Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Phản đối, vạch trần cái ác có phải làm chính trị?

Để có được sự ủng hộ của người dân Đức, thanh trừ người dám phản đối cái ác, chính quyền Hitler đã xây dựng một bộ máy tuyên truyền khổng lồ để tẩy não người dân. Nhưng khi ấy vẫn có những người hùng dám đứng lên chống lại tội ác diệt chủng, bảo vệ chính nghĩa. Những gì họ làm có phải là “làm chính trị” như chính quyền Hitler tuyên truyền không?

Phản đối, vạch trần tội ác có phải là “làm chính trị”?. (Ảnh: t/h)

Thế nào là “làm chính trị”?

Kỳ thực, bản thân khái niệm “chính trị” từ khi xuất hiện đã đi kèm những nội hàm xấu. Tại sao? Bởi “Làm chính trị” là khái niệm liên quan đến phạm trù tranh giành, chiếm hữu quyền lực Nhà nước; ủng hộ hay không ủng hộ chính trị gia này, đảng phái này, biểu hiện thái độ và giành chiến thắng trong cuộc chiến đó bằng vô số con đường, chiêu thức, thủ đoạn khác nhau.
Quyền lực nhà nước khi có trong tay là một quyền lực rất lớn. Quyền lực lại luôn đi kèm với danh vọng, lợi ích… Bởi vậy, khái niệm, hành vi “chính trị”, “làm chính trị” còn có thêm một tầng nội hàm ám chỉ tranh đoạt, thủ đoạn, mưu đồ….
Tuy nhiên khái niệm “làm chính trị” còn trở nên đặc biệt nhạy cảm và có nội hàm rất xấu ở những quốc gia độc tài, nơi tội ác diệt chủng diễn ra như chủ nghĩa phát xít Đức (Nazi), chủ nghĩa hồi giáo cực đoan, chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia,… Bản thân những chính quyền độc tài đó là có phạm vào tội ác chống lại loài người, nơi đó “quyền lực nhà nước” rơi vào tay một cá nhân, một tập đoàn có mục đích bất chính, là công cụ để họ thực thi, bao che và “hợp pháp hóa” hành vi, tội ác của họ.
Quyền lực nhà nước trở thành công cụ để đàn áp những người phản đối tội ác của họ. Khi đó chiếc mũ “làm chính trị” được chụp lên những người dám đứng về lẽ phải, dám bảo vệ đồng bào, để tìm cớ cô lập, đàn áp họ. Bởi khi phản đối, vạch trần tội ác của chính phủ, chính phủ đó có nguy cơ bị tước mất “quyền lực” và đổ vỡ vì tội ác của mình.

Khái niệm “Làm chính trị” trở nên nhạy cảm hơn ở những nơi quyền lực nhà nước bị lạm dụng để hành ác – Ví dụ về nhà nước Đức quốc xã của Hitler

Hitler đã tạo ra một chủ nghĩa phát xít với đầy đủ nền tảng lý luận ngụy khoa học. (Ảnh: Internet)

Hitler đã tạo ra một chủ nghĩa phát xít với đầy đủ nền tảng lý luận ngụy khoa học, với khuôn khổ “pháp lý” bảo vệ chủ nghĩa phát xít, diệt trừ tận gốc những người, dân tộc chống lại cái ác. Đó là một bộ máy nhồi nhét, lan tỏa cái ác đồng thời kiểm soát, điều khiển tâm trí của người dân. Một bộ phận lớn người dân Đức – trong thời của Hitler – đã từng bị tẩy não và có suy nghĩ “biến dị” rằng: “Không có Nazi thì không có nước Đức”; “Yêu nước Đức là phải yêu Nazi”…
Nhưng rồi dòng chảy vĩ đại của lịch sử đã cho thấy đạo lý làm người sâu sắc trong mỗi biến cố dù bi hùng hay hoan ca, dù đẫm máu hay tràn đầy tính nhân văn. Sau khi chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, người dân Đức đã hiểu rằng: nước Đức vĩ đại hơn khi không có Hitler và chủ nghĩa phát xít.
Nước Đức trỗi dậy, trở nên mạnh hơn khi không còn cái ác, khi cái thiện lan tỏa trong lòng người. Yêu nước Đức đúng cách là yêu cái Thiện chân chính, chiểu theo Chân lý, Đạo lý làm người mà ứng xử với bản thân, đồng bào và với vạn vật…
Cả thế giới bên ngoài nước Đức phản đối chủ nghĩa phát xít, phản đối Hitler. Thế nhưng, những người dân Đức phản đối Hitler khi đó lại bị buộc tội là “phản quốc”, là “làm chính trị”. Vậy những cá nhân ấy, những đoàn thể phản đối giết người, phản đối cái ác ấy có phải là “làm chính trị” không? Không phải vậy, phản đối cái ác là cơ điểm của đạo đức làm người, là nền tảng phồn vinh của mỗi quốc gia, dân tộc.
Dưới chế độ Phát xít, Oskar Schindler – một ông chủ chuyên thuê người Do Thái làm việc cho nhà máy của mình – trong một lần cố gắng cứu công nhân Do Thái khỏi tay lính Đức quốc xã, đã bị cảnh báo rằng: Nhân từ với người Do thái là phản quốc. Nhưng dù vậy, Schindler đã dùng tới đồng xu cuối cùng của mình để cứu từng mạng sống người Do Thái mà ông có thể. Đến năm 1945, khi ông tiêu đến đồng xu cuối cùng để bảo vệ người Do Thái là các công nhân trong nhà máy của ông, thì cũng là lúc quân đồng minh chiến thắng, chủ nghĩa phát xít của Hittler sụp đổ.
Việc Oscar Schinder phản đối cái ác, phản đối Hitler không phải là phản quốc, mà ngược lại chính là bảo vệ người dân, bảo vệ tổ quốc mình. (Ảnh: t/h)
Vậy Oscar Schindler có phản quốc không? Chủ nghĩa phát xít là một vết nhơ trong lịch sử nước Đức, không có chủ nghĩa phát xít, Đức mới là chính mình, vĩ đại hơn, thông tuệ hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nước Đức hiện đại đứng dậy sau chủ nghĩa phát xít đã chứng minh điều đó. Hiển nhiên, việc Oscar Schinder phản đối cái ác, phản đối Hitler không phải là phản quốc, mà ngược lại chính là bảo vệ người dân, bảo vệ tổ quốc mình.
Oscar Schindler có phải “làm chính trị” như Đức Quốc xã chụp mũ không? Mục đích duy nhất của Oscar Schindler chỉ là cứu người, ông làm một cách lặng lẽ nhưng cương quyết, vị tha và không tranh đoạt bất cứ điều gì thuộc về “quyền lực nhà nước”. Ông chỉ đơn giản là không ủng hộ chế độ độc tài tàn ác của Hitler, nơi đạo đức đã trở nên bại hoại và sự tàn ác được cổ vũ dựa trên nền tảng thuyết vô Thần.
Dù tội ác liên quan tới đảng phái, chính quyền thì phản đối và vạch trần tội ác đó không phải là làm chính trị, vì việc đó không liên quan đến ham muốn quyền lực, mà ngược lại là hành động chính nghĩa, là cơ điểm của đạo đức làm người, là nền tảng phồn vinh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Trong lịch sử và cho đến tận bây giờ, không chỉ Schindler, rất nhiều người đã đứng ra vạch trần cái ác, phản đối cái ác, vì lương tri, đạo đức và trái tim lương thiện hướng đến đồng loại. Ví dụ như các hoạt động chống chủ nghĩa phát xít vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ 20, chống chủ nghĩa hồi giáo cực đoan hiện nay tại Trung Đông, chống lại tội ác mổ cướp tạng tù nhân lương tâm   
Cũng giống Schindler, họ không ủng hộ hay mong muốn “hạ bệ” đảng phái nào, chính trị gia nào, họ cũng không định tranh giành hay tước đoạt quyền lực nhà nước nào… Tuy nhiên, tội ác mà họ dám lên tiếng phản đối lại thường liên quan đến một chính trị gia, một tập đoàn chính trị, một đảng phái hoặc thậm chí cả một chính phủ. Bởi khi cái ác bị vạch trần, thì chính phủ, đảng phái, hoặc cá nhân có quyền lực chính trị đó sẽ bị tước đi quyền lực chính trị của mình, thậm chí phải trả giá tại các phiên tòa xét xử tội ác chống lại loài người trên trường quốc tế.
Bởi vậy, phản đối diệt chủng, phản đối tội ác chống lại loài người không phải là “làm chính trị” mà là trách nhiệm làm người, trách nhiệm của lương tâm. Thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhờ những tấm lòng lương thiện và dũng cảm như Schindler.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi con người sắm vai Thượng đế: Tương lai của AI và chỉnh sửa gen

Trí tuệ nhân tạo (AI) và chỉnh sửa gen là hai trong số những công nghệ phát triển nhanh nhất trên thế giới vì tiềm năng biến đổi nhân loại đáng gờm của chúng. Mặc dù mang lại tiềm năng về một tương lai đáng kinh ngạc, nhưng nó cũng đặt ra một số câu hỏi nghiêm túc về đạo đức khó có câu trả lời.

Khi con người sắm vai Thượng đế: Tương lai của AI và chỉnh sửa gen. Ảnh 1
Khi con người dùng AI để chỉnh sửa gen, nó có thể sẽ phá hủy cấu trúc xã hộ hiện có. (Ảnh qua Tycoonsuccess)

Tiềm năng đáng kinh ngạc

Phương diện tác động lớn nhất của việc chỉnh sửa gen do AI điều khiển sẽ nằm trong lĩnh vực y học cá thể hóa. Theo ước tính, dự kiến ​​đây sẽ là thị trường trị giá 87 tỷ USD vào năm 2023. Y học cá thể sẽ cho phép các nhà sản xuất thuốc tạo ra các loại thuốc nhắm vào một cá nhân hoặc một nhóm người có chung đặc điểm di truyền. Cho đến nay, nghiên cứu về lĩnh vực này được coi là quá đắt.
Hệ thống AI có thể được dùng để lựa chọn thông qua hàng triệu bộ dữ liệu nhằm xác định chính xác loại thuốc theo yêu cầu của một cá nhân. Điều này có thể thực sự khả thi về mặt kinh tế, mà qua đó, ngành công nghiệp y học cá thể sẽ có thể chứng kiến một sự bùng nổ nhanh chóng.
Trong thực tế, Google đã phát triển một hình thức AI gọi là DeepVariant có khả năng tạo ra một bức tranh chính xác về một bộ gen đầy đủ và tách biệt giữa các đột biến nhỏ từ các lỗi ngẫu nhiên. Theo Google AI Blog: “Chức năng của khuynh hướng biến thể thuộc về hệ gen, tuy nhiên, DeepVariant sẽ biến đổi vấn đề tái thiết này trở thành một vấn đề phân loại hình ảnh phù hợp với công nghệ và chuyên môn hiện tại của Google”.
Deep Genomics từ Canada cung cấp cho AI hàng ngàn ví dụ về đột biến, với mục đích cho phép AI học hỏi từ các ví dụ để nó có thể phân tích đột biến và dự đoán tác động của chúng. Điều này sẽ giúp các học viên y tế chọn đúng loại thuốc cho bệnh nhân.
Hình ảnh có liên quan
Deep Genomics từ Canada cung cấp cho AI hàng ngàn ví dụ về đột biến, với mục đích cho phép AI học hỏi từ các ví dụ để nó có thể phân tích đột biến và dự đoán tác động của chúng.  (Ảnh qua UTEN)
Việc sử dụng AI và chỉnh sửa gen không dừng lại ở y học cá thể. Trong tương lai, chúng ta có thể chỉnh sửa các gen được xác định với các bệnh cụ thể. Và đây là nơi mà công nghệ bắt đầu vi phạm ranh giới của đạo đức con người.

