Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Hội chứng chống Hoa Kỳ ở Venezuela và các nước Nam Mỹ


baomai.blogspot.com
Simon Bolivar (cưỡi ngựa trắng) sau trận Carabobo năm 1821 trong tranh của Arturo Michelena

·        Khủng hoảng Venezuela đang đem lại những con số, hình ảnh kinh khủng tràn ngập màn hình tin tức toàn cầu.
·        Quốc gia này hiện có hai tổng thống, hai quốc hội và hai trưởng công tố đối nghịch nhau.
·        Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm.
·        Có trên 4 triệu dân Venezuela đã vượt biên, và chỉ ở một khu lều trại bên Colombia, chừng hơn 1 triệu người t nạn đang sống cực khổ.

baomai.blogspot.com
  
Sự phá sản của chế độ Nicolas Maduro đã rõ nhưng hiện cũng chưa rõ nếu phe Juan Guaido thắng lợi thì tình hình có dễ tiến bộ.

Vì tuy là đối thủ của nhau, hai ông Maduro và Guaido (35 tuổi), đều tôn thờ các biểu tượng của cuộc cách mạng Bolivar.

Để hiểu được các vấn đề của riêng Venezuela và rộng ra là vùng Nam Mỹ, ta cần xem chủ nghĩa Bolivar là gì.

Chủ nghĩa Bolivar và quan điểm bài Mỹ

baomai.blogspot.com
  
Simon Bolivar (1783-1830) sinh ra trong một gia đình quý tộc gốc Tây Ban Nha ở Caracas đã giành độc lập cho Venezuela, làm tổng thống Colombia (1819-30) và nhà độc tài Peru (1823-26).

Ông cũng có tham vọng lập ra Liên bang Granada độc lập ở vùng Trung và Nam Mỹ nhưng không thành, và vùng này sau chia ra thành Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Panama và một phần Peru ngày nay.

Chết vì lao phổi ở tuổi 47, ông để lại một di sản phức tạp mà các thế hệ sau diễn giải theo nhiều nghĩa, gồm cả ý tưởng chống Hoa Kỳ.

Cố tổng thống Hugo Chavez từng rất thích trích dẫn câu nói của Simon Bolivar:

"Hoa Kỳ tự cho họ sứ mệnh nhận từ Thượng Đế đem dịch bệnh tai quái đến cho Nam Mỹ nhân danh tự do."

baomai.blogspot.com
  
Ông Chavez hồi 1999 đã đổi tên nước Venezuela thành CH Bolivar Venezuela, gương cao ngọn cờ cách mạng khu vực chống Hoa Kỳ.

Tượng Bolivar không chỉ có ở Caracas mà còn được dựng ở Buenos Aires, Havana, México City, Panama, Paramaribo, San José, Santo Domingo, Bogotá...

Bên cạnh tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Bolivar cũng có cả phần di sản quân phiệt (militaristic legacy), thiên về dùng bạo lực.

Sau khi chiếm được Caracas năm 1813 Bolivar cho bắt giam nhiều người và xử bắn họ không xét xử.

Quân cách mạng cũng tiêu diệt người lai thổ dân (Creole).

baomai.blogspot.com
  
Tuy thế, kể từ thế kỷ 18 đến nay, các nhà lãnh đạo Nam Mỹ đều tôn thờ di sản quân đội trên hết của Bolivar.

Hình ảnh 'đàn ông đầy nam tính' (macho) phổ biến ở Nam Mỹ cũng làm tăng tâm lý đề cao 'caudillos' (thủ lĩnh, tướng quân).

Chống Mỹ vì nhiều lý do

baomai.blogspot.com
Tượng Simon Bolivar ở Central Park, New York

Cựu bộ trưởng văn hóa Argentina, học giả Marcos Aguinis từng lý giải về hiện tượng bài Mỹ ở châu Mỹ La Tinh.

Theo ông, Hoa Kỳ là nền dân chủ đầu tiên ở Tây Bán Cầu và là mô hình của thể chế hiện đại, tự do, dân chủ, bao dung tôn giáo.

Các nước Nam Mỹ đều sao chép lại hiến pháp Hoa Kỳ với mong ước đạt thành tựu như vậy.

Nhưng trên thực tế, Simon Bolivar không hề bài Mỹ và rất ngưỡng mộ George Washington.

baomai.blogspot.com
  
Có gốc đại quý tộc, ông chỉ đánh giá mô hình Anh Quốc với vua, Viện Nguyên lão (House of Lords) cao hơn "dân chủ bình dân" kiểu Hoa Kỳ.

Đổi lại, nước Mỹ trẻ tuổi cũng tôn trọng Bolivar và một bức tượng lớn của ông được đặt ở Central Park, New York.

Nhưng sau thời Bolivar, quan hệ giữa các nước châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ là "vừa yêu vừa ghét".

Phản ứng tiêu cực

Tiếp thu di sản phong kiến của Tây Ban Nha, nhiều nước Nam Mỹ chậm phát triển hơn Mỹ và thường 'đoàn kết' trong cảm xúc tiêu cực với Washington.

Dù độc lập từ thế kỷ 19, cả khu vực này không trở thành trung tâm công nghệ của thế giới và sang thế kỷ 21 vẫn có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.

baomai.blogspot.com
  
Ở các nước giáp biên giới với Hoa Kỳ như Mexico, tinh thần bài Mỹ còn có lý do lịch sử.

Cuộc chiến lập quốc của Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc vùng dân cư gốc tiếng Tây Ban Nha bị đẩy dần xuống phía Nam.

Nhiều người Mexico nay cho rằng việc di dân của họ "quay trở lại Hoa Kỳ" dù bất hợp pháp, vẫn có thể lý giải được như một thứ "đòi lại công lý".

Tự do với dân nghèo có nghĩa là đòi bình đẳng chứ không phải tự do cá nhân như cách hiểu ở Anh, Mỹ, Pháp, Canada.

Giáo hội Công giáo châu Mỹ La Tinh cũng ủng hộ tư duy 'chống bất công' này.

Thời Chiến tranh Lạnh, Nam Mỹ có Thuyết tự do giải phóng (Liberation Theory) được sinh viên học sinh và nhiều linh mục Công giáo, nhà truyền giáo ủng hộ.

Một số cha dòng Tên (Jesuits) còn ủng hộ các nhóm du kích vũ trang thiên tả chống lại giới chủ đất địa phương.

Trong nhiều năm, Washington thường ủng hộ các chế độ quân nhân, độc tài bản địa nên càng trở thành đối tượng của sự căm ghét.

baomai.blogspot.com
Dòng người bỏ chạy khỏi Venezuela sang Colombia lên tới cả triệu

Nhiều đảo chính quân sự của phe hữu được Hoa Kỷ ủng hộ vì sau cách mạng Cuba, Washington kiên quyết muốn ngăn ảnh hưởng của Liên Xô tại Nam Bán Cầu.

Di sản này khiến tâm lý bài Hoa Kỳ trong các giới thiên tả, sinh viên, và cả giáo hội Công giáo tại châu Mỹ La Tinh vẫn còn rất mạnh.

Bài Mỹ trong thế kỷ 21

baomai.blogspot.com
  
Ngày nay, tâm lý bài Mỹ, theo Marco Aguinis viết hồi 2006, còn có nguồn gốc tự thân và mang màu sắc dân tuý.

'Sức mạnh của ghen tỵ (power of envy) và tính phụ thuộc cũng là lý do bài Mỹ..."

Chống Mỹ còn là biểu hiện của "mâu thuẫn giữa tư duy hiện đại và chống hiện đại" và dễ thành chống bao dung và tự do ngôn luận.

Mặc dù lãnh đạo Venezuela hay lên án Mỹ, người dân của họ lại không ghét Mỹ như người Argentina, nước có đa số dân gốc Âu, theo Marco Aguinis.

baomai.blogspot.com
  
Hiện còn rất sớm để đánh giá về 'tổng thống tự phong' Juan Guaido của Venezuela.

Có vẻ như cả phe Maduro và đối lập đều không đi xa khỏi di sản Bolivar.

Không như một số hình ảnh 'bình dân' mà báo chí quốc tế thích nêu ra, các lãnh đạo đối lập chống Maduro đều xuất thân từ tầng lớp cầm quyền.

baomai.blogspot.com
  
Người thầy của Juan Guaido, ông Leopoldo Lopez, lãnh đạo đối lập Venezuela bị cầm tù, chính là một hậu duệ của gia tộc Bolivar.

Cụ ngoại của ông là Juana Bolivar, em gái nhà cách mạng Simon Bolivar, và Lopez cũng là cháu của tổng thống Cristóbal Mendoza.

Còn Juan Guaido sinh ra trong một gia đình trung lưu có ông là sĩ quan cao cấp trong hải quân và đã tốt nghiệp Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

baomai.blogspot.com
  
Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Guaido đã ôm tấm hình Simon Bolivar.

Điều này khiến một tờ báo Anh nói tinh thần 'cách mạng bạo động' sẽ không hề bị xóa đi với phái của Guaido, và Venezuela sẽ "còn đầy xáo trộn".

Cùng lúc, dù chế độ nào lên cầm quyền thì quan hệ mật thiết 'vừa yêu vừa ghét' của Venezuela với Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Mỹ công bố 23 cáo buộc nhắm vào Huawei và bà Mạnh Vãn Chu


baomai.blogspot.com
Mỹ đưa tổng cộng 23 cáo buộc nhắm vào Huawei

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nộp một loạt các cáo buộc hình sự nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung cộng Huawei và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu.

Trong số các cáo buộc nhắm vào nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới có tội lừa đảo ngân hàng, cản trở công lý và đánh cắp công nghệ.

Vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Trung cộng và Mỹ, và tác động đến các nỗ lực mở rộng toàn cầu của hãng này.

Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận các cáo buộc.

baomai.blogspot.com
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt.

Bà Mạnh bị bắt ở Canada hồi tháng trước theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.

"Trong nhiều năm, các doanh nghiệp Trung cộng đã vi phạm luật xuất khẩu của chúng tôi và làm suy yếu các lệnh trừng phạt bằng cách thường lợi dụng hệ thống tài chính Mỹ cho các hoạt động phi pháp của họ. Tình trạng này sẽ chấm dứt", Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói.

Chi tiết về các cáo buộc

baomai.blogspot.com
  
Bản cáo trạng cáo buộc Huawei đánh lừa Mỹ và một ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của họ với hai công ty con, Huawei Device USA và Skycom Tech, để làm ăn với Iran.

Chính quyền Donald Trump đã khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt đối với Iran đã được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và gần đây đã áp dụng các biện pháp thậm chí nghiêm ngặt hơn, đánh vào xuất khẩu dầu, vận chuyển và ngân hàng.

Vụ thứ hai cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ của T Mobile được sử dụng để kiểm tra độ bền của smartphone, cũng như cản trở công lý và phạm tội lừa đảo chuyển tiền.

Công nghệ T-Mobile được gọi là Tappy mô phỏng ngón tay người để thử nghiệm điện thoại.

Mỹ đưa ra tổng cộng 23 cáo buộc chống lại Huawei.

baomai.blogspot.com
  
Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết: "Những cáo buộc này cho thấy Huawei bị cáo buộc coi thường trắng trợn luật pháp Mỹ và thông lệ kinh doanh toàn cầu".

"Các công ty như Huawei đặt ra mối đe dọa kép đối với cả kinh tế và an ninh quốc gia của chúng tôi."

Một số quốc gia đã gia tăng mối quan ngại về bảo mật đối với Huawei trong những tháng gần đây. Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các công ty và các quốc gia khác không mua sản phẩm của Huawei.

Bối cảnh sự việc

baomai.blogspot.com
  
Huawei là một trong những nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Samsung.

Nhưng Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác lo ngại rằng chính phủ Trung cộng có thể tận dụng công nghệ của Huawei để mở rộng khả năng gián điệp, dù hãng này khẳng định họ không chịu sự kiểm soát của chính phủ.

Vụ bắt giữ bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei, khiến Trung cộng tức giận.

baomai.blogspot.com
Bà Mạnh Vãn Chu là giám đốc tài chính của Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ nhì thế giới

Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada và đối mặt với việc dẫn độ về Hoa Kỳ vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 26/1 sa thải đại sứ ở Trung cộng John McCallum.

baomai.blogspot.com
  
Diễn tiến kịch tính theo sau các bình luận của ông McCallum về việc Mỹ yêu cầu Canada cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu của Huawei.

Ông Trudeau nói trong thông cáo rằng đã yêu cầu John McCallum từ nhiệm, tuy vẫn không nói rõ lý do.

baomai.blogspot.com
Ông John McCallum được bổ nhiệm đại sứ Canada ở Bắc Kinh năm 2017

Nhưng mới hôm thứ Ba, ông McCallum gây tranh cãi khi công khai nói yêu cầu dẫn độ của Mỹ không hoàn thiện.

Ngày hôm sau, ông ra thông cáo xin lỗi rằng ông "nói nhầm".

Nhưng đến hôm thứ Sáu, Đại sứ Canada John McCallum nói với báo StarMetro Vancouver: "Từ quan điểm Canada, nếu Mỹ bỏ yêu cầu dẫn độ, sẽ thật tuyệt cho Canada."

Trước đó cũng trong tuần, Đại sứ Canada gặp báo chí Trung cộng ở Toronto, nói rằng việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ "sẽ không phải là kết cục tốt"

Ông McCallum nói với các phóng viên Trung cộng rằng bà Mạnh có thể biện hộ vì Canada không tham gia trừng phạt Iran của Mỹ.

Đến hôm 24/1, ông McCallum ra thông cáo rằng ông đã "nói nhầm".

Nhưng việc ông lại tiếp tục nói "thật tuyệt" một ngày sau đó, 25/1, đặt ra những câu hỏi liệu ông đại sứ hay chính phủ Canada có định gửi thông điệp gì cho Mỹ và Trung cộng.

baomai.blogspot.com
Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đầu tuần này bác bỏ kêu gọi cách chức đại sứ.

Ông Trudeau nói làm vậy chả giúp gì cho hai công dân Canada đang bị bắt ở Trung cộng.

baomai.blogspot.com
  
Trung cộng đã bắt giam hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor ngay sau vụ bà Mạnh nhằm gây sức ép cho Canada.

Một tòa án Trung cộng cũng kết án tử hình một người Canada, mặc dù ban đầu người này chỉ nhận án 15 năm tù.

Chính phủ Canada từ chối khẳng định hay bác bỏ câu hỏi liệu đại sứ McCallum có phát ngôn thay cho chính phủ không.

Các phát ngôn của đại sứ McCallum gây ra đồn đoán phải chăng Canada muốn gửi tín hiệu cho Trung cộng để giảm căng thẳng.

Thủ tướng Trudeau vẫn nói Canada không can thiệp chính trị vào vụ bà Mạnh.

Sau lời xin lỗi 'nói nhầm' của đại sứ Canada, một người phát ngôn Trung cộng, Hoa Xuân Oánh, tuyên bố: "Dù phía Canada có nói gì, lập trường Trung cộng về vụ việc vẫn rõ ràng."

Bà Hoa nói: "Chúng tôi hy vọng Canada có thể hiểu bản chất vụ việc rõ ràng thay vì gây hại cho chính mình, có lợi cho người khác."

"Vô địch quốc gia" Trung cộng đối mặt công lý Hoa Kỳ

baomai.blogspot.com
  
Phân tích của Karishma Vaswani, phóng viên kinh doanh châu Á

Huawei là những gì người Trung cộng gọi là một vô địch quốc gia. Một công ty tư nhân, được giao nhiệm vụ thực hiện tham vọng đi vào và dẫn đường thế giới của Trung cộng.

Nhưng bây giờ, toàn bộ lực lượng của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đang nhắm vào công ty.

Các cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ với Huawei nghiêm trọng nhất từng thấy, và đi vào trung tâm của cuộc chiến thương mại giữa Trung cộng và Mỹ.

Huawei đã liên tục bác bỏ các cáo buộc và ông chủ của công ty nói rằng Huawei đang được sử dụng như một con tốt trong các trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung cộng.

Mặc dù Hoa Kỳ nói rằng các cáo buộc chống lại Huawei không liên quan đến chiến tranh thương mại, nhưng không có hy vọng Trung cộng sẽ nhìn nhận nó theo cái nhìn tương tự.

Các cáo buộc được đưa ra khi Mỹ và Trung cộng chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao ở Washington trong tuần này.

baomai.blogspot.com
  
Thư ký thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tuyên bố rằng các cáo buộc của này "hoàn toàn tách biệt" với các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Trung cộng.

Chính quyền của Tổng thống Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ đôla của Trung cộng, khiến Bắc Kinh phải đáp trả bằng thuế quan của chính họ.

Vào tháng trước cả hai nước đã đồng ý để đình chỉ thuế quan trong 90 ngày để cho phép hai bên đàm phán.

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI DÂN HUYỆN ĐẢO KÊU CỨU VÀ CẦU NGUYỆN



Khi người dân Lý Sơn 
chỉ còn biết cầu nguyện Tổ quốc linh thiêng

28-1-2019

Thời điểm này năm ngoái tôi bị kẹt lại Lý Sơn 10 ngày do bão gió. Những ngày lang thang với đảo, thấm thía biết bao điều. Những bô lão, ngư dân, đình làng, giếng nước, những cây đa 400 tuổi chồm mình vươn ra đại dương…

Xúc động với hình ảnh mọi lăng, miếu, đình làng, chùa chiền cho đến những ngôi mộ gió, đều dàn hàng ngang bên thềm sóng. Biển chính là MINH ĐƯỜNG không chỉ với riêng Lý Sơn, mà còn là MINH ĐƯỜNG của cả dân tộc này!

Vậy mà khắp nơi, MINH ĐƯỜNG ấy đã bị bè lũ tham tàn cấu kết với quan chức, với chính quyền cướp bóc, băm nát để làm của riêng.

Để đến một ngày, đến lượt những đình đến, lăng miếu rêu phong linh thiêng của tổ tiên trên hòn đảo thanh bình, xinh đẹp và bất khuất Lý Sơn cũng sẽ bị “đóng cũi”, bị “gông xiềng” giữa những resort, những khối khách sạn, nhà ở, những chốn ăn chơi thác loạn cho những kẻ bợm bãi, đĩ điểm, thừa tiền!


Những bô lão Lý Sơn cuối cùng đành ngửa cổ kêu cứu Tổ quốc linh thiêng cứu vớt cho họ khỏi mang tội đánh mất quê hương trước Tổ tiên!

Tổ quốc ở đâu, có nghe thấy không???
_____

Toàn văn kiến nghị ngày 16.1.2019 của người dân Lý Sơn:

Chúng tôi ký tên dưới đây đại diện Ban khánh tiết, Ban tư vấn nhà Tiền hiền và Đình làng An Vĩnh; BKT Đình làng An Hải; Ban Tế tự Vạn Vĩnh Thạnh; hai xóm và bảy lân – đại diện 4 Ban vận động Đội đua thuyền truyền thống (Long, Lân, Quy, Phụng). Đại diện cho cán bộ và nhân dân trong xã, làm đơn kiến nghị khẩn thiết yêu cầu lên qúy cấp xem xét, can thiệp điều chỉnh địa điểm, dự án đầu tư phát triển khu thương mại và dịch vụ Du lịch Lý Sơn, trước mặt tiền của xã An Vĩnh đã được tổ tiên khai phá, xây dựng bảo vệ, phát triển và trao truyền cho con cháu suốt hơn 400 năm qua với những lý do chính đáng như sau:

Nguyên trong 2 ngày 20/12/2018 và 11/01/2019 một số cử tri, đại biểu của các khu dân cư trong xã đã được UBND xã An Vĩnh gửi giấy mời, nội dung cuộc họp “Tham gia trưng cầu ý kiến của nhân dân trong vùng về tham khảo thiết kế dự án đầu tư phát triển khu thương mại và dịch vụ du lịch Lý Sơn ngoài vùng nước cạn trên địa bàn xã An Vĩnh theo hướng chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện Lý Sơn”.

Phiên họp đầu tiên tại hội trường UBND xã An Vĩnh, đại biểu đi thưa thớt, ý kiến đa số không tán thành, phiên họp thứ hai tại nhà Văn hóa thôn Đông – xã An Vĩnh có mời đại biểu Ban Khánh tiết Đình làng An Hải cũng do Ban lãnh đạo công ty Hợp Nghĩa triển khai. Dưới sự chủ tọa của hai ông Nguyễn Viết Vy – Bí thư Huyện ủy Lý Sơn và ông Nguyễn Quốc Việt – Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn. Tất cả 2 phiên họp, ý kiến của nhân dân đều bức xúc, bất an lo ngại cho tương lai xã An Vĩnh – Lý Sơn bị biến dạng (lợi bất cập hại) nếu công ty Hợp Nghĩa được quy hoạch thực hiện trong diện tích 54,65 ha, nối dài từ cảng Bến Đình đang được nhà nước xây dựng, mở rộng đường đi bộ và nâng cấp để ngắm cảnh biển từ cảng Bến Đình đến cảng cá xã An Vĩnh theo dọc đường bờ kè chắn sóng, che chắn hết mặt tiền của xã An Vĩnh.

Nơi đây chính là vành đai chắn sóng, bảo vệ đảo. Cảnh quan môi trường sinh thái được thiên nhiên ban tặng rất nhiều hải sản mà dân trên đảo đã nuôi sống suốt hơn 400 năm qua. Đây chính là mặt tiền di tích của một hòn đảo tâm linh mà từ xưa tổ tiên gọi nơi đây là: “minh đường” điểm linh thiêng tích tụ tài lộc, thanh bình, hạnh phúc. Nơi đây được du khách ví như “Thiên đường giữa biển khơi”, “vương quốc tỏi”, “quê hương hải đội Hoàng Sa” và đặc biệt là “đảo tâm linh”.

Tại đây di tích nối di tích, khởi đầu từ cảng Bến Đình di tích cấp tỉnh giếng Xó La. Ngoài vùng nước cạn là vũng Thầy tu bên trong bờ kè là dinh Bà Roi (Trinh Tịnh đường), lăng Tân di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh thờ vị thủy thần “Đồng đình Nam hải đại vương”, hiện lưu giữ bộ xương cá voi (cá ông) lớn nhất Đông Nam Á, Lân Vĩnh Hòa (dinh Chàm) di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Bên cạnh là trụ sở điện cáp ngầm điện lưới quốc gia nối từ đất liền ra đảo từ năm 2014. Tiếp theo là chùa Vĩnh Ân, đình làng An Vĩnh và Nhà tiền hiền được nhà nước tặng bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, hai nơi thờ đều có câu đối:

“Ân đức dựng xây miền đảo Lý Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa”.

Tiếp đến là lăng Chánh di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Sở Âm Hồn (chùa Âm Hồn); những di tích bên trong và ngoài biển là Bến Đình, cảnh quan trên được lưu truyền 2 câu đối:

“Tiền hải, hậu sơn lưu thắng cảnh Tha phương, bái vọng tưởng cố hương”.

Cảnh quan trước là biển sau lưng là 5 núi gồm: Giếng Tiền, Hòn Tai, Thới Lới, Hòn Sỏi, Hòn Vung thường gọi là Ngũ Hành Sơn. Bến Đình từ thời vua Gia Long, Minh Mạng đến thời Tự Đức nơi trước đây là điểm tổ chức lễ hội tế thần linh trong dịp xuân về và khao thưởng dân binh đi Hoàng Sa làm nhiệm vụ lịch sử và nơi đây ngày nay là điểm tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa của tỉnh Quảng Ngãi, nhằm tưởng niệm và tri ân các “hùng binh Hoàng Sa”. Nếu bồi lấp sẽ mất hẵn chứng cứ lịch sử lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, minh chứng chủ quyền tổ quốc làm mất di tích là vô tình tiếp tay cho kẻ địch xuyên tạc lịch sử ở một huyện đảo có vị trí địa chính trị vô cùng lớn lao của Lý Sơn. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ văn hóa thể thao và du lịch tặng bằng Di tích lịch sử văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ngày 04/9/2019, Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi dự định xây cảng Bến Đình tại đây. Ban khánh tiết nhà Tiền hiền và đình làng An Vĩnh đã khẩn trương làm kiến nghị xin được di dời đi nơi khác. Nếu không sẽ mất hết di tích thờ tự và trường đua Bến Đình của xã An Vĩnh đã được ông Ngyễn Hòa Bình Bí thư TW Đảng, chánh tòa án Nhân dân tối cao, nguyên thời bấy giờ là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, đồng tình chấp thuận cho di dời đến địa điểm như hiện nay (xin đính kèm bản kiến nghị). Đặc thù của lễ hội đua thuyền tứ linh từ thời tổ tiên trao truyền cho biết bao thế hệ đời nay.

Ngày xưa là “cạnh độ tứ linh” là lễ thức dâng cúng thần linh và các bậc nhân thần có công với dân với nước trong 4 ngày xuân, chúc mừng năm mới trước tiên dâng lễ sau là hội, đây là môn thể thao độc đáo của Lý Sơn, cũng là món quà của quê hương cho những người con vì đất chật người đông mà phải “tha phương cầu thực” xa xứ chỉ đợi ngày Tết mới về quê xem hội đua thuyền. Thời tiết Lý Sơn vào dịp xuân về thường biển động, gió cấp 6, cấp 7 biển động mạnh “tháng giêng động dài, tháng hai động tố”.

Mặc dù biển động, mưa, gió mà dân vẫn mặc áo mưa động viên cỗ vũ lễ hội đua thuyền, không bỏ được. Vì dân ở đây tâm niệm vì lý do gì mà không tổ chức được, năm ấy tai họa sẽ ập đến mất mùa. Theo thiết kế của công ty Hợp Nghĩa phải tạo một trường đua ngoài nước sâu (ngoài gò sóng) thật nhiêu khê, tốn kém và nguy hiểm. Tất nhiên thuyền đua sẽ bị sóng đánh chìm, nước sâu không phải như đua trong gò sóng – vận động viên (dân bơi) đua thuyền, chuyên nghề nông nghiệp bơi lội không được sẽ bị đuối nước đầu năm có thể chết người thì hệ lụy không gì đắp nổi.

Ngày nay ai cũng thấy rõ Lý Sơn không chỉ là di tích lịch sử văn hóa quan trọng minh chứng cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam mà là còn nét đẹp văn hóa tính nhân văn sâu sắc của người dân Lý Sơn trên đảo, nhằm thể hiện lòng tri ân đối với cha ông những Hùng binh Hoàng Sa đã hi sinh vì đất nước.

Kính thưa quý cấp!

Ngoài những lý do nêu trên từ ngày có điện lưới quốc gia, khách du lịch trong và ngoài nước đến với Lý Sơn, nhiều khi quá tải, nước ngọt không đủ để xử dụng khi thời tiết hạn hán, môi trường bị ô nhiễm, sản vật địa phương không đủ đáp ứng, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho nhân dân trên đảo. Lý Sơn cần được xây dựng và phát triển như chủ trương của nhà nước đề ra, nhưng các công trình, dự án phải có sự tham gia thẩm định của ngành văn hóa, ngành địa chất trước khi cấp phép đầu tư trên đảo, nhằm đảm bảo những công trình đó không ảnh hưởng đến di sản văn hóa, di sản tâm linh, di sản địa chất và phúc lợi chính đáng bền vững của nhân dân.

Đã nhiều lần UBND tỉnh hội thảo, tọa đàm xây dựng và phát triển du lịch tất cả đều đề nghị khuyến cáo phải bảo tồn nguyên trạng để làm hồ sơ công viên địa chất toàn cầu và phát triển du lịch bền vững. Đồng thời hợp với dự án bảo tồn biển.

Cán bộ và nhân dân xã An Vĩnh nói riêng đảo Lý Sơn nói chung khẩn thiết cầu xin tổ quốc thiêng liêng gia hộ độ trì cho quý cấp xem xét, cân nhắc không cấp phép cho công ty Hợp Nghĩa tại khu vực này, để thế hệ con cháu đời sau khỏi đắc tội với tổ tiên thuở trước, các nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử, các nhà địa chất, các du khách đến Lý Sơn khỏi oán trách con cháu Lý Sơn đời nay không biết trân trọng bảo quản, phát huy di sản được thiên nhiên ban tặng chỉ vì lợi ích nhỏ mà đánh mất quê hương.

Để xứng đáng với câu:

“Tổ tiên khai sáng xây cơ nghiệp Hậu thế tâm thành nguyện phát huy”.

Xin chân thành cảm ơn!

 

 


Phần nhận xét hiển thị trên trang