Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?


baomai.blogspot.com
 
Các kịch bản nào có thể xảy ra cho Venezuela và tổng thống tạm quyền Guaido có thể làm gì để tái thiết đất nước trong khi ông Maduro vẫn tại vị và nắm trong tay quân đội.

Những kịch bản có thể xảy ra

baomai.blogspot.com  
Tổng thống tạm quyền Guaido có thể làm gì tiếp theo để tái thiết đất nước trong khi ông Maduro vẫn tại vị và nắm trong tay quân đội

Giới phân tích đua nhau đưa ra những kịch bản có thể xẩy ra cho Venezuela trong tình trạng đất nước này đang có hai tổng thống, một tổng thống Maduro nắm thực quyền, và một tổng thống lâm thời Guaido theo quy định của Quốc hội nước này.

Theo tác giả Alex Ward của VOX, có 5 kịch bản cho tương lai của Venezuela:

Ông Maduro vẫn nắm quyền:

baomai.blogspot.com

Trong bối cảnh đó, áp lực chính trị lên Maduro chắc chắn sẽ làm ông ta suy yếu, và áp lực kinh tế sẽ làm mọi nỗ lực để cải thiện tình hình kinh tế cho đất nước của ông trở nên phức tạp hơn. Hoa Kỳ, ví dụ, đã xem xét áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Venezuela. Điều này có nguy cơ làm giảm mức tín nhiệm với Maduro thấp hơn 20% - mức tín nhiệm mà ông Maduro duy trì trong những năm gần đây.

Maduro từ chức, nhưng tư tưởng chính trị và chính sách kinh tế thảm khốc của ông vẫn tiếp tục:

baomai.blogspot.com  

Maduro có thể từ chức nếu ông ta chọn được một lãnh đạo mới có cùng hệ tư tưởng chính trị với mình. Đó là niềm tin rằng chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa xã hội độc đoán là cách tốt nhất để cai trị đất nước. Nếu kịch bản này xảy ra, tương lai của Venezuela sẽ không có gì thay đổi như khi Maduro còn nắm quyền. Nói tóm lại là một chính phủ "bình mới, rượu cũ".

Phe đối lập lên nắm quyền:

baomai.blogspot.com  

Hiện chưa rõ kịch bản này có thể xảy ra theo hình thức nào? Hoặc là Maduro đợi tới một cuộc bầu cử công bằng hơn rồi mới từ chức, để người đắc cử lên thay. Hoặc Maduro sẽ trao đất nước cho Guaido. Niềm hi vọng là lãnh đạo mới, có lẽ không thuộc phe xã hội chủ nghĩa của Maduro, sẽ lèo lái đất nước tiến lên một nền dân chủ. Nhưng ngay cả kết quả màu hồng này cũng có những thách thức của nó.

Lý do là vì một số chính sách của Maduro hiện vẫn còn rất thịnh hành ở Venezuela, chẳng hạn việc đầu tư ngân sách vào các chương trình xã hội như chăm sóc y tế và thực phẩm. Và lãnh đạo mới sẽ vấp phải thách thức khi buộc phải cắt một số chương trình như vậy để ngăn nền kinh tế đất nước sụp đổ.

Điều đó có thể dẫn đến việc người dân Venezuela phản ứng, chống lại nhà lãnh đạo mới chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nói cách khác, người thay thế Maduro với hy vọng chân thành là tái thiết Venezuela sẽ có một công việc vô cùng thách thức.

Quân đội Venezuela lên nắm quyền:

baomai.blogspot.com
  
Quân đội Venezuela hiện là cơ quan quyền lực nhất đất nước, và đã khẳng định đứng về phía ông Maduro. Nhưng trong trường hợp khủng hoảng chính trị trầm trọng hơn, quân đội có thể quyết định phế truất ông Maduro để lên nắm quyền.

Có một hy vọng là quân đội sẽ kêu gọi một cuộc bầu cử tự do và công bằng, sau đó sẽ trao quyền cho người chiến thắng. Nhưng lịch sử thì cho thấy thực tế trái ngược. Từ 1948 -1958, lãnh đạo quân đội đã tra tấn, bỏ tù, giết hại phe đối lập, và tham nhũng tràn lan. Điều đáng lo ngại là một nhà cai trị quân sự, như trong những năm qua, sẽ hy sinh dân chủ nhân danh sự ổn định xã hội.

Quân đội nước ngoài lật đổ Maduro và gây ra nội chiến:

baomai.blogspot.com

Trong bối cảnh như vậy, quân đội sẽ trở thành lực lượng bảo vệ cho Maduro. Ông Maduro đã huy động quân đội để đề phòng trường hợp ông Trump đưa quân tới Venezuela. Một số người có thể theo phe quân đội nước ngoài để tham gia vào cuộc xâm lược, nhưng trong trường hợp này thì cũng gây ra tàn sát và đổ máu.

Tình hình thậm chí có thể tồi tệ hơn, khi Maduro bị phế truất, các phe phái tìm người kế vị ông Maduro có thể chống lại nhau, gây ra cuộc nội chiến. Trong khi kẻ chiến thắng chưa ngay lập tức được xác lập, các phe phái có thể bắt đầu cai trị và vận hành từng phần lãnh thổ của riêng mình trên khắp Venezuela.

Do đâu Guaidó có thể lên làm Tổng thống?

baomai.blogspot.com
Ông Guado tuyên bố làm Tổng thống tạm quyền của Venezuela hôm 23/1, nhưng ông không có quyền hành trên thực tế

Báo chí quốc tế vừa qua đưa tin về việc lãnh đạo đảng đối lập, ông Juan Guaidó, đã 'tự tuyên bố làm Tổng thống tạm quyền' của Venezula hôm 23/1. Tuy nhiên nhiều người Venezuela phản đối chữ 'tự tuyên bố' này.

Chẳng hạn, một số độc giả của New York Times phản ứng rằng ông Guaidó không 'tự tuyên bố' mà việc ông làm tổng thống đã được quy định trong Hiến pháp Venezuela.

Nhìn lại lịch sử, ông Maduro được bầu làm Tổng thống năm 2013 và trong suốt thời gian ông tại vị, kinh tế Venezuela lao dốc không phanh.

 baomai.blogspot.com  

Nhưng ông Maduro vẫn ra ứng cử và trúng cử chức tổng thống thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi hồi tháng 5/2018. Nhiều ứng cử viên đảng đối lập bị cấm ra tranh cử đợt này, hoặc bị bỏ tù, hoặc phải sống lưu vong.

