Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019
1.450. Cuộc đấu trí giữa TBT Lê Duẩn với Đặng Tiểu Bình
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chống đối những điều hợp lý và ủng hộ những điều phi lý?
… Tôi không tin, có ai dại dột đến độ mở toang cửa nhà mình, hoặc ngu xuẩn đến nỗi tối đi ngủ không cài cửa, chỉ vì muốn chứng tỏ với mọi người, mình tử tế, tốt bụng…
Chống đối những điều hợp lý và ủng hộ những điều phi lý là một hiện tượng quái đản, đã và đang xảy ra tại Hoa Kỳ, một quốc gia tôn trọng quyền tự do, dân chủ và nhân quyền.
Người viết chỉ muốn đề cập đến hai điều đang được báo chí và mọi người bàn tán xôn xao tại Hoa Kỳ… Đó là việc ông Tổng Thống Donald Trump chủ trương xây bức tường giữa biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ và việc ông chỉ hoan nghênh những ai vào nước Mỹ hợp pháp.
Ông Trump cũng tiếp tục làm những việc giống các Tổng Thống tiền nhiệm là đồng thuận việc để Tòa Án Hoa Kỳ xét xử công khai và trục xuất những người phạm pháp nhưng không có quốc tịch Mỹ, về lại cái nơi mà họ bỏ ra đi… Chứ không riêng gì những người Việt Nam.
Vậy mà có kẻ đã lợi dụng sự mơ hồ về luật của một số người, bằng cách la toáng lên là Tổng Thống Trump kỳ thị người Việt Nam tị nạn cộng sản. Họ biểu tình chống đối. Có người còn và kêu gọi những “nạn nhân” hãy đến văn phòng luật của họ đễ được giúp đỡ.
Tôi nghĩ, chủ trương và hành động vì nước Mỹ, “Make America Great Again” của Tổng Thống Trump và những ai ủng hộ ông, là việc làm chính đáng, cần phải được mọi người trân trọng, thay vì có lời lẽ giống nhưng kẻ vô giáo dục khi vô cớ phỉ báng ông Tổng Thống và những ai ủng hộ chính phủ do dân bầu…
Người ta lại càng không thể có hành động thô bạo hay từ ngữ thô tục để xúc phạm những người có lập trường khác mình, và gọi họ là “cuồng Trump”.
Một nữ dân biểu đảng Dân Chủ đã vô cớ có lời lẽ thuộc loại vô giáo duc, khi cô ta văng tục trước công chúng, để xúc phạm Tổng Thống Trump, một Tổng Thống hợp pháp và hợp hiến tại Hoa Kỳ
Đây là đất nước tự do dân chủ và quyền tự do ngôn luận được triệt để tôn trọng, nhưng không phải vì đó mà những ai nhận mình là công dân Mỹ có thể đứng ở vị trí kẻ thù nước Mỹ, để vô cớ tấn công Tổng Thống Mỹ bằng cách bịa đặt, vu khống ông, hầu tiếp tay kẻ gian cản trở việc làm chính đáng của ông.
Ông Tổng Thống Trump được cử tri hợp pháp tại Hoa Kỳ bầu chọn, chứ không phải tự ông đứng lên hoặc do đảng của ông dựng ông lên làm Tổng Thống. Tôi không ngại để nói rằng, bất cứ ai mà điều gì trúng hay trật, cũng chống lại những việc làm chính đáng vì nước Mỹ của Tổng Thống Trump… Họ là những kẻ phá hoại nước Mỹ, là kẻ thù của nhân dân Mỹ… Chứ không phải là những người yêu nước hay đang thực thi quyền tự do ngôn luận.
Xây Tường Biên Giới: Trên đời này có những bức tường cần phải bị hạ xuống và những bức tường cần phải được dựng lên. Về mặt tình cảm, những sự ngăn cách tình người cần phải được phá bỏ, còn sự ngăn cách giữa thiện và ác phải có lằn ranh rõ rệt. Điều này cũng giống như niềm tin của các tôn giáo. Thiện ác phải được phân minh. Tôn giáo nào cũng chủ trương yêu thương nhưng không tôn giáo nào dạy con người trở nên ngu muội, để mở đường cho sự ác tràn lan, hầu chứng tỏ mình là người “tốt bụng”.
