Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Đề nghị thông minh tuyệt vời cho việc giải quyết bức tường


baomai.blogspot.com
Đề nghị thông minh tuyệt vời cho việc giải quyết bức tường từ một người thông minh tuyệt vời không kém gì Trump.

TED CRUZ là thế hệ thứ hai của một gia đình đến từ nước cộng sản Cuba. Cha của ông ta Rafael Cruz, khi đến Mỹ chỉ có một 100 USD được may kỹ trong túi quần lót, không hề biết tiếng Anh hay biết rất ít, làm nghề rửa chén bát 50 cent/1hour, hai người em gái của Rafael CRUZ (hai người Cô mà TED CRUZ rất yêu mến và ngưỡng mộ) cũng là những người chống cộng quyết liệt, và bị Fidel Castro đánh đập bỏ tù hành hạ dã man trước khi đến được Mỹ.

Từ một người đến Mỹ không biết tiếng anh làm một lúc hai “cu li job “, vậy mà người con của ông ta TED CRUZ làm rạng danh không ngờ, ai ở TEXAS chắc đều rõ về TED CRUZ.

baomai.blogspot.com
  
TED CRUZ cũng là người đề nghị lấy tên Lưu Hiểu Ba (Peace Nobel Winner, phản đối chính quyền Trung cộng) để đặt tên cho con đường trước tòa đại sứ Trung Cộng ở VWashington. Điều này bị bà thượng nghị sĩ Feinstein của tiểu bang Cali Phản đối kịch liệt. 

Nếu cha hay gia đình của TED CRUZ giầu có hay có mối quan hệ lâu đời với các politican éstabishment thì địa vị ngày nay của ông ta có lẽ cũng không có gì cần phải “ngưỡng mộ”, nhưng xuất thân là con của người nhập cư từ nước cộng sản đói rách Cuba, không biết tiếng Anh, đến Mỹ với hai bàn tay trắng, phải làm nghề rửa bát để sinh tồn, mà đã cho ra được một TED CRUZ ngay như vậy thì quả thật là một điều đáng nể phục và cho thấy điều đó không thể thiếu sự thông minh tuyệt vời của ông ta. 

baomai.blogspot.com
  
Khi TED CRUZ ra tranh cử tổng thống, thật lòng nhiều người đã rất bực mình vì cho rằng Trump lấy “tiền đè người”, bây giờ thì thấy rõ ràng Trump rất xứng đáng và TED CRUZ Cũng không kém cạnh gì đâu, nhưng ông ta còn trẻ (sinh 1970) TED cũng sẽ có nhiều cơ may trong  tương lai. 

baomai.blogspot.com
  
Mới đây TED đề nghị nên lấy số tiền thu được của những trùm ma tuý như El Chapo để xây bức tường, khỏi cần phải lấy tiền thuế của dân, vì tổng cộng số tiền tịch thu được của họ bây giờ là 14 billion US dollar, số tiền được frozen in the bank, đảng Dân Chủ nói là không có tiền, hãy nhìn vào chi phí cho green new deal and single payer healthcare thì cho thấy con số này là chuyện nhỏ, đảng Dân Chủ chỉ kiếm cớ mà thôi, mà nếu đúng như vậy thì lấy số tiền tịch thu được của mấy trùm ma tuý xây là xong, nên nhớ Hoa Kỳ có đường biên giới với Mễ dài tới... 2,000 Miles, Đúng là một con số khủng khiếp.

baomai.blogspot.com
Tường biên giới Mỹ-Mễ đang là đề tài thời sự nóng hổi.

Để nói cho quý vị Việt Nam dễ hiểu, đường biên giới của Mễ với Mỹ kéo dài cũng tương tự như đường biên giới đi từ miền Nam của VN gần tới Beijing của Tàu cộng.!!! (2,092 miles), với một đường biên giới dài như vậy thì việc xâm chiếm nước Mỹ bằng đoàn người không mời mà tới này là điều rất dễ dàng, người này thất bại người kia tiến lên, bắt được một người thì thoát được 100 người, vì đường biên giới dài như vậy làm sao mà bắt cho hết, chỉ có cách xây bức tường là tốt nhất. Một lần nữa, tiểu bang Texas rất may mắn có được TED CRUZ. Ông đã chứng tỏ sự thông minh của ông bằng bài toán đơn giản như vậy, trong khi đó một đề nghị của ông “chai mặt nhiều hơn đẹp trai” Gavin Newsom Thống đốc của tiểu bang Cali tuyên bố sẽ cho di dân lậu được hưởng trợ cấp ý tế, người nào ăn trợ cấp thì hãy chuẩn bị phải chia sẻ phần welfare đó với đám gì dân lậu này nhé, còn những người nào phải bỏ tiền túi ra mua bảo hiểm sẽ đau đớn vô cùng vì số tiền mua bảo hiểm y tế rất mắc, mỗi tháng ít nhất có thể lên tới từ 500 -2,000 trở lên.

baomai.blogspot.com
  
Hãy so sánh TED CRUZ Của Texas (Đại diện cho Cộng Hoà và Gavin Newsom (Dân Chủ) là thấy rõ sự chênh lệch về khuynh hướng. Riêng về cộng đồng Việt Nam nếu chưa xuất hiện ngôi sao sáng Như TED CRUZ, thì cũng làm ơn xin đừng phá hoại như chuyên môn phát ngôn bậy bạ và lừa phỉnh đồng bào bằng những tin giả, sách động những cuộc biểu tình, những việc làm này vô tình đã làm ảnh hưởng tới cộng đồng Việt Nam rất nhiều trong con mắt của người bản xứ hiểu biết đúng đắn.



Nga Lương

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

tại sao chủ nghĩa siêu nhân được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với loài người?

Siêu nhân học (transhumanism) là một phong trào có mục đích thúc đẩy sự tiếp cận liên ngành, được coi như cuộc cách mạng cuối cùng của quá trình tiến hóa. Nhưng tại sao chủ nghĩa siêu nhân được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với loài người?

Chủ nghĩa siêu nhân được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với loài người. (Ảnh qua GLP)
Mục tiêu của phong trào Triết học siêu nhân học được tóm tắt bởi tác giả Mark O’Connell trong cuốn sách “To Be a Machine” (tạm dịch: Trở thành một cái máy). “Họ (những người tin tưởng theo thuyết Triết học siêu nhân học cho rằng con người hoàn toàn có thể và nên diệt trừ sự lão hóa – một nguyên nhân gây ra cái chết; con người cũng có thể và nên sử dụng công nghệ để tăng cường sức mạnh cơ thể và tâm trí, thậm chí hợp nhất với máy móc”, ông O’Connell viết trong tác phẩm của mình.
Một số người xem thuyết siêu nhân học và trí thông minh nhân tạo như một phương tiện để “nâng cấp” con người lên tầm cao mới, giống như nhu cầu cần cải tiến của một chương trình phần mềm.
Đến nỗi có một vài người đề xướng rằng, sớm hay muộn nó sẽ đưa chúng ta đến những khả năng phi thường vượt ra ngoài trí tưởng tượng hiện tại …
Có thể nói rằng, những người này không chú ý đến tình trạng hiện tại của nhân loại, và đang bỏ qua những phẩm chất vốn có của con người. Vì thế, thuyết siêu nhân học là một cái bẫy. Nó sẽ dẫn dắt nhân loại theo hướng sai lầm thảm hại.
Dưới đây là 7 lý do đáng ngại giải thích tại sao triết học siêu nhân học được tiên đoán là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại, và những việc cần làm để ngăn chặn nó.
1. Khai thác hàng loạt để thâu tóm thế giới
Trong cơn mưu cầu sức mạnh điên cuồng, sẵn sàng tiêu tốn vô số tiền, giới tinh hoa cầm quyền xem công nghệ siêu nhân học như một phương pháp để trở thành những sinh mệnh thần thánh bất tử.
Giống như hầu hết các công nghệ tiên tiến, họ sẽ tiếp tục phát triển phương thức siêu nhân học vì lợi ích ích kỷ của mình và xem đó như một phương tiện khai thác hàng loạt để thâu tóm thế giới.
2. Đánh mất giá trị tâm linh
Khi chấp nhận công nghệ siêu nhân học mà không có nhận thức rõ ràng, chỉ hoàn toàn nhìn thấy nó ‘có ích’ hay ‘nâng cao’ đời sống thông qua điều khiển học, thay đổi di truyền, thuốc thay đổi nhận thức, người máy, kỹ thuật sinh học, vi mạch và công nghệ nano …mà không thấy rằng những kỹ thuật này gây nguy cơ nghiêm trọng, làm nhân loại đánh mất sức mạnh qua kết nối tâm linh với Thần/Thiên Chúa/Tất cả các giá trị có khả năng, trí tuệ và tình yêu vô hạn….
Nếu điều này ồ ạt xảy ra, khi trở thành những cỗ máy tự động, con người sẽ mất khả năng làm bất cứ điều gì đáng kể để chống lại hệ thống kiểm soát của giới tinh hoa cầm quyền. Và đối với họ, đây là điều tối hậu khiến bạn đến nơi mà họ muốn nhân loại đến.
3. Đánh mất nhân tính
Đây là hậu quả của lý do thứ 2, khi chúng ta trở thành ‘những vỏ bọc trống rỗng’ vô nhân tính, những phẩm chất của con người như sự đồng cảm, thiện lương, rộng lượng, tử tế, chu đáo và sẻ chia… sẽ bị đánh mất.
Điều này sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc: Bởi vì chính “tình yêu khiến Trái đất quay”. Giống như James Corbett đã nói:“Chỉ có tình yêu thương mới đánh bại Trật tự thế giới mới”.
4. Kiểm soát
Khi kỹ thuật ngày càng hiện đại, ví dụ như chân hoặc tay bị mất có thể được thay thế bằng công nghệ, cuối cùng, triết học siêu nhân học sẽ là một cách để kiểm soát nhân loại trong khi ngụy trang là đem lại ‘lợi ích’ hoặc ‘nâng cao’ chất lượng đời sống cho con người.
Kết quả hình ảnh cho vitruvian man
Khi kỹ thuật ngày càng hiện đại thì khi chân hoặc tay bị mất có thể được thay thế bằng công nghệ. (Ảnh qua Guardian)
Kỳ thực, việc tạo ra tư duy bầy đàn thông qua triết học siêu nhân học và chế độ kỹ trị từ lâu đã nằm trong chương trình của giới tinh hoa cầm quyền để kiểm soát con người. Tư duy bầy đàn là không hoàn thiện, nó không xem con người như các cá nhân độc lập.
Khi tình huống trở nên gay go, với tất cả các nhu cầu cá nhân và biểu cảm tự thân, con người sẽ buộc phải nổi dậy chống lại hệ thống kiểm soát tâm trí bầy đàn của các nhà kỹ trị…
5. Giám sát hàng loạt
Một ví dụ về giám sát hàng loạt là dùng các viên thuốc có vi mạch để theo dõi, kiểm soát liều lượng thuốc cho bệnh nhân.
Các vi chip trong các viên thuốc có thể bị lợi dụng cho các mục đích đen tối khác như thay đổi tâm trạng và biết được suy nghĩ của nạn nhân trong lúc giám sát, được kích hoạt từ vị trí của một trung tâm kiểm soát bằng cách sử dụng máy tính.
Kiểm soát tâm thức hàng loạt thông qua giám sát là phương thức nằm ở mức độ cao trong danh sách mong ước của những kẻ chuyên quyền công nghệ…
6. Mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng
Kết quả hình ảnh cho transhumanism vaccines
Vắc xin có khả năng thay đổi DNA của con người. (Ảnh qua Vaxxter)
Có một sự đáng lo ngại về trường hợp vắc xin có khả năng thay đổi DNA của con người. Vắc xin được đưa vào cơ thể chúng ta có chứa virus sống. Những virus này có thể kết hợp với các tế bào DNA của chủ thể và do đó làm thay đổi thành phần di truyền và biểu hiện gen của chúng ta.
Một vấn đề liên quan mật thiết đến sức khỏe gần đây là việc đẩy mạnh tiêm phòng cho phụ nữ mang thai, mà đáng lẽ nên phải dừng lại. Nếu bạn đang mang thai hoặc biết bất cứ ai thì hãy lan truyền điều sau đây hoặc các cảnh báo tương tự khác cho họ.
Vượt qua hàng rào nhau thai của người mẹ, vắc xin là nguyên nhân gây ra những thay đổi làm tổn thương não ở thai nhi đang phát triển, thông qua độc tính của chúng. Nó cũng gây ra viêm phúc mạc bào thai. Thêm nữa, việc tiêm chủng sau khi sinh và điều trị bằng thuốc như paracetamol để cố gắng giảm viêm ở trẻ sơ sinh làm cho các tổn thương não tiếp diễn:
Nó gây ra những biến đổi hơn nữa trong sự phát triển cấu trúc não, chủ yếu ảnh hưởng đến vỏ não trước trán, khu vực trước trán chịu trách nhiệm cho các quá trình nhận thức (suy nghĩ) và hệ viền (limbic system), một vùng của não sau ảnh hưởng đến cảm xúc.
Phần quan trọng thứ 3 của bộ não cũng bị ảnh hưởng là vùng vành cung vỏ não trước trán (anterior cingulate cortex). Phần này hoạt động như một trạm chuyển tiếp cho phép các kết nối giữa vỏ não trán trước và hệ viền (limbic system).
Sự tổn thương và phát triển dị thường của 3 cấu trúc não này sẽ dẫn đến một số rối loạn như chứng tự kỷ…Kết quả là, khả năng thể hiện nhân cách của trẻ em thông qua sự thấu cảm bị đe dọa nghiêm trọng và có thể bị đánh mất mà không thể cứu vãn.
Để biết thêm chi tiết hãy xem cuộc phỏng vấn của Richie Allen với chuyên gia bác sĩ Graham Downing:
7. Vũ khí hóa
Trong cuộc chiến thầm lặng chống lại nhân loại, những vũ khí bị che giấu của triết học siêu nhân học tồn tại dưới nhiều hình thức.
Các ví dụ bao gồm: Thuốc thần kinh, vô hướng, di truyền, từ trường, cấy ghép, dẫn hướng năng lượng và vũ khí chemtrail (vệt hóa chất – loại vũ khí sinh học do một tổ chức nào đó phun vào khí quyển để phục vụ mục đích xấu)… Hơn nữa, còn có những loại vắc xin bắt buộc được ủy thác phát triển bởi công nghệ quân sự Hoa Kỳ.
Lấy trường hợp vũ khí chemtrail, phần lớn người dân tiếp tục bị tiêm nhiễm với công nghệ nano và nano-bot (Robot Nano hay còn gọi là Nanobot, là một loại robot siêu nhỏ, kích cỡ chỉ vài nanomet, có khả năng xâm nhập và điều khiển các bộ phận ở mức độ phân tử) thông qua bình xịt bơm phun mà họ không biết.
Cho dù bạn thích hay không, mục đích của công nghệ này là đưa một bản nano-bot nâng cấp vào DNA của bạn. Nói một cách đơn giản, hầu hết mọi người không biết về những công nghệ này và chúng bị ép buộc lên chúng ta vì mục đích tối hậu cho sự kiểm soát toàn diện.
Hãy tưởng tượng, tại một số trung tâm kiểm soát thu thập dữ liệu bao gồm các siêu máy tính, như bộ phim khoa học viễn tưởng Minority Report, hành vi của bạn có thể bị đoán trước hoặc phát hiện.
Chúng ta có thể làm gì?
Triết học siêu nhân học với mục đích kiểm soát toàn cầu của giới tinh hoa cầm quyền. (Ảnh qua Respectful Insolence)
Cuộc chiến chống lại loài người và sự tồn vong của chính nhân loại chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng, thông qua chương trình nghị sự triết học siêu nhân học vì mục đích kiểm soát toàn cầu của giới tinh hoa cầm quyền. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp hữu hiệu để chống lại nó.
Tại sao bạn không hành động bằng cách lan truyền cho thế giới biết sự thật này? Hãy để mọi người biết về mối nguy hiểm của chương trình nghị sự triết học siêu nhân học để nâng cao nhận thức. Viết blog, tạo nhóm email, cung cấp bản trình chiếu, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và gửi thư cho các cơ quan có liên quan yêu cầu trách nhiệm giải trình…hoặc bất kể điều gì cần thiết.
Một cơ quan có thẩm quyền đối phó với chương trình nghị sự triết học siêu nhân học phi đạo đức và vi phạm nhân quyền là tổ chức Liên hiệp châu Âu chống quấy rối bí mật (EUCACH). Một trong những mục tiêu của EUCACH là gây áp lực cho Liên minh châu Âu để thực thi lệnh cấm vũ khí công nghệ triết học siêu nhân học.
Mặc dù sự kiểm soát của giới tinh hoa cầm quyền có vẻ rất ghê gớm, nhưng sức mạnh thực sự lại nằm ở bên trong mỗi con người chúng ta. Đó là cách chúng ta chọn để chỉ đạo ý thức của mình. Đó là việc gìn giữ những giá trị cao đẹp khiến chúng ta là con người, bởi khiến con người mất đi nhân tính và mê lạc vào những lợi ích trước mắt nhằm dễ dàng thao túng cũng chính là bước thiết yếu của những người muốn kiểm soát nhân loại. Và trên hết, đó là niềm tin vào quy luật của tạo hóa, niềm tin vào Đấng Tối Cao cùng những sinh mệnh siêu việt hơn hết thảy nhân loại (mà từ xa xưa đến nay chúng ta vẫn gọi là các vị Thần) vẫn đang dõi theo và dẫn dắt nhân loại bước đi từ thời hồng hoang cho đến hiện tại. Điều này không thể bị họ lấy mất.
TP
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ít nhất là cho đến nay mối đe dọa một cuộc tấn công từ phía Trung Quốc với chiến lược “mũi máu” vẫn rất xa vời.

Liệu Trung Quốc có đủ khả năng tấn công một tàu sân bay Mỹ?

17:00, 15/01/2019
Carrier
Một tàu sân bay Mỹ. (Ảnh qua Hotair)
Gần đây, một đô đốc Hải quân Trung Quốc về hưu cực kỳ bài Mỹ đã hô hào rằng Bắc Kinh có thể cần phải đánh chìm một vài tàu sân bay của Hoa Kỳ để Lầu Năm Góc biết “giữ trật tự”.
Vị đô đốc này từ lâu đã nổi tiếng với sự cường điệu diều hâu, vì vậy có vẻ như chính phủ Mỹ đã không qua coi trọng lời đe dọa của ông ta, theo Hot Air.
Nhưng đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng không có động thái rõ ràng để bác bỏ bình luận của ông. Họ đã đề cập đến nó như một chiến lược “mũi máu”, hàm ý nếu bị đánh đủ mạnh ngay từ phát bắn đầu tiên, Mỹ sẽ “quay đầu cụp đuôi chạy”!
Dĩ nhiên, không có chuyên gia uy tín nào tin rằng điều đó sẽ xảy ra, nhưng ít nhất thì đó là một tình huống đáng để theo dõi. Cho đến nay, đã có một số chuyên gia về các vấn đề quân sự đã bắt đầu cân nhắc lời đe dọa này.
Phần lớn các nhà quan sát dường như đồng ý rằng một cuộc tấn công tên lửa lớn vào một nhóm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông thực sự có thể có thể đánh chìm (hoặc ít nhất là thiệt hại nghiêm trọng) một trong những “trang trại chim sắt” của Mỹ. Nhưng điều đó sẽ dẫn tới một kết quả cuối cùng mà người Trung Quốc hoàn toàn không muốn.
“Quyết định tấn công một tàu sân bay mà không triển khai vũ khí hạt nhân là quyết định mà một cường quốc nước ngoài sẽ thực hiện với mức độ thận trọng vào bậc nhất”, ông Bry Bryan McGrath, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập của The FerryBridge Group LLC – một công ty tư vấn hải quân, nói vơi Business Insider. “Những người khác biết rằng nếu đó [tàu sân bay Mỹ] là mục tiêu của họ, ‘cơn thịnh nộ của thần’ sẽ giáng xuống họ”.
Giới chuyên gia tin rằng nếu người Trung Quốc thực sự quyết định nổ súng vào một trong những tàu sân bay của Mỹ, họ có thể thành công trong một cuộc tấn công bất ngờ. Nhưng người Mỹ có thể sẽ tiêu diệt “sạch sành sanh mọi thứ hữu dụng và có sức mạnh” của Hải quân Trung Quốc trong thời gian ngắn.
“Chúng tôi cũng có thể đánh tan cả Bắc Kinh nếu thích. Vì bằng cách đánh chìm một trong những con tàu của chúng tôi, Trung Quốc dù sao cũng đã thực hiện một hành động chiến tranh nên sẽ không có gì ngăn cản chúng tôi”, nhà bình luận Jazz Shaw nói. “Nếu [Trung Quốc] không thể dùng đến vũ khí chiến thuật (như vũ khí hạt nhân), với những hạn chế hậu cần khổng lồ trong việc vận chuyển số lượng lớn binh sĩ [Trung Quốc] đến bất cứ đâu gần lục địa Mỹ, người Mỹ có thể có thể xử lý họ (Trung Quốc)”.
Đó là một phân tích đáng khích lệ, nhưng Mỹ không chỉ có toàn tin tốt. Lầu Năm Góc cho biết các hệ thống hậu cần quân sự của Mỹ để di chuyển và triển khai quân đội và thiết bị đã bị phá hủy nghiêm trọng trong thập kỷ qua, và người Mỹ thực sự chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến với Trung Quốc hay Nga.
Theo một báo cáo của Ủy ban Khoa học Quốc phòng Lầu Năm Góc, hệ thống quân sự chiến lược của Mỹ để di chuyển quân đội, vũ khí và tiếp tế trên đường dài đã bị phân rã đáng kể và cần nâng cấp nhanh chóng để sẵn sàng cho bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Trung Quốc hoặc Nga.
Một đội đặc nhiệm về hậu cần của ủy ban nói trên gần đây đã đánh giá lực lượng không vận, hải vận và binh vận hiện tại của quân đội, theo đó phát hiện những vấn đề lớn với các lực lượng hỗ trợ trong cuộc xung đột cấp cao.
“Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã không chiến đấu với một kẻ thù có khả năng gây ra sự gián đoạn thảm khốc của chuỗi cung ứng quân sự cũng như việc triển khai nhân sự và khí tài”, một bản tóm tắt chưa được phân loại của các báo cáo cho biết.
Điều đó thật đáng lo ngại, nhưng không phải là mối đe dọa ngay lập tức đối với an ninh của Mỹ. Thực tế là người Mỹ chưa từng chiến đấu với một siêu cường thực sự có khả năng đánh trả họ, tấn công họ trên chính lục địa Mỹ và có thể đánh bại người Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua. Thực tế đó khiên một số khả năng của người Mỹ trong các lĩnh vực chiến tranh chuyên biệt đã bị suy yếu đôi chút.
Nhưng chuyên gia Jazz Shaw tin rằng Quân đội Mỹ đã bắt đầu giải quyết những thiếu sót này, và Nghị viện thời gian qua đã phê duyệt các khoản ngân sách khổng lồ cho họ để làm việc đó.
Trong khi đó, ít nhất là cho đến nay mối đe dọa một cuộc tấn công từ phía Trung Quốc với chiến lược “mũi máu” vẫn rất xa vời.
Mỹ Khánh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ tuyên bố dội mưa bo.m h.ạt nhân xuống Trung Quốc nếu tàu sân bay bị tấn công


Mỹ từng tuyên bố bất cứ quốc gia nào có ý định t.ấn cô.ng vào biên đội tàu sân bay của họ thì đều ph.ải đ.ối mặt v.ới ngu.y cơ chiế.n tran.h h.ạt nh.ân toàn diện.
Hãng tin Fox News hôm 20/12 cho biết, phát biểu tại một hội nghị công nghiệp quốc phòng, Đô đốc Trung Quốc Lou Yuan đã đưa ra một tuy.ên b.ố. gâ.y chấ.n độn.g truyền thông quốc tế.
Cụ thể ông Lou Yuan cho rằng Mỹ rất sợ thươ.ng vo.ng, nên cách dễ nhất để đá.nh b.ại đối. thủ là đá.nh chìm 2 tàu sân bay Mỹ, khiến hơn 10.000 thủy thủ thi.ệt mạ.ng.
“Chúng ta sẽ thấy người Mỹ s.ợ. hãi như thế nào”, Đô đốc Lou nói. Báo Mỹ coi đây là động thái leo thang căng thẳn.g ng.uy hi.ểm, nhất là khi các quan chức và cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thời gian qua đều có tuy.ên b.ố r.ất cứn.g r.ắn.
Không chỉ nói suông, Hải quân Trung Quốc thời gian qua luôn lấy biên đội tàu sân bay Mỹ làm đối tư.ợng tác chiế.n, họ đã phát triể.n những vũ khí dành riêng cho phương tiện này, ví dụ như tê.n lử.a .đạ.n đ.ạo DF-21D.
Nếu biên đội tàu sân bay Mỹ đi vào biển Đông hay biển Hoa Đông và nằm trong tầ.m bắ.n của các loạ.i v.ũ kh.í Trung Quốc thì theo đ.ánh giá chúng sẽ bị tiê.u di.ệt một cách nhanh chóng.
Đối đầu với hàng trăm (thậm chí hàng ngàn) tê.n lử.a c.hống h.ạm các loại của Trung Quốc được bắ..n cấp tập thì biên đội hộ vệ với các khu tr.ục và tuần dươn.g hạ.m Aegis sẽ bị quá tải và chẳng thể nào bảo vệ nổi.
Rõ ràng khi x.ét về khả năng đá.nh chìm tàu sân bay Mỹ đứng “trước cửa nhà” thì ít người nghi ngờ về khả năng của Trung Quốc, mặc dù vậy có lẽ Bắc Kinh chưa tính đến những phản ứ.ng của Mỹ sau đó.
Washington từng cho biết nếu k.ẻ đị.ch t.ấn côn.g và p.há hủ.y tàu sân bay Mỹ sẽ là động thái tuyên chiến rõ ràng nhất và họ không ngại ngần sử dụng cả vũ .khí h.ạt nh.ân để đáp trả.
Với tiềm lực quân sự vượt trội, nhất là khi đã gần như hoàn thiện hệ thố.ng đá.nh chặn tên l.ửa đ.ạn đạo ngoài khơi, Mỹ đủ sức h.ủy di.ệt Trung Quốc trong thời gian rất ng.ắn

.
Thậm chí chưa cần dùng đò.n hạ.t nh.ân, nếu Trung Quốc tấ.n côn.g tàu sân bay Mỹ bằng máy bay hay tê.n l.ửa thì Mỹ hoàn toàn đủ sức. san phẳng tất cả những nơi xuất ph.át các v.ũ k.hí đó.
Trung Quốc còn đối m.ặt ng.y cơ bị c.ắt n.guồn năng lượng từ nước ngoài khi bị phong tỏa đường biển, họ còn bị đó.ng băng các hoạt động giao thươ.ng để lấy tiền nuôi bộ máy chiế.n tra.nh.
Trong khi đó Mỹ là quốc gia có lượng dự trữ khoáng sản dồi dào, đủ sức vượt qua những tháng ngày khó khăn, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc muốn leo thang c.ăng t.hẳng và tấ.n cô.ng thẳng vào nước Mỹ.
Điều này đã được người Mỹ thể hiện rất rõ qua cuộc Chi.ến tra.nh thế giới thứ hai, vị trí địa lý được ngăn cách bởi hai đại dương cung cấp cho họ lợi thế không thể tốt hơn.
Trước những phân tích trên, các chuyên gia quân sự cho rằng những lời phát biểu đầy hiếu chiến của Đô đốc Hải quân Trung Quốc chỉ đơn giản là một động thái nhằm phô trương thanh thế mà thôi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc nên nghĩ kỹ trước khi dọa đánh chìm tàu sân bay Mỹ


Cựu đại tá hải quân Mỹ cho rằng Bắc Kinh cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi lên tiếng đe dọa đánh chìm hai tàu sân bay của Washington như tuyên bố gần đây của một tướng Trung Quốc.
Hai tà u chiến của Mỹ và Trung Quốc áp sát nguy hiểm trên Biển Ä Ã´ng hồi tháng 9/2018 (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Hai tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc áp sát “nguy hiểm” trên Biển Đông hồi tháng 9/2018 (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Theo bài bình luận trên Fox News của chuyên gia Mỹ Jerry Hendrix, một cựu đại tá Hải quân Mỹ và hiện là Phó chủ tịch công ty tư vấn chuyên về quốc phòng Telemus Group, Trung Quốc đã để lộ sự lo lắng chiến lược chưa từng thấy của nước này trong bối cảnh tác động của rào cản thuế quan trong cuộc chiến thương mại với Mỹ đang phủ bóng lên nền kinh tế, còn tham vọng giành lại vị thế quyền lực lịch sử của Bắc Kinh tại châu Á dường như cũng bị cản trở.
Vào ngày 20/12, phát biểu tại một hội nghị công nghiệp quân sự, Chuẩn Đô đốc Lou Yuan, phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, tuyên bố điều khiến Mỹ sợ nhất là thương vọng và cách dễ nhất để đánh bại Mỹ, đối thủ lớn nhất của Trung Quốc, là đánh chìm hai tàu sân bay của Washington. Điều này đồng nghĩa với việc 10.000 thủy thủ sẽ thiệt mạng.
“Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi như thế nào”, Đô đốc Lou tuyên bố.
Là học giả quân sự mang quan điểm “diều hâu” tại Trung Quốc, ông Lou Yuan cho rằng nếu Mỹ mất hai tàu sân bay, các tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, sẽ được giải quyết. Ông Yuan tuyên bố các tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình của hải quân Trung Quốc hiện đủ sức xuyên thủng các lớp phòng thủ của hạm đội hộ tống, từ đó tấn công trực diện vào tàu sân bay Mỹ
Phát ngôn của ông Lou được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo Trung Quốc “bảo lưu phương án sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để đảm bảo “thống nhất hòa bình” Đài Loan. Ông Tập cũng nói thêm rằng, Bắc Kinh sẵn sàng “chiến đấu trong cuộc chiến đẫm máu với các kẻ thù” của Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố “tái thống nhất là xu thế của lịch sử và là con đường đúng đắn, theo đó việc Đài Loan đòi độc lập sẽ là con đường cùng”.
Đây rõ ràng là sự “leo thang” mạnh mẽ trong các tuyên bố của chính quyền Trung Quốc. Cùng với những phát ngôn cứng rắn khác do các quan chức Bắc Kinh đưa ra ngày càng nhiều, có thể nhận thấy rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và những người ủng hộ ông đang bị hoang mang bởi những sự kiện xảy ra gần đây liên quan tới Trung Quốc.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ban lãnh đạo Trung Quốc xác định rằng thời cơ của nước này đã tới. Bắc Kinh quyết tâm giành lại vai trò lịch sử của mình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc gặp nhiều trở ngại. Chủ tịch Tập Cận Bình và đội ngũ của ông nhận ra rằng những sáng kiến về quân sự, ngoại giao, kinh tế của Trung Quốc không đạt được nhiều thành tựu, thậm chí vấp phải sự phản kháng ngày càng tăng từ các quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, thay vì xích lại gần Trung Quốc như nước này kỳ vọng.
Ở thời điểm hiện tại, các biện pháp áp thuế trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn cho nền kinh tế Trung Quốc, dẫn tới sự thất bại trong chiến lược rộng lớn hơn của ông Tập Cận Bình và tạo ra nguy cơ với chính đảng cầm quyền Trung Quốc.
Phản ứng của Mỹ khi bị tấn công
Nhóm tác chiến tà u sân bay Ronald Reagan và John C. Stennis của Mỹ đi qua biển Philippines hồi tháng 11/2018. (Ảnh: US Navy)
Nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan và John C. Stennis của Mỹ đi qua biển Philippines hồi tháng 11/2018. (Ảnh: US Navy)
Ông Jerry Hendrix cho rằng những nỗ lực tuyệt vọng của Trung Quốc nhằm giành lại vị thế của mình đã cho thấy sự thiếu hiểu biết của Bắc Kinh về văn hóa Mỹ.
Trung Quốc nghĩ rằng sự thiếu tập trung chiến lược của chính quyền George W. Bush và chính sách đối ngoại “lãnh đạo từ phía sau” thụ động của chính quyền Barack Obama là sự sa sút và thụt lùi của Mỹ. Nhưng trên thực tế, các khía cạnh mang tính nền tảng của nền kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh và tinh thần chiến đấu của nước Mỹ chưa bao giờ tàn lụi, có chăng chỉ đang trong trạng thái “ngủ” mà thôi.
Theo Jerry Hendrix, với những ai tin rằng việc đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ sẽ tạo ra xung lực khiến Mỹ rút lui, tức là họ chưa hiểu về lịch sử của nước Mỹ cũng như tác động của hàng loạt sự kiện như vụ chìm tàu Lusitania, vụ tấn công Trân Châu Cảng và vụ tấn công tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới, tới tinh thần dân tộc của nước Mỹ.
Bất kỳ cuộc tấn công nào bằng máy bay tầm xa, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo nhằm vào một tàu sân bay của Mỹ chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng nhằm vào những căn cứ nơi các vũ khí đó được phóng ra, những thiết bị cảm biến đi kèm và cả những hệ thống kiểm soát chỉ huy dẫn đường. Sau đó, Mỹ sẽ chuyển hướng sự tập trung sang các hạm đội của Trung Quốc.
Ông Jerry Hendrix phỏng đoán trước khi Trung Quốc hiểu chuyện gì đang diễn ra, nước này sẽ bị cắt nguồn cung từ nước ngoài các năng lượng và nguyên liệu thô, vốn được dùng để vận hành nền kinh tế xuất/nhập khẩu. Trong vài tuần, Trung Quốc sẽ sống trong cảnh không còn nhiên liệu và các nhà máy sẽ phải đóng cửa.
Trong khi đó, ông Jerry Hendrix nhận định nền kinh tế Mỹ, quốc gia có nguồn tài nguyên nội địa dồi dào, đủ sức vượt qua khó khăn ngay cả khi Trung Quốc tìm cách leo thang căng thẳng và tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ.
Jerry Hendrix cho rằng đối với Trung Quốc, phương án tốt nhất của nước này là kiểm soát giọng điệu khiêu khích và bước vào bàn đàm phán với Mỹ với sự tin tưởng và cởi mở để giải quyết các vấn đề về thương mại đang gây căng thẳng trong quan hệ song phương, thay vì tìm cách phô trương sức mạnh.
Theo Jerry Hendrix, Chủ tịch Tập Cận Bình cần nỗ lực hơn nữa trong việc hiểu vị trí chiến lược thực sự của mình, đồng thời ghi nhớ rằng ông đang thực hiện một công việc khó khăn là dẫn dắt “con hổ” Trung Quốc. Trong khi đó, nước Mỹ cần đi theo sự lãnh đạo của Tổng thống Trump và quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới Patrick Shanahan.
Cả Tổng thống Trump và Bộ trưởng Shanahan đều nhận ra rằng nước Mỹ đang ở trong kỷ nguyên của cạnh tranh quyền lực, đòi hỏi những nỗ lực nhiều hơn với trọng tâm đối phó là Trung Quốc. Trong cuộc họp với các nhân viên Lầu Năm Góc ngày 2/1, ông Shanahan đã nhắc nhở cấp dưới đặc biệt lưu ý đến mối đe dọa từ “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”.
(Nguồn: dantri.com.vn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến hạm Mỹ qua Hoàng Sa ..


Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ

Tờ South China Morning Post hôm 14/01/2019 có bài viết mang tựa đề « Việt Nam có nguy cơ chọc giận Trung Quốc khi lợi dụng việc Hoa Kỳ thực thi tự do hàng hải để nhấn mạnh yêu sách ở Biển Đông ». Nhật báo Hồng Kông (bị tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mua lại năm 2016) nhận định Hà Nội vẫn thường giữ thăng bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên chuyến tuần tra qua Hoàng Sa của khu trục hạm Mỹ USS McCampbell là một cơ hội quá đẹp không thể bỏ lỡ.
Trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh chấp về thương mại và địa chính trị, Việt Nam vẫn đi dây trên một Biển Đông đầy bão tố. Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington, nhưng tránh không làm Bắc Kinh phật ý.

Vừa rồi nhân dịp chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa, Hà Nội không chỉ ủng hộ đồng minh phương Tây, mà còn tái khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Nhà phân tích Derek Grossman của Rand Corporation cho rằng, nếu tuyên bố trên khá điển hình - trong lúc Việt Nam cố tỏ ra cùng quan điểm với Washington trên những vấn đề như tự do hàng hải, nhưng thời điểm được đưa ra là đáng ngạc nhiên, vì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang căng thẳng cao độ.

Ông nói : « Đáng chú ý là quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt ngày càng gần gũi hơn, tuy Hà Nội lâu nay vẫn kín đáo để tránh chọc giận Bắc Kinh vô ích ».

Thứ Hai tuần trước, Bắc Kinh phản đối Washington sau khi khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell tuần tra Hoàng Sa. Phát ngôn viên Lục Khảng nói rằng đã « nghiêm khắc cảnh cáo » vì hoạt động tuần tra này « vi phạm luật pháp Trung Quốc ».

Trong khi đó phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, bà Rachel McMarr tuyên bố việc chiến hạm USS McCampbell đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa là nhằm « phản kháng các yêu sách quá đáng trên biển ».

Collin Koh, chuyên gia về an ninh hàng hải ở Nanyang Technological University ở Singapore ghi nhận việc Hà Nội ủng hộ Washington thực thi tự do hàng hải không có gì lạ, vì chiến hạm Mỹ đi gần Hoàng Sa nơi Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Còn ở Trường Sa, Việt Nam thận trọng hơn vì quần đảo này bị nhiều nước yêu sách, không muốn làm phức tạp thêm tình hình. 

Một nghiên cứu mới đây của ISEAS – Yusof Ishak Institute ở Singapore cho thấy Việt Nam là nước ủng hộ Hoa Kỳ mạnh mẽ nhất tại Đông Nam Á. Trong số 1.000 nhà nghiên cứu, nhà phân tích và chuyên gia được hỏi ý kiến, có đến hơn phân nửa cho rằng Việt Nam tin tưởng « mạnh mẽ » hoặc « khá mạnh » vào Mỹ, như một đối tác chiến lược, giúp giữ an ninh trong khu vực. 

Thứ Ba tuần trước, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã gặp gỡ phó thủ tướng Phạm Bình Minh để bàn bạc về việc hợp tác trong thương mại, ngoại giao và an ninh. Ông Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ hy vọng siết chặt việc phối hợp trong hoạt động bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. 

South China Morning Post cũng dẫn lời giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales nhấn mạnh, tuy Hà Nội tranh thủ cơ hội khu trục hạm USS McCampbell tuần tra để tái khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng không muốn làm phật lòng Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - vẫn tiếp tục giữ thăng bằng trong quan hệ với hai cường quốc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Huawei hết đường làm ăn ở châu Âu năm 2019?


 Logo Huawei trước văn phòng ở Warsaw (Ba Lan). Ảnh: Reuters 

Thanh Niên
14:55 - 14/01/2019 

Huawei, hãng có doanh thu cao hơn cả Alibaba và Tencent cộng lại, đã và đang là mục tiêu kiểm soát chặt của nhiều nước phương Tây từ Mỹ cho đến Úc, New Zealand.

Mới đây, vụ Giám đốc kinh doanh khu vực Wang Weijing (Vương Vĩ Tinh) của Huawei bị bắt tại Ba Lan càng làm trầm trọng hóa nghi ngại gián điệp, an ninh mà nhiều nước nhắm vào công ty Trung Quốc, theo Bloomberg. Huawei sau đó sa thải ngay ông Wang, cho biết sự việc khiến hãng “mang tiếng xấu”. Trước đó, công ty nhiều lần phủ nhận các cáo buộc nhắm vào mình.

Hiện một số nước và nhà mạng tránh dùng thiết bị của Huawei vì lo ngại sản phẩm có thể có cửa hậu cho cơ quan tình báo Trung Quốc sử dụng. Chuyên gia Brock Silvers thuộc hãng Kaiyuan Capital nhận định vụ bắt giữ tại Ba Lan có thể “châm dầu vào lửa” cho hoạt động kinh doanh của Huawei, vì châu Âu là khu vực đóng góp doanh thu quan trọng cho doanh nghiệp. “Bất kể cáo buộc chống lại ông Wang cuối cùng được giải quyết ra sao, có vẻ như hoạt động kinh doanh ở châu Âu của Huawei sẽ tổn thương trong năm 2019” ông Silvers nói. Adam Ni, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng tại Đại học Quốc gia Úc, cho rằng việc Huawei nhanh chóng sa thải ông Wang cho thấy hãng này nỗ lực tách biệt mình với mọi hành động mà họ có thể đã tham gia. “2019 sẽ là năm xác định với Huawei ở Liên minh Châu Âu (EU), vì các nước EU ngày càng hoài nghi về hoạt động của Huawei. Vụ việc ở Ba Lan là tin xấu mới nhất về Huawei trên toàn cầu, đặc biệt liên quan đến quan hệ của hãng và tình báo, quân đội Trung Quốc”, ông Ni nhận định. 

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần thúc đẩy đồng minh không dùng hàng Huawei cho mạng lưới viễn thông quốc gia trong bối cảnh Mỹ - Trung tranh chấp thương mại. Khi phát ngôn viên của Giám đốc dịch vụ tình báo Ba Lan Stanislaw Zaryn đăng tải thông tin ông Wang bị bắt trên Twitter, ông có kèm đường dẫn đến Twitter của Bộ Ngoại giao Mỹ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). 

Hiện Warsaw xem xét việc chính thức ra khuyến nghị thận trọng với Huawei, có khả năng loại trừ hãng này khỏi thị trường công nghệ thông tin quốc gia, Giám đốc an ninh mạng Ba Lan Karol Okonski cho biết. Reuters thì đưa tin chính phủ Ba Lan có thể cấm cơ quan nhà nước dùng sản phẩm Huawei và thắt chặt luật pháp, giúp chính quyền có khả năng hạn chế bất kỳ sản phẩm nào do doanh nghiệp bị xem là có mối đe dọa an ninh sản xuất. 

Một quan chức chính phủ Ba Lan cho hay thay đổi chính sách “đột ngột” ở nước này chưa được thông tin chính thức, song việc dùng hàng Huawei sẽ được xem xét: “Chúng tôi sẽ phân tích xem liệu quyết định của mình có bao gồm việc ngừng dùng sản phẩm Huawei không. Chúng tôi không có luật để buộc các hãng tư nhân hoặc người dân ngừng dùng bất kỳ sản phẩm IT nào. Không thể loại trừ trường hợp rằng chúng tôi sẽ thay đổi luật và cho phép động thái trên trong tương lai”.

Khối EU đang có Đức cân nhắc việc nên hạn chế vai trò của Huawei trong xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia. Đức có thể làm theo Úc và New Zealand, cấm thiết bị Huawei. Tháng trước, Cục tình báo mật (MI6) của Anh cho biết chính phủ cần quyết định có nên cấm Huawei hay không. Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman nói rằng Trung Quốc có thể chuẩn bị trả đũa sau khi chính quyền nhiều nước cảnh báo về Huawei. Ông Zeman e ngại đầu tư của Volkswagen (đơn vị ở Séc), Skoda Auto vào Trung Quốc cùng hiệp ước PPF AS với Huawei để xây dựng mạng 5G có thể là mục tiêu tiềm năng. 

Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vụ việc. Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố trong vòng vài giờ sau khi thông tin về vụ bắt giữ lan ra cuối tuần trước: “Chúng tôi đang yêu cầu quốc gia liên quan giải quyết vụ việc một cách công bằng theo luật pháp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân". 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang