ là những người đã đưa nền văn minh thế giới lên những nấc thang mới, họ đã đưa chiều kích mới vào nền tự do của nhân loại. Nhưng Marx đã bỏ qua công lao của họ. Mà nói những chuyện đó làm gì cho xa xôi, Marx không biết cái điều mà ngay từ xa xưa người đàn bà Việt Nam nào cũng biết: “Một người hay lo bằng một kho người hay làm”. Marx không biết và không tính đến cái điều đơn giản ấy. Xin hỏi lại một lần nữa: Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

Không những Marx không thông minh hơn người mà công thức đó còn tố cáo rằng Marx không có hiểu biết trung bình về kinh tế học, cũng như chưa từng làm gì hay buôn bán bất cứ thứ gì. Ông ta chỉ là con mọt sách tự sướng mà thôi.

B. Bàn thêm về bóc lột

Cũng có thể nói về bóc lột theo cách khác. Đấy là khi khi phân tích quá trình tạo ra giá trị thặng dư Karl Marx đã tách lao động sống ra khỏi lao động quá khứ, trong khi quá trình sản xuất hàng hóa là một quá trình thống nhất của lao động sống và lao động quá khứ.

Nôm na là như sau: Một người nông dân chỉ dùng cần câu hay nơm, câu hay bắt cá quanh quẩn trên khúc sông gần nhà một ngày có thể bắt được 5kg cá. Nhưng nếu anh ta được người chủ thuyền đánh cá thuê thì nhờ có thuyền lớn, lưới to và những phương tiện hiện đại khác, một ngày anh ta có thể đánh bắt được 50kg cá. Người chủ thuyền, hay nói rộng ra là người sử dụng sức lao động, sẽ trả cho anh nông dân mà nay đã thành ngư dân này nhiều hơn 5kg cá, ví dụ 10kg (nếu không, anh ta đi làm thuê làm gì?). Trong khi đó Karl Marx và các đồ đệ trung thành của ông ta tính ra rằng khấu hao tài sản của người chủ tàu chỉ là, ví dụ, 30kg cá thôi và họ liền kết luận 10kg cá còn lại là giá trị thặng dư, là người chủ thuyền bóc lột người lao động mà có.
Ngớ ngẩn đến thế là cùng.

Về phía người nông dân, xin hỏi: Nếu không được trả công cao hơn lúc làm một mình thì người nông dân kia có đi làm thuê cho chủ thuyến hay không? Tương tự, có thể hỏi: Những người nông dân ở Thanh Hóa, Nghệ An… vào Bình Dương làm thuê làm gì nếu thu nhập ol73 đó chỉ bằng thu nhập khi họ làm ruộng ở quê nhà?

Về phía người sử dụng lao động, xin hỏi: Người ta bỏ tiền đóng thuyền, mua lưới và các dụng cụ khác làm gì nếu sau một chu kì lao động họ lại thu được số tiền đúng bằng số tiền đã bỏ ra? Các ông không tính tới những lần thua lỗ à?

Trong ví dụ bên trên, anh nông dân đã được trả công là 10kg cá, trong khi người chủ tàu được “lãi” 10kg cá. Vậy thì đây là cộng sinh hay bóc lột? Và ai bóc lột ai?

Những người đã từng giảng đến rách mép cái công thức ấy không thể nào trả lời được câu hỏi bên trên. Nhưng họ lại rỉ tai những người công nhân đang ù tai vì tiếng động cơ/máy móc rằng: “Các anh bị bọn tư bản bóc lột đến tận xương tủy. Hãy vùng lên. Đấu tranh này là trận cuối cùng. Hãy tước đọat của những kẻ đã và đang tước đoạt các anh. Một ngày không xa, khi thế giới đại đồng các anh sẽ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.

4. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu 

Nói đấy là lời hứa vô căn cứ vì 2 lí do sau đây:

1. Con người, cho đến nay, là sinh vật duy lí và tư lợi, muốn thỏa mãn một cách cao nhất những nhu cầu của mình với ít đau khổ nhất, hay nói nôm na là muốn ăn mà không muốn làm. Chính vì thế người ta mới lừa dối nhau, tranh giành nhau, chém giết nhau; các quốc gia thì gây chiến tranh hao người tốn của với nhau để tranh giành đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Nếu được làm theo năng lực mà lại được hưởng theo nhu cầu thì bạn có thức khuya dậy sớm, có cố gằng học cho bằng được một kĩ năng hay một môn ngoại ngữ nào hay không? Bạn có bắt con, em mình đi học thêm đến mụ người như hiện nay hay không? Và nói chung là có cố gắng tiết kiệm, cố gắng làm bất cứ chuyện gì hay không? Câu trả lời tất nhiên là Không! Bạn không, tôi và những người khác tất nhiên là cũng Không!

Cách mạng là ngày hội của quần chúng

Khi mọi người đều không cố gắng làm bất cứ chuyện gì thì lấy đâu ra mà hưởng thụ? Đấy là chưa nói hưởng theo nhu cầu, ngày nào cũng tôm hùm, trứng cá hồi đen, thịt bò Úc, rượu vang Pháp, whisky Scotland… Cá nhân tôi, nếu được hưởng theo nhu cầu thì không những chỉ ăn những món ngon như thế mà thìa dĩa cũng phải bằng bạc nguyên chất, bồn tắm mạ vàng, mỗi năm phải đi Hawaii tắm biển vài lần..v.v. Và làm sao đáp ứng được cái nhu cầu khủng khiếp như thế của tất cả mọi người?

2. Đây là lúc chúng ta bàn về nguồn lực. Nói chung, tất cả các nguồn lực, kể cả thời gian sống của một con người, đều là của hiếm và có giới hạn. Hiện nay mới chỉ có đa số người dân ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật, Australia, New Zealand và một phần dân chúng ở một số nước khác là có cuộc sống xứng đáng với đời sống của con người mà thôi. 3 tỷ người hiện sống với thu nhập chưa tới 2 USD một ngày, trong đó 1,2 tỷ người có thu nhập chưa bằng nửa số đó; 2 tỷ người sống thiếu điện, 1,5 tỷ người thiếu nước sạch. Thế mà tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt, nước và không khí đã bị ô nhiễm trầm trọng. Chỉ cần hơn một tỉ dân Trung Quốc và hơn một tỉ dân Ấn Độ được hưởng mức sống như người dân Tây Âu thì thế giới chắc chắn sẽ mất cân bằng thật sự, thậm chí là cạn kiệt tài nguyên và loài người có thể bị diệt vong.

Như vậy là, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là lời hứa vô trách nhiệm, quá nhẩm nhí, một cái utopia, không thể nào xứng đáng với một người tự nhận hay vẫn được coi là triết gia biện chứng số 1. Nhưng tác hại và di hại của nó thì vô cùng khủng khiếp. Những nước mắc phải cái bả utopia này đã phải gánh chịu biết bao nhiêu đau thương, cả về người, về của, lẫn đạo đức, phong tục.

5. Vĩ thanh 

1. Lịch sử nhân loại là lịch sử của quá trình vươn tới tự do, vươn tới tình trạng ngày càng tự do hơn. Không cần đọc lịch sử, cũng chẳng cần đọc triết học cũng có thể cảm nhận được điều này. Có thể nói, hiện nay những người trên bốn mươi tuổi ở nước ta đều cảm thấy chân trời tự do ngày càng mở rộng ngay trước mắt mình, làn gió tự do đang mơn man ngay trên da thịt, tuy chân trời chưa thật rộng và làn gió tư do chưa đủ mạnh như một số người mong muốn. Và, điều đặc biệt là càng tự do hơn thì chúng ta càng sung túc hơn: Mức độ tự do của xã hội quyết định mức độ thịnh vượng của xã hội đó.

Nhưng, có thể nói, bằng tuyên bố “những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu”, Marx và các đồ đệ của ông ta muốn đưa nhân loại vào chế độ nô lệ toàn triệt chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Bởi vì, như lịch sử thành văn đã cho thấy, ngay cả thời của các pharaoh, trong các chế độ nô lệ hay các bạo chúa khủng khiếp nhất vẫn có những người giữ được khoảng cách nhất định với nhà nước, giữ được quyền tự kiếm sống. Khi nhà nước nắm tất cả phương tiện sản xuất thì không có cá nhân nào còn được độc lập với nhà nước nữa. Trotsky, một trong những lãnh tụ của cuộc Cách mạng Tháng mười Nga từng nói: “Ở đất nước mà nhà nước là người sử dụng lao động duy nhất thì đối lập nghĩa là chết đói một cách từ từ. Nguyên tắc cũ: Không làm việc thì không được ăn, đã được thay bằng nguyên tắc mới: Không vâng lời thì không được ăn”. Xã hội loài người, nếu thực hiện triệt để nguyên tắc này của Tuyên ngôn cộng sản, sẽ trở thành một tổ mối vĩ đại với những con người chẳng còn chút nhân tính nào, tức là trở thành những con vật vẫn đi bằng hai chân, nhưng không phải giống người trong quan niệm của chúng ta hiện nay.

Hạ bệ
2. Lý thuyết về giá trị lao động và công thức tính giá trị thặng dư là hoàn toàn sai, còn lời hứa về “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” là hoàn toàn vô căn cứ. Nhưng đây lại là những khẩu hiệu tuyên truyền, kích động, là động lực của “đấu tranh này là trận cuối cùng”. Giai cấp công nhân, được những đồ đệ của Marx - thực ra đều là những người chỉ biết lí thuyết suông, chưa từng sản xuất hay kinh doanh bất cứ thứ gì - kích động, đã làm được những cuộc cách mạng bạo lực long trời lở đất và đã thiết lập được các chế độ chuyên chính vô sản với kinh tế tập thể là chủ đạo. Nhưng hóa ra kinh tế tập thể và kế hoạch hóa, không sử dụng cơ chế thị trường, không thể phân bố một cách hiệu quả các nguồn lực. Xã hội lâm vào khủng hoảng thiếu triền miên. Tình trạng khủng hoảng kinh tế thường trực như thế sẽ dẫn đến những lời kêu gọi kế hoạch hóa nhiều hơn nữa. Nhưng kế hoạch hóa kinh tế thù địch với tự do. Vì trong xã hội tự do, người ta không thể đồng ý với nhau về một kế hoạch duy nhất, việc tập trung hoá quá trình ra quyết định về kinh tế phải song hành với tập trung hóa quyền lực chính trị vào tay một nhóm nhỏ. Cuối cùng, thất bại của kế hoạch hóa tập trung trở thành hiện tượng không thể nào phủ nhận được, các chế độ toàn trị thường bịt miệng những người bất đồng chính kiến - đôi khi bằng những vụ giết người hàng loạt. Đàn áp và dối trá gia tăng. Còn thiếu thốn thì càng tạo ra nạn ăn cắp, móc ngoặc và hối lộ. Thiệt hại lớn nhất mà chủ nghĩa xã hội gây ra không phải là kinh tế mà là tinh thần.

3. Cuối cùng, tất cả các nước từng đi theo con đường mà Marx và các đồ đệ của ông ta vẽ ra đều phải quay trở về với chế độ dân chủ và kinh tế thị trường tự do. Nhưng, do con người trong những xã hội đó đã quen với lối sống tùy tiện, vô đạo đức, hối lộ, móc ngoặc, coi thường pháp luật, cho nên ở các quốc gia đó người ta thường thấy chế độ độc tài và nền kinh tế tư bản hoang dã cực kì vô liêm xỉ. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội chính là con đường rất dài và đầy đau khổ để đi từ chủ nghĩa tư bản có trật tự sang chủ nghĩa tư bản hoang dã. Nghe đồn rằng cách đây 40-50 năm người ta đã thấy trên bàn sinh viên trong trường đại học ở Đức có câu: “Vô sản toàn thế giới hãy tha tội cho tôi”.

HẾT. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Ký ức 17/2/1979: Cao Bằng tan hoang và vụ thảm sát man rợ của quân Trung Quốc ở Tổng Chúp


Nước mắt tháng 2
Suốt 38 năm nay, cứ đến sáng ngày 17/2, ông Nông Văn Bàn ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng) lại mang chai rượu, ít hoa quả, sang vách núi cách nhà mình không xa lắm, đặt xuống và ngồi lặng lẽ.
Chỗ đấy giờ chỉ còn là đám lách um tùm. Nhưng 38 năm trước, đó là tổ ấm của cả gia đình ông bao gồm cả bố mẹ, các em. Buổi sáng định mệnh ấy đã lấy đi tất cả, chỉ còn mỗi mình ông trơ trọi.
Mó nước nơi xảy ra câu chuyện kinh dị năm xưa
Mó nước nơi xảy ra câu chuyện kinh dị năm xưa
“Năm đó, tôi đi bộ đội đóng ở Quảng Ninh, chỉ nghe là sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc ồ ạt đánh qua cửa khẩu Đức Long, biết rằng nhà mình nằm trong vòng vây của giặc, nhưng làm sao tôi có thể mọc cánh mà bay về được”, ông Bàn nghẹn ngào.
Lúc tìm về, thì ngôi nhà cũ chỉ còn là đống gạch vụn vỡ nát. Hỏi thì ông Bàn mới biết, chỉ mới ngay loạt pháo đầu tiên của quân Trung Quốc bắn sang , viên đạn đã trúng căn nhà ông, không ai thoát chết.
Xã Đức Long vốn nằm ngay sát biên giới Việt Trung, nên khi quân lược bất ngờ tràn qua, chỉ có mấy người kịp chạy. Lúc chúng rút đi hết, những ai còn sống sót tìm về thì thấy làng bản gần như chả còn gì.
Lính Trung Quốc đánh sang Việt Nam đã dùng chính sách “3 diệt” để khủng bố, đó là giết những cán bộ nhà nước, những người già, trẻ em không kịp chạy trốn, hay thả thuốc độc xuống nguồn nước. Mục đích của chúng là không để cho bất cứ ai có thể quay trở về biên giới sinh sống như trước.
Chỉ có một mó nước cuối bản là không bị bỏ thuốc độc, nhưng cũng bị quân xâm lược đẩy cái cối giã gạo bằng đá to lăn xuống đè ngay mạch nước nguồn. Đợt ấy, ông Bàn cùng với những người còn sống sót quay trở về, dùng xà beng hì hục cạy mãi cái cối đá mới hở ra chút.
Nước chảy, nhưng có mùi lạ, mọi người mới kinh hoàng phát hiện dưới cái cối xay có một xác người. Có lẽ, gặp lúc hết thuốc độc để rải xuống khi phát hiện cái mó nước, nên chúng đã tiêu diệt nguồn nước của dân bản bằng cái phương pháp ghê rợn ấy.
Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng), giờ là khu vực rậm rạp, không có đường vào, phải băng qua 2 con suối cùng vô số lau lách, hoang vắng lắm. Thế mà cứ vào những ngày này tháng 2, lại có một người đàn ông thỉnh thoảng tìm đến, ngồi thẫn thờ trước tấm bia rêu phong đề dòng chữ: “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa An. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước”.
Ông Đinh Ngọc Tinh bên bia thảm sát Tổng Chúp
Ông Đinh Ngọc Tinh bên bia thảm sát Tổng Chúp

38 năm trước, mẹ của ông Đinh Ngọc Tinh (khu Đức Chính, xã Hưng Đạo) cũng hòa lẫn trong đám người chạy loạn khi quân Trung Quốc đánh tới thành phố Cao Bằng. Bà tên Tô Thị Yến. Bà Yến chạy cùng với nhóm công nhân trại lợn Đức Chính. Nhưng nghe kể lại là chạy đến cây số 5 thì đã gặp phải tốp lính Tàu. Chúng không bắn mà trói nghiến tất cả lại, giải về Tổng Chúp.
Hết chiến tranh, ông Tinh trở về thì mới hay mẹ mình là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát khủng khiếp 43 người đó. Bà Yến được vớt lên khỏi giếng cổ trong tình trạng bị bịt mắt, trói tay, bị gậy tre quân bành trướng đập thẳng vào đầu.
Cũng những ngày tháng 2 năm 1979, bà Nông Thị Dén ở thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) chỉ biết ôm lấy đứa con cắm đầu cắm cổ chạy loạn khi pháo địch cứ câu sang “như bom Mỹ rải thảm”, rồi lính Trung Quốc tràn ngập thị trấn.
Đêm đến, dù đói khát, rét mướt và lo sợ , mọi người vẫn trốn, bấm tay nhau ra hiệu đi thật khẽ, cố tìm đường đi sâu vào nội địa. Đúng lúc đấy thì đứa con trai mới 2 tháng tuổi lại ọ ọe, bà Dén loay hoay tìm mọi cách để nó không khóc nữa, nhưng đành chịu.
Từ trong bản gần đó, quân địch có vẻ như nge thấy tiếng trẻ con khóc, chúng ngừng nói để nghe ngóng. Hết cách, bà Dén đành bịt chặt mồm và mũi của thằng bé để nó không phát ra tiếng kêu nữa. Thằng bé dãy dụa, bà cố ôm chặt con và đi thật nhanh để vượt qua bản với hy vọng con mình không bị ngạt.
Qua được bản thì đứa bé đã nhũn, nó mới được 2 tháng tuổi làm sao chịu đựng được. Trong đêm tối, bà Dén ôm chặt lấy con mà không nấc lên được tiếng nào, đoàn người vẫn lặng lẽ bước đi. Một ngôi mộ cỏn con được đắp vội bên đường.
Bà Dén cứ điên điên dại dại, mãi sau này người nhà chạy chữa, bà mới tỉnh lại được, nhưng lúc nào cũng u uất.
Ký ức hãi hùng
“Tại sao lại có chiến tranh, chúng tôi chỉ là dân thôi mà, sao họ lại giết chóc như thế?”, với bà Nông Thị Nương (Trùng Khánh, Cao Bằng),17/2 năm đó, lúc Trung Quốc bắn pháo sang, bà mới 15 tuổi, nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên thoát chết.
Nhà cửa, đồ đạc vẫn còn để nguyên như vậy, trong chuồng lợn gà vẫn ủn ỉn, chú chó và con mèo vẫn nằm trông nhà mà không biết là sẽ phải xa chủ mãi mãi.
Lúc về tới thành phố Cao Bằng, mọi người cứ tưởng bình yên nên tụ tập lại, bàn tính sẽ kéo về Bắc Kạn lánh nạn, chờ tình hình yên ổn mới trở về nhà. Ai ngờ đoàn người mới đi được một quãng thì lại rơi vào bẫy phục kích.
Cao Bằng bị tàn phá Ảnh tư liệu
Cao Bằng bị tàn phá    Ảnh tư liệu 

Lính Trung Quốc cứ thế lia thẳng đạn vào đám đông, kèm theo những thi thể đổ gục xuống như cây chuối. Tất cả bỗng chốc tán loạn, bà Nương cắm đầu cắm cổ chạy cho đến khi người thân trong gia đình không còn ai bên cạnh mình.
Bà sống sót nhờ chui sâu vào trong hang đá chỗ đèo Tài Hồ Sìn. Ngày ngồi im trong hang, đêm mò ra hái lá rừng, đào củ sắn, củ mài. Mãi cho đến khi nghe quân Trung Quốc rút, bà mới tìm về, thì bản làng của bà chỉ còn là đống ngổn ngang, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi.
Và còn nhiều trường hợp như và Nương nữa. Với những người đã trải qua ký ức kinh hoàng 38 năm trước, thì ký ức ngày 17/2/1979, chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá, với đau thương mất mát, là cảnh quân địch tràn vào và đốt hết, giết hết, sạch sẽ từng ngôi nhà.
Chúng ốp mìn nổ tung từng cột điện, rồi sục sạo khắp nơi. Những xác người cháy đen, những tiếng khóc la ai oán vang lên khắp nơi. Giờ hòa bình trở lại, hận thù đã cởi bỏ, họ chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa.
“Ngày 5/3, Bắc Kinh tuyên bố đã thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra và rút quân. Vậy mục tiêu ban đầu của chúng là gì? Nếu ngon ăn thì tại sao không thể tiến qua nổi đèo Tài Hồ Sìn, thẳng xuống hướng nam luôn?”, ông Nguyễn Văn Dịch, năm nay đã 80 tuổi (xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng), tự đặt câu hỏi.
Lúc quân Trung Quốc sang xâm lược, ông Dịch cũng là dân quân, nhưng súng đạn chả có nhiều, chỉ biết đánh du kích, may mắn thần kỳ mới giúp ông thoát chết và chứng kiến những tội ác khủng khiếp ấy. Ông Dịch vẫn luôn chờ mong sự xuất hiện của bộ đội chính quy Việt Nam.
Cho đến lúc hết sạch cả súng đạn, quân địch tràn ngập Cao Bằng, đông như kiến cỏ, không còn cách nào khác, ông Dịch mới tìm đường chạy về Bắc Kạn. Đầu tháng 3, ông cùng những người chạy loạn mới lần đầu tiên được thấy bộ đội chính quy “xịn” hành quân ra chiến trường, lên thẳng hướng bắc.
“Thật hùng dũng, anh nào anh nấy trông thật phong sương từng trải, áo rằn ri, súng đạn đeo đầy người… rồi từng đoàn xe kéo pháo chạy qua mà cách xa hàng mấy km đã nghe tiếng gầm của chiến xa kéo pháo. Tôi cũng mang máng thấy nói là kéo cả pháo 175mm và pháo 105mm, rồi xe tăng chạy trực tiếp lên tuyến trên, xích sắt nghiền nát cả mặt đường…
Lúc đó mọi người đều khẳng định, bọn Tàu biết ta đem quân tinh nhuệ vừa đánh cho Pôn Pốt phải chạy re kèn sang Thái Lan, ra Bắc để quyết dạy lại cho chúng một bài học, nên phải vội vã ra lệnh rút quân, chứ không thì còn nhiều ma bành trướng phải vơ vẩn trên đất Việt Nam nữa”, ông Dịch tâm sự.
Quân Trung Quốc rút, Cao Bằng chẳng còn lại gì ngoài những đống đổ nát. Chiến tranh đã qua, cuộc sống mới có nhiều thay đổi, đã yên bình được 38 năm. Ở mảnh đất phên dậu này, có những con người mới chuyển đến. Có thể họ không biết hay không còn nhớ nhiều đến những ngày kinh hoàng 38 năm trước.
Nhưng khi chúng tôi đi dọc miền biên viễn này, vẫn không thiếu những cơn đau, những tiếng thở dài hay những giọt nước mắt khi nhắc đến ký ức tháng 2. Có những căn nhà nhỏ chưa bao giờ có được bữa cơm trọn vẹn.
Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, 38 năm nhưng nỗi đau vẫn còn đó…
Hải Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BỐN MƯƠI TÊN CƯỚP VÀ ALIBABA


Lũ cướp chạy như ăn cướp vào hang, đọc thần chú đóng cửa hang cẩn thận xong chúng mới yên tâm ngồi kiểm lại số tiền vừa cướp được: hơn 2.2 tỉ Cu (chú thích: “Cu” là đơn vị tiền tệ của xứ Ba Tư cũ) - số tiền nhiều quá sức tưởng tượng, và lâu lắm rồi cái lũ cướp vặt như chúng mới cướp được một món bự như thế.Image result for BỐN MƯƠI TÊN CƯỚP VÀ ALIBABA
Trước đây, nghề cướp vặt mang lại cho chúng thu nhập ổn định, ổn định đến nỗi mấy cô hoa hậu có chổng mông cả tháng cũng không bằng bọn chúng khua khoắng một đêm. Nhưng giờ thì chúng bị cạnh tranh ác liệt: cướp ngày càng nhiều, cướp có quy trình, cướp tinh vi, cướp ở trình độ cao, khiến lũ cướp vặt như chúng trở nên lao đao. Bởi vậy, khi có được món tiền lớn như thế thì bọn chúng phải suy tính rất kỹ xem nên sử dụng số tiền này sao cho hợp lý: tên thì bảo đem đầu tư xây khu du lịch, rồi khi có khách du lịch đến thì mình cướp của khách luôn cho tiện; tên lại bảo nên đem tiền đi làm từ thiện, rồi trời phật sẽ chứng dám cho cái lòng thiện của mình mà phù hộ cho mình đi cướp gặp nhiều may mắn…



Đang bàn bạc hăng hái thì bọn chúng thấy cửa hang đá từ từ mở ra: một người đàn ông chậm rãi bước vào, trên lưng gã đó đeo một cái túi rất to.

“Hắn chính là Alibaba - chủ cái trạm thu phí mà chúng ta vừa cướp đó!” - một thằng trong đám la lên hoảng hốt. Tên tướng cướp rất nhanh lệnh cho đàn em rút gươm bao vây tứ phía. Alibaba chẳng lộ vẻ gì hoảng sợ, nhẹ nhàng tháo cái túi trên lưng quăng xuống đất: mấy cọc tiền từ trong túi văng ra lăn lông lốc…

“Tao đến không phải để đòi lại tiền, ngược lại, tao đến cho chúng mày thêm tiền” - nghe Alibaba nói vậy, tên tướng cướp không giấu nổi vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn cố bình tĩnh đáp: “Các cụ dạy rồi: Tay khều miệng la, tay quay miệng há. Không dưng ai dễ mang phần đến cho, nếu bỗng dưng có người mang đến cho, thì thường là phân, chứ không phải phần. Bởi thế, ta không quen nhận những đồng tiền mà không phải do chính bàn tay và sức lao động của mình cướp được”.

Alibaba thở dài hạ giọng: “Tất nhiên là tao có việc nhờ mày. Thế này nhé: nếu chẳng may mà công an tìm ra chúng mày, thì hãy khai với công an là chúng mày chỉ cướp được có vài Cu lẻ ở trạm thu phí của tao thôi, được chứ? Vì lâu nay tao vẫn báo cáo lên trên là mỗi ngày trạm thu phí của tao chỉ thu được vài Cu lẻ, và cần phải thu mấy chục năm mới hoàn được vốn, giờ mà lộ ra thì…”

Alibaba chưa nói dứt lời thì chợt sững người vì không thấy lũ cướp đâu nữa, nhìn xuống, hoá ra bọn chúng đã quỳ rạp dưới đất tự lúc nào. Tên tướng cướp chắp tay, dập đầu, giọng nghẹn ngào: “Anh ơi, cho bọn em đi theo anh với! Bọn em lâu nay chăm chỉ cướp bóc, trốn trong hang trong hốc, không ngại đâm chém hiểm nguy, nhưng thu nhập vẫn rất bấp bênh, cuộc sống còn rất khó khăn anh ạ!”.

Alibaba nhìn lũ cướp rồi nhếch mép cười, bảo: “Mấy cái thằng mặt mũi bặm trợn, người ngợm xăm trổ, dao kiếm hùng hổ như chúng mày thì chỉ hợp làm cướp vặt thôi. Khi nào biết đi giầy tây, xách cặp số, mặc vét lịch lãm, thắt cà vạt bảnh bao, tự tin phát biểu trên tivi, điềm đạm trả lời trước báo chí, thì khi ấy hãy đến gặp tao”.

Nói xong, Alibaba đọc thần chú mở cửa hang, điềm đạm bước ra. Tới cửa, Alibaba ngoái lại nhìn lũ cướp, bảo: “Muốn giàu lên hả? Đổi thần chú đi. Đừng “Vừng ơi mở ra” nữa, đổi thành “Trạm thu phí ơi mở ra”, giàu ngay!”.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo


Phần nhận xét hiển thị trên trang

BOT: Tại sao Nguyễn Viết Tân dám lộng hành vô pháp ?


VEC – Sự lộng hành vô pháp
FB Nguyễn Ngọc Chu 11-2-2019 

- Đầu năm, đọc tin ông Nguyễn Viết Tân – Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC), quyết định cấm vĩnh viễn đối với 2 phương tiện biển số 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác, mà máu sôi lên toàn thân. Một sự lộng hành vô pháp. Đất nước này ai cũng có quyền: Cấm đi lại, Cấm chơi thể thao, Cấm ghi hình, Cấm ăn uống, Cấm hít thở không khí … thì con người sống để làm gì? và tồn tại Nhà nước để làm gì? Các nhà làm luật ở Việt Nam đâu rồi? Các luật sư đâu rồi? Ông bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đâu rồi? Giá trị công dân Việt Nam bèo bọt đến thế này ư?

Giám đốc, Cử nhân Nguyễn Viết Tân
1. Đất làm đường trên toàn quốc không phải đất nhà riêng ông Nguyễn Viết Tân nên ông không thể cấm người dân đi trên đất đó.
2. Người dân có quyền bắt ông cuốn con đường mà ông làm đưa về cất ở nhà ông, để lại đất cho dân đi, không đi trên con đường ông làm. Dân sẽ làm lại con đường khác trên đất của dân.
3. Nếu đất nước này, làng xã nào cũng có quyền cấm vĩnh viễn các phương tiện giao thông đi vào các con đường qua địa phương thì ông Tân chỉ có mà đứng mãi một chỗ trong nhà ông.

4. Người dân vi phạm các luật giao thông chỉ có thể xử phạt hành chính bằng tiền hay các hình phạt chiếu theo luật pháp, chứ không thể cấm người ta lưu thông theo quyết định của một cá nhân hay công ty.

5. Không phải vi phạm, mà người dân phản đối trạm thu phí BOT của VEC, vì các trạm thu phí BOT của VEC là những tên cướp trắng trợn tàn bạo. Đừng chụp mũ vi phạm quy định của VEC để trả thù.

6. Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/01/2019 quy định từ chối phục vụ đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác – là một tờ giấy lộn vi phạm pháp luật, cần phải xé bỏ ném vào sọt rác. Đến Hiến pháp của Liên bang CHXHCN Xô Viết còn bị xé bỏ, huống chi là quyết định của VEC.

7. Đất nước này ai cũng có quyền: Cấm đi lại, Cấm chơi thể thao, Cấm ghi hình, Cấm ăn uống, Cấm hít thở không khí … thì con người sống để làm gì? và tồn tại Nhà nước để làm gì?

8. Các nhà làm luật ở Việt Nam đâu rồi? Các luật sư đâu rồi? Ông bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đâu rồi? Giá trị công dân Việt Nam bèo bọt đến thế này ư?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 5 điều bạn có thể bạn chưa biết?


Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, sự kiện, sự tàn bạo của lính Trung Quốc, sự hủy hoại của cuộc chiến đã được nhiều báo chí, các mạng xã hội nói tới nhiều, ở đây tôi chỉ đề cập tới 5 điều có thể bạn chưa biết về chiến cuộc này.

Thôi, đúng sai theo các nhà chính trị, cuối cùng nhân dân là người thiệt! Anh hùng cũng theo sóng gió nổi trôi, cuộc sống mãi trường tồn.

Xem thêm: Cuộc chiến Việt - Trung 1979, ai thắng ai bại?
Thời điểm bùng phát
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, đại chiến biên giới Việt – Trung bùng phát, nhưng ngòi châm đã bắt đầu từ trước đó ít nhất ba tháng. Quãng năm 1978, xuất hiện những xung đột trên khu vực biên giới Việt Trung, quan hệ Việt – Trung trở gió và trở nên căng thẳng. Nguyên nhân dẫn tới sự căng thẳng này thì có lẽ chỉ có những nhà chính trị Việt – Trung thời đó nắm được.
Cuối tháng 11 năm 1978, tôi ra đời. Trong nhật ký của papa tôi còn nghi lại, ngày đó, quân đội Việt Nam đã đẩy lui một cuộc xâm lấn của quân Trung Quốc trên một cao điểm tại biên giới phía Bắc.
Ngày 17/2/1979, theo lệnh Đặng Tiểu Bình, khoảng 50 tới 60 vạn quân Tàu tràn sang đánh Việt Nam. Tướng tư lệnh Trung Quốc là Dương Đắc Chí và Hứa Thế Hữu nghĩ rằng chỉ trong một tuần sẽ đánh đến Hà Nội thiết lập lại trật tự. Tuy nhiên họ đã thất bại.
Những lần đại chiến
Chúng ta thường chỉ quan tâm tới cuộc chiến trong tháng 2 tháng 3 năm 1979 mà ít quan tâm tới lần đại chiến năm 1984. Sau thất bại trong tác chiến 1979, phía Trung Quốc từ bỏ chiến thuật biển người, hiện đại hóa quân đội, phương thức tác chiến.
Đúng năm năm sau, họ khởi đại binh đánh báo thù, đại chiến bùng phát trở lại đó là trận huyết chiến Núi Đất – Núi Bạc tại Vị Xuyên – Hà Giang (tháng 3 đến tháng 7/1984). Lần này, phía quân đội Việt Nam đã chịu tổn thất nặng nề, nhiều ghi chép cho rằng phía Việt Nam đã phải tổn thất 3700 binh sĩ trong nỗ lực tái chiếm hai cao điểm này.
Sau cuộc chiến, tuyến phòng thủ tại Vị Xuyên lung lay, phía Việt Nam điều sư đoàn Sơn Cước 31 từ Lào về để tăng cường phòng bị. Lính của sư đoàn này phần đa là người Thanh – Nghệ, họ cạo đầu huyết chiến và khiến cho người Tàu phải táng đởm.
Thời gian cuộc chiến
Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nhiều người thường hiểu theo mốc thời gian là từ ngày 17/2/1979 đến ngày 16/3 cùng năm. Thực tế đây là cuộc chiến kéo dài khoảng 12 năm và hai bên chỉ đình chỉ tình trạng chiến sự vào năm 1991 và là kết quả nghị đàm tại Hội nghị Thành Đô (tháng 9/1990).
12 năm, trên biên giới phía Bắc cái búa chiến tranh treo lơ lửng trên đầu người Việt. Vì phải phòng bị biên giới phía Bắc, quân đội Việt Nam không thể dứt điểm Khơ me đỏ trên chiến trường Cambuchia.
Tàn chiến
Quãng năm 1988, 1989, quân đội Việt – Trung trên các cao điểm biên giới đã mệt mỏi và chán ngấy việc lẩn núp bắn vào nhau. Giữa những đồn trại của cả hai phía bắt đầu có những thỏa ước ví như người đi lấy nước thì mặc áo gì để tránh bị bắn, hai bên định kỳ nã pháo vào nhau, nhiều khi binh lính hai phía còn “giao lưu” mời nhau thuốc lá và kẹo ngọt.
Binh lính hai phía không những không căm thù lẫn nhau mà còn tìm cách giúp cho đối phương được sống. Các nhà lãnh đạo của cả Việt Nam và Trung Quốc đã cho rằng chiến sự đến đây là đủ và họ tìm cách chắp nối đàm phán để chấm dứt chiến sự.
Hòa đàm Thành Đô (tháng 9 năm 1990) và oán cừu còn mãi
Nội dung hòa đàm thì vẫn còn là một bí mật, nhưng tại hội nghị này, Giang Trạch Dân tặng đoàn Việt Nam hai câu thơ của Lỗ Tấn: Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” - Phong ba trôi hết, anh em còn/Gặp nhau miệng cười, hận thù tan.
Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Văn Linh cũng xúc động viết: “Huynh đệ chi giao số đại truyền; oán hận khoảnh khắc hóa vân yên; tái tương phùng thời tiếu nhan khai; thiên tải tình nghị hựu trùng kiến” - anh em qua lại đã mấy đời, oán hận khoẳnh khắc hóa mây trôi, lại tương phùng trong nụ cười rộng mở, ngàn năm tình nghĩa cùng dựng xây.

Nhưng có lẽ oán hận sẽ vơi trong lòng người Việt khi các quân đoàn chủ lực tinh nhuệ nhất kịp tham chiến và biến biên giới phía Bắc thành mồ chôn quân Tầu. Chỉ có điều, trước khi có cuộc huyết chiến như vậy, quân Trung Quốc đã nhanh chân tháo lui về bên kia biên giới.

Để lại cho người Việt mối hận sầu thiên cổ!
HAN TIMES

Phần nhận xét hiển thị trên trang