Có một bức tường mà người dân Đức – Germany gọi là “bức tường ô nhục” có chiều dài 155 km (96.3 dặm) và chiều cao khoảng 3 mét 1/2 (tương đương chiều cao của hai người Mỹ trung bình nhập lại), do chế độ cộng sản Tây Đức xây dựng năm 1961 để chia cắt hai miền Đông Đức và Tây Đức. Bức tường này đã bị nhân dân hai miền hạ xuống vào năm 1989, để chấm dứt 28 năm chia cắt tình cảm và sự thông thương giữa nhân dân hai miền của nước Đức. Cuộc cách mạng triệt hạ bức tường này hết sức chính nghĩa và hợp với lòng dân.
Bức tường hay hàng rào giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ cần phải được xây dựng. Việc xây dựng bức tường này không nhằm mục đích ngăn cách tình cảm hay sự giao thương giữa người Mỹ và Mễ, nhưng để giúp cho nước Mễ không phải bị kẻ xấu lợi dụng, bằng cách mượn đường để xâm nhập vào Hoa Kỳ và làm xáo trộn trật tự nước Mễ và Mỹ.
Người viết có mặt tại Hoa Kỳ gần 40 năm. Thời gian dài này đã đủ để tôi có thể nhận xét rằng: Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ rất tử tế với những sắc dân đến đây một cách hợp pháp, nhất là những người dân Mễ đang sống hợp pháp tại Mỹ. Giữa Mỹ và Mễ có những cửa ngõ dành cho người tử tế và hợp pháp qua lại dễ dàng.
Điều này cũng giống như bất cứ người dân nào trên thế giới, là chỉ mở cửa để đón mời những người lương thiện, tử tế vào nhà mình, chứ không ai bỏ ngỏ để ai muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, giống như cái chợ trời, là nơi bán đủ mọi thứ, kể cả đồ quốc cấm và trộm cắp.
Về những nỗ lực xây dựng bức tường giữa Mỹ và Mễ không phải Tổng Thống Trump là tác giả, mà ông chỉ là người tiếp nối công việc của những Tổng Thồng tiền nhiệm. Cái khác là điều gì ông hứa thì ông làm và làm tới nơi tới chốn như mọi người đã thấy. Ông đã hứa điều này với người dân Mỹ khi ông ra tranh cử và nay ông giữ lời hứa đó, thì tại sao chúng ta phải chống ông?
Tôi tin rằng việc Tổng Thống Trump xây tường biên giới và gạn lọc kỹ càng những người vào nước Mỹ, là việc làm hết sức đúng đắn của một vị Tổng Thống vì dân vì nước, là việc làm cần phải được những người yêu nước Mỹ trân trọng.
Các đời Tổng Thống trước như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Hussein Obama từng đưa ra nhiều lý do chính đáng để ngăn chận những người vào Mỹ bất hợp pháp và chủ tương phải xây bức tường giữa Mễ Tây Cơ và Mỹ… Nhưng họ khác với ông Tổng Thống Trump là họ chỉ nói mà không làm hay làm chưa xong, còn ông Tổng Thống Trump nói và muốn làm ngay, như đã nói… Chính vì lẽ đó nên ông bị những người chủ trương san bằng luật lệ nước Mỹ hay những gì hiến pháp Mỹ đã định, để họ có thể đạt mục đích riêng, nên chống đối ông đến cùng. Tức là trúng hay trật gì họ cũng chống ông cả.
Đây là bằng chứng cụ thể cho lời nói của cựu Tổng Thống Bill Cliton, khi ông chủ trương là phải gạn lọc thật kỹ những người vào nước Mỹ. Năm 1995, ông đã nói giống như những gì ngày nay Tổng Thống Trump nói về việc người nhập cư vào Hoa Kỳ:
Biết rõ điều này nên ngày nay có người Mỹ than rằng: “Cả hai đều nói giống nhau, nhưng Bill Clinton nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt, trong khi Donald Trumps thì bị phản đối trên đường phố. (For saying the same things Bill Clinton gets a standing ovation while Donald Trump gets street protests.)
Còn cựu Tổng Thống Obama thì sao? Năm 2005 lúc còn là Thượng Nghị Sĩ, để chuẩn bị ra tranh cử Tổng Thống, ông Obama từng tuyên bố quyết liệt hơn Tổng Thống Trump về việc cho người vào nước Mỹ như thế nào.
Ông Obama nói: “Chúng ta không đơn giản khi cho phép mọi người tràn vào Hoa Kỳ mà không bị gạn lọc, không có giấy tờ, không được kiểm soát và vượt qua sự ưu tiên của những ai đang kiên nhẫn chờ đợi vào Hoa Kỳ một cách hợp pháp. (“We simply cannot allow people to pour into the United States undetected, undocumented, unchecked and circumventing the line of people who are waiting patiently, diligently and lawfully to become immigrants into this country.”)
Năm 2014, ở vị trí Tổng Thống, thì ông Obama càng quyết liệt hơn nữa.
Còn bà cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, cựu Đệ Nhất Phu Nhân Tổng Thống, là ứng viên tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016, đã nói gì? Bà muốn Hoa Kỳ phải xây tường biên giới và phải trả những đứa trẻ không cha mẹ hay những ai vào nước Mỹ bất hợp pháp, về lại quê hương của họ.
Vì biết rõ điều này nên người tử tế gọi bà là người có lời lẽ “tiền hậu bất nhất”, mà người Mỹ gọi là “double standard”
Việc một tư gia, văn phòng làm việc của tư nhân hay cơ quan chính phủ có cửa có hàng rào, hoặc một quốc gia xây tường biên giới… Không phải để ngăn chận người tử tế mà là cản ngăn kẻ ác hay kẻ gian xâm nhập. Tôi không tin, có ai dại dột đến độ mở toang cửa nhà mình, cửa cơ quan chính phủ để những người xa lạ tự do ra vào, hoặc ngu xuẩn đến nỗi tối đi ngủ không cẩn thận cài cửa…. Chỉ vì muốn chứng tỏ với mọi người, mình là người tử tế, tốt bụng.
Hầu hết các cơ sở của các tôn giáo đều có cửa, có hàng rào. Người ta có bằng chứng nhà của các dân cử Hoa Kỳ, của các cựu Tổng Thống, đặc biệt là nhà riêng của cựu Tổng Thống Obama xây tường rào cao đến 10 feet.
Ngay cả Tòa Thánh Vatican là nơi thuộc về tôn giáo, thiêng liêng, nhưng cũng có bức tường kiên cố, cao 30 feet, cao gấp ba lần bức tường giữa Đông và Tây Bá Linh… Nhưng có ai dám cho rằng chủ trương xây tường cao như thế là phản đạo đức hay không có “tình yêu thương”?
Một phần của bức tường thành bao bọc Vatican City ở Rome
Về việc vào nước Mỹ hợp pháp: Tôi cũng giống nhiều người Việt Nam tị nạn VC, được vào Hoa Kỳ một cách hợp pháp, sau thời gian ngắn hạn hay dài hạn chờ đợi tại các trại tị nạn.
Trong gần 40 năm qua, tôi học hành, làm việc, đóng thuế và triệt để tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ. Những người thân yêu của tôi muốn đoàn tụ với tôi thì tôi phải nộp đơn bảo lãnh họ, và họ phải chờ đợi cả chục năm để ra đi có trật tự, chứ không phải xé rào hay đục tường mà vào nước Mỹ.
Tôi xin chấm dứt bài viết của mình tại đây mà không cần kết luận gì cả, bởi tôi muốn nhờ quý bạn đọc giúp tôi một lời kết luận từ khả năng thẩm định của từng quý vị. Thành thật cảm ơn quý vị.
Huỳnh Quốc Bình
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Mới nhất vụ Phó chánh thanh tra Quảng Nam tử vong tại trụ sở
Trụ sở thanh tra tỉnh Quảng Nam
Tiền Phong
Khoảng 13h ngày 10/1, bảo vệ trụ sở Thanh tra tỉnh Quảng Nam phát hiện ông Nghị nằm bất động ở hành lang khu nhà tập thể nên hô hoán. Sau đó, mọi người đưa ông Nghị đến bệnh viện cấp cứu tuy nhiên nạn nhân đã tử vong sau đó.
Kỷ luật Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Quảng Nam
Điều tra nguyên nhân tử vong của Phó chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam
Sáng 11/1, trao đổi với Tiền Phong, Thượng tá Phạm Việt Tiến – Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra xác minh nguyên nhân dẫn đến tử vong của ông Phan Tấn Nghị - Phó chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên nhận định ban đầu nạn nhân có dấu hiệu tự té ngã
“Hiện nguyên nhân dẫn đến tử vong vẫn đang được điều tra, xác minh chứ chưa có kết quả cuối cùng. Cơ bản nạn nhân có dấu hiệu tự té ngã. Có thông tin nạn nhân có triệu chứng trầm cảm, có chuyện riêng tư không bình thường, tuy nhiên vẫn chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn điều này. Cơ quan điều tra vẫn đang tích cực xác minh tìm nguyên nhân” – Thượng tá Tiến nói.