Việc tái đắc cử của ông Maduro không được phe đối lập kiểm soát Quốc hội công nhận. Chính vì thế, Quốc hội Venezuela tuyên bố ông Maduro là kẻ tiếm quyền và vị trí tổng thống hiện 'bỏ trống'.

Trích dẫn các điều 233 và 333 của Hiến pháp Venezuela, Quốc hội Venezuela nói rằng trong những trường hợp như vậy, người đứng đầu Quốc hội sẽ đảm nhận chức Tổng thống.

Đó là lý do tại sao ông Guaido, Chủ tịch Quốc hội Venezuela tuyên bố mình là quyền Tổng thống vào ngày 23/1.

Ông Guaido không có thực quyền

baomai.blogspot.com
Ông Maduro tham gia diễn tập quân sự hôm 27/1/2019 trong nỗ lực chứng tỏ với quốc tế rằng ông có quân đội hậu than

Vấn đề đặt ra hiện nay là ông Maduro không chịu từ chức và hiện vẫn chưa rõ quân đội Venezuela có ủng hộ ông Guaido hay không.

Trong các video đăng trên mạng xã hội hôm 23/1, có cảnh một nhóm người mặc quân phục nhường đường cho một đoàn người biểu tình - những người ủng hộ ông Guaido.

Nhưng tướng lĩnh quan đội hàng đầu của Venezuela thì viết trên Twitter rằng họ vẫn đứng về phía ông Maduro - người thường xuyên tăng lương, thưởng cho họ và đưa những tướng quân sự cấp cao kiểm soát các vị trí và ngành công nghiệp quan trọng.

baomai.blogspot.com

Tổng thống Maduro vẫn nắm trong tay các đòn bẩy quyền lực, bao gồm bộ máy lập pháp, hành pháp, và đặc biệt là quân đội. Do đó một quốc gia hai chính phủ tồn tại song song, dù được nước ngoài hậu thuẫn, có rất ít ý nghĩa trên thực tế. Trong tình hình như vậy, sự hỗn loạn kinh tế của Venezuela chỉ có khả năng trở nên tồi tệ hơn, theo bình luận của Jonathan Marcus của BBC.

Ông Guaido là Chủ tịch Quốc hội, nhưng cơ quan lập pháp này nhìn chung trở nên bất lực trước một Quốc hội Lập hiến được thành lập năm 2017 nơi tập trung những người trung thành với ông Murado.

Quốc hội (do ông Guaido lãnh đạo) vẫn họp, nhưng các quyết định của nó bị ông Murado phủ quyết hoàn toàn với sự hậu thuẫn của Quốc hội Lập hiến.

Nghĩa là, dù được Mỹ và một số nước châu Âu và Mỹ La Tinh ủng hộ, ông Guaido không có quyền hành gì trên thực tế.

Khó có thể phá vỡ sự bế tắc

baomai.blogspot.com
Ông Guaidó hứa với tất cả nhân viên lực lượng an ninh sẽ ân xá nếu họ quay lưng lại với Tổng thống Maduro trong khi ông Maduro vừa tăng cường sức mạnh quân sự

Trả lời phỏng vấn truyền hình của hãng CBS, ông Ted Piccone, chuyên gia cao cấp, nhà phân tích Mỹ La Tinh thuộc Viện Nghiên Brookings nói có một chút ít yếu tố tích cực trong hoàn cảnh này, đó là việc ông Maduro hiện đang chịu sức ép rất lớn đến từ hai phía: từ những người muốn lật đổ ông trong nước, và từ cộng đồng quốc tế.

Theo phân tích của ông Ted Piccone, tình huống phức tạp hiện nay là ông Maduro vẫn đang nắm trong tay mọi lĩnh vực chủ chốt của đất nước, từ kinh tế đến hạ tầng, năng lượng, và quân đội.

baomai.blogspot.com

Các lựa chọn khác trong bối cảnh này có thể là tăng cường cấm vận về kinh tế, năng lượng... Và đây có thể là các biện pháp hiệu quả để gây áp lực lên ông Maduro để buộc ông ta phải đàm phán và từ chức. Rất có thể Liên Hiệp Quốc sẽ phải vào cuộc để gây sức ép lên ông Maduro.

Ông Guaido cũng đã hứa với tất cả nhân viên lực lượng an ninh rằng sẽ ân xá nếu họ quay lưng lại với Tổng thống Maduro.

Câu hỏi liệu Mỹ có triển khai quân đội để buộc ông Maduro từ chức và đưa ông Guaidó lên vị trí Tổng thống có thực quyền hay không cũng được đặt ra.

Và giới phân tích cho rằng việc Mỹ can thiệp quân sự để lật đổ ông Maduro khó có thể xem là một lựa chọn khả thi khi mà người dân Venezuela vốn đã quyết liệt chối bỏ vai trò của Mỹ.

Và giới phân tích cho rằng việc Mỹ can thiệp quân sự để lật đổ ông Maduro khó có thể xem là một lựa chọn khả thi khi mà người dân Venezuela vốn đã quyết liệt chối bỏ vai trò của Mỹ.

baomai.blogspot.com

Ngay kể cả trong trường hợp Mỹ triển khai quân đội thì các nước như Mexico, Nga và Trung cộng cũng sẽ chẳng làm gì để can dự ngoại trừ sẽ gây ầm ĩ ở Liên Hiệp Quốc, theo phân tích của ông Dov S. Zakheim, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, trên The Hill.

Mặt khác, không có gì rõ ràng rằng Washington thực sự có thể tổ chức một liên minh sẵn sàng xâm lược Venezuela. Và cũng chưa rõ quân đội Venezuela, mà cho đến nay vẫn lên tiếng ủng hộ Maduro, sẽ tham gia hất cẳng ông này hay không. Nếu không, kết quả có thể là sự đổ máu ở Venezuela, điều mà người Mỹ khó có thể chấp nhận do Mỹ đã và đang mất mát quá nhiều về con người và cả tiền bạc trong việc lật đổ chính phủ Iraq và Afghanistan.

baomai.blogspot.com

Hơn nữa, ngay cả khi Hoa Kỳ có thể đánh bại thành công quân đội Venezuela trung thành với chính phủ, thì Hoa Kỳ vẫn phải đối mặt với hai thách thức chính, gồm tái thiết một đất nước hỗn loạn về kinh tế và đối phó với các cuộc tấn công du kích của những người trung thành với Maduro, theo ông Dov S. Zakheim.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao ông Maduro ‘không dám’ đụng tới tổng thống tự phong?

baomai.blogspot.com


Ông Juan Guaido và người ủng hộ trong một cuộc biểu tình hôm 23/1.

Hơn 700 người chống đối Tổng thống Nicolas Maduro mới bị bắt giữ trong khi phe đối lập tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo có tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, theo AP, đáng chú ý các lực lượng an ninh nhà nước không đụng tới một nhà hoạt động chống chính phủ nổi bật, ông Juan Guaido, nhà lập pháp tự xưng là tổng thống lâm thời.

Hãng tin Mỹ nhận định rằng việc ông Maduro tới nay vẫn chưa hạ lệnh bắt ông Guaido cho thấy sự thiếu tin tưởng trong chính lực lượng an ninh của tổng thống đang vấp phải áp lực từ nhiều phía.

baomai.blogspot.com  
Tổng thống tạm quyền Guaido có thể làm gì tiếp theo để tái thiết đất nước trong khi ông Maduro vẫn tại vị và nắm trong tay quân đội

Một lý do khác đó là việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng bất kỳ một sự gây hại nào đối với nhân vật mà Mỹ coi là lãnh đạo hợp pháp của Venezuela sẽ là hành động vượt qua lằn ranh đỏ.

Quan chức Mỹ hôm 28/1 lại lặp lại cảnh báo trên khi công bố các biện pháp từng phạt đối với công ty dầu khí nhà nước Venezuela.

baomai.blogspot.com
  
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Bolton, nói rằng bất kỳ hành động nào đối với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, ông Guaido hay Quốc hội mà ông hiện lãnh đạo, sẽ bị coi là một “sự tấn công nghiêm trọng” và “sẽ bị đáp trả bằng phản ứng lớn”.

Trong khi không đề cập cụ thể tới các hành động Mỹ có thể tiến hành, ông Bolton lặp lại rằng tất cả các giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng Venezuela vẫn trên bàn thảo luận, kể cả biện pháp quân sự, theo AP.

baomai.blogspot.com
  
Hãng tin này dẫn lời ông Jose Miguel Vivanco, Giám đốc phụ trách khu vực châu Mỹ của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng “họ sẽ không dám đụng tới ông Guaido” vì ông nhận được “sự ủng hộ lớn từ quốc tế”.

baomai.blogspot.com

Chính quyền của ông Maduro đã nhiều lần dọa bắt nhà lập pháp 35 tuổi, cáo buộc ông vi phạm hiến pháp và làm “con rối” trong âm mưu đảo chính của Mỹ.

Nhưng theo AP, ông Guaido hàng ngày vẫn được tự do đi lại khắp thủ đô Caracas, tổ chức các cuộc tuần hành và thiết lập một chính quyền song song.

Ông Maduro yêu cầu TT Trump ‘buông Venezuela’

baomai.blogspot.com
Ông Maduro trong một cuộc diễn tập quân sự hôm 27/1.

Phát biểu trên truyền hình nhà nước, Tổng thống Nicolas Maduro đã sử dụng tiếng Anh để gửi thông điệp trực tiếp tới Tổng thống Donald Trump.

AP dẫn lời nhà lãnh đạo này yêu cầu nguyên thủ Mỹ “không dính vào Venezuela” và “buông Venezuela ngay lập tức”.

Tổng thống hiện đối mặt với nhiều thách thức nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với công ty dầu khí nhà nước của Venezuela là hành động của “tội phạm”.

baomai.blogspot.com
  
Nói trên truyền hình hôm 28/1, ông Maduro cũng cáo buộc Hoa Kỳ đánh cắp của người Venezuela tài sản dầu mỏ thuộc quyền sở hữu của họ.

AP nhận định, chính quyền của ông Maduro sẽ mất quyền tiếp cận đối với một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất, nhất là 7 tỷ đôla tài sản hiện bị Mỹ chế tài.

Nhà lãnh đạo theo đường lối xã hội chủ nghĩa đang chật vật tại vị trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia quay sang ủng hộ lãnh tụ đối lập Juan Guaido làm tổng thống lâm thời.

Ông Maduro tuyên bố sẽ sớm thông báo một loạt các hành động đối phó với biện pháp trừng phạt của Mỹ, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

baomai.blogspot.com

Venezuela cắt đứt quan hệ với Mỹ tuần trước sau khi chính quyền của ông Trump công nhận ông Guaido là tổng thống hợp pháp.

Dù ông Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela, Mỹ và các đồng minh đang gây áp lực kinh tế và ngoại giao để buộc ông phải từ nhiệm.

Nhà lãnh đạo này cáo buộc Mỹ công khai lãnh đạo một cuộc đảo chính để hạ bệ ông.

baomai.blogspot.com

nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Vũ “nhôm” khai: Mọi công việc đều phải báo cáo lãnh đạo Tổng cục V


VietTimes -- Vũ “nhôm” khai, để xin nhà đất công sản, Vũ thường sử dụng cụm từ “dùng cho hoạt động nghiệp vụ”, nhưng thực chất là kinh doanh các khu vui chơi giải trí, hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn. Mọi di biến động của Vũ hay toàn bộ công việc của Vũ đều phải báo cáo lãnh đạo Tổng cục V.
Vũ khai để xin đất thường dùng cụm từ "dùng cho hoạt động nghiệp vụ". Ảnh: dantri.com.vn
Vũ khai để xin đất thường dùng cụm từ "dùng cho hoạt động nghiệp vụ". Ảnh: dantri.com.vn
Sáng 28/1, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") cùng các bị cáo Bùi Văn Thành (cựu Thứ trưởng Bộ Công an), Trần Việt Tân (cựu Thứ trưởng Bộ Công an), Phan Hữu Tuấn (cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, tức Tổng cục V, Bộ Công an), Nguyễn Hữu Bách (cựu Phó Cục trưởng) về hai tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Phiên tòa do thẩm phán Trương Việt Tòa làm chủ tọa. Buổi sáng 8h39, chủ tọa công bố khai mạc phiên xét xử. Sau đó chuyển sang phần thủ tục và đại diện Viện kiểm sát công bố cáo trạng, và chuyển sang phần thẩm vấn lúc 10h30.
Vũ “nhôm” là bị cáo đầu tiên được gọi lên thẩm vấn về các tài sản công mà Vũ “nhôm” thâu tóm để hoạt động kinh doanh.
Vũ “nhôm” khai, năm 2009 được tuyển chọn làm tình báo viên của Tổng cục V (Tổng cục Tình báo Bộ CA), đến năm 2017 bị ra khỏi ngành. Nhiệm vụ tình báo viên của Vũ duy nhất là để phát triển kinh tế cho Tổng cục V.
Tại phiên tòa, Vũ “nhôm” khai để xin nhà đất công sản, Vũ thường sử dụng cụm từ 'dùng cho hoạt động nghiệp vụ', nhưng thực chất là kinh doanh các khu vui chơi giải trí, hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn. Mọi di biến động của Vũ hay toàn bộ công việc của Vũ đều phải báo cáo lãnh đạo Tổng cục V.
Hai công ty bình phong của Vũ được thành lập và đăng kí ngành nghề kinh doanh về bất động sản.
Theo cáo trạng, Vũ “nhôm” được tuyển dụng làm nhân viên tình báo của Tổng cục V từ năm 2009. Mọi hoạt động nghiệp vụ của Vũ do Nguyễn Hữu Bách (Phó cục trưởng), Phan Hữu Tuấn (Cục trưởng, sau là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo) và Trần Việt Tân (Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, sau là Thứ trưởng Bộ Công an) trực tiếp chỉ đạo.
Để tạo điều kiện cho Vũ thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục Tình báo đã sử dụng 2 công ty của ông ta làm tổ chức bình phong, gồm Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79. Tại 2 doanh nghiệp này, Tổng cục Tình báo không đầu tư góp vốn, mọi hoạt động đều do Vũ điều hành.Lợi dụng danh nghĩa tổ chức bình phong, Vũ đã đề nghị các bộ, ngành và chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các dự án nhà, đất công sản có diện tích lên tới hàng nghìn m2 ở các vị trí đắc địa tại Đà Nẵng và TP.HCM trái quy định nhằm thu lợi cá nhân, gây thiệt hại 1.159 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, ban đầu Vũ thừa nhận hành vi phạm tội và có đơn xin giao nộp 7 tài sản do phạm tội mà có để khắc phục hậu quả. Đến thời điểm cáo trạng ban hành, Vũ không thừa nhận hành vi phạm tội và còn có đơn xin không giao nộp 7 tài sản này.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định hai cựu Thứ trưởng Công an là Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân thiếu trách nhiệm để Vũ thâu tóm, chuyển nhượng hàng loạt đất công. Hai sĩ quan tình báo khác bị cáo buộc giúp sức để Vũ phạm tội.
VKSND Tối cao truy tố ông Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với khung hình phạt từ 3-12 năm tù. CònPhan Văn Anh VũPhan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt từ 10-15 năm tù.
(Tổng hợp)

nhận xét hiển thị trên trang

Nga lo sợ thay đổi chế độ ở Venezuela



Hai tổng thống Venezuela và Nga tại Matxcơva ngày 05/12/2018. Ảnh Maxim Shemetov
(Pierre Avril, LeFigaro 28/01/2019) Matxcơva tố cáo sự can thiệp của phương Tây vào chuyện nội bộ của Caracas, đồng minh chiến lược quan trọng duy nhất của Nga tại Nam Mỹ để chống lại ảnh hưởng của Washington.

Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng hôm 21/1, Matxcơva đã tập trung sức lực vào cuộc chiến chống lại mưu toan « đảo chính ở Caracas do Washington bảo trợ », theo quan điểm của điện Kremlin về cuộc so găng giữa người được bảo trợ là Nicolas Maduro và Juan Guaido, « một người bước ra từ đường phố » - như đánh giá của chủ tịch Quốc hội Nga Viatcheslav Volodine.

Cùng với đồng minh Trung Quốc, chính quyền Nga hôm thứ Bảy 25/1 cố gắng cản trở cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tố cáo « sự can thiệp » của phương Tây vào« chuyện nội bộ của Venezuela ». Theo Reuters, có ít nhất mấy chục lính đánh thuê liên quan đến công ty Wagner thân cận với Bộ Quốc phòng, trong những ngày gần đây đã bay từ La Habana đến Caracas để bảo đảm an ninh cho tổng thống Maduro.

Ông Maduro được coi là đồng minh chiến lược của Matxcơva, hơn nữa, lại là duy nhất trong khu vực, giúp Kremlin chống lại ảnh hưởng lịch sử của Washington tại lục địa Nam Mỹ, như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Hugo Chavez được tiếp tám lần trong vòng bảy năm, rồi đến Nicolas Maduro trở thành vị khách thường xuyên nhất của Vladimir Putin – nếu không tính đến các nhà lãnh đạo những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Sự ủng hộ này lại càng rõ nét trong cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc ở Venezuela, vốn bị Mỹ trừng phạt. Từ năm 2006, Nhà nước Nga đã cho Venezuela vay ít nhất 17 tỉ đô la, và do không có tiền, Caracas trả cho Matxcơva bằng dầu lửa.

Khi thăm thủ đô Nga tháng 12 năm ngoái, Nicolas Maduro cảm ơn người bảo trợ Nga đã đầu tư thêm 6 tỉ euro, trong đó 5 tỉ dành cho việc khai thác năm mỏ dầu ở Venezuela và 1 tỉ còn lại để khai thác vàng. Tuy vậy chưa chắc số tiền này đã được giải ngân. Tập đoàn dầu khí Rosneft đóng vai trò chủ đạo trong vụ này, như chuyến thăm Caracas mới đây của chủ tịch Igor Setchine – một người thân tín của tổng thống Vladimir Putin – đã chứng tỏ.

Nay tập đoàn Nga phải lo giải quyết một kỹ nghệ dầu khí đang trong tình trạng tệ hại, do PDVSA quản lý, và các tập đoàn lớn của phương Tây tránh xa. Từ năm 2013, Rosneft đã đầu tư ít nhất 8,7 tỉ đô la ; trong đó có 6,5 tỉ dưới dạng trả trước cho dầu thô sẽ giao, và nắm cổ phiếu đáng kể trong hai chi nhánh của tập đoàn PDVSA. Rosneft không hề lên tiếng từ khi nổ ra khủng hoảng.

Cuối cùng, Nga là nhà cung cấp vũ khí trung thành với chế độ Venezuela, và là nước duy nhất bán vũ khí từ khi Hoa Kỳ rút lui. Một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương đã được ký từ năm 2001 với Hugo Chavez, cụ thể hóa bằng việc chuyển giao các trực thăng Mi, tiêm kích Sukhoi, hệ thống chống hỏa tiễn, xe bọc thép và súng trường Kalachnikov, được cho là sẽ được sản xuất nhượng quyền tại Venezuela. Các thông tin về việc xây dựng một căn cứ quân sự Nga trên  lãnh thổ nước này đã được đại sứ quán Nga ở Caracas đính chính.

« Rất có thể là cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng về vũ khí phòng không, nhưng chúng tôi trông cậy vào một Nhà nước hợp pháp, với sự ủng hộ của nhân dân và quân đội, sẽ tái lập được trật tự hiến định ». Phó thủ tướng Nga Igor Borissov bày tỏ mong muốn như trên. Chính phủ nước ông sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu chế độ Venezuela sụp đổ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có tự do miễn phí


FB Mai Quốc Ấn 26-1-2019 

- “Chúng tôi không yêu cầu các bạn đảo chính, mà chỉ muốn các bạn đừng nổ súng. Chúng tôi mong các bạn đừng bắn vào chúng tôi, mà hãy cùng chúng tôi bảo vệ quyền được lắng nghe của người dân”. – Juan Guaido, Tổng thống lâm thời Venezuela đã nói như vậy với quân đội, công an Venezuela. Năm 2017, Guaido bị thương ở lưng, máu đã chảy Nhưng chính trị gia 35 tuổi vẫn kêu gọi quân đội, công an đang bảo vệ chế độ cần “bảo vệ quyền được lắng nghe của người dân”.
Rất gần với phát biểu của Guaido, trong 1 cuộc biểu tình mới đây, hoa hậu Du lịch bang Carabobo ở Venezuela năm 2013 là Genesis Carmona được cho là đã qua đời sau vụ xả súng vào đoàn biểu tình trên đường phố, ở tuổi 22. Họ bị thương, bị chết bởi đấu tranh cho quyền cơ bản của con người- những đồng bào của họ!

Có lẽ Tổng thống Maduro sẽ không trụ được trên ghế đương nhiệm đến năm 2021. Với cái cách ông ta ăn thịt bò được chế biến bởi đầu bếp hàng đầu thế giới và hút xì gà sau đó, trong khi nhân dân của ông ta bới rác tìm thức ăn, thì đó là tất yếu.

Người dân Venezuela- một quốc gia giàu tài nguyên- đã đói khổ trên chính sự giàu có ấy. Nên mới có những cuộc tuần hành đòi quyền sống cơ bản của con người. Những cuộc tuần hành triệu người mà bất cứ hệ thống quân đội, công an nào cũng bất lực.

Sẽ có người bị đàn áp, thậm chí chết, nhưng nhân dân ở đường cùng sẽ chứng minh sự vạn đại của mình. Không có chế độ nào đủ sức cai trị lâu dài trên bền tảng bóc lột nhân dân cả. Những người lính kiên trung nhất luôn nhớ họ được sinh ra bởi nhân dân. Và bảo vệ nhân dân, tổ quốc mới là nhiệm vụ của các bình sĩ dù trong lực lượng công an hay quân đội.

Bất kỳ tiếng súng hay hành động bạo lực nào dành cho nhân dân Venezuela hôm nay sẽ dẫn đến một hậu quả nào đó trong tương lai, rất gần…

Suốt chiều dài lịch sử, bất cứ vương triều nào, dù có trong tay quyền lực lớn đến độ nào, cũng thất bại khi nhân dân phẫn nộ. Hạnh phúc “thịt bò và xì gà” nào, của bất kỳ chính trị gia nào, cũng sẽ tan vỡ, khi nhân dân phẫn nộ.

Các chế độ độc tài có xu hướng bịt miệng nhân dân, kể cả bằng bạo lực hay những trò bẩn. Và kể cả chấp nhận những trả giá bằng máu hay sinh mạng, nhân dân rồi cũng sẽ thắng mà thôi.

Không có tự do miễn phí! Cũng sẽ chẳng có ai giúp nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than do kẻ khác tạo ra nếu không từ chính bản thân người dân. Người dân Venezuela cũng vậy mà người dân bất cứ đâu cũng thế…

Có một lần, tôi nói với một người anh- là quan chức, rằng khi tuyệt đường sinh sống của dân cũng chính là tuyệt lộ của chế độ. Bất cứ chế độ nào!

Hãy nhớ, bạo lực trấn áp để duy trì quyền lực cũng chỉ là tạo Nhân cho hậu Quả về sau… Ai thênh thênh trên cao quyền lực cũng chỉ là quyền lực tạm nếu nhân dân nổi giận!

Dẫu không có tự do miễn phí, kể cả trả giá bằng máu hay sinh mạng, thì nhân dân Venezuela sẽ “đòi nợ” Maduro, chắc chắn là như vậy! Ở nơi khác, nếu cứ tạo bất công, cũng không ngoại lệ…

Hãy biết thương dân nếu là người cầm quyền. Có ai mà không từ nhân dân mà ra đâu nếu xét sâu nguồn gốc?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tỷ phú Mỹ George Soros: 'Tập Cận Bình nguy hiểm cho xã hội tự do'




Joe MillerBBC News, Davos 25 tháng 1 2019 - Tỷ phú Mỹ George Soros chỉ trích quyết liệt Trung Quốc và Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos. Tỷ phú, nhà từ thiện Mỹ George Soros đã sử dụng bài phát biểu thường niên của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos để khởi động một cuộc tấn công dữ dội vào Trung Quốc và chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Soros cảnh báo rằng trí thông minh nhân tạo có thể được sử dụng để củng cố sự kiểm soát của chế độ toàn trị tại Trung Quốc. Ông nói kịch bản này là một "mối nguy hiểm chưa từng có".
Nhưng Soros nói người dân Trung Quốc là "nguồn hy vọng chính" của ông. "Trung Quốc không chỉ là chế độ độc tài duy nhất trên thế giới mà còn là nước giàu có nhất, mạnh nhất và sở hữu công nghệ tiên tiến nhất", ông nói, đồng thời lưu ý đến mối quan ngại về nước Nga. "Điều này làm cho Tập Cận Bình trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của các xã hội tự do", ông nói. Ông Soros, một nhà tài trợ nổi tiếng cho Đảng Dân chủ ở Mỹ, cũng chỉ trích lập trường của chính quyền Trump đối với Trung Quốc. "Thay vì gây nên một cuộc chiến thương mại trên thực tế với cả thế giới, Mỹ chỉ nên tập trung vào Trung Quốc," ông nói.

'Rủi ro bảo mật'

Ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump bị tỷ phú George Soros chỉ trích tại Davos

Ông kêu gọi Washington tạo áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE, nơi ông nói rằng "rủi ro bảo mật không thể chấp nhận được đối với phần còn lại của thế giới".

Tổng quát hơn, ông Soros cảnh báo rằng các chế độ đàn áp có thể sử dụng công nghệ để kiểm soát dân của họ, điều mà ông gọi là "mối đe dọa chết người đối với các xã hội cởi mở".

Ông Soros, doanh nhân người Do Thái gốc Hungary, 88 tuổi, sống sót sau cuộc chiếm đóng của Đức Quốc xã bằng cách làm giả giấy tờ tùy thân, từng tai tiếng vì liên quan đến sự mất giá của đồng bảng Anh, được gọi là Thứ Tư Đen.

Nhưng chính các hoạt động từ thiện và chính trị của ông đã khiến ông trở thành một nhân vật gây chia rẽ ở Mỹ, Châu Âu và hơn thế nữa.

Hối lộ

Ông Soros đã dành hàng tỷ đồng để tài trợ cho các dự án nhân quyền và liên doanh dân chủ tự do trên khắp thế giới, và trở thành mục tiêu thường xuyên bị chỉ trích bởi các nhóm cánh hữu vì ông ủng hộ các lý tưởng tự do.

Phần lớn những lời chỉ trích nhắm vào ông đã bị chỉ trích là có hơi hướng chống Do Thái. Năm ngoái, một gói hàng đáng ngờ đã được tìm thấy trong một hộp thư tại nhà của ông ở New York.

Ông Soros đã sử dụng bài phát biểu Davos của mình năm ngoái để nhắm vào các đại gia công nghệ như Facebook và những tác động của họ mà ông coi là ăn mòn các hệ thống dân chủ.

Nhưng năm nay, ông hướng sự phẫn nộ của mình tới Bắc Kinh, và đặc biệt là kế hoạch đầu tư "Vành đai và Con đường" gây tranh cãi, trả tiền cho các tuyến đường bộ, đường sắt và đường biển để thúc đẩy thương mại với các nước trên thế giới.

"Nó được thiết kế để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc, chứ không phải lợi ích của các quốc gia tiếp nhận", ông nói.

"Các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Trung Quốc chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay chứ không phải bằng các khoản tài trợ và các quan chức nước ngoài thường bị mua chuộc để chấp nhận chúng."

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46997584

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THẾ MẠC Lặng lẽ một hồn thơ xứ Đoài.




Nhà thơ Thế Mạc đã mất được 9 năm (2 -1 - 2010). 9 năm ấy Xứ Đoài nói riêng và làng thơ Việt Nam mất đi một giọng thơ rất riêng... 9 năm ấy, cứ vào dịp này, những ngày cuối năm ẩm ướt và giá lạnh, có lẽ không phải riêng tôi mà rất nhiều người yêu quý và trân trọng nhà thơ Thế Mạc không khỏi trạnh lòng mỗi lần nhớ đến ông. Chẳng cầm đậu lòng mình... hôm nay - vào một ngày như thế, tôi có một nén tâm hương tưởng nhớ người thầy, nhà thơ tài hoa một thời...


Thế Mạc là một nhà giáo, điều này bạn bè và những người yêu mến ông có thể khẳng định một cách chắc chắn, thậm chí họ còn có thể nhớ ông lên lớp giờ đầu tiên ở trường nào sau khi tốt nghiệp Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhưng, lúc nào Thế Mạc là một nhà thơ thì có lẽ (không phải riêng ông mà rất nhiều người sáng tác khác) không ai dám đoan chắc với chính mình… Thế Mạc chỉ thực sự trở thành nhà thơ lúc ông ý thức được và viết: Khi tôi lìa khỏi rừng/ Được chặt ra một khúc/ Tình nhếnh nháng rỗng không/ Lòng tối tăm rạo rực. Môi em kề miệng đấy/ Thổi vào tôi mùa thu (Sáo- Nguồn). Chính đời sống đã ùa vào tâm hồn mà bản chất thi sỹ trời phú trong ông đã để thi ca cất cánh!
Thế Mạc tên thật là Kiều Thể, quê ông ở Xã Cần Kiệm huyện Thạch Thất, một địa danh rất nổi tiếng của xứ Đoài. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo nghèo (Thân phụ của Nhà thơ Thế Mạc cũng là một người chọn đời với nghề dạy học), Thế Mạc được nuôi dưỡng và thừa kế một truyền thống hiếu học mà người khơi nguồn là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Cho tới thời cận đại, tên tuổi Nguyễn Tử Siêu với những tiểu thuyết lịch sử hoành tráng (có thể coi Tử Siêu là một trong những đại diện đầu tiên khai sinh ra tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam…), Thế Mạc đã có những khát vọng sáng tác ngay khi còn là chàng sinh viên trên giảng đường Đại học. Thành tựu Văn học đến với Thế Mạc khi ông còn rất trẻ. Ông kể: Ngày ấy, tất tả từ Tây Bắc (xung phong lên miền núi dạy học) về Thủ đô ông vô cùng hồi hộp, hôm nhận giải thưởng thơ ông còn nhớ bên cạnh mình là nhà thơ Ngô Văn Phú (người cùng được giải). Người trao giải là Nguyễn Bính và Xuân Diệu. Xuân Diệu đánh giá cao những bài thơ của Thế Mạc viết về đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Một trong những sáng tác ấy là bài thơ Chim sơn ca, (Giải thưởng báo Văn nghệ 1960). Cho đến tận hôm nay nhiều người yêu thơ vẫn không thể không nhắc đến bài thơ này khi nói về Thế Mạc.
Sau một thời gian dài cùng với nghề dạy học, Thế Mạc mang tuổi trẻ của mình đến nhiều vùng đất. Từ Tây Bắc xa xôi đến các bản Mường heo hút của tỉnh Hoà Bình. Hết miền núi lại xuống đồng bằng, ông trở về quê hương. Chính nơi đây ông đã để lại nhiều ấn tượng trong cuộc đời dạy học của mình. Rất nhiều thế hệ học trò đã thành đạt, trong số ấy có những người trở thành những cây bút quen thuộc trên văn đàn. Như một định mệnh, bước vào tuổi trung niên, không ai ngờ con người đã một thời rong ruổi ấy lại chọn thị xã Sơn Tây, một thị xã cổ kính và trầm buồn nằm ven núi Tản để tiếp tục công việc “trồng người” – Một công việc mà ngay cả đến những người thân nhất cũng chưa bao giờ nghe được ở ông một lời tâm sự. Nếu ai đó có hỏi, họ sẽ nhận được ở ông một nụ cười chứa chất nhiều hàm ý!
Thế Mạc chọn một con ngõ nhỏ nằm khuất lấp sau một dãy phố đẹp nhất thị xã, sống trong căn nhà nhỏ khiêm tốn nép mình sau ồn ào phố thị. Những năm Tám mươi của thế kỉ trước, đây là khoảng thời gian đất nước đứng trước nhiều khó khăn. Gia cảnh thanh bần trước một đàn con, tất cả đều nhìn vào đồng lương dạy học eo hẹp của hai vợ chồng ông. Mỗi dịp đầu hè, Thế Mạc dạy kèm cho học trò năm cuối chuẩn bị bước vào kì thi chọn nghề trong các trường chuyên nghiệp. Ngõ đã vắng lại sâu, tiếng thầy cứ vang vang khi bình Kiều, khi giảng về phong trào “Thơ mới”. Đặc biệt, đến Nam Cao ông dồn cả tâm huyết của mình vào bài giảng, hình như cả cuộc đời sư phạm, cả tình yêu văn chương ông dành cho những giờ lên lớp về văn tài này. Vậy mà hầu như suốt cả cuộc đời dạy học chưa thấy ông hỏi ai (kể cả những học trò đã trưởng thành) về chất lượng của những giờ lên lớp ấy! Năm này qua năm khác ông cứ nói về sự tha hoá của kiếp người, cứ nói về khát vọng sống lượng thiện, cứ nói về một tình yêu thương… Hết thế hệ này đến thế hệ khác cứ lần lượt ra đi (kể cả đi vào chiến trờng), một vài năm sau họ dần dần trở lại, chẳng ai nói với ai, mỗi ngày một đông thêm. Những mái tóc bắt đầu nhuốm màu sương gió bên cạnh những gương mặt non tơ, tất cả đều quây quần bên thầy mỗi lần có dịp, kính trọng thầy trong hai từ bình dị: “Thầy Thể”! Thầy Thể đã nghỉ hưu gần hai chục năm, rất nhiều thế hệ sau không được học thầy một giờ nào, khi đến thăm hoặc gặp gỡ vẫn… “Thầy Thể”. Những lúc vui vẻ ông thường nói đùa với họ rằng: “Tôi đã giải nghệ đã từ lâu lắm rồi!” Nói vậy chẳng biết Thế Mạc còn có nhớ đến câu thơ mà ông đã chắt lọc rất kĩ càng trong cuộc đời mới có được:
Giờ
Chùa đã ngập trong nước hồ
Tôi vẫn quì trên thềm đá ong còn lại
(Chùa chìm dưới hồ – Hồ)
Nguyễn Quang Thiều rất thích mấy câu thơ này, anh nói: Viết xong những câu trên Thế Mạc đã trở thành thi sĩ rồi! Những người dân xứ Đoài vẫn thường nói khi đi trên đường cái quan đoạn từ Sơn Tây đến Phủ Quảng (Quảng Oai). Khoảng giữa của đoạn này có một địa danh tên gọi Gốc Gạo Đôi. Chẳng là có một đôi gạo mấy trăm năm tuổi đứng cạnh nhau ngay ven đường, sừng sững giữa cánh đồng, ngạo nghễ vươn cành trong không gian bao la, vào dịp Tháng Ba hoa gạo nở đỏ rực một góc trời. Trải theo năm tháng dân gian thêu dệt vào đây biết bao huyền thoại. Từ những vụ cướp của rợn người đến những chuyện tình lứa đôi mùi mẫn… Dẫu sao đi nữa thì Gốc Gạo Đôi vẫn là một cái tên. Gần đây, để mở rộng đường giao thông, đôi gạo không còn nữa nhưng nếu như có ai hỏi một cách vô tình: “Ông đi đến đoạn nào thì mưa?” Người trả lời sẽ rất tự nhiên: “Đến gần Gốc Gạo Đôi”. Thì ra bao nhiêu năm nay cây gạo vẫn còn mãi trong lòng người. Những tưởng chùa đã chìm trong nước là ngôi chùa đã mất. Hoàn toàn không phải thế, giá trị đã được xác lập của một con người sẽ tồn tại mãi mãi.
Đồng hành với cuộc đời dạy học, một cuộc đời ông gắn bó nhiều năm và bỏ ra nhiều công sức nhưng lại ít thành công về mặt… hành chính! Thế Mạc còn có một cuộc đời thơ. Thế Mạc sáng tác bền bỉ, viết như là một phương thức để tồn tại. Đêm nằm nghe thác Hát hay là thèm khát/ Trái tim đi, hỡi em, ngột ngạt/ Ta đập mình vào đá mảnh bụi tung ra bỏng rát/ đừng nghĩ rằng tiếng quát, em ơi! Nhưng, điều này được ẩn sâu trong nhân cách một người thầy, một người thầy khiêm kiệm đến khắc kỉ. Đây là lí do để giải thích tại sao ông ít xuất hiện trên văn đàn trong khi bạn bè cùng trang lứa đã gặt hái được những thành công nhất định. Mỗi khi có dịp gặp gỡ với người Sơn Tây Ngô Quân Miện, Băng Sơn, Vân Long, Nguyễn Trác, Tô Thi Vân, Trần Quốc Thực… lại hỏi: Thế Mạc dạo này thế nào? Chẳng ai biết trả lời ra sao cả… Rồi tập thơ “Hồ” được xuất bản, sau khi đọc “Hồ” nhà văn Phượng Vũ nói: Lâu lắm lại thấy một tập thơ hay! Có thể nói “Hồ” là sự đột phá trong sáng tác của Thế Mạc, Thế Mạc là chính ông khi “Hồ” ra đời. Ông viết:
Cha lại đi trong sấm người trai Đông Chấn
Mẹ lại xa trong sóng rợn Tây Đoài
Bên cạnh việc đem lại một giọng điệu mới mẻ vào làng thơ, Xứ Đoài được Thế Mạc dựng lên qua tập thơ “Hồ” với dáng vẻ kì vĩ một Tản Viên Sơn Thánh, thẳm sâu trong đời sống tâm linh người Việt mà tầm vóc lịch sử đổ bóng lên mọi thời (Dương Kiều Minh). “Hồ” được UBTQLH Hội VHNT tặng giải A.
*
Thế Mạc là người “dụt dè” trong quan hệ hàng ngày, người mà ông thường xuyên qua lại là nhà văn Nguyễn Khắc Dực. Ông nói: Trước khi qua đời nhà văn Nguyễn Khắc Dực có dặn ông quan tâm đến Nguyễn Lương Ngọc, (một trong số những người con của ông Dực có duyên nợ với văn chương). Không may Ngọc sớm ra đi, chẳng biết có phải tình cảm dành cho Ngọc cũng là tình cảm nặng nợ với văn chương trên mảnh đất này mà Thế Mạc là người không tiếc công sức vun đắp, gây dựng cho rất nhiều thế hệ cầm bút ở thị xã Sơn Tây. Cả đời dạy học có khi không bao giờ làm tổ trưởng tổ Văn, không mấy khi sôi nổi trong các hoạt động xã hội… Vậy mà Thế Mạc đã nhiều năm làm chủ nhiệm câu lạc bộ VHNT thị xã Sơn Tây. Có lẽ đây sẽ là giai đoạn câu lạc bộ để lại nhiều ấn tượng nhất. Những ấn phẩm có tựa đề Sông Tích (tập hợp sáng tác của các thành viên câu lạc bộ) do ông chủ biên mãi mãi sẽ là kỉ niệm đẹp trong công chúng yêu thơ, sống mãi trong lòng bè bạn!
Năm 1998, nhân Sông Tích 3 được phép ấn hành vào dịp Tết, Thế Mạc ra một vế đối như một nét văn hoá truyền thống: Tích tháng tích năm qua một miền như cổ tích. Sông Tích tích tụ nhiều tài hoa văn nhân sông Tích (Sông Tích là dòng sông khởi nguồn từ núi Tản và chảy qua địa phận thị xã). Có rất nhiều vế đối lại rất hay, xin trích ra đây vế đối của ông Đỗ Doãn Quát: Hồ nhớ, hồ thương đã bao kẻ viết thơ Hồ. Say Hồ hồ dễ mấy ai như Thế Mạc say Hồ.
Sau tập “Hồ” (1996) là tập “Nguồn” (1998), nói như nhà văn Khuất Quang Thuỵ: “Nguồn” là sự tiếp nối của “Hồ”, có lẽ là những gì tác giả còn băn khoăn do dự chưa in ở tập Hồ, vì thế ta bắt gặp nhiều ý tưởng của tập thơ trước…”.
Có lẽ Khuất Quang Thuỵ đã đúng. Trước khi mang bản thảo đến nhà xuất bản, Thế Mạc đã phô tô ra nhiều bản và đưa cho một số bạn bè đọc để tham góp ý kiến. Chẳng biết có phải khi tập “Hồ” ra đời, mặc dù đã được TƯ LHHVHNT trao giải A (Giải thưởng hằng năm), Thế Mạc vẫn phải chịu rất nhiều sức ép về dư luận trong sáng tác (về phương pháp). Người thì cho rằng đó là một “khuynh hướng thơ… mù mịt, thách đố người đọc”. Người lại nói: Chẳng biết tác giả viết gì trong tập thơ này… Trải năm tháng thời gian “Hồ” đã khẳng định được vị trí trong lòng những người yêu văn chương, nghệ thuật. Thế mới biết độc giả của chúng ta một thời đã quá quen thuộc với thơ theo một xu hướng thẩm mỹ nhất định. Khó có thể chấp nhận được một phương pháp sáng tác (tiếp cận vấn đề) khác. Năng lực thẩm định tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào mỗi cá nhân, bản thân tác phẩm chỉ là sự hoàn thiện đầy chủ quan của tác giả. Dẫu sao đi nữa, những ngày Xuân ngồi đọc thơ Thế Mạc cũng là một điều thú vị, đọc ông ta bắt gặp những câu đầy bất ngờ:
Có bao nhiêu cốc vũ/ đã rắc trên đầu tôi/ Tóc bạc xanh cốc vũ/ Hà hơi mưa lại tiếp tục cuộc lên đường.
1Tôi đã được đi cùng với thi sỹ vào một ngày như thế. Một ngày mà đất trời như tích tụ bốn mùa cho một vòng luôn chuyển. Tất cả hồi hộp chờ đợi một sự xuất hiện lớn lao mà chỉ có Tự Nhiên mới đem lại những câu thơ ngẫu hứng như vậy:
Tóc bạc xanh cốc vũ
Những giấc mơ đòng đòng.
Đây là hai câu nguyên bản đầu tiên trước khi in thành văn bản tập “Nguồn”, những câu thơ không phải ai ở vào tuổi bảy mươi cũng có thể viết được.
HNH
Nhân dịp nhà thơ tròn bảy mươi tuổi, anh chị em văn nghệ sỹ Xứ Đoài chúc mừng. Trong ảnh: nhà văn Hà Nguyên Huyến (học trò của thầy Thể) chúc mừng nhà thơ THẾ MẠC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang