Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

"Hàng độc Made in China" bị Israel đập tan nát ở Syria: Niềm tự hào Trung Quốc sụp đổ


Bình Nguyên 848
"Hàng độc Made in China" bị Israel đập tan nát ở Syria: Niềm tự hào Trung Quốc sụp đổ

Israel nói là làm "ai gây phương hại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ khiến họ phải chịu hậu quả đúng như thế" và thứ "hàng độc Made in China" đã bị đánh cho tan nát ở Syria.

Israel đè bẹp các trở ngại, hàng "Made in China" cũng không thoát
Những tư liệu về các trận tập kích đường không vào Syria hôm 20 và 21/01/2019 mới được Quân đội Israel và Công ty ImageSat International công bố cho thấy Không quân Do Thái đã ra đòn chính xác đến như thế nào.
Trong đợt đánh lớn chưa từng có này của Israel, nhằm bẻ gãy sức mạnh Không quân Do Thái, phòng không Syria đã tung ra gần như tất cả những "át chủ bài" có trong tay, chỉ còn thiếu mỗi tên lửa S-300 là chưa xung trận mà thôi, và họ cũng đã đạt được kết quả nhất định khi bắn hạ được nhiều tên lửa và bom lượn có điều khiển chính xác của đối phương.
Tuy nhiên lực lượng phòng không của Damascus cũng đã phải hứng chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Đáng chú ý nhất trong đó phải kể đến ít nhất 1-2 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 và 1 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Pechora-2M nâng cấp đã bị Israel hủy diệt.
Đặc biệt hơn, một tổ hợp radar JY-27 do Trung Quốc sản xuất và cung cấp cho Syria bố trí tại trận địa gần Damascus cũng bị Không quân Israel đánh tan nát không thương tiếc. 
Hàng độc Made in China bị Israel đập tan nát ở Syria: Niềm tự hào Trung Quốc sụp đổ - Ảnh 1.
Radar JY-27 do Trung Quốc sản xuất bị Israel hủy diệt cùng với 1 tổ hợp Pantsir-S1 trong đợt đánh hôm 20/01/2019.
Gieo thêm sầu hận cho người Trung Quốc
Radar JY-27A được coi là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và chúng được quảng cáo là có tính năng không thua kém so với radar Nebo-SVU băng sóng VHF của Nga.
Theo cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), có tất cả 5 tổ hợp radar JY-27 được Syria đặt mua năm 2008 và tiếp nhận trong các năm 2009-2010 nhằm tăng cường khả năng phát hiện các mục tiêu bay tàng hình.
Loại radar này có tầm phát hiện xa nhất đối với các mục tiêu bay thông thường là 390km, có thể xử lý 128 mục tiêu trong vòng 10 giây và được cho là có khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình tương đối hiệu quả.
Hàng độc Made in China bị Israel đập tan nát ở Syria: Niềm tự hào Trung Quốc sụp đổ - Ảnh 2.
Radar JY-27 do Trung Quốc chế tạo.
Theo báo chí Trung Quốc, radar JY-27 do Công ty CETC của nước này chế tạo có ưu điểm như độ tin cậy cao, kích thước nhỏ, khả năng giấu mình mạnh, tín hiệu không dễ bị gây nhiễu, tính năng bảo vệ tốt, có thể tạo thành mối đe doạ rất lớn cho máy bay tàng hình như F-22.
Thế nhưng, đáng tiếc là ở Syria, chỉ trong một trận đánh ngắn ngủi, niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã sụp đổ, tất cả những gì được quảng cáo như ở trên đã bị bóc trần, JY-27 đã tan nát trước đòn tấn công hủy diệt của vũ khí có điều khiển chính xác của Israel.
Tuy vậy, đây không phải lần đầu radar "Made in China" bị mang tai tiếng bởi từ rất lâu rồi, radar do Trung Quốc chế tạo chẳng hề có chút tiếng tăm nào trên thị trường vũ khí quốc tế, thế nhưng không hiểu bằng cách nào chúng được "bơm thổi" để biến thành những khí tài tối tân, có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình F-22 Mỹ.
Tin lời quảng cáo và những "nghệ thuật thuyết phục" như mật ngọt từ Trung Quốc, năm 2008, Bộ Quốc phòng Ecuador nhắm mắt thò bút ký vào hợp đồng trị giá 60 triệu USD để rước về một số đài radar YLC-2V và YLC-18 cũng do Công ty CETC (Trung Quốc) sản xuất.
Hàng độc Made in China bị Israel đập tan nát ở Syria: Niềm tự hào Trung Quốc sụp đổ - Ảnh 3.
Radar YLC-18 mà Trung Quốc chào bán cho Ecuador.
Không ngờ, radar của Trung Quốc dường như bị mù, không thể hoạt động, chúng cứ "trơ mắt ếch" trước mọi mục tiêu từ to tới bé bay nườm nượp suốt ngày. Rõ là hàng rởm!
Thật xấu hổ cho cả phía Ecuador và Trung Quốc. Một bên nhẹ dạ cả tin mua phải "hàng rởm", một bên như bị "sỉ nhục" vì cho dù được quốc gia sở tại (mà đại diện là BQP Ecuador) cho thêm thời gian nhưng vẫn không thể khắc phục những khiếm khuyết cực kỳ nghiêm trọng đối với các hệ thống radar còn mới tinh, đang thơm mùi sơn.
Cực chẳng đã, Ecuador phải đòi lại tiền, thậm chí yêu cầu bồi thường với những thiết hại nghiêm trọng và tất nhiên, nghỉ chơi ngay lập tức với radar của Trung Quốc.
Nay ở Syria, thêm một lần nữa radar JY-27 "Made in China" phơi bày toàn bộ những điểm yếu chí tử và đặc biệt là quá dễ dàng bị tiêu diệt.
Tất nhiên, không loại trừ khả năng là phòng không Syria quá chủ quan nhưng rõ ràng, hàng rởm thì sớm hay muộn gì cũng bị phơi bày bộ mặt thật và hậu quả tồi tệ nhất đã xảy ra: Bị đánh tan nát!
Mạng lưới radar phòng không của Syria vốn đã yếu lại vớ phải hàng rởm, bị tiêu diệt dần dần như thế này là dấu hiệu rất đáng lo ngại vì Israel vốn là bậc thầy về tiến công đường không và chế áp phòng không đối phương.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HOÀNG SA NỘ KHÍ PHÚ


Kha Tiệm Ly


Kết quả hình ảnh cho Hoà ng Sa
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!
Ta thấy ngươi,
Từ Đông Chu bị hoạ Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!
Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.
Vậy mà sao,
Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?
Như nước ta,
Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long, là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời Sát Thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt.
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:
Thương ngươi binh bại, tàn quân về, vua ta còn cấp xe ngựa rình rang,
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết, bọn ngươi vẫn được khói hương chăm chút.
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa Kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hoà,
Hoạ cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc!
Thế mà nay,
Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ĩ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược!
Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!
Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.
Hãy liệu bảo nhau,
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hoả tiễn, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác!
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.
Kha Tiệm Ly
(Thành viên Wikidepia)




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao EU hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam?


Hiếu Bá Linh 25-1-2019 - Ngày 15 tháng Giêng vừa qua, bà Malmström – quan chức cấp cao nhất về thương mại của Liên minh châu Âu – đã gửi một lá thư đến Hà Nội, tỏ ý mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền, nhưng Chính phủ Việt Nam không trả lời. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn đưa thêm các biện pháp trừng phạt vào các hiệp định thương mại với các quốc gia thiếu coi trọng quyền của người lao động. Các nghị sĩ cao cấp trong Quốc hội châu Âu cho biết, còn lâu mới biết được rằng họ có thể phê chuẩn hiệp định này. Cú phản ngược mạnh mẽ này vào Việt Nam được coi là điềm báo cho một xu hướng mới đáng kể.
Ông Bernd Lange, một nhà lập pháp kỳ cựu người Đức, thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD), và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU. 
“Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội châu Âu thông qua hết”, ông Bernd Lange nói. Ông là một nhà lập pháp kỳ cựu (người Đức) thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD), và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU.

Để tìm hiểu nguyên do vì sao Liên minh châu Âu (EU) hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam, mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài báo của Jakob Hanke đăng trên trang Politico, ra ngày 21/01/2019 với tựa đề “Nỗi lo các công xưởng tại châu Á bóc lột công nhân đang đe dọa đà phát triển thương mại của EU”.


***
Hiện bà Cecilia Malmström – quan chức cấp cao nhất về thương mại của Liên minh châu Âu – đang gặp phải một trở ngại lớn: quyền của người lao động, khi bà cố gắng đạt được các hiệp định thương mại tự do trên khắp châu Á.

Một hiệp định thương mại với Việt Nam, khi kết thúc đàm phán hồi cuối năm 2015, được coi là một thành công lớn đầu tiên của bà Malmström, nhưng bây giờ có nguy cơ bị đóng băng vì thất bại về luật lệ pháp lý nhằm thay đổi cái cách mà nhà nước độc đảng cộng sản đối xử với công nhân của mình. Các nghị sĩ cao cấp trong Quốc hội châu Âu cho biết, còn lâu mới biết được rằng, họ có thể phê chuẩn hiệp định này.

Cú phản ngược mạnh mẽ này vào Việt Nam được coi là điềm báo cho một xu hướng mới đáng kể.

Một phần, chính Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, là người đang thể hiện sự quyết đoán hơn của châu Âu. Hứa hẹn “Châu Âu có khả năng bảo vệ”, ông Macron muốn chống lại các đảng phái dân túy bằng cách cho thấy, EU có thể bảo vệ người lao động tại châu Âu trước làn sóng thương mại tự do và sự cạnh tranh không lành mạnh của các công xưởng bóc lột công nhân tàn tệ ở châu Á. Để làm được như vậy, ông Macron muốn đưa thêm các biện pháp trừng phạt vào các hiệp định thương mại với các quốc gia thiếu coi trọng quyền của người lao động.

Hiện tại, chính Quốc hội châu Âu đang thúc ép bà Cecilia Malmström về vấn đề Việt Nam, một đất nước với 93 triệu dân, được mệnh danh là con hổ kinh tế châu Á. “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội châu Âu thông qua hết”, ông Bernd Lange nói.  Ông là một nhà lập pháp kỳ cựu (người Đức) thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD), và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU.

Ông Lange cho rằng, thật không công bằng khi các công ty lớn sử dụng Việt Nam làm cơ sở sản xuất với nhân công giá rẻ, với tiêu chuẩn môi trường thấp hơn, sau đó xuất khẩu miễn thuế sang EU. Từng được xem là nơi sản xuất chính các mặt hàng may mặc và đồ thể thao, ông Lange nhấn mạnh rằng, Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu điện thoại thông minh và máy tính bảng. Chính quyền Hà Nội cho biết, điện thoại thông minh là mặt hàng chiếm 21% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

Công nhân được thuê và bị sa thải mà không có bất kỳ một sự bảo vệ nào, thời gian làm việc không được tôn trọng và công nhân nào đấu tranh cho các điều kiện công bằng hơn đều bị sa thải… Chúng tôi không thể miễn toàn bộ thuế quan cho các sản phẩm này để chúng được bán rẻ hơn ở đây (các nước EU) mà không có bất kỳ cải thiện điều kiện lao động nào cho công nhân ở đó (ở Việt Nam)”, ông Lange nói, đặc biệt ông liên hệ đến điều kiện lao động trong các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh.
Bà Malmström
Chiến lược tiếp cận nhẹ nhàng mềm mại kiểu Thụy Điển
Để đối phó với sự chỉ trích ngày càng tăng, bà Malmström (người Thụy Điển) đang thực hiện các biện pháp ngoại giao xây dựng sự đồng thuận với chính quyền Hà Nội và tránh không đưa ra bất cứ một sự đe dọa trừng phạt nào mà ông Macron muốn có.
Vào ngày 15 tháng Giêng vừa qua, Cao ủy Thương mại Malmström (người Thụy Điển) đã gửi một lá thư đến Hà Nội, mà báo Polico được đọc lá thư này, trong đó hỏi thẳng chính phủ Việt Nam “những tiến bộ cụ thể “ về “quyền tự do lập hội (thành lập công đoàn độc lập) và thương lượng tập thể” và cho biết bà sẽ “chú ý kỹ đến việc cải cách bộ luật lao động Việt Nam”.
Bà cũng yêu cầu một lịch trình cụ thể cho việc cải cách luật lao động và bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền và đánh bắt cá bất hợp pháp.
Trong khi Ủy ban châu Âu hoàn tất Hiệp định với Hà Nội vào tháng 12 năm 2015, nhưng bà Malmström vẫn có thể gây ảnh hưởng nhằm thúc đẩy sự thay đổi tại Việt Nam vì bà vẫn chưa trình Hiệp định lên Quốc hội châu Âu và 28 nước thành viên để phê chuẩn thông qua.
Cuộc tranh luận lớn ở châu Âu là câu hỏi, liệu rằng cách tiếp cận nhẹ nhàng, mềm mại của bà Malmström có hiệu quả hay không? Tình hình ngày càng nguy hiểm hơn khi Brussels đang tìm cách mở rộng quan hệ thương mại trên khắp châu Á. Brussels đang đặt mục tiêu là sửa đổi hiệp định với Hàn Quốc và tiến hành đàm phán với Indonesia. Các cuộc thảo luận với Philippines đã có hiệu quả về các vấn đề nhân quyền.
Những khó khăn của Brussels đối với Việt Nam một phần là do ban đầu EU hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ có những hành động cứng rắn hơn với Việt Nam.
Là một phần của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, ban đầu là một nhóm tự do thương mại gồm 12 quốc gia, Tổng thống Barack Obama khi đó đã đàm phán các điều kiện nghiêm ngặt, nghĩa là sẽ cấm Việt Nam và Malaysia tham gia quan hệ đối tác cho đến khi họ chấp nhận các cải cách trong việc thực thi các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu và cho phép thương lượng tập thể. Hiệp định cũng bao gồm một hệ thống giải quyết tranh chấp, đe dọa trừng phạt nếu một quốc gia vi phạm các cam kết về quyền con người.
Sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi TPP, chính Brussels sẽ phải thúc đẩy các quốc gia thành viên cải cách bộ luật lao động.
Hành động quyết liệt của nước Pháp
Kế hoạch hành động” trong vấn đề thương mại của Macron phù hợp hơn với cách tiếp cận của Obama. Ví dụ, nếu một nhà nước vi phạm các cam kết tôn trọng quyền tự do lập hội, hoặc quyền của công đoàn được thương lượng về tiền lương, các quy định “sẽ cho phép EU đình chỉ các mức ưu đãi thuế quan”.
Các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ Xã hội trong Quốc hội châu Âu cũng đồng ý với lập trường đó. Trong một cuộc tranh luận vào ngày 16 tháng 1 vừa qua về quyền của người lao động trong các hiệp định thương mại, bà Alessia Mosca (người Ý), nghị sĩ Quốc hội châu Âu cho biết, bà ủng hộ “phương pháp trừng phạt từng bước, đi kèm với … giám sát”.

Bà Malmström lập luận rằng, Ủy ban sẵn sàng đẩy mạnh việc thực thi, nhưng cảnh báo rằng “không có gì cho thấy sự đồng thuận về việc thay đổi chính sách đối với việc đưa ra các biện pháp trừng phạt thương mại.”
Tuy nhiên, các nghị sĩ ngày càng hoài nghi rằng, liệu cách tiếp cận của bà Malmström tuy hữu hiệu nhưng mà có nguy cơ gây phản ứng ngược. Họ chỉ ra rằng Hàn Quốc, mặc dù đã thực hiện Hiệp định Thương mại với EU từ năm 2011 nhưng cho đến nay vẫn chưa phê chuẩn các công ước chính của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Các quan chức Việt Nam cũng nói rằng họ cảm thấy bị lừa. Họ lập luận rằng EU đang yêu cầu những điều gì đó mà không phải là một phần của hiệp định thương mại này.
Trong khi Hà Nội không chính thức trả lời thư của bà Malmström, thì một quan chức cấp cao của Việt Nam đã phát biểu: “Có quá nhiều yêu cầu về các vấn đề phi thương mại không phải là một ý tưởng hay… Thật không đơn giản khi yêu cầu một quốc gia phải thay đổi luật lao động”.
Vị quan chức này lập luận rằng việc tiếp cận thị trường đã được đàm phán trước khi Ủy ban châu Âu bắt đầu khăng khăng đòi quyền của người lao động. “Phía EU đang yêu cầu một cái gì đó mà chẳng đáp trả lại một cái gì cả”.
Trên văn bản thì điều đó không hề chính xác vì quyền của người lao động là một phần ràng buộc của thỏa thuận mà Việt Nam đã ký với EU.
Trong hiệp định có ghi rõ: “Mỗi Bên khẳng định cam kết sẽ thực thi hiệu quả các Công ước ILO trong luật pháp và thông lệ của mình. Đó là các Công ước được Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phê chuẩn”.
Hiệp định cũng ràng buộc Việt Nam phải “tiếp tục duy trì những nỗ lực phê chuẩn các công ước cơ bản khác của ILO, nếu nó chưa được thực hiện”. Tuy nhiên, Hiệp định không đặt ra một mốc thời gian cụ thể cho việc phê chuẩn và đây chính là kẽ hở để Việt Nam có thể không thực hiện.
Cho đến khi nào Quốc hội châu Âu không thấy được “cam kết rõ ràng” về lộ trình thực hiện cải cách và một số “biện pháp cụ thể”, ông Lange cảnh báo, thì “Hiệp định sẽ vẫn còn nằm trong ngăn kéo”.
Ảnh chụp một xưởng may thuộc loại bóc lột công nhân ở ngoại thành Hà Nội. Nguồn: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Người dịch: Hoàng Trang
Biên tập: Hiếu Bá Linh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỨC PHẬT VÀ KHOA HỌC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghịch lý nghề bán chữ lấy tiền



Bà Đỗ Ngọc Bích, điều phối sản xuất Công ty cổ phần đầu tư truyền thông & thương hiệu IMI Hạ Long, cho hay nghề này và các vị trí trong ngành quảng cáo, truyền thông nói chung đều đang là nghề “nóng” và "khát" nhân sự. Tuy nhiên hiện có nhiều nghịch lý giữa cung - cầu. Trong khi các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều có nhu cầu rất cao tuyển dụng vị trí content thì khả năng đào tạo của các trường lại chưa đáp ứng đủ. Thực tế chỉ một số ít nhân sự được đào tạo từ các chuyên ngành quan hệ công chúng (PR), quảng cáo. Còn lại, đa số các bạn làm nghề này hiện nay tốt nghiệp từ ngành báo chí, xuất bản, văn hóa, sư phạm văn... lấn sân làm trái ngành.


NGHỊCH LÝ NGHỀ BÁN CHỮ LẤY TIỀN

THÚY HẰNG

Nghề 'content writer', 'copy writer' (sản xuất nội dung) đang phổ biến trong giới trẻ, phát triển mạnh thời gian gần đây. Những mẩu tuyển dụng người làm việc này tràn ngập khắp mạng xã hội.

Phải luôn hấp dẫn, sáng tạo
“Em làm content”, cô gái 21 tuổi tên Nguyễn Tuyết Minh, sinh viên ngành văn học và ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH - NV TP.HCM, giới thiệu về mình. Minh giải thích, nghề của cô là sản xuất nội dung, viết bài giới thiệu sản phẩm cho một công ty tài chính, viết bài đăng tải fanpage của công ty để giới thiệu sản phẩm... Công việc bán thời gian giúp Minh kiếm thêm thu nhập 4 tháng qua. Minh nói thêm: “Em học ngành văn học nhưng thật sự hoang mang và bỡ ngỡ, vì viết content không phải viết văn, viết thơ, phải chuẩn SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), phải lôi cuốn, vượt qua lối mòn. Em cũng bị “sốc” khi gặp phải hàng loạt thuật ngữ chuyên ngành mà trước đó không biết”.
Trong khi đó Nguyễn Gia Mỹ, 24 tuổi, tốt nghiệp Trường CĐ phát thanh - truyền hình 2, cho hay cô cũng đang làm cộng tác viên cho nhiều lĩnh vực, y tế, mỹ phẩm, du lịch… “Đây là công việc có thể làm ở nhà, linh động thời gian”. Theo Mỹ, cô mới viết nên năng suất chưa cao, một bài khoảng 600 chữ, cô viết trong 3 - 4 tiếng, chưa kể nhiều bài bị trả lại, phải sửa vì chưa chuẩn SEO, chưa hấp dẫn, chưa sáng tạo… Mỹ cho hay, áp lực thời gian (deadline) là kinh khủng nhất trong nghề này, nếu không chấp hành được sẽ bị đào thải. Bên cạnh đó, nhuận bút bèo bọt cũng khiến nhiều người không theo được nghề lâu dài.
Chị Nguyễn Phạm Thùy Dương, 23 tuổi, cựu sinh viên ngành kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM, phụ trách truyền thông một tập đoàn thực phẩm của Hàn Quốc tại VN, cho hay để thích nghi với nghề content hay nhiều ngành nghề trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông khác, bạn trẻ cần cầu thị, không tự ti, chăm chỉ, đúng thời hạn, chịu được căng thẳng đầu óc, không ngừng sáng tạo và nghĩ ra những ý tưởng mới. Khi ý tưởng này không được chấp nhận, hãy nghĩ ngay ra ý tưởng khác, đừng bao giờ nói với sếp của bạn rằng “em hết ý tưởng rồi”.
20.000 - 40.000 đồng một bài 1.000 chữ
Nguyễn Gia Mỹ cho biết cô từng được trả nhuận bút nhiều bài chỉ trong khoảng 20.000 - 40.000 đồng, tương đương 500 - 600 chữ. Mỹ nói: “Giá mỗi bài có khi chưa bằng một ly cà phê ở Sài Gòn. Dù trả nhuận bút cực thấp như vậy, nhưng người thuê chúng tôi yêu cầu rất cao, bài phải chất lượng, không được trùng lặp với các bài khác. Tôi mong các công ty cần phải hiểu rõ hơn về nghề viết, bởi sẽ không ai đầu tư quá nhiều cho một bài viết giá 20.000 - 40.000 đồng, có khi chỉ là các bạn sinh viên làm tạm trong lúc chưa tìm được việc mà thôi”.
Nguyễn Tuyết Minh đang được trả nhuận bút 50.000 đồng/bài dưới 300 chữ, có kèm hình ảnh, theo Minh đây là cái giá khả quan hơn nhiều nơi. “Có nơi trả 30.000 đồng/bài 1.000 chữ, tương đương 1 chữ của mình được trả 30 đồng. Như vậy không xứng với công sức mình bỏ ra. Nhiều công ty chưa đánh giá đúng giá trị của nghề viết content. Một đề tài, phải viết hàng loạt bài khác nhau, viết sao cho sáng tạo và ấn tượng không phải điều dễ dàng”, Minh nói.
Nhân sự tốt vẫn nghèo
Bà Đỗ Ngọc Bích, điều phối sản xuất Công ty cổ phần đầu tư truyền thông & thương hiệu IMI Hạ Long, cho hay nghề này và các vị trí trong ngành quảng cáo, truyền thông nói chung đều đang là nghề “nóng” và "khát" nhân sự. Tuy nhiên hiện có nhiều nghịch lý giữa cung - cầu. Trong khi các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều có nhu cầu rất cao tuyển dụng vị trí content thì khả năng đào tạo của các trường lại chưa đáp ứng đủ. Thực tế chỉ một số ít nhân sự được đào tạo từ các chuyên ngành quan hệ công chúng (PR), quảng cáo. Còn lại, đa số các bạn làm nghề này hiện nay tốt nghiệp từ ngành báo chí, xuất bản, văn hóa, sư phạm văn... lấn sân làm trái ngành.
Trái ngược với nhu cầu cao của thị trường, thu nhập của người làm nghề này chưa được đánh giá tương xứng. Trong nhiều doanh nghiệp, người ta mặc định rằng lương content sẽ thấp hơn lương của các bộ phận quảng cáo, marketing. Bất chấp việc chúng ta vẫn ca ngợi “content is king” (nội dung là vua), khâu sản xuất nội dung vẫn bị coi nhẹ. Để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, thay vì giảm chi phí quảng cáo hay tối ưu ở một khâu nào đó, người ta thường sẵn sàng cắt giảm chi phí sản xuất nội dung. Do đó, nghề content hiện nay có thể gói trong 2 câu: “Nhân sự vừa thiếu vừa yếu; Nhân sự tốt, vẫn nghèo”.
Theo bà Bích, một người trẻ làm nghề content tốt, được trả nhuận bút xứng đáng, có thu nhập dồi dào nếu thành thục những kỹ năng cơ bản của mọi nhân viên văn phòng, có vốn tiếng Anh đủ dùng, tuân thủ kỷ luật, lập kế hoạch theo quý, tháng, tuần...


Nguồn: Thanh Niên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Venezuela thay đổi, cư dân mạng Trung Quốc náo nhiệt hiếm thấy


Trí Đạt, 26/01/2019 • Nhiều ngày qua tình hình chính trị tại Venezuela đã phát sinh biến đổi to lớn, người dân liên tiếp xuống đường biểu tình. Khi Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido tuyên bố làm Tổng thống lâm thời, bên cạnh những người thuộc đảng đối lập của quốc gia này vui mừng khôn nguôi, ngày 23-24/1, còn có cả cư dân mạng Trung Quốc cũng phản ứng mạnh trên mạng xã hội, có thể nói là náo nhiệt chưa từng có. Nhiều người vui mừng cho Venezuela vì sự biến đổi chính trị của họ, thậm chí có người còn châm biếm hàng chục tỷ Đô la Mỹ mà Trung Quốc cho Madurro vay sẽ “trôi theo dòng nước”.Juan Guaidó Self-proclaimed Interim President of Venezuela Meeting With Deputies and the Media : News Photo

Ông Juan Guaido – Tổng thống lâm thời 
Venezuela (Ảnh từ Getty Images)
Ngày 23/1, dưới sự lãnh đạo của đảng đối lập của Venezuela, tại Thủ đô Caracas hàng chục nghìn người dân xuống đường biểu tình, họ phản đối chính phủ do ông Maduro đứng đầu, đồng thời hò hét, chúng tôi là ai? Người Venezuela! Chúng tôi cần là điều gì! Tự do! Tại hiện trường tập hợp quy mô lớn đầy cảm xúc này, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido đột nhiên tuyên bố đứng ra làm Tổng thống lâm thời của Venezuela, và thành lập chính phủ mới, dưới tiền đề công bằng tự do, sẽ tiến hành lại bầu cử tổng thống mới.

Sau đó, Đài phát thanh Quốc tế Pháp phân tích, ông Maduro còn có thể kiên trì được bao lâu? Điều này dựa vào 2 nhân tố quan trọng: (1) Cần nhìn vào hướng hành động của quân đội Venezuela, cuối cùng, quân nhân sẽ ủng hộ ai?; (2) Cần quan sát xem Maduro đối đãi thế nào với Đại sữ Mỹ tại Venezuela.

Sau khi Mỹ tuyên bố công nhận ông Juan Guaido là Tổng thống lâm thời, ông Maduro còn tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng chính quyền Mỹ không cho quan chức ngoại giao rời khỏi Venezuela. Về vấn đề này, Đài RFI đặt ra nghi vấn, trong tình hình này, ông Maduro còn có sức mạnh để ra lệnh động thủ với Sứ quán Mỹ? Nếu thực sự ông dám làm thế, thì Mỹ sẽ có hành động thế nào?

Hiện tại, các nước chính thức tuyên bố công nhận ông Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela bao gồm: Mỹ, Canada, Brazil, Panama, Honduras, Paraguay, Peru, Chile, Argentina, Colombia, Costa Rica và Guatemala; Liên minh châu Âu (EU) cũng nhắc lại việc ông Maduro trúng cử làm Tổng thống là không hợp pháp, 27 nước thuộc EU đã yêu cầu Venezuela lập tức tiến hành đối thoại, đồng thời tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ mới; trong khi đó, những nước vẫn biểu đạt thái độ ủng hộ chính quyền Maduro chỉ có Trung Quốc, Nga, Cuba, Bôlivia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Hồ Bình, Chủ biên danh dự của Tạp chí “Mùa xuân Bắc Kinh” phân tích, chính phủ Trung Quốc vô cùng quan tâm đến sự việc xảy ra tại Venezuela, và cũng vô cùng lo lắng. Bởi Venezuela là một căn cứ quan trọng để Bắc Kinh đẩy mạnh “Một vành đai, Một con đường” tại khu vực châu Mỹ La Tinh. Tình hình chính trị Venezuela biến đổi, sẽ tạo thành tổn thất to lớn về lợi ích đối với chính phủ Trung Quốc, dự án “Một vành đai, Một con đường” cũng sẽ gặp trắc trở.

Sau khi những thông tin nói trên được truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi, mặc dù mạng xã hội tại Trung Quốc bị chính quyền nước này kiểm soát chặt chẽ, nhưng vẫn có rất nhiều bình luận về sự kiện này, đồng thời còn nhanh chóng trở thành phản ứng lan tỏa, lượng lớn bình luận trên Weibo xuất hiện như dòng nước lũ khiến cho cơ quan quản lý mạng internet của chính quyền Trung Quốc không kịp xóa.

Có cư dân mạng Trung Quốc liên tưởng đến khoản vay hàng chục tỷ Đô la Mỹ mà Bắc Kinh cho chính phủ của cựu Tổng thống Maduro vay, bày tỏ lo lắng sau khi thay đổi chính phủ Venezuela mới, số tiền được Trung Quốc rải ra này e là khó có thể thu về được.

Cư dân mạng tên “Lang Lang” bình luận, đáng tiếc, khoản tiền mấy chục tỷ Đô mà của chính phủ Trung Quốc cho vay đã trôi theo dòng nước rồi.

Có cư dân mạng nói, bắt đầu từ năm 2007, Venezuela vay của Trung Quốc 51 tỷ USD. Học giả Kinh tế của Venezuela dự tính, trong đó có khoảng 23 tỷ USD chưa hoàn trả, Maduro hãy trả tiền đi!

Cư dân mạng tên “Sử Khánh Phu” châm biếm, hoàn tiền cái gì? Trung Quốc sẽ lập tức mời lãnh đạo mới của Venezuela đến, khoản nợ trước đó sẽ xóa bỏ, và cho vay khoản mới.

Cư dân mạng tên “Thời Vĩnh” bình luận, không đổ máu, sự thay đổi chính trị của Venezuela có ý nghĩa dân chủ. Maduro, người dân của ông không cần ông nữa, hãy rút lui thôi.

Cư dân mạng tên “Mộc Tượng” cho rằng, toàn bộ quá trình còn chưa quá 30 phút, tất cả đã thay đổi rồi! Thời cơ của người dân Venezuela đã đến rồi, không đổ một giọt máu nào! Thậm chí quân đội và cảnh sát cũng không nổ phát súng nào, chính phủ lưu vong Maduro đã bị rớt đài.

“Nguyên Bảo Bảo” để lại bình luận cho biết, nghe nói cảnh sát và quân đội không nổ phát súng nào, Venezuela ngay lập tức chuyển sang thời đại mới, nếu như vậy, thì cần phải chúc phúc người dân Venezuela những người đã bị [chính phủ Maduro] làm đến mức lầm than. Đây đúng là luồng khí mới của đầu năm mới.

Cư dân mạng “Bạc Đinh Đốn” chỉ ra, u ác tính cuối cùng vẫn phải cắt bỏ, Venezuela cuối cùng đã phá vỡ độc tài, lấy lại được tự do.

Cư dân mạng “Lý Tịnh” nói, bạo chính không phải đến chỉ trong một bước, hãy nhìn lại Chávez rồi đến Maduro, họ từng cũng là từng chút từng chút dò xét giới hạn của người dân, cuối cùng mới đem Venezuela kéo xuống cảnh cùng cực như ngày hôm nay.

Cư dân mạng “Thanh Thanh Tử Khâm” đưa ra lời kêu gọi, ông Maduro cần cân nhắc thiệt hơn, thuận theo ý dân từ bỏ quyền lợi của riêng mình, trả lại cho đất nước Venezuela một bầu trời tự do. Nếu động vũ lực, thì sẽ khiến cho cộng đồng quốc tế can thiệp, nhân quyền cao hơn chủ quyền cũng là nhận thức chung của xã hội văn minh đương đại.

Trí Đạt

https://trithucvn.net/trung-quoc/venezuela-thay-doi-cu-dan-mang-trung-quoc-nao-nhiet-hiem-thay.html?fbclid=IwAR2jtQDOhEWcLcdByWIOwmUaPsS5tMk6O7CKnbzBkh_B7i69VFvsRhl4mqE

nhận xét hiển thị trên trang

VN tụt hạng cạnh tranh nhân tài: Nhà đẹp, lương cao chưa đủ


"Việt Nam đã có chính sách thu hút nhân tài từ đây, nhưng theo bảng xếp hạng trên, đây là lần thứ tư Việt Nam bị tụt hàng về chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu, dù đây chỉ là thông tin tham khảo. Khi khó thu hút, giữ chân nhân tài thì đương nhiên nhiên năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng bị tụt hạng. Điều này đã được chứng minh Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu thường niên 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Theo đó, Việt Nam bị tụt 3 bậc so với năm 2017 và trong số 12 trụ cột đánh giá, Việt Nam chỉ đạt 33 điểm ở trụ cột năng lực sáng tạo.

Bảng xếp hạng từ Báo cáo GTCI 2019
Tư duy cứ cấp lương bổng, nhà ở là giữ chân được nhân tài là sai lầm, quan trọng là phải tạo điều kiện cho nhân tài làm được việc. Theo bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu 2019 (Global Talent Competitiveness Index - GTCI 2019) vừa được công bố bởi INSEAD, hợp tác với The Adecco Group và Tata Communications, Việt Nam xếp hạng 92 trên tổng số 125 quốc gia, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực ASEAN, xếp sau Lào và chỉ trên Campuchia. Đây là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam bị tụt hàng về chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu. Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 87 và năm 2017 xếp thứ 86.

Được biết, Báo cáo Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu là thước đô hàng năm giúp đánh giá sự phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài của quốc gia và thành phố, qua đó khắc họa bức tranh cạnh tranh nhân lực toàn cầu.

Bình luận về xếp hạng của Việt Nam trên bảng Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu 2019, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, cho biết, có thể coi bảng xếp hạng trên là thông tin tham khảo. Bản thân đơn vị xếp hạng chưa hẳn đã hiểu rõ về Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng chưa hẳn đã bộc lộ hết các nội dung của mình.

"Việc xếp hạng phải căn cứ vào trình độ. Chẳng hạn, Việt Nam có bao nhiêu tiến sĩ khoa học, giáo sư, phó giáo sư, kỹ sư, Việt Nam có bao nhiêu trường đại học, hàng năm đào tạo ra bao nhiêu sinh viên, trình độ như thế nào..., từ đó mới có cơ sở xếp hạng.

Trước nay, công tác "marketing" của Việt Nam chưa tốt, Bộ GD-ĐT cũng chưa chú trọng đến việc này. Còn thực tế, các nhà trí thức Việt Nam không thua kém gì thế giới", GS.TSKH Phạm Phố nhận xét.

Bàn về nhân tài Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho biết, Việt Nam có nhiều tiến sĩ khoa học, giáo sư, phó giáo sư mà phần nhiều những người ấy được đào tạo ở nước ngoài, trình độ nhiều người thuộc loại khá, giỏi.

Vấn đề ở chỗ, không phải đào tạo người tài giỏi rồi họ cứ thế mà đi lên, quan trọng là phỉa bồi dưỡng, phát triển tài năng ấy, tức phải chăm lo cho đội ngũ trí thức để họ phát triển, nâng cao trình độ của mình. Đây lại đang là cái thiếu và yếu của Việt Nam.

Vị chuyên gia khẳng định, điều quan trọng trước hết là phải tạo điều kiện cho nhân tài cho nhân tài được làm việc, cụ thể là chăm lo phương tiện làm việc cho họ.

"Nhà khoa học ở nước ngoài về Việt Nam làm việc phải có phòng thí nghiệm cho họ thực hành, tạo điều kiện cho họ gắn liền với thực tế để giải quyết được những vấn đề mà xã hội đặt ra.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực cơ khí, phải tính đến chuyện sản xuất ra những vật liệu tốt, bền, chịu được nhiệt độ, chịu mài mòn để chế tạo ra các bộ phận của ô tô mà không cần nhập khẩu, hay chế tạo ra những loại thép chống mài mòn nước biển để đóng những con tàu lớn...

Bồi dưỡng trí thức bằng hình thức cho người ta những thiết bị, điều kiện để ứng dụng tri thức của mình sản xuất ra sản phẩm, đó mới là điều quan trọng", GS.TSKH Phạm Phố chỉ rõ.

Thứ hai, vấn đề lương bổng, nhà ở là điều kiện thứ chính. Vị chuyên gia chỉ ra thực tế, ở Việt Nam vẫn tồn tại tư duy phổ biến: cứ trả lương, cấp nhà ở cho nhà khoa học, trí thức và coi đó là bồi dưỡng trí thức rồi, nhưng không phải nhưu vậy.

"Nếu không tạo điều kiện cho trí thức làm việc, không có phương tiện cho họ vận dụng tài năng, trí tuệ để họ vươn lên thì dẫu có cho họ lương cao, nhà đẹp thì rồi tài năng của họ cũng sẽ dần bị mai một", ông nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng sống là yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài. Chẳng hạn, Singapore sở dĩ thành công trong việc thu hút nhân tài vì đây quốc gia này có chất lượng sống tốt. Nhưng theo GS.TSKH Phạm Phố, đây mới chỉ là một phần.

Ông chỉ ra rằng, thực tế, đào tạo của Singapore không khác Việt Nam nhiều, giáo sư Singapore phần đông tốt nghiệp Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), tỷ lệ các giáo sư tầm cỡ thế giới so với Mỹ và các nước châu Âu không hề nhiều hơn. Nhưng quan trọng hơn cả, chính phủ Singapore rất chăm lo cho điều kiện làm việc của các nhà trí thức sau khi tốt nghiệp. Còn Việt Nam lại chưa chú trọng việc đó, thậm chí nhiều khi còn xem thường.

Một điều quan trọng nữa được vị chuyên gia lưu ý, đó là Việt Nam cần tổ chức các trí thức thành các nhóm, tập hợp để cùng phát triển, hỗ trợ lẫn nhau, tạo trí thức thành một khối đoàn kết. Bởi thực tế cho thấy, có hiện tượng kèn cựa lẫn nhau, không muốn người khác hơn mình trong trí thức Việt Nam.

"Việt Nam đã có chính sách thu hút nhân tài từ đây, nhưng theo bảng xếp hạng trên, đây là lần thứ tư Việt Nam bị tụt hàng về chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu, dù đây chỉ là thông tin tham khảo. Khi khó thu hút, giữ chân nhân tài thì đương nhiên nhiên năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng bị tụt hạng. Điều này đã được chứng minh Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu thường niên 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Theo đó, Việt Nam bị tụt 3 bậc so với năm 2017 và trong số 12 trụ cột đánh giá, Việt Nam chỉ đạt 33 điểm ở trụ cột năng lực sáng tạo.

Như vậy, vấn đề chính là trong nước quan tâm, chăm lo đến trí thức như thế nào. Làm sao để trí thức, nhân tài phát triển được, cống hiến nhiều cho xã hội. Một xã hội phát triển không thể không có đội ngũ trí thức. Đầu óc thông minh của họ đưa ra nhiều sáng kiến thì mới giúp xã hội phát triển được.

Như đã nói, trí thức Việt Nam tốt nghiệp giỏi nhưng sau đó không phát triển lên cao được vì không có phương tiện, Việt Nam cần thay đổi điều này".

Thành Luân

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/vn-tut-hang-canh-tranh-nhan-tainha-dep-luong-cao-chua-du-3373425/


Phần nhận xét hiển thị trên trang