Trong khi đó, một nguồn tin riêng cho hay, qua khám nghiệm tử thi cho thấy có thể ông Nghị bị rơi từ trên cao xuống dưới đất, các thương tích trên người có thể nhận định nạn nhân bị rơi trong tư thế ngửa.
Trước đó, như Tiền Phong đã thông tin khoảng 13h ngày 10/1, bảo vệ trụ sở Thanh tra tỉnh Quảng Nam phát hiện ông Nghị nằm bất động ở hành lang khu nhà tập thể nên hô hoán. Sau đó, mọi người đưa ông Nghị đến bệnh viện cấp cứu tuy nhiên nạn nhân đã tử vong sau đó.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm pháp y đối với nạn nhân, đồng thời phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân.
Được biết, ông Nghị thường ở lại trụ sở để nghỉ trưa và tiếp tục làm việc vào buổi chiều.
Hoài Văn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
chế độ thì ghét mà bổng lộc của chế độ thì quá yêu là sao?
Một số ý kiến về biệt thự 24 đường Điện Biên Phủ
Gia đình bên ngoại tôi quê gốc Đức Thọ, Hà Tĩnh và có quan hệ lâu đời với gia đình nhà thơ Xuân Diệu. Chính vì lẽ đó, nên tôi được biết nhà thơ Cù Huy Cận từ ngày còn kháng chiến chống Pháp, khi bác ấy từ Việt Bắc về Đức Thọ, đến ngủ nhờ nhà ông bà ngoại tôi một đêm, để sáng hôm sau tắm rửa thay quần áo đẹp, đi xe đạp đến nhà đón cô dâu Xuân Như (em gái nhà thơ Xuân Diệu) lên Việt Bắc tổ chức đám cưới.
Có lẽ vì thế, sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, tôi được bà ngoại tôi đưa đến ngôi biệt thự 24 Cột Cờ (nay đổi là Điện Biên Phủ) rất nhiều lần.
Lúc đó Cù Huy Hà Vũ chưa ra đời, ngôi biệt thự hai tầng khá đẹp, lại ở phố sang, nhà chỉ có vợ chồng Huy Cận ở trên gác, dưới nhà có nhà thơ Xuân Diệu, người em trai Xuân Huy và một người nữa ở Bộ Văn hóa…. Tôi và em gái tôi được đưa đến chơi nhiều lần, chúng tôi ra vào chạy nhẩy trên gác dưới nhà tự do như nhà mình vậy.
Ấn tượng của tôi lúc đó về ngôi biệt thự khá sâu đậm và chị em tôi rất thích nhặt những bông hoa ngọc lan trồng trước cổng mỗi khi chúng rơi xuống góc vườn. Sau này lớn lên, tôi học hết cấp 2 rồi cấp 3, đi du học nước ngoài, về nước nhận công tác, rồi lấy chồng, có con lại đi sơ tán… nên tôi rất ít đến ngôi biệt thự quen thuộc đó.
Cho đến lúc ông Cận và bà Như chia tay, rồi ông Cận cưới người vợ mới, thì tôi gần như không đến ngôi biệt thự đó nữa. Một phần vì tôi không quen bà Thu, phần khác vì tuổi tác của tôi và của Cù Huy Hà Vũ chênh lệch khá nhiều, nên tôi không coi như bạn bè và không thích đến nữa.
Mãi nhiều năm sau này, khi nhà thơ Huy Cận, nhà thơ Xuân Diệu, bà Xuân Như và ông Xuân Huy đã mất, tôi và TS Cù Huy Hà Vũ có một vài mối quan hệ công việc, nên chúng tôi đã nối lại quan hệ và chúng tôi có đi thăm nhau đôi lần.
Tôi đươc TS Vũ cho biết ý định xây dựng khu tưởng niệm nhà thơ Cù Huy Cận và nhà thơ Xuân Diệu ở vườn trước nhà và cho tôi xem hai bức tượng và một vài chỗ xếp vườn cảnh… tôi không có nhận xét gì, nhưng có hứa giúp CHHV xây khu tưởng niệm hai nhà thơ.
Chẳng bao lâu sau thì CHHV bị bắt và dự định xây khu tưởng niệm không thành.
Giữa năm 2012, vợ TS Vũ là LS Nguyễn Thị Dương Hà đến gặp tôi, nhờ tôi tìm KTS thiết kế hộ căn phòng phụ quay mặt ra phố Trần Phú, xưa kia là bếp riêng của nhà thơ Xuân Diệu, thành quán Café cho người con trai lớn là Cù Huy Xuân Đức làm chỗ kinh doanh. Tôi đến xem hiện trường và nhận thấy sẽ không có ai chịu nhận thiết kế một nơi vụn vặt như thế. Tôi nhận với Dương Hà sẽ thiết kế và tình nguyện chi tiền của tôi đầu tư vào quán “Cafe tranh ký họa” ở số 21 phố Trần Phú, mặt sau biệt thự 24 Điện Biên Phủ, thay cho lời hứa với CHHV về khu vườn tưởng niệm hai nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu.
Tất cả các việc đó tôi tiêu hết một số tiền kha khá và bốn thầy trò chúng tôi hàng ngày cặm cụi làm và đã hoàn thành trong thời gian hơn bốn tháng. Xem ảnh:
Quán cafe tranh ký họa, số 21 phố Trần Phú. Ảnh: KTS Trần Thanh Vân |
Nhưng cũng trong bốn tháng đó, tôi có điều kiện quan sát kỹ hiện trạng sử dụng, tranh chấp giữa các hộ gia đình ở đó, tôi có một số nhận xét như sau:
1. Ngôi biệt thự có hai mặt phố Điện Biên và Trần Phú, rất thuận lợi cho việc tiếp cận mặt đường phố, nhưng chưa được phân chia có tình có lý, gia đình TS CHHV chiếm hai cửa hàng điện thoại và khu vườn lưu niệm cùng cổng chính để được xe hơi rộng rãi… ở mặt đường Điện Biên Phủ. Còn mặt đường Trần Phú, họ chiếm cả garage của ông Cận và căn bếp của ông Xuân Diệu làm cửa hàng kinh doanh. Hiện nay bốn cửa hàng trên họ đều đang cho thuê, hàng tháng thu số tiền không nhỏ.
2- Hiện trạng sử dụng khu vườn và măt phố nói trên chưa được phân chia công bằng. (Bà Thu, vợ sau của ông Cận, chỉ có một lối đi rộng chưa đến 1m).
Xin nhắc lại hiện trạng sử dụng trên cũng như các căn phòng của ngôi biệt đều là tài sản công, chưa được cấp giấy tờ hợp pháp thành tài sản riêng của ai cả, nên thỉnh thoảng nẩy sinh va chạm là tất nhiên. TS Luật CHHV và LS Nguyễn Thị Dương Hà hiểu biết về luật, đáng lẽ ra phải hiểu điều đó?
Nhắc đến quyền sở hữu, quyền thừa kế ở đây nghe ra chưa đúng.
3- Cuối cùng tôi thành thực khuyên anh Vũ, chị Hà đừng bao giờ nhắc đến chuyện tranh chấp này nữa, mọi người cười cho.
Thử ngẫm mà xem, chế độ thì ghét mà bổng lộc của chế độ thì quá yêu là sao?
KTS TRẦN THANH VÂN (Tiếng Dân 10/01/2019)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Những người từng ra khỏi Bộ chính trị, sau đó thế nào?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nguồn gốc của Văn hóa và Tôn giáo - Chương 1-1
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Tạo tan vào bao la…
VUI BUỒN CÙNG NGUYỄN TRỌNG TẠO
10 - 1 - 2019
Nguyễn Trọng Tạo tuổi Đinh Hợi (1947), tôi tuổi Tân Tỵ (1941) nhưng cùng trang lứa trong đội ngũ những người viết văn quân đội thời chống Mỹ. Từ năm 1976 gặp nhau rồi thân nhau gần nửa thế kỉ.
Sau chiến thắng năm 1975, Tổng cục Chính trị tổ chức Trại viết văn toàn quân để chuẩn bị cho những cây viết này đi tu nghiệp Đại học Nguyễn Du sắp mở. Hơn 20 người trong toàn quân được triệu tập về: Hữu Thỉnh từ Thiết giáp, Chu lai từ Đặc công, Lê Văn Vong, Nguyễn Ngọc Mộc từ B2, Đình Kính, Trần Đăng Khoa từ Hải quân, Tô Đức Chiêu từ Pháo binh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Duy Ngữ từ Không quân, tôi từ Hậu cần…Tôi gặp Tạo từ năm đó và sau này cùng học khóa I Đại học viết văn Nguyễn Du 3 năm (1979-1982). Tạo được phân công ở cùng phòng với Trần Đăng Khoa trong ngôi nhà cấp 4 ven sông Tô Lịch xã Trung Hòa, Cầu Giấy. Có lần chị Thọ vợ Tạo ra thăm, Trần Đăng Khoa sơ tán sang ở cùng tôi. Khi chị Thọ về, Khoa lại trở về phòng và gã kêu “kinh bỏ bố”. Hỏi kinh cái gì gã không nói.
Năm 1977, Trại văn quân đội dưới sự dẫn dắt của nhà văn Hồ Phương, Xuân Thiều anh em kéo đi Đà Lạt 2 tháng để viết. Tại đây biết bao chuyện vui, nhà văn Xuân Đức viết vè bắt bệnh từng người: Hữu Thỉnh thì hôn mê ca dao tục ngữ, Trần Nhương thì sơ cứng cảm xúc, Nguyễn Ngọc Mộc thì thổ tả chấm phảy, Chu Lai thì luyến ái ma nhập, Nguyễn Trọng Tạo thì rối loạn thần kinh thơ…Trong thời gian ấy Tạo đã viết ca khúc Em có về Di Linh phổ thơ Khuất Quang Thụy. Mỗi lần họp mặt là Tạo lại hát ca khúc này. Chúng tôi được tiêu chuẩn như đi điều dưỡng nên sữa đường tích cóp khá nhiều. Ngày về Sài Gòn anh nào anh ấy mang ra chợ bán lấy tiền mua quà mang về Bắc.
Năm 1978, báo Văn nghệ có ý muốn giới thiệu các nhà thơ đang dự trại Viết văn toàn quân, Nguyễn Trọng Tạo được phân công thu thập 2 trang thơ cho báo. Dạo đó tôi đi công tác xa, Nguyễn Trọng Tạo kẽo kẹt đạp xe đến nhà tôi ở khu lắp ghép Yên Lãng gặp vợ tôi lục tìm bản thảo thơ. Bài thơ Tạo chọn của tôi là bài Thơ gửi con tôi viết ở Đà Lạt năm 1977. Khi hai trang thơ trên báo Văn nghệ xuất hiện với những tên tuổi Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Văn Vọng, Khuất Quang Thụy…được bạn đọc đánh giá cao. Bài thơ của tôi được báo Văn nghệ trao giải thơ hay năm 1978 một phần có công của Nguyễn Trọng Tạo.
Năm 1979 chúng tôi vào học Đại học Nguyễn Du. Cánh bộ đội được đoàn 871 xây cho hai dãy nhà cấp 4 tại Vân Hồ 3. Nguyễn Hoa và Nguyễn Trọng Tạo được phân ở một buồng. Nguyễn Hoa vừa là bạn chí cốt vừa là vệ sĩ cho Nguyễn Trọng Tạo những lúc “quan hệ chưa trong sáng”.
Năm 1980, ba anh lính là tôi, Khuất Quang Thụy và Nguyễn Trọng Tạo được NXB Quân đội in chung tập thơ. Tập thơ “xe ôm” này có cái tên rất mĩ miều “Gương mặt tôi yêu” do nhà thơ Tạ Hữu Yên, lúc đó là biên tập viên Phòng Văn nghệ NXB Quân đội, đặt cho. Tiền nhuận bút được 80 đồng, số tiền này năm 1980 giá trị không nhỏ. Ba chúng tôi làm bữa rượu thịt chó mời cả anh em lính-sinh viên cùng dự. Tiệc được tổ chức tại gốc bàng trong khu nhà ở tập thể. Vui nổ trời. Rượu quốc lủi không có nguồn gốc uống vào say bí tỉ. Chu Lai vọt lên cành bàng rồi ngồi chễm chệ trên mái nhà, hai tay huơ lên trời, hét toáng lên: Thơ ơi là thơ, ngon như thịt chó…Hữu Thỉnh lúc đó là bí thư chi bộ sợ xanh mắt, van lậy Chu Lai tụt xuống. Chu Lai gân cổ: Đã lên là không xuống nhá…
Ba năm học Nguyễn Du có nhiều cuộc họp kiểm điểm. Những anh lính qua chiến trận nay được về đi học cũng tự “nới lỏng” mình. Nguyễn Trọng Tạo sống phóng túng nên không bị kiểm điểm mới là lạ. Phê bình nhau gay gắt nhưng vẫn thương yêu nhau như anh em một nhà.
Ra trường năm 1982, mỗi người một ngả, Tạo về Thừa Thiên Huế, tôi về NXB Quân đội làm biên tập viên Văn nghệ. Khi công nghệ phát triển tôi mở trang web trannhuong.com, tạo mở trang nguyentrongtao.org. Nhiều khi hai trang cùng bị “lên bờ xuống ruộng”, ý ới gọi nhau khắc phục và rôi phục hồi lên bài hót hòn họt…Hơn 10 năm hai trang web của chúng tôi và một số trang của VNS, trí thức đã làm cho không khí dân chủ tươi tắn hơn.
Hơn 40 năm bạn bè chúng tôi thường xuyên gặp nhau trong các sinh hoạt Hội Nhà văn Việt Nam hoặc du hí giao lưu. Têt Mậu Tuất vừa rồi, sau đột quỵ, Tạo phục hồi rất tốt, tôi đến thăm Tạo tại Linh Đàm rồi cùng cà phê đón xuân. Ngày Thơ Việt Nam rằm tháng Giêng, tôi kí họa chân dung tại Văn Miếu, bất ngờ Tạo đến tủm tỉm nhìn tôi phóng bút siêu tốc.
Người Đinh Hợi vội ra đi đầu Chạp không kịp đón xuân Kỷ Hợi. Nguyễn Trọng Tạo đã sống hết mình, là mình và đã làm nên một tên tuổi trong sự nghiệp Thơ-Nhạc nước nhà. Bài thơ viếng Tạo tôi đã viết:
Tạo đã về Diễn Hoa quê mẹ
Mẹ ru mình, mình “ru mẹ” ngân nga
“Thế giới không còn trăng”* quạnh quẽ
Tạo tan vào bao la…
Trần Nhương
Nguyễn Trọng Tạo tuổi Đinh Hợi (1947), tôi tuổi Tân Tỵ (1941) nhưng cùng trang lứa trong đội ngũ những người viết văn quân đội thời chống Mỹ. Từ năm 1976 gặp nhau rồi thân nhau gần nửa thế kỉ.
Sau chiến thắng năm 1975, Tổng cục Chính trị tổ chức Trại viết văn toàn quân để chuẩn bị cho những cây viết này đi tu nghiệp Đại học Nguyễn Du sắp mở. Hơn 20 người trong toàn quân được triệu tập về: Hữu Thỉnh từ Thiết giáp, Chu lai từ Đặc công, Lê Văn Vong, Nguyễn Ngọc Mộc từ B2, Đình Kính, Trần Đăng Khoa từ Hải quân, Tô Đức Chiêu từ Pháo binh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Duy Ngữ từ Không quân, tôi từ Hậu cần…Tôi gặp Tạo từ năm đó và sau này cùng học khóa I Đại học viết văn Nguyễn Du 3 năm (1979-1982). Tạo được phân công ở cùng phòng với Trần Đăng Khoa trong ngôi nhà cấp 4 ven sông Tô Lịch xã Trung Hòa, Cầu Giấy. Có lần chị Thọ vợ Tạo ra thăm, Trần Đăng Khoa sơ tán sang ở cùng tôi. Khi chị Thọ về, Khoa lại trở về phòng và gã kêu “kinh bỏ bố”. Hỏi kinh cái gì gã không nói.
Năm 1977, Trại văn quân đội dưới sự dẫn dắt của nhà văn Hồ Phương, Xuân Thiều anh em kéo đi Đà Lạt 2 tháng để viết. Tại đây biết bao chuyện vui, nhà văn Xuân Đức viết vè bắt bệnh từng người: Hữu Thỉnh thì hôn mê ca dao tục ngữ, Trần Nhương thì sơ cứng cảm xúc, Nguyễn Ngọc Mộc thì thổ tả chấm phảy, Chu Lai thì luyến ái ma nhập, Nguyễn Trọng Tạo thì rối loạn thần kinh thơ…Trong thời gian ấy Tạo đã viết ca khúc Em có về Di Linh phổ thơ Khuất Quang Thụy. Mỗi lần họp mặt là Tạo lại hát ca khúc này. Chúng tôi được tiêu chuẩn như đi điều dưỡng nên sữa đường tích cóp khá nhiều. Ngày về Sài Gòn anh nào anh ấy mang ra chợ bán lấy tiền mua quà mang về Bắc.
Năm 1978, báo Văn nghệ có ý muốn giới thiệu các nhà thơ đang dự trại Viết văn toàn quân, Nguyễn Trọng Tạo được phân công thu thập 2 trang thơ cho báo. Dạo đó tôi đi công tác xa, Nguyễn Trọng Tạo kẽo kẹt đạp xe đến nhà tôi ở khu lắp ghép Yên Lãng gặp vợ tôi lục tìm bản thảo thơ. Bài thơ Tạo chọn của tôi là bài Thơ gửi con tôi viết ở Đà Lạt năm 1977. Khi hai trang thơ trên báo Văn nghệ xuất hiện với những tên tuổi Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Văn Vọng, Khuất Quang Thụy…được bạn đọc đánh giá cao. Bài thơ của tôi được báo Văn nghệ trao giải thơ hay năm 1978 một phần có công của Nguyễn Trọng Tạo.
Năm 1979 chúng tôi vào học Đại học Nguyễn Du. Cánh bộ đội được đoàn 871 xây cho hai dãy nhà cấp 4 tại Vân Hồ 3. Nguyễn Hoa và Nguyễn Trọng Tạo được phân ở một buồng. Nguyễn Hoa vừa là bạn chí cốt vừa là vệ sĩ cho Nguyễn Trọng Tạo những lúc “quan hệ chưa trong sáng”.
Năm 1980, ba anh lính là tôi, Khuất Quang Thụy và Nguyễn Trọng Tạo được NXB Quân đội in chung tập thơ. Tập thơ “xe ôm” này có cái tên rất mĩ miều “Gương mặt tôi yêu” do nhà thơ Tạ Hữu Yên, lúc đó là biên tập viên Phòng Văn nghệ NXB Quân đội, đặt cho. Tiền nhuận bút được 80 đồng, số tiền này năm 1980 giá trị không nhỏ. Ba chúng tôi làm bữa rượu thịt chó mời cả anh em lính-sinh viên cùng dự. Tiệc được tổ chức tại gốc bàng trong khu nhà ở tập thể. Vui nổ trời. Rượu quốc lủi không có nguồn gốc uống vào say bí tỉ. Chu Lai vọt lên cành bàng rồi ngồi chễm chệ trên mái nhà, hai tay huơ lên trời, hét toáng lên: Thơ ơi là thơ, ngon như thịt chó…Hữu Thỉnh lúc đó là bí thư chi bộ sợ xanh mắt, van lậy Chu Lai tụt xuống. Chu Lai gân cổ: Đã lên là không xuống nhá…
Ba năm học Nguyễn Du có nhiều cuộc họp kiểm điểm. Những anh lính qua chiến trận nay được về đi học cũng tự “nới lỏng” mình. Nguyễn Trọng Tạo sống phóng túng nên không bị kiểm điểm mới là lạ. Phê bình nhau gay gắt nhưng vẫn thương yêu nhau như anh em một nhà.
Ra trường năm 1982, mỗi người một ngả, Tạo về Thừa Thiên Huế, tôi về NXB Quân đội làm biên tập viên Văn nghệ. Khi công nghệ phát triển tôi mở trang web trannhuong.com, tạo mở trang nguyentrongtao.org. Nhiều khi hai trang cùng bị “lên bờ xuống ruộng”, ý ới gọi nhau khắc phục và rôi phục hồi lên bài hót hòn họt…Hơn 10 năm hai trang web của chúng tôi và một số trang của VNS, trí thức đã làm cho không khí dân chủ tươi tắn hơn.
Hơn 40 năm bạn bè chúng tôi thường xuyên gặp nhau trong các sinh hoạt Hội Nhà văn Việt Nam hoặc du hí giao lưu. Têt Mậu Tuất vừa rồi, sau đột quỵ, Tạo phục hồi rất tốt, tôi đến thăm Tạo tại Linh Đàm rồi cùng cà phê đón xuân. Ngày Thơ Việt Nam rằm tháng Giêng, tôi kí họa chân dung tại Văn Miếu, bất ngờ Tạo đến tủm tỉm nhìn tôi phóng bút siêu tốc.
Người Đinh Hợi vội ra đi đầu Chạp không kịp đón xuân Kỷ Hợi. Nguyễn Trọng Tạo đã sống hết mình, là mình và đã làm nên một tên tuổi trong sự nghiệp Thơ-Nhạc nước nhà. Bài thơ viếng Tạo tôi đã viết:
Tạo đã về Diễn Hoa quê mẹ
Mẹ ru mình, mình “ru mẹ” ngân nga
“Thế giới không còn trăng”* quạnh quẽ
Tạo tan vào bao la…
Trần Nhương
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)