Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

Vài dự đoán về Việt Nam trong năm Kỷ Hợi




Giới quan sát ở Việt Nam và hải ngoại đưa ra dự báo rằng trong năm Kỷ Hợi, chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "sẽ tiếp tục được mở rộng", "có nhiều tin vui về đầu tư nước ngoài" nhưng nhìn chung, các biến chuyển "vẫn sẽ có và giữ tốc độ chậm chạp".

Tin vui về đầu tư nước ngoài

baomai.blogspot.com
Nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn trong một sự kiện giao lưu văn hóa Việt-Trung ở Hà Nội hồi tháng 12/2018

Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, chuyên gia kinh tế từ Đại học Strasbourg, Pháp, nói: "Về kinh tế, năm 2019 sẽ thấy cụ thể hơn về tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Nếu căng thẳng không được giải quyết, mà còn gia tăng hơn nữa, thì khả năng Trung cộng phá giá thêm nhân dân tệ (NDT) sẽ cao hơn, gây thêm sức ép lên VND."

"Bên cạnh đó, việc CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) có hiệu lực, các loại rào cản thuế quan được cắt giảm, sẽ gây áp lực lên cán cân thương mại của Việt Nam (có thể làm tăng nhập khẩu), lại càng tăng áp lực lên VND. Như vậy lại có khả năng làm giảm giá trị VND so với USD. Áp lực này có thể giảm bớt nếu như chính phủ Việt Nam thu hút được thêm đầu tư nước ngoài."

"Theo như tôi thấy, trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung chưa có chiều hướng suy giảm, năm 2019 này có thể Việt Nam sẽ có nhiều tin vui về đầu tư nước ngoài, sẽ thêm nhiều công ty nước ngoài chuyển dịch sang Việt Nam, nhằm giảm rủi ro kinh doanh."

"Trong tình hình này, khi các điều kiện vĩ mô ít có biến động, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ vẫn ổn định như 2018."

baomai.blogspot.com
  
"Về tỷ giá giữa USD, NDT và VND cho 2019, có lẽ NDT sẽ mất giá hơn so với VND, và VND sẽ mất giá hơn so với USD giống như thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tôi đoán là biên độ phá giá sẽ không cao. Điều này cũng cho thấy là việc dùng đồng thời NDT và VND ở các tỉnh phía Bắc là một giải pháp chấp nhận được."

"Và ngược lại phán đoán của nhiều người trước đây khi nói rằng kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vòng 3 đến 6 tháng kể từ ngày áp dụng chính thức chính sách này ngày 12/10/2018, đến nay chúng ta không thấy có xáo trộn gì đối với nền kinh tế Việt Nam."

baomai.blogspot.com
Người dân làng Vũ Đại, tỉnh Hà Nam, bên nồi cá kho cổ truyền thường được nhiều người đặt mua dịp Tết

"Về công nghiệp 4.0, chúng ta nghe Việt Nam nói rất nhiều nhưng ta thấy phải cố gắng trên thực tế nhiều hơn nữa."

"Theo số liệu của World Bank (Ngân hàng Thế giới), năm 2015, chi tiêu công về nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam chỉ đạt 0,37% của GDP. Rất thấp so với Hàn Quốc (4,23%), Trung Quốc (2,07%), và chỉ hơn một nửa của Thái Lan (0,63%)."

"Vì vậy, tôi hy vọng là năm 2019 và các năm tiếp theo, Việt Nam bứt phá, tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực này. Nếu không thì tương lai công nghiệp 4.0 sẽ còn rất xa vời."

baomai.blogspot.com
  
"Năm Kỷ Hợi, tôi hy vọng là Việt Nam sẽ có nhiều hành động thực tế hơn là diễn văn. Về nghiên cứu ở các trường đại học, cần phải thông thoáng hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, vì theo như tôi biết, "công nghiệp 4.0" không chỉ liên quan đến khoa học tự nhiên và công nghệ."

"Về các dự án đặc khu kinh tế, hy vọng là chính phủ Việt Nam trân trọng các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhất là các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, trước khi trình Quốc hội thông qua. Vì đến nay, các thông số được đưa ra (mà chúng ta tiếp cận được, nhất là về khu Vân Đồn) bị nhìn nhận là không logic về mặt kinh tế, có thể sai lệch, và thậm chí rất phiêu lưu."

"Dù rằng theo ý tôi, nên chăng Việt Nam tạo cơ chế đặc thù cho khu vực phía Nam, TP HCM và khu vực lân cận, cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng ở vùng này vì đây là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Khi ở đây phát triển thông thoáng thì sức lan tỏa sẽ mạnh hơn nữa."

"Chúng ta đã thấy tác hại vừa qua của việc kém linh hoạt trong đầu tư hạ tầng cơ sở ở vùng này như sân bay Tân Sơn Nhất, metro..."

Tư pháp 'biến chuyển chậm chạp'

baomai.blogspot.com
Tinh thần ái quốc được truyền thông nhà nước đẩy mạnh trong mỗi giải bóng đá

Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông: "Với tư cách luật sư, tôi quan tâm nhiều đến các biến chuyển trong hoạt động tư pháp nước nhà."

"Theo đó, qua quá trình thương thảo về các hiệp định đa phương CPTPP hoặc EVFTA (Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam) đã tác động đến nghị trình lập pháp ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Chúng ta chứng kiến hàng loạt sự tu chính luật pháp theo hướng tích cực, tiệm cận hơn với những chuẩn mực pháp lý quốc tế, nhất là trong lãnh vực tài phán tư pháp, cụ thể qua các đạo luật về tố tụng dân sự, hình sự."

"Tuy rằng bên cạnh đó, có phát sinh thêm các quy định hạn chế sự hành nghề luật sư. Nhưng tựu trung, sự tu chính luật pháp vẫn là điều tích cực đáng được ghi nhận."

baomai.blogspot.com
  
"Duy có điều, sự chuyển biến từ văn bản luật pháp cho đến thực tế quá chậm chạp và ít phát huy tác dụng trong cuộc sống. Bởi lẽ, hoạt động tư pháp vẫn được điều hành bởi những viên chức tư pháp thủ cựu làm việc theo quán tính và tư duy cũ. Đồng thời, thực tế rằng hoạt động tư pháp cũng chưa bảo đảm được tính chất tài phán độc lập."

"Theo đó, trong năm mới Kỷ Hợi, tôi tin rằng sự biến chuyển vẫn sẽ có và cũng vẫn giữ tốc độ chậm chạp như thế. Mỗi năm gồm có 12 tháng, thời gian đó chưa đủ dài để tạo nên chuyển biến tích cực cần thiết cho đất nước."

"Tôi vẫn bảo lưu quan điểm là giải pháp căn cơ và duy nhất cho sự biến chuyển mạnh mẽ chỉ có một: Bảo đảm thiết chế nhà nước pháp quyền. Mà điều đó dường như nằm ngoài tầm tay với của chính quyền hiện nay."

baomai.blogspot.com

Nhà quan sát nói dân chúng "chỉ bức xúc, phản kháng với những gì liên quan đến cuộc sống thiết thân của họ chứ không phải ý thức hệ hay khái niệm dân chủ, tự do dễ bị chụp mũ là phản động"

Đối phó tình thế

Nhà văn Nguyễn Viện nói: "Nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã qua được một nửa chặng đường, những ý tưởng về khởi nghiệp và kiến tạo là một chủ trương đúng trong bối cảnh một Việt Nam đang vươn dậy."

"Ông Phúc cho thấy đã có những nỗ lực làm mới tinh thần làm việc của bộ máy hành chánh bằng những tuyên bố đầy nhiệt huyết, dù đôi lúc khôi hài. Tuy nhiên, giữa ý chí có vẻ tốt đẹp ấy lại tương phản với một thực tế tồi tệ."

"Thối nát và bất hợp lý là một nan đề không dễ giải quyết, khi quốc gia được điều hành bởi một cơ chế chồng chéo, lẫn lộn giữa lãnh đạo chính trị và hành chánh công quyền."

"Nó tạo ra một bộ máy điều hành thiếu ý thức phục vụ và trách nhiệm. Sự tham lam không được kiểm soát dẫn đến nhũng nhiễu tràn lan và đục khoét vô tội vạ tài sản quốc gia. Mặc dù đã có những cố gắng diệt trừ tham nhũng của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhưng cái căn bản của tệ nạn vẫn không thể giải quyết, đó là vấn đề cơ chế tạo ra tham nhũng."

baomai.blogspot.com
  
"Bên cạnh đó, những nguy cơ tiềm ẩn bất ổn xã hội vẫn không có cách giải quyết tận gốc như quyền tư hữu đất đai, những đòi hỏi về nhân quyền…"

"Nhìn một cách khái quát hơn, chúng ta thấy đó là những vấn đề thuộc về sự chính danh, mà sau mấy chục năm đổi mới, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay, thiếu dứt khoát và nhất quán trong vấn đề lý luận, ý thức hệ."

"Hệ lụy của tình trạng "hồn Trương Ba, da hàng thịt" trong cái gọi là "kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" ấy sẽ chỉ làm phung phí thời gian, tài nguyên quốc gia vào cái "tự ái" của Đảng và những lợi ích bất chính của một nhóm người."

"Mặc dù Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định, công ước quốc tế, từ kinh tế đến nhân quyền…, nhưng xem ra đó chỉ là những cam kết không thực chất, người dân không thụ hưởng được gì từ những ưu đãi thương mại. Đặc biệt với những cam kết liên quan đến những quyền cơ bản của công dân như tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình…"

"Nó chỉ chứng tỏ là những biện pháp đối phó với tình thế hơn là một thiện tâm hòa nhập với văn minh nhân loại."

"Trên một tổng thể đầy trái khoáy của tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược với những tư duy còn nặng tính ban phát của thời kỳ bao cấp, sinh lực quốc gia vẫn bị kìm hãm bởi những quy định vừa lỗi thời vừa phản động, dự báo của tôi cho năm Kỷ Hợi cũng sẽ không có gì để hồ hởi, phấn khởi."

baomai.blogspot.com
Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị cưỡng chế.

"Tôi nhận thấy một khi lợi ích được đặt trên danh dự thì mọi "chỉ số hạnh phúc" chỉ là sự dối trá. Khi chính quyền gặp khó khăn, thì nhân dân sẽ bị khó khăn gấp bội."

"Chúng ta đang nhìn thấy thuế má được tận thu một cách triệt để như thế nào. Mọi sai lầm trong chính sách đều đổ lên đầu nhân dân hứng chịu."

"Với xu thế dân chủ và những đòi hỏi chính đáng của người dân càng ngày càng được bộc lộ một cách công khai và mạnh mẽ, Kỷ Hợi sẽ là một năm "giông bão" cho những ước mơ thiện lành. Phong trào đấu tranh cho dân chủ hay tổ chức xã hội dân sự sẽ bị càn quét, bởi chính quyền không xem đó là những tiếng nói lành mạnh, góp phần vào sự cân bằng trong cuộc sống xã hội, mà e ngại những thực thể tiến bộ ấy như những "thế lực thù địch" đe dọa sự tồn tại độc đoán của mình."

"Nhưng dẫu sao, tôi vẫn tin, cái bất hợp lý sẽ bị đào thải. Một lo lắng khác không thể tránh được, đó là những biến động trên Biển Đông. Sự thật là chúng ta đang mất dần biển đảo. Làm thế nào tránh được một xung đột quốc tế mà Việt Nam rất dễ trở thành quân cờ thí như cuộc chiến tranh vừa qua?"

"Theo cảm nhận của tôi, bi kịch của một dân tộc không phải ở chỗ nó yếu hay mạnh, to hay nhỏ mà là sự mất tự tin."

Dân chúng còn bức xúc


Một nghiên cứu sinh ở Mỹ đề nghị ẩn danh, nói với BBC: "Nhìn từ diễn biến năm 2018, theo tôi dự đoán, chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục được mở rộng, một phần để lấy lại uy tín của Đảng, phần khác để củng cố quyền lực của ông Trọng và những người cùng phe nhóm. "

"Nhiều quan chức cao cấp sẽ được luân chuyển từ trung ương về địa phương hoặc ngược lại để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII vào đầu năm 2021. Người kế nhiệm ông Trọng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn."

"Trong bối cảnh đó, Luật An ninh mạng cùng với các công nghệ hiện đại sẽ được sử dụng để kiểm duyệt thông tin, ngôn luận và đàn áp, bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Báo chí cũng sẽ bị siết chặt hơn."

baomai.blogspot.com
  
"Tinh thần dân tộc sẽ được chính quyền kích động và sử dụng như một công cụ để cải thiện tính chính danh."

"Chuyện chính quyền tận dụng tinh thần dân tộc không có gì mới ở Việt Nam. Khi chính quyền không thành công trong việc mang lại cuộc sống thịnh vượng cho dân chúng bằng thể chế và chính sách tốt, họ sẽ tìm cách thổi phồng thành tích hoặc thổi phồng lòng tự hào để dân chúng cảm thấy yêu nước hơn."

"Đồng thời, các công cụ tuyên truyền sẽ đánh đồng đất nước với chế độ và khiến dân chúng tin rằng chính Đảng là người mang lại niềm tự hào đó, khiến dân chúng phải biết ơn và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Sự thiếu vắng tư duy phản biện và cách tiếp cận tri thức theo kiểu nhồi nhét một chiều từ khi còn đi học là mảnh đất màu mỡ cho tinh thần và chủ nghĩa dân tộc, kể cả ở trạng thái cực đoan."

"Dân chúng chỉ bức xúc và phản kháng với những gì liên quan đến cuộc sống thiết thân, quyền lợi hàng ngày của họ chứ không phải ý thức hệ hay khái niệm dân chủ, tự do vừa trừu tượng, chung chung, lại dễ bị quy kết, chụp mũ là phản động, chống phá. Đồng thời, chưa xuất hiện một tổ chức đối lập thực sự nào cùng với cương lĩnh và chính sách đủ thuyết phục để thu hút sự ủng hộ của dân chúng."



Ben Ngô

baomai.blogspot.com


nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2019

MADURO ĐIÊN CUỒNG ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI NGĂN CẢN CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO – NGUY CƠ CHIẾN TRANH CỰC LỚN




Trần Đình Thu


Theo truyền thông Colombia thì chính quyền Maduro đã đóng cửa biên giới với Colombia nơi được dự kiến là cửa ngõ để vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo qua đây bằng chướng ngại vật là 1 chiếc tàu chở dầu và một container chắn ngang cây cầu có tên gọi là Tienditas.

Cây cầu này nằm ở thành phố biên giới Cucuta của Colombia, được xây dựng dở dang trong một dự án chung giữa 2 chính phủ Venezuela và Colombia nhưng bị chính quyền Maduro ngưng lại vào năm 2016, tuy vậy vẫn có thể đi lại được. 


Hai cửa ngõ còn lại kết nối thành phố này với Urena của Venezuela đều đóng cửa từ năm 2015 bởi chính phủ Maduro.

Tienditas là một cây cầu hiện đại ở vùng hoang sơ mà các nhà cứu trợ hy vọng qua đó để đưa viện trợ nhân đạo đến với người dân Venezuela. Nhưng với tình hình này, việc cứu trợ sẽ không dễ dàng. Vấn đề này đã được đưa ra và thảo luận tại cuộc họp diễn ra hôm nay tại Washington của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Colombia Carlos Holmes Trujillo.

Mục tiêu của cuộc họp, được giải thích với báo chí là "tìm ra một cách thức hành động chung với Venezuela" và thảo luận làm thế nào để có được viện trợ nhân đạo cho đất nước này.
Như vậy quyết tâm cố thủ điên cuồng của Maduro là rất lớn và quyết tâm của phía Mỹ - Colombia mở hành lang nhân đạo cũng rất lớn. Tôi nghĩ việc nổ súng là điều không thể tránh khi lực lượng Mỹ và liên quân mở hành lang nhân đạo trong thời gian tới.

Hiện thời gian cho việc cứu trợ không còn nhiều vì nguy cơ thảm họa nhân đạo rất lớn khi có từ 250 – 300 ngàn người Venezuela chờ chết.

Ảnh: Cây cầu Tienditas đã bị đóng lại bởi chướng ngại vật 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghề khen thơ thịnh vượng như Tết?



Lực lượng làm thơ, số lượng sách thơ, những lễ ra mắt thơ… chưa bao giờ rôm rả như bây giờ. Cũng chưa bao giờ người ta dễ dãi khen thơ nhau như bây giờ. Người được khen hân hoan cứ tưởng mình tài thật, người viết /nói lời khen cũng không ngượng vì sự dối lương tâm. Làng thi ca Việt rộn ràng những tiếng vỗ tay bởi quá nhiều lí do khác nhau, trong đó không thiếu những lí do “tế nhị”… Đó là một sự thật đáng buồn đang diễn ra trong đời sống thi ca Việt. Nếu chỉ căn cứ vào những lời khen được viết/nói trong lời giới thiệu tập thơ, trong hội thảo thơ, lễ ra mắt thơ… ngỡ thi ca Việt đang vào mùa bội thu.

 “NGHỀ” KHEN THƠ

NÔNG HỒNG DIỆU

Trước đây, Nguyễn Huy Thiệp từng có đánh giá về Đồng Đức Bốn: “Đồng Đức Bốn sở trường thể thơ lục bát. Anh không có nhiều hơn 50 bài thơ được gọi là tài tử vô địch, đấy là những viên ngọc thực sự, còn tất cả chỉ là bi ve, bi đất”.  Một nhận xét khiến người ta ngả mũ thán phục, trước hết ở sự sòng phẳng khen, chê. Nhiều anh em văn nghệ còn nhắc tới chuyện thi sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường viết lời giới thiệu cho một phụ nữ làm thơ vô danh ở Quảng Trị, đặc biệt khéo léo. Lời lẽ đẹp đẽ, bóng bẩy nhưng khen không lố, chê không mất lòng, cực kỳ lịch lãm. Đó là một tài năng khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Lực lượng làm thơ ngày càng đông lên nhưng những người khen lịch lãm, công tâm lại ngày càng ít. Đó là một sự thật đáng buồn đang diễn ra trong đời sống thi ca Việt. Nếu chỉ căn cứ vào những lời khen được viết/nói trong lời giới thiệu tập thơ, trong hội thảo thơ, lễ ra mắt thơ… ngỡ thi ca Việt đang vào mùa bội thu. Những người dễ dãi ban tặng lời khen thường là những bậc đàn anh, ít nhiều đã định vị tên tuổi trong nghề. Một nhà thơ lên tiếng: “Bây giờ người ta khen chê nhau không chỉ là chuyện bạn bè nể nang, hay vì trách nhiệm, mà còn vì những lí do khác. Có những nhà thơ không chỉ khen thơ mà còn khen cả… thuốc chữa bệnh tiểu đêm. Các ông đã biết đóng quảng cáo, lăng xê chứ không chỉ chuyên tâm vào nghệ thuật nữa”. Thi sĩ này chỉ ra cái hại của việc dễ dãi khen: “Nó làm nhiễu loạn giá trị của văn chương. Không tốt cho người được khen, có nhiều người được khen xong rồi chẳng viết gì được nữa. Bởi lời khen ấy chỉ giúp hài lòng trong chốc lát nhưng không giúp ích cho hành trang đường dài của người sáng tác. Còn người buông lời khen dễ dãi cũng bị sứt mẻ uy tín. Có những ông khen như kiểu xoa đầu người ta, tưởng mình có quyền, không nghĩ sau đó bạn bè trong nghề… khinh”.  Nhưng hình như đã qua rồi cái thời người viết lo sợ  “mua danh ba vạn/bán danh ba đồng”?
Chém gió ra tiền
Người làm thơ nào cần lời khen nhất? Một nhà thơ đề nghị giấu tên cho biết: “Những người chập chững mới bước vào nghề cần một sự đánh giá của một người có uy tín. Sự đánh giá này thường là cái thẻ, giấy thông hành để người ta bước vào nghiệp viết. Cho nên, những lời giới thiệu thường là lời khen, chẳng ai muốn nhận chê cả”.
Lực lượng người làm thơ phát triển chóng mặt nên rất cần một lực lượng sẵn sàng khen thơ. Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng, “nghề” khen thơ đã có từ lâu:  “Nhiều nhà thơ gạo cội hẳn hoi cũng hay khen lung tung. Bây giờ cứ nhìn tờ báo chuyên về văn chương thì thấy tập thơ nào chẳng đọc được, có ông viết giới thiệu còn chẳng thèm đọc sách cơ”. Chúng tôi hỏi nhà thơ Đặng Huy Giang: Người được khen có phải trả phí khen không? Anh thẳng thắn: “Có chứ, phải trả tiền cho người ta chứ. Tiền nhiều hay ít không biết, nhưng cũng phải trả công. Người ta hay tặng sách, nếu người ta muốn khen thì để một phong bì vào đấy, gọi là phí đọc. Hay dùng từ thịnh hành hơn là nhuận đọc”.  Anh kể chuyện: Từng hỏi một nhà thơ cảm tưởng về một tập thơ: “Tập thơ này được không bác?”. Nhà thơ nọ bình: “Có được gì đâu”. Tuy nhiên, ông cũng không ngại khai: “Nhưng nó cũng cho mình cái phong bì hơi dày”.
Nhà thơ Trần Nhương công nhận: Hiện tượng nịnh nhau, “bốc thơm” nhau hiện nay “hơi phổ biến” trong thi ca Việt. “Đấy là một thứ lươn lẹo, cả nể, không ai dám nói thẳng”. Chúng tôi đặt câu hỏi tương tự như với Đặng Huy Giang: Liệu làm chuyện “bốc thơm” có mang lại ích lợi tài chính không? Ông cười lớn: “Cũng có đấy, có quyền lợi họ mới dễ hạ mình. Có những người vì bạn bè, thân quyến nhưng hầu như có tí quà, có tí lì xì, có chai rượu”. Trần Nhương không tán thành việc dễ dãi khen thơ như hiện nay: “Năm 2012 có hội thảo thơ Thiền, nhiều nhà thơ nổi tiếng khen rùm beng, có quan văn còn khen những dòng thơ Thiền ấy trầm mặc, run rẩy. Những lời khen không xứng đáng với cái có để khen. Đó là trò đạo đức giả, trám vào thơ dở những cái tem vớ vẩn”.
Nhà thơ họ Đặng phản ánh: Trong đời sống thi ca hiện nay, đã xuất hiện những đội “chém gió ra tiền”. “Đội chém gió ra tiền” hoạt động tích cực ở những cuộc ra mắt sách. “Có người chém cẩn thận, có người chém vừa, có người chém thật lực. Đội chém gió rất đông, có những ông chém gió chuyên nghiệp, cuộc nào cũng có mặt”.  Nhà thơ kể: “Một lần, tôi được mời tới dự một cuộc ra mắt thơ. Đến nơi hãi quá. Có ông không đọc gì cũng chém, một nhà phê bình nói: Thơ thế này mới gọi là thơ, đàn bà phải yêu dữ dội thế, đàn ông chúng ta hèn. Tôi quay ra hỏi người được tâng bốc, ấy là một cô giáo, cô khai: Hết khoảng 60-70 triệu đồng để tập thơ ra đời, bao gồm khâu xuất bản, ra mắt... Tôi hỏi tiếp: Cô có thường xuyên đọc thơ người khác không, ý nói những nhà thơ nổi tiếng thế giới? Cô đáp: Chẳng đọc ai cả. Thế mà người ta cứ đua nhau khen cô. Chết ở chỗ cô này cứ tưởng mình hay thật”. Theo Đặng Huy Giang, hiện nay có nhiều người không đọc thơ, không hiểu thơ là gì vẫn làm thơ, “những người ấy làm thơ sao được, đích đến của họ là vào Hội Nhà văn, vào Hội xong không biết viết gì”.
Dở thì có gì để nói?
Người trong làng văn bình: Một trong những nhà thơ kiệm chê chính là đương kim Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Trần Ninh Hồ. Chúng tôi trao đổi với Trần Ninh Hồ, ông chia sẻ: “Chê thì vô cùng. Cụ Hoài Thanh quan niệm: Đã dở thì có gì mà viết nữa. Tự bạn đọc và thời gian sẽ loại trừ. Còn khi bình nên hướng vào cái hay để tất cả mọi người cùng thưởng thức. “Người ta đã viết rất nhiều về lí luận văn chương nghệ thuật nhưng chưa ai dám đảo trật tự Chân- Thiện –Mỹ, từ Aristotle đến Platon”, Chủ tịch Hội đồng thơ dẫn giải.
Nhưng có những nhà thơ không đồng tình với quan điểm của Trần Ninh Hồ. Trần Nhương nói: Lý do anh ít khi đăng đàn vì anh không có khả năng khen “toàn tập”. Phải có khen, có chê. Nhà thơ Phạm Đức chỉ ra cách khen thơ được nhiều bậc có tiếng trong nghề sử dụng hiện nay: Khen chung chung. “Thí dụ thơ rất dung dị, gần gũi với dân gian, nhiều rung cảm... Cách khen ấy chẳng ích lợi gì song cũng đỡ gây hại”. Tuy nhiên, ngoài kiểu khen “vô thưởng vô phạt”, ông còn thấy kiểu khen nguy hại cho người được khen lẫn môi trường thi ca: Khen những thứ không đáng khen, “thậm chí trong những hội nghị lớn, không ít nhà văn, nhà thơ có tiếng vẫn gật gù với kiểu khen gây tác dụng tiêu cực ấy”.
Có người nói: Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý hay xuất hiện ở những cuộc ra mắt thơ. Nhưng anh phủ nhận: “Người ta cũng mời vừa phải thôi, không phải “tuần chay nào cũng có nước mắt”. Anh cho biết, bản thân cũng rất cẩn thận khi nhận lời tham dự: “Tôi phải nghĩ xem đó có phải là tác giả thơ đúng nghĩa hay không mới đến. Đến chỉ để vui vẻ, nói mấy lời đãi bôi tôi không thích”.  Cho nên, có những trường hợp anh từ chối, dù sự kiện linh đình. Nhà thơ không phản đối các cuộc ra mắt giới thiệu tác phẩm mới song theo anh thành phần mời nên có chọn lọc, “những người phát biểu phải có chút “số má”, trách nhiệm của người phát biểu phải trung thực”. Nhà thơ quân đội chia sẻ: “Khen quá thì bản thân người viết lời khen không yên lòng. Người được khen nếu tự trọng sẽ xấu hổ”.
Chúng tôi hỏi Nguyễn Hữu Quý: Anh có được “nhuận mồm” không? Nhà thơ đáp: Hầu như không có. Vì “tôi vô tư, không đặt thành vấn đề”. “Nhưng cũng có những người có gì đó mới chịu khen, đúng hay không?”, chúng tôi hỏi tiếp. Nhà thơ nhìn nhận: “Có thể có những người phải đặt giá mới viết, mới nói: Tôi đến nói cho anh, anh được tiếng, anh phải trả cho tôi gì đó. Nhưng tôi không có chứng minh cụ thể. Vì người ta nói quá những điều tác giả ấy có, tập thơ ấy có thì cũng phải thế nào chứ?”

Nguồn: Tiền Phong

nhận xét hiển thị trên trang

Đầu năm Kỷ Hợi, mời độc giả nghe lại bài thơ bất hủ của cô giáo Trần Thị Lam

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?




Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...


Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...


Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...


Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...


Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

TRẦN THỊ LAM
Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

cập nhật tình hình Venezuela 04.02.2019




Người dân biểu tình tại Caracas ngày 02/02/2019 phản đối chính quyền Maduro.
Các quốc gia chính thức công nhận ông Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela : 

Mười chín nước châu Âu: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Litva, Estonia, Latvia, Luxembourg, Cộng hòa Sec, Ba Lan, Croatia, Bỉ, Hungary (hôm nay 04/02/2019).

Nghị viện Châu Âu đã đi trước một bước (hôm 31/1), và kêu gọi tất cả các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu có động thái tương tự.

Hoa Kỳ (ngay từ ngày 24/1, sau khi ông Juan Guaido tự xưng tổng thống lâm thời). Hôm qua Chủ nhật, tổng thống Donald Trump tái khẳng định giải pháp quân sự là « một trong những khả năng ». Hôm nay thứ Hai, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hoan nghênh các nước châu Âu đã công nhận ông Juan Guaido. 

Canada, Úc, Israel và nhiều nước châu Mỹ la-tinh (24/1) : Brazil, Colombia, Achentina, Chilê, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Pêru.

Các nước đang còn nghe ngóng :

Ý, Hy Lạp, Ailen. Ý chận một thông cáo chung của EU về khủng hoảng Venezuela.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết sẵn sàng làm trung gian cho cả hai bên.

Các nước ủng hộ Nicolas Maduro :

Nga, Trung Quốc, Cuba, Bolivia, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ.

Diễn biến khác trong ngày 04.02.2019 :

Venezuela tuyên bố sẽ xem xét lại quan hệ ngoại giao với các nước công nhận thủ lãnh đối lập Juan Guaido.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau loan báo viện trợ 53 triệu đô la Canada cho người dân Venezuela.

Nicolas Maduro viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhờ giúp đỡ làm trung gian hòa giải.

Guaido tố cáo Maduro định chuyển 1,2 tỉ đô la sang Uruguay, và yêu cầu nước này không tham gia vào vụ « cướp bóc ».

Mời các bạn đọc lại một số bài về Venezuela (Phóng sự, bình luận, điểm báo, tin nhanh) 

Nhiều nước châu Âu công nhận Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela


Venezuela, « vùng đất ân sủng » bị hiến sinh trên bàn thờ xã hội chủ nghĩa


Venezuela : Pháp yêu cầu Maduro loan báo bầu cử tổng thống « từ giờ cho đếntối »


Cấm vận dầu lửa Venezuela : Vũ khí hạng nặng của Mỹ


Venezuela và sự thức tỉnh của phương Tây


Nga lo sợ thay đổi chế độ ở Venezuela


Lính đánh thuê Nga sang Venezuela bảo vệ Maduro?


Venezuela : Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực


Tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ và châu Âu ủng hộ thủ lãnh đối lập Venezuela


Quân đội Venezuela : Chỗ dựa cho Maduro


Venezuela : Được quân đội ủng hộ, Maduro tố cáo Mỹ xúi giục đảo chính


Venezuela : Dầu lửa, hoa hậu, trộm cướp và tem phiếu


Venezuela : Thủ lĩnh đối lập tự tuyên bố tổng thống, Mỹ và nhiều nước côngnhận


Venezuela : Dân đói kém, tổng thống xài sang


Nỗi cơ cực của người tị nạn Venezuela ở biên giới Colombia, Ecuador (ảnh)


Đổi tiền để chống lạm phát: Dân Venezuela hoang mang


Lạm phát phi mã, Venezuela phát hành tiền mới và lập sổ phân phối xăng dầu


Venezuela : Bị ám sát hụt, Maduro cáo buộc tổng thống Colombia (video)


Lạm phát 1 triệu phần trăm, Venezuela đi về đâu ?


Khủng hoảng Venezuela : Người dân lũ lượt sang Colombia kiếm sống


Venezuela : Bệnh nhân ghép tạng tuyệt vọng vì không còn thuốc


Venezuela : Dân đói khổ, lãnh đạo kiên định «xã hội chủ nghĩa»


« Cuộc chiến bánh mì » dữ dội ở Venezuela


Venezuela : Dân quá đói phải đi bới rác


Venezuela : Thiếu thực phẩm cho học sinh


Venezuela : Quân đội phụ trách xếp hàng hóa trong siêu thị


Trung Quốc vỡ mộng tại Venezuela (2)


Trung Quốc vỡ mộng tại Venezuela (1)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực khủng hoảng như thế nào?


Cuối tháng 1/2019, Venezuela đang như nồi dầu sôi, xung đột dường như có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Một bên là tân Tổng thống tự xưng Juan Guaido được đông đảo thường dân ủng hộ, cùng với sự trợ giúp của Mỹ, Canada và ngày càng nhiều các quốc gia phương Tây. Một bên là Tổng thống chính phủ hiện tại Nicolas Maduro được quân đội, Nga và Trung Quốc hậu thuẫn. Từ một nước từng giàu nhất Nam Mỹ với trữ lượng tài nguyên khổng lồ, những phi vụ làm ăn mờ ám với Trung Quốc đã góp phần lớn khiến quốc gia này lâm vào bờ vực sụp đổ.
Trước khi Chavez lên nắm quyền, Venezuela đã là trùm bán dầu mỏ cho Châu Á. Năm 1996, nước này bán được hơn 1 tỷ USD nhờ vào điều này, với nước nhập lớn nhất là Nhật Bản. Trong khi đó, ông Chavez đã dẫn đầu làn sóng chỉ trích chính sách bán tài nguyên ra nước ngoài cho các thế lực đế quốc của chính quyền đương nhiệm. Tuy nhiên sau khi chiến thắng bầu cử năm 1998, chính Chavez lại tăng cường hợp tác với Trung Quốc bởi tìm thấy điểm chung trong ý thức hiện hiếm có. Tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc NPCC tìm cách đàm phán để có quyền khai thác tại Venezuela.
Tháng 4/2001, Giang Trạch Dân đích thân với Venezuela để thúc đẩy ký hợp đồng hợp tác, mở ra thời kỳ quan hệ mật thiết cũng như khởi đầu ngọt ngào cho quá trình sụp đổ cay đắng của đất nước Nam Mỹ này.
Năm 2004 Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế, Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ.
Trung Quốc đến thời điểm này đã coi Venezuela là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ USD vào quốc gia này. Lúc này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực, từ khai thác dầu mỏ, khoáng sản, đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác, viễn thông, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng…
Năm 2005, tổng thống Venezuela Chavez đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, xích lại gần Trung Quốc hơn. Năm 2007, Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela thành lập, thương mại 2 bên tăng cường, tổng giá trị vượt quá 4 tỷ USD. Nhưng từ lúc này, Venezuela trở thành con nợ lớn nhất Trung Quốc tại Mỹ Latinh với số nợ đã lên tới 5 tỷ USD.
Các nhà quan sát nhìn nhận, dòng tín dụng dễ dãi của Trung Quốc đã tạo ra một tầng lớp quan chức tham nhũng khổng lồ, chỉ biết bán tài nguyên quốc gia cho Trung Quốc mà không cần nghĩ đến phải thay đổi chính sách để phát triển kinh tế bền vững, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng không lối thoát của nền kinh tế Venezuela hiện tại. Trong khi giá dầu còn cao, những khoản đầu tư của kếch xù của Trung Quốc tạo ra ảo tưởng du ngủ tầng lớp dân nghèo. Còn trong khi giá dầu sụt giảm và nền kinh tế trải qua thảm họa, nguồn tiền này đã chèo chống cho chế độ Maduro.
Thực tế cho thấy, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela càng tồi tệ thì sự lệ thuộc vào Trung Quốc của quốc gia này càng tăng. Trung Quốc không công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào, cũng như điều kiện cấp tín dụng, một điều được cho là nhằm mua chuộc và khuyến khích giới quan chức tham nhũng.
Theo một số nhà quan sát, Trung Quốc đã cho Venezuela vay 60 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, số tiền đầu tư phát triển rất ít, tức chỉ mang tính mị dân.
Một trong những ví dụ đó là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Mỹ Latinh trị giá 7,5 tỷ USD tại Venezuela được trao cho công ty Trung Quốc China Railway đã hoàn toàn đổ bể. Tập đoàn này âm thầm rút khỏi Venezuela năm 2015 trong bối cảnh nước này sắp vỡ nợ, và để lại khoản nợ 400 triệu USD cho chính phủ Maduro.
Huawei, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đang gặp rắc rối tại Mỹ và phương Tây cũng đặt chân lên Venezuela. Năm 2010, tập đoàn này đóng góp 35% vốn cho công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, tuy nhiên các dự án được hứa hẹn cũng đổ bể giống như dự án đường sắt. Chính phủ Maduro gần đây sử dụng các thiết bị của Huawei để giám sát và trừng phạt phe đối lập và người biểu tình.
Trong lúc nền kinh tế chỉ huy của Venezuela không tạo ra được một ngành sản xuất nội địa nào ra hồn, thì hàng nhập khẩu Trung Quốc tràn ngập thị trường. Năm 1998, trước khi Chavez nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu là của Trung Quốc. Sau 14 năm, tỷ lệ này là gần 40%.
Từ năm 2007 đến năm 2014, Trung Quốc cho Venezuela vay 63 tỷ USD – 53% tất cả các khoản vay mà Bắc Kinh dành cho khu vực Mỹ Latinh trong giai đoạn này. Sự hào phóng đi kèm theo một cái bẫy; để đảm bảo việc trả nợ, Bắc Kinh khăng khăng đòi trả bằng dầu hỏa. Hầu hết các khoản vay được thỏa thuận khi giá dầu ở mức hơn 100 USD/thùng, như đã từng xảy ra trong giai đoạn 2007 – 2014, và dường như cả hai bên đều được lợi. Tuy nhiên, tháng 1 năm 2016, giá dầu giảm xuống còn 30 USD/thùng, làm cho khoản nợ của Venezuela trở thành quá lớn. Để trả nợ cho Bắc Kinh, nếu theo thỏa thuận trước đây, Venezuela phải chuyển một thùng thì nay phải trả hai thùng.
Sau Hugo Chavez qua đời năm 2013, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để trả nợ.
Trong bối cảnh giá dầu sụt giảm mạnh, tổng thống Maduro đã bí mật đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiếm, như vàng, coltan, boxit, kim cương, titan, nikel… tại vùng “Vòng cung mỏ Orinoco”, với tổng diện tích 112.000 km² (tương đương 12% diện tích Venezuela).
Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai thác quặng coltan, thứ kim loại cần cho linh kiện điện thoại di động. Vòng cung mỏ Orinoco chính thức được coi là một “đặc khu kinh tế”, mở rộng cho các tập đoàn Trung Quốc và nhiều tập đoàn đa quốc gia khác. Đây là nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động, môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời bị đe dọa nghiêm trọng.
Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỷ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu khí Venezuela (PDVSA). Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên.
Mặc dù chế độ  Maduro đang khủng hoảng trầm trọng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ vùng đất màu mỡ Nam Mỹ này. Một mặt để bảo vệ số tiền khổng lồ đã đầu tư ở đây, một mặt muốn giữ đặc quyền khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Một khi đã đứng chân được tại Venezuela, thì bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc tìm mọi cách ở lại. Kể từ những năm 2015, 2016, Bắc Kinh bắt đầu tiếp xúc với phe đối lập Venezuela, để chuẩn bị phương án mới, đề phòng thay đổi chế độ. Hơn nữa, theo một số nhà nghiên cứu, việc Venezuela thay đổi chế độ sẽ không cản trở Trung Quốc tiếp tục mô hình dùng tiền bạc mua chuộc giới chóp bu để thao túng mà họ đã quen sử dụng trên khắp thế giới, kể cả các quốc gia tiên tiến như Úc và Canada.
Trọng Đức

nhận xét hiển thị trên trang