Mối liên hệ với đạo đức

Một khi bắt đầu chỉnh sửa gen “bệnh”, chắc chắn chúng ta sẽ bắt đầu xem xét việc chỉnh sửa các gen trong phôi thai được xem là không mong muốn.
Theo As We Think Now: “Nếu AI có thể giúp chúng ta hiểu được phương thức di truyền dẫn đến bệnh tật, thì AI có thể sử dụng kiến ​​thức hiện tại của chúng ta về di truyền để dự đoán sự kết hợp gen nào sẽ làm cho con người khỏe mạnh nhất có thể. Có lẽ AI thậm chí có thể đưa ra các khuyến nghị về việc nên sử dụng CRISPR vào đâu để chỉnh sửa phôi người. Các chuyên gia có thể xem xét các khuyến nghị đó và sử dụng nó để hướng dẫn quy trình chỉnh sửa thực tế – cuối cùng giúp các bác sĩ tạo ra một đứa trẻ được ‘tối ưu hóa’”.
Các bậc cha mẹ tương lai có thể bắt đầu truy cầu những đứa trẻ mạnh mẽ và thông minh hơn với mong muốn con mình sẽ là những thần đồng. Điều này có thể dẫn đến tình cảnh mà những người giàu trong xã hội sẽ tiếp tục tiến bộ hơn nữa, trong khi những tầng lớp nghèo hơn thì vẫn sản sinh ra những em bé bình thường, tự nhiên, và như vậy chúng sẽ luôn kém hơn. Điều này vô tình tạo nên một hệ thống giai cấp gần như không thể phá vỡ.
Kết quả hình ảnh cho tristan owain pang
Các bậc cha mẹ tương lai có thể bắt đầu truy cầu những đứa trẻ mạnh mẽ và thông minh hơn với mong muốn con mình sẽ là những thần đồng. (Ảnh qua Vidmoon)
Trong những người có tín ngưỡng tồn tại một niềm tin cơ bản rằng, có một quyền lực cao hơn đã tạo ra và duy trì trật tự xã hội. Khi con người đóng vai Đức Chúa Trời và loại bỏ tiến trình được ban cho sự sinh sản, thì những thực thể được con người tạo ra cũng có thể chống lại cấu trúc xã hội này. Điều này có thể dẫn đến một cuộc nổi loạn giữa những người không có tín ngưỡng và sự hủy diệt các nguyên lý đạo đức đã được thiết lập từ rất lâu đời.
Như chúng ta đã biết, từ lịch sử và cả ở hoàn cảnh hiện tại, con người không thể cùng chung sống hòa bình với những người khác mà sẽ tìm cách áp đặt ý chí của mình lên người khác nếu có cơ hội. Nếu có thể cùng tồn tại hài hòa với nhau, thì làm sao người ta lại phải nghĩ về việc chỉnh sửa phôi để tạo ra một cuộc sống “hoàn hảo”?
Những vấn đề đạo đức như vậy là lý do tại sao các quốc gia lại gặp hạn chế về chỉnh sửa gen và các công nghệ liên quan.
Hồng Liên, theo Vision Times

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hội nhà văn, quá khứ và hiện tại, có ích và vô ích


Kính Hòa RFA, 2019-01-11 Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, ông Hữu Thỉnh tuyên bố vào ngày 9/1 rằng tổ chức của ông đã đạt được một thắng lợi to lớn là nhà nước Việt Nam vẫn sẽ hổ trợ cho tổ chức này. Số tiền được ông tiết lộ là 85 tỉ đồng mỗi năm, dùng để trợ cấp cho bốn vạn thành viên, mà ông nói rằng là “những chiến sĩ giữ vững trận địa tư tưởng của đất nước.” Hội nhà văn Việt Nam cũng nằm trong Liên hiệp này. Sau đây là những nhận định của một số cựu thành viên Hội nhà văn Việt Nam về sự hiện hữu của hội này.
Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và lời phát biểu của ông được báo Tuổi Trẻ đưa tin, 9/1/2018.
Trước khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986, tất cả những hoạt động trong xã hội, từ kinh tế tới văn học nghệ thuật đều nằm trong những tổ chức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Giáo sư Hoàng Dũng, khoa văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết như vậy và đó là nguyên tắc của một xã hội theo cách nhìn của những người cộng sản:
Không có cách nào khác, vì trong một thiết chế của xã hội toàn trị, người ta sẽ không yên tâm khi có những tổ chức thoát ra khỏi sự kiểm soát. Mà không chỉ có văn học nghệ thuật, toàn bộ các hoạt động trong xã hội đều vậyNgười lãnh đạo chỉ an tâm khi họ nắm được. Cái chức của ông Hữu Thỉnh xem vậy chứ không phải ai cũng làm được, phải được những người lãnh đạo đồng ý.”
Việc đặt những người sáng tạo nghệ thuật vào những tổ chức như hội nhà văn, nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bị chỉ trích là làm mất đi sự tự do sáng tạo của họ.
Nhà văn Nguyễn Viện, từng là thành viên Hội nhà văn Việt Nam khi còn làm việc tại báo Thanh Niên tại Sài Gòn nói về cảm xúc của ông khi lần đầu tiên vào hội này:
Tất nhiên tôi cũng biết tất cả các hội đoàn đều là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là lần nói về điều lệ của Hội, thì điều đầu tiên đó là Hội nhà văn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tôi thấy kinh khủng quá. Tại sao một nghệ sĩ lại được đặt dưới sự lãnh đạo của ai đó.”
Ông Nguyễn Viện sau đó không còn có hoạt động gì liên quan đến Hội nhà văn nữa, và có lần ông đã tuyên bố chính thức trên mạng xã hội rằng ông không còn là thành viên của hội này.
Tôi thấy kinh khủng quá. Tại sao một nghệ sĩ lại được đặt dưới sự lãnh đạo của ai đó.
-Nhà văn Nguyễn Viện.
Tuy vậy, Giáo sư Hoàng Dũng cho rằng vào thời kỳ bao cấp, tất cả nhà văn đều lãnh lương, và chỉ có một công việc là làm thơ viết văn, không lao động nặng nhọc, thì cũng có một số người cho ra đời những tác phẩm mà ông gọi là đọc được. Ông ví dụ những nhà văn nhà thơ có tài như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân. Nhưng ông nói tiếp là sự ảnh hưởng của lối dẫn dắt về tư tưởng vẫn có tác động xấu nhiều hơn đối với sự sáng tạo:
Cái phần mất vẫn nhiều hơn. Nếu so sánh Nguyễn Tuân khi vào Hội nhà văn với Nguyễn Tuân thời thực dân thì ta thấy không bằng. Khi viết mà cứ lo cấp trên có đồng ý hay không, viết mà phải in ra cho được thì họ tự kiểm duyệt lấy họ.”
Có quan điểm tương tự Giáo sư Hoàng Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng cho rằng Hội nhà văn cũng có công giúp đỡ những cây bút mới bắt đầu sự nghiệp của mình.
Cái mặt chính trị (của những hội đoàn này) thì ai cũng thấy rồi, nhưng nó cũng có những tác dụng tích cực như là những cây bút trẻ tham gia hội được huấn luyện qua những hoạt động của hội như là những buổi thảo luận, trao đổi về chuyên môn, bồi dưỡng kiến thứcNhưng khi tôi bắt đầu có ý thức, đọc được nhiều thì cảm thấy cái dẫn dắt về chính trị của nó rõ quá, lấn át chuyện nghề nghiệp đi. Bắt đầu từ năm 1973 tôi không còn dính líu gì nữa với Hội nhà văn.”
Nhà thơ Hoàng Hưng bắt đầu viết từ năm 1961 và cũng tham gia Hội nhà văn tại Hải Phòng. Sau năm 1975 ông bị bỏ tù vì có trong tay những tập thơ của nhóm Nhân văn giai phẩm. Gần đây ông có tập thơ Ác Mộng mô tả thời gian ở tù của ông, chỉ được xuất bản tại hải ngoại.
Phong trào Nhân văn giai phẩm bùng lên tại miền Bắc sau khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền. Những người chủ trương phong trào này đấu tranh đòi tự do sáng tác, họ đều là những người tham gia cuộc kháng chiến chống pháp của Việt Minh mà nòng cốt là Đảng Cộng sản. Những người chủ trương phong trào này sau đó bị đàn áp với những án tù rất nặng nề.
Tình hình bây giờ nó khác. Người ta không cần những cái hội này nữa.
-Nhà thơ Hoàng Hưng.
Nhà thơ Hoàng Hưng cho biết một lý do mà phong trào này bùng lên được vào lúc đó là vì vẫn còn những nhà xuất bản do tư nhân nắm giữ, và một trong những nhà tư sản tài trợ cho việc xuất bản các tác phẩm của Nhân văn gia phẩm là nhà tư sản Hà Nội Trần Thiếu Bảo. Ông Bảo sau đó cũng bị một án tù rất nặng.
Ông Hoàng Hưng đánh giá tiếp về sự tồn tại của Hội nhà văn hiện nay:
Tình hình bây giờ nó khác. Người ta không cần những cái hội này nữa. Người ta có nhiều con đường để thu thập kiến thức. Cái tiền mà nhà nước chi cho nó thực ra là để duy trì chính bộ máy của nó mà thôi.”
Ông Hoàng Hưng cho biết là không phải nhà nước Việt Nam không biết điều đó. Ông chứng kiến điều này khi còn làm việc ở tờ báo Lao Động của nhà nước Việt Nam.
Vào những năm 1990, chính phủ đã trình quốc hội việc cắt bỏ kinh phí của các hội đoàn, họ phải tự nuôi lấy họ, nhưng dự án này bị những hội đoàn đó phản ứng rất dữ dội nên đành thôi.”
Nhà thơ Hoàng Hưng cho rằng trong một xã hội bình thường như các quốc gia khác thì đa số những nhà văn hay nhà thơ là những người kiếm sống bằng một công việc nào đó bên cạnh sự sáng tác của mình, chứ không cần những hội nhà văn và những nhà văn có biên chế được trả tiền.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/writer-association-01112019124327.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

11 Hạng người tuyệt đối Không Kết Giao để cuộc sống yên bình hơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Tam quốc diễn nghĩa", tam nhân thủ bài:

Kim Bình Trump



(NgườiViệt 08/01/2019) Trong khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump đang lo xây bức trường thành bảo vệ biên giới phía Mexico ngăn chặn hàng ngàn di dân từ Trung Mỹ chạy lên và thương thuyết với đảng Dân Chủ để mở cửa chính phủ, thì chính phủ Mỹ cũng đang lo hai việc ngoại giao: Tiếp tục thương thuyết với Bắc Kinh để giảm bớt cuộc chiến tranh thương mại, đồng thời chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ 2019 giữa ông Trump và nhà độc tài đỏ Bắc Hàn.

Đúng lúc đó, Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đi xe lửa qua đêm tới Bắc Kinh theo lời mời của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi kéo dài bốn ngày, cho thấy đây không phải là một cuộc gặp gỡ xã giao. Kim Jong Un chắc không bao giờ nghĩ đến chuyện xã giao; mặc dù tới gặp Bình đúng ngày sinh nhật 35 tuổi!

Kim lên nắm quyền suốt sáu năm mà không qua trình diện Bình, cho đến Tháng Ba năm ngoái, trước khi gặp Trump. Sau khi gặp Trump ở Singapore, Kim qua Bắc Kinh ngay, từ đó tới nay đây là lần thứ tư trong 10 tháng. Có lẽ chàng Kim muốn vấn kế đàn anh Trung Cộng sẽ làm gì khi gặp Trump trong tháng tới, cho đúng tình thầy trò. Nhưng chắc chắn Kim gặp Bình để xin ủng hộ cho vững tâm trước khi đi kỳ kèo mặc cả với Trump.

Khi gặp mặt tổng thống Mỹ năm ngoái, Kim đã đạt được những thắng lợi qua mặt hai đời bố và ông nội. Họ chỉ muốn được đứng ngang hàng với Mỹ. Đang là một “tên côn đồ” hung hãn bị cả thế giới khinh bỉ, Kim Jong Un bỗng đóng vai một chính khách quốc tế ngồi ngang hàng với người đứng đầu “thế giới tự do” mà không phải nhượng bộ cái gì trừ những lời tuyên bố. Sau đó, Nga và Trung Cộng đã nới lỏng những biện pháp cấm vận do Liên Hiệp Quốc đặt ra. Bắc Hàn và Nam Hàn gặp gỡ nói chuyện giao thương, giúp Kim bắt đầu cải tổ kinh tế dần dần theo lối Trung Cộng.

Bây giờ, Kim Jong Un lại đang lớn tiếng đặt điều kiện trước khi gặp Trump. Trong thông điệp đầu năm vừa rồi, chàng Kim dọa sẽ “đi đường khác” nếu Mỹ không bỏ cấm vận! Nghĩa là dọa có thể cho nổ bom hạch tâm và phóng hỏa tiễn mới, vì các trung tâm nghiên cứu Bắc Hàn vẫn hoạt động bình thường trong một năm qua. Kim qua gặp Bình để chứng tỏ cho Trump thấy mình vẫn có đàn anh hậu thuẫn, để có thể mạnh miệng hơn khi bước vào vòng thương thuyết mới.

Tất nhiên, chàng Kim biết rằng Mỹ sẽ không bao giờ giảm bớt cấm vận trước khi Bắc Hàn chịu xóa bỏ kho vũ khí nguyên tử. Cho nên, trong chuyến đi Bắc Kinh kỳ này, Kim sẽ năn nỉ với Bình, xin nới lỏng vòng đai cấm vận rộng hơn nữa. Trong thực tế, những tổ chức buôn lậu vẫn mua, bán với Bắc Hàn, Trung Cộng ngoảnh mặt làm ngơ.

Bắc Hàn vẫn không thiếu năng lượng dù bị cấm vận; vì các tàu chở dầu, khí của Trung Cộng và Nga đang tiếp tế trên mặt biển, chuyển nhiên liệu sang các tàu Bắc Hàn. Kim sẽ xin Bình cho các tay buôn lậu cấp cao hơn tham dự, và hoạt động mạnh hơn. Kim sẽ yêu cầu Bình ủng hộ cho Kim “cải tổ kinh tế” theo khuôn mẫu của Đặng Tiểu Bình. Có ai trên thế giới lại nỡ lòng cấm không cho một chế độ Cộng Sản bước vào con đường tư bản hóa?

Nhưng tại sao Tập Cận Bình lại đứng ra mời chàng Kim qua phó hội?

Bởi vì Trung Cộng đang thương thuyết với Mỹ chuyện quan thuế. Ông Trump đã ấn định đầu Tháng Ba là phải kết thúc, nếu không Mỹ sẽ đánh thuế nặng hơn. Mời Kim qua Bắc Kinh, Bình muốn nhắc Trump đừng quên một món hàng ngoại giao có thể trao đổi. Tập Cận Bình mời Kim qua chơi để nhắc nhở Donald Trump nhớ lại rằng Trung Cộng có thể trao đổi nhiều thứ, ngoài những món hàng xuất nhập cảng. Ngay từ đầu, ông Trump đã liên kết hai vấn đề lại với nhau: Mỹ sẽ nhẹ tay về thương mại, nếu Tàu bảo được Kim Jong Un bớt thói hung hăng.

Kim sẽ gặp Trump trước hay sau kỳ hạn đầu Tháng Ba? Nếu gặp trước ngày đó, Kim sẽ hứa nhượng bộ những gì? Tập Cận Bình có thể dùng Kim như một lính tiên phong dọ dẫm thái độ của Trump như thế nào. Nếu Trump nhường Bình một chút trong cuộc thương thuyết mậu dịch, Kim có thể sẽ nhường Trump một chút để ông tổng thống Mỹ có thể “ghi một bàn thắng”, đem về cho dân chúng Mỹ hoan hô.

Bàn thắng đó có thể là công bố một chương trình giải giới vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Vì từ một năm qua chưa ai nói đến một kế hoạch như vậy, ngoài những lời nói suông. Một chương trình tổng quát thôi, không thể nào có chi tiết; giống như bản tuyên cáo năm ngoái vậy.

Mỹ sẽ yêu cầu Bắc Hàn cung cấp một bản kiểm kê những nơi chứa vũ khí nguyên tử. Liệu Kim Jong Un có chịu không? Mỹ có thể đòi cho các quan sát viên quốc tế đến chứng nghiệm các cuộc kiểm tra. Chàng Kim có chấp nhận cho những người này đi lại tự do trong xứ mình không? Cuộc mặc cả có thể kéo dài cả năm trời chưa xong. Nhưng ông Trump có thể sẽ lên tiếng khen chàng Kim một lần nữa, như năm ngoái ông ca ngợi chàng Kim thông minh và hết lòng vì dân, vì nước. Đúng bắt tay, chụp hình với một người trẻ tuổi “thông minh và hết lòng vì dân, vì nước” cũng là một bức hình đẹp cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2020.

Tập Cận Bình có thể giúp Donald Trump trong cuộc tranh cử hai năm tới. Bởi vì phần lớn những đòi hỏi của Mỹ cũng là những điều Trung Quốc cần thực hiện nếu muốn kinh tế tiến thêm. Phải bớt trợ cấp các xí nghiệp quốc doanh, để chính họ phải thay đổi. Cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, không những của người nước ngoài mà của chính người Trung Hoa, nếu muốn canh tân khoa học, kỹ thuật. Phải mở cửa cho xí nghiệp nước ngoài vào cạnh tranh, đó là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nội địa cố tiến lên, với triển vọng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Nhưng Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ Trump từng bước một, không thể làm tất cả ngay một lúc. Nếu bắt tất cả các doanh nghiệp nhà nước phải tự túc ngay cùng một lúc thì nước Tàu sẽ loạn vì xáo trộn kinh tế! Hàng trăm triệu người sẽ mất việc làm! Phe bảo thủ trong đảng Cộng Sản sẽ lật đổ Tập Cận Bình! Cho nên phải tiến bước chậm chậm!

Bình có thể ra lệnh các công ty hàng không đặt mua thêm máy bay Boeing. Mua đậu nành, mua thịt, mua khí đốt, mua chip điện tử, tất cả đều là nhu cầu tự nhiên của kinh tế Trung Quốc; mà nước Mỹ có thể cung cấp với giá không cao hơn các nguồn cung cấp khác. Tập Cận Bình có thể buộc các xí nghiệp quốc doanh đang cạnh tranh trên thế giới với Mỹ không được phá giá. Chính phủ Cộng Sản có nhiều cách đền bù cho họ. Cứ như vậy, kinh tế Trung Quốc sẽ được cải tổ mà chính phủ Mỹ lại được vuốt ve.

Mà điều này thì ông tổng thống Mỹ có thể chấp nhận.

Nếu Bình nhường Trump tất cả, trong mấy tháng giữa năm nay, thì không lợi gì cho Trump! Ngược lại, nếu cứ ba bốn tháng Bắc Kinh lại công bố một nhượng bộ cụ thể cho Mỹ vui, thì suốt hai năm 2019, 2020, ông tổng thống Mỹ lâu lâu lại báo cáo với dân chúng một tin mừng: Ta đã thắng! Trung Cộng đã thua.

Hai cuộc trình diễn ngoại giao song song trong năm tới đáp ứng đúng như cầu tranh cử của ông Trump. Năm 2016, ông Trump đánh mạnh trên mặt trận chính sách quốc nội: Di dân, an  ninh biên giới, thuế má, luật lệ, và nỗi niềm của những người Mỹ bị bỏ quên khi kỹ thuật thay đổi và kinh tế toàn cầu hóa. Năm nay và năm tới, Donald Trump còn có thể vận động tranh cử với các thành tích ngoại giao. Nếu Kim Jong Un và Tập Cận Bình lên sân khấu đồng diễn!

NGÔ NHÂN DỤNG


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Ba Tư cổ sáng tạo ra 'máy lạnh' giữa sa mạc


baomai.blogspot.com

"Tôi cũng có điều hòa bằng nước nữa, nhưng tôi thích ngồi dưới điều hòa thiên nhiên. Nó gợi cho tôi nhớ về ngày xưa," Saberi nói và ra dấu chỉ đến badgir (tháp đón gió) mà chúng tôi đang ngồi ở phía dưới. "Thêm sữa nhé?"

Tháp đón gió

Với cái nóng lên đến 40 độ C vào mùa hè ở Yazd, một thành phố sa mạc ở trung tâm Iran, một ly sữa nóng thường là điều cuối cùng mà tôi nghĩ đến.

Tuy nhiên, từ nơi tôi ngồi ở sân trong có bóng râm mát mẻ nhìn ra sân đang như thiêu đốt trong cái nắng chiều đỏ rực thì mọi ý nghĩ về việc chào tạm biệt chủ nhà ngay lập tức tan biến.

Tôi ngồi lui lại và ngước nhìn theo chiều dài của công trình kỹ thuật tuyệt diệu vốn được cho là đã có hàng ngàn năm tuổi này.

Tháp đón gió là những cấu trúc cao hình ống khói nhô ra từ mái của những căn nhà cổ ở nhiều thành phố sa mạc của Iran.

Ở dạng thức đơn giản nhất, tháp đón gió hút vào những làn gió mát và chuyển hướng chúng xuống phía dưới đi vào nhà hay vào những căn phòng tích trữ dưới lòng đất để đông lạnh những đồ ăn chóng bị hỏng.

Các nghiên cứu cho thấy các tháp đón gió có thể làm giảm nhiệt độ trong nhà xuống khoảng 10 độ.

baomai.blogspot.com

Từ những người Ba Tư đến người Ai Cập, cho tới người Babylon và người Ả Rập cổ, các nền văn minh đã cố gắng điều chỉnh kiến trúc của họ theo khí hậu nóng bức, khắc nghiệt của môi trường sống của họ bằng cách phát minh ra các phương pháp thông gió tự nhiên.

Các tháp đón gió có thể được tìm thấy trên khắp vùng Trung Đông và Ai Cập, cũng như ở Pakistan và Ấn Độ.

Do tháp đón gió nằm ở vị trí cao nhất của một tòa nhà, nó rất dễ bị xuống cấp và mục nát.

Mặc dù tháp đón gió cổ nhất của Iran chỉ có niên đại từ Thế kỷ thứ 14, nhưng trong những bản thảo của nhà thơ Ba Tư vào Thế kỷ thứ 5 Nasir Khusraw đã có nhắc đến tháp đón gió.

Giữa Iran và Ai Cập vẫn tiếp tục có tranh cãi về nguồn gốc của tháp đón gió.

Các bức tranh có từ khoảng 1.300 năm trước Công nguyên được phát hiện ở gần thành phố Luxor ngày nay đã phác họa hai cấu trúc hình tam giác nằm ở trên hoàng cung của Pharaoh Nebamun, khiến cho các nhà khảo cổ Ai Cập tin rằng tháp đón gió đầu tiên được dựng lên ở Ai Cập.

Trong khi đó, những tàn tích của một ngôi đền thờ lửa Ba Tư có từ năm 4.000 trước Công nguyên có rất nhiều cấu trúc giống như ống khói, trong đó có một số không hề có dấu vết tro, khiến cho các kiến trúc sư Iran đặt ra giả thiết rằng tháp đón gió bắt nguồn từ Iran.

Đón gió từ mọi hướng

Theo Tiến sĩ Abdel Moniem El-Shorbagy, phó giáo sư kiến trúc và thiết kế tại Đại học Effat ở Jeddah, Ả rập Saudi, tháp đón gió được tìm thấy trên khắp vùng Trung Đông, Pakistan và Ấn Độ.

Ví dụ, ta có thể nhắc đến tháp đón gió bốn mặt của cung điện Abbasid có từ Thế kỷ thứ 8 ở Iraq, là công trình cho thấy tác động của kiến trúc Ba Tư truyền thống đối với khu vực này.
Theo một giả thuyết thì các tháp đón được những nơi này biết đến và áp dụng rộng rãi sau cuộc chinh phạt Iran của người Ả Rập vào Thế kỷ thứ 7. 

baomai.blogspot.com

Vào cuối ngày hôm đó trên sân thượng của Yazd Art House, một dinh thự cũ có từ thời kỳ Qajar được chuyển thành một quán cà phê, tôi nhìn ra nền trời thành phố trong lúc lắng nghe một bài hát Iran được phát ra từ một chiếc radio nhỏ treo trên tường.

Trong lúc tôi nhâm nhi một ly Sekanjabin lạnh (một loại thức uống địa phương được pha chế từ mật ong và giấm và được đổ vào trong một chiếc cốc và trên đó có xếp những lát dưa chuột mỏng), tôi nhìn đảo qua những tháp đón gió dày đặc nhô lên những mái nhà. Chúng trông giống như những tòa nhà chọc trời thu nhỏ.

Đa số những tháp đón gió trong những khu vực dân cư ở Yazd có hình dạng chữ nhật. Tất cả bốn mặt của nó đều có lối thông vào để đón gió từ nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, Moyeen, một nhân viên trong quá cà phê, nói với tôi rằng các tháp đón gió hình lục giác và bát giác cũng rất thường gặp.

"Các tháp đón gió ở đây đón gió từ nhiều hướng bởi vì chúng tôi có gió mát thổi đến từ mọi hướng - không giống như ở Maybod [một thị trấn nhỏ nằm cách Yazd khoảng 55km về phía tây bắc] nơi tháp đón gió chỉ có một lối thông vào để ngăn gió sa mạc khắc nghiệt, bụi bặm thổi từ phương bắc không cho nó vào trong nhà," anh giải thích.

"Còn ở đây chúng tôi được núi bao bọc và chặn lại gió sa mạc."

Nguyên lý hoạt động

Tôi đứng trên mái nhà, cố gắng hình dung ra nguyên lý vận động đằng sau các tháp đón gió.

baomai.blogspot.com

Gió mát thổi ở độ cao hơn được đẩy đi xuống thông qua những khe hẹp theo chiều dọc, liền sau đó sẽ đẩy khí nóng trong nhà đi lên và đi ra ngoài thông qua một khe mở ở phía đối diện đầu bắt gió.

Ngay cả khi không có gió mát, các tháp đón gió sẽ hoạt động như ống khói mặt trời, tạo ra một độ dốc áp suất để đẩy khí nóng lên trên và đi ra ngoài tháp, giúp cho bên trong căn nhà có cảm giác mát mẻ hơn bên ngoài.

Với ánh nắng chiều thiêu đốt đang chiếu vào người, tôi quyết định chẳng thà mình đi vào phía dưới tháp đón gió còn hơn là đứng nhìn nó và tôi đã đi đến Lariha House, một trong những ngôi nhà từ thời kỳ Qajar được bảo tồn tốt nhất ở thành phố Yadz.

Tòa nhà này, vốn có niên đại từ Thế kỷ 19, đặc trưng cho kiến trúc Ba Tư vào thời điểm đó.
Công trình này có một khoảng sân hình chữ nhật ở giữa, cũng như các chái nhà mùa đông và mùa hè - phần của ngôi nhà nhằm để tối ưu hóa khả năng đón ánh nắng mặt trời trực tiếp vào mùa đông và hạn chế tối đa ánh nắng vào mùa hè.

Tháp đón gió nằm ở chái mùa hè của ngôi nhà.

baomai.blogspot.com

Thường thì khí mát từ tháp đón gió thổi qua một hốc phòng ở tầng trệt, thổi xuống từ một lỗ thông gió xuống zir-zamin (tầng hầm), nơi các sản phẩm dễ hư mốc được cất giữ.

Ở khu nhà Lariha House, tôi cảm thấy một chút ớn lạnh khi bước xuống 38 bậc thang để đến một không gian hầm rượu thậm chí còn sâu hơn nữa, gọi là sardab(trong tiếng Farsi có nghĩa là 'nước lạnh'), nơi nước từ những qanat (đường hầm dưới lòng đất được dùng để vận chuyển nước từ núi xuống thành phố) sẽ làm mát dòng khí đi vào.

Lỗi thời trong cuộc sống hiện đại

Cũng giống qanat, vốn đã bị công nghệ hiện đại làm cho trở nên hầu như đã lỗi thời, các tháp đón gió là biểu tượng của quá khứ.

Nó càng ngày càng ít được sử dụng với sự ra đời của các thiết bị điều hòa hiện đại.

Theo lời ông Abbas Farroghi, một cư dân 85 tuổi của Lab-e Khandaq, một trong những khu vực lịch sử của Yazd, thì nhiều hàng xóm của ông đã bỏ kiểu nhà truyền thống để chuyển sang những căn hộ hiện đại.

"Các căn nhà trở thành hoặc là không có ai ở, hoặc là để cho dân ngụ cư và công nhân thuê," ông cho biết. "Trong trường hợp tốt nhất, có người giàu nào đó ở Tehran hay Shiraz mua lại căn nhà để biến nó thành khách sạn."

baomai.blogspot.com

Bà Farrokhi, người mới đây đã bán căn nhà của bà ở khu Kooche Hana và chuyển đến một căn hộ mới nằm cách đó vài con đường, thường xuyên hồi tưởng "những ngày tháng xưa vui vẻ, khi mà tất cả lũ trẻ tụ tập và ngồi dưới tháp đón gió vào buổi chiều, ăn uống và cười đùa."

Kể từ đó ngôi nhà cũ của bà đã được tân trang lại và giờ đây trở thành khách sạn truyền thống có tên là Royay Ghadim, có nghĩa là 'giấc mơ quá khứ'.

"Lâu lâu tôi vẫn đi thăm căn nhà cũ của mình một lần," bà nói với tôi với một nụ cười hoài niệm. "Giờ đây nó trông đẹp lắm. Tôi vui vì nó đang được giữ gìn."

Thành phố Yazd trở thành Di sản Thế giới do Unesco công nhận vào năm 2017, và mặc dù điều này đem lại động lực mạnh mẽ để bảo tồn những kiến trúc lịch sử của thành phố, ông Farsad Ostadan, người điều hành một công ty du lịch địa phương, tin rằng có thể làm được nhiều hơn.

"Vài năm trước, trong thời gian chúng tôi sắp sửa được công nhận là di sản Unesco, Viện Di sản Văn hóa đã bắt đầu tung ra các khoản cho vay, và những người đã mua những căn nhà cổ này đã có thể sửa sang chúng thành khách sạn, thành nhà hàng và bảo tồn những căn nhà cổ này," ông nói với tôi.

"Nhưng giờ đây mọi người phải chờ đợi trong nhiều năm mới nhận được tiền cho vay. Giờ đây chính quyền không còn tiền nữa cho những chuyện thế này."

baomai.blogspot.com

Tuy nhiên, Ostadan hy vọng về các công trình lịch sử của thành phố, nhất là các tháp đón gió.
Ông hồi tưởng về những ngày hè dài đằng đẵng ở nhà của ông nội nằm dưới tháp đón gió "cũng mát như là điều hòa mà chúng ta có ngày nay".

Ông nói tiếp: "Vào lúc đó chúng tôi thậm chí còn không biết máy điều hòa là như thế nào."

"Miễn là du khách vẫn tiếp tục đến đây thì mọi thứ sẽ ổn," Ostadan nói và lưu ý rằng dòng tiền đến từ du lịch tạo điều kiện để sửa sang và bảo tồn những căn nhà cổ.

"Du khách quan tâm đến phố cổ và các tháp đón gió, và chúng tôi cũng quan tâm, do đó hy vọng là chúng tôi có thể bảo tồn được chúng."



Shervin Abdolhamidi

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang